1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) NĂM 2020 - 2022

38 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) NĂM 2020 - 2022 Giáo viên hướng dẫn: ThS.Đặng Thuỳ Nhung Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 09 HÀ NỘI, 2024 Mục lục MỤC LỤC 2 MỞ ĐẦU .3 NỘI DUNG 4 1 TỔNG QUAN 4 1.1 GIỚI THIỆU VỀ NỀN KINH TẾ 4 1.2 GIỚI THIỆU NGÀNH 4 1.3 GIỚI THIỆU CÔNG TY .5 1.3.1 Giới thiệu về công ty .5 1.3.2 Phân tích SWOT .6 1.3.2.1 Điểm mạnh 6 1.3.2.2 Điểm yếu 8 1.3.2.3 Cơ hội 9 1.3.2.4 Thách thức .10 2 PHÂN TÍCH CÔNG TY 11 2.1 PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN .11 2.1.1 Tổng tài sản 11 2.1.1.1 Tài sản ngắn hạn 11 2.1.1.2 Tài sản dài hạn 12 2.1.2 Tổng nguồn vốn 13 2.1.2.1 Nợ phải trả .13 2.1.2.1.1 Nợ ngắn hạn 14 2.1.2.1.2 Nợ dài hạn .15 2.1.3 Vốn chủ sở hữu .15 2.2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 16 2.3 PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 19 2.3.1 Nhóm hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 19 2.3.2 Các chỉ số hoạt động .20 2.3.3 Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn 21 2.3.4 Chỉ số sinh lời (%) 22 2.3.5 Khả năng tăng trưởng (%) 22 2.3.6 Chỉ số giá trị thị trường 23 2.4 PHÂN TÍCH DUPONT 24 2.5 SO SÁNH CÁC CHỈ SỐ .27 2.5.1 Vốn hoá 27 2.5.2 P/E và P/B .28 2.5.3 Biên lơi nhuận ròng và biên lợi nhuận gộp 30 2.5.4 Tăng trưởng lợi nhuận 5 năm 33 2.5.5 ROE và ROA 34 2.5.6 Nợ vay/ VCSH 35 2.6 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY .35 2.6.1 Ưu điểm 35 2.6.2 Nhược điểm: 36 KẾT LUẬN 37 1 GIẢI PHÁP 37 2 KẾT LUẬN 37 2 MỞ ĐẦU Nền kinh tế đang càng ngày càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý kinh tế không ngừng tăng lên Môi trường cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, tất yếu phải chủ động trước những biến động mạnh mẽ của thị trường, không ngừng nghiên cứu tìm hướng giải quyết, các biện pháp sản xuất kinh doanh linh hoạt và hiệu quả, xây dựng kế hoạch phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai Đáp ứng những yêu cầu đó thì phân tích tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết Phân tích báo cáo tài chính giúp nhà đầu tư, nhà quản trị, chủ doanh nghiệp và các bên liên quan khác có được cái nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động, vị trí tài chính, tiềm năng phát triển và rủi ro của doanh nghiệp Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính là giúp người sử dụng thông tin đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh như phân tích doanh thu, lợi nhuận và về tiềm năng phát triển của doanh nghiệp Việc phân tích báo cáo tài chính một cách cẩn thận và khách quan sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư, nhà quản trị, chủ doanh nghiệp và các bên liên quan khác trong việc đưa ra quyết định phù hợp Trước thực tế đó, bằng kiến thức phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp và sự tìm hiểu về Vinamilk – Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, nhóm em chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam năm 2020 – 2022”, giai đoạn đầy biến động của đại dịch Covid trong kinh tế, từ đó có thể thấy được các chiến lược của doanh nghiệp, khả năng thích nghi với môi trường vô cùng khó khăn, giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về một doanh nghiệp hàng đầu về sữa tại Việt Nam 3 NỘI DUNG 1 Tổng quan 1.1 Giới thiệu về nền kinh tế Trong giai đoạn 2020 - 2022, tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động phức tạp, cùng với đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế của tất cả các nền kinh tế tới Song, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, kinh tế nước ta vẫn có nhiều điểm tích cực so với nhiều nền kinh tế trên thế giới Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP năm 2020 đạt 2,91%, với quy mô 268,4 tỷ USD Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm 2011-2020, song thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất trên thế giới Năm 2021, kinh tế Việt Nam đã cán đích với mức tăng trưởng GDP là 2,58%, thấp hơn 0,33% so với năm 2021 Đây là mức thấp nhất trong giai đoạn 2011-2021 Năm 2022, cùng với cả thế giới, kinh tế Việt Nam phải đối đầu với những biến động khó lường, như: xung đột quân sự Nga - Ukraina dẫn đến nhiều hệ lụy ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam; việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch Covid-19, sự tăng vọt của giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào… Song, do Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách phù hợp, đặc biệt là thực hiện khẩu hiệu “vừa chống dịch vừa phục hồi sản xuất, kinh doanh, thực hiện mục tiêu kép”, kinh tế đã có bước phục hồi tích cực; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; GDP tăng ở mức 8,02% so với năm 2021, cao nhất trong 10 năm qua; quy mô đạt 9.513 triệu tỷ đồng, tương đương 391,92 tỷ USD; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2022 đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021; năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2022 theo giá hiện hành đạt 188,1 triệu đồng/lao động, tương đương 8.083 USD, tăng 622 USD so với năm 2021 Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2022 tăng 4,8% do trình độ của người lao động được cải thiện 1.2 Giới thiệu ngành Thực phẩm và đồ uống (F&B) là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất và có mối quan hệ mật thiết với cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới Báo cáo nghiên cứu F&B của The Business Research Company phát hành vào tháng 1/2023 cho biết thị trường F&B được kỳ vọng sẽ hồi phục sau sự kiện “thiên nga đen” - Covid-19 và quy mô dự kiến 4 tăng lên 9.225,37 tỷ USD vào năm 2027 với tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,3%.Ở khía cạnh phát triển bền vững, F&B hiện cũng là một trong những ngành dẫn đầu Bên cạnh đó, ngành F&B dễ hứng chịu các tác động do biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu dưới dạng thiên tai bão, lũ lụt và hỏa hoạn là rủi ro đối với các công ty F&B, phá vỡ chuỗi cung ứng, giảm nguồn cung nguyên liệu Điều này thúc đẩy cộng đồng F&B hướng hoạt động sản xuất và kinh doanh theo chiến lược bền vững Tổng doanh thu bán hàng thực phẩm và đồ uống đạt 421,000 tỷ đồng (+3.8% YoY) vào năm 2020 Và đóng góp của ngành thực phẩm và đồ uống vào GDP khoảng 15.8% GDP trong giai đoạn quý III và quý IV của năm 2021 giảm 6.7% Con số này hoàn toàn dễ hiểu khi “cú sốc” từ dịch Covid 19 vẫn còn âm ỉ và sự hồi phục trong hành vi tiêu dùng chưa hoàn thiện.Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê trong năm 2022, GDP của Việt Nam trong Quý 3/2022 đã tăng mạnh lên mức 13.67% so với cùng kỳ năm trước, trong khi GDP bình quân của 9 tháng đầu năm 2022 đã tăng 8.83%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011 1.3 Giới thiệu công ty 1.3.1 Giới thiệu về công ty Công ty Vinamilk có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, tên gọi khác: Vinamilk Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam Hiện nay, Vinamilk giữ vị trí là doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam Các sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh phần lớn thị phần trên cả nước, được phân phối đều 63 tỉnh thành trên cả nước với tổng số điểm bán lẻ toàn quốc đạt hơn 240.000 (kênh truyền thống) và 7.800 (kênh hiện đại) và tiếp tục tăng lên Bên cạnh đó, Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada, Đức,… Tầm nhìn: Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người Sứ mệnh: Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội Giá trị cốt lõi: - Chính trực: Liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch 5 - Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng công ty, tôn trọng hợp tác Hợp tác trong sự tôn trọng - Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan - Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc ứng xử và các quy chế, chính sách, quy định của công ty - Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách có đạo đức Các sản phẩm: Cho đến thời điểm hiện tại, Công ty Sữa Vinamilk đã cung cấp hơn 250 loại sản phẩm khác nhau, với các ngành hàng chính cụ thể như sau: - Sữa tươi: sữa tươi 100%, sữa tiệt trùng bổ sung vì chất, sữa tiệt trùng, sữa organic, thức uống cacao lúa mạch với các nhãn hiệu ADM GOLD, Flex, Super SuSu… - Sữa chua: sữa chua ăn, sữa chua uống với các nhãn hiệu SuSu, Probi… - Sữa bột trẻ em và người lớn: sữa bột trẻ em Dielac, Alpha…, sữa bột người lớn như Diecerna đặc trị tiểu đường, Mama Gold… - Sữa đặc: Ngôi sao Phương Nam, Ông Thọ và Tài lộc… - Kem và phô mai: kem sữa chua Subo, kem Delight, phô mai Bò Đeo Nơ… - Sữa đậu nành - nước giải khát: nước trái cây Vfresh, nước đóng chai Icy, sữa đậu nành GoldSoy… 1.3.2 Phân tích SWOT 1.3.2.1 Điểm mạnh Thứ nhất: Vinamilk là thương hiệu nổi tiếng, đáng tin cậy - Vinamilk đã tạo dựng được thương hiệu mạnh mẽ từ khi thành lập năm 1976 - Từ năm 1995 – 2009, Vinamilk được người tiêu dùng công nhận là 1 trong 10 thương hiệu Việt Nam chất lượng cao - Là doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam với thị phần 37%, trong đó chiếm 45% thị phần trong thị trường sữa nước, 85% thị phần về sữa đặc và sữa chua - Phủ sóng thương hiệu rộng khắp trên thế giới tại các khu vực như Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Úc Thứ hai: Danh mục sản phẩm đa dạng 6 - Đa dạng về chủng loại: Vinamilk cung cấp một loạt các chủng loại sản phẩm sữa và thực phẩm dinh dưỡng để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, từ trẻ em đến người lớn và người già Ngoài sữa tươi truyền thống, danh mục sản phẩm còn bao gồm sữa đặc trị liệu, sữa chua, sữa hạt, bơ, sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm thực phẩm chức năng và nhiều loại sữa khác - Đa dạng về dòng sản phẩm: Mỗi dòng sản phẩm có một loạt các sản phẩm có liên quan với trên 200 sản phẩm về sữa - Đa dạng về mẫu mã, bao bì: Vinamilk chú trọng vào việc thiết kế mẫu mã và bao bì hấp dẫn và phù hợp với từng loại sản phẩm Mỗi sản phẩm có thể có nhiều biến thể về bao bì, kích thước và thiết kế như sữa đóng hộp, sữa chai nhỏ, hộp sữa lớn và thiết kế đặc biệt cho các dòng sản phẩm cụ thể Thứ ba: Chiến lược Marketing hiệu quả - Sự tận dụng đa dạng kênh quảng cáo (TV, báo đài, truyền hình, mạng xã hội…) đã giúp Vinamilk tiếp cận một lượng lớn khách hàng - Mô hình Hero – Hub – Help (3H) đã thúc đẩy việc tạo ra nội dung hấp dẫn và hữu ích, tạo ảnh hưởng tích cực đến với chân dung khách hàng mục tiêu đã xác định từ đầu - Tham