1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

240 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Phạm Thành Vao
Người hướng dẫn TS. Trịnh Thanh Hà, TS. Nguyễn Hoàng Anh
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 240
Dung lượng 25,04 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Các công trình nghiên cứu (17)
  • 1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu (37)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA (17)
    • 2.1. Những vấn đề chung của quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia (40)
    • 2.2. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia (51)
    • 2.3. Kinh nghiệm một số địa phương và bài học kinh nghiệm có gía trị tham khảo (58)
  • CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (40)
    • 3.1. Khái quát về điều kiện phát triển và di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (65)
    • 3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (76)
    • 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (102)
  • CHƯƠNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (65)
    • 4.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (114)
    • 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc (117)
  • PHỤ LỤC (152)

Nội dung

Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Các công trình nghiên cứu

1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

- Các công trình nghiên cứu về di sản, di tích

Bài viết “Conversation of cultural heritage from participation to collaboration” của tác giả Ion Sandu and Petronela Spiridon đăng trên Encatc

Journal of Cultural management and Policy Issue 1/2015/ISSN 2224 -2554 [194]. Bài viết bàn về khái niệm bảo tồn di sản văn hóa, trình bày một số hình thức tham gia bảo tồn quá trình di sản văn hóa như là một phần quan trọng của quản lý bảo tồn khoa học tích hợp, bắt đầu từ một loạt các tài liệu quan trọng về chính sách quốc tế trong lĩnh vực này như cộng tác viên tích cực trong quá trình bảo tồn và phục hồi tài sản di sản văn hóa, sự thúc đẩy các chính sách bảo tồn và phát triển di sản.

Bài viết “Cultural heritage policies as a tool for development: discourse or harmony?” Encatc Journal of Cultural management and Policy”, Volume 4/Issue 1/2014/ISSN 2224 -2554, Author: Sigrid Van der Auwera [195], đề cập đến di sản văn hóa được coi là một công cụ để phát triển bền vững, giá trị của di sản văn hóa thế giới Tác giả muốn đưa ra cuộc tranh luận các chính sách di sản văn hóa về mức độ nào đóng góp cho sự phát triển bền vững hay các chính sách này chỉ là nghị luận chính sách, nêu ra một số vấn đề quan trọng để tranh luận học thuật liên quan đến liên kết giữa di sản văn hóa và phát triển bền vững.

- Các công trình nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về di sản, di tích

Sách “Management planning of UNESCO World Heritage Sites -Guidelines for the development, implementation and monitoring of management plans” published in 2016 by Publisher: Center for Conservation and Archaeology ofMontenegro [192], đề cập tổng quan các địa điểm di sản thế giới được Tổ chứcGiáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc công nhận công nhận thuộc vùng biển Adriatic bao gồm dự án mở rộng tiềm năng các địa điểm thuộc Adriantic và các hoạt động được sắp xếp theo kế hoạch quản lý với dự án mở rộng tiềm năng; đề cập đến khuôn khổ quản lý và bảo tồn các di sản thế giới về bối cảnh di sản thế giới, điểm khởi đầu cơ bản cho việc quản lý di sản thế giới, bảo tồn và quản lý các di sản thế giới; hoạt động quản lý hệ thống các di tích thế giới với sự xem xét, cân nhắc chính cho hệ thống quản lý hiệu quả và bền vững, quy trình kế hoạch quản lý và kế hoạch quản lý; triển khai, thực hiện và giám sát kế hoạch quản lý với quy trình kế hoạch của việc quản lý; hướng dẫn sử dụng tài nguyên di sản thế giới – quản lý di sản văn hóa thế giới Bài học kinh nghiệm được rút ra từ kế hoạch quản lý các di sản thế giới trên vùng biển Adriatic.

Sách “Managing cultural world heritage”, published in 2013 by United Nations Educational Scientific and Cultural Organization [197], đề cập những nội dung cần thiết để tìm các nguồn tài liệu hữu ích về di sản thế giới; nội dung quản lý di sản văn hóa như di sản là gì, tại sao phải quản lý, sự cần thiết phải quản lý di sản hay tiếp cận cách thức bảo tồn và quản lý di sản; về sự hiểu biết trong bối cảnh quản lý di sản thế giới; cần phải hiểu di sản thế giới hay hệ thống di sản thế giới là gì, yêu cầu đặt ra và các cách thức, chính sách để quản lý di sản thế giới Xác định, đánh giá, cải thiện hệ thống quản lý di sản được để cập về các yếu tố, tiến trình và kết quả hệ thống quản lý di sản Cuốn sách khái quát nội dung xây dựng năng lực để quản lý hiệu quả di sản và đặc biệt là các tài sản Di sản Thế giới; giúp tăng cường kiến thức, khả năng, kỹ năng và hành vi của những người có trách nhiệm trực tiếp trong việc bảo tồn và quản lý di sản; để cải thiện các cấu trúc và quy trình thể chế thông qua việc trao quyền cho các nhà hoạch định và hoạch định chính sách; mối quan hệ năng động giữa di sản và bối cảnh của nó sẽ dẫn đến lợi ích đối ứng lớn hơn thông qua một cách tiếp cận toàn diện.

Sách “Managing disaster risks for World heritage” published in 2010 byUnited Nations Educational Scientific and Cultural Organization [196], trình bày về quản lý rủi ro thiên tai và vì sao quản lý vấn đề này lại quan trọng như vậy; kế hoạch quản lý về rủi ro thiên tai bao gồm những nội dung gì để từ đó có nhận nhận biết, đánh giá một cách phù hợp để phòng và tránh được những trường hợp khẩn cấp để có thể phục hồi sau các thảm họa; cách thức thực hiện kế hoạch, đánh giá lại và xác định lại quản lý nguy cơ thảm họa như thế nào Phương pháp tiếp cận các nguyên tắc, phương pháp và quy trình để quản lý rủi ro thiên tai tại các tài sản Di sản Thế giới văn hóa và tự nhiên và đề xuất kế hoạch Quản lý rủi ro thiên tai đối với di sản có thể được tích hợp với các chiến lược và kế hoạch quản lý thảm họa quốc gia và khu vực.

Sách “Management Plans for World Heritage Sites” published in 2008 by German Commission for UNESCO, Author: Birgitta Ringbeck (Cuốn “Kế hoạch quản lý các di sản thế giới”, được xuất bản năm 2008 bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc tại Đức [191], của tác giả Birgitta Ringbeck, đề cập kế hoạch quản lý di sản thế giới của Unesco gồm có ba chương, mỗi chương với các mô – đun khác nhau Mối quan tâm cơ bản – nội dung và mục tiêu; thuộc tính di sản thế giới, trong chương này tài liệu cũng trình bày về đối tượng, mục tiêu và công cụ bảo tồn di sản thế giới; khu vực được bảo tồn; hệ thống quản lý di sản, vấn đề sử dụng bền vững về di sản thế giới, hay về nguồn lực của đội ngũ, nguồn lực về tài chính Bên cạnh đó, phần trong phụ lục đề cập đến khuyến nghị liên quan về việc bảo tồn di sản thiên và văn hóa ở cấp quốc gia và các báo cáo định kỳ về việc ứng dụng của Công ước di sản thế giới, cách lập bảng hỏi.

