ABSTRACT
Mục tiêu ngắn hạn Khách hàng nhận biết được thương hiệu của Salong Food Lợi nhuận hòa vốn
Mục tiêu dài hạn Mở rộng quy mô, mở rộng cửa hàng và phát triển chi nhánh.
Chìa khoá thành công 1 Giá thành rẻ
2 Giá trị sản phẩm đem lại cho người dùng
3 Bộ phận chăm sóc khách hàng tận tâm
4 Quảng bá đa kênh (Website, Facebook, Tiktok)
5 Mạng lưới quan hệ rộng
Các giai đoạn phát triển - 01/01/2023 - 31/01/2023: Hoàn thành các công việc như nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược, xây dựng Website bán hàng
- 01/02/2023 - Nay: Triển khai kinh doanh bán hàng, marketing online tiếp cận khách hàng.
Chi phí phát triển Chi phí mở cửa hàng: 20.000.000 VNĐ
Lợi nhuận mong đợi - Năm 2023: Lợi nhuận đạt 0 VNĐ
- Năm 2024: Lợi nhuận đạt 10.000.000 VNĐ
- Năm 2025: Lợi nhuận đạt 20.000.000 VNĐ
- Năm 2026: Lợi nhuận đạt 100.000.000 VNĐ
Sản phẩm - Sản phẩm hiện tại: Mực rim sa tế, Mực rim me, Mực nguyên con và Mực xé sợi hấp nước dừa
- Sản phẩm tương lai: Mực một nắng, Mực bơ tỏi xé sợi, Mực xé lá chanh, Mực khô xé sợi, Cá đuối cháy tỏi, Cá khoai rim, Cá đuối mắm me và Ghẹ sữa rim
Giá thành Giá sản phẩm: 65.000 VNĐ
Phát triển tương lai - Tập trung vào việc mang lại những giá trị cho khách hàng bằng việc cung cấp bài viết, hình ảnh, blog, vlog chia sẻ các kiến thức về sức khỏe
- Mở rộng kênh bán hàng online
- Mở một cửa hàng nho nhỏ tại khu vực Thủ Đức
III CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG
Nghiên cứu thị trường Năm 2021, Thị trường F&B đóng góp 15,8% tổng sản lượng
GDP của quốc gia, tổng chi tiêu cho ngành thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất là 35% chi tiêu Theo Dcor năm
2021, Việt Nam có hơn 540.000 cửa hàng F&B lớn nhỏ.
Cơ hội trên thị trường - Người dân có thu nhập tăng, nhu cầu về ăn vặt cao.
- Đa dạng các sản phẩm đồ ăn vặt
Khách hàng mục tiêu Các bạn trẻ từ 15 tuổi trở lên, cụ thể 15 - 35 tuổi
Cam kết lợi ích Hương vị đậm đà, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chiến lược sản phẩm 1 Chiến lược: Đa dạng hoá sản phẩm
→ Mục tiêu: Giúp khách hàng tha hồ lựa chọn và ăn đỡ bị ngắn Giúp khách hàng thưởng thức được các món ăn vặt đặc sản tiêu biểu của Phan Thiết Bình Thuận.
2 Chiến lược: Cam kết về chất lượng sản phẩm
→ Mục tiêu: Giúp khách hàng tin tưởng hơn khi chọn mua các sản phẩm của cửa hàng
Chiến lược giá 1 Chiến lược: Đặt giá lẻ
→ Mục tiêu: Tăng sức cạnh tranh hơn trên thị trường Giúp khách hàng mua được với mức giá tốt
Chiến lược phân phối 1 Định hướng chiến lược phân phối theo 2 hình thức trực tiếp và gián tiếp, cụ thể:
- Giai đoạn đầu: Phân phối trực tiếp
- Giai đoạn năm 2024 - 2025: Doanh nghiệp nhỏ nên chủ yếu tự tay cung cấp sản phẩm trực tiếp đến khách hàng
- Giai đoạn năm 2026 - 2028: Mở cửa hàng, gia tăng thêm các kênh phân phối trung gian.
→ Mục tiêu: Phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng khi mua sản phẩm
2 Sử dụng dịch vụ giao hàng của đơn vị vận chuyển J&T Express
→ Mục tiêu: Đáp ứng cho các nhu cầu mua sản phẩm của khách hàng khi đặt mua tại các khu vực ngoài TP.HCM.
Chiến lược xúc tiến 1 Chiến lược: Chiếu khấu tiền mặt
→ Mục tiêu: Giúp khách hàng nhận được ưu đãi là khoản tiền mặt được chiết khấu ngay khi vừa thanh toán Giúp khách hàng mua được với mức giá tốt.
2 Chiến lược: Chính sách ưu đãi cho khách hàng mua hàng thường xuyên hay mua hàng lần đầu
→ Mục tiêu: Giúp tạo mối quan hệ khăng khít giữa những khách hàng cũ lẫn khách hàng mới
3 Chiến lược: Kích thích mua hàng dựa vào việc truyền thông thông qua các kênh mạng xã hội
→ Mục tiêu: Giúp thương hiệu của cửa hàng được nhiều người biết đến Giúp xây dựng lòng tin hơn trong mắt khách hàng Giúp thúc đẩy doanh thu được tốt hơn.
Cơ cấu tổ chức Bao gồm 8 bộ phận đảm nhiệm: Bộ phận điều hành, bộ phận
Marketing, bộ phận bán hàng, bộ phận thu mua, bộ phận hành chính nhân sự, bộ phận tài chính kế toán, bộ phận giao hàng và bộ phận kho
Nhân sự chủ chốt Nguyễn Thái Long và Nguyễn Thanh Sang
VI QUẢN LÝ RỦI RO
Rủi ro Sản phẩm kém chất lượng
Nhận định Đồ ăn vặt không phải của thương hiệu lớn thì kém chất lượng
→ Tìm nguồn cung chất lượng, có giấy tờ liên quan đảm bảo theo đúng chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CỬA HÀNG SALONG FOOD
Lý do chọn cửa hàng kinh doanh đồ ăn vặt đặc sản Phan Thiết
Ngày nay, nhu cầu ăn vặt của người dân Việt Nam đang là một xu hướng rất phổ biến và đang tăng từng ngày Điều này có thể được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu và khảo sát được thực hiện trong những năm gần đây Theo một nghiên cứu gần đây từ kết quả thống kê của Vinareseach.com cho thấy rằng có hơn 80% người dân Việt Nam và đặc biệt là những bạn trẻ có thói quen thường xuyên ăn vặt ngoài các bữa chính trong ngày Lý do chính cho sự việc này là sự tiện lợi, thời gian ngắn và sự đa dạng của các món ăn vặt Đặc biệt, trong những năm gần đây, số lượng cửa hàng ăn vặt và quán ăn đã tăng mạnh, chứng tỏ nhu cầu ăn vặt của người dân đang ngày một tăng cao Không những thế, một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng mức độ ăn vặt tăng đột biến trong những năm gần đây, đặc biệt trong các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,… Điều này càng làm dẫn chứng cho kết quả nhu cầu ăn vặt của người dân đang tăng và đang trở thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày
Phan Thiết – Bình Thuận là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với đầy đủ các yếu tố để phát triển kinh tế một cách vượt bậc Có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu ôn hòa, có các dự án trọng điểm của nhà nước, có chủ chương phát triển của chính phủ Bên cạnh đó, Phan Thiết là vùng đất cũng có rất nhiều đồ ăn vặt đặc sản, nhưng có nhiều sản phẩm hấp dẫn, độc lạ vẫn chưa được mọi người biết đến Và với xuất thân và lớn lên từ quê hương Phan Thiết – Bình Thuận, với tình yêu quê hương vô bờ bến nên vì lẽ đó mà nhóm tác giả mong muốn mang những món ăn vặt đặc sản của Phan Thiết vào vùng đất Thành phố Hồ Chí Minh để khởi nghiệp Mong muốn có thể vừa phát triển kinh doanh và vừa quảng bá các sản phẩm ăn vặt của Phan Thiết cho các các bạn bè gần xa biết đến, giúp cho các món ăn vặt của Phan Thiết trở nên phổ biến hơn với nhiều người
Với nhu cầu ăn vặt của người dân ngày một tăng cao và cùng với tình yêu quê hương vô bờ bến, mong muốn quảng bá các sản phẩm đồ ăn vặt đặc sản của Phan Thiết cho nhiều người biết đến nên chính vì thế mà nhóm tác giả đã chung tay và chính thức thành lập cửa hàng Salong Food vào ngày 12/09/2022 – cửa hàng chuyên phân phối và kinh doanh các món ăn vặt đặc sản của Phan Thiết Bình Thuận
Salong Food không chỉ là một cái tên thông thường mà là một sự kết hợp vô cùng độc đáo Cụ thể, từ “Salong” được kết hợp từ tên của 2 thành viên là Sang và Long, với lấy 2 ký tự đầu là “Sa” trong tên Sang rồi lấy từ “Long” kết hợp lại là “Salong” Và từ “Food” mang một ý nghĩa cơ bản trong tiếng anh và được dịch là “Đồ ăn” Nhóm tác giả mong muốn biến thương hiệu “Salong Food” thành một nơi chuyên cung cấp cho khách hàng về những món ăn vặt đặc sản thơm ngon của vùng đất biển Phan Thiết Và nhóm tác giả còn mong muốn biến thương hiệu “Salong Food” được nhận diện trong mắt khách hàng là một nơi mang đến chất lượng tốt nhất bằng sự nhanh chóng, thân thiện và chuyên nghiệp.
Thông tin cửa hàng
Salong Food là cửa hàng chuyên bán các sản phẩm đồ ăn vặt đặc sản của Phan Thiết Với sự yêu mê ẩm thực, nhất là đồ ăn vặt của Phan Thiết Bình Thuận Nên Salong Food được ra đời nhằm chia sẻ ẩm thực các đặc sản của Phan Thiết đến gần hơn với mọi người
Tên cửa hàng: Salong Food
Người đại diện: Nguyễn Thái Long Đồng sáng lập: Nguyễn Thanh Sang Địa chỉ: Vinhomes Quận 9, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Fanpage: https://www.facebook.com/salongfood/
TikTok: https://www.tiktok.com/@salongfoodshop
• Tên ngành: Bán lẻ thực phẩm
• Chi tiết: Các điều lệ pháp lý khi kinh doanh bán lẻ thực phẩm, lương thực:
Nghị định số 01/2021/ NĐ-CP ngày 04/01/2021, thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021
Mô tả sản phẩm kinh doanh của cửa hàng Salong Food
Các sản phẩm mà Salong Food mang đến cho khách hàng tập trung đáp ứng yếu tố về giá cả phải chăng; sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt và an toàn sức khoẻ người tiêu dùng để có thể đáp ứng được sở thích ăn vặt thường xuyên hay phục vụ cho các nhu cầu, mục đích cá nhân của khách hàng
Cửa hàng Salong Food vừa mới thành lập không lâu và còn eo hẹp về nguồn tài chính cho nên trong giai đoạn đầu thì cửa hàng chỉ tập trung vào 4 sản phẩm đồ ăn vặt chính Cụ thể:
Bảng 1.1 Mô tả những sản phẩm kinh doanh của cửa hàng Salong Food
STT Sản phẩm Mô tả sản phẩm Trọng lượng Giá bán
+ Mực rim me là món ăn cực kỳ được yêu thích bởi tất cả các đối tượng, đặc biệt là những bạn trẻ
+ Mực rim me được sơ chế từ những con mực ống chã tươi ngon, qua bàn tay khéo léo của những thợ bếp, tạo nên hương vị cay cay, chua chua và ngọt ngọt khó quên
Và đồng thời với quy trình sản xuất sản phẩm được kiểm soát cao đã giúp tạo nên sản phẩm mực rim me đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn với người tiêu dùng
+ Mực rim me có nguồn gốc từ Phan Thiết Bình Thuận, đây được xem là món ăn vặt đặc sản thơm ngon, đậm vị và không thể bỏ qua
+ Mực rim me bao gồm các thành phần:
Mực ống chã, đường, muối, me,…
+ Không phẩm màu + Không hàn the
+ Dùng ăn vặt trong lúc rảnh rỗi + Dùng làm mồi tại các bàn nhậu, bữa tiệc + Làm nguyên liệu để chế biến các món ăn như gỏi trộn, cháo nóng,
+ Làm món quà thú vị cho ngày Tết hay các dịp biếu quà
+ Ăn ngay và đóng kín sau khi sử dụng + Ngon nhất trong vòng 7 ngày (tính từ khi mở nắp niêm phong)
+ Tránh ánh nắng trực tiếp khi sử dụng + Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, hợp vệ sinh + Nên sử dụng liền sau khi mở để có trải nghiệm tốt nhất
+ Nên đóng gói cẩn thận sau khi sử dụng, tránh để tiếp xúc với không khí làm giảm chất lượng sản phẩm
2 Mực rim sa tế - Thông tin sản phẩm: 200g 65.000 đ
+ Mực rim sa tế là món ăn cực kỳ được yêu thích bởi tất cả các đối tượng, đặc biệt là những bạn trẻ
+ Mực rim sa tế được chế biến từ những con mực ống hay mực lá còn tươi xanh, qua bàn tay khéo léo của những thợ bếp, tạo nên hương vị cay cay, ngọt ngọt và đậm đà khó quên Và đồng thời với quy trình sản xuất sản phẩm được kiểm soát cao đã giúp tạo nên sản phẩm mực rim sa tế đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn với người tiêu dùng
+ Mực rim sa tế có nguồn gốc từ Phan Thiết Bình Thuận, đây được xem là món ăn vặt đặc sản thơm ngon, đậm vị và không thể bỏ qua
+ Mực rim sa tế bao gồm các thành phần: Mực, đường, muối, ớt,…
+ Không phẩm màu + Không hàn the
+ Dùng ăn vặt trong lúc rảnh rỗi + Dùng làm mồi tại các bàn nhậu, bữa tiệc + Làm nguyên liệu để chế biến các món ăn như gỏi trộn, cháo nóng,
+ Làm món quà thú vị cho ngày Tết hay các dịp biếu quà
+ Ăn ngay và đóng kín sau khi sử dụng + Ngon nhất trong vòng 7 ngày (tính từ khi mở nắp niêm phong)
+ Tránh ánh nắng trực tiếp khi sử dụng + Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, hợp vệ sinh + Nên sử dụng liền sau khi mở để có trải nghiệm tốt nhất
+ Nên đóng gói cẩn thận sau khi sử dụng, tránh để tiếp xúc với không khí làm giảm chất lượng sản phẩm
3 Mực xé sợi hấp nước dừa
+ Mực xé sợi hấp nước dừa là món ăn cực kỳ được yêu thích bởi tất cả các đối tượng, đặc biệt là những bạn trẻ
+ Mực xé sợi hấp nước dừa được lựa chọn từ những con mực ống tươi ngon có kích thước cỡ vừa bằng bàn tay, được sơ chế và phơi nắng ngay tại sân phơi, sau đó được nướng bằng máy nướng để đảm bảo chất lượng nướng đồng nhất, hòa quyện cùng với nước cốt dừa gia vị có công thức độc quyền gia truyền, sấy khô và xé sợi để tạo nên cọng khô mực hấp nước dừa thơm thơm, bùi bùi, dai dai, ngọt ngọt có hương vị khó quên và đặc sắc, không thể cưỡng lại Và đồng thời với quy trình sản xuất sản phẩm được kiểm soát cao đã giúp tạo nên sản phẩm mực xé sợi hấp nước dừa đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn với người tiêu dùng
+ Mực xé sợi hấp nước dừa có nguồn gốc từ Phan Thiết Bình Thuận, đây được xem
200g 65.000 đ là món ăn vặt đặc sản thơm ngon, đậm vị và không thể bỏ qua
+ Mực xé sợi hấp nước dừa bao gồm các thành phần: Mực ống, đường, muối, nước dừa,…
+ Không phẩm màu + Không hàn the
+ Dùng ăn vặt trong lúc rảnh rỗi + Dùng làm mồi tại các bàn nhậu, bữa tiệc + Làm nguyên liệu để chế biến các món ăn như gỏi trộn, cháo nóng,
+ Làm món quà thú vị cho ngày Tết hay các dịp biếu quà
+ Ăn ngay và đóng kín sau khi sử dụng + Ngon nhất trong vòng 7 ngày (tính từ khi mở nắp niêm phong)
+ Tránh ánh nắng trực tiếp khi sử dụng + Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, hợp vệ sinh + Nên sử dụng liền sau khi mở để có trải nghiệm tốt nhất
+ Nên đóng gói cẩn thận sau khi sử dụng, tránh để tiếp xúc với không khí làm giảm chất lượng sản phẩm
+ Mực nguyên con là món ăn cực kỳ được yêu thích bởi tất cả các đối tượng, đặc biệt là những bạn trẻ
+ Mực nguyên con được chế biến từ loại mực sữa, nướng lên và rim với một nước sốt đặt biệt, qua bàn tay khéo léo của những thợ bếp, tạo nên hương vị cay cay, ngọt ngọt và đậm đà khó quên Và đồng thời với quy trình sản xuất sản phẩm được kiểm soát cao đã giúp tạo nên sản phẩm mực nguyên con đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn với người tiêu dùng
+ Mực nguyên con có nguồn gốc từ Phan Thiết Bình Thuận, đây được xem là món ăn vặt đặc sản thơm ngon, đậm vị và không thể bỏ qua
+ Mực nguyên con bao gồm các thành phần: Mực sữa, đường, muối, ớt,… + Không phẩm màu
+ Dùng ăn vặt trong lúc rảnh rỗi + Dùng làm mồi tại các bàn nhậu, bữa tiệc + Làm nguyên liệu để chế biến các món ăn như gỏi trộn, cháo nóng,
+ Làm món quà thú vị cho các dịp lễ
+ Ăn ngay và đóng kín sau khi sử dụng + Ngon nhất trong vòng 7 ngày (tính từ khi mở nắp niêm phong)
+ Tránh ánh nắng trực tiếp khi sử dụng + Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, hợp vệ sinh
+ Nên sử dụng liền sau khi mở để có trải nghiệm tốt nhất
+ Nên đóng gói cẩn thận sau khi sử dụng, tránh để tiếp xúc với không khí làm giảm chất lượng
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu
Salong Food trở thành thương hiệu quen thuộc về đồ ăn vặt đặc sản Phan Thiết Trở thành nơi đầu tiên trong sự lựa chọn của khách hàng
Phổ biến rộng rãi các đồ ăn vặt đặc sản của quê hương Phan Thiết đến bạn bè cả nước, giúp ai ai cũng có thể thưởng thức ẩm thực của Phan Thiết
Năm 2023, Salong Food sẽ xây dựng được các nguồn lực cần thiết, do đó lợi nhuận kinh doanh sẽ đạt 0 VNĐ
Năm 2024, Salong Food mong muốn lợi nhuận kinh doanh sẽ đạt 10 triệu đồng, đồng thời mở rộng các mối quan hệ, nâng cao thương hiệu và tăng giá trị nguồn lực con người
Vào năm 2025, lợi nhuận kinh doanh sẽ đạt khoảng 20 triệu đồng, cải thiện quy mô hạ tầng, nâng cao cơ sở vật chất và kỹ thuật công nghệ
Năm 2026, mong muốn kinh doanh 100 triệu đồng và củng cố các nguồn lực hiện có.
