1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đáp án nghiệp vụ chuyên ngành (đã sửa) (4)

57 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đáp án Nghiệp Vụ Chuyên Ngành
Thể loại bài tập
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 362,5 KB

Nội dung

Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau. Việc biệt phái công chức chỉ được thực hiện trong trường hợp theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách hoặc để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định. Bộ Nội vụ có quyền quản lý số lượng và cơ cấu ngạch công chức. Việc xét tuyển công chức được thực hiện thông qua 2 vòng. Người tham gia xét tuyển công chức có quyền phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn ở vòng 2 của quá trình xét tuyển

TRẢ LỜI MÔN NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH Câu 1 Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự - Điểu 112 BLTTHS năm 2003 quy định, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điểu tra các vụ án hình sự, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: (1 điểm) + Khởi tố vụ án hình sự.(1,5 điểm) + Khởi tố bị can.(1,5 điểm) + Yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của BLTTHS; (1,5 điểm) + Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; (1,5 điểm) + Khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của BLTTHS; (1,5 điểm) + Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của BLTTHS; (1,5 điểm) + Nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự; (1,5 điểm) + Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; (1,5 điểm) + Quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra theo quy định của BLTTHS (1,5 điểm) +Trong trường hợp không phê chuẩn thì trong quyết định không phê chuẩn phải nêu rõ lý do; (1,5 điểm) + Huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra; (1,5 điểm) + Yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can; (1,5 điểm) + Quyết định việc truy tố bị can; (1,5 điểm) + Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án (1,5 điểm) Theo quy định tại Điều 113 BLTTHS năm 2003, khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: (1 điểm) + Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra; (1 điểm) + Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng; (1 điểm) + Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra; (1 điểm) + Yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; (1 điểm) + Yêu cầu Cơ quan điều tra cung cấp tài liệu cần thiết về vi phạm pháp luật của Điều tra viên; (1 điểm) + Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh Điều tra viên đã vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra; (1 điểm) 1 + Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật (1 điểm) Câu 2 Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, phó Viện trưởng Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự Theo Điều 33 của Bộ luật TTHS năm 2003, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân là những người tiến hành tố tụng - Điều 36 BLTTHS năm 2003 quy định, trong tố tụng hình sự Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây: * Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau: + Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự; + Quyết định phân công Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự; + Kiểm tra các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên; + Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án theo quy định của pháp luật; + Quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên; + Quyết định rút, đình chỉ hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới; + Quyết định thay đổi Kiểm sát viên; + Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát * Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Viện trưởng như sau: + Khi Viện trưởng Viện kiểm sát vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng + Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về nhiệm vụ được giao * Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: + Quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này; + Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên; + Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn; quyết định gia hạn điều tra, quyết định gia hạn tạm giam; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can; + Quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra; + Quyết định hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra; + Quyết định chuyển vụ án; 2 + Quyết định việc truy tố, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định trưng cầu giám định; + Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, quyết định phục hồi điều tra, quyết định xử lý vật chứng; + Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định của Toà án; + Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát * Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn như Viện trưởng Viện kiểm sát - Trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự + Theo Khoản 4, Điều 36 BLTTHS 2003, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình + Điều 4 BLTTHS năm 2003 quy định khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa + Theo quy định tại Điều 14 BLTTHS quy định: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không được tiến hành tố tụng hoặc người phiên dịch, người giám định không được tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình + Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 2014 tại Điều 73 quy định về Trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp như sau: Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi, quyết định của mình trong việc khởi tố, bắt, giam, giữ, truy tố, tranh tụng, kháng nghị và các hành vi, quyết định khác thuộc thẩm quyền; nếu làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật (Một cách trả lời khác* Theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 của BLTTHS năm 2003, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân là những người tiến hành tố tụng * Theo quy định tại Điều 36 BLTTHS năm 2003, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây: - Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau: + Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự; 3 + Quyết định phân công Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự; + Kiểm tra các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên; + Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án theo quy định của pháp luật; + Quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên; + Quyết định rút, đình chỉ hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới; + Quyết định thay đổi Kiểm sát viên; + Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát - Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Viện trưởng như sau: + Khi Viện trưởng Viện kiểm sát vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng + Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về nhiệm vụ được giao - Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: + Quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này; + Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên; + Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn; quyết định gia hạn điều tra, quyết định gia hạn tạm giam; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can; + Quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra; + Quyết định hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra; + Quyết định chuyển vụ án; + Quyết định việc truy tố, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định trưng cầu giám định; + Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, quyết định phục hồi điều tra, quyết định xử lý vật chứng; + Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định của Toà án; + Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát - Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn như Viện trưởng Viện kiểm sát 4 - Theo Khoản 4 Điều 36 BLTTHS 2003 thì Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình * Bên cạnh đó còn một số quy định chung cho những người tiến hành tố tụng - Điều 4 BLTTHS năm 2003 quy định khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa - Điều 14 BLTTHS quy định: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không được tiến hành tố tụng hoặc người phiên dịch, người giám định không được tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình * Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 2014 tại Điều 73 quy định về Trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp như sau: Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi, quyết định của mình trong việc khởi tố, bắt, giam, giữ, truy tố, tranh tụng, kháng nghị và các hành vi, quyết định khác thuộc thẩm quyền; nếu làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.) Câu 3 Phân tích các điều kiện của phòng vệ chính đáng và điều kiện của vượt quá giới hạn chính đáng phòng vệ chính đáng * Điều kiện của phòng vệ chính đáng: Khoản 1 Điều 15 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định: “1 Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm - Điều kiện 1: Theo Điều 15 BLHS, cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ là sự tấn công đang hiện