Bài viết “Contents and Aims of Management Plans for World Heritage Sites:

A managerial Analysis with a Special Focus on the Italian Scenario”, Encatc

Journal of Cultural management and Policy, Volume 1 / Issue 1 / 2011, Author:Francesco Badia, University of Ferrara, Italy [193], đã đề cập về việc sử dụng các công cụ quản lý quản lý đối với các di sản thế giới của Unesco; phân tích và phát triển một nền tảng lý thuyết vững chắc, để xem xét khía cạnh kinh tế và quản lý của các kế hoạch quản lý, thậm chí từ quan điểm của du lịch văn hóa; nghiên cứu sâu tình trạng nghệ thuật của Ý về việc sử dụng và áp dụng các kế hoạch quản lý của các tổ chức quản lý các Di sản Thế giới; so sánh giữa một số nghiên cứu trường hợp quốc gia và quốc tế, để có được bằng chứng thực nghiệm có thể hữu ích cho việc xem xét lý thuyết, liên quan đến hệ thống quản lý chung của các Di sản Thế giới.Bài viết này là hiện thực hóa các hệ thống quản lý hiệu quả cho di sản văn hóa.

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

- Các công trình nghiên cứu về di sản, di tích, di tích lịch sử cách mạng

Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thị Hồng Minh nghiên cứu về “Vấn đề gìn giữ và phát huy Di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay” [91], đã phân tích và làm rõ công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế với những nét đặc trưng riêng của tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền trung gồm những nhân tố ảnh hưởng tác động, kết qủa đạt được, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra với mục đích nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo tồn di sản văn hóa kết hợp hoạt động khai thác phát triển du lịch.

Luận án tiến sĩ Văn hóa học, chuyên ngành Quản lý văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, năm 2008 của tác giả Lê Hồng Hạnh:“Di sản văn hóa truyền thống với vấn đề phát triển du lịch (trên cơ sở khảo sát địa bàn tỉnh Hưng Yên)”

[70], đã nghiên cứu những vấn đề nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và hoạt động khai thác phát triển ngành du lịch; Những phân tích của tác giả trình bày là luận cứ để nghiên cứu, nhận định, đánh giá tình hình di tích quốc gia đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Hồng cũng như tình hình công tác quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Hồng Căn cứ vào nguyên nhân và hạn chế của nguyên nhân luận án đã để xuất giải pháp phân cấp quản lý nhằm khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan môi trường văn hóa trong quá trình phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Luận án tiến sĩ Quản lý văn hóa năm 2016 của tác giả Trịnh Ngọc Chung với đề tài “Quản lý di sản thế giới ở Việt Nam (Qua trường hợp Cố đô Huế và Đô thị cổ

Hội An” [46], đã nghiên cứu về cơ sở lý luận, tổng quan về quản lý di sản thế giới ở

Việt Nam và chính sách cũng như mô hình hoạt động quản lý văn hóa của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới Qua phần nhận định đánh giá thực trạng, tác giả đã đề xuất ra các giải pháp về quản lý di sản thế giới ở Việt Nam một cách phù hợp nhất Có thể thấy rằng, luận án là một công trình nghiên cứu toàn diện và hệ thống thực trạng quản lý thế giới di sản ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại.

Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thị Diệu Thúy “Quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh” [134], trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý văn hóa Phật giáo, đề tài đã đưa ra lý luận về di sản và quản lý di sản, mô tả và đánh giá tình hình di sản văn hóa Phật giáo nói chung và ở Hà Tĩnh nói riêng Di sản văn hóa Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh với những ngôi chùa được xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia Qua phần phân tích, đánh giá công tác quản lý di sản văn hóa ở Hà Tĩnh, cho chúng ta thấy những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh Qua đó, luận án đã đưa ra những giải pháp bảo tồn giá trị di sản văn hóa vật thể của di sản văn hóa Phật giáo nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh.

Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Đức Nguyên năm 2015 “Quản lý di tích lịch sử - văn hoá ở Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá” [96], nghiên cứu cơ sở pháp lý về quản lý di tích lịch sử văn hóa và trình bày tổng quan hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Bắc Ninh với các công trình nghiên cứu về quản lý di sản văn hóa vật thể Luận án đã nghiên cứu và đánh giá toàn diện về tình hình hoạt động quản lý di tích lịch sử - văn hóa đối với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý di tích, xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo tồn, tổ chức tuyên truyền, hoạt động nghiệp vụ, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về di tích lịch sử văn hóa cũng như những tác động của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đối với các di tích lịch sử

- văn hoá ở Bắc Ninh Từ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế của đề tài, tác giá đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Bắc Ninh.

CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA

Những vấn đề chung của quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia

2.1.1 Một số khái niệm liên quan

2.1.1.1 Khái niệm di sản văn hóa

Di sản được hiểu là tất cả những gì mà chúng ta muốn giữ lại của tự nhiên và xã hội loài người còn lại, hiện hữu đến nay Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì định nghĩa “Di sản là cái của thời trước để lại” (182, tr.254] Còn theo Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa và Thiên nhiên thế giới năm 1972 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) [139] thì Di sản văn hóa được quy định tại điều 1: “Vì mục đích của Công ước này, những thứ sau đây sẽ được coi là "di sản văn hóa" bao gồm:

“Di tích kiến trúc: công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa hoành tráng, các yếu tố hoặc cấu trúc có tính chất khảo cổ học, bia ký, nhà ở trong hang động và sự kết hợp của các đặc điểm, có giá trị phổ quát nổi tiếng toàn cầu theo quan điểm của lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học;

Nhóm các tòa nhà: các nhóm tòa nhà riêng biệt hoặc liên kết với nhau, vì kiến trúc, tính đồng nhất của chúng hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị phổ quát nổi tiếng toàn cầu theo quan điểm của lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học;

Di chỉ, di chỉ tác phẩm của con người hoặc tác phẩm kết hợp của thiên nhiên và con người, và các khu vực bao gồm các địa điểm khảo cổ có giá trị phổ quát nổi tiếng toàn cầu theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân học” [139].Còn trong Nguyên tắc lập hồ sơ di tích, cụm di tích và di chỉ năm 1996 đã được Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế lần thức 11 ở Sofia, tháng 10, năm 1996 phê chuẩn thì định nghĩa “Di sản văn hóa là để chỉ những di tích, những cụm kiến trúc và những di chỉ có giá trị di sản, tạo thành môi trường lịch sử hoặc môi trường xây dựng” [75] Tại Hiến chương BuRRa (Hiến chương Hội đồng Di tích và Di chỉQuốc tế Australia về bảo vệ các địa điểm di sản có giá trị văn hóa năm 1979 được sửa đổi năm 1981, năm 1988, năm 1999 thì định nghĩa “Địa điểm bao gồm di chỉ, vùng đất, cảnh quan, công trình xây dựng và công trình khác, nhóm công trình xây dựng và công trình khác, và có thể bao gồm cả các phần hợp thành, nội dung, không gian và cả thị giới của địa điểm” [177] Về ý nghĩa văn hóa của địa điểm “Có giá trị thẩm mỹ, lịch sử, khoa học, xã hội và tinh thần đối với các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai; có ý nghĩa văn hóa hiện thân ngay chính trong địa điểm, qua kết cấu, khung cảnh, cách sử dụng, các mối kết hợp, ý nghĩa, tư liệu và các nơi, các vật có liên quan” [177].

Trong Công ước Quốc tế về Du lịch Văn hóa, Việc quản lý du lịch ở những nơi có di sản quan trọng năm 1999 đã khẳng định “Di sản là một khái niệm rộng lớn gồm cả môi trường thiên nhiên lẫn văn hóa: Bao gồm cảnh quan, các tổng thể lịch sử, các di chỉ tự nhiên và do con người xây dựng, và cả tính đa dạng sinh học, các sưu tập, các tập tục truyền thống và hiện hành, tri thức và kinh nghiệm sống Di sản là một bộ phận hữu cơ của đời sống hiện đại”[74].