Chìa khoá thành công
Mặc dù trên thị trường Việt Nam hiện nay, cụ thể là tại TP.HCM thì có rất nhiều thương hiệu, cửa hàng chuyên cung cấp và buôn bán các sản phẩm đồ ăn vặt Tuy nhiên, tại các điểm bán hàng này thường bán rất đa dạng nhiều mặt hàng và không chuyên tập trung cho một nhóm sản phẩm ở một vùng quê nhất định Chính điều này dẫn đến khiến cho khách hàng gặp khó khăn và khá mất thời gian trong việc tìm mua một mặt hàng tại một vùng quê mà họ mong muốn Ngoài ra, theo nghiên cứu cho thấy rằng tại TP.HCM cũng có khá nhiều cửa hàng bán các sản phẩm đồ ăn vặt tương tự như của Salong Food Tuy nhiên, các sản phẩm này đa phần xuất thân từ những nguồn gốc khác, nổi bật là có nguồn gốc từ Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang, Phú Quốc, Quy Nhơn,… và cũng có nơi bán đồ ăn vặt đặc sản của Phan Thiết nhưng mà rất ít Qua đó chứng tỏ rằng các món ăn vặt đặc sản của Phan Thiết chưa được lan rộng tại TP.HCM và chưa được nhiều người biết đến Ngoài ra, tại các cửa hàng bán đồ ăn vặt đặc sản của Phan Thiết đa phần hoạt động kinh doanh trên mô hình truyền thống là chính và cũng chỉ hoạt động truyền thông trên trang Web của cửa hàng, chưa đẩy mạnh và phát triển truyền thông trên các nền tảng xã hội như Facebook, TikTok,… Do đó, điều này càng làm dẫn chứng cho việc độ tiếp cận của khách hàng đến các món ăn vặt đặc sản của Phan Thiết chưa được tiếp cận cao Do đó, để có thể quảng bá các món ăn vặt đặc sản của quê hương Phan Thiết thì nhóm tác giả đã chung tay và cho ra đời thương hiệu Salong Food vào ngày 12/09/2022 tại Quận 9, TP.Thủ Đức, TP.HCM với đối tượng mục tiêu hướng tới là các bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên Tại Salong Food sẽ tập trung phát triển mô hình kinh doanh và đẩy mạnh truyền thông trên các nền tảng Website, Facebook và TikTok Nhóm tác giả mong muốn có thể quảng bá hình ảnh sản phẩm cho nhiều người được biết đến hơn và mong muốn có thể định vị mình trên thị trường thông qua bộ hệ thống nhận diện thương hiệu như từ Logo, Banner và các hình ảnh sản phẩm sẽ được thiết kế theo tone màu sắc hướng đến các tiêu chí định vị thương hiệu mà Salong Food mong muốn, và tất cả chúng đều sẽ được thể hiện đồng bộ trên Website, Fanpage và kênh TikTok của Salong Food Và Salong Food cũng sẽ định vị mình trong cách giao tiếp với khách hàng bằng sự tận tâm, nhiệt tình, thân thiện và chuyên nghiệp Và từ bộ hệ thống nhận diện thương hiệu trên, Salong Food mong muốn để cho khách hàng thấy rõ nét tính cách đặc trưng của Salong Food và mong có thể tạo được sự đồng điệu với tính cách, tâm lý và sở thích của khách hàng khiến khách hàng "Rung động - Yêu mến" và sẵn sàng kết nối với Salong Food.
Tiến độ thực hiện
Bảng 1.2 Tiến độ thực hiện của Salong Food
STT Nội dung công việc Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc
5 Phân tích kết quả khảo sát 18/01/2023 19/01/2023
6 Đánh giá kết quả sau phân tích 20/01/2023 21/01/2023
1 Xây dựng chiến lược cấp công ty 22/01/2023 26/01/2023
2 Xây dựng chiến lược thành phần 27/01/2023 31/01/2023
Xây dựng website bán hàng
3 Chạy bản website thử nghiệm 19/01/2023 23/01/2023
4 Khảo sát sơ bộ bản thử 24/01/2023 25/01/2023
5 Thu thập phản hồi người dùng và đánh giá 26/01/2023 27/01/2023
6 Điều chỉnh và hoàn thiện 28/01/2023 31/01/2023
1 Hoàn thành các sản phẩm 01/02/2023 05/02/2023
2 Hoàn thiện nội dung sản phẩm chuẩn
3 Xây dựng chương trình Marketing 08/02/2023 11/02/2023
5 Triển khai bán hàng 13/02/2023 24/04/2023 Đo lường và đánh giá
1 Tổng hợp dữ liệu đã thu thập 25/04/2023 25/04/2023
3 Nhận xét kết quả thu được 28/04/2023 28/04/2023
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ Gantt thể hiện tiến độ thực hiện của Salong Food
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Dự án bắt đầu lên ý tưởng từ ngày 01/01/2023 và hoàn thành vào ngày 30/04/2023 Với khối lượng công việc dày đặc, Salong Food luôn nỗ lực không ngừng để có thể xây dựng được thương hiệu và mang đến chất lượng sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng.
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
Tổng quan ngành kinh doanh đồ ăn vặt
2.1.1 Tổng quan thị trường F&B tại Việt Nam
Theo BMI, một trong những thị trường F&B hấp dẫn nhất trên toàn cầu đó chính là thị trường Việt Nam Theo thống kê, tổng chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất với khoảng 35% chi tiêu Ngành F&B tại Việt Nam đã đóng góp 15,8% vào tổng GDP quốc gia (năm 2021)
Sau đại dịch, hành vi mua sắm và xu hướng mua hàng, và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng thay đổi một cách chóng mặt, dẫn đến sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử Nhu cầu sử dụng hàng hóa, tiếp thị đa kênh, thanh toán online gia tăng chóng mặt Điều này khiến F&B đang là một trong những mảng bán lẻ thành công nhất ở Việt Nam Ngày càng nhiều hàng quán, nhà hàng,… lớn có, nhỏ có được mở ra, đáp ứng nhu cầu ăn uống lớn của khách hàng
Theo số liệu từ báo cáo của DCor Việt Nam đã có hơn 540.000 cửa hàng F&B Trong đó có khoảng 73.872 quy mô lớn, 34.128 quy mô vừa, 153.576 quy mô nhỏ, và 278.424 mô hình quy mô siêu nhỏ (năm 2021) Và chắc chắn, những con số trên sẽ còn tăng trưởng mạnh trong tương lai bởi tiềm năng khai thác vẫn rất lớn
2.1.2 Tổng quan thị trường đồ ăn nhẹ tại Việt Nam
Theo báo cáo của Nielsen (Công ty nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu) về thị trường đồ ăn nhẹ, giới trẻ Việt Nam sẵn sàng chi tiêu mỗi tháng cho món thức ăn này lên đến 13.000 tỷ đồng Người tiêu dùng đặc biệt là giới trẻ hiện đã sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các loại đồ ăn nhẹ ví dụ như trà sữa, bắp rang bơ, chân gà xiên que, mì cay, mực rim, trà đào, bánh tráng trộn, vượt trên cả chỉ tiêu cho các sản phẩm phục nhu cầu cấp thiết mỗi ngày Được biết, thị trường châu Á có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về tiêu thụ đồ ăn nhẹ đó chính là Việt Nam và đứng thứ 3 thế giới với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) với mức tăng 19,1% trong năm 2021, chỉ đứng sau Argentina (25,8%) và Slovakia (20%) Giai đoạn năm 2018 – 2022, Thị trường đồ ăn nhẹ tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm ở mức hai con số
Một nhân tố cực kỳ quan trong trong việc ảnh hướng lớn tới xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam đó chính là đại dịch Covid-19, người tiêu dùng tại Việt Nam đang hướng tới các sản phẩm đồ ăn nhẹ sạch, có nguồn gốc rõ ràng và tốt cho sức khỏe Đây cũng là lý do chính kích thích sự gia tăng xu hướng ăn kiêng mới, đó là chế độ ăn Gluten-Free (chế độ ăn không bao gồm Protein Gluten) hay Keto (chế độ ăn rất ít Carb)
Với tốc độ sống hiện nay, người trẻ hầu như bận rồi và họ có rất ít thời gian để chuẩn bị những bữa ăn vừa dinh dưỡng, vừa nhanh chóng Thay vào đó, họ chọn ăn thức ăn nhanh và thức ăn chế biến sẵn để tiết kiệm thời gian cho các hoạt động khác Các ứng dụng gọi đồ ăn ngoài cũng phát triển mạnh mẽ và trở thành xu hướng
Tương tự, báo cáo thường niên của Tập đoàn Mondelēz International năm nay cũng chỉ ra vấn đề ăn nhẹ trong cuộc sống của người tiêu dùng ngày càng được mở rộng, đồng thời khẳng định các bữa ăn nhẹ tiếp tục vượt xa bữa chính trong năm thứ ba liên tiếp với tốc độ đáng kể (đạt 64%, tăng 5% kể từ năm 2019) Đa số người tiêu dùng toàn cầu mong muốn có thể mua các sản phẩm thức ăn họ muốn vào bất cứ khi nào và sử dụng bất kỳ kênh nào họ muốn
Xu hướng này đặc biệt mạnh mẽ ở châu Á và châu Mỹ La Tinh Tại Việt Nam, ngành hàng thực phẩm đang là một trong những nhóm ngành hàng tăng trưởng nhanh nhất Mức chi tiêu của người tiêu dùng dành cho đồ ăn vặt hiện tại sẽ là cơ hội cho các nhà sản xuất cung cấp đồ ăn nhẹ phát triển
Nắm bắt được xu hướng này, các doanh nghiệp kinh doanh phát triển nhiều mặt hàng đồ ăn vặt, những quán ăn vặt được đặt trên các tuyến phố với những phong cách độc đáo, mới lạ Đồng thời, những doanh nghiệp cho thấy những nỗ lực xây dựng hình ảnh sản phẩm tốt cho sức khỏe, nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì sẽ lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Phân tích môi trường kinh doanh
Thể chế chính trị ổn định nên thu hút các hoạt động đầu tư, hợp tác, kinh doanh trong và ngoài nước Trao đổi hàng hóa trong và ngoài nước trở nên dễ dàng và thuận tiện
Bộ máy đa cấp bậc gây khó khăn và nhiều rườm rà cho quá trình xử lý thủ tục, giấy tờ (đăng ký kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, )
Chính sách thuế VAT mới làm ảnh hưởng đến sức mua
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022 đã lập kỳ tích, đạt 8,02% vượt khá nhiều mục tiêu kế hoạch Thu nhập của người dân theo đó cũng tăng, nới rộng khả năng chỉ trả tiêu dùng Tuy mức thu nhập chỉ ở mức trung bình nhưng lại có sự tăng trưởng trong chi tiêu
Nền kinh tế hội nhập toàn cầu giúp người dân có nhiều cơ hội tiếp cận sản phẩm từ nước ngoài có chất lượng rõ ràng, với mức giá phải chăng
❖ Xã hội Đặc điểm dân số Việt Nam là dân số trẻ Theo Nielsen, dân số tại Việt Nam đa số có thu nhập trung bình nhưng xu hướng tiêu dùng thì phụ thuộc nhiều vào phân khúc khách hàng này Họ gọi đây là là những khách hàng kết nối Đây là những người có mức chi tiêu rất cao, thậm chí sẵn sàng chi trả cao hơn mức thu nhập của họ Ước tính ở Việt Nam lượng người tiêu dùng như vậy sẽ chi tiêu khoảng 0,8 nghìn tỷ USD trong vòng 10 năm tới
Chất lượng cuộc sống tăng lên khiến những đòi hỏi về sản phẩm ngày càng toàn diện hơn về chất lượng, giá cả, mẫu mã
Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, Internet, điện thoại thông minh và các trang mạng xã hội làm thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng
Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng làm người tiêu dùng dễ dàng nhận biết, nắm bắt các xu hướng tiêu dùng, không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài Nhất là với lĩnh vực F&B, cụ thể là đồ ăn vặt, thông qua các kênh xã hội, người mua, nhất là giới trẻ, dễ bị ảnh hưởng nhiều bởi những người/sản phẩm có ảnh hưởng trên các diễn đàn/mạng xã hội
Xu hướng mua sắm đa kênh nở rộ
Kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử ở Việt Nam bùng nổ trong những năm gần đây Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh online này và cũng nhằm bảo vệ người tiêu dùng, cơ quan nhà nước đã ban hành, liên tục cập nhật những quy định, chính sách cụ thể như
“Luật Thương mại điện tử” hay “Luật Công nghệ thông tin”, tăng cường giám sát hệ thống thông tin quản lý trên nền tảng thương mại điện tử Các hoạt động kiểm tra để đảm bảo chất lượng hàng hóa, chống hàng giả hàng nhái và việc sử dụng bất hợp pháp các thông tin, giao dịch mua sắm online ngày càng được thắt chặt hơn
Nỗ lực của các bộ ngành trong kiểm soát chất lượng hàng hóa Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Môi trường ô nhiễm, biến đổi khí hậu đang có những tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, khiến họ chủ động hơn trong việc lựa chọn sản phẩm bảo vệ sức khỏe và giảm thiệt hại cho môi trường
Chất lượng cuộc sống càng cải thiện, xu hướng mua sắm các sản phẩm kết hợp cả mục đích bảo vệ môi trường, sống xanh với bảo vệ sức khỏe càng tăng, dẫn đến nhu cầu sử dụng sản phẩm theo đó cũng tăng lên Nhu cầu về sản phẩm cao cấp dựa trên đó cũng tăng đáng kể
2.2.1.2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Khách hàng sẽ được nhiều sự chọn lựa về sản phẩm và kênh mua sắm, dễ bị thu hút bởi các chương trình giảm giá, khuyến mãi nên ít trung thành hơn với thương hiệu
Khách hàng trẻ trong thời đại công nghệ thông tin kết nối có nhiều thông tin hơn trong quá trình mua hàng, họ có thể tự tìm ra các kênh mua hàng tốt nhất với giá cả và chất lượng họ mong muốn Họ yêu cầu nhiều hơn về chất lượng dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp Các khách hàng kết nối thường xuyên chia sẻ quan điểm của mình trên mạng xã hội, cộng đồng của họ và tạo ra ảnh hưởng tốt hoặc xấu về doanh nghiệp một cách nhanh chóng
Khách hàng trẻ, nhạy cảm với các xu hướng, các món đồ ăn vặt, nhưng cũng rất nhanh thay đổi Do đó, họ cần sự đa dạng sản phẩm và liên tục cập nhật sản phẩm Các khách hàng này cũng rất bận rộn, thường xuyên sử dụng các kênh mua sắm online thay vì ra cửa hàng