hữu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác Quyền hoặc lợi ích chính đáng bị xâm phạm có thể là quyền nhân thân, quyền sở hữu, có thể bị xâm phạm qua những hành động của người tấn công (hành động cướp, hiếp dâm…) hoặc cũng có thể qua không hành động (hành vi không cấp cứu người bị tai nạn của bác sỹ mà không có lý do chính đáng) Hành vi tấn công xâm hại lợi ích hợp pháp được quy định trong luật hình sự bao gồm: hành vi phạm tội và những hành vi nguy hiểm cho xã hội khác như hành vi của người chưa đủ tuổi chịu TNHS, hành vi của người không 5 có năng lực TNHS, những hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến mức bị coi là tội phạm… - Điều kiện 2: Hành vi tấn công phải có thật và đang diễn ra chứ không phải do suy đoán tưởng tượng Sự tấn công phải có thật, nghĩa là sự xâm hại đối với những lợi ích được pháp luật bảo vệ phải tồn tại khách quan chứ không phải do suy đoán, tưởng tượng vì người thực hiện hành vi phòng vệ tưởng tượng phải chịu TNHS do trên thực tế lợi ích hợp pháp không bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại, trong khi hành vi phòng vệ tưởng tượng lại xâm hại đến lợi ích được pháp luật bảo vệ nên họ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do hành vi của họ gây nên Hành vi tấn công xâm hại lợi ích hợp pháp phải đang xảy ra thì hành vi phòng vệ mới được coi là hợp pháp và là PVCĐ Được coi là hành vi tấn công đang xảy ra khi người tấn công đã thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong cấu thành tội phạm, lợi ích hợp pháp bị xâm hại và hành vi phạm tội đó chưa kết thúc Ngoài ra, khoa học pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật còn thừa nhận cả trường hợp hành vi tấn công chưa xảy ra nhưng có nguy cơ thực tế xảy ra ngay tức khắc, nếu không ngăn chặn kịp thời thì lợi ích hợp pháp không thể bảo vệ được - Điều kiện 3: PVCĐ phải gây thiệt hại cho chính người đang có hành vi tấn công chứ không được gây thiệt hại cho lợi ích của người khác Quy định này xuất phát từ mục đích của PVCĐ muốn ngăn chặn được sự tấn công và bảo vệ được lợi ích hợp pháp, người có hành vi phòng vệ phải hướng sự chống trả của mình vào việc gây thiệt hại cho người đang có hành vi tấn công Hành vi của người phòng vệ chỉ được chống trả gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người có hành vi tấn công chứ không được gây thiệt hại cho các lợi ích khác của người đang có hành vi tấn công vì chỉ cần gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người đang có hành vi tấn công đã đủ làm tê liệt nguồn gốc làm phát sinh sự tấn công, bảo vệ được lợi ích hợp pháp nên gây thiệt hại cho các lợi ích khác của người tấn công là không cần thiết - Điều kiện 4: Giữa hành vi phòng vệ và hành vi tấn công phải có sự tương xứng Tương xứng giữa hành vi phòng vệ và hành vi tấn công không có nghĩa là sự ngang bằng theo nghĩa cơ học, người tấn công sử dụng công cụ, phương tiện gì thì người phòng vệ cũng sử dụng công cụ, phương tiện đó hoặc hành vi tấn công gây thiệt hại đến mức nào thì người phòng vệ cũng được quyền gây thiệt hại đến mức độ đó… mà phải hiểu là sự tương xứng về tính chất và mức độ giữa hành vi phòng vệ và hành vi tấn công Việc xác định sự tương xứng phải dựa vào các yếu tố sau: + Dựa vào tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại: hành vi tấn công xâm hại tới quan hệ xã hội có tính chất càng quan trọng thì đòi hỏi hành vi phòng vệ với cường độ cao thì lợi ích hợp pháp mới có thể được bảo vệ + Dựa vào tính chất của hành vi tấn công: hành vi tấn công sử dụng công cụ, phương tiện, phương pháp nguy hiểm thì nguy cơ gây thiệt hại cho các lợi ích hợp pháp càng lớn, do vậy phải có sự chống trả quyết liệt mới có khả năng bảo vệ được lợi ích hợp pháp và ngược lại + Dựa vào lực lượng (số người tham gia tấn công) + Dựa vào sự quyết tâm của người tấn công 6 + Căn cứ vào thời gian, địa điểm và những hoàn cảnh cụ thể khác khi xảy ra sự việc Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ Trong phòng vệ chính đáng, luật không đặt ra vấn đề tương xứng về mặt hậu quả, có nghĩa là hậu quả gây ra ở phòng vệ chính đáng có thể lớn hơn hậu quả gây ra của hành vi tấn công nếu như sự gây hậu quả đó là cần thiết, phù hợp với hoàn cảnh và mức độ của hành vi tấn công Một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng khi thỏa mãn đầy đủ 4 điều kiện nêu trên Việc xác đinh một hành vi có được coi là phòng vệ chính đáng hay không có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự vì theo Luật hình sự quy định hành vi phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm * Điều kiện phòng vệ vượt quá giới hạn: Khoản 2 Điều 15 BLHS quy định: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.” - Điều kiện vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng giống với điều kiện của phòng vệ chính đáng ở chỗ cơ sở phát sinh cùng là sự tấn công đang hiện hữu xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, tập thế, quyền và lợi ích của mình hoặc của người khác và sự chống trả của người phòng vệ phải nhằm vào chính người tấn công, vào chính người đang gây ra nguy hiểm cho xã hội: sự chống trả này có thể nhằm vào trực tiếp người tấn công hoặc nhắm vào công cụ, phương tiện của người tấn công đang sử dụng nhưng khác nhau ở phạm vi phòng vệ - Hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại Điều kiện được coi vượt quá phòng về chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại Tức là mức độ gây thiệt hại của hành vi phòng vệ cao hơn mức độ gây thiệt hại của hành vi tấn công, nhưng sự gây thiệt hại quá mức này phải là không cần thiết và không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng, nhưng trách nhiệm hình sự không giống với những trường hợp khác, do đây là một tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 46 BLHS *Ý nghĩa của việc xác định một hành vi là phòng vệ chính đáng hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng - Xác định một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh Luật quy định hành vi phòng vệ chính đáng không bị coi là tội phạm - Xác định một hành vi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác quyết định hình phạt, định khung hình phạt Luật coi phạm tội trong trường vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là một tình tiết giảm nhẹ TNHS 7 Câu 4 Dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm - Khái niệm mặt khách quan của tội phạm: Là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố của tội phạm (2 điểm) - Các dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội (2 điểm) - Hành vi khách quan là dấu hiệu cơ bản trong mặt khách quan của tội phạm, là dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm Không có hành vi khách quan thì không có tội phạm (2 điểm) - Đặc điểm của dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm: + Có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội: Hành vi khách quan của tội phạm xâm hại đến những quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự, vì thế đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể (3 điểm) + Là hoạt động có ý thức và ý chí Hành vi khách quan của tội phạm phải là hành vi được ý thức của chủ thể kiểm soát và ý chí của chủ thể điều khiển (3 điểm) + Là hành vi trái pháp luật hình sự: Hành vi đó phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm được quy định trong Luật hình sự, nên thường gọi là tính được quy định trong Luật hình sự hay tính trái pháp luật hình sự (3 điểm) - Hình thức thể hiện của hành vi khách quan của tội phạm: + Hành động (phạm tội): Là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm (2 điểm) Biểu hiện của hành động (phạm tội) có thể chỉ là động tác đơn giản, xảy ra một lần trong thời gian ngắn hoặc có thể là tổng hợp nhiều động tác khác nhau hoặc có thể lặp đi lặp lại liên tục trong thời gian dài Hành động (phạm tội) có thể là tác động trực tiếp vào đối tượng tác động của tội phạm hoặc có thể thông qua công cụ, phương tiện Hành động phạm tội có thể được thực hiện qua lời nói hoặc việc làm… (2 điểm) + Không hành động (phạm tội): Là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm, mặc dù có đủ điều kiện để làm (2 điểm) Biểu hiện: chủ thể đã không làm đã không làm một việc có nghĩa vụ pháp lý phải làm, trong khi có đủ điều kiện để làm (1 điểm) Điều kiện để việc không hành động trở thành hành vi phạm tội: Chủ thể có nghĩa vụ pháp lý phải làm (nghĩa vụ phát sinh do luật định, nghĩa vụ phát sinh do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nghĩa vụ phát sinh do nghề nghiệp, nghĩa vụ phát sinh do hợp đồng, nghĩa vụ phát sinh do xử sự trước đó của chủ thể) 8 Chủ thể có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ, tức là có đủ khả năng (năng lực cá nhân để hành động thực hiện nghiac vụ) và điều kiện (yếu tố khách quan để thực hiện nghĩa vụ, như có máy móc, thiết bị, dụng cụ hỗ trợ…) (2 điểm) - Các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan: + Tội ghép: là tội phạm mà hành vi khách quan được hình thành bởi nhiều hành vi khác nhau xảy ra đồng thời, xâm hại các khách thể khác nhau (1 điểm) + Tội kéo dài: là tội phạm mà hành vi khách quan có khả năng diễn ra không gián đoạn trong khoảng thời gian dài.(1 điểm) + Tội liên tục: là tội phạm có hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, xâm hại cùng khách thể và đều bị chi phối bởi ý định phạm tội cụ thể thống nhất (1 điểm) - Ý nghĩa của việc xác định dấu hiệu hành vi trong mặt khác quan của tội phạm: + Trong việc định tội: Giúp xác định hành vi đã thực hiện có cấu thành tội phạm hay không, cấu thành tội gì (1 điểm) + Trong việc định khung hình phạt: Hành vi thực hiện được quy định tại khung hình phạt nào (1 điểm) + Trong việc quyết định hình phạt.(1 điểm) Câu 5 Phân biệt trường hơp vô ý phạm tội vì cẩu thả với trường hợp gây hậu quả nguy hại cho xã hội vì sự kiện bất ngờ theo quy định của BLHS 1 Các khái niệm - Vô ý phạm tội vì cẩu thả là lỗi trong trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước (3 điểm) - Vô ý phạm tội do cẩu thả là một trong hai hình thức của lỗi vô ý phạm tội (1 điểm) - Trường hợp sự kiện bất ngờ: Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó (3 điểm) 2 Phân biệt trường hợp vô ý phạm tội do cẩu thả với trường hợp sự kiện bất ngờ: - Giống nhau: + Đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội (1 điểm) + Hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra (1 điểm) - Khác nhau: + Người vô ý phạm tội do cẩu thả không thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội của hành vi của mình Người gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ không thấy trước hoặc có thể thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội của hành vi của mình (4 điểm) + Người vô ý phạm tội do cẩu thả buộc phải thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội của hành vi của mình Người vô ý phạm tội do cẩu thả không thấy trước nhưng có khả năng thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của họ đã gây ra nếu họ có sự chú ý cần thiết, người vô ý phạm tội do cẩu thả có nghĩa vụ phải tuân thủ những quy tắc xử sự chung trong cuộc 9 sống đã được mặc nhiên thừa nhận, nghĩa vụ phát sinh từ địa vị của họ trong hoàn cảnh cụ thể…nên họ buộc phải thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội của hành vi của mình Người gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ không có khả năng thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của họ đã gây ra mặc dù có sự chú ý cần thiết, nên họ không có nghĩa vụ (không buộc) phải thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội của hành vi của mình (6 điểm) + Về nguyên nhân dẫn tới hành vi gây hậu quả thiệt hại cho xã hội: Trường hợp vô ý phạm tội do cẩu thả có nguyên nhân chủ quan, do người thực hiện hành vi cẩu thả, thiếu thận trọng khi xử sự Trường hợp sự kiện bất ngờ có nguyên nhân khách quan, người thực hiện hành vi không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại (4 điểm) + Về hậu quả pháp lý: Người vô ý phạm tội do cẩu thả được coi là có lỗi, do đó phải chịu trách nhiệm hình sự Người gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ không có lỗi, do không phải chịu trách nhiệm hình sự (4 điểm) - Ý nghĩa: việc phân biệt hai trường hợp vô ý phạm tội vì cẩu thả với gây thiệt hại do sự kiện bất ngờ có ý nghĩa giúp xác định hành vi đã xảy ra trong hai trường hợp trên là có tội hay không có tội (3 điểm) Câu 6 Hãy cho biết nhân thân người phạm tội có ý nghĩa như thế nào trong việc giải quyết trách nhiệm hình sự của họ và tại sao có ý nghĩa đó *Khái niệm nhân thân người phạm tội và mối liên hệ của nhân thân người phạm tội với trách nhiệm hình sự của họ: - Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội Những đặc điểm này có thể là về mặt xã hội, về tâm lý và về sinh học Đó là những đặc điểm như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, lối sống, hoàn cảnh gia đình và bản thân, ý thức chính trị, ý thức pháp luật, ý thức lao động, tôn giáo, tiền án, tiền sự (4 điểm) - Những đặc điểm nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết TNHS của người phạm tội vì: + Các đặc điểm đó ảnh hưởng tới tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội (3 điểm) + Các đặc điểm đó ảnh hưởng tới khả năng cải tạo và giáo dục của người phạm tội (3 điểm) * Ý nghĩa của nhân thân người phạm tội trong việc giải quyết TNHS của họ: - Có ý nghĩa khi xác định TNHS Ví dụ: trong nhiều tội phạm, dù chưa gây ra những hậu quả đã được quy định nhưng hành vi vẫn cấu thành tội phạm nếu người thực hiện có tiền án, tiền sự (được quy định cụ thể trong điều luật) (4 điểm) - Có ý nghĩa định khung hình phạt Ví dụ: trong nhiều tội phạm, những đặc điểm nhân thân người phạm tội là tình tiết định khung tăng nặng, như “tái phạm nguy hiểm” (4 điểm) 10

Ngày đăng: 26/03/2024, 19:54

w