1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh dung quất

165 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Dung Quất
Tác giả Đoàn Ngọc Cẩm
Người hướng dẫn TS. Võ Thị Quỳnh Nga
Trường học Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 165
Dung lượng 6,19 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐOÀN NGỌC CẨM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH DUNG QUẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng – Năm 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐOÀN NGỌC CẨM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH DUNG QUẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 8340101 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS VÕ THỊ QUỲNH NGA Đà Nẵng – Năm 2022 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu 3 3 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4 4 Phƣơng pháp nghiên cứu 4 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6 6 Bố cục đề tài 6 7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 9 1.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 9 1.1.1 Ngân hàng thƣơng mại 9 1.1.2 Khái niệm tín dụng ngân hàng .11 1.1.3 Nguyên tắc cấp tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 12 1.2 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 13 1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng .13 1.2.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng 14 1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 15 1.2.4 Phân loại rủi ro tín dụng .16 1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng 18 1.2.6 Ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng .21 1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 22 1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng 22 1.3.2 Sự cần thiết và mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng 23 1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro tín dụng .26 1.3.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay 26 1.3.5 Đặc điểm của cho vay KHDN ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng 32 1.3.6 Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay theo Basel II 38 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .39 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH DUNG QUẤT 40 2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH DUNG QUẤT .40 2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam 40 2.1.2 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Dung Quất 41 2.1.3 Tình hình kinh doanh và cho vay KHDN của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Dung Quất giai đoạn 2019-2021 46 2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHDN TẠI VIETCOMBANK DUNG QUẤT .56 2.2.1 Rủi ro xét theo quy mô tín dụng 56 2.2.2 Rủi ro xét theo cơ cấu tín dụng 57 2.2.3 Rủi ro xét theo chất lƣợng tín dụng .59 2.3.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VIETCOMBANK DUNG QUẤT.61 2.3.1 Thẩm quyền đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Dung Quất 61 2.3.2 Thực trạng công tác nhận diện rủi ro tín dụng .62 2.3.3 Thực trạng công tác đo lƣờng rủi ro tín dụng 64 2.3.4.Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng 68 2.3.5 Thực trạng công tác tài trợ rủi ro tín dụng 69 2.4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VIETCOMBANK DUNG QUẤT 78 2.4.1 Kết quả đạt đƣợc 78 2.4.2 Những mặt hạn chế 79 2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế của công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank Dung Quất 80 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 83 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH DUNG QUẤT 84 3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VIETCOMBANK DUNG QUẤT 84 3.1.1 Định hƣớng hoạt động của Vietcombank đến năm 2025 84 3.1.2 Định hƣớng phát triển của Vietcombank Dung Quất đến năm 2025 84 3.1.3 Định hƣớng phát triển tín dụng trong cho vay Khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank Dung Quất giai đoạn 2022 – 2025 85 3.1.4 Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank Dung Quất giai đoạn năm 2022 - 2025 86 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VIETCOMBANK DUNG QUẤT 86 3.2.1 Nhóm giải pháp về nghiệp vụ quản trị rủi ro tín dụng 86 3.