Do đó, họ yêu cầu thông tin sản phẩm phải thật đầy đủ, quy trình mua sắm đơn giản, khả năng đáp ứng nhanh (phản hồi, giao hàng,…)
Phân tích Insight khách hàng
Insight của khách hàng khi mua đồ ăn vặt có thể được phân tích thông qua các yếu tố:
• Sự tiện lợi: Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi khách hàng chọn mua đồ ăn vặt là sự tiện lợi Khách hàng thường tìm kiếm các sản phẩm đồ ăn vặt có thể mua và ăn ngay tại chỗ, hoặc mang về để ăn trong thời gian ngắn Đồ ăn vặt phải dễ mang theo, mở gói, có thể ăn bằng tay và không gây quá nhiều rắc rối trong việc tiêu thụ
• Hương vị và chất lượng: Khách hàng thường chọn mua đồ ăn vặt vì vị ngon và chất lượng sản phẩm Họ muốn thưởng thức món ăn ngon miệng và đảm bảo sức khỏe Nếu sản phẩm không đạt được tiêu chuẩn chất lượng hoặc không đáp ứng được sự mong đợi về hương vị, khách hàng có thể sẽ không quay lại mua tiếp
• Giá cả: Giá cả cũng là một yếu tố quan trọng khi khách hàng chọn mua đồ ăn vặt Họ muốn mua được sản phẩm với giá phải chăng và đáng giá tiền bỏ ra Tuy nhiên, giá cả không phải là yếu tố quyết định duy nhất, khách hàng cũng quan tâm đến chất lượng sản phẩm, hương vị và sự đa dạng của sản phẩm
• Thương hiệu: Thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng khi khách hàng chọn mua đồ ăn vặt Khách hàng có xu hướng tin tưởng và mua các sản phẩm của các thương hiệu uy tín và có tiếng Điều này giúp họ đảm bảo chất lượng sản phẩm, hương vị và độ an toàn thực phẩm
• Đa dạng sản phẩm: Khách hàng thường muốn tìm kiếm các sản phẩm đồ ăn vặt đa dạng để có nhiều lựa chọn khi mua sắm Họ thường chọn mua các sản phẩm đồ ăn vặt có nhiều hương vị, loại, hình dạng và kích cỡ để có thể đáp ứng được nhu cầu của họ
• Thời gian giao hàng: Với trường hợp khách hàng mua đồ ăn vặt qua online thì thời giao hàng cũng là một yếu tố khá quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định mua hàng của khách hàng Khách hàng thường có xu hướng muốn được giao hàng càng nhanh càng tốt để mong có thể dùng ngay và đáp ứng cho nhu cầu ăn vặt của bản thân
• Chi phí vận chuyển: Cũng với trường hợp khách hàng mua đồ ăn vặt qua online thì ngoài yếu tố về thời gian giao hàng thì yếu tố về chi phí vận chuyển cũng không kém phần quan trọng và có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng Đa phần khách hàng đều mong muốn chi phí vận chuyển phải thấp hoặc hời hơn là muốn được Freeship khi vận chuyển sản phẩm
• Dịch vụ hậu mãi: Khách hàng luôn muốn được quan tâm, được giải đáp thắc mắc về sản phẩm hay mong muốn được chia sẻ về những sự không hài lòng mà họ gặp phải khi mua hàng Có thể nói dịch vụ hậu mãi là yếu tố quan trọng cũng có ảnh hưởng lớn đến ý định tiếp tục mua hàng của khách hàng trong tương lai Dịch vụ hậu mãi tốt sẽ giúp khách hàng cảm thấy an tâm và tin tưởng hơn về sản phẩm và thương hiệu, đồng thời cũng tạo ra một mối liên kết dài hạn giữa khách hàng và cửa hàng Ngoài ra nhờ dịch vụ hậu mãi mà có thể tạo ra cơ hội để khách hàng phản hồi và đề xuất cải tiến sản phẩm được tốt hơn.
Nghiên cứu thị trường
Việc nắm bắt được thị trường, định vị khách hàng là ai sẽ giúp cho việc định hướng và phát triển các chiến lược kinh doanh được rõ ràng, chi tiết hơn Mục đích của việc khảo sát nhằm:
• Xác định rõ chân dung khách hàng như: giới tính, độ tuổi nào thích ăn vặt hơn để có các chiến lược về giá sao cho phù hợp với tài chính của khách hàng, cách tiếp cận, Marketing sao cho phù hợp nhất với đối tượng mà nhóm muốn nhắm đến
• Làm rõ hơn về nhu cầu ăn vặt, sở thích ăn vặt và tần suất ăn vặt của khách hàng Để từ đó có chiến lược về sản phẩm, về nhập hàng hóa sao cho tối ưu hóa nhất
• Xác định rõ thời gian mà khách hàng muốn ăn vặt nhất trong ngày để từ đó có các chiến lược tiếp thị phù hợp với thời điểm họ muốn ăn vặt nhất Như khách hàng thích ăn vặt nhất và thời điểm buổi chiều và tối thì Salong Food sẽ đăng các bài tiếp thị sản phẩm trong những khung giờ vàng này để thu hút khách hàng đang có nhu cầu
• Xác định rõ các kênh mua bán mà khách hàng hay sử dụng nhất, để lựa chọn các kênh online tiếp cận khách hàng phù hợp Đầu tư và phát triển mạnh cho kênh có lượng khách hàng lựa chọn nhiều nhất để tối ưu hóa chi phí vận hành và tăng khả năng tiếp cận khách hàng hơn
• Xác định rõ các tiêu chí mà khách hàng mong muốn khi mua sản phẩm như là sự an toàn về hàng hóa, sự tiện lợi khi mua hàng, giao hàng phải nhanh, cửa hàng có giảm giá khuyến mãi nhiều không, có Freeship không,… Từ đó, đầu tư về dịch vụ, về sản phẩm, chọn đơn vị vận chuyển phù hợp và chọn ra các tiêu chí tiếp cận với Insight của khách hàng nhất
• Xác định các phương thức thanh toán mà khách hàng hay sử dụng nhất Từ đó, cập nhật, đầu tư phương thức thanh toán phù hợp trên hệ thống để tạo sự thuận tiện cho khách hàng Đồng thời phát triển thêm nhiều phương thức thanh toán khác nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng
• Làm rõ về chính sách khuyến mãi nào mà khách hàng thích nhất như là Freeship hay giảm giá Từ đó, tập trung phát triển chính sách khuyến mãi đó kèm theo kết hợp một số chính sách khác để phục vụ tốt hơn cho khách hàng
• Làm rõ về việc khách hàng yêu thích những sản phẩm ăn vặt nào được liệt kê trong bảng khảo sát Từ đó, tập trung đầu tư vào sản phẩm đó để giúp thúc đẩy doanh số được tốt hơn
2.5.2 Bảng câu hỏi khảo sát
Nhóm sử dụng tất cả 16 câu hỏi để khảo sát mẫu 208 người tại TP.HCM, đặc biệt là tại địa phận TP.Thủ Đức Để biết thêm về chi tiết câu hỏi có thể tham khảo phần phụ lục
(Nguồn: Salong Food tổng hợp) Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ % giới tính
Trong tổng 208 người khảo sát thì có tận 55% là nữ và chỉ có 45% là nam Điều này cho thấy rằng, đa phần nữ giới có xu hướng mua và tiêu thụ sản phẩm đồ ăn vặt nhiều hơn là nam giới Tuy nhiên, tỷ lệ % của nữ chỉ chênh lệch tỷ lệ % của nam là 10% Qua đó, có thể thấy rằng cũng có khá nhiều chàng trai có mối quan tâm về nhu cầu ăn vặt Từ kết quả trên, Salong Food sẽ tập trung tiếp cận sản phẩm của mình cho cả nam lẫn nữ để nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu Salong Food trong mắt người tiêu dùng và đồng thời thúc đẩy doanh thu được tốt hơn
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Trong tổng 208 người tham gia khảo sát thì có đến 83% người nằm trong độ tuổi từ 19 – 22 tuổi, có 14% người nằm trong độ tuổi trên 22 tuổi và chỉ có 3% người nằm trong độ tuổi từ 15 – 18 tuổi Từ kết quả khảo sát trên, có thể thấy rằng phần lớn những người nằm trong độ tuổi từ 19 – 22 tuổi khá quan tâm đến nhu cầu ăn vặt Đặc biệt đây là độ tuổi của sinh viên nên bởi lẽ nhu cầu ăn vặt của họ rất cần thiết và có thể gồm nhiều lý do sau:
• Thời gian: Sinh viên đại học thường có nhiều bài tập để làm, vì vậy họ thường không có đủ thời gian để chuẩn bị bữa ăn Việc ăn vặt giúp họ có thể thực hiện các công việc mà không cần phải dành nhiều thời gian cho việc nấu nướng
• Tiền bạc: Sinh viên đại học thường không có nhiều tiền, vì vậy họ cần tìm cách tiết kiệm chi phí cho bữa ăn Ăn vặt là một giải pháp tốt vì nó rẻ hơn so với việc mua món ăn trong nhà hàng hoặc các địa điểm ăn uống
• Thói quen: Ăn vặt là một thói quen được lưu giữ trong nhiều năm trời của sinh viên đại học, vì vậy họ cảm thấy tự nhiên hơn khi lựa chọn ăn vặt
Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ % độ tuổi
Phân tích ma trận SWOT
Bảng 2.2 Ma trận SWOT của Salong Food Điểm mạnh
S1: Nguồn sản phẩm đến từ các hộ gia đình uy tín, đạt Điểm yếu W1: Thiếu nhân lực có kinh nghiệm về quản lý hoạt động chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
S2: Kinh doanh qua các kênh online nên tiết kiệm được chi phí (mặt bằng, nhân sự,…)
S3: Nhân sự có khả năng tự học hỏi, xây dựng các hệ thống bán hàng online, lập kế hoạch bán hàng – Marketing dựa trên các nền tảng có sẵn, tiết kiệm chi phí thuê ngoài, đào tạo kinh doanh online, thu mua hàng hóa
W2: Thiếu vốn đầu tư ban đầu (nhập hàng, Marketing)
W3: Chưa có uy tín trên thị trường
O1: Xu hướng mua hàng qua các nền tảng online tăng mạnh (sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội)
O2: Thị trường về đồ ăn vặt rộng lớn, nhiều nhu cầu, nhiều nguồn cung
O3: Thực phẩm healthy đang trở thành xu hướng, con người đang hướng tới cuộc sống xanh
S2O1: Mở rộng hệ thống kênh bán hàng online: Xây dựng gian hàng trên các sàn TMĐT (Lazada, Shopee, ), Fanpage (Instagram),… để tiếp cận nhiều khách hàng hơn
S1O3: Tìm kiếm, chọn lựa các nhà cung cấp sản phẩm chất lượng, luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Tìm kiếm thêm những loại sản phẩm mới tốt cho sức khỏe, ăn ngon nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe, bảo vệ môi trường
S3O2: Đào tạo, chuẩn hóa quy trình bán hàng, chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của cửa hàng
W3O1O2: Xây dựng những chương trình ưu đãi, khuyến mãi và đồng thời quảng cáo thông qua những nền tảng online (Zalo, Instagram Faebook) để thu hút khách hàng tương tác, theo dõi và chuyển đổi thành khách hàng
W2O2O3: Tập trung phát triển những sản phẩm bán được nhiều nhất để có lượng khách hàng nhất định Huy động vốn, mở rộng quy mô, tìm kiếm phát triển những loại sản phẩm mới vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe
W1O1O2: Tìm kiếm, chiêu mộ, tuyển dụng và đào tạo những cá nhân xuất sắc, tự lập có khả năng nhạy bén với sự thay đổi thị trường, am hiểu và thành thạo các công cụ hỗ trợ bán hàng online
T1: Vấn đề về hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn chưa được kiểm soát một cách triệt để
T2: Thị trường màu mỡ, có rất nhiều đối thủ cạnh tranh Đối thủ có nguồn hàng đa dạng và nguồn vốn lớn
T3: Công chúng thiếu tin tưởng đối với hoạt động giao dịch thương mại điện tử
T4: Đối thủ có uy tín, sức ảnh hướng lớn trong môi trường trực tuyến (phổ biến trên
Google, được yêu thích trên mạng xã hội), có kinh nghiệm trong quảng cáo, Marketing
S1T1: Luôn luôn tìm kiếm thêm nhà cung cấp mới chất lượng, uy tín Hợp tác lâu dài, uy tín đi đôi với chất lượng
S3T2T3: Đăng ký thành lập doanh nghiệp và đồng thời mua những chứng chỉ bảo mật website Ngoài ra, tận dụng chứng nhận đại lý của nhà cung cấp để nhằm tăng mức độ uy tín và khuyến khích khách hàng dùng thử dịch vụ
S2T1T2: Đăng ký các giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm, đồng thời công bố cho khách hàng thấy chất lượng sản phẩm của cửa hàng trên các trang mạng xã hội và trên các sàn thương mại điện tử
W3T1T3: Tập trung vào các ưu đãi và chất lượng dịch vụ để thu hút trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ, và có được niềm tin, tình cảm ban đầu của khách hàng (Tiến hành đồng thời nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá, giao hàng miễn phí, tư vấn, hướng dẫn mua hàng, bảo hành, đổi trả)
W1W2T2T4: Tìm kiếm và bán các sản phẩm mới mẻ, độc đáo theo xu hướng để thu hút khách hàng
W3T4: Xây dựng hệ thống nhận diện trực tuyến chuyên nghiệp, đồng bộ về một thương hiệu thân thiện, trẻ trung và năng động (Qua việc sử dụng hình ảnh, nội dung, khẩu hiệu, )
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA SALONG FOOD
Chiến lược Marketing 4P
Ở bất kỳ dự án kinh doanh hay kế hoạch nào thì chiến lược Marketing cũng đóng vai trò nồng cốt Mục đích chính của những chiến lược Marketing là hỗ trợ công ty tạo điểm nhấn, làm nổi hơn so với những đối thủ đang cạnh tranh trên thị trường, từ đó giúp xây dựng thương hiệu, khẳng định giá trị và tầm ảnh hưởng Để thực hiện kế hoạch Marketing với chiến thuật phòng thủ, chi phí thấp Nhóm xây dựng kế hoạch Marketing theo phương pháp 4P Bên cạnh đó là việc xây dựng chiến lược quảng bá qua các mô hình bán hàng đa kênh
3.1.1 Chiến lược sản phẩm (Product)
