1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu cocoon việt nam

34 21 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quá Trình Xây Dựng Và Phát Triển Thương Hiệu Cocoon Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình, Phan Thị Kim Chi, Lê Chí Nguyên, Phan Minh Thái, Nguyễn Thị Phương Kiều, Nguyễn Thuỳ Trang, Trần Ngọc Tuyên, Lê Thị Yến Vy, Lê Thị Hoàng Yến
Người hướng dẫn ThS. Đinh Tiến Lợi
Trường học Trường Đại Học Văn Hiến
Chuyên ngành Quản Trị Thương Hiệu
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 2,8 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ COCOON VIỆT NAM (8)
    • 1.1 Giới thiệu chung (8)
    • 1.2 Sứ mệnh của Cocoon (8)
    • 1.3 Mô hình Swot của Cocoon (8)
  • CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU (10)
    • 2.1 Nghiên cứu thị trường (10)
    • 2.2 Xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu (11)
    • 2.3. Định vị thương hiệu (12)
      • 2.3.1 Logo hình ảnh, sản phẩm chủ chốt (12)
      • 2.3.2. Các đối thủ cạnh tranh của Cocoon (15)
    • 2.4 Chiến lược xây dựng và phát trển thương hiệu của Cocoon Việt Nam (20)
      • 2.4.1 Cocoon – Tiên phong xu hướng mỹ phẩm thuần chay và không test trên động vật đầu tiên ở Việt Nam (20)
      • 2.4.2 Khẳng định “Mỹ phẩm Việt cho người Việt”, sử dụng 100% nguyên liệu thuần chay (20)
      • 2.4.3 Sẵn sàng công khai bảng thành phần, quy trình sản xuất minh bạch, rõ ràng để khách hàng có thể tự trực tiếp đánh giá và so sánh với các sản phẩm khác khi tiêu dùng (20)
      • 2.4.4 Trải nghiệm thực tế khẳng định thương hiệu (21)
      • 2.4.5 Đầu tư nghiêm túc, kĩ càng cho hình thức và hình ảnh của sản phẩm (21)
      • 2.4.6 Xây dựng website bán hàng kết hợp với việc “tự viết về mình” (22)
      • 2.4.7 Tạo ra các Gamification với những thông điệp đầy ý nghĩa (22)
    • 2.5 Truyền thông quảng bá thương hiệu của Cocoon (24)
      • 2.5.2. Tăng nhận diện thương hiệu với Influencer Marketing (25)
      • 2.5.3. Made In Viet Nam – Định vị thương hiệu hướng đến người tiêu dùng Việt (25)
      • 2.5.4 Collaborative marketing (26)
      • 2.5.6 Chiến lược sản phẩm có lợi cho sức khỏe cộng đồng (26)
      • 2.5.7 Xây dựng hình ảnh thương hiệu thân thiện với môi trường (26)
      • 2.5.8 Hệ thống phân phối của Cocoon trên thị trường (27)
    • 2.6 Đo lường hiệu chỉnh kế hoạch truyền thông (28)
  • CHƯƠNG 3. ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU (29)
    • 3.1 Ưu điểm (29)
    • 3.2 Nhược điểm (30)
    • 3.3 Đề xuất (31)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (33)

Nội dung

Trang 9 - Hệ sinh thái bền vững và tôn trọng sự sống của mn lồi truyền cảm hứng tích cực.- Xu hướng kinh doanh thương mại điện tử.Điểm yếu- Cạnh tranh khốc liệt về nguồn hàng, giá cả, ch

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ COCOON VIỆT NAM

Giới thiệu chung

Cocoon là thương hiệu mỹ phẩm ra đời năm 2013, là thương hiệu mỹ phẩm 100% thuần chay nổi tiếng của Việt Nam và là sản phẩm hoàn toàn “Made in Vietnam” Theo Cocoon Vietnam, Cocoon nghĩalà “cái kén”, cái kén như là “ngôi nhà” để ủ ấp, nuôi dưỡng con sâu nhỏ để đến một ngày sẽ hóa thành nàng bướm xinh đẹp và lộng lẫy Từ ý nghĩa như thế, Cocoon chính là “ngôi nhà” để chăm sóc làn da, mái tóc của người Việt Nam, giúp cho họ trở nên xinh đẹp, hoàn thiện hơn và tỏa sáng theo cách của chính họ

- Địa chỉ: 38C - 39C, KHU PHỐ 1, QUỐC LỘ 1A, PHƯỜNG TÂN THỚI HIỆP, QUẬN

Sứ mệnh của Cocoon

Với sứ mệnh sinh ra để mang lại cho bạn một làn da, một mái tóc luôn khỏe mạnh, trẻ trung và tràn đầy sức sống từ những nguồn nguyên liệu đơn giản và gần gũi mà bạn ăn hằng ngày Cocoon luôn giữ một nhiệm vụ trong tâm trí: áp dụng các lợi ích của thực phẩm quanh ta kết hợp với sự hiểu biết khoa học để tạo ra các sản phẩm mỹ phẩm an toàn và hiệu quả cho tất cả mọi người.

Hành trình gian nan tìm đến vẻ đẹp thật sự không phải là nhiệm vụ của riêng bạn,chúng tôi sẽ cùng bạn đi trên hành trình đó Luôn luôn là như vậy, mãi mãi là như vậy.

Mô hình Swot của Cocoon

- Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm nguồn gốc từ thiên nhiên gia tăng.