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ 99 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 111 KẾT LUẬN 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt: : Cán bộ tín dụng CBTD : Khách hàng doanh nghiệp KHDN : Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa KHDN SMEs : Khách hàng các nhân KHCN : Ngân hàng NH : Ngân hàng nhà nƣớc NHNN : Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam NHNNVN : Ngân hàng thƣơng mại NHTM : Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần NHTMCP : Ngân hàng Thƣơng mại nhà nƣớc NHTMNN : Rủi ro tín dụng RRTD : Thƣơng mại cổ phần TMCP : Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần VIETCOMBANK Ngoại thƣơng Việt Nam : Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần VIETCOMBANK DUNG QUẤT Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Dung Quất Tiếng Anh CIC (Credit Information Center) : Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 29 1.1 Xếp hạng doanh nghiệp của Moody‟s 46 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019 - 2021 52 2.2 Tình hình cho vay KHDN giai đoạn 2019 - 2021 66 2.3 Hệ thống phân loại nợ tại Vietcombank Dung Quất 66 Phân loại nợ theo tiêu thức định tính tại 2.4 Vietcombank Dung Quất 67 Kết quả XHTD KHDN tại Vietcombank Dung Quất 71 2.5 giai đoạn 2019 - 2021 71 Tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản 104 2.6 Kết quả trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng 2.7 So sánh mô hình quản lý tín dụng tập trung và phân tán 2.8 DANH MỤC HÌNH Số Tên hình Trang hiệu 2.1 Mô hình tổ chức hoạt động của Vietcombank Dung Quất 42 2.2 Tổng tài sản giai đoạn 2019 – 2021 47 2.3 Tình hình huy động vốn cuối kỳ giai đoạn 2019 – 2021 48 2.4 Tình hình cho vay cuối kỳ giai đoạn 2019 – 2021 49 2.5 Tình hình thu dịch vụ giai đoạn 2019 – 2021 50 2.6 Lợi nhuận HĐKD giai đoạn 2019 – 2021 51 2.7 Cơ cấu cho vay KHCN và KHDN giai đoạn 2019 – 2021 53 2.8 Tình hình cho vay KHDN giai đoạn 2019 – 2021 54 2.9 Dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản hạn giai đoạn 2019 – 2021 56 2.10 Cơ cấu cho vay KHDN theo kỳ hạn giai đoạn 2019 – 2021 57 2.11 Cơ cấu cho vay KHDN theo ngành nghề giai đoạn 2019 – 58 2021 2.12 Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHDN giai đoạn 2019 – 2021 60 2.13 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank 77 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) từ lâu đã đƣợc xem là huyết mạch, là xƣơng sống nền kinh tế của quốc gia Đối với bất kỳ NHTM nào, tín dụng luôn là một trong những hoạt động cốt lõi, tạo nên nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng, vì thế rủi ro trong hoạt động tín dụng không chỉ gây hậu quả nặng nề đối với bản thân ngân hàng mà còn đối với nền kinh tế Trong bối cảnh nhƣ hiện nay, để cạnh tranh và hội nhập, một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của NHTM là khả năng quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng (RRTD) một cách toàn diện và hệ thống Điều này sẽ giúp ngân hàng giảm chi phí, nâng cao thu nhập, bảo toàn vốn; tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền và các nhà đầu tƣ; tạo tiền đề để mở rộng thị trƣờng, tăng uy tín, vị thế, hình ảnh, thị phần Trong những năm qua, hệ thống Ngân hàng Việt Nam không ngừng phát triển về số lƣợng, quy mô hoạt động, đồng thời nghiệp vụ cũng phong phú và phức tạp hơn Thực tiễn phát triển của hệ thống ngân hàng đòi hỏi phải quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, theo đó cần có các mô hình quản trị rủi ro, các công cụ và phƣơng pháp quản trị rủi ro hiện đại và thích hợp với thực tiễn Việt Nam để đảm bảo an toàn hệ thống Về mặt lý thuyết, ở Việt Nam cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về quản trị RRTD, bao gồm việc quản trị RRTD ở phạm vi toàn bộ hệ thống của một ngân hàng thƣơng mại nhƣ đề tài luận án tiến sĩ: “Quản lý RRTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hùng Tiến (2016), hay tại phạm vi chi nhánh nhƣ đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam” của tác giả Nguyễn 2 Quốc Toàn (2015) với thời gian nghiên cứu đã khá xa so với thực tiễn thay đổi trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam hiện tại Nhƣ vậy, theo hiểu biết của tác giả thì hiện nay vẫn chƣa có bài nghiên cứu nào đánh giá thực trạng Quản trị RRTD và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại Vietcombank trong bối cảnh hiện nay với nhiều xu hƣớng thay đổi trong lƣơng lai Về mặt thực tiễn, Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội cùng với Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ra đời trong bối cảnh yêu cầu cấp bách là phải cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém trong giai đoạn 2016-2020, đồng thời NHNN đã định hƣớng cho các ngân hàng thƣơng mại xây dựng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với nguyên tắc và chuẩn mực của Ủy ban Basel Tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành đã giảm từ 2,5% năm 2016 xuống 1,6% trong năm 2019, nhƣng lại tăng lên mức 1,7% năm 2020 và 1,9% năm 2021, chủ yếu do ảnh hƣởng của đại dịch Covid-19 Mặc dù nợ xấu của toàn hệ thống không quá cao, nhƣng nếu xem xét đến khía cạnh quy mô nợ xấu thì một số ngân hàng vẫn đang phải đối mặt với thách thức không hề nhỏ, mà Vietcombank vẫn đang nằm trong số đó Quy mô nợ xấu tại Vietcombank thời điểm 31/12/2020 đạt 18,802 tỷ đồng tƣơng đƣơng mức tăng 34% so với năm 2019, trong đó nợ nhóm 5 đạt 7,170 tỷ đồng, tăng 1,940 tỷ đồng so với năm 2019 tƣơng đƣơng mức tăng lên đến 37% Nợ xấu gia tăng khiến chi phí trích lập dự phòng RRTD gia tăng theo làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận kinh doanh của hệ thống Xuất phát từ những yêu cầu lý thuyết và thực tiễn nói trên, vấn đề cấp thiết đặt ra đó là phải nâng cao năng lực quản trị RRTD của Vietcombank, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng trong thời gian sắp tới Tại Vietcombank, đã có nhiều biện pháp đƣợc đƣa ra nhằm giảm thiểu 3 tổn thất do nợ có vấn đề gây ra tuy nhiên việc quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank vẫn còn rất nhiều hạn chế Trƣớc bối cảnh cạnh tranh, hội nhập thị trƣờng tài chính và nền công nghiệp dịch vụ tài chính đang phát triển mạnh mẽ đó, Vietcombank Dung Quất đã đánh giá đƣợc rằng nhận diện, đo lƣờng và đƣa ra các biện pháp nhằm cải thiện, nâng cao và phát triển hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng là việc hết sức quan trọng và có ý nghĩa thực tế hơn bao giờ hết Ngay từ khi mới thành lập vào năm 2007, Vietcombank Dung Quất đã xác định KHDN là phân khúc khách hàng trọng tâm, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc mang lại nguồn lợi nhuận cao cho ngân hàng, song đây cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro lớn có khả năng tác động và ảnh hƣởng xấu đến ngân hàng nếu không đƣợc kiểm soát và quản trị rủi ro chặt chẽ Với những đặc thù của hoạt động tín dụng KHDN, vấn đề đặt ra là phải kết hợp một cách chặt chẽ giữa việc vửa mở rộng, vừa phát triển, vừa đảm bảo chất lƣợng và việc quản trị rủi ro Do đó, việc mở rộng hoạt động tín dụng chỉ thực sự hiệu quả khi đi liền với việc quản trị rủi ro hiệu quả Với thực trạng nhƣ trên và tính cấp thiết cần phải có những giải pháp thiết thực trong quản trị rủi ro tín dụng cho Vietcombank Dung Quất, tôi chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Dung Quất” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình 2 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu 2.1.Câu hỏi nghiên cứu: - Hoạt động quản trị RRTD đối với KHDN tại Vietcombank Dung Quất đạt đƣợc những kết quả và hạn chế gì? Nguyên nhân của những hạn chế đó? - Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản trị RRTD đối với KHDN tại 4 Vietcombank Dung Quất? 2.2.Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài thực hiện các mục tiêu nghiên cứu chung là đánh giá thực trạng RRTD và công tác quản trị RRTD đối với KHDN tại Vietcombank Dung Quất, từ đó đề xuất các giải pháp quản trị RRTD có căn cứ khoa học và thực tiễn để nâng cao hiệu quả trong quản trị rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng này trong thời gian tới Mục tiêu nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản trị RRTD trong tổ chức - Phân tích thực trạng RRTD và công tác quản trị RRTD đối với KHDN tại Vietcombank Dung Quất - Đề xuất các giải pháp quản trị RRTD đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp trong thời gian tới tại Vietcombank Dung Quất 3 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Lý luận và thực tiễn liên quan đến quản trị RRTD đối với Khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Vietcombank Dung Quất 3.2 Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Nghiên cứu quản trị RRTD đối với khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng + Về không gian: Nghiên cứu tại Vietcombank Dung Quất + Về thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động quản trị RRTD trên cơ sở lấy dữ liệu thực tế trong giai đoạn 2019-2021 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn từ năm 2022-2025 4 Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử dụng các 5 phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: + Tài liệu đƣợc thu thập dùng làm cơ sở lý thuyết cho luận văn gồm: Các giáo trình, công trình nghiên cứu liên quan đến quản trị RRTD; Các văn bản quy định của Nhà nƣớc, cơ quan có thẩm quyền; Ngoài ra, còn có các bài báo, tạp chí có nội dung liên quan + Số liệu sử dụng trong luận văn đƣợc thu thập từ các báo cáo nội bộ của Vietcombank Dung Quất trong 3 năm 2019-2021 + Thông tin còn đƣợc thu thập từ các văn bản nội bộ về quy định, quy chế cấp tín dụng, chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc áp dụng cho toàn hệ thống Vietcombank - Phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu: + Toàn bộ số liệu đƣợc chọn lọc, xử lý, tính toán dựa trên chƣơng trình excel + Thông tin thu thập đƣợc thống kê và trình bày phù hợp với nội dung đề tài - Phương pháp phân tích dữ liệu: + Phƣơng pháp so sánh: So sánh theo số tuyệt đối, số tƣơng đối; So sánh theo không gian và thời gian; So sánh theo chuỗi thời gian đƣợc sử dụng nhằm phân tích sự biến động và xu thế của hiện tƣợng nghiên cứu theo thời gian + Phƣơng pháp thống kê mô tả trên cơ sở các số liệu tuyệt đối thu thập đƣợc và số liệu tƣơng đối thông qua các bảng biểu - Một số phương pháp khác: Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp so sánh, phân tích đánh giá nhằm đánh giá một cách toàn diện về thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng KHDN tại đơn vị, từ đó đề xuất những giải pháp hạn chế rủi ro đối với công tác trên 6 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Hệ thống hóa đƣợc những vấn đề cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng của NHTM, về quy trình quản trị RRTD cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản trị RRTD hệ thống NHTM Tổng hợp, phân tích, đánh giá nhân tố gây ra rủi ro và thực trạng công tác quản trị RRTD trong cho vay tại Vietcombank Dung Quất Luận văn đã đƣa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp trong bối cảnh và điều kiện đặc thù tại Vietcombank Dung Quất 6 Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 phần chính: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại - Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Dung Quất - Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Dung Quất 7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu Công tác quản trị RRTD rất đƣợc quan tâm trong hoạt động kinh doanh các Ngân hàng thƣơng mại Vì vậy, thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là những nghiên cứu về quản trị rủi ro trong cho vay KHDN Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả đã tham khảo các tài liệu nghiên cứu sau: 7.1 Nhóm các tài liệu về lý thuyết quản trị rủi ro tín dụng: 7  Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thƣơng mại, Nhà xuất bản Tài Chính Trong chƣơng 5 của tài liệu này, tác giả Peter S.Rose đã nêu ra một số loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trƣờng, rủi ro lãi suất, rủi ro thu nhập, rủi ro phá sản  Joel Bessis (2001), Quản trị rủi ro trong ngân hàng Chƣơng 3 và Chƣơng 4 của tài liệu đã khảo sát mọi khía cạnh của quản trị rủi ro và nhấn mạnh sự cần thiết phải quản trị rủi ro trong ngành ngân hàng  Aremu, Mukaila Ayanda (2013) nghiên cứu hiệu quả của ngân hàng tại Nigeria trong giai đoạn 1980-2010 Kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối tƣơng quan âm với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Ngƣợc lại thì quy mô ngân hàng, tổng tài sản tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Nigeria  Nguyễn Văn Tiến (2015), Toàn tập Quản trị Ngân hàng thƣơng mại, Nhà xuất bản Lao động Tài liệu cung cấp những kiến thức mới nhất về quản trị ngân hàng thƣơng mại nói chung và quản trị rủi ro tín dụng đƣợc trình bày chi tiết ở chƣơng 22 (Tổng quan về rủi ro tín dụng), chƣơng 23 (Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ), chƣơng 24 (Quy trình quản trị rủi ro tín dụng)  Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê Tài liệu trình bày các khái niệm, kiến thức về tín dụng ngân hàng, thẩm định tín dụng và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 7.2 Nhóm các tài liệu về ứng dụng quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại  TS Nguyễn Thị Loan (2012), “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” đăng trên Tạp chí Ngân hàng, số 1+2, tháng 1/2012 Thành công của bài viết là thông qua số liệu và thực trạng về tăng trƣởng tín