Sản phẩm kinh doanh của Salong Food gồm: Mực rim me, mực rim sa tế, mực xé sợi hấp nước dừa và cuối cùng là mực nguyên con 4 loại sản phẩm đều có giá thành là 65.000đ Khoảng giá trung bình, không quá cao cũng không quá thấp giúp thu hút những đối tượng khách hàng trẻ hơn vì đây là độ tuổi chưa có nguồn tài chính cao, còn khá phụ thuộc vào gia đình Với đối tượng khách hàng mục tiêu là những người có độ tuổi khoảng từ 15 trở lên, thu nhập trung bình khá Từ đó, sẽ đề ra những chiến lược phù hợp cho sản phẩm như: Đa dạng hóa sản phẩm: Có thể thấy rằng đa dạng hóa sản phẩm là yếu tố dễ chi phối nhiều đến quyết định mua sắm Đặc điểm của đối tượng khách hàng trẻ là sự nhanh nhạy trong khả năng nắm bắt những xu hướng ẩm thực cả trong lẫn ngoài nước và với sự ảnh hưởng từ những yếu tố như người nổi tiếng, mạng xã hội,… Nắm bắt được những đặc điểm này thì thay vì chỉ bán với 1 loại sản phẩm và nếu cứ bán đi bán lại thì khá là nhàm chán, cho nên vì lẽ đó mà tại cửa hàng Salong Food sẽ cho nhập và bán tận 4 loại sản phẩm để cho khách hàng tha hồ lựa chọn và ăn đỡ bị ngán Có thể nói đây là 4 loại sản phẩm đồ ăn vặt đặc trưng của quê hương Phan Thiết Bình Thuận Và trong quá trình kinh doanh thì nhóm cũng đã nghiên cứu và tìm hiểu thêm một số món ăn vặt đặc sản cũng khá tiêu biểu của Phan Thiết, và dự sẽ bổ sung vào thực đơn của cửa hàng Salong Food cho phong phú hơn trong tương lai
Bảng 3.1 Một số món ăn vặt sẽ bổ sung vào thực đơn của Salong Food
STT Tên món Trọng lượng
2 Mực bơ tỏi xé sợi 200g
(Nguồn: Salong Food tổng hợp) Cam kết về chất lượng sản phẩm: Những sản phẩm ở Salong Food đều đến từ các nguồn uy tín Khách hàng khi mua sản phẩm đều được cam kết 100% hàng thật, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Tại Salong Food có chính sách hoàn trả giá trị sản phẩm nếu khách hàng có thể chứng minh được Salong Food không đảm bảo chất lượng như đã cam kết Các sản phẩm ở Salong Food đều có đầy đủ những thông tin về: tên sản phẩm, thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, thành phần, khối lượng sản phẩm và hướng dẫn sử dụng Việc cam kết không bán hàng giả kém chất lượng có thể chưa thực sự tạo ra hiệu quả trong thời gian ban đầu kinh doanh do chưa lấy được lòng tin của khách Nhưng nếu khách hàng chọn lựa sản phẩm và đồng thời có những phản hồi tốt sẽ là giá trị dài lâu cho Salong Food trong tương lai
Về giá so với thị trường thì những sản phẩm ở Salong Food có khoảng giá tầm trung, không quá cao cũng không quá thấp đó chính là 65.000đ Mức giá này phù hợp với mức độ sẵn sàng chi tiêu và thu nhập bình quân của người tiêu dùng Việt Nam Để đẩy mạnh doanh thu và tăng sức cạnh tranh trên thị trường thì Salong Food đã thực hiện chiến lược đặt giá lẻ
69.000đ hay combo 199.000đ cho combo 4 sản phẩm thuộc chiến lược đặt giá lẻ và chiến lược này đã được áp dụng tại các quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ, Việt Nam và thời gian qua chiến lược này mang lại độ hiệu quả rất lớn Giá lẻ khiến cho khách hàng “cảm giác” giá rẻ hơn dù không nhiều, chẳng hạn 65.000đ rẻ hơn 70.000đ, và tạo cảm giác muốn mua ngay Cửa hàng Salong Food đã tìm hiểu và hiện đang áp dụng cho các sản phẩm của mình bằng việc đồng giá cho tất cả sản phẩm với mức giá 65.000đ
Trong quá trình kinh doanh thì cửa hàng Salong Food đã tìm hiểu và nghiên cứu thì hiện tại trên thị trường đã có các đối thủ nổi bật trên thị trường và đang cạnh tranh cùng ngành hàng đồ ăn vặt đó là: Đặc sản biển Phan Thiết Ngọc Dũng, Đặc sản Việt 98 Hay các cửa hàng đang phát triển trên nền tảng TikTok như: Bà trùm khô gà, DumBum, Khô gà hai anh em và MonMon Food Sau khi thâm nhập và tìm hiểu về giá bán thì nhận thấy rằng mức giá của các đối thủ này dao động tầm 70.000 – 100.000đ theo cùng mức trọng lượng, riêng với các sản phẩm có trọng lượng lớn hơn thì giá tiền khá cao, cụ thể:
Bảng 3.2 Mức giá của các đối thủ đang kinh doanh nổi bật trên thị trường
STT Tên cửa hàng Sản phẩm Trọng lượng Giá bán
1 Đặc sản biển Phan Thiết
2 Đặc sản Việt 98 Mực rim me 200g 90.000đ
3 Bà trùm khô gà Mực xé nước dừa 200g 90.000đ
4 DumBum Mực rim sa tế
5 Khô gà hai anh em Mực xé nước dừa
6 MonMon Food Mực xé nước dừa
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Có thể thấy mức giá của các sản phẩm với trọng lượng 200g ở các đối thủ này khá cao trên thị trường và điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với đối tượng khách hàng trẻ từ 15 tuổi trở lên, cụ thể là từ 15 – 35 tuổi Với đối tượng khách hàng mục tiêu hướng đến là những bạn trẻ từ 15 – 35 tuổi và để tăng sức cạnh tranh hơn so với các đối thủ nổi bật trên thị trường thì cửa hàng Salong Food đã định giá các sản phẩm của mình với mức giá rẻ hơn nhiều, cụ thể là với mức giá lẻ 65.000đ cho toàn bộ các sản phẩm Ngoài ra, cộng với các chương trình khuyến mãi đi kèm sẽ khiến giá được giảm nhiều hơn Điều này cũng sẽ khiến cho ảnh hưởng ít nhiều đến quyết định mua hàng của khách hàng Và trong quá trình kinh doanh thì thị trường sẽ luôn biến động nên vì thế mà cửa hàng Salong Food sẽ luôn nghiên cứu để cân đối mức giá bản sản phẩm cho phù hợp và đồng thời bổ sung thêm các biến thể về trọng lượng cho sản phẩm để có thể giúp khách hàng đỡ bị nhàm chán và thoải mái hơn trong việc lựa chọn mua sản phẩm
3.1.3 Chiến lược phân phối (Place)
Chiến lược phân phối là điều tiên quyết đảm bảo hạn chế rủi ro nhất có thể cho doanh nghiệp khi vận hành Để thực hiện chiến lược phân phối sản phẩm đầu tiên là xác định đối tượng khách hàng cần phân phối Như chiến lược STP nhóm đã thực hiện, khách hàng mục tiêu được xác định là nhóm đối tượng từ 15 tuổi trở lên, đối tượng chính mà Salong Food hướng đến đó chính là sinh viên Đối tượng khách hàng này thường mua hàng trực tuyến, nhu cầu của họ thường là sản phẩm cần đảm bảo sự tiện lợi, giá cả phải chăng và chất lượng tốt gián tiếp Trong đó nguồn lực lớn vẫn là qua hình thức phân phối trực tiếp Với Salong Food, nhóm định hướng cả hai hình thức phân phối như sau:
Giai đoạn đầu sẽ là phân phối trực tiếp
Giai đoạn năm 2024 - 2025: Doanh nghiệp nhỏ nên chủ yếu tự tay cung cấp sản phẩm trực tiếp đến khách hàng Trong giai đoạn này, cửa hàng sẽ phải chú trọng về mặt hậu cần, như là kho hàng, quy trình giao nhận vận chuyển
Giai đoạn năm 2026 - 2028: Mở cửa hàng, gia tăng thêm các kênh phân phối trung gian Trong giai đoạn này, cửa hàng sẽ cân nhắc lựa chọn các kênh phân phối sao cho phù hợp và tiết kiệm chi phí nhất Các kênh phân phối sẽ có chức năng:
• Vận chuyển, quản lý dự trữ và tiếp xúc với khách hàng
• Hỗ trợ thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng
• Hoàn thiện sản phẩm bằng cách chia nhỏ các lô hàng, đóng gói, bao bì, phân loại và phân bổ giúp cung cấp đến khách hàng các sản phẩm đa dạng hơn
• Cung cấp dịch vụ khách hàng khác nhau, hỗ trợ thanh toán, tư vấn, giao hàng, đổi trả hàng, chăm sóc khách hàng, huấn luyện kỹ năng bán hàng…
• Chia sẻ rủi ro, tạo điều kiện để vượt qua khó khăn và tiếp tục đầu tư
Hiện tại, cửa hàng Salong Food đã liên kết với một đơn vị vận chuyển thứ 3 là J&T Express để có thể phục vụ được tất cả khách hàng có nhu cầu
Bảng 3.3 Bảng so sánh đơn vị vận chuyển J&T Express so với các đối thủ của mình Đơn vị vận chuyển Ưu điểm Nhược điểm
• Có hệ thống Website và luôn cập nhật thông tin để tham khảo
• Chi phí ship COD tiết kiệm
• Hỗ trợ bảo hiểm hàng hóa cho khách hàng
• Chỉ hoạt động tại các thành phố lớn
• Thời gian vận chuyển lâu
• Thời gian giao hàng nhanh
• Hỗ trợ bồi thường nếu sảy ra vấn để trong quá trình giao hàng
• Chi phí ship COD cao
• Bảo quản và lưu trữ hàng hóa còn hạn chế
AhaMove • Tốc độ giao hàng nhanh
• Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
• Chỉ hoạt động tại TP.HCM và Hà Nội
• Chưa có gói hỗ trợ bảo hiểm hàng hóa
• Tổng đài hỗ trợ khách còn nhiều hạn chế
• Có hệ thống Website và luôn cập nhật thông tin để tham khảo
• Độ phủ sóng rộng khắp 63 tỉnh thành, tích hợp cho khách hàng kinh doanh online
• Hỗ trợ chăm sóc khách hàng 24/7
• Hỗ trợ bảo hiểm hàng hóa
• Quy trình chăm sóc khách hàng vẫn chưa thật sự chuyên nghiệp
• Thời gian giao hàng chậm
• Độ phủ sóng cao, 63 tỉnh thành
• Phí cước vận chuyển tốt
• Phù hợp với khách hàng cần vận chuyển hàng hóa nặng nề với chi phí rẻ
• Thời gian vận chuyển lâu
• Không có dịch vụ gói hàng tại nhà mà phải mang hoa hóa lên bưu cục công ty để gói hàng
• Nhược điểm lớn nhất của VNPost đó là nếu xảy ra trục trặc (không nhận hàng, không liên lạc được khách hàng…) thì người bán hàng phải tự đến trực tiếp bưu cục để xử lý rất phiền phức
Viettel Post • Độ phủ sóng cao, 63 tỉnh thành
• Hàng hóa được bảo vệ tốt, nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp
• Viettel Post áp dụng miễn phí phí chuyển hoàn đơn cho các đơn
• Viettel Post không chấp nhận thay đổi giá trị ship COD đối với các đơn hàng đang được chuyển đi
• Chi phí sử dụng dịch vụ vận tải tại Viettel Post cao hơn hàng ở thành phố lớn và miễn phí ship COD cho với các đơn hàng ở nội tỉnh
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Từ bảng so sánh trên, nhóm nhận thấy đơn vị vận chuyển J&T Express có các ưu điểm phù hợp với điều kiện hiện tại của cửa hàng Salong Food nhất, và các nhược điểm của nó cũng không đáng kể Do đó nên nhóm quyết định hợp tác với đơn vị vận chuyển J&T Express
3.1.4 Chiến lược xúc tiến (Promotion)
Chiến lược xúc tiến bán hàng ở giai đoạn đầu sẽ tập trung vào các biện pháp khuyến khích mua hàng mang tính ngắn hạn, ưu tiên bán hàng cá nhân, quảng cáo và xúc tiến bán hàng Để thực hiện chiến lược xúc tiến thì cửa hàng Salong Food đã cho thực hiện nhiều chiến dịch để giúp cho khách hàng đỡ bị nhàm chán trong việc chọn mua sản phẩm, cụ thể:
Kế hoạch bán hàng
3.2.1.1 Xây dựng hệ thống bán hàng đa kênh
Salong Food phát triển trang web của mình trên nền tảng Zozo Khách truy cập vào website để tìm kiếm và lựa chọn mua hàng Với các tính năng như phân loại, lọc sản phẩm theo các mục như mua nhiều, khuyến mãi,… Khách hàng có thể dễ dàng tìm được sản phẩm ưng ý hơn Salongfood.com còn mang lại cảm giác thích thú mua hàng hơn khi có thêm các bài báo chia sẻ về công dụng của đồ ăn vặt, cách nấu các món đồ ăn vặt cực ngon, cực đơn giản tại nhà trong trang web của mình Đánh vào tâm lý những điều đơn giản, website Salong Food là điểm cộng khi giao diện đơn giản, tiện lợi cho khách hàng hơn Bên cạnh đó, website được tích hợp liên kết với ứng dụng quản lý đơn hàng trên điện thoại Khi có đơn hàng, bên phía Salong Food sẽ nhận được thông báo qua ứng dụng và có thể dễ dàng kiểm tra mà không cần phải vào trang quản lý
Bán hàng trên website là nền tảng kinh doanh và cũng là một nền tảng giúp cửa hàng xây dựng thương hiệu Salong Food hiện nay Tuy nhiên, để có thể tăng thêm được lượt tiếp cận, Salong Food đã xây dựng bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook và kênh Tiktok Các kênh mạng xã hội này là công cụ rất hữu ích cho việc tiếp cận nhiều khách hàng mới, chạy quảng bá để tăng độ nhận diện thương hiệu và đặc biệt đây là kênh bán hàng cũng rất hiệu quả Đối với kênh Facebook, Salong Food đã cho xây dựng Fanpage và tại đây cửa hàng đã tập trung đăng các bài viết về sản phẩm kinh doanh của mình Ngoài các bài viết bán hàng, Salong Food còn đăng các bài báo, tin tức liên quan đến sản phẩm, hoặc các mẫu khuyến mãi nhỏ nhằm đa dạng hóa hơn trên kênh Fanpage của mình Hiện nay trên Facebook có rất nhiều nhóm, cộng đồng về mua bán online, đây là những cơ hội để tận dụng kinh doanh và quảng bá thương hiệu Và tiếp theo là kênh TikTok thì theo như xu hướng hiện nay, mọi người thích xem các video ngắn xuất hiện trên các nền tảng xã hội, chính vì lẽ đó mà TikTok trở nên phổ biến rộng rãi Một video sẽ thu hút người khác nếu nội dung và âm thanh của nó đủ gây ấn tượng Salong Food đang cố gắng trong việc xây dựng các thước phim, video ngắn để có thể bắt kịp được xu hướng hiện nay