- Thị phần mỹ phẩm nội địa đang dần vươn lên vị trí của mình trước thị phần mỹ phẩm quốc tế.

- Chính sách của Nhà nước khuyến khích “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.

- Hệ sinh thái bền vững và tôn trọng sự sống của muôn loài truyền cảm hứng tích cực.

- Xu hướng kinh doanh thương mại điện tử. Điểm yếu

- Cạnh tranh khốc liệt về nguồn hàng, giá cả, chương trình khuyến mãi,

- Cạnh tranh gay gắt với mỹ phẩm quốc tế.

- Người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn, mong đợi nhiều hơn giá trị sản phẩm

- Tâm lý chuộng hàng ngoại của người Việt.

- Thách thức từ nền tảng công nghệ trong thời kỳ new normal hậu đại dịch.

- Sản phẩm 100% thuần chay: không sử dụng các nguyên liệu từ động vật mà hoàn toàn từ thiên nhiên.

- Giá cả hợp lý, dễ chấp nhận với người thu nhập thấp - trung bình.

- Hàng Việt Nam chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn Quốc tế Phủ sóng hơn 1.000 hệ thống và các cửa hàng mỹ phẩm lớn nhỏ trên 63 tỉnh, thành phố

- Nguồn nguyên liệu cực kỳ “thuần Việt” như: bí đao, rau má, cà phê có sẵn trong nước.

- Dạng hũ khá to, nắp đậy không được chắc lắm nên không mang theo khi đi du lịch được.

- Thiết kế bao bì đơn giản, dễ đạo nhái hình ảnh sản phẩm

- Ở dạng thiết kế lọ khá là mất vệ sinh hơn dạng tuýp.

- Hạt Scrub khá to so với da mặt nên khó thể gây rát nhẹ khi bạn thực hiện thao tác massage mạnh.

- Chất đặc nên khá tốn mỗi lần sử dụng.

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

Nghiên cứu thị trường

- Quy mô theo nghiên cứu của Mintel-công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu, thị trường mỹ phẩm Việt Nam có trị giá 2,3 tỷ USD.

- Doanh thu thị trường mỹ phẩm không ngừng tăng lên trong vòng hai thập niên qua, trung bình ở mức khoảng 15-20%/năm.

- Theo ước tính, năm 2021 thị trường mỹ phẩm của Việt Nam đạt 11,59 tỷ USD.

- Đến năm 2025, thị trường sẽ đạt 14,42 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2021.

- Sự tăng trưởng Sự quan tâm của người tiêu dùng dành cho mỹ phẩm ngày càng tăng, cùng với sự bùng nổ của các sàn thương mại điện tử đã và đang tác động đến thói quen tiêu dùng mỹ phẩm của người Việt

- Xu hướng thị trường hiện nay Một khảo sát được thực hiện bởi Q&Me vào đầu năm

2020 cho thấy số tiền trung bình mỗi tháng mà phụ nữ Việt chi tiêu cho mỹ phẩm chăm sóc da là 436.000VNĐ/tháng Khảo sát cũng chỉ ra phụ nữ sống ở TPHCM và Hà Nội chi nhiều tiền cho mỹ phẩm hơn những nơi còn lại

- Ảnh hưởng bởi làn sóng chăm sóc da của Hàn Quốc, người tiêu dùng Việt có xu hướng chăm sóc da nhiều hơn trong những năm gần đây Báo cáo cho thấy 60%những người trong độ tuổi 23 trở lên sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da hằng ngày Ngoài những nhu cầu cơ bản như làm sạch, rửa mặt (chiếm 21,17%), trắng da(18,23%); những nhu cầu về dưỡng da như dưỡng ẩm (chiếm 17,3%), chống lão hoá (12%) cũng đang được người tiêu dùng quan tâm Bên cạnh đó, những nhu cầu chưa phổ biến với tất cả người dùng là chống mụn (10.2%), tẩy trang (9,3%), tẩy tế bào chết (8,1%), cân bằng da (3,7%).

Chính nhờ những số liệu sau Cocoon đã nắm bắt trong tay thị trường mỹ phẩm của Việt Nam trong những năm gần đây Thế nên hãng tận dụng điều này để phát triển thương hiệu trở nên lớn mạnh

Thị trường mục tiêu mà Cocoon nhắm đến là khu vực thành phố đông dân, mức sống cao, cụ thể là TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai và Thái Nguyên Đặc biệt, tập trung nhất là TP.Hồ Chí Minh và

Hà Nội, vì Dân số đông, mức sống cao nên nhu cầu làm đẹp cao.Ở thành phố có rất nhiều hệ thống phân phối mỹ phẩm hàng đầu như Guardian, Hasaki, Watson, Cocoon hiện đang có mặt tại hơn 300 điểm bán lẻ thuộc các hệ thống phân phối mỹ phẩm này

Khách hàng mục tiêu chính của Cocoon là nhóm có độ tuổi từ 18-30 tuổi Đối tượng là khách hàng cá nhân là phụ nữ trẻ, độc thân, có trình độ học thức Đây là nhóm khách hàng có thu nhập ở mức trung bình từ 10.000.000 VNĐ/tháng trở lên và có nhu cầu mua sắm mỹ phẩm mức giá tầm trung Họ có khả năng tiếp cận thông tin và am hiểu về các xu hướng mỹ phẩm, đặc biệt là nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Yêu thích thiên nhiên và lối sống đơn giản, thích những thứ có nguồn gốc tự nhiên, càng ít hóa chất càng tốt.

Xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu

Cocoon là thương hiệu sản xuất mỹ phẩm “Made in Vietnam” 100% Các sản phẩm của họ là dòng mỹ phẩm thuần chay được nhiều người tiêu dùng biết đến Thương hiệu giải thích ý nghĩa cái tên của mình là “cái kén”.

Cocoon là sản phẩm nội địa, giá thành ở mức tầm trung phù hợp với mọi lứa tuổi và mọi thu nhập Nhờ điểm nổi bật là sản phẩm thuần chay và sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên như bí đao, cà phê, dừa, hoa hồng, không thành phần hóa học nên COCOON đã chiếm được ưu thế trên thị Việt Nam một cách nhanh chóng và chiếm một vị thế nhất định trong một lượng lớn khách hàng.

Định vị thương hiệu

2.3.1 Logo hình ảnh, sản phẩm chủ chốt.

COCOON - Mỹ phẩm thuần chay - cho nét đẹp thuần Việt

- Tẩy tế bào chết bằng hạt cà phê nguyên chất xay nhuyễn, hòa quyện cùng bơ ca cao Tiền Giang giúp loại bỏ tế bào chết trên cơ thể, làm đều màu da.

Tẩy tế bào chết cà phê

- Mặt nạ bí đao có bổ sung thêm rau má và tinh dầu tràm trà giúp giảm nhờn, làm thông thoáng lỗ chân lông, cải thiện nhanh tình trạng mụn, làm dịu vết đỏ, mang lại làn da sạch mụn và mịn màng.

- Nước dưỡng tóc chứa tinh dầu bưởi nguyên chất kết hợp với hoạt chất Xylishine và Vitamin B5 giúp giảm gãy rụng và khô xơ, tóc trở nên suôn mượt, mềm mại.

Nước dưỡng tóc tinh dầu bưởi

- Son dưỡng từ dầu dừa Bến Tre giúp đôi môi mềm mượt, căng mọng, chống nứt nẻ do thời tiết.

- Nước tẩy trang chiết xuất từ cánh hồng hữu cơ Cao Bằng kết hợp với chất làm dịu da Bisabolol từ hoa cúc La Mã giúp làm sạch da một cách dịu nhẹ Bên cạnh đó là nước hoa hồng có chứa Hyaluronic Acid giúp làn da mềm ẩm và cân bằng độ pH lý tưởng.

Nước tẩy trang hoa hồng

(Nguồn hình ảnh: Cocoon Việt Nam)

2.3.2 Các đối thủ cạnh tranh của Cocoon

Các đối thủ cạnh tranh của Cocoon bao gồm L’Oréal Paris, Lancome, Estee Lauder, Shiseido, Herborist, Olay, Clinique, Kiehl’s, Eau Thermale Avène, The Face Shop, La Roche-Posay, Hada Labo, Neutrogena, Innisfree

L’Oreal Paris là thương hiệu mỹ phẩm của Pháp được thành lập năm 1909 bởi kĩ sư người Pháp có tên Eugène Schueller Sản phẩm đầu tiên của hãng chỉ duy nhất là thuốc nhuộm tóc Sau hơn 100 năm phát triển, hãng đã phát triển mạnh và trở thành một trong những thương hiệu mỹ phẩm đẳng cấp hàng đầu thế giới Được giới làm đẹp và người dùng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm Hiện tại, đội ngũ nhân viên đang làm việc khoảng 77.000 người với doanh thu mỗi năm gần 23 tỷ Euro.

Thương hiệu L’Oreal đang ngày càng phát triển với hàng ngàn chi nhánh lớn nhỏ trên khắp thế giới Các dòng sản phẩm của hãng vô cùng đa dạng từ chăm sóc tóc, trang điểm và chăm sóc da… Mỹ phẩm thương hiệu L’Oreal luôn được các diễn viên, ca sĩ, người mẫu nổi tiếng sử dụng và được các beauty blogger đánh giá cao về chất lượng sản phẩm.

Giữa năm 2017, L’Oreal Paris chính thức mở chi nhánh tại Việt Nam và mang đến khách hàng nhiều mẫu sản phẩm đáp ứng nhu cầu làm đẹp của cả phụ nữ và nam giới.

Lancome – thương hiệu mỹ phẩm cao cấp tới từ đất nước Pháp xinh đẹp và lãng mạn Lancome ra đời năm 1935 bởi Armand Petitjean – nhà sáng chế nước hoa hàng đầu nước Pháp.

Sản phẩm làm sạch da như: Sữa rửa mặt Blanc Expert, Miel-en-mousse FoamingCleanser, Tẩy trang Lancome Bi-Facil, Nước hoa hồng Absolue L’Extrait UltimateBeautifying Lotion, toner Tonique Eclat, v.v.

Sản phẩm dưỡng da: Kem dưỡng ẩm Absolue L’Extrait, kem dưỡng trắng ban đêm Lancôme Blanc Expert Nuit Firmness Restoring Whitening Night Cream, chống nắng Lancome, lotion UV Absolue White Aura, kem mắt Absolue Eye Cream, v.v.

Lancome là một thương hiệu thuộc phân khúc L’Oreal Luxe của tập đoàn mẹ L’Oréal

Estée Lauder Companies Inc là công ty sản xuất và tiếp thị sản phẩm chăm sóc da, trang điểm, nước hoa và chăm sóc tóc uy tín Công ty sở hữu một danh mục đa dạng các thương hiệu, phân phối trên toàn thế giới thông qua các kênh bán lẻ và thương mại điện tử và có trụ sở tại Midtown Manhattan, thành phố New York.

Estee Lauder là một thương hiệu được sáng lập bởi Estee Lauder và Joseph Lauder.Được thành lập năm 1946 tại New York, Hoa Kỳ Hiện Estee Lauder đang sở hữu rất nhiều thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng như: Tommy Hilfiger, Micheal Kors, DKNY,Bobbi Brown, La Mer, Clinique và MAC Comestics.

Thuộc các hãng mỹ phẩm được thành lập lâu đời tại Nhật Bản, Shiseido được biết đến với chất lượng vượt trội cùng thiết kế đơn giản tinh tế Sản phẩm của hãng hướng theo phong cách sinh hoạt của người nhật chăm sóc, bồi dưỡng làn da từ sâu bên trong.

Shiseido chăm chút trong từng sản phẩm kem chống nắng, nước hoa, phấn nền, kem dưỡng da… vì thế đã bùng nổ cơn sốt thương hiệu sang tận nước phương Tây Độ nổi tiếng của Shiseido khiến cho giá của những sản phẩm có giá trị không nhỏ.

Chiến lược xây dựng và phát trển thương hiệu của Cocoon Việt Nam

2.4.1 Cocoon – Tiên phong xu hướng mỹ phẩm thuần chay và không test trên động vật đầu tiên ở Việt Nam.

Nắm bắt tâm lý chung của những người yêu thích cái đẹp nên Cocoon đã ra đời và là thương hiệu đón đầu xu hướng mỹ phẩm thuần chay Cocoon gây được nhiều “tiếng vang” khi nghiêm túc đưa được những cam kết thuần chay của mình lên tầm quốc tế.

Cuối năm 2020, Cocoon chính thức trở thành thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam đầu tiên được chấp thuận bởi chương trình Leaping Bunny của tổ chức Cruelty Free International – chương trình đảm bảo quá trình sản xuất không thử nghiệm

Ngoài ra, Cocoon cũng là thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam đầu tiên được chứng nhận ‘’không thử nghiệm trên động vật và thuần chay’’ bởi tổ chức bảo vệ quyền lợi toàn cầu PETA và chứng nhận thuần chay của hiệp hội thuần chay thế giới (TheVegan Society). Đại diện Cocoon cũng đã từng cam kết không thử nghiệm với động vật ở bất kỳ giai đoạn nào của sản phẩm, chỉ hợp tác với những nhà cung cấp khi họ cũng cam kết không thử nghiệm trên động vật, bao gồm quy trình sản xuất cũng phải minh bạch

2.4.2 Khẳng định “Mỹ phẩm Việt cho người Việt”, sử dụng 100% nguyên liệu thuần chay.

Cocoon đã nghiên cứu, tìm tòi tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trù phù ở Việt Nam như: bí đao, rau má, cà phê Dak Lak, dầu dừa bến tre, hoa hồng cao bằng,…để đưa vào các sản phẩm làm đẹp của mình, điều này giúp cho Cocoon trở nên khác biệt hẳn trên thị trường Từ mùi hương đến cả tên gọi đều mang đậm chất Việt Nam mà người dùng chẳng thể nào nhầm lẫn được với bất kỳ thương hiệu mỹ phẩm nào khác.

2.4.3 Sẵn sàng công khai bảng thành phần, quy trình sản xuất minh bạch, rõ ràng để khách hàng có thể tự trực tiếp đánh giá và so sánh với các sản phẩm khác khi tiêu dùng

Cocoon khẳng định bản thân mình bằng việc công khai chi tiết bảng thành phần lên từng sản phẩm, điều mà không phải bất kì thương hiệu nào tồn tại trên thị trường có tiếng lâu năm cũng làm được Bên cạnh đó, tất cả sản phẩm như sữa rửa mặt, toner, tẩy tế bào chết, của Cocoon đều có những cam kết chung, riêng rất rõ ràng và được in hẳn lên cả bao bì nhằm nâng cao giá trị thiết thực cho người dùng: 100% thuần chay, không thử nghiệm trên động vật, không paraben, không Sulfate (hóa chất tẩy rửa), không cồn, không hạt vi nhựa,… tính minh bạch và đảm bảo sản phẩm, đây quả thực là một điểm cộng mà cocoon nhận được từ phía người tiêu dùng

2.4.4 Trải nghiệm thực tế khẳng định thương hiệu

Thay vì phải bỏ tiền ra để thuê các KOLS, Beauty Blogger, nghệ sỹ review về bản thân mình thì Cocoon đã chăm chỉ gửi các phần quà và các dịp lễ, tết, để các Beauty Blogger, KOLS nếu thích thì họ có thể dùng và trải nghiệm thực tế không qua tài trợ nhãn hàng để có những đánh giá chân thật, cụ thể nhất về sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm Cocoon

2.4.5 Đầu tư nghiêm túc, kĩ càng cho hình thức và hình ảnh của sản phẩm

Các thiết kế của Cocoon luôn hướng tới môi trường, tất cả bao bì đều được làm bằng giấy thân thiện, không cán màng nhựa, chai lọ nhựa còn có khả năng tái chế Đặc biệt,Cocoon còn sáng tạo một cách khéo léo đầy sự tinh tế khi đưa văn hóa tranh khắc gỗ ViệtNam vào logo của các nguyên liệu như: bí đao, cà phê, sa-chi, bưởi,…Cocoon hướng tới hình ảnh sản phẩm giản dị, chân thật, mộc mạc mang đậm bản sắc thiên nhiên, tạo dấu ấn thương hiệu từ cái nhìn đầu tiên cho người tiêu dùng

2.4.6 Xây dựng website bán hàng kết hợp với việc “tự viết về mình”.

Vào website cocoonvietnam.com ta có thể thấy ngoài mục sản phẩm thì còn có cả mục ‘’ về chúng tôi ‘’ nơi Cocoon nói cho khách hàng mình biết về ý nghĩa thương hiệu, triết lý, sứ mệnh, cam kết luôn đi đôi với chất lượng và cả giá trị thương hiệu Ngoài ra còn có cả mục tin tức nơi mà Cocoon chia sẻ về thương hiệu, đánh giá rỏ từng sản phẩm, tips làm đẹp, chương trình,

2.4.7 Tạo ra các Gamification với những thông điệp đầy ý nghĩa.

2.4.7.1 Chiến dịch khám phá Việt Nam.

- Đây là sự kết hợp của Social Media Ads (quảng cáo trên mạng xã hội) và Gamification (game hóa), là một cách marketing bằng hình thức Minigame nhưng Cocoon lại cực thông minh khi lồng ghép vào đó là những hình ảnh gắn liền với các vùng địa phương của đất nước Việt Nam Điều này giúp gia tăng lòng tin của khách hàng, chiếm được sự yêu thương của mọi người khi xây dựng được hình ảnh thương hiệu độc nhất vô nhị trong thị trường mỹ phẩm hiện nay (độc nhất ở đây là hướng đến bảo vệ môi trường, sự cam kết gắn liền với Cocoon).

2.4.7.2 Minigame “Vì động vật cần được yêu thương”

Cũng giống như Chiến dịch Khám Phá Việt Nam, lần này Cocoon vẫn tiếp tục khẳng định bản thân, khi mà vừa được chấp thuận trong cam kết thử nghiệm trên động vật bởi chương trình Leaping Bunny của tổ chức Cruelty Free International thì đã liền quyết định phát động mini game “VÌ ĐỘNG VẬT CẦN ĐƯỢC YÊU THƯƠNG” với thông điệp là muốn lan tỏa những giá trị nhân đạo dành cho các loài động vật

2.4.7.3 Cùng Cocoon Sống Xanh Mỗi Ngày

Chương trình ‘’Đổi vỏ chai cũ, nhận sản phẩm mới’’ - Đây là một chương trình thường niên của Cocoon để người dùng thực hiện lối sống xanh bền vững mỗi ngày và góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi sự đe dọa của rác thải, với thông điệp muốn truyền tải là với sự chung tay của mỗi cá nhân, những vỏ chai lọ mỹ phẩm cũ sẽ không còn là ‘’rác’’ khi chúng được tái chế.

2.4.7.8 Cocoon kết hợp nữ rapper Suboi: Quảng bá cà phê Việt thông qua mỹ phẩm thuần chay Đây là bộ sư tập giới hạn ‘’Queen’’ chất cùng Suboi được lấy cả hứng từ nguyên liệu đặc hữu mà Cocoon đang sử dụng trong các sản phẩm và “chất riêng” đặc biệt của Suboi

Sự kết hợp này còn thể hiện một giấc mơ khác dành cho cà phê Việt khi mà hiện nay Việt Nam được biết đến là đất nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới Đặc biệt hơn nữa Suboi lại chưa từng hợp tác với một thương hiệu mỹ phẩmViệt Nam nào, đây thật sự được xem là một trong những “đòn bẩy” đầu tiên giúp quảng bá hình ảnh, sản phẩm làm đẹp từ cà phê Việt Nam nói riêng, hình ảnh thưởng hiệu Cocoon nói chung với đông đảo người Việt Nam và bạn bè trên thế giới Đây được coi là một trong những chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu Cocoon cực kỳ thành công khi mà Cocoon biết kết hợp đan xen với thông điệp cho người dùng,cho nông sản Việt Nam để nhằm khẳng định bản thân thương hiệu ngày càng chắc chắn hơn trong mắt mọi người.

Truyền thông quảng bá thương hiệu của Cocoon

2 5.1 Cocoon sử dụng sáu chiến lược truyền thông đem lại hiệu quả cao

Sử dụng Social Media Marketing Đây là chiến lược “không thể thiếu cho doanh nghiệp mới”, Cocoon đã tận dụng tối ưu sức hút từ nền tảng SocialMedia để triển khai quảng cáo trên nền tảng này kết hợp vớiGamification Đáng chú ý nhất là chiến dịch “Khám phá Việt Nam” (triển khai vào tháng8/2020), một dạng Minigame thú vị, thể lệ chơi đơn giản, dễ tham gia.

Theo đó, người chơi sẽ khám phá từng vùng đất nguyên liệu được Cocoon chọn lựa. Chỉ cần Comment và Tag bạn bè dưới phần bình luận của bài Post Minigame, người chơi sẽ nhận đường Link trong Messenger và có cơ hội nhận sản phẩm thuần chay của Cocoon. Chiến lược Marketing của Cocoon dạng Minigame này đã có hiệu quả Viral cực mạnh, thu hút, khuyến khích nhiều người tương tác với thương hiệu.

2.5.2 Tăng nhận diện thương hiệu với Influencer Marketing

Influencer Marketing mang lại hiệu quả rất cao trong việc tăng nhận diện thương hiệu, chiếm được sự chú ý, niềm tin của người dùng Cocoon cũng tận dụng tốt sự phát triển của hình thức Marketing này bằng việc hợp tác cùng nhiều Beauty Blogger nổi tiếng. Nổi bật trong số đó phải kể đến Youtuber Khoai Lang Thang, Đào Bá Lộc, Trinh Phạm, nữ Rapper Suboi,… Chiến lược này đã giúp thương hiệu tiếp cận được nhiều người dùng hơn, gia tăng niềm tin, thuyết phục họ chọn mua sản phẩm.

2.5.3 Made In Viet Nam – Định vị thương hiệu hướng đến người tiêu dùng Việt

Nguyên liệu sản phẩm của cocoon đều là thuần Việt

Cocoon đã thành công tạo nên một thương hiệu “Made In Viet Nam” So với các thương hiệu mỹ phẩm khác trên thị trường, đây chính là sự khác biệt độc đáo của Cocoon.Mỗi sản phẩm của thương hiệu đều trải qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và đi đến sự thấu hiểu sâu sắc về mái tóc, làn da người Việt Qua đó, mỗi sản phẩm đều hướng đến chăm sóc tốt nhất cho làn da, mái tóc Việt.

Vào năm 2020, thương hiệu mỹ phẩm 100% thuần chay Cocoon, đã phối hợp cùng Shopee và đặc biệt là Lazada một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam, tung ra hàng loạt chương trình khuyến mãi, giảm giá cho các sản phẩm của mình.

Sự hợp tác này nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng và nâng cao nhận thức về thương hiệu trong cơ sở khách hàng của Lazada Chiến dịch được quảng bá thông qua cả hai kênh truyền thông xã hội của Cocoon và Lazada, bao gồm Facebook và Instagram.

Bên cạnh Lazada, dạo gần năm 2021 đến nay Cocoon cũng hợp tác với Hasaki Beauty & Clinic và Tik Tok shop, và Hasaki Beauty & Clinic là một trong những chuỗi bán lẻ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp hàng đầu Việt Nam, có trụ sở chính tại TP.HCM. Đồng thời, các sản phẩm của Cocoon, bao gồm mẫu thử và sản phẩm, đã lên kệ đầy đủ tại

100 cửa hàng của Hasaki Với Tik Tok thì lại là một thị trường phát triển vượt bậc cho Cocoon, chỉ mới mở bán trên Tik Toks sau sàn Shopee và Lazada nhưng lượt bán tính đến nay đã có phần cao hơn do được trợ giá với những ưu đãi sale sốc cho khách hàng lần đầu trải nghiệm mua hàng

2.5.6 Chiến lược sản phẩm có lợi cho sức khỏe cộng đồng

Chiến lược Marketing của Cocoon về sản phẩm hướng đến lợi ích cho sức khỏe của cộng đồng Cocoon tự hào là thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam đầu tiên được thông quan chương trình Leaping Bunny thuộc tổ chức Cruelty Free International với cam kết không thử nghiệm, không đối xử tàn ác với động vật.

2.5.7 Xây dựng hình ảnh thương hiệu thân thiện với môi trường

Mọi sản phẩm của Cocoon đều sử dụng bao bì vừa đẹp mắt, vừa thân thiện với môi trường Thương hiệu còn thực hiện những “cam kết xanh” như:

Cocoon nói không với nhựa vi sinh Các chai lọ sản phẩm đều có thể tái chế Không dùng lớp phủ nhựa cho bao bì, chai lọ đựng sản phẩm.

Những động thái này giúp Cocoon nâng cao uy tín, thiện cảm của khách hàng đối với thương hiệu.

2.5.8 Hệ thống phân phối của Cocoon trên thị trường

Với sự tin yêu và ủng hộ của người tiêu dùng cùng với nỗ lực không ngừng của đội ngũ phát triển nhãn hàng, hiện nay Cocoon đã "phủ sóng" HƠN 300 điểm bán hàng tại các hệ thống phân phối mỹ phẩm hàng đầu trên toàn quốc:

- Watsons: 4 cửa hàng tại TP HCM

- Guardian: hơn 100 cửa hàng trên toàn quốc

- Sammi Shop: 14 cửa hàng tại Hà Nội và TP HCM - Beauty Garden: 11 cửa hàng trên toàn quốc

- Hasaki: 10 cửa hàng tại TP HCM

- Coco Shop: 7 cửa hàng tại Hà Nội

- Boshop: 3 cửa hàng tại TP.HCM

- Skin House: 4 cửa hàng tại Hà Nội

- Chanh Cosmetics Box: 4 cửa hàng tại Hà Tĩnh

Cùng với đó là hơn 200 điểm bán khác trên toàn quốc Với mạng lưới các điểm bán lẻ dày đặc như vậy, Cocoon dễ dàng thâm nhập được thị trường ở các tỉnh thành lớn tại Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Hơn nữa, các điểm bán lẻ tại cửa hàng ở trên là các điểm đã có thương hiệu và được nhiều người thường xuyên lựa chọn để mua mỹ phẩm Do vậy điều này gián tiếp giúp Cocoon có được thông tin chi tiết về mức độ quan tâm, tính cách, thị hiếu của khách hàng ở từng vùng Từ đây có thể nghiên cứu, phát triển sản phẩm theo sở thích người tiêu dùng, theo địa lý.