dụng, lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu, hệ số CAR của các 8 NHTM đƣợc lựa chọn đã phân tích rõ ƣu điểm, hạn chế về hoạt động quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng của NHTM nói riêng, đề xuất 3 nhóm giải pháp theo mục tiêu nghiên cứu của bài viết  Bùi Thị Thúy Hằng (2013), Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn đã sử dụng dữ liệu thứ cấp, tổng hợp các số liệu thực tế hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tại Ngân hàng Quốc tế VN Điểm nổi bật của luận văn là tác giả đã áp dụng kinh nghiệm quản trị rủi ro từ CBA - Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc để làm rõ vấn đề  Lê Thị Kim Đính (2015), Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay KHDN tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Đà Nẵng Luận văn đã hệ thống hoá lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam Luận văn đã phân tích và đánh giá đƣợc thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đang áp dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Nhƣ vậy, có thể thấy, xét theo phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn thì chƣa có đề tài nghiên cứu nào tập trung vào những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị RRTD hƣớng đến đối tƣợng KHDN trong giai đoạn 2019-2021 tại Vietcombank Dung Quất, sau khi Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ra đời Nên khoảng trống trong nghiên cứu của đề tài luận văn còn rất rộng mở Do vậy, đề tài luận văn là công trình nghiên cứu có tính độc lập, không trùng lắp với các công trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc công bố 9 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1 Ngân hàng thƣơng mại Khái niệm ngân hàng thương mại Theo luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Quốc Hội ban hành ngày 16 tháng 06 năm 2010, thì khái nhiệm ngân hàng thƣơng mại nhƣ sau: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.” Chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại  Chức năng trung gian tín dụng Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thƣơng mại đóng vai trò là "cầu nối" giữa ngƣời dƣ thừa vốn và ngƣời có nhu cầu về vốn Thông qua việc huy động các khoản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng thƣơng mại hình thành nên quỹ để cho vay nhằm cung cấp tín dụng cho nền kinh tế Với chức năng này, ngân hàng thƣơng mại vừa đóng vai trò là ngƣời đi vay vừa đóng vai trò là ngƣời cho vay, góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: ngƣời gửi tiền, ngân hàng và ngƣời đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Đối với ngƣời gửi tiền, họ thu đƣợc một khoản tiền lãi, đồng thời đƣợc ngân hàng đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi 10 Đối với ngƣời đi vay, họ sẽ thoả mãn đƣợc nhu cầu về vốn nhằm đáp ứng hoạt động kinh doanh, chi tiêu, thanh toán, sinh hoạt hay nhu cầu về mua sắm mà không phải tốn quá nhiều chi phí về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi nhất, chắc chắn, an toàn và hợp pháp Đối với ngân hàng thƣơng mại, họ sẽ kiếm đƣợc lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới Đây chính là cơ sở và nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Đối với nền kinh tế, chức năng trung gian tín dung có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất đƣợc thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển hơn Do đó, chức năng trung gian tín dụng đƣợc xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thƣơng mại, phản ánh đúng bản chất của ngân hàng thƣơng mại là đi vay để cho vay, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Đồng thời cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác  Chức năng trung gian thanh toán Đối với chức năng này, ngân hàng thƣơng mại sẽ là nơi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ của khách hàng từ những yêu cầu thanh toán của khách hàng thông qua những chứng từ giao dịch nhƣ ủy nhiệm chi, séc, rút tiền gửi từ tài khoản khách hàng này để thanh toán kịp thời nhanh chóng cho bên ngƣời nhận tiền Chức năng này vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế, giúp cho ngƣời nhận tiền và ngƣời chuyển tiền giảm thiểu thời gian, chi phí đi lại và rất an toàn, hạn chế sử dụng tiền mặt trong lƣu thông  Chức năng "tạo tiền" Khi có sự phân hoá trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân

Ngày đăng: 26/03/2024, 15:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN