1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thống kê biến động mức sống dân cư và phân hóa giàu nghèo ở thành phố đà nẵng giai đoạn 2010 2022

134 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu thống kê biến động mức sống dân cư và phân hóa giàu nghèo ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2022
Tác giả Trần Văn Hiếu
Người hướng dẫn TS. Trần Phước Trữ
Trường học Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Thống kê kinh tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 8,76 MB

Nội dung

Để đánh giá cụ thể, chi tiết hơn về các mặt ảnh hưởng mức sống người dân trong giai đoạn 2010 - 2022 như: thu nhập, chi tiêu, các điều kiện sống, môi trường sống,… và thực trạng phân hóa

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN VĂN HIẾU

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ BIẾN ĐỘNG

MỨC SỐNG DÂN CƯ VÀ PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO

Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2010-2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ THỐNG KÊ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN VĂN HIẾU

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ BIẾN ĐỘNG

MỨC SỐNG DÂN CƯ VÀ PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6

6 Kết cấu của đề tài 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC SỐNG DÂN CƯ, PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 7

1.1 NH NG VẤN ĐỀ LÝ LU N C ẢN VỀ MỨC S NG N C , PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO 7

1.1.1 Các khái niệm cơ bản 7

1.1.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh về mức sống dân cư 11

1.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh sự phân hóa giàu nghèo 17

1.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THÀNH PH ĐÀ NẴNG 21

1.2.1 Đặc điểm tự nhiên 21

1.2.2 Đặc điểm xã hội 28

1.2.3 Đặc điểm kinh tế 35

KẾT LU N CH NG 1 39

CHƯƠNG 2 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

2.1 LIỆU NGHIÊN CỨU 40

2.1.1 Nguồn dữ liệu 40

2.1.2 Khái quát về các cuộc điều tra khảo sát mức sống dân cư giai đoạn 2010 - 2022 40

2.2 PH NG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

Trang 5

2.2.1 Phương pháp so sánh 42

2.2.2 Phương pháp dãy số thời gian 42

2.2.3 Phương pháp phân tổ 45

2.2.4 Phương pháp hồi qui 46

KẾT LU N CH NG 2 48

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG MỨC SỐNG DÂN CƯ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 49

3.1 PH N TÍCH CÁC YẾU T VỀ N S 49

3.1.1 Số nhân khẩu bình quân 1 hộ 49

3.1.2 Số nhân khẩu trong độ tuổi lao động bình quân 1 hộ 50

3.1.3 Tỷ lệ phụ thuộc 50

3.2 PH N TÍCH VỀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM 51

3.2.1 Hiện trạng lao động trong các hộ gia đình 51

3.2.2 Tỷ lệ thất nghiệp 52

3.2.3 Tình trạng việc làm 52

3.3 PH N TÍCH IẾN ĐỘNG THU NH P 53

3.3.1 iến động thu nhập 54

3.3.2 Cơ cấu thu nhập 59

3.4 PH N TÍCH IẾN ĐỘNG CHI TIÊU 61

3.4.1 iến động chi tiêu 61

3.4.2 So sánh chi tiêu và thu nhập 63

3.4.3 Phân tích các khoản mục chi 64

3.5 PH N TÍCH M I QUAN HỆ GI A CHI TIÊU VÀ THU NH P 68

3.5.1 Mô hình hồi quy 68

3.5.2 Kết quả hồi qui 68

3.6 PH N TÍCH ĐIỀU KIỆN S NG 70

3.6.1 Các vấn đề về giáo dục 71

Trang 6

3.6.2 Các vấn đề về y tế 73

3.6.3 Các vấn đề về TSCĐ và nhà ở 76

3.7 CHỈ S PHÁT TRIỂN CON NG ỜI CỦA THÀNH PH ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2016 – 2022 81

3.7.1 Chỉ số tổng hợp 81

3.7.2 Các Chỉ số thành phần 82

KẾT LU N CH NG 3 85

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 86

4.1 HIỆN TRẠNG ĐÓI NGHÈO 86

4.1.1 Khái quát về vấn đề nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 86

4.1.2 Hiện trạng nghèo theo khảo sát 86

4.2 PH N TÍCH IẾN ĐỘNG CHÊNH LỆCH THU NH P ÌNH QU N TRÊN 1 NG ỜI GI A NHÓM CÓ THU NH P CAO VÀ NHÓM CÓ THU NH P THẤP 87

4.3 PH N TÍCH IẾN ĐỘNG PH N HÓA GIÀU NGHÈO QUA CÁC CHỈ S ĐO L ỜNG ẤT ÌNH ĐẲNG 89

KẾT LU N CH NG 4 95

HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2

BÁO CÁO GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

Trang 7

HDI Human develovement index - Chỉ số phát

triển con người

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số ệu

1.2 Quy mô dân thành phố Đà Nẵng chia theo thành thị/nông

1.3 iện tích, dân số, mật độ dân số thành phố Đà Nẵng 30 1.4 Tỷ suất dân nhập cư và xuất cư giai đoạn 2016 - 2021 31 1.5 Lực lượng lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 32

3.1 Nhân khẩu, lao động trong tuổi, tỷ lệ phụ thuộc bình quân

3.2 Tình trạng lao động trong các hộ gia đình chia theo nhóm

3.4 iến động thu nhập bình quân đầu người/tháng

3.7 Cơ cấu thu nhập bình quân chia thu nguồn thu của các

3.8 Tốc độ tăng thu nhập bình quân giữa các nhóm qua các kỳ

3.9 Cơ cấu thu nhập bình quân nhân khẩu qua kỳ điều tra 59 3.10 Cơ cấu thu nhập bình quân theo khu vực, năm 2022 61

Trang 9

Số ệu

3.11 iến động chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng 61

3.12 Chi tiêu bình quân một người 1 tháng thành phố giai đoạn

3.13 Cơ cấu chi tiêu bình quân một người một tháng theo các

khoản mục chi thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2022 65 3.14 Chi tiêu bình quân một người một tháng năm 2010- 2022 66

3.15 Chi tiêu bình quân một người một tháng theo khu vực giai

3.16 Chi tiêu giáo dục bình quân một người một năm 72 3.17 Tỷ trọng chi tiêu y tế trong tổng chi cho đời sống của hộ 75

3.18 Chi phí về y tế và chăm sóc sức khỏe bình quân một

3.19 Tỷ lệ hộ chia theo loại nhà và 5 nhóm thu nhập 77 3.20 So sánh trị giá đồ dùng lâu bền bình quân 1 hộ 78 3.21 Một số đồ dùng lâu bền tính bình quân 100 hộ 79 3.22 Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền (số liệu qua các năm) 80