gia, tổ chức các chương trình thiện nguyện hay tài trợ, đối tượng đặc biệt được hướng tới là trẻ em - Xây dựng các quỹ khuyến học như “Quỹ sữa vươn cao Việt Nam” hay “Sữa học đường - Xây dựng riêng một bộ phận chuyên nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng Thứ tư: Mạng lưới phân phối rộng - Vinamilk sở hữu mạng lưới phân phối với hơn 140,000 điểm bán hàng và 240 nhà phân phối trải rộng tại 64 tỉnh thành - Xây dựng hệ thống phân phối đa kênh tại cửa hàng bán lẻ, bán buôn, các siêu thị lớn hoặc trên các trang thương mại điện tử - Vinamilk đã xuất khẩu các dòng sản phẩm của mình ra hơn 40 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các thị trường khó tính như Nhật Bản, Canada hay Úc, Mỹ,… 7 - Năm 2019, Vinamilk đã nâng sở hữu tại GTNFoods lên 75%, gián tiếp sở hữu 51% tại Sữa Mộc Châu Thứ năm: Ứng dụng công nghệ cao - Vinamilk áp dụng công nghệ sản xuất châu u với tiêu chuẩn quốc tế như ISO 50001: 2011 và HACCP - Máy móc, trang thiết bị của Vinamilk được nhập trực tiếp từ các nước tại Châu u như Ý, Thuỵ Sĩ hay Đức để đảm bảo được chất lượng sản phẩm và tốc độ sản xuất nhanh - Vinamilk cũng là nhà sản xuất duy nhất tại Việt Nam hiện nay ứng dụng tốt các công nghệ phun sấy Niro nhập khẩu từ Đan Mạch Thứ sáu: Nguồn sữa tự nhiên chất lượng, trang trại đạt chuẩn quốc tế - Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa Organic theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo nguồn nguyên liệu sữa chất lượng và an toàn thực phẩm - Dự án nuôi bò sữa tại New Zealand đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao - Vị trí nhà máy gần trang trại giúp duy trì quan hệ mật thiết với nguồn cung cấp và đảm bảo nguyên liệu sữa tươi - Vinamilk tiêu thụ hơn 50% sữa nguyên liệu trong nước, tự định hình giá cả sữa trên thị trường Việt Nam 1.3.2.2 Điểm yếu Thứ nhất: Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu Phần lớn nguyên liệu đều nhập khẩu từ nước ngoài Thương hiệu chưa có khả năng tự chủ được nguồn nguyên liệu trong nước Trong khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng nhưng nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất, 70% còn lại chủ yếu nhập khẩu từ New Zealand, Mỹ, Eu, Nhật Bản Chính vì vậy, chi phí đầu vào tăng và giá thành sản phẩm cũng tăng lên Với sự phụ thuộc này tình hình sản xuất và kinh doanh của Vinamilk sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài cũng như bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như lạm phát, khủng hoảng kinh tế,… Thứ hai: Thị phần sữa bột chưa cao 8 Với nhu cầu ngày một khắt khe hơn từ người tiêu dùng cùng với sự cạnh tranh đến từ các thương hiệu sữa ngoại, nhập khẩu từ Anh, Mỹ, Hà Lan,… khiến sữa Vinamilk không còn nắm vị trí độc quyền thị trường sữa Theo một báo cáo cho thấy, tại thị trường sữa Việt Nam sữa nhập khẩu chiếm 65%, Vinamilk chiếm 16% và Dutch Lady chiếm 20% 1.3.2.3 Cơ hội Thứ nhất: Nguồn nguyên liệu cung cấp đang được hỗ trợ từ chính phủ, nguyên liệu nhập khẩu có thuế suất giảm Trong những năm gần đây, Chính phủ đã có rất nhiều tác động to lớn tới ngành sữa trong nước Cụ thể là từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN và WTO năm 1995 và 2007 Hiện nay, Chính phủ cũng đang hỗ trợ về nguồn nguyên liệu cung cấp và giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu giúp các doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng về chi phí sản xuất, cơ hội to lớn mà Vinamilk cần nắm bắt để sản xuất được nhiều sản phẩm chất lượng đến với người tiêu