Trong điều kiện hiện nay, giải quyết vấn đề biến động dân số là một trong những giải pháp phát triển kinh tế, vừa có tính cấp bách vừa là vấn đề phải giải quyết lâu dài cùng với tiến trì
Trang 1LÊ THỊ THANH THƯƠNG
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ THỐNG KÊ KINH TẾ
Đà Nẵng - Năm 2022
Trang 2LÊ THỊ THANH THƯƠNG
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Sơ lược tổng quan tài liệu tham khảo 4
6 Bố cục dự kiến của luận văn 8
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ 9
1.1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ 9
1.1.1 Dân số 9
1.1.2 Biến động dân số 11
1.1.3 Quy mô dân số 12
1.1.4 Cơ cấu dân số 13
1.1.5 Phân bổ dân số 18
1.2 HỆ THỐNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ 19
1.2.1 Chỉ tiêu về biến động tự nhiên 19
1.2.2 Chỉ tiêu về biến động cơ học 21
1.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 23
1.4 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 25
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 26
2.1 NGUỒN DỮ LIỆU 26
2.1.1 Dữ liệu thứ cấp 26
2.1.2 Dữ liệu sơ cấp 26
Trang 52.2.1.1 Tích hợp dữ liệu 28
2.2.1.2 Biến đổi dữ liệu 28
2.2.1.3 Thu giảm dữ liệu 28
2.2.2 Phương pháp phân tích 29
2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 29
2.2.2.2 Phương pháp phân tích hồi quy Binary logistic 31
2.3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 33
2.3.1 Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu 33
2.3.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức 34
2.3.3 Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu 38
2.4 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 39
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG40 3.1.1 Một số vấn đề về kinh tế 40
3.1.2 Một số vấn đề xã hội 45
3.2 QUY MÔ VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ 47
3.2.1 Quy mô dân số 48
3.2.2 Cơ cấu dân số 51
3.2.2.1 Cơ cấu dân số theo giới tính 51
3.2.2.2 Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi 55
3.2.2.3 Cơ cấu dân số theo khu vực thành thị, nông thôn 64
3.2.3 Phân bố dân số 66
3.2.4 Triển vọng cấu trúc tuổi, giới tính của dân số Đà Nẵng 67
3.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ 69
3.3.1 Biến động tự nhiên 69
Trang 63.3.1.3 Tỷ suất chết thô (CDR) 71
3.3.1.4 Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) 72
3.3.1.5 Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR) 74
3.3.2 Biến động cơ học 75
3.4 ỨNG DỤNG HỒI QUY BINARY LOGISTIC ĐỂ PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM SINH CỦA PHỤ NỮ TRONG ĐỘ TUỔI SINH 78
3.5 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 84
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 86
4.1 KẾT LUẬN 86
4.2 KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 88
4.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 92
4.4 GỢI Ý NGHIÊN CỨU SAU 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KT-XH: Kinh tế - Xã hội CBR : Tỷ suất sinh thô TFR: Tổng tỷ suất sinh CDR : Tỷ suất chết thô IMR: Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi U5MR: Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi CNH: Công nghiệp hóa
HĐH: Hiện đại hóa BDDS : Biến động dân số KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
2.1 Mô tả các biến nghiên cứu sử dụng trong mô
3.1 Dân số trung bình Đà Nẵng qua các năm 49
3.2 Tỷ trọng dân số theo nhóm tuổi và chỉ số già
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số ệu
3.2 Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của Đà Nẵng
và toàn quốc qua 5 kỳ Tổng điều tra (%) 50
3.3 Tốc độ tăng dân số bình quân theo đơn vị hành chính
3.4 Tỷ số giới tính dân số thành phố Đà Nẵng 1997-2020
3.5 Tỷ số giới tính dân số thành phố Đà Nẵng 1997-2020
3.6 Tỷ số giới tính dân số thành phố Đà Nẵng qua 5 cuộc
Tổng điều tra và thời điểm 01/04/2020 (nam/100 nữ) 54
3.7 Tỷ số giới tính các vùng kinh tế - xã hội, 01/04/2020
3.11 Tháp dân số thành phố Đà Nẵng phân theo khu vực
3.12 Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn, 01/4/2019 và
Trang 103.17 Dự báo chỉ số già hóa dân số Đà Nẵng đến năm 2045 69
3.26 Tỷ suất di cƣ thuần và tỷ lệ tăng tự nhiên giai đoạn
3.27 Dashboard trực quan một số chỉ tiêu liên quan đến
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tín ấp t ết ủ đề tà
Dân số của mỗi quốc gia chính là cơ sở và chủ thể của toàn bộ các quá trình diễn ra trong xã hội với khâu trung tâm là quá trình tái sản xuất xã hội Dân số vừa là lực lượng lao động, yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất, vừa
là lực lượng tiêu dùng của nền kinh tế Trong điều kiện hiện nay, giải quyết vấn đề biến động dân số là một trong những giải pháp phát triển kinh tế, vừa
có tính cấp bách vừa là vấn đề phải giải quyết lâu dài cùng với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của thế giới (Bộ Y Tế, 2013) Bên cạnh đó, biến động dân số là quá trình tất yếu của mỗi khu vực, mỗi địa phương Quá trình biến động dân số tác động tích cực lẫn tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội Biến động dân số làm thúc đẩy quá trình phát triển các ngành kinh tế khác nhau, làm thay đổi quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nguồn lao động Hiểu được biến động dân số của một địa phương trong thời gian nhất định sẽ góp phần định hướng và hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội một cách đúng đắn và hợp lý, đồng thời tìm được những giải pháp giải quyết các vấn đề còn hạn chế, đang nảy sinh trong xã hội
Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, Việt Nam đã bước vào thời kỳ mà các nhà nhân khẩu học và kinh tế học gọi là thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” [15] Thời gian này kéo dài 30 đến 40 năm trong lịch sử phát triển của mỗi quốc gia, là cơ hội duy nhất trong quá trình quá độ nhân khẩu học Hiện nay, Việt Nam là nước đang phát triển với dân số đứng thứ ba
ở khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 14 trong số 49 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Châu Á [18] (Theo Tổng cục Thống kê, “Kết quả chủ yếu Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 01/4/2020”, Nhà xuất bản Thống kê 2021”)
Đà Nẵng là thành phố trẻ năng động, có tốc độ đô thị hóa nhanh, kinh
tế - xã hội phát triển, đóng vai trò là hạt nhân quan trọng trong vùng kinh tế