Lý do mà cửa hàng Salong Food tập trung bán hàng đa kênh qua 3 nền tảng là Website, Facebook và kênh TikTok thay vì các kênh khác như Instagram hay các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki là vì cửa hàng Salong Food cũng chỉ vừa mới được thành lập không lâu, còn non trẻ và còn hạn chế về mặt ngân sách Do đó, trong giai đoạn đầu kinh doanh cửa hàng sẽ tập trung nguồn lực để phát triển 3 nền tảng trước là Website, Facebook và Tiktok Sau khi độ nhận diện thương hiệu tương đối cao, khách hàng có niềm tin hơn về các sản phẩm của cửa hàng Salong Food và nguồn tài chính vững mạnh thì Salong Food sẽ cho xây dựng thêm một số nền tảng khác để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn Điểm nổi bật ở cả 3 nền tảng mà cửa hàng Salong Food hứng thú và mong muốn hướng tới việc xây dựng thương hiệu và bán hàng trong giai đoạn đầu là vì: Đầu tiên về Website thì có thể nói đây là một nền tảng khá tốt trong việc xây dựng thương hiệu, và ở cửa hàng Salong Food cũng đã có và xây dựng Website riêng cho mình là salongfood.com Với việc một cá nhân hay một doanh nghiệp, cửa hàng sở hữu một Website riêng sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích quan trọng, cụ thể:
• Mở rộng tầm vươn và tiếp cận khách hàng: Với việc sở hữu một Website riêng sẽ cho phép cửa hàng kinh doanh tiếp cận được với khách hàng tiềm năng không chỉ trong khu vực địa phương mà còn trên toàn thế giới Khách hàng có thể tìm kiếm và mua hàng từ cửa hàng mọi lúc, mọi nơi thông qua Internet
• Xây dựng và tăng cường thương hiệu: Một Website riêng sẽ giúp cửa hàng kinh doanh xây dựng và tăng cường thương hiệu của mình trên môi trường trực tuyến Điều này sẽ được thể hiện thông qua bộ hệ thống nhận diện thương hiệu như logo, màu sắc, thiết kế giao diện, hình ảnh và nội dung Khi khách hàng khám phá trang Website và thấy rõ được sự chuyên nghiệp và nét tính cách đặc trưng của cửa hàng mang đến, từ đó sẽ khiến khách hàng có cảm giác "Rung động - Yêu mến" và có phần nào cảm thấy tin tưởng hơn về thương hiệu của cửa hàng
• Cung cấp thông tin và mô tả sản phẩm/dịch vụ: Trên website, có thể hiển thị thông tin chi tiết và mô tả về sản phẩm hoặc dịch vụ mà cửa hàng kinh doanh cung cấp Khách hàng có thể xem hình ảnh, đặc điểm kỹ thuật, thông số kỹ thuật và thông tin liên quan khác, giúp họ đưa ra quyết định mua hàng thông minh và tăng cường lòng tin cậy
• Bán hàng trực tuyến và tăng doanh số: Một Website cho phép cửa hàng kinh doanh thực hiện bán hàng trực tuyến, tạo ra một kênh bán hàng mới và tiện lợi cho khách hàng Việc mở rộng phạm vi bán hàng sẽ giúp tăng doanh số và mở rộng cơ hội kinh doanh
• Tiếp cận với khách hàng tiềm năng qua công cụ tìm kiếm: Một Website tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) sẽ giúp cửa hàng kinh doanh được tìm kiếm và khám phá bởi khách hàng tiềm năng thông qua các công cụ tìm kiếm như Google Điều này sẽ giúp tăng cơ hội thu hút lưu lượng truy cập từ người dùng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà cửa hàng cung cấp
• Theo dõi và phân tích hiệu quả kinh doanh: Ở các Website sẽ cung cấp các công cụ phân tích và theo dõi hiệu quả kinh doanh Tại đây có thể xem số lượng truy cập, xu hướng khách hàng, tần suất mua hàng, tỷ lệ chuyển đổi và các chỉ số quan trọng khác để đánh giá hiệu quả kinh doanh và điều chỉnh chiến lược tiếp thị
• Tiết kiệm chi phí và thời gian: Một website riêng sẽ cho phép cửa hàng kinh doanh tiết kiệm chi phí và thời gian so với các phương thức truyền thông truyền thống Sẽ không cần phải đầu tư nhiều vào các phương tiện quảng cáo truyền thống và có thể quản lý và cập nhật thông tin về sản phẩm và dịch vụ một cách linh hoạt và nhanh chóng
Tóm lại, việc sở hữu một Website riêng sẽ giúp cho cửa hàng kinh doanh không chỉ mở rộng tầm vươn và tiếp cận khách hàng, mà còn tạo cơ hội bán hàng trực tuyến, tăng cường thương hiệu và xây dựng mối quan hệ với khách hàng Nó cũng có thể giúp cho theo dõi hiệu quả kinh doanh, tăng cường sự tin cậy và chuyên nghiệp của cửa hàng hơn trong mắt khách hàng Do đó, trong giai đoạn đầu Salong Food mong muốn tận dụng những thế mạnh của nền tảng Website để xây dựng thương hiệu của cửa hàng được chuyên nghiệp và vững mạnh hơn, ngoài ra sẽ nghiên cứu thêm về từ khoá để tối ưu chuẩn SEO, từ đó khiến khách hàng dễ tìm đến trang Website của cửa hàng hơn trên Google
Tiếp theo về nền tảng mạng xã hội Facebook, cụ thể là Fanpage, thì với việc cửa hàng sở hữu một Fanpage riêng sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích quan trọng, cụ thể:
• Tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng: Facebook là một nền tảng mạng xã hội phổ biến với hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới Việc sở hữu một Fanpage sẽ giúp cho cửa hàng kinh doanh có thể tiếp cận và tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng thông qua bài viết, bình luận, tin nhắn và các công cụ tương tác khác
• Quảng bá và tiếp thị sản phẩm/dịch vụ: Fanpage là một kênh quảng cáo và tiếp thị hiệu quả Cửa hàng có thể tạo các bài viết, hình ảnh, video và quảng cáo để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, thông báo khuyến mãi và sự kiện đặc biệt Điều này sẽ giúp cho cửa hàng có thể thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo sự quan tâm đến cửa hàng kinh doanh
• Xây dựng cộng đồng và tương tác khách hàng: Fanpage cho phép xây dựng cộng đồng quan tâm và tương tác với khách hàng của mình Các nhân viên của cửa hàng khi quản lý Fanpage có thể hỗ trợ khách hàng, trả lời câu hỏi, giải đáp thắc mắc và nhận phản hồi từ khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi Điều này giúp tạo lòng tin và tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng
Quản lý tổ chức
Salong Food là cửa hàng chuyên kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ với sản phẩm là các món ăn vặt đặc sản của Phan Thiết Nguồn hàng sẽ được Salong Food nhập về cửa hàng và xuất bán Để có thể vận hành được cửa hàng, Salong Food có 8 bộ phận cơ bản:
Bộ phận điều hành: Chịu trách nhiệm trong việc quản lý, điều hành hoạt động của cửa hàng, đưa quyết định, ký các giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh của cửa hàng, kiểm tra chất lượng của sản phẩm trước khi nhập kho Ngoài ra bộ phận này còn tham gia đối ngoại với các đối tác để thu hút đầu tư
Bộ phận bán hàng : Đảm nhận quản lý các đơn hàng trên Fanpage, Website và TikTok, tư vấn và thuyết phục khách mua hàng, cập nhật giá sản phẩm lên Website và kênh TikTok của cửa hàng Ngoài ra bộ phận bán hàng còn chịu trách nhiệm trong việc chăm sóc khách sau khi mua hàng
Bộ phận Marketing: Chịu trách nhiệm trong việc xây dựng thương hiệu, quảng bá và truyền thông để thu hút khách hàng
Bộ phận tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm thống kê dòng tiền, quản lý thu chi của cửa hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh, thống kê tồn kho, lập báo cáo tài chính,
Bộ phận hành chính nhân sự: Có trách nhiệm quản lý nhân sự trong cửa hàng, tính lương thưởng, tổ chức sự kiện nội bộ trong cửa hàng, duyệt sơ bộ các văn bản trước khi trình lên bộ phận điều hành
Bộ phận kho: Có trách nhiệm quản lý kho hàng, phân loại và đóng gói sản phẩm
Bộ phận giao hàng : Chịu trách nhiệm giao hàng cho khách hàng và thu nhận hàng nếu khách yêu cầu đổi trả
Bộ phận thu mua: Đảm nhận các công việc thu mua cho cửa hàng bao gồm tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu sản phẩm hay các cơ sở vật chất trong cửa hàng
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Quy trình nhập hàng của Salong Food bao gồm có 5 bộ phận tham gia vào chuỗi, đó là bộ phận điều hành, bộ phận kho, bộ phận bán hàng, bộ phận thu mua và bộ phận tài chính kế toán
Sơ đồ 3.2 Quy trình nhập hàng tại Salong Food
Bước 1: Bộ phận điều hành sẽ nhận kế hoạch mua hàng, báo cáo bán hàng, báo cáo kho và thống kê tài chính từ các phòng ban Sau đó, bộ phận điều hành tiến hành xét duyệt và lập kế hoạch cho việc nhập hàng
Bước 2: Sau khi hoàn thành kế hoạch nhập hàng, bộ phận điều hành sẽ chuyển về cho bộ phận thu mua và yêu cầu mua hàng
Bước 3: Bộ phận thu mua tiếp nhận yêu cầu và tiến hành mua hàng
Bước 4: Hàng sau khi được mua sẽ được chuyển về bộ phận điều hành để kiểm tra chất lượng Nếu sản phẩm đạt thì chuyển đến bộ phận kho để tiến hành lưu kho Nếu sản phẩm không đạt thì sẽ lập lại kế hoạch và mua lô hàng khác
Bước 5: Bộ phận kho tiến hành kiểm tra số lượng và nhập vào kho
Bước 6: Bộ phận thu mua xuất hóa đơn mua hàng cho tài chính kế toán để thanh toán đơn hàng Kết thúc quá trình nhập hàng
Với sản phẩm là đồ ăn vặt, thành phần là các dạng mực khô được chế biến và xử lý khéo léo qua bàn tay của những người thợ bếp cùng với công nghệ tiên tiến Vì là dạng thực phẩm khô nên tỷ lệ hư hỏng cũng được giảm đi đáng kể Tuy nhiên bất cứ mặt hàng nào cũng vậy, nếu tiếp xúc với điều kiện không thích hợp thì sẽ rất nhanh hỏng Các sản phẩm đồ ăn vặt khô nếu tiếp xúc với điều kiện ẩm sẽ dễ sản sinh ra các nấm mốc làm hư hỏng sản phẩm Chính vì thế cần phải có tiêu chuẩn đóng gói kỹ càng
Hũ nhựa chứa đồ ăn vặt khô: Còn nguyên vẹn, không nứt hay có lỗ hỏng Màng seal (màng niêm phong) bao bọc miệng hũ giúp giữ cho sản phẩm được bảo quản tốt hơn và tránh khỏi những tác động bên ngoài: Còn nguyên vẹn, không nứt hay có lỗ hỏng Nắp đậy: Bằng nhựa, còn nguyên, không bị nứt và khi đậy phải kín Thùng giấy đóng gói: Thùng kín để bảo vệ sản phẩm Túi giấy: Quai xách phải chắc chắn để không làm rơi vỡ sản phẩm Đối với đơn hàng chứa nhiều sản phẩm (từ 3 sản phẩm trở lên) thì việc sử dụng thùng giấy đóng gói sẽ chứa được nhiều hơn
❖ Quy trình đóng gói: Đối với đơn hàng từ 3 sản phẩm trở lên:
• Bước 1: Đặt sản phẩm vào thùng giấy
• Bước 2: Sắp xếp, cố định vị trí sao cho các sản phẩm được ngăn nắp
• Bước 3: Thả thư cảm ơn vào thùng và dùng băng keo để dán nắp thùng Nếu thấy chỗ nào chưa chắc chắn thì lại tiếp tục dán băng keo để bảo về thùng sản phẩm được tốt hơn
• Bước 4: Kiểm tra tổng quan xem thùng giấy đã kín chưa và dán thông tin đơn hàng lên thùng Đối với đơn hàng ít sản phẩm (1 - 2 sản phẩm) sử dụng túi giấy sẽ tiện lợi hơn Sản phẩm chỉ cần bỏ vào túi giấy kèm thư cảm ơn, sau đó dán thông tin đơn hàng bên ngoài
Bảng 3.8 Bảng chi phí đóng gói của Salong Food
Số lượng hàng Vật dụng Chi phí Tổng chi phí
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Trên đây là chi phí chung của Salong Food khi đóng gói, Tùy vào mỗi đơn hàng của khách mà sẽ có các chi phí khác nhau nhưng nhìn chung vẫn dao động trong mức trên hoặc có thể chênh lệch đôi chút
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Quy trình xuất hàng của Salong Food bao gồm có 4 bộ phận tham gia vào chuỗi, đó là bộ phận bán hàng, bộ phận kho, bộ phận giao hàngvà bộ phận tài chính kế toán
Bước 1: Bộ phận bán hàng sẽ thống kê số lượng đơn hàng thông qua Website, Fanpage hoặc kênh Tikok, sau đó gửi đến bộ phận kho
Bước 2: Bộ phận kho tiếp nhận thống kê và kiểm tra kho hàng Sau đó, phân loại hàng theo đơn và tiến hành đóng gói
Quản trị rủi ro
3.4.1 Các rủi ro có thể gặp phải
Việc nghiên cứu thị trường của Salong Food tiến hành theo cách chủ quan và chỉ khảo sát trong một khu vực nhất định Rủi ro phải kể đến chính là số liệu hiện tại có thể sẽ bị lạc hậu và lỗi thời do xu hướng tiêu dùng hiện nay thay đổi hằng ngày và liên tục Các công cụ phân tích số liệu cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình phân tích bởi nó đã cũ mà chưa được nâng cấp
❖ Rủi ro về tài chính
Tài chính của cửa hàng vận hành liên tục, do đó sẽ có phát sinh về tài chính không đúng theo báo cáo Dư hoặc thiếu là hai yếu tố thường thấy khi nhắc đến dòng tiền Trong quá trình kinh doanh sẽ xuất hiện những chi phí phát sinh ngoài dự tính mà bộ phận kế toán chưa cập nhật kịp Hoặc một đơn hàng trong kho bị thống kê sai dẫn đến chênh lệch doanh thu
❖ Rủi ro về quản lý
Với đội ngũ nhân sự tối giản hiện tại của Saong Food thì một bộ phận như vậy chỉ có một người quản lý, do đó sẽ xuất hiện tình trạng độc quyền Một người nắm giữ thế độc quyền rất dễ gây tranh chấp công việc với nhau Điều đó làm cho quá trình quản lý gặp nhiều khó khăn
❖ Rủi ro về bán hàng
Thị trường hiện nay có nhiều đối thủ cạnh tranh với thâm niên trong nghề lâu năm, điều này gây áp lực rất lớn đối với Salong Food Bên cạnh đó, tình hình lạm phát đang ngày càng có xu hướng tăng, giá cả cao, đồng tiền bị mất giá Các rủi ro về nguyên vật liệu đầu vào có thể được đánh tráo dẫn đến chất lượng sản phẩm kém
❖ Rủi ro về bảo mật thông tin
An toàn thông tin là vấn đề cấp bách cần chú trọng Các tài liệu mật của cửa hàng có thể bị đánh cắp bởi người thứ 3 Các hacker tấn công vào trang website nhằm lấy đi thông tin cá nhân khách hàng và bán nó cho một bên khác
Sơ đồ 3.6 Quy trình quản lý rủi ro của Salong Food
(Nguồn: Salong Food tổng hợp) Để có thể xử lý các rủi ro kịp thời, Salong Food lập ra quy trình quản lý rủi ro Các rủi ro đa phần sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính của cửa hàng, gây thiệt hại không nhỏ đến lợi ích của cửa hàng Do đó cần phải xây dựng một kế hoạch cụ thể nhằm phòng tránh rủi ro
Salong Food liệt kê những rủi ro mà cửa hàng có thể gặp phải Các rủi ro liên quan như: rủi ro về tài chính, rủi ro về quản lý, rủi ro bán hàng, rủi ro về bảo mật Sau khi hoạch định, tiến hành phân tích các rủi ro:
• Nguyên nhân, nguồn gốc của rủi ro
• Tác động của rủi ro đến doanh nghiệp
❖ Xây dựng các biện pháp xử lý:
Sau khi phân tích các rủi ro, Salong Food sẽ đưa ra các giải pháp nhằm xử lý rủi ro, cụ thể:
- Đối với các rủi ro về nghiên cứu, Salong Food cần chọn lọc kỹ càng hơn trong khâu nghiên cứu và khảo sát, từ đó có số liệu cụ thể và chính xác nhất
- Salong Food cần tập trung quản lý khâu tài chính của mình Ghi nhận doanh thu, các chi phí phát sinh một cách kịp thời và chính xác, từ đó giảm thiểu việc chênh lệch dòng tiền, ảnh
- Hạn chế các rủi ro bán hàng thông qua việc tăng độ nhận biết và uy tín của thương hiệu trên thị trường, khẳng định vị trí của Salong Food Đối với nguyên liệu đầu vào, cần kiểm soát chặt chẽ hơn về thu mua hay nhập kho
- Salong Food cần tránh truy cập vào những trang, đường link không an toàn nhằm tránh các thiệt hại về bảo mật Ngoài ra, việc tăng cường bảo mật thông tin hiện tại cũng cần phải chú trọng và đầu tư
- Về cơ cấu tổ chức đã phân chia rõ các phòng ban, mỗi phòng ban đều có vai trò và nhiệm vụ khác nhau Nhân viên phòng ban có trách nhiệm thực hiện những công việc theo chỉ định, đồng thời phải tuân theo nội quy của công ty
Từ những giải pháp được đưa ra nhằm giải quyết các rủi ro, Ban điều hành sẽ kiểm tra lại xem các giải pháp đó có giải quyết được không Các giải pháp phải mang tính thực tiễn và có khả thi Nếu biện pháp xử lý rủi ro không hiệu quả thì cần phải nên đưa ra các giải pháp triệt để hơn
Ban điều hành có thể tham khảo các chuyên gia về kinh tế Những lời khuyên từ chuyên gia sẽ giúp ích cho khâu phòng tránh rủi ro được chuẩn bị kỹ càng hơn, khi xảy ra sự cố có thể xử lý kịp thời
Salong Food cần nên lập ra quỹ dự phòng rủi ro để có thể ứng phó kịp khi có rủi ro Bên cạnh đó, trong trường hợp bất trắc đối với rủi ro lớn, Salong Food cần lựa chọn để phân tán rủi ro:
• Chủ động mua bảo hiểm
• Phân tán khách hàng sang đơn vị khác
• Chủ động phá sản doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cho bên khác
Phát triển bền vững
Trong thời gian đầu là 6 tháng bắt đầu từ 1/1/2023, Salong Food chưa đăng ký kinh doanh Tuy nhiên, theo Điều 13 của Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về việc quản lý trang web thương mại điện tử, Salong Food vẫn thực hiện tốt các trách nhiệm đúng theo pháp luật khi kinh doanh trực tuyến trên trang thương mại điện tử của công ty như:
- Cung cấp chính xác, đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 29 Nghị định 52/2013/NĐ-CP
- Cung cấp đầy đủ và chính xác những thông tin về hàng hóa như phương thức vận chuyển, giao nhận, hình thức thanh toán, giá cả,… theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định 52/2013/NĐ-CP
- Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước về việc cung cấp thông tin tình hình kinh doanh để phục vụ hoạt kê thương mại điện tử Cuối năm 2023, Salong Food sẽ thành lập Công ty TNHH Một Thành Viên Salong Food, đăng ký kinh doanh Thông báo với Bộ Công Thương về trang web của công ty Khi đó công ty sẽ hoạt động kinh doanh vững mạnh, đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật
Salong Food ra đời với mục tiêu mang đến các món ăn vặt đặc sản Phan Thiết đến gần hơn với nhiều người, giúp mọi người dễ dàng thưởng thức các món ăn vặt đặc sản Phan Thiết
Vì vậy, Salong Food luôn đề cao việc lấy con người làm gốc rễ, mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho cả khách hàng và đội ngũ nhân sự
❖ Làm việc luôn hướng đến mục tiêu
Mục tiêu của cửa hàng cần phải được xác định ngay từ khi hình thành ý tưởng Mọi hoạt động, kế hoạch thực hiện đều hướng đến một mục tiêu đó Như vậy sẽ không giúp tạo động lực phát triển mà còn giúp truyền cảm hứng đến những người xung quanh
❖ Lấy con người làm gốc rễ
Mặt hàng kinh doanh của Salong Food là thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người Sản phẩm không tốt đồng nghĩa với thất bại Giúp khách hàng có được trải nghiệm tốt với sản phẩm của Salong Food là mục tiêu hàng đầu Bên cạnh đó, là một doanh nghiệp, Salong Food cũng có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho đội ngũ nhân sự của cửa hàng
❖ Thích ứng nhanh với những thay đổi
Môi trường kinh doanh ở bất kỳ ngành nghề nào cũng luôn có những biến động nhất định, có những sự thay đổi, dịch chuyển liên tục Đặc biệt về yếu tố con người lại càng thêm khó nắm bắt Đã xác định mục tiêu lấy con người làm gốc rễ, Salong Food luôn phải thích nghi với những thay đổi khó lường đó, nhằm mang lại những giá trị tốt nhất cho xã hội
❖ Dữ liệu là yếu tố then chốt trong mọi kế hoạch
Chưa có một thời kỳ nào mà dữ liệu lại đóng vai trò quan trọng như hiện nay Bất kỳ một ngành nghề, công việc nào cũng cần phải có dữ liệu Dữ liệu phản ánh chân thực nhất tình hình của một sự vật, sự việc nào đó ở một thời điểm nhất định Vì vậy, Salong Food luôn đảm bảo mọi quyết định và thảo luận đều dựa trên thông tin được thu thập tùy theo bối cảnh và tình hình khách hàng
3.5.3 Các hoạt động CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp)
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các hoạt động góp phần phát triển xã hội, Salong Food ý thức được trách nhiệm của mình và đóng góp thông qua một số hoạt động Nhằm góp phần mang đến những giá trị bền vững
❖ Hoạt động bảo vệ môi trường
Sử dụng hộp nhựa hay hộp thủy tinh có thể tái sử dụng để đựng sản phẩm Đảm bảo các quy trình hoạt động an toàn và tiết kiệm, đặc biệt là trong việc sử dụng điện và nước Và đặc biệt chú trọng việc xử lý nước và rác thải
Cửa hàng Salong Food đã tích cực tham gia các chiến dịch hỗ trợ nông sản Việt Ngoài ra, Salong Food cũng định hướng tương lai sẽ ưu tiên sử dụng nguồn cung trong nước Hưởng ứng cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam Một phần nào đó giúp giải quyết đầu ra cho đặc sản Việt trong nước, đặc biệt là ở khu vực Phan Thiết Bình Thuận.
Kế hoạch tài chính
Salong Food là dự án khởi nghiệp kinh doanh online bắt đầu với nguồn kinh phí hoạt động từ các thành viên trong nhóm
Bảng 3.12 Các khoản đầu tư ban đầu
STT Tên thành viên Thành tiền (VNĐ)
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Chi phí đầu từ ban đầu năm 2023
Bảng 3.13 Chi phí đầu từ ban đầu năm 2023
STT Khoảng chi phí Số tiền (VNĐ)
3 Bao bì dụng cụ đóng gói 650.000
(Nguồn: Salong Food tổng hợp) Chi phí hoạt động kinh doanh
- Là chi phí cố định hàng tháng, hàng năm
Bảng 3.14 Dự định chi phí bán hàng
Chi phí Số tiền/tháng
3 Phí bảo trì xe máy 100.000 1.200.000
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
3.6.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
3.6.2.1 Kết quả kinh doanh từ tháng 02/2023 - 4/2023
❖ Kết quả kinh doanh tháng 2
Bảng 3.15 Chi phí kinh doanh tháng 2/2023
Chi phí Số tiền (VNĐ)
3 Phí dịch vụ trang web 150.000
5 Phí bảo trì xe máy 100.000
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Bảng 3.16 Báo cáo kết quả kinh doanh tháng 02/2023
STT Tiêu chí Kết quả (VNĐ)
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
➔ Kết quả hoạt động kinh doanh tháng 2: Lỗ 2.250.000 VNĐ
❖ Kết quả kinh doanh tháng 3/2023
Bảng 3.17 Chi phí kinh doanh tháng 3/2023
Chi phí Số tiền (VNĐ)
3 Phí dịch vụ trang web 150.000
5 Phí bảo trì xe máy 100.000
(Nguồn: Salong Food tổng hợp) Bảng 3.18 Báo cáo kết quả kinh doanh tháng 03/2023
STT Tiêu chí Kết quả (VNĐ)
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
➔ Kết quả hoạt động kinh doanh tháng 3: Lỗ 1.500.000 (VNĐ)
❖ Kết quả kinh doanh tháng 4/2023
Bảng 3.19 Chi phí kinh doanh tháng 4/2023
Chi phí Số tiền (VNĐ)
3 Phí dịch vụ trang web 150.000
5 Phí bảo trì xe máy 100.000
(Nguồn: Salong Food tổng hợp) Bảng 3.20 Báo cáo kết quả kinh doanh tháng 04/2023
STT Tiêu chí Kết quả (VNĐ)
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
➔ Kết quả hoạt động kinh doanh tháng 4: Lỗ 750.000 VNĐ
Tổng kết sau 3 tháng hoạt động kinh doanh:
Doanh thu: 6.500.000 + 8.450.000 + 10.400.000 = 25.350.000 (đơn vị (VNĐ))
Lợi nhuận: - 2.250.000 - 1.500.000 - 750.000 = - 4.500.000 (đơn vị (VNĐ))
3.6.2.2 Kết quả kinh doanh dự kiến tháng 5/2023 - 12/2023
Theo kế hoạch đề ra từ đầu đến giữa năm 2023, Salong Food sẽ đạt hòa vốn hoặc lợi nhuận thấp Salong Food tập trung xây dựng các nguồn lực cần thiết ban đầu Việc đầu tư xây dựng nguồn lực sẽ tạo tiền đề để Salong Food phát triển trong tương lai Từ giữa năm 2023 trở đi, Salong Food dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh về doanh thu lẫn lợi nhuận
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
3.6.3 Dự báo doanh thu và lợi nhuận tiếp theo sau một năm hoạt động:
Dự báo chi phí và lợi nhuận 2 năm tiếp theo của Salong Food sau 1 năm hoạt động
- Dự kiến mức tăng trưởng kỳ vọng của cửa hàng là doanh thu ở năm thứ 2 tăng 45% và doanh thu ở năm thứ 3 tăng 80% so với năm 1
- Chi phí mặc định năm 2 sẽ tăng 20% và chi phí năm thứ 3 tăng 40% so với năm 1
Bảng 3.22 Dự báo chi phí và lợi nhuận 2 năm tiếp theo
Bảng 3.21 Kết quả kinh doanh dự kiến tháng 5/2023 - 12/2023
Chi phí nhân sự tăng (%) - - 30%
Chi phí nhân sự (VNĐ) 0 0 0
Chi phí mặc định (VNĐ) 130.700.000 156.840.000 182.980.000
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
3.6.4 Đánh giá mức độ hiệu quả của dự án Để biết dự án kinh doanh có hiệu quả hay không, ta sử dụng các công cụ đo lường định tính
- Đo lường chỉ số NPV:
+ Ct: Là dòng tiền ròng của dự án ở thời gian t
+ C0: Là chi phí ban đầu dùng để thực hiện dự án
+ t: Thời gian tính toán dòng tiền
+ r: Tỷ lệ chiết khấu dòng tiền
+ n: Thời gian thực hiện dự án
Với NPV > 0: Dự án khả thi
Với NPV = 0: Dự án hoà vốn
Với NPV < 0: Dự án không khả thi
Giả sử tỉ lệ chiết khấu dòng tiền r = 10%, thời gian tính t = 3, chi phí ban đầu C0 = 20.000.000đ
➔ Vậy dự án có khả thi và có thể thực hiện
- Chỉ số đo lường IRR:
+ C0: Tổng chi phí ban đầu
+ Ct: Dòng tiền thuần tại thời điểm t
+ IRR: Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ
+ t: Thời gian thực hiện dự án
+ NPV: Giá trị hiện tại ròng
Với IRR > r : dự án có khả thi
Với IRR = r : có thể thực hiện hoặc không
Với IRR < r : dự án không khả thi
Tỷ suất hoàn vốn của dự án là:
➔ Vậy dự án có khả thi
Bảng 3.23 Thời gian hoàn vốn
Năm Dòng tiền thuần Vốn phải thu hồi cuối năm
Thời gian thu hồi lũy kế
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
(Ghi chú: Trung bình 1 tháng của năm 2 = 26.867.500 / 12 tháng = 2.100.000 Vậy xấp xỉ 1 năm 11 tháng dự án kinh doanh hòa vốn)
Kết luận: Dựa vào kết quả số liệu dự kiến trong vòng 3 năm, dự án kinh doanh của Salong
Food có tiềm năng rất lớn, dự sẽ thành công trong tương lai Nếu như có thể hoạt động đúng theo các chỉ tiêu đã đề ra, thực hiện đúng đắn các chiến lược, cùng với sự nỗ lực của đội ngũ nhân lực thì chắc chắn dự án sẽ đạt lợi nhuận cao.
ĐẶC TẢ THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI
Tổng quan hệ thống
Salongfood.com là trang web chính thức của cửa hàng, được cung cấp bởi nền tảng Zozo Zozo là một trong những nhà cung cấp Website uy tín trên thị trường hiện nay Ngoài việc cung cấp về dịch vụ web thì đơn vị này còn cung cấp các dịch vụ Marketing và các giải pháp bán hàng Chức năng chính của Website là bán hàng, ngoài ra vẫn còn nhiều chức năng khác như quản lý tổng thể doanh nghiệp, chức năng chạy SEO, bảo mật SSL,… Với nhiều tính năng như vậy nên rất thích hợp để Salong Food có thể phát triển và xây dựng mô hình kinh doanh của riêng mình.
Chức năng chính của hệ thống
4.2.1 Chức năng quản lý đơn hàng
Salong Food có thể kiểm soát được đơn hàng của mình thông qua chức năng này Việc quản lý đơn hàng sẽ giúp cho Salong Food có thể nắm được chi tiết về đơn hàng cũng như tình trạng đơn hàng
(Nguồn: Salong Food tổng hợp) Ở từng đơn hàng sẽ có một mã đơn riêng do Website cung cấp Mã đơn hàng sẽ được sắp xếp theo thứ tự các đơn hàng gần đây nhất từ trên xuống Tiếp theo mã đơn hàng hiển thị các thông tin về tên khách hàng, trạng thái hiện tại của đơn hàng, số tiền đơn hàng và tình
Hình 4.1 Giao diện quản lý đơn hàng trên Website trạng thanh toán và giao hàng Ngoài ra, ở mỗi mã đơn hàng còn hiển thị thông tin về thời gian khách hàng đặt hàng và nhờ tính năng hữu ích này mà Salong Food có thể nắm được về khung thời gian mà khách hàng thường đặt hàng, từ đó có những phương hướng và chiến lược để thúc đẩy doanh số được tốt hơn Và việc hiển thị rõ ràng các thông tin ở mỗi mã đơn hàng sẽ giúp cho Salong Food có thể kiểm soát được doanh thu bán hàng của mình
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Ngoài việc quản lý đơn hàng trên Website thì Salong Food cũng có thể quản lý đơn hàng của mình thông qua app Zozo - Quản lý đơn hàng Với việc quản lý đơn hàng trên app sẽ giúp cho Salong Food có thể nắm bắt đơn hàng và phản hồi một cách kịp thời và nhanh chóng
Hình 4.2 Giao diện quản lý đơn hàng trên App
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Khi bấm vào một mã đơn hàng bất kỳ, chi tiết về đơn hàng gồm các thông tin về khách hàng (họ tên, email, số điện thoại, địa chỉ), sản phẩm khách đặt mua, tổng số tiền đơn hàng và ghi chú của khách hàng (nếu có) sẽ được hiển thị trên hệ thống
Hình 4.3 Trang quản lý chi tiết đơn hàng trên Website
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Cũng tương tự như trên Website, khi bấm vào một mã đơn hàng bất kỳ thì chi tiết về đơn hàng sẽ hiện ra cụ thể Tuy nhiên, tại app Zozo thì chỉ hiển thị về thông tin khách hàng (họ tên, địa chỉ, số điện thoại), sản phẩm khách đặt mua và tổng số tiền đơn hàng
4.2.2 Chức năng quản lý sản phẩm
Salong Food có thể quản lý sản phẩm của mình bằng cách cập nhật hình ảnh và thông tin sản phẩm để đăng bán
Hình 4.4 Trang quản lý chi tiết đơn hàng trên App Zozo
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Tính năng này cho phép xem, thêm mới sản phẩm, xóa hoặc chỉnh sửa sản phẩm Ngoài ra, còn có thể cho ẩn hoặc hiện sản phẩm trên trang web thông qua trạng thái “Bật – Tắt” Mỗi sản phẩm sẽ được cập nhật về giá, tình trạng hàng trong kho, chương trình khuyến mãi,
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
4.2.3 Chức năng quản lý khách hàng
Với chức năng quản lý khách hàng, Salong Food có thể nắm được số lượng khách đặt hàng trên Website Qua đó, biết được số lần khách quay lại và trở thành khách hàng thân thiết của Salong Food
Hình 4.5 Trang quản lý sản phẩm
Hình 4.6 Trang quản lý sản phẩm chi tiết
Hình 4.7 Trang quản lý khách hàng
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
4.2.4 Chức năng quản lý kênh bán hàng
Với việc kinh doanh trên nhiều nền tảng thì việc quản lý từng nền tảng rất phức tạp Vì vậy, với Website mà công ty Zozo cung cấp thì có thể giúp quản lý đồng thời các kênh khác chỉ bằng Website
(Nguồn: Salong Food tổng hợp) Hình 4.8 Trang quản lý kênh bán hàng
Đặc tả chức năng
4.3.1.1 Quy trình đặt hàng trên Website
Các bước thực hiện việc đặt hàng trên Website gồm:
- Bước 1: Tìm sản phẩm Đầu tiên, khách hàng cần truy cập vào trang web salongfood.com để tìm sản phẩm muốn mua, có 3 cách:
• Cách 1: Khách hàng kéo trang web xuống mục “Sản phẩm của chúng tôi”, tại đây sẽ liệt kê các sản phẩm của Salong Food cho khách lựa chọn
(Nguồn: Salong Food tổng hợp) Hình 4.9 Mục sản phẩm của chúng tôi
• Cách 2: Khách hàng có thể chọn vào mục “Sản phẩm” trên thanh menu Tại đây, trang web sẽ điều hướng đến trang sản phẩm
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
• Cách 3: Khách hàng có thể sử dụng “Công cụ tìm kiếm” trên thanh menu Tại đây, khách hàng sử dụng các từ khóa để tìm sản phẩm
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Khi khách hàng chọn được sản phẩm cần mua thì lúc này khách hàng trỏ chuột vào biểu tượng giỏ hàng
Hình 4.10 Mục sản phẩm trên thanh menu
Hình 4.11 Mục công cụ tìm kiếm trên thanh menu
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Khi bấm vào biểu tượng giỏ hàng thì khách hàng cần phải chọn số lượng sản phẩm mà khách hàng mong muốn
(Nguồn: Salong Food tổng hợp) Hình 4.12 Khách hàng mua theo nhu cầu
Hình 4.13 Khách hàng chọn số lượng theo mong muốn
Sau khi chọn xong và khách hàng chốt đơn hàng của mình thì lúc này khách hàng nhấn vào biểu tượng thanh toán ở phía bên dưới, tiến hành thanh toán và kết thúc quá trình mua hàng
(Nguồn: Salong Food tổng hợp) Đối với khách hàng muốn mua nhiều sản phẩm thì các bước chọn sản phẩm cũng tương tự như trên
- Bước 3: Thanh toán đơn hàng
Sau khi nhấn vào biểu tượng thanh toán, lúc này khách hàng cần điền các thông tin về địa chỉ giao hàng như họ tên, email, số điện thoại, địa chỉ, ghi chú (nếu có) và nếu khách hàng đại diện cho một công ty nào đứng ra mua sản phẩm thì có thể chọn tính năng yêu cầu xuất hoá đơn giá trị gia tăng, lúc này sẽ cần điền thêm thông tin về mã số thuế, tên công ty và địa chỉ công ty
Hình 4.14 Khách hàng chọn biểu tượng thanh toán để kết thúc quá trình mua hàng
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Nếu có mã giảm giá từ Salong Food và còn hạn sử dụng thì khách hàng chỉ cần điền mã vào mục “Nhập mã giảm giá” và bấm vào biểu tượng “Áp dụng” để được chiết khấu giảm chi phí đơn hàng
Hình 4.15 Khách hàng điền thông tin địa chỉ giao hàng
Hình 4.16 Khách hàng nhập mã giảm vào mục nhập mã giảm giá
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Sau khi điền hoàn tất các thông tin, khách hàng nhấn vào biểu tượng “Tiếp tục đến phương thức thanh toán” để tiến hành thanh toán đơn hàng
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Hoàn tất đơn hàng bằng việc chọn phương thức thanh toán và nhấn vào ô đặt hàng
Hình 4.17 Khách hàng chọn biểu tượng tiếp tục đến phương thức thanh toán
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
4.3.1.2 Quy trình xử lý đơn hàng
Thông tin đơn hàng của khách sau khi hoàn thành sẽ tự động đưa vào mục “Đơn hàng” trên hệ thống Tình trạng đơn hàng là “Lưu trữ” và trạng thái giao hàng sẽ là “Chờ vận chuyển”
Tiếp đó, quản trị viên sẽ chọn vào mã đơn để xem thông tin về đơn hàng mà khách hàng đã đặt Đồng thời kiểm tra tình trạng hàng còn lại trong kho và xác nhận đơn hàng nếu như đáp ứng đủ Sau đó là thiết lập hình thức vận chuyển giao hàng rồi chọn “Xác nhận đơn hàng”
Hình 4.18 Khách hàng chọn phương thức thanh toán và nhấn đặt hàng
Hình 4.19 Xác nhận đơn hàng
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Sau khi xác nhận đơn hàng xong thì hệ thống sẽ cập nhật tình trạng đơn hàng là “Đang xử lý” Nếu khách hàng đã thanh toán online thì cập nhật tình trạng thanh toán bằng cách chọn “Xác nhận thanh toán”, tình trạng sẽ hiển thị là “Đã thanh toán” và tình trạng giao hàng là “Chờ vận chuyển”
(Nguồn: Salong Food tổng hợp) Hình 4.20 Xác nhận thanh toán
Hình 4.21 Tình trạng đơn hàng
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Bộ phận kho và bộ phận giao hàng sẽ tiếp nhận thông tin của đơn hàng và tiến hành giao hàng cho khách Sau khi đơn hàng đã được giao và hoàn tất thanh toán, quản trị viên sẽ cập nhật trạng thái giao hàng bằng cách chọn “Giao hàng” trên giao diện thông tin chi tiết của đơn hàng đó, hoàn tất quá trình xử lý đơn hàng
(Nguồn: Salong Food tổng hợp) Hình 4.22 Cập nhật trạng thái giao hàng
Hình 4.23 Đơn hàng hoàn tất sau quá trình xử lý
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Sau khi nhận được thông tin địa chỉ từ khách đặt thông qua Website và các đơn hàng cần giao do bộ phận kho tổng hợp thì lúc này bộ phận giao hàng sẽ tiếp nhận và tiến hành giao đơn hàng đến tay khách hàng Có 2 hình thức giao hàng là giao hàng trực tiếp và giao hàng gián tiếp
- Hình thức giao hàng trực tiếp:
Sau khi có thông tin địa chỉ của khách thì nhân viên giao hàng của Salong Food sẽ chủ động trực tiếp giao đơn đến đúng địa chỉ của khách hàng
- Hình thức giao hàng gian tiếp:
Trường hợp, địa chỉ của khách đặt hàng quá xa so với phạm vi hoạt động và kiểm soát của Salong Food thì lúc này Salong Food sẽ liên kết và thông qua một bên thứ 3 là đơn vị vận chuyển để có thể giao đơn hàng đến tay khách hàng
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Salong Food sử dụng hai phương thức thanh toán cho đơn hàng, đó là phương thức thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng và phương thức thanh toán bằng tiền mặt
- Thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng:
Khách hàng vào phương thức thanh toán, chọn mục “Chuyển khoản” Lúc này sẽ xuất hiện một đoạn nội dung về thông tin chuyển khoản Sau khi chọn phương thức thanh toán, khách đặt hàng và tiến hành thanh toán cho Salong Food
Hình 4.25 Thanh toán bằng phương thức chuyển khoản
(Nguồn: Salong Food tổng hợp) Hình 4.24 Quy trình giao hàng
Salong Food sẽ xác nhận thanh toán trên hệ thống cho khách nếu như đã nhận được tiền chuyển trong tài khoản Trường hợp khách chưa thanh toán, Salong Food sẽ gửi thông báo qua email cho khách để nhắc nhở việc thanh toán
- Thanh toán bằng tiền mặt (COD)
Khách hàng vào phương thức thanh toán, chọn vào mục “Thu tiền tại nhà (COD)” Sau khi chọn phương thức thanh toán, khách đặt hàng và thanh toán bằng tiền mặt cho nhân viên giao hàng khi sản phẩm được chuyển tới địa chỉ nhận hàng
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
4.3.3 Quy trình đăng nhập và đăng ký
4.3.3.1 Đăng nhập Để thực hiện việc đăng nhập vào hệ thống, khách hàng truy cập vào website salongfood.com Sau đó nhấn vào biểu tượng ngoài cùng bên tay phải cạnh giỏ hàng và chọn chức năng “Đăng nhập”
Hình 4.26 Thanh toán bằng tiền mặt (COD)
Hình 4.27 Chọn chức năng đăng nhập
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Tiếp theo, nhập thông tin tài khoản cá nhân gồm địa chỉ email và mật khẩu chính xác
Hình 4.28 Giao diện đăng nhập
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Mô hình quan hệ thực thể ER Diagram
4.5.1 Các tác nhân tham gia vào hệ thống
Quản trị viên là chủ hoặc nhân viên của cửa hàng được giao phó nhiệm vụ quản trị website của cửa hàng Nhiệm vụ của quản trị viên là:
Là những người đang hoạt động và làm việc tại cửa hàng, nhiệm vụ của nhân viên:
• Quản lý các chương trình khuyến mãi
Khách hàng là những người đã và đang mua sản các phẩm trên trang web, có đăng ký trở thành thành viên Trên đó, khách hàng có các chức năng sau:
• Xem tình trạng đơn hàng
Là những người có truy cập vào hệ thống, có ý định hoặc không có ý định mua sản phẩm Khách hàng tiềm năng có các chức năng:
• Xem thông tin cửa hàng
• Xem thông tin khuyến mãi
Mô tả chi tiết các Use Case chính trong website
Bảng 4.1 Mô tả chi tiết Use Case chính trong Website
STT Use Case Mô tả
1 Đăng nhập Use Case mô tả cách đăng nhập vào hệ thống Người dùng chỉ có thể đăng nhập bằng tài khoản do quản trị viên cung cấp
Quản lý nhân viên bao gồm các hoạt động: thêm tài khoản, chỉnh sửa tài khoản, vô hiệu hóa tài khoản
Use Case quản lý đơn hàng gồm các chức năng: tạo và chỉnh sửa thông tin đơn hàng, hủy đơn hàng
Quản lý khách hàng gồm các hoạt động: tạo tài khoản, chỉnh sửa thông tin, vô hiệu hóa tài khoản
Quản lý khuyến mãi sẽ gồm các hoạt động: tạo thông tin vận chuyển; chỉnh sửa thông tin; vô hiệu hóa vận chuyển
Quản lý sản phẩm gồm các hoạt động: Chỉnh sửa thông tin sản phẩm, ẩn sản phẩm, thêm hoặc xóa sản phẩm
Quản lý khuyến mãi bao gồm các hoạt động: tạo hoặc chỉnh sửa chương trình khuyến mãi; ẩn chương trình khuyến mãi
Quản lý bài viết thường bao gồm các chức năng: thêm bài viết; chỉnh sửa thông tin bài viết; ẩn bài viết
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
4.5.2 Sơ đồ Use Case và Class Diagram
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
• Sản phẩm: mã sản phẩm, tên sản phẩm, mô tả, giá, số lượng tồn, tên, trạng thái
• Nhóm sản phẩm: mã nhóm sản phẩm, tên nhóm, trạng thái
• Tài khoản: tên tài khoản, mật khẩu, trạng thái
• Sự kiện: mã sự kiện, tên sự kiện, ngày bắt đầu, ngày kết thúc, chiết khấu, thể lệ
• Khách hàng: mã khách hàng, tên khách hàng, địa chỉ, giới tính, số điện thoại
• Nhân viên: mã nhân viên, tên nhân viên, địa chỉ, giới tính, số điện thoại, chức vụ
• Chức vụ: mã chức vụ, tên chức vụ
• Đơn hàng: mã đơn hàng, ngày lập đơn hàng, người lập đơn hàng
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ Use Case trong Website
• Chi tiết đơn hàng: đơn giá, mã đơn hàng, mã khách hàng, mã sản phẩm, số lượng, hình thức thanh toán, tổng tiền, mã sự kiện
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Người dùng sau khi vào website có thể chọn đăng nhập hoặc không Người dùng đăng nhập sẽ giúp quản trị viên xác thực khách hàng này là ai, tần suất mua sản phẩm, tỷ lệ, ngày giờ truy cập của người dùng Từ đó có các chiến dịch, các chương trình để tri ân khách hàng hay ủng hộ Và khi chọn đăng nhập, người dùng sẽ có lược đồ cho tính năng đăng nhập như sau:
Sơ đồ 4.2 Sơ đồ Class Diagram cho hệ thống
Sơ đồ 4.3 Mô tả tính năng đăng nhập
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
1 Người dùng truy cập và nhập vào thông tin đăng nhập
2 Form đăng nhập chuyển thông tin như tài khoản, mật khẩu, vừa đăng nhập vào cơ sở dữ liệu để xác minh
3 Cơ sở dữ liệu sẽ kiểm tra lại thông tin đăng nhập vừa mới được gửi