dùng Thứ hai: Lượng khách hàng tiềm năng cao và có nhu cầu lớn Việt Nam có mật độ dân số cao (320 người/km vuông), tỷ lệ dân có xu hướng đô thị hóa trong những năm gần đây tăng ( tính đến đầu năm 2023, tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam là 42%), trình độ học vấn tăng cao, thu nhập của tầng lớp trung lưu cũng dần được cải thiện… Bên cạnh đó, khi cha mẹ ngày càng quan tâm đến con cái và để ý đến chế độ dinh dưỡng của con mình, những sản phẩm từ sữa của Vinamilk cũng rất có lợi đối với sự phát triển của trẻ, từ đó thu hút đối tượng khách hàng là cha mẹ và trẻ nhỏ Thứ ba: Tâm lý tiêu dùng thay đổi tích cực, nhu cầu tiêu thụ sữa của người Việt tăng cao Hầu hết người Việt Nam đều có nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ sữa, ngoài bổ sung dinh dưỡng, nhiều người còn sử dụng các sản phẩm từ sữa cho việc làm đẹp hoặc nấu ăn Sản phẩm Organic và cam kết an toàn thực phẩm có thể giúp tạo lòng tin và giữ chân người tiêu dùng, là cơ hội và tiềm năng lớn để Vinamilk tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong ngành sữa Thứ tư: Khách hàng có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chất lượng và có lợi cho sức khỏe Theo báo cáo tiêu dùng của Nielsen thì khách hàng ngày nay quan tâm sâu sắc tới sức khỏe và khi nói tới thực phẩm bổ sung sức khỏe thì đa phần người tiêu dùng sẽ đề cập tới sữa, 9 thực phẩm quan trọng trong các sản phẩm dinh dưỡng, đã tạo cơ hội cho Vinamilk phát triển 1.3.2.4 Thách thức Thứ nhất: Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh - Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng dẫn đến sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới Với một thương hiệu lâu năm như Vinamilk, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn Hiện tại, người tiêu dùng Việt đang đứng trước nhiều sự lựa chọn về các sản phẩm từ sữa Nhất là các thương hiệu nước ngoài đang đổ bộ vào Việt Nam dẫn đến vị thế của Vinamilk trên thị trường dần “lung lay” - Một số những đối thủ chính của Vinamilk có thể được kể đến như: TH True Milk, Dutch Lady, Nestle, Abbott,… cùng những thương hiệu mới nổi như Meadow Fresh hay Table Cove - Việc gia tăng số lượng công ty cạnh tranh gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho Vinamilk như giảm sự đa dạng về sản phẩm sữa (cạnh tranh ở thị trường ngách), khó duy trì được khách hàng trung thành, mất đi các thị phần sữa vào tay đối thủ cạnh tranh… Thứ hai: Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định - Tuy sở hữu những trang trại bò sữa chuẩn quốc tế, nguyên liệu của Vinamilk vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu Ngoài ra, do lợi nhuận từ chăn nuôi không cao nên nông dân có xu hướng chuyển đổi công việc Điều này đã tạo nên một sức ép lớn đối với Vinamilk, đòi hỏi thương hiệu này phải tập trung vào phát triển nguyên liệu trong nước, tránh phụ thuộc vào các nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài - Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu do chịu áp lực phải luôn đạt chuẩn chất lượng và ổn định nguồn cung không được đảm bảo vì do lợi nhuận từ chăn nuôi không cao nên nông dân có xu hướng chuyển đổi công việc Thứ ba: Khách hàng Việt Nam có xu hướng chuộng sữa ngoại - Đối với những sản phẩm liên quan đến sức khỏe, khách hàng có xu hướng chuộng hàng ngoại hơn Họ cho rằng hàm lượng dinh dưỡng và độ an toàn từ sản phẩm xách tay, nhập khẩu cao hơn hàng nội địa 10

Ngày đăng: 26/03/2024, 09:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w