Website http://cocoonvietnam.com/ của The Cocoon giúp cung cấp chi tiết nhất về sản phẩm ngoài các điểm bán lẻ hoặc các sàn thương mại điện tử Điều này giúp khách hàng có thể lựa chọn, cũng như an tâm hơn sau khi lựa chọn sản phẩm để sử dụng.Website của The Cocoon thường có giá bán cao hơn các điểm bán lẻ hay trên các kênh bán online khác nhưng vẫn có vai trò riêng của nó là đảm bảo tính chính hãng của sản phẩm cho người dùng

2.5.8.3 Sàn Thương Mại Điện Tử

Các sàn TMĐT nổi bật mà hiện nay Cocoon đã tham gia có thể kể đến như Tik Tok,Shopee, Lazada hay Tiki đều nhận được sự đón nhận không hề nhỏ Các sàn TMĐT giúp cho Cocoon kết nối, liên hệ với khách hàng nhanh chóng hơn trong thời buổi Internet phát triển như hiện nay Một vai trò quan trọng của TMĐT có là giúp Cocoon có thể phân phối sản phẩm liên tục, không bị giới hạn về thời gian và khoảng cách địa.

Đo lường hiệu chỉnh kế hoạch truyền thông

Có khoảng 66% số người biết đến thương hiệu Có hơn 1.000.000 người sử dụng thương hiệu Và có hơn 700.000 người tái sử dụng.

Cocoon là một trong những thương hiệu tiên phong trong việc “nói không” với việc sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc động vật thường thấy trong mỹ phẩm như: mật ong, sáp ong, mỡ lông cừu, nhau thai cừu, dịch ốc sên, dầu gan cá mập, tơ tằm… Thay vào đó, thương hiệu này đã vận dụng và phát huy tối đa khả năng của các hoạt chất, chiết xuất từ thực vật.

Nhờ có những chiến lược Marketing như: Thu pin cũ đổi mỹ phẩm, chiến dịch khám phá Việt Nam, Mà người tiêu dùng đã biết đến thương hiệu Chi phí thực hiện tương đối thấp mà thông điệp bảo vệ môi trường lại khắc sâu vào tâm trí của người dùng Việt Nam.

ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

Ưu điểm

Cocoon – Tiên phong xu hướng mỹ phẩm thuần chay và không test trên động vật đầu tiên ở Việt Nam

Cocoon đã nghiên cứu và cho ra đời những dòng sản phẩm thuần chay 100%, giữ được trọn vẹn dưỡng chất của cây cỏ Việt Nam, an toàn và lành tính, không sử dụng thành phần động vật.

Cocoon là thương hiệu tiên phong trong việc "nói không" với việc sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật thường thấy trong mỹ phẩm như: mật ong, sáp ong, mỡ lông cừu, nhau thai cừu, ốc sên, Thay vào đó, thương hiệu này đã vận dụng và phát huy tối đa khả năng của các hoạt chất, chiết xuất từ thực vật Đặc biệt, Cocoon cam kết không thử nghiệm trên động vật, các công thức mỹ phẩm của họ được nghiên cứu và được thử nghiệm bằng các bài kiểm tra trong phòng thí nghiệm (in-Vitro test) hoặc trên các tình nguyện viên (in- Vivo test)

Cocoon tự hào là thương hiệu mỹ phẩm 100% sản xuất tại Việt Nam

Nguồn nguyên liệu sản xuất sản phẩm được Cocoon đảm bảo sử dụng các nguyên liệu thuần Việt như: bí đao, rau má, cà phê Đắk Lắk, dầu dừa Bến Tre, hoa hồng Cao Bằng, để đưa vào các công thức làm đẹp và sản phẩm của mình

Tất cả các sản phẩm của Cocoon trước khi được đưa ra thị trường đều được nghiên cứu từ 12 đến 24 tháng, được thử nghiệm để vượt qua các bài kiểm tra về vi sinh, pH, độ ổn định theo thời gian, theo nhiệt độ, độ kích ứng (theo tiêu chuẩn của trung tâm DRC Nhật Bản có chi nhánh tại Thái Lan) và phải đáp ứng đầy đủ các quy định và việc lưu thông trên thị trường theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam. Đầu tư nghiêm túc, kĩ càng cho hình thức và hình ảnh, thiết kế bao bì sản phẩm:

Dù là thương hiệu thương hiệu Việt Nam nhưng mẫu mã, bao bì được Cocoon đầu tư kĩ càng Mẫu mã tuy có đơn giản nhưng đẹp mắt, trang nhã, lịch thiệp Đa phần là gam màu trầm ấm, hình hoạ trang trí thể hiện tên sản phẩm.