Di sản văn hóa quy định tại Luật Di sản văn hóa năm 2001 định nghĩa: “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác” [106] Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất còn di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

Những gì trình bày trên cho thấy, di sản là một khái niệm rộng, bao gồm môi trường thiên nhiên lẫn văn hóa, bao gồm cảnh quan, các tổng thể di tích lịch sử, các di chỉ tự nhiên và di tích do con người xây dựng và cả tính đa dạng sinh học, các sưu tập các tập tục truyền thống và hiện hành, tri thức và kinh nghiệm sống.

2.1.1.2 Khái niệm di tích, di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử cách mạng

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2003 thì định nghĩa “Di tích là dấu vết còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất, có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa” [182].

Còn theo Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa và Thiên nhiên thế giới năm 1972 thì Di tích được quy định tại điều 1: “di tích là công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa hoành tráng, các yếu tố hoặc cấu trúc có tính chất khảo cổ học, bia ký, nhà ở trong hang động và sự kết hợp của các đặc điểm, có giá trị phổ quát nổi bật theo quan điểm của lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học” [139]. Đối với nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa lại đồng nhất di tích với di sản văn hóa vật thể khi phân loại di sản văn hóa “… Di sản văn hóa vật thể bao gồm: Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích), di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”

[41] Quan điểm này thống nhất với quan điểm của Uỷ ban quốc tế về Hoa viên lịch sử thuộc ICOMOS – IFLA Hiến chương Florence (do Uỷ ban này ban hành năm

1981) đã coi một số cấu tạo kiến trúc có giá trị về mặt lịch sử, mỹ thuật là di tích. Như vậy, di tích là dấu vết của quá khứ còn lại lưu trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử về bảo tồn di tích.

2.1.1.3 Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa

Di tích lịch sử - văn hóa tức là vật hóa của tinh thần, là những di sản văn hóa vật thể bất động, đó là nơi, địa điểm diễn ra, chứng kiến những sự kiện lịch sử, chính trị, khoa học và văn hóa Tại đây có lưu giữ được nhiều lưu niệm về sự kiện đó như hiện tượng tự nhiên, bối cảnh, các công trình xây dựng và những di vật liên quan đến sự kiện đó Di tích lịch sử - văn hóa là sản phẩm kết tinh qua các thế hệ người trải theo thời gian mà tồn tại cho đến ngày nay và đó cũng là sự kết tinh của một quá trình sáng tạo của con người Như vậy, di tích lịch sử - văn hóa là minh chứng tiêu biểu về quá trình phát triển lịch sử của mỗi cộng đồng dân tộc và nhân loại Bên cạnh đó, di tích lịch sử - văn hóa được xem như không gian vật chất cụ thể, khách quan có chứa đựng các điển hình lịch sử nổi bật được tạo ra từ tập thể hoặc cá nhân con người trong lịch sử.

Còn Pháp lệnh số 14 LCT/HĐNN, ngày 04/4/1984 của Hội đồng nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo về và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh thì định nghĩa: “Di tích lịch sử - văn hóa là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học,nghệ thuật cũng như có giá trị văn hóa khác hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa, xã hội” [77].

Như vậy, ở một mức độ hẹp hơn có thể thấy rằng di tích lịch sử - văn hóa là những dấu tích, dấu vết hoạt động của con người trong quá trình lịch sử còn sót lại, được phân chia thành các loại như di tích khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hóa - nghệ thuật.

2.1.1.4 Khái niệm di tích lịch sử cách mạng

Di tích lịch sử bao gồm di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân Di tích lịch sử là công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; là công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến.

Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia

Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia tuân theo quy định hiện hành của Luật

Di sản văn hóa, không có văn bản riêng cho di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, di tích lịch sử cấp quốc gia là một bộ phận của Di sản văn hóa Dựa vào Luật Di sản văn hóa năm 2001 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002 và Luật Di sản văn hóa năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2001 có hiệu lực từ ngày 01/01/2010, Văn băn hợp nhất của Văn phòng Quốc hội về Luật Di sản văn hóa năm 2013 và căn cứ vào tình hình thực tiễn quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả tập trung nghiên cứu vào một số nội dung chính như sau:

2.2.1 Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia

Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách dài hạn trong hoạt động quản lý di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia mang tính cấp thiết, quan trọng của ngành di sản góp phần thực hiện tốt các mục tiêu lớn về văn hoá của quốc gia.

*Về xây dựng chiến lược:

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng quốc gia là chiến lược phát triển văn hóa nhằm thúc đẩy liên kết vùng, địa phương, khu vực đối với các loại hình du lịch văn hóa di sản, du lịch tâm linh, du lịch về nguồn và hoạt động phát triển du lịch văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần xây dựng thương hiệu riêng của ngành du lịch Việt Nam.

Việc xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số đảm bảo thống nhất công tác lưu trữ, quản lý Bảo đảm tích hợp và liên thông dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa trong đó có di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia góp phần bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.đáp ứng hiệu quả dịch vụ cho cộng đồng, xã hội.

*Về xây dựng quy hoạch:

Việc lập quy hoạch là một khâu rất quan trọng trong công tác định hướng về bảo tồn và phát huy giá trị di sản Bởi khi quy hoạch hệ thống di tích có sự ảnh hưởng không nhỏ trong quy hoạch phát triển đô thị nói riêng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng Đó là cơ sở để xây dựng quy định quản lý, kiểm soát không gian kiến trúc, cảnh quan khu vực di tích theo quy hoạch, cũng như xác định đặc trưng, đánh giá và xếp hạng bổ sung công trình, địa điểm mới phát hiện trên cơ sở quy hoạch.

Xây dựng quy hoạch nhằm tổ chức không gian hệ thống di tích hợp lý giúp phát huy các lợi thế đặc thù địa phương cũng như thúc đẩy liên kết vùng Bên cạnh đó, việc tận dụng sử dụng và khai thác tốt thế mạnh vùng về cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế [64]

*Về xây dựng kế hoạch:

Trên cơ sở thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch di sản văn hóa và di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia nói riêng, xây dựng kế hoạch liên quan đến bảo tồn và phát huy di tích dài hạn, trung hạn và ngắn hạn Kế hoạch tổng thể bám sát tình hình thực tiễn ở địa phương như trùng tu, tôn tạo, kế hoạch kiểm kê di tích hằng năm đối với di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đang bị xuống cấp và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trung và dài hạn để đáp ứng cho nhu cầu từng giai đoạn và từng địa phương.

Chính sách phát triển kinh tế xã hội gắn liền với chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cần sự đảm bảo hài hòa, cân bằng giữa hoạt động khai thác, tạo nguồn thu và công tác trùng tu cũng như phát huy giá trị lịch sử văn hóa của di sản.

Bên cạnh đó, chính sách phân cấp quản lý ở địa phương có di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia có sự ảnh hưởng lớn trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích Hơn nữa, chính sách đối với người có đóng góp cho sự bảo tồn và phát huy gía trị các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia cũng là chính sách mang tính nhân văn.

Ngoài ra, chính sách xã hội hóa huy động nguồn lực toàn xã hội cùng chung tay bảo tồn và phát huy gía trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia luôn được các cấp chính quyền quan tâm.

2.2.2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia

Pháp luật là công cụ để nhà nước tổ chức và quản lý xã hội, là tài sản chung toàn xã hội cũng là một loại quy tắc ứng xử quan trọng thiết yếu trong đời sống. Nhờ có pháp luật, các thành viên xã hội hiểu được giới hạn những hành vi của mình, lựa chọn cách ứng xử phù hợp đối với một tình huống cụ thể nhằm củng cố và tăng cường các mối quan hệ xã hội tích cực và phòng ngừa các mối quan hệ xã hội tiêu cực Yếu tố quan trọng đầu tiên là quản lý nhà nước về di tích nói chung và di tích lịch sử cách mạng nói riêng đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải ban hành hệ thống văn bản pháp luật để điều chỉnh các vấn đề phát sinh Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật là một quá trình nhận thức sự vận động và phát triển chung của toàn xã hội bởi vì pháp luật ghi nhận sự tồn tại của các quan hệ xã hội phù hợp với mục đích, định hướng của nhà nước.