3.23 H I của Đà Nẵng và 1 số tỉnh, thành phố trực thuộc trung

3.24 Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của cả nước 2016 -

Trang 10

Số ệu

4.2 Tốc độ và lượng tăng tuyệt đối TN Q giai đoạn 2010 -

4.3 Hệ số chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo 89

4.4 ảng tính hệ số Gini theo nhóm thu nhập tại TP Đà Nẵng

Trang 11

1.5 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đà Nẵng giai đoạn

3.5 Thu nhập và chi tiêu đời sống bình quân nhân khẩu

tháng chia theo 5 nhóm thu nhập (số liệu năm 2022) 63

3.7 Chi phí giáo dục bình quân 1 người 1 năm chia theo 5

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với quá trình phát triển kinh tế của cả nước nói chung, thành phố

Đà Nẵng có sự phát triển kinh tế trong những năm qua được đánh giá là tăng trưởng nhanh, toàn diện, hiệu quả và vững chắc, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân năm trong giai đoạn 2010 - 2019 đạt 8,1% và chỉ tăng trưởng ở mức 4,4% trong giai đoạn 2019 – 2022 (do ảnh hưởng của đại dịch Covid_19) Nền kinh tế phát triển tạo cơ hội phát triển mạnh về các lĩnh vực văn hóa xã hội, an ninh trật tự; và góp phần nâng cao mức sống của người dân, cải thiện điều kiện sinh hoạt, bảo đảm cho người dân hưởng thụ đầy đủ

cả về vật chất lẫn tinh thần

Trong những gần đây, Đà Nẵng có những thay đổi đáng kể về mặt xã hội, đời sống dân cư đã chuyển biến và phát triển tích cực Nhiều phong trào xóa đói giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội trong mục tiêu phấn đấu như: xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa,… của thành phố Đà Nẵng đang từng bước trở thành hiện thực Nếu xét về quy mô và tính toàn diện của nền kinh tế, Đà Nẵng còn ở vị trí khiêm nhường, nhưng xét về tốc độ phát triển chung và một số lĩnh vực, Đà Nẵng ở vị trí khá cao Có thể quy mô kinh tế không bằng những thành phố khác, nhưng trong nhiều lĩnh vực Đà Nẵng có

ưu thế nổi trội như: điều kiện sống, mức độ chăm sóc y tế, sức khỏe, tuổi thọ, phổ cập giáo dục, giải quyết việc làm, trật tự an toàn xã hội, môi trường sống,…Tuy nhiên, sự phân hóa giữa thành thị và nông thôn, sự phân hóa giàu – nghèo giữa các tầng lớp vẫn tồn tại ở mức cao

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng, điều này cũng đã tác động tích

Trang 13

cực đến chất lượng đời sống của người dân được nâng cao lẫn về mặt vật chất

cả về mặt tinh thần Để đánh giá cụ thể, chi tiết hơn về các mặt ảnh hưởng mức sống người dân trong giai đoạn 2010 - 2022 như: thu nhập, chi tiêu, các điều kiện sống, môi trường sống,… và thực trạng phân hóa giàu nghèo của

dân cư trên địa bàn thành phố tôi chọn vấn đề “Nghiên cứu thống kê biến

động mức sống dân cư và phân hóa giàu nghèo ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2022” làm đề tài nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về mức sống của các hộ gia đình dân cư và sự phân hóa giàu nghèo;

- Phân tích tình hình biến động mức sống dân cư hộ gia đình ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2022;

- Phân tích thực trạng phân hóa giàu nghèo ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2022;

- Đề xuất các hàm chính sách nhằm nâng cao mức sống dân cư và khắc phục tình trạng phân hóa giàu nghèo ở thành phố Đà Nẵng

3 Đố tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề l luận và thực tiễn có liên quan đến mức sống của dân cư và sự phân hóa giàu nghèo

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Về nội dung nghiên cứu

- Hệ thống hóa các khái niệm, các định nghĩa và phương pháp tính các chỉ tiêu Thống kê cụ thể như: Hộ gia đình, mức sống, nghèo,… và một số phương pháp tính các chỉ tiêu đánh giá về thu nhập, về chi tiêu, về tỷ lệ biết chữ, chi phí đi học bình quân 1 học sinh 1 năm,…

- Phân tích các yếu tố về dân số; phân tích về lao động việc làm; phân

Trang 14

tích biến động thu nhập; phân tích biến động chi tiêu; phân tích các điều kiện sống của dân cư như các vấn đề về giáo dục, các vấn đề về y tế, các vấn đề về nhà ở và đồ dùng lâu bền Đây là các yếu tố phản ánh về mức sống dân cư trên địa bàn thành phố

- Phân tích thực trạng phân hóa giàu nghèo ở thành phố Đà Nẵng cụ thể qua các nội dung như: Hiện trạng nghèo đói; phân tích biến động chênh lệch thu nhập bình quân trên một người giữa nhóm có thu nhập cao và nhóm có thu nhập thấp; phân tích biến động phân hóa giàu nghèo qua các chỉ số đo lường bất bình đẳng

3.2.2 Về không gian nghiên cứu

Các hộ gia đình dân cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

3.2.3 Về thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng và biến động mức sống dân cư và phân hóa giàu nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn năm 2010 - 2022 Các hàm chính sách đến năm 2030

4 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1 Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, năm 2007 “Phân tích đời sống

dân cư qua kết quả Khảo sát mức sống hộ gia đình 2002 – 2004 – 2006 thành phố Đà Nẵng” áo cáo nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn thấu đáo và toàn diện

về các khía cạnh kinh tế, xã hội, văn hóa của dân cư và những vấn đề đói nghèo ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022 - 2026 Phân tích những vấn đề

về đánh giá mức sống dân cư như: Các vấn đề về giáo dục; các vấn đề về y tế, chăm sóc sức khỏe; các vấn đề về lao động việc làm; vấn đề về thu nhập và chi tiêu; sự phân hóa giàu nghèo trong dân cư;…

2 GS.TS Đỗ Hoài Nam (chủ biên) - Viện khoa học xã hội Việt Nam – Vass, “ áo cáo tổng hợp đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân 2008”

áo cáo tập trung nghiên cứu những nội dung đánh giá nghèo 2006-2008;

Trang 15

đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân 2008 qua các chủ đề như: Chủ

đề 1: diễn biến đói nghèo và tình trạng mất bình đẳng (tình trạng bất lợi và thiệt thòi mà nam giới và phụ nữ nghèo thường phải gánh chịu ất bình đẳng được lượng hóa theo các chỉ tiêu về sự khác biệt trong thu nhập, chi tiêu và tài sản; và thường được đánh giá định tính theo các chỉ tiêu về sự khác biệt trong tiếng nói/tính đại diện, tiếp cận các nguồn lực, dịch vụ và thị trường.); Chủ đề 2: Vấn đề rủi ro và bảo trợ xã hội (xóa đói giảm nghèo không bền vững thường gắn liền với tình trạng an ninh lương thực và sinh kế không ổn định do biến động giá cả thị trường và lạm phát gia tăng, các cơ hội làm việc không đảm bảo, thiếu các biện pháp an sinh xã hội, thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên.); Chủ đề 3: Đất và giảm nghèo (sở hữu quyền sử dụng đất; sử dụng đất);,…