Liên quan đến môi trường, chúng ta thấy một sự nỗ lực rất lớn từ thương hiệu Điều này thể hiện ở việc cam kết "nói không" với hạt vi nhựa trong các sản phẩm tắm gội; bao bì bên ngoài sản phẩm đều được làm bằng giấy thân thiện, không cán mảng nhựa, đặc biệt, là chuỗi chương trình truyền cảm hứng "cùng Cocoon sống xanh" như: tặng cây xanh, tặng túi vải, hoạt động đối với chai cũ nhận sản phẩm mới (trên toàn quốc và mới đây nhất là hoạt động thu hồi pin cũ - bảo vệ trái đất xanh vẫn đang diễn ra tại TP.HCM)

Nhược điểm

Sản phẩm Cocoon có chứa 70% thành phần có chiếc xuất từ thiên nhiên làm cho sản phẩm có tác dụng khá chậm so với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh Đòi hỏi phải kiên trì sử dụng trong một thời gian dài mới thấy được hiệu quả rỏ ràng điều này khiến thương hiệu mất nhiều thời gian mới khẳng định được chất lượng sản phẩm

Yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng khắt khe buộc Cocoon phải thay đổi sản phẩm của mình dù có thành phần thuần chay nhưng tác dụng tốt và nhanh chóng với người tiêu dùng

Nguồn nguyên liệu thiên nhiên có những rủi ro nhất định về chất lượng ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.Ví dụ như vụ việc ngày 28/5/2023, mạng xã hội đã xôn xao với thông tin nước tẩy trang của thương hiệu Cocoon Vietnam có chứa sinh vật lạ, nghi là sâu Sau đó thương hiệu này đã đưa ra lời xin lỗi và liên hệ các đơn vị phân phối để thu gom sản phẩm trên quầy kệ nhằm tiến hành kiểm tra, nếu có phát hiện trường hợp bất thường sẽ tiến hành thu hồi về nhà máy, tránh đưa sản phẩm lỗi đến tay người tiêu dùng.

Sự cạnh tranh đối với các nhãn hàng nước ngoài cũng chính là thách thức lớn đối với Cocoon với tâm lý chuộng hàng ngoại của người Việt đã khiến Cocoon khá khó khăn trong việc thu hút khách hàng khi tiếp thị

Đề xuất

- Tiếp tục tổ chức và phát triển thu hồi bao bì, chai lọ cũ : Như ở hiện tại cocoon đã triển khai thu pin cũ đổi son dưỡng và thu chai lọ cũ đổi sản phẩm mới

- Nghiên cứu sử dụng các loại bao bì mới bằng các nguyên liệu thân thiện với môi trường hơn như: bã mía, nhựa sinh học, nhựa ngô, bã cà phê…

- Quảng bá nông sản Việt Nam thông qua các sản phẩm mỹ phẩm thuần chay ví dụ như chiến dịch Cocoon X Suboi: Quảng bá cà phê Việt thông qua mỹ phẩm thuần chay đã vô cùng thành công.

- Để bình ổn giá và phát triển kênh online của Cocoon, thương hiệu có thể áp dụng một số biện pháp và chiến lược sau:

+ Tối ưu hóa quy trình sản xuất và vận hành: Cocoon nên nghiên cứu và tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí Điều này có thể bao gồm việc tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu có giá cả hợp lý, cải thiện quy trình sản xuất để tăng hiệu suất và giảm lãng phí.

+ Tăng cường quảng bá và xây dựng thương hiệu trực tuyến: Cocoon cần đẩy mạnh hoạt động quảng bá trực tuyến để tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng Thương hiệu có thể tạo ra nội dung chất lượng, chia sẻ kiến thức về làm đẹp tự nhiên và phát triển một cộng đồng trực tuyến quan tâm đến sức khỏe và làm đẹp Sử dụng các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube và blog là các cách hiệu quả để tương tác và tiếp cận khách hàng tiềm năng.

+ Xây dựng hệ thống bán hàng trực tuyến: Cocoon nên tăng cường thêm việc phát triển hệ thống bán hàng trực tuyến, bao gồm cả website chính thức và các nền tảng thương mại điện tử Thương hiệu có thể cung cấp mua sắm trực tuyến thuận tiện và an toàn cho khách hàng, đồng thời tạo ra trải nghiệm mua hàng trực tuyến tốt nhất có thể.

+ Tăng cường hợp tác và phân phối: Cocoon có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác với các cửa hàng mỹ phẩm, nhà thuốc và spa để mở rộng mạng lưới phân phối Đồng thời, thương hiệu cũng có thể xây dựng mối quan hệ đối tác với các nhà bán lẻ trực tuyến, như các nền tảng thương mại điện tử và trang web mua sắm, để tăng cường tiếp cận khách hàng và tăng doanh số bán hàng trực tuyến.

+ Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Cocoon có thể đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, điều chỉnh và mở rộng dòng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Sản phẩm mới và đa dạng hơn có thể giúp Cocoon thu hút khách hàng mới và tăng doanh số bán hàng.

+ Tạo trải nghiệm mua hàng tốt: Cocoon cần tạo ra trải nghiệm mua hàng tốt cho khách hàng, từ quá trình tìm hiểu sản phẩm đến quá trình thanh toán và giao hàng Dịch vụ khách hàng tốt, đáp ứng nhanh chóng và chăm sóc sau bán hàng sẽ giúp xây dựng lòng tin và tạo ra sự trung thành từ phía khách hàng.

+ Qua việc bình ổn giá và phát triển kênh online, Cocoon có thể tăng cường sự hiện diện và cạnh tranh trên thị trường mỹ phẩm, thu hút và duy trì khách hàng, đồng thời phát triển doanh số bán hàng và tạo ra sự tăng trưởng bền vững cho thương hiệu.

Ngày đăng: 26/03/2024, 21:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w