Trên cơ sở đó, xây dựng các thể chế quản lý phù hợp, tạo lập hành lang pháp lý cho quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng phát triển đúng định hướng của Nhà nước cũng như tạo lập cơ sở pháp lý cho việc tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, thực hiện thanh tra, kiểm tra về di tích lịch sử cách mạng Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đã cụ thể hóa, chi tiết hóa các nội dung trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định như Luật Di sản văn hóa, Nghị định và Thông tư cùng hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành.

2.2.3 Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia

Việc tổ chức thực hiện các văn bản bản quy phạm pháp luật về di sản có vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý, tổ chức bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ hoạch định và triển khai thực hiện các nội dung cụ thể của hoạt động quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích như chính sách, kế hoạch quản lý về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia tuyên truyền, ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Tổ chức chỉ đạo chung đối với hoạt động bảo tồn, phân cấp quản lý phù hợp thực tiễn địa phương nhằm đảm bảo tính tập trung thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện từ trung ương đến địa phương.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Khái quát về điều kiện phát triển và di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

3.1.1 Khái quát về điều kiện phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

Nằm trong vùng nhiệt đới, nhiệt độ cao đều với 2 mùa rõ rệt Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/ năm Thời tiết và khí hậu là hai yếu tố có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn theo thời gian.

Ngoài ra, sự ổn định địa chất của vùng quanh di tích có thể ảnh hưởng đến bảo tồn di tích Các yếu tố như động đất, sụt lún, và lũ lụt có thể gây tổn thất nghiêm trọng cho di tích lịch sử nếu không được quản lý hiệu quả Bên cạnh đó, tài nguyên tự nhiên như đá, gỗ, và đất có thể được sử dụng để xây dựng, duy trì, và phục hồi di tích lịch sử, do đó, tài nguyên này cần được quản lý bền vững để đảm bảo sự bảo tồn của di tích. Đặc thù điều kiện tự nhiên cũng có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của di tích lịch sử và môi trường xung quanh như các hiện tượng thiên nhiên như bão táp, cháy rừng, sạt lỡ có thể đe dọa di tích lịch sử và cần được quản lý để đảm bảo an toàn. Cũng cần chú trọng về các loài động vật và sinh thái học trong khu vực quanh di tích có thể cần được bảo vệ và quản lý để đảm bảo rằng họ không gây tổn hại cho di tích hoặc rút ngắn tuổi thọ của nó.

Sự biến đổi khí hậu, môi trường tự nhiên và thảm thực vật có thể ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến di tích lịch sử theo thời gian và khả năng bảo tồn và phục hồi di tích lịch sử Môi trường, biến đổi khí hậu có thể gây hủy hoại, gây xuống cấp cho cấu trúc của di tích lịch sử Các biện pháp quản lý cần phải điều chỉnh để đảm bảo bảo tồn và duy trì di tích trong bối cảnh biến đổi này.

3.1.1.2 Điều kiện chính trị - hành chính Ở Việt Nam, mối quan hệ giữa chính trị và hành chính được đặt trong cơ chế vận hành của hệ thống chính trị là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và xác định vai trò, vị trí quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc với tinh thần trân trọng, kế thừa, phát huy giá trị di sản văn hóa của thế hệ cha ông nhằm giáo dục các thế hệ mai sau trong xây dựng, phát triển đất nước Chính trị và hệ thống pháp lý của quốc gia có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử Việt Nam, môi trường chính trị ổn định và khung pháp lý rõ ràng tạo ra môi trường thuận lợi cho công tác bảo tồn và quản lý di tích Sự ổn định chính trị trong một quốc gia có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện quản lý di tích Sự bất ổn chính trị có thể dẫn đến thay đổi trong quy định và tài trợ cho di tích, gây rủi ro cho bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.

Hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn lực tài chính cho di tích Hiện nay, Chính phủ nói chung cũng như Thành phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm nguồn chi ngân sách nhà nước, xã hội hóa trong hoạt động quản lý di tích nhằm đảm bảo có nguồn vốn kịp để bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia quan trọng Quy định về quản lý và áp dụng luật pháp liên quan đến quản lý di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, bao gồm việc xác định khu vực bảo vệ, quyền sở hữu đất đai và quản lý du lịch Công tác quản lý nhà nước tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế, làm việc với các cấp chính quyền địa phương để đảm bảo công tác quản lý di tích hiệu quả tại cơ sở.

3.1.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương giữ vai trò đầu tàu kinh tế cả nước, tổng sản phẩm GRDP năm 2022 đạt 1.479.227 tỷ đồng, so với năm 2010 đạt 1.021.894 tỷ đồng, tăng 9,03% Tình hình kinh tế của Thành phố có thể ảnh hưởng đến nguồn lực mà Thành phố có sẵn để chi đầu tư vào hoạt động trùng tu di tích. Khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, Thành phố có thể dễ dàng cung cấp kinh phí để duy trì, bảo tồn và khôi phục di tích.

Ngành du lịch có thể tạo ra cơ hội kinh tế lớn cho Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc thu hút khách du lịch đến tham quan các di tích Tuy nhiên, tăng cường du lịch cũng có thể gây áp lực lên di tích và yêu cầu quản lý chặt chẽ để đảm bảo bảo vệ và bảo tồn di tích.

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có mật độ và có số dân đông nhất so với các tỉnh, thành phố trên cả nước Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia khi nằm trong khu vực quy hoạch đô thị nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội của Thành phố làm ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa của đô thị Sài Gòn-TP Hồ Chí Minh nói chung và di tích lịch sử cách mạng quốc gia nói riêng.

Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia có thể giúp tạo ra nhận thức về lịch sử và văn hóa của một quốc gia, một địa phương, nét đặc trưng, tiêu biểu của Thành phố mang tên Bác Chính quyền Thành phố có thể đảm bảo rằng di tích được sử dụng để giáo dục cộng đồng về quá khứ và giá trị lịch sử.

Quản lý di tích cũng liên quan đến quy hoạch đô thị và xây dựng, đặc biệt trong các khu vực lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh cần đảm bảo rằng việc phát triển và xây dựng mới không ảnh hưởng đến tính nguyên thủy và vẻ đẹp của di tích. Quản lý di tích cũng là một nhiệm vụ quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của di tích quốc gia; có tác động kinh tế và xã hội có thể ảnh hưởng đến khả năng của Thành phố trong việc thực hiện nhiệm vụ này và đòi hỏi sự quan tâm và quản lý chặt chẽ.

3.1.2 Khái quát về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

3.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Di tích lịch sử cách mạng ở Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành qua các thời kì lịch sử và công cuộc đấu tranh giành quyền tự do, độc lập, thống nhất tổ quốc của nhân dân Thành phố và cả nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ Những di tích ở Thành phố Hồ Chí Minh là những dấu ấn về lịch sử - văn hóa Di tích lịch sử cách mạng ở Thành phố Hồ Chí Minh có đặc điểm khá đặc thù riêng, ở chỗ hầu hết là công trình, địa điểm đều gắn liền với nhân vật, sự kiện lịch tiêu biểu của hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ; nhiều di tích lịch sử trong nội thành là cơ sở bí mật của cách mạng, do tổ chức cá nhân tự đứng ra thuê hoặc mua để sử dụng hoặc người dân có lòng yêu nước tự nguyện đóng góp, hiện nay nằm rải rác trong khu vực khu dân cư, có nhiều khó khăn trong việc phục hồi yếu tố gốc và bảo vệ di tích Các di tích lịch sử được phân bố ở các huyện ngoại thành đa phần là căn cứ kháng chiến, do tác động môi trường và thời gian nên nhiều di tích không còn nguyên trạng, khó phục hồi về nguyên gốc nên phần lớn chỉ bảo tồn dưới dạng bia kỉ niệm Và trong thời kì hiện nay, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng diễn ra trên cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, nhiều cơ sở hạ tầng phát triển, dân số tăng nhanh, đòi hỏi nơi ở cũng tăng lên Do đó, cũng có phần ảnh hưởng đến các cơ sở di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, đặc biệt là các di tích do tư nhân quản lý Vì vậy, Thành phố cần có chủ trương để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn. Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với số lượng các công trình, địa điểm đã được quyết định xếp hạng di tích trên địa bàn (đến tháng 12/2022) với 185 di tích đã quyết định xếp hạng Trong đó có 02 di tích được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt; 58 được xếp hạng di tích quốc gia (02 di tích khảo cổ học, 32 di tích kiến trúc nghệ thuật, 24 di tích lịch sử) và 125 di tích được xếp hạng di tích cấp thành phố (75 di tích kiến trúc nghệ thuật, 50 di tích lịch sử).

Nhiều di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ ChíMinh là địa chỉ đỏ, được xem như bằng chứng sống, gắn liền những năm tháng đấu tranh dựng nước, giữ nước, hào hùng, bất khuất của thế hệ cha ông ta qua nhiều giai đoạn lịch sử cách mạng Các di tích lịch sử ghi dấu những chiến công oanh liệt, hiển hách qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước Các di tích lịch sử là địa chỉ hoạt động cách mạng không chỉ là cơ quan đầu não trong trận kháng chiến chống Mỹ ở khu vực đô thị mà nơi đây còn chứa đựng những tình cảm thiêng liêng quý báu giữa quân và dân Trong thời gian qua, Đảng,Nhà nước cũng như chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chú trọng thực hiện công tác công giữ gìn, tu bổ các di tích lịch sử, đặc biệt là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, mang ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, đó là cách hiệu quả để giáo dục, tuyên truyền về truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất của dân tộc cho các thế hệ người Việt Nam. Các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia có giá trị lịch sử quan trọng và có thể được xem như biểu tượng của cách mạng Các di tích cách mạng cấp quốc gia có thể đòi hỏi các biện pháp đặc biệt để bảo tồn và phục hồi bao gồm việc bảo vệ các cấu trúc lịch sử, bảo dưỡng các hiện vật cách mạng, và khôi phục những di tích bị hỏng Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố thường được sử dụng cho mục đích giáo dục và tôn vinh và được kể lại câu chuyện về cách mạng và giáo dục khách du lịch và thế hệ trẻ khi đến tham quan Di tích lịch sử cách mạng có giá trị quốc tế và việc hợp tác quốc tế để bảo tồn và quản lý hiệu quả hơn Quản lý di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đòi hỏi sự chú trọng đặc biệt đến giá trị lịch sử, giáo dục và tôn vinh của di tích.

3.1.2.2 Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia tiêu biểu

*Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt:

1 Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Dinh Độc Lập Dinh Độc Lập không những là một di tích lịch sử với nét kiến trúc độc đáo kết hợp sự hài hoà giữa lối kiến trúc hiện đại với lối kiến trúc truyền thống phương Ðông Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Dinh Độc Lập là bảo chứng lịch sử, là di tích của những cuộc chiến khốc liệt để dành được độc lập Dinh Độc Lập không chỉ mang nét đẹp văn hóa mà còn có ý nghĩa to lớn về giá trị lịch sử được lưu truyền cho thế hệ mai sau Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Dinh Độc Lập là một trong những địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn nhất Sài Gòn, đã thu hút số lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan Dinh Độc Lập có những giá trị đặc biệt, do đó vào ngày 25 /6/1976 đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin đặc cách xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 77A/VH-QĐ Đến 12/8/2009, di tích lịch sử quốc gia Dinh Độc Lập đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1272/QĐ-TTG về công nhận xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

2 Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Địa đạo Củ Chi

Khu Di tích Lịch sử Địa đạo Củ Chi là công trình quân sự, chứng tích lịch sử cách mạng quốc gia đặc biệt và được thế giới biết đến Địa đạo Củ Chi được hình thành và tiếp nối phát triển thành hệ thống địa đạo hoàn chỉnh có đường xương sống đi khắp các làng, xã, cùng với hệ thống bãi tử địa, hầm chông…tạo thế trận liên hoàn, hiểm hóc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của quân và dân ta trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến với sự chiến đấu kiên cường, bất khuất, đánh trả quyết liệt đề bảo vệ được căn cứ, Bộ Chỉ huy và bảo vệ các đồng chí lãnh đạo Khu ủy Khu Địa Đạo Củ Chi được đánh giá là công trình đánh giặc vĩ đại và độc đáo của bậc nhất Việt Nam trong thời kháng chiến Địa đạo Củ Chi được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt bao gồm Địa đạo Bến Dược (Căn cứ Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định (Khu A), Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (Khu B) và Địa đạo Bến Đình (Căn cứ Huyện ủy Củ Chi) theo Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23/12/2015 Di tích lịch sử cách mạng đặc biệt Địa đạo Củ Chi trở thành địa điểm về nguồn, tham quan du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước Năm 2022, Khu di tích Địa Đạo Củ Chi đón hơn 300.00 lượt khách du lịch đến tham quan.

*Một số di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia tiêu biểu:

1 Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Căn cứ Rừng Sác thuộc địa bàn huyện Cần giờ, ngày ấy được xem là căn cứ nổi, sát nách Sài Gòn – Gia Định về hướng đông nam, nơi có con sông Lòng Tàu là đường huyết mạch vận chuyển, tiếp tế hậu cần cho bộ máy chiến tranh khổng lồ với hàng triệu quân Mỹ và chính quyền Sài Gòn Khu căn cứ Rừng Sác được nhiều du khách biết đến với quá khứ hào hùng của Đội Đặc công Rừng Sác Chiến khu rừng Sác được phục dựng thành một điểm tham quan hấp dẫn có giá trị lịch sử và giáo dục truyền thống tinh thần chiến đấu anh dũng của quân dân Nam Bộ Năm 2004, Căn cứ Rừng Sác được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.

Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1 Thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

*Về xây dựng chiến lược: Ủy ban nhân dân Thành phố đã xây dựng chiến lược về Chương trình hành động cho hoạt động bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn Thành phố năm

2013 [162], với các nhiệm vụ chiến lược cụ thể: Một là lập danh mục các công trình quần thể kiến trúc, kiến trúc nghệ thuật và các công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểủ Hai là, chú trọng hoạt động bảo tồn các di sản đô thị Ba là, xây dựng các quy chế bảo tồn hệ thống di tích cũng như chế độ chính sách hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn, trùng tu di tích cho các cá nhân, đơn vị có liên quan tham gia công tác quản lý di tích.

Trong chiến lược phát triển ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn

2020 – 2025, xác định nhiệm vụ thực hiện quan trọng về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa kết hợp phát triển kinh tế du lịch địa phương cũng như lập kế hoạch trùng tu, tôn tôn, tu sửa các di tích lịch sử văn hóa cấp thiết.

*Về xây dựng quy hoạch:

Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng quy hoạch chung với mục tiêu kinh tế bền vững, cân bằng sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích theo hướng thúc đẩy liên kết vùng để đóng góp cho sự phát triển của khu vực phía Nam và cả nước Bên cạnh đó, Thành phố được quy hoạch để trở thành một địa phương dẫn đầu cả nước trên các lĩnh vực và phát triển nguồn lực văn hóa Tăng cường đầu tư trùng tu, tôn tạo hệ thống di tích trong gia đoạn từ nay đến năm 2023, để tạo ra sản phẩm liên kết vùng trong phát triển du lịch của địa phương, khai thác sản phẩm du lịch đối với di tích cấp quốc gia, di tích quốc gia đặc.

Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng đến hoạt động phát triển kinh tế du lịch gắn với di sản văn hóa các vùng miền làm đa dạng phong phú các loại hình sản phẩm du lịch Các địa điểm phát triển di tích lịch sử cách mạng quốc gia gắn với phát triển du lịch như Khu du lịch Rừng Sác, hay sản phẩm du lịch hướng về tâm linh như Đình Bình Đông, Đình Phong Phú.

Từ năm 2015 đến năm 2017, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành hai Quyết định số 4741/QĐ-UBND ngày 23/92015 và Quyết định số 2192/QĐ-UBND ngày 08/5/2017 đồng ý phê duyệt về tái hiện, tôn tạo khu di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác, đồ án quy hoạch theo tỷ lệ 1/500 với diện tích 6,09 ha và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 với diện tích 37,0139 ha Khu Di tích được quy hoạch tái hiện, tôn tạo nhằm tri ân những thế hệ cha ông đã chiến đấu anh dũng, đồng thời để giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng Bên cạnh đó việc tái hiện, tôn tạo khu di tích Rừng Sác gắn với bảo tồn, phát triển khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

Tu bổ, phục dựng cảnh quan di tích địa đạo Phú Thọ Hòa, điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2021 theo phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư Tu bổ, phục dựng cảnh quan di tích địa đạo Phú Thọ Hòa của Ủy ban nhân dân Thành phố

Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 571/QĐ-UBND ngày 23/02/2021 [149]. Để nắm được tình hình thực tiễn công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể hệ thống di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến 02 đối tượng là những người quản lý trực tiếp (nhận được 183 phiếu trong đó có 179 ý kiến trả lời) và đối tượng là người dân (thu được 160 phiếu trong có 159 ý kiến trả lời).

Kết quả khảo sát những người quản lý trực tiếp (công chức, viên chức, chủ sở hữu di tích có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý về di tích) đối với hoạt động xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể hệ thống di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia có 179 ý kiến trả lời, trong đó có 19% ý kiến đánh giá ở mức độ rất tốt, 70,9% ý kiến đánh giá mức độ tốt, còn lại 10,1% ý kiến đánh giá mức độ chưa tốt (xem phụ lục 6) Còn đối với người dân, kết quả khảo sát thu được 159 ý kiến trả lời, trong đó có 13,8% ý kiến đánh giá ở mức độ rất tốt, 69,2% ý kiến đánh giá mức độ tốt, còn lại 17% ý kiến đánh giá mức độ chưa tốt (xem phụ lục 7) Qua kết quả khảo sát cho thấy sự nhìn nhận khác nhau của 02 đối tượng, đặc biệt ở mức độ chưa tốt (10,1% /17%) Chúng ta biết khi xây dựng một chiến lược, quy hoạch tổng thể về di tích thì Nhà nước phải có sự bảo đảm kỹ về nghiên cứu, khảo sát hiện trạng di tích, các hoạt động sinh sống của cộng đồng dân cư có tác động đến hoạt động du lịch và xác định giá trị đặc trưng của di tích nhằm phát triển du lịch bền vững, liên kết vùng giúp phát triển kinh tế địa phương, chứ không phải xây dựng chiến lược mà để hoang không khai thác làm lãng phí nguồn ngân sách và nguồn vốn huy động đầu tư Bên cạnh đó, hoạt động khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng quy hoạch cảnh quan kiến trúc, điều chỉnh các khu vực bảo vệ di tích cũng như các dự án có liên quan hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị di tích là các yếu tố quan trọng khi xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể hệ thống di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Các chiến lược quy hoạch tổng thể trên địa bàn Thành phố trong những năm vừa qua vẫn chưa chú trọng về quy hoạch hệ thống di tích nói chung và di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia nói riêng Do vậy, các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia vẫn chưa thể sử dụng, khai thác hết tiềm năng để góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch địa phương.

*Về xây dựng kế hoạch:

Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025 đối với 93 di tích [111], trong đó có 11 di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia được đề xuất chủ trương tu bổ, phụ hồi di tích giai đoạn 2021-2015 (xem bảng 3.6)

Bảng 3.6 Di tích lịch sử cách mạng cấp cấp gia được đề xuất chủ trương tu bổ, phục hồi giai đoạn 2021-2025

Stt Tên công trình, dự án Nguồn vốn

1 Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại khu vực Ba son Ngân sách Thành phố

2 Cơ sở giấu vũ khí của Biệt động Thành đánh dinh Độc Lập năm 1968, Quận 3 Ngân sách Thành phố

3 Cơ sở Ban tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ, Quận 3 Ngân sách Thành phố

4 Tu bổ Khu trại giam bệnh viện Chợ Quán, nơi đồng chí Trần Phú hy sinh Ngân sách Thành phố

5 Tu bổ Khu di tích Ngã Ba Giồng Ngân sách Thành phố

6 Di tích Bót Dây Thép Ngân sách thành phố

7 Hầm in bí mật tài liệu của Ban Tuyên huấn Hoa vận thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Quận 6 Ngân sách Quận 6

8 Tu bổ di tích cấp quốc gia Cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn Ngân sách Quận 10

9 Tu bổ di tích đình Phong Phú, Quận 8 Nguồn vốn khác

10 Tu bổ, tôn tạo Tịnh xá Ngọc Phương, quận Gò Vấp Nguồn vốn khác

11 Di tích lịch sử mộ Phân Châu Trinh, quận Tân Binh Nguồn vốn khác

[Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021]

Trên cơ sở đó, Sở Văn hóa và Thể thao và các địa phương đã lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình các cấp thẩm quyền với 8 dự án ưu tiên mức 1, tổng mức đầu tư ước tính 440 tỉ đồng Đối với dự án tu bổ, tôn tạo di tích tại xí nghiệp

Ba Son dự kiến hoàn thành trong quý 1 năm 2025, với quy mô thực hiện khoảng 6.000m2, tổng kinh phí 230 tỉ đồng Đề án này nhằm tu bổ, tôn tạo di tích xứng tầm di tích cấp quốc gia, là địa điểm ghi dấu sự kiện lịch sử gắn liền với thân thế, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng Khi công trình hoàn thành có thể đáp ứng nhu cầu về tham quan, nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử của người dân địa phương, du khách trong và ngoài nước.

Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất văn bản gửi Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phục dựng Trại Davis nằm trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh Theo công văn chỉ đạo của Thành phố thì Trung tâm Bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa đã tổ chức tọa đàm Hội thảo khoa học trên cơ sở các tài liệu khoa học, lý lịch di tích và ý kiến của các nhân chứng lịch sử để có căn cứ Sở Văn hóa và Thể thao giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích, Bảo tàngThành phố phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tiếp tục lập đề án phục dựng Di tích Lịch sử quốc gia Trại Davis theo trình tự các bước gồm: Lập đề cương tổng quát; Lập đề cương trưng bày; Lập dự án, thiết kế phục dựng và trưng bày Các quy trình thực hiện tuần tự theo đúng quy định và có ý kiến thẩm định của các nhà khoa học Thành phố cũng đã thống nhất với Bộ Quốc phòng giao Quân khu 7 thực hiện, hoàn thiện xây dựng đề án Cơ quan quản lý văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh cùng hỗ trợ về chuyên môn lập hồ sơ phục dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ kiểm tra và thẩm định nội dung liên quan theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo giữ gìn giá trị gốc của di tích, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa. Thành phố thường xuyên chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao có kế hoạch kiểm kê di tích hàng năm, trong đó bao gồm các công trình di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, thống kê và tổng hợp từ các phòng văn hóa thông tin từ các quận/huyện. Trên cơ sở đó, Thành phố Hồ Chí Minh lên kế hoạch bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đã và đang xuống cấp, trong đó ưu tiên cho các di tích đang xuống cấp trầm trọng nhằm phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia để thúc đẩy hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố cũng đã tiến hành tu sửa cấp thiết công trình di tích lịch sử Bót Dây Thép theo Quyết định số 5185/QĐ-UBND ngày 19/11/2018 và hoàn thành kế hoạch kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo tái hiện, tôn tạo Di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác, huyện Cần Giờ theo Quyết định số 3969/QĐ-UBND ngày 19/9/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Để nắm được tình hình thực tiễn công tác xây dựng kế hoạch kiểm kê di tích và bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến 02 đối tượng là những người quản lý trực tiếp (nhận được 183 phiếu trong đó có 179 ý kiến trả lời) và đối tượng là người dân (thu được 160 phiếu trong có 160 ý kiến trả lời).

Kết quả khảo sát những người quản lý trực tiếp (công chức, viên chức, chủ sở hữu di tích có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý về di tích) hoạt động xây dựng kế hoạch kiểm kê di tích và bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia có 179 ý kiến trả lời, trong đó có 19% ý kiến đánh giá ở mức độ rất tốt, 68,2% ý kiến đánh giá mức độ tốt, còn lại 17% ý kiến đánh giá mức độ chưa tốt (xem phụ lục 6) Còn đối với người dân thu được có 160 ý kiến trả lời, trong đó có 11,9% ý kiến đánh giá ở mức độ rất tốt, 68,1% ý kiến đánh giá mức độ tốt, còn lại 20% ý kiến đánh giá mức độ chưa tốt (xem phụ lục 7) Qua kết quả khảo sát cho thấy sự nhìn nhận khác nhau nhưng không quá chênh lệch của 02 đối tượng, đặc biệt ở mức độ chưa tốt (17% /20%) Chúng ta biết khi xây dựng kế hoạch kiểm kê di tích và bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia luôn đảm bảo sự phối hợp của Sở Văn hóa và Thể thao với các cấp chính quyền địa phương cơ sở cũng như các ban quản lý di tích ở địa phương tiến hành rà soát, kiểm kê, đánh giá tình hình hiện trạng của di tích còn đủ tiêu chuẩn để tiếp tục xếp hạng cấp quốc gia hay không Trường hợp, di tích bị xuống cấp cần nhanh chóng làm thủ tục đề xuất, báo cáo để trùng tu kịp thời tránh tình trạng xây dựng kế hoạch qua loa, không có sự phối kết hợp nhịp nhàng Hiện nay, công tác xây dựng kế hoạch kiểm kê di tích theo định kỳ chứ chưa chú trọng xây dựng kế hoạch kiểm kê, kiểm tra đột xuất, thường xuyên nhằm phát hiện những vấn đề phát sinh để giúp công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích kịp thời.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

4.1.1 Định hướng của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị di tích Đảng đã khẳng định xây dựng và phát triển văn hóa là một nhiệm vụ trọng tâm được nêu qua các kì đại hội Đại hội Đảng khóa XI đã khẳng định về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Còn tại Đại hội Đảng khóa XII cũng nhấn mạnh về phát triển bền vững văn hóa, xã hội và gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa Tại Đại hội Đảng khóa XIII tiếp tục khẳng định sự gắn kết chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế với văn hoá và tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá.

Còn tại Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI cũng đã đề cập về việc xây dựng cơ chế giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn và phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế-xã hội Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu nhằm phục vụ giáo dục truyền thống cách mạng và thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch.

4.1.2 Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia của ngành Văn hóa và Du lịch

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025 với các nội dung: Một là, bảo tồn và phát huy giá trị di sản các công trình có giá trị tiêu biểu quốc gia Hai là, tu bổ, tôn tạo tổng thể các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được UNESCO ghi danh, cấp quốc gia đặc biệt và các di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu, cụ thể: ít nhất 03 di sản đã được UNESCO ghi danh, 13 di tích quốc gia đặc biệt, ít nhất 11 di tích cách mạng và 06 di tích khảo cổ tiêu biểu Bộ cũng đã đầu tư tu bổ, tôn tạo ít nhất 20 di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia và hơn

400 lượt di tích chống xuống cấp. Định hướng của ngành văn hóa là ứng dụng công nghệ số vào hoạt động quản lý và xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa quốc gia về di sản Bên cạnh đó, hoàn thiện quản lý nhà nước của ngành văn hóa về di sản là gìn giữ giá trị gốc vốn có của di tích, hạn chế để xuống cấp, hư hỏng và bị huỷ hoại và nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát huy các giá trị di tích cho người dân, nhất là thế hệ trẻ Hơn nữa, hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích để tạo ra sản phẩm du lịch có giá trị góp phần phát triển kinh tế địa phương là cần thiết Ngoài ra, mở rộng xã hội hóa kêu gọi sự tham gia đông đảo người dân vào hoạt động bảo tồn di tích.

4.1.3 Định hướng của Thành phố đối với quản lý nhà nước về di tích lịch sử lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, trùng tu, tôn tạo ngăn chặn sự xuống cấp, mai mọt các di sản văn hóa trên địa bàn Thành phố là định hướng quan trọng được nêu trong Nghị quyết số 31 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bên cạnh đó, tuyên truyền giáo dục tri thức di sản nhân loại cho cộng đồng, bảo vệ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia là định hướng quan trọng của Thành phố; cùng với hoạt động đào tạo nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực quản lý di sản nói chung và di tích nói riêng kết nối cộng đồng trong và ngoài nước thông qua hoạt động bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia và tạo nhiều nguồn thu (từ ngân sách nhà nước, thu dịch vụ, xã hội hóa, tài trợ từ các tổ chức quốc tế); Thành phố tiếp tục nghiên cứu cơ chế, chính sách thu hút xã hội hóa nhằm phát triển loại hình di sản văn hóa Định hướng không kém phần quan trọng là xây dựng chương trình cổng thông tin điện tử số hóa nhằm xác định, bảo vệ và phát huy nền văn hóa và di sản của Thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu giúp quản lý tốt về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia nói riêng. Đến năm 2030, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành một trung tâm văn hóa, nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực văn hóa phát triển mạnh đứng đầu cả nước; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; hình thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh; ưu tiên đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho phát triển văn hoá, bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hoá-lịch sử nhưng vẫn giữ nguyên nét kiến trúc, mang đậm dấu ấn lịch sử Đến năm 2035, công tác bảo và phát huy giá trị di sản là tập trung toàn diện về kiểm kê di tích và kết hợp hài hòa giữa bảo tồn di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia với phát triển du lịch bền vững.

Nhiều di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia sẽ trở thành những sản phẩm du lịch về nguồn, tâm linh là vừa là mục tiêu, vừa là động cho hoạt động phát triển du lịch, cũng là cách thức liên kết phát triển du lịch văn hóa gắn với bảo tồn di tích Từ trung ương đến địa phương quan tâm công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia để lưu giữ, giáo dục giá trị truyền thống cách mạng. Ứng dụng công nghệ vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng quốc gia và du lịch thực tế ảo là một bước tiến, phương thức mới gắn với hoạt động phát triển du lịch Việc ứng dụng thực hiện số hóa di tích góp phần quảng bá và tạo bước đột phá phát triển du lịch Thành phố Quá trình chuyển đổi số đẩy mạnh nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ ảnh hưởng đến bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia sự, quy hoạch đô thị sẽ làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của một số di tích, bởi các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia nằm trong các khu quy hoạch, dự án để xây dựng phát triển kinh tế của địa phương, do đó các di tích sẽ bị mất đi một phần hoặc bị mất đi hoàn toàn nhằm phục vụ mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Thời gian, điều kiện khí hậu sẽ ảnh hưởng sự xuống cấp của di tích Yếu tố thời tiết mưa gió, thời tiết thay đổi và xảy ra trong thời gian dài ảnh hưởng đến các di tích, các di tích dần bị xuống cấp mà nguồn kinh phí để trùng tu tôn tạo vẫn chưa thể đảm bảo Do đó hoạt động xã hội hóa trong quản lý nhà nước về di tích cũng có xu hướng phát triển Bên cạnh đó, việc bảo quản, trông coi các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia chưa được sâu sát để các hộ buôn bán, lấn chiếm các khu vực phía trước di tích làm ảnh hưởng vẻ mỹ quan đô thị và giá trị văn hóa, lịch sử.

Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc

4.2.1 Hoàn chỉnh và tiến hành thường xuyên hoạt động quy hoạch, kế hoạch , chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia

Cần xây dựng và triển khai quy hoạch tổng thể bảo tồn di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố nhằm giải quyết hài hòa giữa bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử cấp quốc gia với phát triển kinh tế du lịch Thành phố. Công tác quy hoạch ở các khu đô thị mới và công trình trọng điểm cần bố trí quỹ đất phù hợp và thuận lợi để xây dựng các công trình văn hóa, hạ tầng quanh khu vực bảo vệ di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Lập và phê duyệt quy hoạch hệ thống di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Triển khai việc khoanh vùng, cắm mốc giới bảo vệ di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Đối với di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia hoặc đang đợi cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích quốc thì cần có phương án chi tiết về công tác giải phóng mặt bằng và cắm mốc biên giới bảo vệ.

Xây dựng kế hoạch hành động cũng như lộ trình hằng năm trong hoạt động bảo tồn cảnh quan kiến trúc gắn với bảo tồn các công trình di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Đặc biệt, các di tích cách mạng cấp quốc gia có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng Xây dựng lộ trình hàng năm cho việc tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Cần có hành động hợp lý để bảo tồn các giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, đánh giá lại toàn diện các công trình lịch sử, mở rộng pháp lý bảo vệ những công trình có giá trị di sản cao, thúc đẩy các bên liên quan khai thác giá trị của di sản đô thị như nguồn tài nguyên của du lịch và cộng đồng nhằm đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển đô thị bền vững Tiếp tục thực hiện công tác rà soát và hoàn chỉnh hồ sơ khoa học xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia giai đoạn năm 2021-2025.

Tổ chức không gian bảo tồn di tích và xây dựng công trình phục vụ phát huy giá trị di tích đối với khu vực bảo tồn và lập danh mục các công trình di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia cần được bảo tồn về từng hạng mục cụ thể Bên cạnh đó, cần xác định nguyên tắc và giải pháp cơ bản để trùng tu, phục hồi di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia bởi thực tế cho thấy thì hệ thống di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội Công tác quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đang gặp phải nhiều thách thức, khó khăn dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố pháp lý, kinh tế, văn hóa và xã hội Do đó, cần tăng cường vai trò quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia để hoạt động quản lý nhà nước về di tích trên địa bàn Thành phố đạt hiệu quả nhằm góp phần xây dựng bản sắc văn hóa đặc trưng của địa phương Vì vậy, cần tăng cường và nâng cao vai trò quản lý nhà về mọi mặt để đáp ứng kịp thời sự nghiệp phát triển văn hóa đa chiều trên địa bàn Thành phố Xây dựng quy chế bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử về công tác phối hợp và tổ chức các hoạt động thì cần có quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao quản lý các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Xây dựng mô hình ban quản lý di tích cho phù hợp thực tế tình hình bảo vệ và phát huy của từng di tích cụ thể Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia các cấp cần thực hiện giám sát và điều hành về hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của di tích và đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật về công tác trùng tu, tôn tạo di tịch lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn.

Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, quy hoạch chi tiết tổng thể theo lộ hàng năm.

Do đó, hoạt động quy hoạch, kế hoạch, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích cần chú trọng bản sắc văn hóa, mang đậm nét không gian văn hóa truyền thống lịch sử của Thành phố Hồ Chí Minh cùng với việc đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia và phát triển bền vững đô thị.

4.2.2 Rà soát để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia

Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về di sản văn hóa và nên có các văn bản pháp luật về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Xem xét, nghiên cứu kỹ để ban hành các hệ thống văn bản về di sản nói chung và di tích lịch sử lịch sử cách mạng cấp quốc gia nói riêng chặt chẽ và không bị chồng chéo lẫn nhau.

Cần có các chính sách quy định cụ thể hoạt động bảo tồn di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia nói chung và hoạt động xã hội hóa nói riêng nhằm thu hút nguồn lực để bảo tồn di tích Bên cạnh đó, cần có chính sách đẩy mạnh phân cấp và phân quyền về quản lý cũng như xã hội hóa trong công tác bảo tồn di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia áp dụng tại các địa phương.

Có các chính sách ưu đãi về nộp thuế cho doanh nghiệp, cá nhân đã có đóng góp tích cực trong hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, cũng như có tài trợ cho những chương trình nghiên cứu về các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Các văn bản pháp luật của trung ương về bản tồn di sản nhằm tạo cơ sở hành lang pháp lý trong hoạt động bảo tồn di tích tại địa phương.

Có chính sách để chủ sở hữu di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia không thiệt thòi khi di tích được công nhận xếp cũng như công trình của mình đưa vào diện phải bảo tồn; có cơ chế cho phép họ kinh doanh hoặc sửa chữa dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của cơ quan thẩm quyền để không ảnh hưởng đến công năng công trình.

Hỗ trợ thêm kinh phí tu bổ hằng năm Các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia thuộc sở hữu tư nhân mà bị xuống cấp chưa được đầu tư, có phương án phê duyệt hỗ trợ đầu tư hoặc hoán đổi căn nhà khác cho tư nhân có giá trị tương đương để cho người dân an tâm sinh sống.

Cần ban hành định mức cụ thể, phù hợp cho công tác quy hoạch cũng như các dự án tu bổ và báo cáo kinh tế kỹ thuật thi công tu bổ di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia phù hợp từng theo thời điểm.

Hoàn thiện văn bản pháp luật để từ đó áp dụng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ và nhân dân trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh cần nghiên cứu và sớm ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy gía trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Qua đó, Thành phố cần cụ thể hóa quy định về chiến lược bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia giai đoạn 2021-

2025 theo tinh thần của Quyết định 1230 Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2021.

4.2.3 Tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức viên chức và người dân về giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền sâu rộng trong tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức trong việc chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và công tác bảo tồn các giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cần tập trung: Xây dựng nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia cần ngắn ngọn, dễ nhớ nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về di tích, khuyến khích người dân địa phương tham gia vào việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Đồng thời giải quyết hài hòa giữa trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng về công tác quản lý di tích. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa, giá trị của di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đến trường học và lồng ghép vào nội dung giảng dạy, cũng như các lớp bồi dưỡng ngoại khóa hoặc cuộc thi tìm hiểu về văn hóa-lịch sử của di tích địa phương Qua các hoạt động này sẽ giúp cho học sinh, sinh viên hiểu biết về giá trị truyền thống lịch sử địa phương.

Ngày đăng: 26/03/2024, 10:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w