3 Tổng cục Thống kê, năm 2011, “ áo cáo Chỉ số phát triển con người của Việt Nam giai đoạn 2016-2020”, Hà Nội áo cáo đi sâu phân tích H I

đã tính toán, tổng hợp được; góp phần phản ánh động thái và thực trạng kinh

tế - xã hội của đất nước những năm vừa qua trên 3 tiêu chí quan hệ trực tiếp đến mỗi người dân; đó là, sức khỏe, giáo dục và thu nhập Kết cấu và nội dung

áo cáo được trình bày trong hai phần chính:: - Phần 1: Chỉ số phát triển con người của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 với các nội dung: (i) Khái quát nội dung, phương pháp tính Chỉ số phát triển con người; (ii) Chỉ số phát triển con người của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020; (iii) Kết luậnvà kiến nghị; Phần 2:

Hệ thống số liệu Chỉ số phát triển con người của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020; bao gồm các biểu tổng hợp H I và các chỉ tiêu liên quan của cả nước và

63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2016 - 2020

3 Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, năm 2022, “Báo cáo điều chỉnh

Chương trình phát triển nhà ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 – 2030”

áo cáo đánh giá các nội dung như: Tác động điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã

Trang 16

hội thành phố Đà Nẵng đến nhà ở; đánh giá thực trạng nhà ở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển nhà

ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2022 và tầm nhìn đến năm 2030 trong giai đoạn 2017-2020; xác định cơ cấu nhà ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030; xác định nhu cầu nhà ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030;…

4 Luận văn thạc sĩ kinh tế “Giảm nghèo cho đồng bào thiểu số huyện Đăk Hà, tỉnh KonTum” của Chu Văn Hiền Luận văn phân tích về những vấn

đề về ngheo đói và những giải pháp cho việc giảm nghèo cho đồng bào thiểu

số tại huyện Đăk Hà, tỉnh KonTum

5 Nicholas Minot, ob aulch và Michael Epprecht, năm 2003 “Đói

nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam: các yếu tố về địa lý và không gian”, Hà

Nội Công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc xây dựng ản đồ nghèo đói cấp tỉnh, huyện, xã Đánh giá tác động của các yếu tố của nông nghiệp, khí hậu và tiếp cận thị trường tới đói nghèo Nâng cao năng lực của các tổ chức Việt Nam trong việc xây dựng bản đồ đói nghèo và GIS sau này

và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phân tích đói nghèo áo cáo này cung cấp cho người đọc bức tranh chung về phân bố đói nghèo và các biến liên quan đến đói nghèo của Việt Nam

ên cạnh các tài liệu nói trên còn có nhiều nghiên cứu khác có liên quan Tuy nhiên, việc đi sâu vào nghiên cứu và hoàn thiện về mức sống dân

cư và phân hóa giàu nghèo ở thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây chưa có công trình nào hoàn chỉnh Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu thống kê biến động mức sống dân cư và phân hóa giàu nghèo ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2022” sẽ có nghĩa thực tế rất quan trọng Những kết quả nghiên cứu nêu trên là những tài liệu tham khảo quan trọng, tác giả sẽ chọn lọc, kế thừa và vận dụng trong quá trình hoàn thiện luận văn này

Trang 17

5 Ý ng ĩa k oa ọc và thực tiễn của đề tài

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về mức sống, góp phần làm rõ bản chất mức sống dân cư và hệ thống hóa chỉ tiêu đo lường mức sống dân cư

Phân tích thực trạng biến động mức sống dân cư ở thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2010-2022 trên các mặt thu nhập, chi tiêu, mối quan hệ giữa thu nhập

và chi tiêu, điều kiện sống,… của các hộ gia đình

Phân tích thực trạng phân hóa giàu nghèo ở thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2010-2022 trên các mặt như: Hiện trạng đói nghèo; chênh lệch thu nhập bình quân trên một người giữa nhóm có thu nhập cao và nhóm có thu nhập thấp; phân hóa giàu nghèo qua các chỉnh số đo lường bất bình đẳng,…

Kết quả phân tích đề tài sẽ phần nào giúp cho thành phố nhìn nhận những điểm mạnh, yếu về những vấn đề mức sống dân cư Từ đó có thể đưa

ra những chính sách quản lý và biện pháp điều hành thích hợp để nâng cao mức sống của người dân

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài đước kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo và đặc điểm của thành phố Đà Nẵng

Chương 2: Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Phân tích biến động mức sống dân cư ở thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2010 - 2022

Chương 4: Phân tích thực trạng phân hóa giàu nghèo ở thành phố Đà Nẵng

KẾT LU N VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC SỐNG DÂN CƯ, PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỨC SỐNG DÂN CƯ, PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO

1.1.1 Các k á n ệm cơ bản

1.1.1.1 Hộ gia đình

Khái niệm hộ gia đình bao gồm một người hay một nhóm người ở chung và ăn chung, những người này có thể có hoặc không có quỹ thu chi chung, có thể có hoặc không có mối quan hệ ruột thịt (Theo Tổng cục Thống

kê Việt Nam trong tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019)

Qua khái niệm trên, nghiên cứu sử dụng khái niệm hộ gia đình là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và cùng quỹ thu chi chung

1.1.1.2 Mức sống

a Khái niệm

Mức sống là một phạm trù kinh tế xã hội phức tạp và phong phú về nội dung, Mức sống phản ánh quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội giữa người và người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng sản phẩm xã hội

Mức sống dân cư là trình độ thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội hoặc các tầng lớp giai cấp xã hội khác nhau

Theo các Mác: “Mức sống không chỉ là sự thỏa mãn những nhu cầu của đời sống vật chất, mà còn là sự thỏa mãn những nhu cầu nhất định được sản sinh ra bởi chính những điều kiện mà con người đang sống và trưởng thành”

Trang 19

(Các Mác – Angghen toàn tập – xuất bản lần thứ 2 trang 150 – Nhà xuất bản

sự thật, Hà Nội)

Mức sống là khái niệm chỉ mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần Mức sống được thể hiện ở các dịch vụ, vật phẩm kể từ loại thiết yếu nhất về ăn, ở, mặc, đi lại, bảo vệ sức khỏe,… cho tới những nhu cầu cao nhất liên quan tới việc thỏa mãn các đòi hỏi về tinh thần, thẩm mỹ,…(theo Đại từ điển Tiếng việt năm 1994)

Mức sống là mức đạt được trong chi dùng, hưởng thụ các điều kiện vật chất, tinh thần (theo Đại từ điển Tiếng việt năm 1999)

Mức sống là điều kiện cao hay thấp của sự sinh hoạt hằng ngày (theo Đại từ điển Tiếng việt năm 2006)

Mức sống là khái niệm khá phức tạp, bao gồm nhiều mặt của đời sống

xã hội và thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử và nhận thức của con người Mức sống được hiểu chung nhất là tổng giá trị hàng hóa và các dịch vụ sinh hoạt mà các cơ cấu của sản xuất ra các tư liệu có khả năng thỏa mãn như cầu vật chất và văn hóa của người dân tại một thời điểm

Nâng cao mức sống con người là mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia để hướng đến một xã hội văn minh phát triển với những giá trị nhân văn sâu sắc

b Ý nghĩa mức sống

Phát triển sản xuất xã hội tạo ra nhiều sản phẩm vật chất và dịch vụ là

cơ sở đáp ứng tốt hơn về đời sống của con người Khi mức sống dân cư ở mức cao thì thể lực, trí lực của người dân được phát triển tốt Nó là điều kiện, yếu tố quan trọng để tăng năng suất lao động phát triển sản xuất xã hội Chính

vì vậy giữa sản xuất và đời sống của dân cư có mối quan hệ tác động lẫn nhau cùng phát triển Muốn phát triển sản xuất phải quan tâm đến đời sống của người lao động Đồng thời sản xuất phát triển tạo điều kiện thuận lợi để nâng

Trang 20

cao đời sống của người dân

Thống kê mức sống dân cư có nghĩa quan trọng trong nghiên cứu kinh tế xã hội Nó cung cấp các tài liệu, thông tin giúp cho lãnh đạo các cấp

và người lao động hiểu rõ về thực trạng mức sống xã hội Giúp cho Đảng và Nhà nước có chủ trương đúng đắn về sản xuất và nâng cao mức sống dân cư, lập ra kế hoạch phát triển sản xuất

1.1.1.3 Nghèo và sự phân hóa giàu nghèo

a Khái niệm về nghèo

Theo Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham

gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn” (Tuyên bố Liên hợp quốc,

6/2008, được lãnh đạo của tất cả các tổ chức UN thông qua)

Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban Kinh tế - Xã hội Khu vực Châu Á - Thái ình ương (ESCAP) tại angkok, Thái Lan vào tháng 9 năm

1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao rằng: "Nghèo khổ là tình

trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được

xã hội thừa nhận"

Theo Amartya Kumar Sen, nhà Kinh tế học Ấn Độ (đoạt giải Nobel Kinh tế): để tồn tại, con người cần có những nhu cầu vật chất và tinh thần tối thiểu; dưới mức tối thiểu này, con người sẽ bị coi là đang sống trong nghèo nàn

Trang 21

Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhà chính trị và các học giả cho rằng nghèo là một hiện tượng đa chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt/không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người

Vì vậy, nghèo đa chiều có thể được hiểu là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu một số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống

b Tiêu chí xác định chuẩn nghèo

Chuẩn nghèo đa chiều mới (từ ngày 05 tháng 01 năm 2016 áp dụng theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn

- Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên

- Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở

Trang 22

xuống;

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên

* Hộ cận nghèo

- Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức

độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

- Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức

độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

c Sự phân hóa giàu nghèo

Sự phân hóa giàu nghèo là tình trạng chênh lệch về mức sống giữa các nhóm dân cư (5 nhóm thu nhập), trong đó điển hình xét chênh lệch giữa nhóm dân cư giàu nhất (nhóm 5) và nhóm dân cư nghèo nhất (nhóm 1)

1.1.2 Hệ t ống c ỉ t êu p ản án về mức sống dân cƣ

Để đo lường mức sống ta sử dụng phương pháp như đo lường theo thu nhập; đo lường theo chi tiêu; các chỉ tiêu khác (giáo dục, y tế, môi trường sống, điều kiện sống,…) và chỉ tiêu tổng hợp

1.1.2.1 Các chỉ tiêu thành phần

a Các chỉ tiêu đánh giá về thu nhập

Thu nhập là việc nhận được tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó, hay các khoản thu nhập được trong một thời gian nhất định thường tính theo tháng, theo năm (trang 925, từ điển Tiếng Việt 1994)

Chỉ tiêu thống kê đánh giá thu nhập của dân cư là thu nhập bình quân đầu người một tháng

Thu nhập bình quân đầu người (TN Q) một nhân khẩu một tháng bằng

Trang 23

tổng thu nhập của hộ trong năm chia cho tổng số thành viên của hộ

TN Q nhân khẩu/tháng (1000đ) =

Thu nhập bình quân đầu người là nhân tố quan trọng có nghĩa để đánh giá mức sống, sự phát triển của mỗi cá nhân, hộ gia đình, khu vực địa l , cũng như là nguyên nhân của nhiều vấn đề xã hội khác

Tổng thu nhập trong năm của hộ từ các nguồn sau:

- Tiền công, tiền lương (kể cả lương hưu) và các khoản phụ cấp cho công việc thu được từ các công việc làm công, ăn lương;

- Thu nhập từ các công việc tự làm: khoản thu này được tính bằng doanh thu từ bán và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ (kể cả để lại sử dụng) trừ đi chi phí như: giống, nguyên nhiên, vật liệu, vật tư, điện, nước, khấu hao, thuê đất, thuê tài sản, tiền lương công, lãi tiền vay, thuế sản xuất, kinh doanh

- Các khoản thu khác: là những khoản thu mà người được hưởng không phải mất công sức, không phải trao đổi bằng tài sản, không phải trả lại trong tương lai hoặc đã cho mượn trước đây Đây là những khoản được cho, biếu, học bổng, lương hưu, trợ cấp xã hội, lãi tiền gởi, tiền vay, cho thuê đất, tài sản, kể cả những khoản thu từ các hoạt động không được Nhà nước cho phép hoặc khuyến khích

Số người sống phụ thuộc bình quân một lao động trong tuổi (người):

Số người sống phụ thuộc bình quân 1 lao động trong tuổi được tính bằng cách lấy tổng số người dưới 15 tuổi và trên 60 tuổi chia cho tổng số lao động trong độ tuổi lao động

Chỉ tiêu này thể hiện gánh nặng (tương đối) mà những người trong độ tuổi lao động trong gia đình phải đảm trách Thông thường, dân số càng già thì tỷ lệ này càng cao

Tổng thu nhập trong năm của hộ Tổng số người trong hộ X 12 tháng

Trang 24

b Các chỉ tiêu đánh giá về chi tiêu

Chi tiêu dùng của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật (kể cả các khoản hộ gia đình tự sản xuất) mà hộ gia đình và các thành viên của hộ đã chi vào mục đích tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định