4.1 Nếu đúng thông tin đăng nhập, cơ sở dữ liệu sẽ trả lại kết quả cho phép đăng nhập 4.1.1 Tại đây, Form đăng nhập hiển thị kết quả đã đăng nhập thành công cho người dùng 4.1.2 Form đăng nhập tạo form chính và xóa form đăng nhập
4.2 Nếu thông tin đăng nhập sai với thông tin lúc đăng ký, cơ sở dữ liệu sẽ gửi lại thông báo kết quả sai và yêu cầu đăng nhập lại
4.2.1 Form đăng nhập sẽ yêu cầu nhập lại thông tin về tài khoản, mật khẩu
4.2.2 Quay lại bước đầu tiên và đăng nhập lại thông tin
- Chức năng quản lý người dùng
Sơ đồ 4.4 Mô tả tính năng quản lý người dùng
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
1 Quản trị viên chọn chức năng quản lý người dùng trên form chính
2 Form chính nhận thông tin và gửi yêu cầu đến form quản lý người dùng
3 Form quản lý người dùng sẽ hiển thị danh sách của tất cả người dùng hiện tại và hiển thị chức năng thêm người dùng mới
4.1.Trường hợp 1: Người dùng chưa có thông tin trên hệ thống
4.1.1 Quản trị viên chọn thêm mới người dùng
4.1.2 Form quản lý người dùng nhận thông tin và gửi yêu cầu đến form thêm người dùng 4.1.3 Form thêm người dùng hiển thị để quản trị viên có thể điền thông tin của người dùng mới
4.1.4 Quản trị viên nhập đầy đủ thông tin của người dùng mới trên form thêm người dùng và gửi thông tin đến cơ sở dữ liệu, sau đó tiếp tục nhấn lưu thông tin
4.2 Trường hợp 2: Người dùng đã có thông tin trên hệ thống
4.2.1 Quản trị viên chọn người dùng cần chỉnh sửa thông tin
4.2.2 Form quản lý người dùng nhận yêu cầu và hiển thị những thông tin của người dùng muốn kiểm tra
4.2.3 Quản trị viên chỉnh sửa, cập nhật, kiểm tra thông tin của người dùng và sau đó nhấn lưu thông tin
4.2.4 Form quản lý người dùng nhận thông tin chỉnh sửa và sau đó gửi về cho cơ sở dữ liệu 4.2.5 Cơ sở dữ liệu lưu thông tin và sau đó hiển thị thông báo đã cập nhật thành công
- Chức năng quản lý sản phẩm
Sơ đồ 4.5 Mô tả chức năng quản lý sản phẩm
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
1 Nhân viên yêu cầu chức năng cập nhật sản phẩm ở trên form chính
2 Sau khi Form chính nhận thông tin và gửi yêu cầu cho form cập nhật sản phẩm
3 Hệ thống form cập nhật sản phẩm sẽ hiển thị và yêu cầu chọn sản phẩm muốn cập nhật, thêm, bớt, thay đổi
4 Nhân viên chọn sản phẩm muốn cập nhật Form cập nhật sản phẩm được hiển thị giao diện cập nhật sản phẩm
5.1 Trường hợp 1: Sản phẩm đã có trên hệ thống
5.1.1 Nhân viên nhập thông tin sản phẩm mình muốn chỉnh sửa
5.1.2 Form cập nhật sản phẩm nhận thông tin và gửi thông tin cho cơ sở dữ liệu
5.1.3 Cơ sở dữ liệu lưu lại thông tin cập nhật
5.2 Trường hợp 2: Sản phẩm chưa có trên cơ sở dữ liệu
5.2.1 Nhân viên chọn chức năng thêm mới sản phẩm
5.2.2 Form cập nhật sản phẩm nhận yêu cầu và hiển thị form thêm sản phẩm
5.2.3 Hệ thống hiển thị form thêm sản phẩm và yêu cầu nhập thông tin
5.2.4 Nhân viên nhập thông tin sản phẩm mới và lưu thông tin
5.2.5 Form thêm sản phẩm nhận thông tin và gửi đến cơ sở dữ liệu
5.2.6 Cơ sở dữ liệu lưu thông tin
Sơ đồ 4.6 Mô tả chức năng đặt hàng
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
1 Khách hàng chọn đặt hàng trong Form giỏ hàng
2 Form giỏ hàng nhận được thông tin và yêu cầu điền thông tin đặt hàng
3 Khách hàng điền thông tin sau đó bấm gửi thông tin đã điền
4 Form điền thông tin yêu cầu chọn hình thức thanh toán (offline hay online)
5 Khách hàng chọn lựa phương thức thanh toán sau đó thực hiện quy trình thanh toán nếu chọn phương thức online
6 Form điền thông tin nhận thông tin và gửi cho nhân viên bán hàng
7 Nhân viên bán hàng kiểm tra lại các thông tin đặt hàng của khách, và trả lại kết quả đặt hàng cho khách hàng Tiếp đó, nhân viên bán hàng tạo đơn hàng nếu các thông tin đều hợp lệ
- Chức năng quản lý khách hàng
Sơ đồ 4.7 Mô tả chức năng quản lý khách hàng
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
1 Quản trị viên chọn mục quản lý khách hàng trên form chính
2 Form chính nhận thông tin và gửi yêu cầu đến form quản lý khách hàng
3 Hệ thống form quản lý khách hàng sẽ hiển thị danh sách khách hàng và nút thêm mới 4.1 Trường hợp 1: Khách hàng chưa có thông tin trên hệ thống
4.1.1 Quản trị viên chọn thêm mới
4.1.2 Form quản lý khách hàng nhận yêu cầu và hiển thị form thêm khách hàng
4.1.3 Hệ thống form thêm khách hàng hiển thị để quản trị viên điền các thông tin của khách hàng mới
4.1.4 Quản trị viên nhập đầy đủ các thông tin của khách hàng mới trên form thêm khách hàng
4.2 Trường hợp 2: Nếu khách hàng đã có thông tin trên hệ thống
4.2.1 Quản trị viên chọn khách hàng cần chỉnh sửa thông tin
4.2.2 Form quản lý khách hàng nhận yêu cầu và đồng thời hiển thị trên màn hình về thông tin của khách hàng đó
4.2.3 Quản trị viên tiến hành chỉnh sửa và nhấn lưu thông tin
4.2.4 Form quản lý khách hàng thu nhận thông tin đã chỉnh sửa và đồng thời gửi đến cơ sở dữ liệu
4.2.5 Cơ sở dữ liệu tiếp nhận và lưu thông tin và đồng thời hiển thị thông báo cập nhật thành công.
Kết quả đạt được
Website salongfood.com đi vào chính thức hoạt động vào ngày 12/02/2023, tính đến nay thì thời gian còn khá ngắn cho nên chưa có thứ hạng cũng như lượt truy cập còn rất thấp
(Nguồn: Công cụ SEOquake của Google Chorme) Đồng thời các từ khóa phụ, các bài tin tức trên Website cũng chưa được xếp hạng trên top google, vì Website có thời gian hoạt động còn khá ngắn
Hình 4.45 Kiểm tra thứ hạng website bằng công cụ SEOquake
❖ Lưu lượt truy cập vào Website:
Sang tháng 03/2023 thì nhờ các chiến dịch Marketing, truyền thông hiệu quả trên nền tảng mạng xã hội Facebook và cùng với các bài chia sẻ tin tức trên trang web Salong Food cho nên lượng truy cập trong tháng 3 được tăng cao, cao nhất với 185 lượt
Hình 4.46 Lượt truy cập trang web tháng 03/2023
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Và sang tháng 04/2023 thì lượt truy cập đã giảm đáng kể vì lý do nhóm chủ yếu bán hàng qua trang Facebook và kênh TikTok
(Nguồn: Salong Food tổng hợp)
Hình 4.47 Lượt truy cập trang web tháng 04/2023
Fanpage được tạo vào ngày 12/09/2022 và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 12/02/2023 Đánh giá kết quả vào ngày 28/04/2023, sau hơn 2 tháng hoạt động thì Fanpage Salong Food đã thu về 330 lượt thích và 623 lượt theo dõi Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng xem ở phần phụ lục
Kênh TikTok của Salong Food được tạo vào ngày 08/09/2022 và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 12/02/2023 Đánh giá kết quả vào ngày 28/04/2023, sau hơn 2 tháng hoạt động thì kênh TikTok của Salong Food đã thu về 127 lượt thích và 127 lượt theo dõi Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng xem ở phần phụ lục
KẾT LUẬN
Hạn chế và hướng phát triển
Về giá cả, Salong Food vẫn còn phụ thuộc vào giá nguyên vật liệu đầu vào, do đó giá cả vẫn chưa có sự đa dạng và khó cạnh tranh với các thương hiệu khác Việc định giá cho sản phẩm gặp nhiều trở ngại khi phải tính toán các khoản để đưa ra mức giá
Sản phẩm của Salong Food chưa đa dạng, do đó khách hàng khó lựa chọn sản phẩm phù hợp với sở thích của mình Các sản phẩm chỉ xoay quanh các loại truyền thống và không có sự đột phá mới
Do thời gian ban đầu gấp rút nên website của Salong Food chưa được đầu tư kỹ lưỡng và hoàn chỉnh Giao diện của trang web còn khá đơn giản và ít chức năng Hình ảnh của các sản phẩm chưa được đầu tư Website chưa thật sự chuẩn SEO nên việc tối ưu hóa từ khóa tìm kiếm còn hạn chế và chưa lên được thứ hạng cao Nhiều tính năng vẫn chưa đáp ứng được mong muốn đã đề ra
Trang bán hàng trên kênh Facebook và kênh TikTok vẫn chưa tiếp cận được nhiều khách hàng Số lượt khách hàng truy cập vào bài viết còn khá thấp do họ có xu hướng lướt qua mà không dừng lại đọc Lượng bài viết trên Fanpage còn ít, nội dung bài viết chưa có sự sáng tạo đổi mới, hình ảnh chưa được đầu tư nhiều
Salong Food cần nên tham khảo giá thị trường nhiều hơn, tìm kiếm các nguồn cung cấp cố định để có thể đưa ra các khoản chi phí rõ ràng Bên cạnh đó cần nên sử dụng các công cụ đo lường, định giá biên tế để có thể đưa ra giá cả hợp lý
Salong Food cần sáng tạo hơn trong các sản phẩm của mình để có thể đa dạng hóa được sản phẩm Việc học hỏi thêm các kinh nghiệm từ bên ngoài cũng sẽ cải thiện được sản phẩm của mình
Với Website, cần nên chú trọng đầu tư cho Website bán hàng Sử dụng thêm ngân sách để cập nhật và nâng cấp cho trang web, xây dựng thêm tính năng để website được đa dạng hơn Chú trọng về giao diện của web vì đó là mặt đầu tiên khi khách hàng truy cập Bên cạnh đó cần nên đầu tư các bài viết chuẩn SEO hơn để đẩy lên top đầu tìm kiếm
Với trang Fanpage và kênh TikTok hiện tại, cần tập trung vào nội dung và hình ảnh của mỗi bài viết hơn để có thể thu hút khách hàng Ngoài ra có thể chi ngân sách để chạy quảng cáo Cần tạo đơn hàng từ nguồn Facebook trên Website, như vậy khi đặt hàng trên Facebook cũng có thể đồng bộ hóa, giúp cho việc quản lý đơn hàng được dễ dàng hơn
Hướng phát triển trong tương lai
Trong tương lai, Salong Food sẽ tiếp tục mang lại nhiều giá trị tốt đẹp đến cho cộng đồng, cho khách hàng bằng việc chia sẻ các bài viết, các hình ảnh video liên quan đến vấn đề sức khỏe, về ẩm thực để mọi người ai ai cũng khỏe mạnh
Về các kênh bán hàng, Salong Food sẽ đẩy mạnh các chiến lược SEO để tăng thứ hạng Website Thêm vào đó là triển khai một số kênh bán hàng khác như sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, hay các kênh mạng xã hội như Instagram và Twitter
Trong một ngày không xa, khi cửa hàng Salong Food có đủ tiềm lực về nhân lực và tài lực, Salong Food sẽ mở một cửa hàng trực tiếp tại khu vực Thủ Đức để phục vụ và chăm sóc khách hàng được tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Công Thương Các văn bản pháp luật về Thương mại điện tử Truy cập tại: http://online.gov.vn/Van-Ban-Phap-Luat
2 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2022) Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục
Quản lý đăng ký kinh doanh Truy cập tại: https://www.mpi.gov.vn/Pages/danhba.aspx?madv6&idtype=0
3 Đảng cộng sản (2022) Sửa đổi Luật Hợp tác xã để tạo hành lang pháp lý các tổ chức kinh tế hợp tác Truy cập tại: https://dangcongsan.vn/thoi-su/sua-doi-luat-hop-tac-xa-de-tao-hanh- lang-phap-ly-cac-to-chuc-kinh-te-hop-tac-622594.html
4 Bộ Thông tin và Truyền thông (2022) Phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam:
Cơ hội và thách thức Truy cập tại: https://www.mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/154149/Phat-trien-cong-nghiep-cong- nghe-so-Viet-Nam Co-hoi-va-thach-thuc.html
5 Bộ Công Thương (2022) Công bố ấn phẩm Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm
2022 Truy cập tại: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thong-bao/cong-bo-an-pham-sach-trang- thuong-mai-dien-tu-viet-nam-nam-2022.html
6 Tổng cục thống kê (2022) Tổng quan dự báo tình hình kinh tế thế giới quý III và cả năm
2022 Truy cập tại: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/09/tong-quan- du-bao-tinh-hinh-kinh-te-the-gioi-quy-iii-va-ca-nam-2022/
7 Tổng cục thống kê ( 2022) Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý III và tháng
9 năm 2022 Truy cập tại: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong- ke/2022/10/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iii-va-9-thang-nam-2022/
8 Hội đồng Lý luận Trung Ương (2022) Việt Nam và thách thức “kép” về phát triển công nghệ Truy cập tại: https://hdll.vn/vi/thong-tin-ly-luan -thuc-tien/viet-nam-va-thach-thuc- kep-ve-phat-trien-cong-nghe.html
9 ITG (2020) Quy trình mua hàng – bán hàng trong doanh nghiệp Truy cập tại: https://itgtechnology.vn/quy-trinh-mua-hang-ban-hang-trong-doanh-nghiep/
10 Hữu Đức (2021) 26 điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 so với Luật Doanh nghiệp
2014 Truy cập tại: https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/26-diem-moi-cua-luatdoanh-nghiep-
11 Công lý và xã hội (26/10/2022).Thị trường đồ ăn nhẹ Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất châu Á Truy cập tại: https://xahoi.congly.vn/thi-truong-do-an-nhe-viet-nam-tang-truong- nhanh-nhat-chau-a-246551.html
12 VIRAC (4/11/2022) Xu hướng và triển vọng ngành F&B từ cuối năm 2022 đến 2023
Truy cập tại: https://bom.so/4Tr5NJ
13 Mediastep (2/22/2022) Top 6 đơn vị vận chuyển được tin dùng nhất Việt Nam Truy cập tại: https://www.gosell.vn/blog/don-vi-van-chuyen/
14 KiotViet (19/12/2022) Chuyển đổi số ngành F&B - Nhiều tiểu thương gặp khó Truy cập tại: https://www.kiotviet.vn/chuyen-doi-so-nganh-fb-nhieu-tieu-thuong-gap-kho/
15 Hội đồng Lý luận Trung Ương (2021) Một số vấn đề về môi trường ở Việt Nam hiện nay
- thực trạng và giải pháp Truy cập tại: https://hdll.vn/vi/nghien-cuu -trao-doi/mot-so-van- de-ve-moi-truong-o-viet-nam-hien-nay thuc-trang-va-giai-phap.html
16 Kinh tế quản trị (2021) Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter – Porter’s Five
Forces Truy cập tại: https://kinhtequantri.com/mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh-cua-michael- porter-porters-five-forces/
PHỤ LỤC
BẢNG KHẢO SÁT NHU CẦU ĂN VẶT CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM
Salong Food xin chào tất cả mọi người ạ
Salong Food là cửa hàng bán các đồ ăn vặt đặc sản của Phan Thiết Chuyện là Salong Food chuẩn bị khai trương và tụi mình muốn làm bài khảo sát này để phục vụ tốt hơn cho người mua Nên Salong Food rất cần sự trợ giúp của các bạn trong bài khảo sát lần này
Rất mong các bạn có thể khảo sát nhiệt tình bài khảo sát lần này ạ Sự trợ giúp của các bạn sẽ là động lực rất lớn để Salong Food phát triển hơn trong tương lai
KẾT QUẢ CHI TIẾT FANPAGE
❖ Số lượt thích và theo dõi
❖ Số lượt tiếp cận trên Facebook
❖ Lượt thích mới trên Facebook
❖ Tổng quan về nội dung
KẾT QUẢ CHI TIẾT KÊNH TIKTOK