Trang 12trọng điểm miền Trung, đồng thời là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương Theo số liệu từ Cục Thống kê Đà Nẵng, năm 2020 thành phố có quy mô GRDP xếp thứ 15, dân số đứng thứ 37 [18] so với các tỉnh khác trên
cả nước (Tổng cục Thống kê, “Kết quả chủ yếu Điều tra biến động dân số và
kế hoạch hóa gia đình thời điểm 01/4/2020”, Nhà xuất bản Thống kê 2021) Cho thấy sự phát triển của dân số thành phố Đà Nẵng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế thành phố nói riêng, cả nước Trong thời gian qua, dân số Đà Nẵng tăng với con số đáng chú ý, năm 2020 dân số bình quân tăng 1,6 lần so với 20 năm về trước; tăng 2,8 lần kể từ ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (Theo số liệu Niên giám Cục Thống kê Đà Nẵng) Thực tế nhận thấy kết quả nghiên cứu biến động dân số là đầu vào quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội cũng như các chiến lược, chính sách cho các lĩnh vực khác nhau đến năm
2030, và tầm nhìn đến năm 2045
Bên cạnh chỉ rõ thực trạng biến động dân số các năm thông qua các chỉ tiêu biến động dân số Trong các chỉ tiêu biến động dân số, mức sinh luôn là một trong những chỉ báo nhân khẩu học quan trọng nhất, không chỉ góp phần quyết định đến biến động quy mô và cơ cấu dân số mà còn phản ánh mức độ phát triển kinh tế xã hội Chính vì vậy, luận văn phân tích một số vấn đề liên quan đến xác suất sinh trên cơ sở từ số liệu Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2019 để làm rõ thêm vấn đề cần nghiên cứu
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu biến động dân số thành phố Đà Nẵng” cho luận văn Thạc sĩ của mình
2 Mụ t u ng n ứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích biến động dân số thành phố
Đà Nẵng thông qua một số chỉ tiêu thống kê dân số thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; phân tích một số vấn đề liên quan đến xác suất sinh từ
Trang 13nguồn dữ liệu sơ cấp Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 Từ đó, luận văn định hướng, đề xuất những giải pháp tổ chức điều chỉnh sự biến động dân
số phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tổng hợp một số cơ sở lý luận về biến động dân số
- Phân tích biến động dân số ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2000 -
2020
- Phân tích một số chỉ tiêu biến động dân số quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Phân tích một số vấn đề liên quan đến xác suất sinh từ nguồn dữ liệu
sơ cấp Tổng điều tra dân số và Nhà ở năm 2019
- Xây dựng các định hướng và các giải pháp phát triển dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng
3 Đố tượng và p ạm v ng n ứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: biến động dân số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: nghiên cứu về biến động dân số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Về nội dung: nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biến động dân số
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu nghiên cứu là 20 năm, từ năm
2000 đến năm 2020
4 P ương p áp ng n ứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu và mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
Trang 144.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Số liệu thứ cấp: luận văn tập trung chủ yếu sử dụng các nguồn số liệu Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Đà Nẵng đã công bố qua các năm
- Số liệu sơ cấp: luận văn sử dụng kết quả cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 của thành phố Đà Nẵng Đây là cuộc điều tra quốc gia do Tổng cục Thống kê tiến hành, có thiết kế mẫu đủ đại diện cho dân số toàn quốc, cũng như cấp vùng, và các tỉnh
4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
4.3.1 Tiền xử lý dữ liệu
- Số liệu thu thập được từ nguồn thứ cấp được kiểm tra tính chính xác
- Số liệu sơ cấp được xử lý, kiểm tra để chất lượng dữ liệu đảm bảo tính chính xác, hiện hành, toàn vẹn và nhất quán
4.3.2 Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp phân tích hồi quy
5 Sơ lượ tổng qu n tà l ệu t m ảo
Nghiên cứu về dân số đã có từ lâu, là đối tượng quan tâm của nhiều nhà khoa học và nhà quản lý với nhiều góc độ khác nhau Vì vậy, vấn đề dân số
đã được nghiên cứu trong phạm vi nhiều nước, nhiều địa phương khác nhau với những phương diện và hướng nghiên cứu khác nhau Như phần trình bày
ở lý do thực hiện luận văn, nay tác giả tổng quan hướng nghiên cứu về biến động dân số
Luận văn đã tiếp cận hệ thống tài liệu trình bày các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến biến động dân số Hiện trạng dân số thế giới; các khái niệm, công thức, mô hình dự báo, ước tính, kỹ thuật phân tích trong nghiên cứu dân số được trình bày chi tiết trong bộ Reading in Population Research Methodology do Quỹ dân số Liên Hợp Quốc ấn hành [9]
Hằng năm, Quỹ Dân số của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam
Trang 15(UNFPA-United Nation Population Fund) đều công bố các tài liệu về thực trạng dân số
Valentay giới thiệu các học thuyết, phương pháp nghiên cứu dân số theo quan điểm Macxit, kết quả nghiên cứu những vấn đề dân số thế giới dưới góc nhìn của hệ tư tưởng chủ nghĩa xã hội trong The Theory of Population Essay in Marxist Research [6]
Ở Việt Nam, các khái niệm về quy mô, gia tăng, cơ cấu dân số, phân bố dân cư được trình bày chủ yếu trong nghị định, giáo trình, sách chuyên khảo
và tài liệu tập huấn về lĩnh vực Thống kê
Nghị định 97/2016/NĐ-CP, ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng
về quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia [19] phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu thống kê lĩnh vực dân số: khái niệm, nội dung và công thức tính
Tài liệu bồi dưỡng Nghiệp vụ công tác Thống kê viên (2013) [23] cung cấp đầy đủ các khái niệm, nội dung, công thức tính các hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, cụ thể lĩnh vực thống kê dân số
Giáo trình Thống kê Kinh tế của GS.TS Phan Công Nghĩa và PGS.TS Bùi Đức Triệu [24] đã cung cấp các cơ sở lý luận về thống kê dân số Thống
kê dân số với tư cách là một bộ phận của thống kê kinh tế nghiên cứu quy mô,
cơ cấu, biến động, dự báo dân số thông qua hệ thống chỉ tiêu dân số
Giáo trình “Dân số học” của Phùng Thế Trường [25] cũng giới thiệu công thức tính sự thay đổi số lượng dân trong cùng nhóm tuổi của cùng một dân số theo thời gian, đưa ra những chỉ tiêu đánh giá mức sinh theo thời kỳ như tỉ số trẻ em so với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, kinh nghiệm thực hiện chính sách dân số từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia
Đề tài nghiên cứu Dân số và phát triển tại Việt Nam, hướng tới một chiến lược mới 2011 - 2020 của Andrian C Hayes, Nguyễn Đình Cử, Vũ Mạnh Lợi 2009 [11] tập trung nghiên cứu các xu hướng biến động dân số và các tác động của nó đến sự phát triển như quy mô và tăng trưởng dân số, giảm
Trang 16mức sinh và biến động dịch tễ học, giảm mức sinh và chuyển đổi nhân khẩu học Xem xét và phân tích một cách toàn diện những vấn đề quan trọng về dân số và phát triển cần đặt ra cho Việt Nam trong những năm tới
Dưới góc nhìn của cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Y tế ban hành Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (Bộ Y tế, 2010) [21] nêu ra những vấn đề dân số đặt ra đến năm 2020 như chất lượng dân số còn hạn chế, tỷ số giới tính khi sinh tăng nhanh, liên tục Qua đó, chủ thể quản lý đặt ra ba mục tiêu cùng với nhiều nhóm giải pháp nhằm tận dụng nhiều cơ hội, vượt qua những thách thức để đảm bảo quy mô, cơ cấu dân số ngày càng phù hợp Cụ thể hơn, ấn phẩm Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước (Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Quỹ dân số Liên hiệp quốc, 2011) của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tổng kết thực trạng dân số và phát triển ở nước ta, từ đó đề xuất mười kiến nghị về quản lý, điều chỉnh dân số Việt Nam trên các mặt về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, phân bố, quản lý dân cư
Những nghiên cứu về biến động quy mô dân số thường gắn liền với các thống kê và điều tra dân số Trên phạm vi thế giới, World Population data sheet mỗi năm đều cung cấp các số liệu và đánh giá về tình hình dân số trên thế giới Còn ở Việt Nam, từ trước đến nay đã có 5 cuộc Tổng điều tra dân số
và nhà ở (1/4/1979, 1/4/1989, 1/4/1999, 1/4/2009, 1/4/2019); phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá, xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển dân số cho từng thời kỳ Bên cạnh đó, sau các cuộc điều tra, Tổng cục Thống kê cũng xuất bản Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm ¼ hàng năm và kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở là cơ sở quan trọng để các nhà nghiên cứu đưa ra những phân tích, đánh giá, dự báo biến động dân số [12] [15]
Những năm gần đây, Qũy Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) và Ngân hàng thế giới (WB) đã có nhiều chuyên khảo phân tích sâu
Trang 17cơ cấu dân số của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới như: cơ cấu dân số vàng, già hóa dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh, tác động của biến đổi cơ cấu tuổi đến nền kinh tế Việt Nam, di cư, đô thị hóa [27], [28], [26], [30], [29]… Các chuyên khảo này là những tài liệu tổng quan quý báu, những phân tích định lượng sâu sắc, những công trình nghiên cứu chọn lọc, cập nhật để tác giả tham khảo, đối chiếu, học tập kinh nghiệm trong luận văn của mình
Trong các nghiên cứu về cơ cấu dân số, “cơ cấu dân số vàng” nhận được sự quan tâm của nhiều tác giả với các cách tiếp cận khác nhau UNFPA
có báo cáo Taking Advantage of the Demographic Bonus in Viet Nam - Opportunities, Challenges, and Policy Options [10] đã phân tích tổng quan những thách thức đối với giáo dục và đào tạo, lao động và việc làm, dân số và gia đình, an sinh xã hội… từ đó đưa ra các gợi ý chính sách giúp các nhà hoạch định và lập chính sách nhằm tận dụng tối đa tiềm năng của cơ hội dân
số vàng Trong tác phẩm “Cơ cấu dân số vàng ở Việt Nam: Cơ hội, thách thức
và các khuyến nghị chính sách”, hai tác giả Giang Thanh Long, Bùi Thế Cường [14] đã phân tích tình hình biến động cơ cấu dân số theo tuổi ở Việt Nam trong thời gian qua và chỉ ra giai đoạn cơ cấu dân số vàng xuất hiện với những thời cơ và thách thức Đồng thời dựa trên kinh nghiệm và nghiên cứu thực chứng trong nước và quốc tế, báo cáo gợi ý các nhóm chính sách quan trọng để tận dụng triệt để cơ hội dân số cho quá trình tăng trưởng và phát triển
ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, già hóa dân số cũng là một chủ đề được quan tâm khi nghiên cứu cơ cấu dân số của các nhà khoa học Trên bình diện thế giới, UNFPA đã đưa ra những dự báo về già hóa dân số thế giới, phân tích những tác động của quá trình này đối với phát triển kinh tế và các vấn đề an sinh xã hội, đưa ra năm khuyến nghị chính sách để nước ta có thể đón đầu xu hướng này Chi tiết hơn, Bloom cùng các cộng sự [4] có nghiên cứu định
Trang 18lượng những ảnh hưởng của già hóa đến lao động và tiết kiệm ở các nước đến năm 2050 và kết luận già hóa dân số sẽ không cản trở đáng kể tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển
6 Bố ụ ự ến ủ luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, các danh mục có liên quan nội dung chính của Luận văn được trình bày trong 04 chương:
Chương 1 Một số vấn đề lý luận về biến động dân số
Chương 2 Thiết kế nghiên cứu
Chương 3 Kết quả nghiên cứu
Chương 4 Kết luận và hàm ý chính sách
Trang 19CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ
1.1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ
Trong luận văn, tác giả sử dụng thuật ngữ dân số là một tập hợp người sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được xác định theo đơn vị hành chính
Và dân số chỉ tất cả những người sống trong phạm vi một địa giới nhất định (một nước, một vùng kinh tế, một đơn vị hành chính, ) có đến một thời điểm hay trong một khoảng thời gian nhất định
Trong thống kê, dân số được thu thập theo khái niệm “Nhân khẩu thực
tế thường trú” [19] Cụ thể, khi nói đến tổng dân số tại thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 được hiểu là số nhân khẩu thực tế thường trú tại thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019
Một người được coi là “nhân khẩu thực tế thường trú” tại hộ, nếu người
đó thực tế vẫn thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến thời điểm điều tra đã được 6 tháng trở lên và những người mới chuyển đến dưới 6 tháng nhưng xác định sẽ
ăn, ở ổn định tại hộ, trẻ em mới sinh trước thời điểm điều tra và những người tạm vắng, không phân biệt họ có hay không có hộ khẩu thường trú
Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ bao gồm các loại sau đây:
a) Những người thực tế thường xuyên ăn, ở tại hộ từ 6 tháng trở lên tính đến thời điểm điều tra, không phân biệt họ có hay không có hộ khẩu thường trú;
Trang 20b) Những người mới đến hộ chưa được 6 tháng nhưng xác định sẽ ăn, ở
ổn định lâu dài tại hộ, kể cả trẻ mới sinh;
c) Những người lâu nay vẫn thường xuyên ăn, ở tại hộ nhưng tại thời điểm điều tra họ tạm vắng, bao gồm cả những người Việt Nam đang ở nước ngoài trong thời hạn được cơ quan có thẩm quyền cho phép
Ngoài “Nhân khẩu thực tế thường trú” tại hộ, tổng dân số còn bao gồm các “nhân khẩu đặc thù”, bao gồm:
- Những người sống trong các nhà dưỡng lão, trại trẻ mồ côi, làng trẻ SOS, các trường/lớp học tình thương, trại phong, trung tâm/trường/trại và các
cơ sở xã hội khác đóng tập trung trên phạm vi, ranh giới của xã/phường/thị trấn; bệnh nhân sống trong các trại phong, trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng những người tâm thần, những người đang cai nghiện ở các trại cai nghiện ma tuý, ;
- Học sinh, sinh viên đang ở tập trung (không kể học sinh phổ thông trọ học/ở nhờ tại các hộ dân cư) trong các trường thanh thiếu niên, trường dân tộc nội trú, trường vừa học vừa làm, trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, trường câm điếc; các tu sỹ trong các tu viện; các nhà sư hoặc tu sỹ sống trong các nhà chùa, nhà chung;
- Những người sống trong các khu nhà ở công nhân trong khuôn viên các công ty, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp xây dựng cho công nhân ở theo mô hình tập trung, có phân biệt khu vực cư trú dành riêng cho nam và dành riêng cho nữ (mô hình ký túc xá của các trường đại học), những khu nhà này đủ lớn và thường do doanh nghiệp quản lý tập trung, ĐTV khó tiếp cận
để điều tra (chủ yếu là những người độc thân và có Ban quản lý, bảo vệ quản
lý khu vực này) đóng trên phạm vi ranh giới của xã/phường;
- Những người lang thang, cơ nhỡ, không có nhà ở; những người sống bằng nghề trên mặt nước không có nhà trên bờ, không đăng ký bến gốc; những bệnh nhân không nơi nương tựa và không có bất kỳ một nơi thường trú
Trang 21nào khác đang điều trị nội trú trong các bệnh viện
1.1.2 B ến động n số
Dân số thường xuyên biến động, để nghiên cứu sự biến động này, thống
kê dân số phân thành hai nhóm: biến động tự nhiên và biến động cơ học (di dân)
Biến động tự nhiên của dân số là sự biến động về quy mô và cơ cấu dân
số của một lãnh thổ trong một thời kỳ nhất định do sinh và chết
Biến động cơ học của dân số là sự biến động về quy mô của một lãnh thổ trong thời kỳ nhất định do sự chuyển đến và chuyển đi của dân cư
Biến động dân số nói chung được chia thành hai bộ phận chủ yếu tương đối riêng biệt: biến động tự nhiên và biến động cơ học Biến động tự nhiên
mô tả sự thay đổi dân số gắn liền với sự ra đời, tồn tại và mất đi của con người theo thời gian Quá trình này trong dân số học chủ yếu thông qua các hiện tượng sinh và chết Khác với biến động tự nhiên, biến động cơ học biểu thị sự thay đổi dân số về mặt không gian, lãnh thổ Trong cuộc sống con người di dời bởi nhiều nguyên nhân, với nhiều mục đích khác nhau, với khoảng cách xa gần khác nhau và vào những thời điểm khác nhau Quá trình này chịu tác động bởi nhiều những nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội do vậy nó mang bản chất kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc Đây chính là đặc điểm mấu chốt phân biệt hai bộ phận biến động dân số nêu trên (Tổng cục Thống kê, 2016)
Quy mô dân số của một lãnh thổ theo thời gian có thể tăng lên, giảm đi hoặc giữ nguyên tùy thuộc vào các quá trình dân số có ý nghĩa động lực Đó
là các quá trình sinh sản, tử vong và chuyển cư (bao gồm nhập cư và xuất cư) Chúng tác động qua lại và tạo nên sự biến động của dân số Khảo sát sự biến động dân số nhằm mục đích tìm hiểu quá trình phát triển dân số của một quốc gia, một địa phương để biết dân số của vùng lãnh thổ đó thay đổi như thế nào: theo chiều hướng tăng, theo chiều hướng giảm, không tăng, không giảm hay
Trang 22phát triển quá nhanh dẫn đến bùng nổ dân số Từ đó, đưa ra các giải pháp để cân bằng sự phát triển dân số với sự phát triển KT - XH
Trên thế giới có những xu hướng biến động dân số như mất cân bằng nam nữ, xu hướng già hóa dân số…
- e: Cơ số lô-ga-rit tự nhiên, e = 2,71828;
- r: Tỷ lệ tăng dân số của thời điểm cần tính so với thời điểm gốc;
- t: Thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm cần tính (số năm cần tính) Dân số thành thị là dân số của các đơn vị lãnh thổ được Nhà nước quy định là khu vực thành thị (phường và thị trấn)
Dân số nông thôn là dân số của các đơn vị lãnh thổ được Nhà nước quy định là khu vực nông thôn (xã)
Trang 23Trong Dân số học, các loại cơ cấu dân số được chia thành ba nhóm:
- Cơ cấu sinh học hay cơ cấu tự nhiên của dân số gồm: cơ cấu dân số theo giới tính, độ tuổi…
- Cơ cấu xã hội của dân số gồm: cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc, quốc tịch, trình độ văn hóa, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp,… Mỗi khía cạnh nghiên cứu phản ảnh một mặt của tình trạng dân số Do vậy, muốn hiểu
cơ cấu dân số một cách đầy đủ, cần phải xem xét cả về phương diện sinh học
và xã hội
- Cơ cấu dân tộc: Dân tộc là nhóm người có chung các đặc tính văn minh; chẳng hạn giống nhau về nguồn gốc, phong tục, tập quán, ngôn ngữ,…Trong thống kê dân số, dân tộc được thu thập dựa trên cơ sở tự xác định của đối tượng điều tra Tên dân tộc của một người thường được quy định theo dân tộc của người cha Tuy nhiên, đối với một số dân tộc còn theo chế độ mẫu hệ, thì tên dân tộc được ghi theo dân tộc của người mẹ (Tổng cục Thống
kê, 2010)
Trang 24Trong luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu cơ cấu sinh học
*Cơ cấu sinh học
Cơ cấu sinh học phản ánh thành phần, thể trạng về mặt sinh học của dân cư ở một lãnh thổ nào đó, bao gồm cơ cấu dân số theo giới tính và theo
độ tuổi
Cơ cấu dân số theo giới tính là tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân Nếu tương quan giữa nam so với 100 nữ gọi là tỷ số giới tính hoặc tương quan giữa dân số nam hoặc dân số nữ so với tổng số dân gọi là tỷ số giới tính (Tổng cục Thống kê, 2010)
Một chỉ tiêu quan trọng được sử dụng đo lường cơ cấu giới tính là tỷ số giới tính (sex ratio), là tỷ số giữa dân số nam và dân số nữ trong cùng tổng thể dân số tại một thời điểm nhất định, so với dân số chuẩn 100 người
Tỷ số giới tính của dân số [19] phản ánh số lượng nam giới tính trên
100 nữ giới Tỷ số giới tính của dân số được xác định theo công thức sau:
Tỷ số giới tính của dân số =
Tổng số nam
× 100 Tổng số nữ
Tỷ số giới tính khi sinh là số bé trai tính bình quân trên 100 bé gái mới được sinh ra trong năm Tỷ số giới tính khi sinh phản ánh sự cân bằng giới tính của số trẻ em mới sinh trong năm Bình thường, tỷ số này dao động từ
103 đến 107 và ổn định theo thời gian và không gian Bất kỳ sự thay đổi của
tỷ số này chệch khỏi mức dao động bình thường đều phản ánh sự can thiệp có chủ ý ở một mức độ nào đó và làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng giới tính
tự nhiên, đe doạ sự mất ổn định dân số (Tổng cục Thống kê, 2010)
Cơ cấu dân số theo độ tuổi
Cơ cấu dân số theo tuổi [19] là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định Trong dân số học, cơ cấu theo tuổi có ý nghĩa quan trọng vì nó thể hiện tổng hợp tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia (Tổng cục Thống kê, 2010)
Trang 25Có hai loại cơ cấu dân số theo tuổi
Cơ cấu tuổi theo khoảng cách không đều nhau Với loại cơ cấu này, dân
số được phân chia thành ba nhóm tuổi:
+ Nhóm tuổi dưới lao động: 0 - 14 tuổi
+ Nhóm tuổi lao động: 15 - 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi)
+ Nhóm tuổi trên tuổi lao động: 60 tuổi (hoặc 65 tuổi trở lên)
Số người trong nhóm tuổi lao động là nguồn nhân lực quan trọng, là vốn quí của quốc gia, cần phải sử dụng số người trong nhóm tuổi này một cách tối ưu để tạo ra sức sản xuất cao nhất cho xã hội
Cơ cấu tuổi theo khoảng cách đều nhau Với loại cơ cấu này, dân số được phân chia theo khoảng cách đều nhau: 1 năm, 5 năm hoặc 10 năm
+ Dân số trẻ: Dân số của một nước hay một địa phương được gọi là trẻ khi cơ cấu dân số có tỷ lệ của nhóm người dưới 15 tuổi vượt trên 35% và tỷ lệ nhóm người từ 60 tuổi trở lên chiếm ít hơn 10% tổng dân số; thể hiện qua tỷ suất sinh cao, tỷ suất tử cao và tuổi thọ trung bình (kỳ vọng sống) thấp Tỷ lệ người trẻ cao chứng tỏ dân số sinh đông, nguồn dự trữ lao động dồi dào Đây
là một điểm thuận lợi Nhưng trong hiện tại điều đó cũng có nghĩa là một sự bất lợi bởi vì số người cần được cấp dưỡng là một số lớn, nhà nước phải đầu
tư nhiều để nuôi dưỡng và đào tạo cho lớp người trẻ này Muốn đạt được mục đích ấy, những người đang độ tuổi lao động phải được tận dụng và phải nâng cao năng suất lao động
+ Dân số già: Theo phân loại của Cowgill và Holmes (1970) khi dân số
từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% đến 9,9% tổng dân số thì dân số được coi là
„già hóa‟ Tương tự, 10% - 19,9% gọi là dân số „già‟; 20% - 29,9% gọi là dân
số „rất già‟ và từ 30% trở lên gọi là dân số „siêu già‟ Nhiều báo cáo của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế sử dụng cách phân loại này
+ Cơ hội “dân số vàng” : Cho đến nay, thuật ngữ này vẫn chưa có sự thống nhất về định nghĩa, cách tính toán và còn có nhiều tên gọi khác nhau
Trang 26Trong bài nghiên cứu này, một nước được coi là có cơ hội dân số „vàng‟ khi
tỷ số phụ thuộc dân số của nước đó nhỏ hơn 50 Theo cách khác, trong Báo cáo kết quả của Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2009, Tổng cục Thống kê định nghĩa cơ hội dân số „vàng‟ xảy ra khi tỷ lệ trẻ em (0-14) thấp hơn 30% và tỷ
lệ người cao tuổi (65 trở lên) thấp hơn 15% Trong nhiều nghiên cứu, Andrew Mason, Ronald Lee và cộng sự tiếp cận bằng tỷ số hỗ trợ - đo bằng tỷ số giữa dân số hoạt động kinh tế với dân số không hoạt động kinh tế - và khi nào tốc
độ tăng của tỷ số lớn hơn 0 thì dân số được coi là bước vào thời kỳ cơ hội dân
số „vàng‟
Một số tên gọi khác của cơ hội dân số „vàng‟ như „lợi tức dân số‟; „cửa
sổ cơ hội nhân khẩu học‟; „quà tặng dân số‟…
Trong giai đoạn này, đất nước sẽ có một lực lượng lao động trẻ hùng hậu Nếu được tận dụng tối đa về sức lực, trí tuệ, sức lao động sẽ tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ, tạo ra giá trị tích lũy lớn cho tương lai, đảm bảo an sinh xã hội khi đất nước bước vào giai đoạn “cơ cấu dân số già”
Tỷ số phụ thuộc: biểu thị số người ngoài tuổi lao động so với 100 người trong tuổi lao động (Tổng cục thống kê, 2010)
Khi “Tỷ số phụ thuộc” giảm đến 50 trở xuống, tức là cứ 100 người trong độ tuổi “hoạt động kinh tế” thì chỉ có không quá 50 người ở độ tuổi
“phụ thuộc”, người ta nói rằng, đây là cơ cấu dân số “vàng” Cơ hội do cơ cấu
“vàng” mang lại là số người trong độ tuổi hoạt động kinh tế nhiều, số người phụ thuộc ít có thể nâng cao tiết kiệm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, điều này cũng gây ra thách thức về nâng cao chất lượng lao động và tạo việc làm
Tỷ số phụ thuộc chung được biểu thị phần trăm của dân số dưới 15 tuổi
và từ 65 tuổi trở lên trên 100 người ở nhóm tuổi 15-64 Trong đó, tỷ số phụ thuộc trẻ em biểu thị phần trăm của dân số dưới 15 tuổi trên 100 người ở nhóm tuổi 15-64 và tỷ số phụ thuộc người già biểu thị phần trăm của dân số
Trang 27từ 65 tuổi trở lên trên 100 người ở nhóm tuổi 15-64 Cho biết cứ 100 người trong độ tuổi có khả năng lao động sẽ phải gánh bao nhiêu người ngoài độ tuổi lao động Như vậy, nếu tỷ số phụ thuộc lớn thì gánh nặng của dân số trong độ tuổi lao động càng lớn và ngược lại (Tổng cục thống kê, 2010)
Tháp dân số [23] (còn gọi là tháp tuổi) là một loại đồ thị đặc biệt dùng
để biểu thị cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính Đây là một phương tiện quan trọng để mô tả và phân tích cơ cấu tuổi và giới tính của dân số
Trong tháp dân số, trục tung được dùng để biểu thị độ tuổi và được gọi
là trục tuổi Tùy theo nguồn tài liệu hay mục đích nghiên cứu, độ tuổi có thể được phân chia chi tiết chi tiết theo từng tuổi và từng nhóm 5 hay 10 tuổi đều nhau Phần bên trái trục tuổi biểu thị cơ cấu tuổi của nam giới, còn bên phải là
nữ giới Độ dài của các cột nằm ngang song song với trục hoành, tính từ trục tuổi ra hai bên hiện thị số nam, số nữ của từng nhóm tuổi hay tỉ lệ phần trăm nam hoặc nữ trong nhóm tuổi đó so tổng số dân nói chung
Tháp dân số được xây dựng dựa trên cơ cấu dân số tại một thời điểm nào đó, vì vậy có thể suy từ độ tuổi ra năm sinh của mỗi thế hệ Do đặc điểm này, có thể ghi các năm sinh tương ứng của mỗi thế hệ ở bên lề của tháp Tháp dân số là hình ảnh hiện tại của mỗi chế độ tái sản xuất dân số nhất định Đây chính là kết quả của một quá trình phát triển dân số qua nhiều năm Vì vậy, qua hình dạng của tháp dân số một nước, một vùng ta có thể xác định được đặc trưng tổng quát về quy mô, cơ cấu dân số của vùng đó, xác định được những biến động lịch sử đã qua có tác động đến quá trình tái sản xuất dân số Mặt khác, qua tháp dân số cũng có thể biết được xu hướng của tái sản xuất dân số trong tương lai Hiện tại, người ta chia tháp dân số thành ba loại
cơ bản: mở rộng, thu hẹp, ổn định
Mô hình dân số mở rộng có đáy tháp bè ra, đỉnh tháp nhọn Đây là loại dân số “trẻ” có tỉ lệ dân số ở các nhóm tuổi trẻ khá cao, mức sinh cũng cao, tuổi thọ thấp, dân số tăng nhanh Các nước đang phát triển nói chung, Việt
Trang 28Nam trong các năm 1989, 1999 nói riêng có dạng mô hình này
Mô hình dân số ổn định thể hiện tỉ lệ dân số ở đa số các nhóm tuổi tương đối đều nhau Mô hình này cho biết mức sinh thấp và ổn định qua nhiều năm, dân số tăng chậm và tương đối ổn định cả về quy mô cũng như cơ cấu, tuổi thọ của dân số cao
Mô hình dân số thu hẹp có đáy tháp nhỏ, thân tháp mở rộng Đây là loại dân số “già” có tỉ lệ dân số ở các nhóm tuổi cao khá lớn, tuổi thọ bình quân cao, dân số tăng rất chậm, thậm chí có nguy cơ giảm Các nước công nghiệp phát triển thường có dạng mô hình này
1.1.5 P n bổ n số
Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội (Tổng cục Thống kê, 2010)
Phân bố dân cư có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế - xã hội Sự phân
bố dân cư không đồng đều giữa các vùng tạo nên “sức hút” ở những nơi giàu
có tài nguyên đất, vốn đầu tư… và hình thành “sức đẩy” ở những nơi đất chật người đông, vốn đầu tư ít, việc làm thiếu Theo Liên Hợp Quốc, để cuộc sống thuận lợi, bình quân trên 1 km2 chỉ nên có từ 35 đến 40 người (Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, 2004)
Phân bố dân cư chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ và các điều kiện kinh tế xã hội, trong đó các điều kiện kinh tế -
xã hội có vai trò quyết định Việc phân bố dân cư không hợp lý sẽ dẫn đến việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giữa các vùng lãnh thổ không hợp lý mà còn góp phần tăng sự chênh lệch về kinh tế - xã hội
Mật độ dân số là số dân tính bình quân trên một kilômét vuông diện tích lãnh thổ, được tính bằng cách chia dân số (thời điểm hoặc bình quân) của một vùng dân cư nhất định cho diện tích lãnh thổ của vùng đó Mật độ dân số
có thể tính cho từng tỉnh, từng huyện, từng xã, v.v nhằm phản ánh tình hình
Trang 29phân bố dân số theo địa lý vào một thời gian nhất định
Mật độ dân số (người/km 2
CBR: Tỷ suất sinh thô;
B: Tổng số sinh trong thời kỳ nghiên cứu;
P: Dân số có đến thời điểm nghiên cứu
Tổng tỷ suất sinh (TFR) [19] phản ánh số con đã sinh ra sống tính bình quân trên một phụ nữ (hoặc một nhóm phụ nữ) trong suốt thời kỳ sinh đẻ nếu người phụ nữ (hoặc nhóm phụ nữ) đó trải qua các tỷ suất sinh đặc trưng của thời kỳ nghiên cứu đã cho trong suốt thời kỳ sinh đẻ (15 tuổi đến 49 tuổi)
Trong trường hợp tỷ suất sinh đặc trưng được tính cho các nhóm (khoảng tuổi của mỗi nhóm là 5 tuổi) thì số “i” biểu thị 7 nhóm tuổi, gồm: 15-
19, 20-24, 25-29, 30-34, 35-39, 40-44 và 45-49 Tổng tỷ suất sinh được tính theo công thức:
1000W
B5
Trang 30nhóm tuổi i;
i: Nhóm tuổi thứ i;
Wi: Số phụ nữ ở nhóm tuổi thứ i có đến thời điểm nghiên cứu
Hệ số 5 trong công thức trên nhằm áp dụng cho tỷ suất bình quân của nhóm 5 độ tuổi liên tiếp sao cho TFR tương xứng với tổng các tỷ suất đặc trưng từng độ tuổi nêu trong công thức trên
Tỷ suất chết thô [19] là một trong hai thành phần của tăng tự nhiên dân
số Tỷ suất chết thô lớn hay nhỏ có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng dân số Tỷ suất chết thô cho biết cứ 1000 dân, có bao nhiêu người bị chết trong thời kỳ nghiên cứu Công thức tính:
D: Tổng số người chết trong thời kỳ nghiên cứu;
P : Dân số có đến thời điểm nghiên cứu
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là số đo mức độ chết của trẻ em trong năm đầu tiên của cuộc sống, được định nghĩa là số trẻ em dưới 1 tuổi chết tính bình quân trên 1000 trẻ em sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu
IMR: Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi;
D0: Số trẻ em chết ở độ tuổi dưới 1 tuổi trong thời kỳ nghiên cứu;
B: Tổng số trường hợp sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là số đo mức độ chết của trẻ em trong 5 năm đầu tiên của cuộc sống, được định nghĩa là số trẻ em dưới 5 tuổi chết tính bình quân trên 1000 trẻ em sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu
1000 B
D
MR
5
Trang 31Trong đó:
U5MR: Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi;
5D0: Số trẻ em chết ở độ tuổi dưới 5 tuổi trong thời kỳ nghiên cứu; B: Tổng số trường hợp sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên [19] là tỷ lệ phần nghìn giữa mức chênh lệch của số sinh và số chết so với dân số trong thời kỳ nghiên cứu, hoặc bằng hiệu
số giữa tỷ suất sinh thô với tỷ suất chết thô của dân số trong thời kỳ nghiên cứu
CDR CBR
1000 P
D
B
Trong đó:
NIR: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên;
B: Số sinh trong thời kỳ nghiên cứu;
D: Số chết trong thời kỳ nghiên cứu;
P: Dân số có đến thời điểm nghiên cứu;
CBR: Tỷ suất sinh thô;
CDR: Tỷ suất chết thô
1.2.2 C ỉ t u về b ến động ơ ọ
Tỷ suất nhập cư [19] phản ánh số người từ đơn vị lãnh thổ khác (nơi xuất cư) nhập cư đến một đơn vị lãnh thổ trong kỳ nghiên cứu tính bình quân trên 1000 dân của đơn vị lãnh thổ đó (nơi nhập cư)
Trong đó:
IMR: Tỷ suất nhập cư;
I: Số người nhập cư trong thời kỳ nghiên cứu;
P: Dân số có đến thời điểm nghiên cứu
Tỷ suất xuất cư [19] phản ánh số người xuất cư của một đơn vị lãnh thổ trong kỳ nghiên cứu tính bình quân trên 1000 dân của đơn vị lãnh thổ đó
Trang 32
Trong đó:
OMR: Tỷ suất xuất cư;
O: Số người xuất cư trong thời kỳ nghiên cứu;
P: Dân số có đến thời điểm nghiên cứu
Tỷ suất di cư thuần [19] phản ánh tình trạng nhập cư của dân số vào một đơn vị lãnh thổ và tình trạng xuất cư của dân số khỏi đơn vị lãnh thổ đó trong kỳ nghiên cứu, được tính bằng hiệu số giữa người nhập cư và người xuất cư của một đơn vị lãnh thổ tính bình quân trên 1000 dân của đơn vị lãnh thổ đó
Trong đó:
NMR: Tỷ suất di cư thuần;
I: Số người nhập cư trong thời kỳ nghiên cứu;
O: Số người xuất cư trong thời kỳ nghiên cứu;
P: Dân số có đến thời điểm nghiên cứu
Hoặc: NMR = IMR - OMR
Trong đó:
NMR: Tỷ suất di cư thuần;
IMR: Tỷ suất nhập cư;
OMR: Tỷ suất xuất cư
Số liệu các tỷ suất nhập cư, xuất cư và di cư thuần của Toàn quốc, 06 vùng kinh tế - xã hội và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ tính cho
di cư nội địa (không bao gồm di cư quốc tế)
Như vậy, có thể hiểu rằng gia tăng cơ học là hiệu số giữa tỷ suất nhập
cư và tỷ suất xuất cư hay là tương quan giữa số người nhập cư và xuất cư trong năm so với dân số ở cùng thời điểm (Tổng cục Thống kê, 2010)
Trang 33Tỷ lệ tăng dân số chung [19] (gọi tắt là tỷ lệ tăng dân số) là tỷ suất mà theo đó dân số được tăng lên hoặc giảm đi trong một thời kỳ (thường tính cho một năm lịch) do tăng tự nhiên và di dân thuần, được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm so với dân số trung bình (hay dân số có đến giữa năm)
Công thức tính: GR = CBR – CDR + IMR – OMR
Trong đó:
GR : Tỷ lệ tăng dân số chung;
CBR : Tỷ suất sinh thô;
2003 [5]; Caldwell, 2006 [2]) Một số nghiên cứu về mức sinh ở Việt Nam cũng cho thấy khá rõ mối liên hệ này (ví dụ: Nguyễn Đức Vinh, 2017 [32]; Nguyễn Minh Thắng [22])
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Vinh về mức sinh tại vùng Đông Nam Bộ cũng cho thấy rõ: tình trạng hôn nhân là yếu tố tác động chủ yếu dẫn đến tổng
tỷ suất sinh thấp ở vùng Đông Nam Bộ; quá trình đô thị hóa không chỉ tạo cơ hội mà còn áp lực lớn cho phụ nữ tiếp cận giáo dục… khiến cho không ít phụ
Trang 34nữ trì hoãn việc kết hôn Thứ hai, sở thích có con trai đã góp phần tác động vào mức sinh, trong khi điều kiện khá dễ dàng tiếp cận công nghệ chọn lọc giới tính thai nhi như hiện nay Thứ ba, quy mô hộ gia đình cũng góp phần ảnh hưởng đến mức sinh của vùng Đông Nam Bộ, thông qua chính sách kế hoạch hóa gia đình
Sau các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở, Tổng cục Thống kê xuất bản các Chuyên khảo về mức sinh nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá về mức sinh Cụ thể: Tổng cục Thống kê, (2011), Chuyên khảo “Mức sinh
và mức chết ở Việt Nam: thực trạng, xu hướng và những khác biệt”, đưa ra bức tranh chi tiết hơn về mức độ sinh của dân số Việt Nam trong những năm qua, sự thay đổi và khác biệt của các số đo mức sinh theo các đặc trưng nhân khẩu học, đồng thời đưa ra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến số đo đó Theo chuyên khảo có sự khác biệt của mức sinh về: nơi cư trú (thành thị, nông thôn); các vùng kinh tế; trình độ học vấn [16]
Chuyên khảo “Mức sinh ở Việt Nam: Những khác biệt, xu hướng và yếu tố tác động” đã được xây dựng, sử dụng số liệu của cuộc Điều tra dân số
và nhà ở giữa kỳ 2014 và các cuộc Tổng điều tra dân số trước đây, không chỉ cung cấp thông tin cập nhật về chủ đề này mà còn phân tích khá chi tiết và hệ thống một số chỉ báo cơ bản về mức sinh ở Việt Nam trong 25 năm qua Kết quả phân tích số liệu tiếp tục khẳng định mức sinh ở Việt Nam đã giảm mạnh trong vài thập kỷ trước và khá ổn định gần mức sinh thay thế trong mười năm qua Báo cáo cũng phân tích sự khác biệt về mức sinh giữa các vùng miền, các nhóm dân số, và các yếu tố tác động đến mức sinh trong thời gian gần đây Các phân tích đa biến cho thấy yếu tố tuổi kết hôn, đô thị hóa, học vấn, điều kiện sống, dân tộc, tôn giáo và tình trạng di cư cũng có tác động đáng kể đến mức sinh ở Việt Nam hiện nay [31]
Chuyên khảo “Thực trạng và các yếu tố tác động tới mức sinh tại Việt Nam” được xây dựng, sử dụng số liệu của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở
Trang 35năm 2019 và các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở trước đây, phân tích sâu hơn thực trạng và những thay đổi về mức sinh ở Việt Nam trong hơn 30 năm qua, sự khác biệt về mức sinh giữa các vùng miền và nhóm dân số khác nhau Khu vực nông thôn cao hơn mức sinh thay thế và cao hơn mức sinh của khu vực thành thị, khu vực nông thôn cao gấp 3 lần khu vực thành thị; hiện nay, mức chênh lệch về mức sinh giữa các nhóm dân tộc đang có xu hướng thu hẹp dần; mức sinh của người di cư liên tục giảm trong khi mức sinh của người không di cư chỉ giảm trong giai đoạn 1989-2009; hiện nay, mức sinh của người di cư thấp hơn so với mức sinh của người không di cư và hiện tượng này hoàn toàn thay đổi so với cách đây 30 năm khi mà mức sinh của người di
cư cao hơn mức sinh của người không di cư vào năm 1989; phụ nữ có trình
độ học vấn “Dưới tiểu học” cao nhất với 2,35 con/phụ nữ và thấp nhất là của nhóm bà mẹ có trình độ “Trên THPT” với 1,98 con/phụ nữ; mức sinh của phụ
nữ sống trong các hộ thuộc nhóm nghèo nhất là cao nhất trong khi mức sinh của phụ nữ sống trong các hộ thuộc nhóm giàu nhất là thấp nhất [17]
1.4 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Toàn bộ chương 1 của đề tài tập trung tình bày một số lý luận về biến động dân số, bao gồm: khái niệm dân số, biến động dân số, quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bổ dân số Hệ thống hóa một số chỉ tiêu thống kê về biến động dân số: chỉ tiêu về biến động tự nhiên và chỉ tiêu về biến động cơ học
Bên cạnh đó, luận văn đã tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về đặc điểm sinh
Trang 36CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1 NGUỒN DỮ LIỆU
2.1.1 Dữ l ệu t ứ ấp
Dữ liệu thứ cấp: luận văn tập trung chủ yếu sử dụng các nguồn số liệu
từ Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Đà Nẵng đã công bố:
- Nguồn dữ liệu thu thập từ Cục Thống kê Đà Nẵng qua Niên giám
2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 và 2020
- Ấn phẩm “Đà Nẵng 40 năm - Thế và Lực mới”
- Ấn phẩm “Đà Nẵng bước tiến 20 năm qua con số thống kê”
- Báo cáo kết quả của các đợt Tổng điều tra Dân số và Nhà ở của Tổng cục Thống kê năm 1989; 1999; 2009; 2019
- Các chuyên khảo từ kết quả các cuộc điều tra của Tổng cục Thống kê
và Quỹ dân số Liên hợp quốc
- Dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2019-2069 của Tổng cục Thống kê theo báo cáo “Dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2019-2069”, Tổng cục Thống kê tháng 11-2020
2.1.2 Dữ l ệu sơ ấp
Dữ liệu sơ cấp: luận văn sử dụng dữ liệu sơ cấp từ kết quả cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 của thành phố Đà Nẵng Đây là cuộc điều tra quốc gia do Tổng cục Thống kê tiến hành, có thiết kế mẫu đủ đại diện cho dân số toàn quốc, cũng như cấp vùng, và các tỉnh
Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là lần thứ năm được tiến hành vào tháng 4/2019 nhằm thu thập các thông tin về dân số và nhà ở của dân cư Đây là cuộc Tổng điều tra đầu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn của Tổng điều tra
Trang 37Nội dung chính của các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới là đếm số dân; ngoài ra là thu thập các thông tin về đặc điểm, chất lượng dân số, nhà ở và điều kiện sống của hộ dân
cư Nội dung của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 được nghiên cứu
và xây dựng dựa trên một số yêu cầu cơ bản như: đảm bảo tính so sánh với các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở trước đây; đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025; đáp ứng yêu cầu thông tin tính toán một số chỉ tiêu phục vụ giám sát tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam (V-SDGs)
Nội dung chính của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 gồm 10 nhóm thông tin sau:
- Thông tin chung về dân số;
- Mức độ sinh, chết và phát triển dân số;
- Trình độ giáo dục, đào tạo;
- Điều kiện sinh hoạt cơ bản của hộ dân cư
Nội dung thông tin của Tổng điều tra năm 2019 được nghiên cứu, thiết
kế để thu thập đầy đủ thông qua hai loại phiếu điều tra là phiếu toàn bộ và phiếu mẫu Trong đó, 22 câu hỏi được thiết kế trong phiếu toàn bộ và 65 câu hỏi được thiết kế trong phiếu điều tra mẫu
Cả nước chọn được 2.360.000 hộ mẫu (mỗi địa bàn chọn ngẫu nhiên 30
hộ mẫu), tương ứng với 9% tổng số hộ dân cư
Trang 38Dữ liệu phân tích gồm 24.861 quan sát Theo Hair & các cộng sự (1998) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50 và tốt hơn là 100, Gorsuch (1983) cho rằng khi phân tích hồi quy, kích thước mẫu cần ít nhất
200 quan sát Vì vậy với số quan sát trên là đảm bảo tính đại diện cho việc suy rộng của các ước lượng và kiểm định được thực hiện trong nghiên cứu này Ngoài ra để giảm tải vấn đề tính toán, kết quả bài viết này chủ yếu dựa vào kết quả phân tích của các phần mềm thống kê để bình luận và giải thích kết quả nghiên cứu
2 2 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
2.2.1.2 Biến đổi dữ liệu
Quá trình biến đổi hay kết hợp dữ liệu vào những dạng thích hợp cho quá trình khai phá dữ liệu Chuẩn hóa dữ liệu: các thuộc tính được chuyển đổi vào một miền giá trị nhất định được định nghĩa trước
2.2.1.3 Thu giảm dữ liệu
Tập dữ liệu được biến đổi đảm bảo tính toàn vẹn, nhưng nhỏ/ít hơn nhiều về số lượng so với ban đầu Các cách làm thu giảm dữ liệu được áp dụng trong đề tài: chọn một số thuộc tính, thu giảm chiều, thu giảm lượng
Trang 39Số liệu được xử lý, kiểm tra qua chương trình Excel và nhập vào SPSS
2.2.2 P ương p áp p n tí
2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tác giả sắp xếp, phân loại, tính toán và phân tích các số liệu để ra những kết quả cần thiết về biến động dân
số ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2000-2020, so sánh sự khác biệt về biến động dân số trong các giai đoạn lịch sử phát triển, sự khác nhau giữa các quận, huyện
Biểu đồ và đồ thị thống kê là các hình vẽ, đường nét hình học dùng để
mô tả có tính quy ước các số liệu thống kê Bảng thống kê chỉ dùng các con
số và cung cấp những thông tin chi tiết, còn biểu đồ và đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với hình vẽ, đường nét và màu sắc để tóm tắt và trình bày các đặc trưng chủ yếu của hiện tượng nghiên cứu, phản ánh một cách khái quát các đặc điểm về cơ cấu, mối quan hệ, quan hệ so sánh, xu hướng biến động… của hiện tượng nghiên cứu
Do dùng hình vẽ, đường nét và màu sắc để biểu hiện mức độ của hiện tượng cho nên đồ thị thống kê rất sinh động, có sức hấp dẫn mạnh mẽ, giúp cho người xem nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng, làm cho người dù ít hiểu biết về thống kê vẫn có thể nhận ra được nội dung chủ yếu của vấn đề được trình bày trên đồ thị
Căn cứ vào hình thức biểu hiện: luận văn sử dụng các loại đồ thị, như: biểu đồ hình cột, biểu đồ tượng hình, biểu đồ đường gấp khúc, biểu đồ bar, biểu đồ hình tròn, sử dụng tháp dân số và bản đồ thống kê…
+ Bản đồ thống kê là công cụ hiệu quả nhất để hình dung mô hình không gian Bản đồ thống kê không dùng quy ước về độ lớn của các hình vẽ hay đường nét hình học để biểu diễn mức độ như biểu đồ hay đồ thị, mà dùng
độ đậm nhạt của màu sắc để biểu thị mức độ Thường được dùng để biểu thị
Trang 40các cường độ phân bố khác nhau theo vùng địa lý của một chỉ tiêu nào đó (như mật độ dân số của các vùng…) Đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp cung cấp thông tin cho vấn đề nghiên cứu, cho phép người nghiên cứu tìm hiểu vấn đề một cách tổng quát và trực quan nhất, giúp cho việc so sánh, đánh giá, nhận xét được thực hiện dễ dàng và thuận tiện
+ Tháp dân số: (còn gọi là tháp tuổi) là một loại đồ thị đặc biệt dùng để biểu thị cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính Đây là một phương tiện quan trọng để mô tả và phân tích cơ cấu tuổi và giới tính của dân số
Trong tháp dân số, trục tung được dùng để biểu thị độ tuổi và được gọi
là trục tuổi Tùy theo nguồn tài liệu hay mục đích nghiên cứu, độ tuổi có thể được phân chia chi tiết chi tiết theo từng tuổi và từng nhóm 5 hay 10 tuổi đều nhau Phần bên trái trục tuổi biểu thị cơ cấu tuổi của nam giới, còn bên phải là
nữ giới Độ dài của các cột nằm ngang song song với trục hoành, tính từ trục tuổi ra hai bên hiện thị số nam, số nữ của từng nhóm tuổi hay tỉ lệ phần trăm nam hoặc nữ trong nhóm tuổi đó so tổng số dân nói chung
Tháp dân số được xây dựng dựa trên cơ cấu dân số tại một thời điểm nào đó, vì vậy có thể suy từ độ tuổi ra năm sinh của mỗi thế hệ Do đặc điểm này, có thể ghi các năm sinh tương ứng của mỗi thế hệ ở bên lề của tháp Tháp dân số là hình ảnh hiện tại của mỗi chế độ tái sản xuất dân số nhất định Đây chính là kết quả của một quá trình phát triển dân số qua nhiều năm Vì vậy, qua hình dạng của tháp dân số một nước, một vùng ta có thể xác định được đặc trưng tổng quát về quy mô, cơ cấu dân số của vùng đó, xác định được những biến động lịch sử đã qua có tác động đến quá trình tái sản xuất dân số Mặt khác, qua tháp dân số cũng có thể biết được xu hướng của tái sản xuất dân số trong tương lai Hiện tại, người ta chia tháp dân số thành ba loại
cơ bản: mở rộng, thu hẹp, ổn định
Mô hình dân số mở rộng có đáy tháp bè ra, đỉnh tháp nhọn Đây là loại dân số “trẻ” có tỉ lệ dân số ở các nhóm tuổi trẻ khá cao, mức sinh cũng cao,