Chi tiêu phản ánh mức chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của các tầng lớp dân

cư để đánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tỷ lệ nghèo làm cơ sở cho hoạch định chính sách nâng cao mức sống của nhân dân Chi tiêu bình quân đầu người một tháng có thể bổ sung cho thu nhập bình quân đầu người để đánh giá mức sống dân cư

Các khoản chi tiêu bao gồm:

- Chi tiêu đời sống: gồm các khoản chi ăn uống hút (gồm chi lương thực, chi thực phẩm, chất đốt, chi ăn uống ngoài gia đình) và chi không phải

ăn, uống hút (gồm chi tiêu dùng hàng ngày: điện, nước, ăn mặc, sinh hoạt, đi lại, giải trí, , nhà ở, đồ dùng gia đình, chi giáo dục, chi y tế,…)

Chi tiêu đời sống bình quân (BQ) 1 người 1 tháng được tính bằng tổng

số tiền chi cho đời sống bao gồm các khoản chi lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm chia cho số nhân khẩu của hộ nhân với 12 tháng

- Chi tiêu ăn uống bình quân 1 người 1 tháng được tính bằng tổng số tiền chi lương thực, thực phẩm kể cả khoản chi ăn uống ngoài gia đình chia cho số nhân khẩu của hộ nhân với 12 tháng

- Chi tiêu khác: gồm các khoản chi tiêu không dành cho đời sống như:

Trang 25

thuế, đóng góp, ma chay, tế lễ, cưới hỏi, cho, biếu, mừng giúp,…

- Chi tiêu bình quân (CT Q) một nhân khẩu một tháng của hộ gia đình bằng tổng chi tiêu của hộ trong năm chia cho tổng số thành viên của hộ

c Các chỉ tiêu khác

Mức sống cao có nghĩa là người dân ngoài việc thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu như ăn mặc, đi lại thì còn có thể đáp ứng tốt hơn những nhu cầu khác như về: học hành, chăm sóc sức khỏe, nhà ở,… Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng cuộc sống:

* Chi phí đi học bình quân 1 học sinh 1 năm

Chi phí đi học bình quân cho một học sinh (HS) một năm được tính bằng tổng số các khoản chi cho việc đi học của các thành viên trong một năm chia cho số người đi học

Chỉ tiêu này môt phần thể hiện sự quan tâm của hộ gia đình đếnviệc học tập của các thành viên đặc biệt là trẻ em trong hộ Nó phản ánh sự chêch lệch trong chi phí đi học giữa khu vực thành thị, nông thôn, giữa các cấp học

và giữa nam và nữ

* Tỷ trọng chi phí giáo dục trong tổng chi tiêu hộ gia đình

Trang 26

Tỷ trọng chi phí giáo dục trong tổng chi tiêu dùng của hộ gia đình được tính bằng phần trăm giữa tổng chi giáo dục bao gồm giáo dục thường xuyên

và không thường xuyên trong năm đó với tổng tiêu dùng trong hộ

* Chi tiêu y tế bình quân đầu người trong 12 tháng qua

Chi tiêu y tế bình quân đầu người trong 12 tháng qua được tính bằng tổng chi tiêu về y tế gồm các khoản chi cho khám, chữa bệnh và chi căm sóc bảo vệ sức khỏe chia cho tổn số người đều tra trong cùng thời gian

* Tỷ trọng chi tiêu y tế trong tổng chi tiêu của hộ gia đình (%)

Tỷ trọng chi y tế được tính bằng phần tram giữa tổng chi tiêu y tế so với tổng chi tiêu của hộ

* Diện tích nhà ở bình quân một nhân khẩu

iện tích nhà ở bình quân 1 nhân khẩu được tính bằng tổng diện tích nhà ở chia cho số nhân khẩu của hộ

1.1.2.2 Chỉ tiêu tổng hợp

Chỉ số phát triển của con người H I (Human develovement index – HDI) là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: sức khỏe (thể hiện qua tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh); tri thức (thể hiện qua chỉ số giáo dục) và thu nhập (thể hiện qua tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người)

H I nhận giá trị từ 0 đến 1 H I càng gần 1 có nghĩa là trình độ phát triển con người càng cao, trái lại càng gần 0 nghĩa là trình độ phát triển con

Trang 27

người càng thấp.[4]

Chỉ số phát triển con người được tính theo công thức:

HDI = (Isức khỏe x Igiáo dục x Ithu nhập)1/3

Trong đó: Các chỉ số thành phần trên được tính theo công thức chung như sau:

(1) Isức khỏe : Chỉ số tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh

Công thức:

Trong đó:

+ 85 = Tuổi thọ trung bình tối đa

+ 25= Tuổi thọ trung bình tối thiểu

(2) Igiáo dục : Chỉ số giáo dục được tính bằng cách bình quân nhân giản đơn chỉ số năm học bình quân và chỉ số năm đi học kỳ vọng

- Số năm đi học bình quân được tính bằng tổng số năm đi học của dân số từ 25 tuổi trở lên chia tổng dân số từ 25 tuổi trở lên

- Số năm đi học kỳ vọng là tổng số năm đã đi học mà một đứa trẻ từ

5 tuổi trở lên có thể nhận được trong suốt cuộc đời Giả định rằng xác suất bắt đầu ghi danh đi học tại một độ tuổi bất kỳ của đứa trẻ đó bằng tỷ lệ nhập học của độ tuổi đó:

Công thức:

Trong đó:

: số năm đi học kỳ vong của độ tuổi α đến độ tuổi t;

: Số người đang đi học đúng độ tuổi theo lớp qui định (trong đó

Trang 28

i=a, a+1, …., n) tại trường học năm thứ t; n biểu thị giới hạn tuổi theo l thuyết của trường học;

: ân số trong độ tuổi đi học theo qui định năm thứ t Tuổi của mức 1 biểu thị tổng dân số độ tuổi đi học của cấp 1 theo quy định; : Thời gian l thuyết của cấp 1 theo qui định

(3) Ithu nhập : Chỉ số tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP – USD) Đối với địa phương (Tỉnh, Thành phố) tính theo GR P bình quân đầu người

Ithu nhập được tính theo công thức:

Ithu nhập

Giá trị tối đa và tối thiểu của các chỉ số liên quan sử dụng tính H I của Việt Nam được dựa trên Báo cáo phát triển con người (H R) 2020 của UNDP:

Tổng thu nhập bình quân đầu

người theo sức mua tương đương

(PPP)

1.1.3 Các c ỉ t êu p ản án sự p ân óa g àu ng èo

1.1.3.1 Chệnh lệch thu nhập (chi tiêu) bình quân một nhân khẩu giữa nhóm có thu nhập cao và nhóm có thu nhập thấp

Chỉ tiêu này phân toàn bộ dân cư thành 5 nhóm với nguyên tắc sắp xếp một cách trật tự từ người có thu nhập (chi tiêu) thấp nhất đến người có thu

Trang 29

nhập (chi tiêu) cao nhất Như vậy, nếu trong mẫu điều tra có 100 người thì sẽ

có 20% số người thu nhập (chi tiêu) thấp nhất (gọi là nhóm 1) và 20% số người có thu nhập (chi tiêu) cao nhất (nhốm 5) Khi xem xét vấn đề về sự phân hóa giàu nghèo, có thể so sánh tổng thu nhập (hay tổng chi tiêu) của nhóm thứ 5 gấp bao nhiêu lần so với tổng thu nhập (chi tiêu) của nhóm thứ 1, hoặc có thể chỉ ra từng nhóm có thu nhập (chi tiêu) chiếm bao nhiêu phần tram trong tổng thu nhập (chi tiêu) của toàn bộ nhóm dân cư

1.1.3.2 Hệ số Gini

Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập – Hệ số Gini

Hệ số Gini dung để biểu thi độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư Nó có giá trị từ 0 đến 1, Số 0 tượng trưng cho sự bình đẳng tuyệt đối (mọi người đều có cùng mức thu nhập), số 1 tượng trưng cho sự bất bình đẳng tuyệt đối (một người có toàn bộ thu nhập, trong khi tất

cả gười khác không có thu nhập)

Hệ số Gini cũng được dùng để biểu thị mức độ chênh lệch về giàu nghèo, giúp cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chính sách phù hợp nhằm thu hẹp sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội Khi sử dụng Gini trong trường hợp này, điều kiện yêu cầu phải thỏa mãn không tồn tại tại cá nhân nào có thu nhập ròng âm

Hệ số Gini(G) theo công thức sau:

Trong đó:

- y1, y2, y3,…,yn là thu nhập của từng nhóm hộ theo thứ tự giảm dần

- ybq là thu nhập bình quân của hộ

- n là tổng số nhóm hộ

Hệ số Gini còn được tính bằng cách lấy 1 trừ đi thương của tích giữa 2

số phần tram cộng dồn TN Q 1 người 1 tháng của 2 nhóm (người) kế tiếp

Trang 30

nhau và hiệu số phần trăm cộng dồn của chính hai nhóm (người) đó

Trong đó:

Fi là phần trăm cộng dồn dân số đến nhóm (người) thứ i

Yi là phần tram cộng dồn TN Q đến nhóm (người) thứ i

1.1.3.3 Tỷ trọng thu nhập 40% của dân số có thu nhập thấp

Tiêu chuẩn 40% của Ngân hàng thế giới đánh giá phân bổ thu nhập của dân cư Nó xét tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập của toàn bộ dân cư Nếu tỷ trọng dưới 12% là do sự bất bình đẳng cao về thu nhập; nằm trong khoảng 12% đến 17% là sự bất bình đẳng vừa và trên 17% là có sự tương đối bình đẳng

1.1.3.4 Đường cong Loenz

Đường cong Lorenz: Thường được sử dụng trong việc nghiên cứu sự phân bố thu nhập, nó chỉ ra tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình hay dân số trong tổng số và tỷ lệ phần trăm thu nhập của hộ trong tổng số thu nhập Đường cong Lorenz là công cụ tiện lợi giúp xem xét mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thông qua quan sát hình dạng của đường cong

Trang 31

Tỷ lệ phần trăm cộng dồn số hộ gia đình được thể hiện trên trục hoành

và tỷ lệ phần trăm cộng dồn thu nhập thể hiện trên trục tung

Đường màu xanh lá cây hợp với trục hoành một góc 45o

gọi là đường bình đẳng tuyệt đối Mỗi điểm trên đường này thể hiện tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình đúng bằng tỷ lệ phần trăm thu nhập

Đường màu xanh da trời được gọi là đường bất bình đẳng tuyệt đối Mỗi điểm trên đường này thể hiện tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình không có thu nhập hoặc tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình chiếm toàn bộ tổng thu nhập

Đường cong Lorenz luôn luôn bắt đầu từ điểm (0,0) và kết thúc tại điểm (1,1) Nó không thể nằm phía trên đường bình đẳng tuyệt đối, cũng không thể nằm phía dưới đường bất bình đẳng tuyệt đối Một đường cong Lorenz điển hình là đường lõm hướng về gốc (0,0) Một điểm bất kỳ trên đường cong Lorenz cho biết tỷ lệ % cộng dồn của nhóm dân cư nghèo nhất nhận được bao nhiêu % tổng thu nhập Như vậy đường cong Lorenz biểu hiện trực quan của sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, nó càng lõm thì độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng cao

Mặc dù biểu hiện một cách trực quan, dễ thấy mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập nhưng bản thân đường cong Lorenz không phải là cách đánh giá định lượng về sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Mặt khác, kể cả khi so sánh đường cong Lorenz giữa các quốc gia một cách trực quan, trong nhiều trường hợp cũng không thể đưa đến kết luận quốc gia nào

có mức độ bất bình đẳng cao hơn Vì thế người ta thường sử dụng hệ số Gini

Gọi diện tích giữa đường bình đẳng tuyệt đối và đường cong Lorenz là

A, phần diện tích bên dưới đường cong Lorenz là , hệ số Gini là G

Ta có: G=A/(A+B)

Vì A+ = 0,5 (do đường bình đẳng tuyệt đối hợp với trục hoành một

Trang 32

gốc 45o

), nên hệ số Gini: G=A/(0,5) = 2A = 1-2B

Khi đường cong Lorenz trùng với đường nghiêng 45o(đường bình đẳng tuyệt đối) thì hệ số Gini = 0 (vì A=0), xã hội có sự phân phối bình đẳng tuyệt đối nếu đường cong Lorenz trùng với trục hoành, hệ số Gini bằng 1 (vì =0),

xã hội có sự phân phối bất bình đẳng tuyệt đối

1.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Thành phố Đà Nẵng là địa phương có vai trò quan trọng trong khu vực kinh tế trọng điểm của miền Trung Nằm vào vị trí trung độ cả nước, với hệ thống cảng biển, cảnh hàng không quốc tế Quốc lộ 14 nối cảng biển Tiên

Sa, Liên Chiểu và Tây Nguyên và là cuối hành lang kinh tế Đông Tây, đây là một ưu thế địa l của Đà Nẵng trong quá trình giao thương kinh tế giữa Đà Nẵng với các vùng trong nước và các nước trong khu vực đặc biệt là tiểu vùng GMS (các nước thuộc tiểu vùng Sông Mê-Kong)

Ngày 01/01/1997 thành phố Đà Nẵng được tách từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết kỳ họp thứ X, Quốc hội khóa IX ngày 6/11/1996, Đà Nẵng có 5 quận và 2 huyện, trong đó có huyện đảo Hoàng Sa, dân số thành phố 671,3 nghìn người Đến nay có 6 quận và 2 huyện, dân số thành phố năm 2022 sơ bộ đạt 1.220,2 nghìn người

Cơ sở hạ tầng thành phố tương đối hoàn chỉnh Địa hình của Đà Nẵng đa dạng là điều kiện để Đà Nẵng phát triển kinh tế bền vững

Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến việc xây dựng thành phố trở thành thành phố trung tâm của miền Trung theo Nghị quyết số 33/NQ-TW của ộ Chính trị

1.2.1 Đặc đ ểm tự n ên

a Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương ở trung tâm

Trang 33

địa l của Việt Nam, giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế ở phía ắc và giáp với tỉnh Quảng Nam ở phía Nam, tiếp đó là Quảng Ngãi; cách Hà Nội 764 km về phía ắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, cách cố đô Huế

và huyện đảo Hoàng

Sa là 305km2

Với vị trí chiến lược về kinh tế quốc gia, Đà Nẵng có ưu thế để trở thành cửa ngõ xuất nhập khẩu của hệ thống hành lang thương mại vận tải Đông - Tây, trong mối quan hệ Vùng miền Trung và Tây Nguyên, thuận lợi trong

Trang 34

quan hệ giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ trong nước

và quốc tế Cùng với chiến lược khai thác lãnh thổ đất liền, chiến lược biển đã được nghiên cứu Sẵn sàng cho các hoạt động hợp tác, thành phố đang tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút nhà đầu tư

Với vị trí chiến lược của mình, Đà Nẵng là một Trung tâm phong cách sống quốc tế và Trung tâm dịch vụ cho miền Trung Việt Nam và khu vực Đông ương

Nằm trên bờ iển Đông và là cửa ngõ của Hành lang Kinh tế Đông-Tây (EWEC), Đà Nẵng có tiềm năng trở thành một phần không thể thiếu trong mạng lưới chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu

Đặc biệt, Đà Nẵng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng cho Lào (quốc gia không giáp biển) và là tuyến đường thay thế giúp Thái Lan và Myanmar tiếp cận iển Đông Ngoài ra, Đà Nẵng có các đường bay trực tiếp đến các trung tâm khu vực khác như Thẩm Quyến, ăng Cốc, Hồng Kông và Singapore Đây là cơ hội để Đà Nẵng phát triển một cụm logistics và trung tâm thương mại hiện đại phục vụ Đông Nam Á thông qua kết nối đường bộ, đường hàng không và đường biển

b Đặc điểm địa hình đất đai

Địa hình thành phố Đà Nẵng đa dạng, bị chia cắt mạnh, hướng dốc từ Tây - ắc xuống Đông - Nam, có thể chia thành 3 dạng địa hình chính:

* Địa hình núi cao: Phân bố ở phía Tây và Tây ắc của thành phố (Hoà

ắc, Hoà Liên, Hoà Ninh, Hòa Phú), có độ cao trung bình từ 500 – 1.000 m, gồm nhiều dãy núi nối tiếp nhau đâm ra biển, đây là vùng địa hình có độ chia cắt mạnh, một số thung lũng xen kẽ với núi cao như à Nà (1.487m), Hoi Mít (1.292m), Núi Mân (1.712m), vùng này là lá phổi của thành phố cần được bảo

vệ và chỉ bảo tồn, phát triển lâm nghiệp, du lịch sinh thái rừng

Trang 35

* Địa hình đồi gò: Phân bố ở phía Tây, Tây ắc thành phố, gồm các xã Hoà Liên, Hoà Sơn, Hoà Nhơn, Hoà Phong và một phần các xã Hoà Khương, Hoà Ninh của huyện Hoà Vang Đây là khu vực chuyển tiếp giữa núi cao và đồng bằng, đặc trưng của vùng này là dạng đồi bát úp, bạc màu, các loại đá biến chất, thường trơ sỏi đá, có độ cao trung bình từ 50 – 100 m, ở đây có nhiều đồi lượn sóng, mức độ chia cắt ít, độ dốc thay đổi từ 30 – 80m, vùng này có khả năng phát triển nông nghiệp, cây công nghiệp, vườn rừng, vườn đồi

* Địa hình đồng bằng: Phân bố chủ yếu ở phía Đông thành phố, dọc theo các con sông lớn: Sông Yên, sông Tu Loan, sông Cẩm Lệ, sông Vĩnh Điện, sông Cu Đê, sông Hàn và dọc theo biển Địa hình đồng bằng bị chia cắt nhiều

và nhỏ, hẹp, có nhiều hướng dốc, dọc theo bờ biển Đây là vùng địa hình tương đối thấp, tập trung dân cư, nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch

vụ, quân sự và các khu chức năng của Thành phố

Đà Nẵng có địa hình thay đổi lớn về độ cao, từ 50m dọc theo bờ biển từ Đông sang Nam, đến 1.450m tại núi à Nà ở phía Tây và đạt đỉnh tại 1.700m dọc theo dãy ạch Mã ở phía ắc Với địa hình như vậy tạo ra phong cảnh đa dạng với cảnh quan độc đáo, có tiềm năng khai thác tạo nên bản sắc độc đáo của Đà Nẵng và để tối đa hóa tiềm năng du lịch Tuy nhiên, do độ dốc lớn nên trong mùa mưa, vùng trũng thấp ven biển dễ bị ngập lụt

Về độ dốc, hơn 40% diện tích của Đà Nẵng có độ dốc trên 30%, không phù hợp để phát triển đô thị và chỉ có 38,4% đất có độ dốc dưới 10% không bị hạn chế phát triển Việc phát triển đô thị bị hạn chế rất nhiều ở các khu vực phía Nam và phía Đông của Đà Nẵng, nơi có phần lớn các đô thị đã phát triển o vậy, quỹ đất trống có thể mở rộng đô thị trong tương lai của thành phố còn rất ít Các khu vực có thể phát triển công nghiệp bị ảnh hưởng đáng

kể do quy định về độ dốc và đặc biệt phải cách xa khu dân cư hiện trạng Chi

Trang 36

phí phát triển đô thị cao do số lượng lớn các khu vực có độ dốc từ 20% đến 30%, chỉ có thể phát triển dài hạn

Trang 37

tháng 9), nhiệt độ tối cao trung bình tháng ở thành phố Đà Nẵng dao động từ 33,6°C đến 36,3°C Trong giai đoạn mát mẻ nhất, nhiệt độ tối cao trung bình tháng ở thành phố Đà Nẵng dao động từ 27,4°C đến 28,8°C Nhiệt độ tối cao trung bình năm ở khu vực Đà Nẵng đạt giá trị 32,1°C

Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng ở khu vực thành phố Đà Nẵng dao động từ 21,4°C (tháng 1) đến 27,7°C (tháng 6 – tháng 7) Nhiệt độ tối thấp trung bình năm đạt giá trị 24,9°C

ii) Lượng mưa

Mùa mưa ở khu vực thành phố Đà Nẵng kéo dài trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 12, cao điểm vào tháng 9 đến tháng 11, đặc biệt là vào tháng 10 Tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa bằng khoảng 75 - 80% tổng lượng mưa cà năm Lượng mưa thấp nhất xảy ra vào các tháng 2,3 và 4 với lượng đạt khoảng dưới 50mm/tháng, sau đó tăng dần đến tháng 8 và tăng cực nhanh

từ tháng 9, đạt đỉnh vào tháng 10, sau đó giảm dần đến tháng 1,2 của năm tiếp theo Ngược lại, mùa khô ở khu vực thành phố Đà Nẵng kéo dài trong nhiều tháng, từ tháng 1 đến tháng 8 Lượng mưa cao nhất ở thành phố Đà Nẵng là vào tháng 10, với tổng lượng mưa tháng đạt giá trị 611,1mm, tiếp đến là tháng

11 với giá trị khoảng 437,6mm Trong thời kỳ cao điểm mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4, lượng mưa quan trắc được là rất thấp, vào khoảng từ 23mm (tháng 2) đến 36,7mm (tháng 4)

Tổng lượng mưa năm ở khu vực thành phố Đà Nẵng đạt giá trị vào khoảng 2.212,0 mm Lượng mưa lớn tập trung vào các tháng 9, 10,11 là các tháng trong mùa bão, lượng mưa tháng lớn nhất có thể đạt từ 500-600mm Tổng lượng mưa trong các tháng này bằng khoảng 75-80% tổng lượng mưa

cả năm Lượng mưa thấp nhất xảy ra vào các tháng 2, 3 và 4 với lượng đạt khoảng dưới 50mm/tháng, sau đó tăng dần đến tháng 8 và tăng cực nhanh từ tháng 9, đạt đỉnh vào tháng 10, sau đó giảm dần đến tháng 1,2 của năm tiếp

Trang 38

theo

iii) Các hiện tượng thời tiết cực đoan

- Nắng nóng: số ngày nắng nóng trung bình năm là 46,8 ngày, trong đó

có một số năm nắng nóng đạt trên 60 ngày/năm như các năm 1988, 1998,

2012, 2014-2016; số ngày nắng nóng gay gắt trung bình năm là 11,4 ngày và

số ngày nắng nóng đặc biệt gay gắt trung bình năm là 1,3 ngày

- Hạn hán: khô hạn thường bắt đầu xuất hiện từ tháng 1, cao điểm vào tháng 2 đến tháng 4 và kết thúc vào tháng 8 Như vậy, trung bình mỗi năm có

7 – 8 tháng khô hạn

- Dông lốc: trung bình mỗi năm có 55 đến 70 ngày dông xảy ra ở thành phố Đà Nẵng, tập trung vào các tháng 4 đến tháng 10; các tháng 12 – tháng 2 không có dông xảy ra

- Lũ lụt: mực nước trung bình các tháng mùa lũ (tháng 9-12) trên hầu hết các sông đều xắp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; riêng tháng 12, mực nước trung bình tháng trên sông Thu Bồn tại Giao Thủy, Câu Lâu thấp hơn trung bình nhiều năm

- Bão, áp thấp nhiệt đới: trung bình mỗi năm có khoảng 12 -13 xoáy thuận nhiệt đới (bao gồm cả bão và áp thấp nhiệt đới) hoạt động trên Biển Đông, trong đó trung bình 7 – 8 xoáy thuận nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam Trên khu vực Trung bộ, mùa bão chính từ tháng 9 đến tháng 11

c.2 Biến đổi khí hậu và sự tác động tới mức sống dân cư

Thành phố Đà Nẵng hiện đang ở vị trí là một siêu đô thị có quy mô dân

số lớn và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tổng thể kinh tế - xã hội toàn quốc nói chung và khu vực uyên hải Nam trung ộ nói riêng Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, Thành phố cũng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức lớn

Với tình hình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp dẫn tới nhiều hiện

Trang 39

tượng thời tiết cực đoan đã gây tác động không nhỏ tới sự phát triển kinh tế -

xã hội nói chung và đời sống dân cư nói riêng ở Thành phố

Theo áo cáo đánh giá khí hậu Thành phố Đà Nẵng được U N thành phố ban hành tại Quyết định số 2608/QĐ-U N ngày 28/07/2021, khí hậu của Thành phố có mức độ biến thiên lớn, có xu thế thay đổi rõ nét trong các thập kỷ vừa qua và được tiếp tục dự báo sẽ trở nên bất định và khắc nghiệt hơn trong các kịch bản của các giai đoạn tương lai gần, trung và dài hạn đến cuối thế kỷ 21

Nhiệt độ trung bình năm: ở khu vực thành phố Đà Nẵng có xu hướng tăng trong suốt thời kỳ 1961-2018 So với mức tăng của nhiệt độ trung bình

cả nước (tăng 0,62°C theo số liệu cập nhật đến năm 2014), mức tăng của nhiệt độ ở khu vực thành phố Đà Nẵng chủ yếu được ghi nhận trong khoảng

từ năm 1997 trở lại đây Trong đó, năm 2015 được ghi nhận là năm nóng nhất, với nhiệt độ trung bình năm cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 1,7°C

- Lượng mưa năm: Lượng mưa năm ở khu vực thành phố Đà Nẵng có

xu thế tăng, với tốc độ tăng khoảng 0,0849%/ năm Trong 58 năm gần đây, tổng lượng năm đã tăng khoảng 5,2%, lượng mưa mùa khô tăng 3,7% và lượng mưa mùa mưa tăng khoảng 10,7%

- Số ngày rét đậm rét hại có xu thế giả trong giai đoạn 1961-2018, với tốc độ giảm khoảng 0,3369 ngày/năm

1.2.2 Đặc đ ểm xã ộ

1.2.2.1 Đơn vị hành chính

Đà Nẵng có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 06 quận và 02 huyện với 56 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 45 phườngvà 11 xã

Trang 40

Các quận nội thành 45 45 - -

Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2021

1.2.2.2 Đặc điểm phân bổ dân cư

a) Qui mô dân số

Theo số liệu thống kê năm 2021, dân số thành phố là 1.195.488 người bao gồm dân số khu vực thành thị là 1.044.329 người, chiếm 87,36%; dân số khu vực nông thôn là 151.159 người, chiếm 12,64%, dân số nam là 591.432 người (chiếm 49,47%), nữ là 604.056 người (chiếm 50,53%) Với kết quả này, thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương có dân số trung bình, xếp thứ 38/63 tỉnh, thành phố

Ngày đăng: 26/03/2024, 15:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN