Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNHĐẶNG THỊ THU HÀNGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIÁO DỤC STEM TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ NỘI - AM
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sựhướng dẫn khoa học của TS Hoàng Văn Tuyên, không sao chép các công trình nghiêncứu của người khác Kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một côngtrình khoa học nào khác
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫnđầy đủ, trung thực và đúng qui cách
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
Tác giả
(Kí tên)
Đặng Thị Thu Hà
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Học viên xin chân thành cảm ơn TS Hoàng Văn Tuyên đã hướng dẫn chi tiết,xây dựng phương án và tháo gỡ các khó khăn giúp học viên trong quá trình làm nghiêncứu
Học viên xin cảm ơn Khoa các khoa học liên nghành và các thầy cô phòng Đàotạo đã tạo điều kiện để học viên thực hiện đề tài này Học viên cũng xin được cảm ơncác thầy cô, giảng viên lớp KHBV - QH2021 đã giảng dạy từ thời điểm có dịchCOVID đến nay, với nhiều kiến thức liên nghành, học viên đã áp dụng trong nghiêncứu và trong công tác
Học viên xin cảm ơn Ban Giám Hiệu trường THPT Chuyên Hà Nội –Amsterdam cùng các đồng nghiệp, cán bộ công nhân viên của trường, các bậc phụhuynh cùng các em học sinh đã hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn này
Xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt tới các chuyên gia giáo dục STEM, cộng đồnggiáo viên STEM và các đơn vị giáo dục đã và đang quan tâm thúc đẩy sự phát triểncủa giáo dục STEM tại các trường trung học, trong đó có trường THPT Chuyên HàNội – Amsterdam
Cuối cùng, học viên xin được bày tỏ sự biết ơn tới gia đình và những người bạnthân thiết vì đã luôn ủng hộ, động viên học viên vượt qua hai năm học và nghiên cứu
có nhiều khó khăn này
Kính mong quý thầy cô và những người quan tâm đóng góp ý kiến để đề tàiđược hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Đặng Thị Thu Hà
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN II LỜI CẢM ƠN II MỤC LỤC II DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT IV DANH MỤC BẢNG V DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 1 3.Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu 1 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1 5 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 1 6.Cấu trúc luận văn 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1
1.1 Giáo dục STEM 1.1.1 Đặc điểm của Giáo dục STEM 1
1.1.2.Giáo dục STEM ở các trường trung học ở Hà Nội
1.2.Phương pháp luận về phát triển Giáo dục STEM ở các trường trung học 4
1.2.1.Phương pháp xác định đặc trưng Giáo dục STEM 4
1.2.2.Phương pháp luận về giáo dục vì sự phát triển bền vững 9
1.2.3.Xác định vai trò và tiềm năng của Giáo dục STEM 11
1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục STEM trong trường THPT 12
1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của giáo dục STEM ở trường THPT.12 1.3.2 Mối quan hệ giữa các yếu tố trong Hệ sinh thái giáo dục STEM 16
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG GIÁO DỤC STEM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIÁO DỤC STEM 18
2.1 Giới thiệu Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam 18
2.1.1 Một số đặc điểm về trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam 18
2.1.2 Sơ đồ nghiên cứu 26
2.2 Thu thập và xử lý dữ liệu 28
Trang 62.2.1 Thu thập dữ liệu chung 28
2.2.2 Thu thập và xử lý dữ liệu về hoạt động dạy học STEM chính khóa 28
2.2.3 Dữ liệu về sử dụng cơ sở vật chất 29
2.2.4 Dữ liệu về hoạt động STEM ngoại khóa .
2.2.5 Nguồn lực
2.2.6 Chính sách
2.3 Giáo dục STEM ở trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam 31
2.3.1 Chương trình
2.3.2 Các hoạt động giáo dục STEM
2.3.3 Đào tạo và kết nối
2.4 Tiếp cận mục tiêu phát triển bền vững giáo dục STEM CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 43
3.1 Đặc trưng giáo dục STEM tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam 43
3.1.1 Đặc điểm các hoạt động giáo dục STEM của nhà trường 43
3.1.2 Tỉ lệ duy trì và xu hướng phát triển của các hoạt động STEM trong trường 44 3.2 Kết quả triển khai giáo dục STEM tại Trường THPT Chuyên Hà Nội -Amsterdam 46
3.2.1 Thành tích và kết quả dạy học STEM 46
3.2.2 Đóng góp và sự ảnh hưởng tới cộng đồng
3.3 Đánh giá về sự phát triển của giáo dục STEM tại trường THPT Chuyên Hà Nội -Amsterdam 57
3.3.1 Đề xuất giải pháp phát triển bền vững Giáo dục STEM tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam 57
3.3.2 Thảo luận về giải pháp phát triển bền vững giáo dục STEM 59
KẾT LUẬN 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC A 1 Bảng số liệu các dự án học tập STEM chính khóa
2 Mẫu tổng hợp kết quả các hoạt động STEM vì cộng đồng
3 Phiếu khảo sát học sinh và giáo viên
4 Các câu lạc bộ liên quan đến STEM
5 Kết quả các kì thi liên quan đến STEM
Trang 76 Một số hình ảnh
7 Ý kiến chuyên gia
8 Thông tin cập nhật
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
I Viết tắt tiếng Việt
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
II Viết tắt tiếng Anh
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
SDG Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals)
STEM Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ
thuật), Mathematics (Toán)UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc
(United Nations Development Programme)UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
(United Nations Educational Scientific and cultural Ỏganization)
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 So sánh một số đặc điểm của các mô hình giáo dục liên quan đến STEM 6Bảng 1.2 Mối liên hệ giữa giáo dục STEM và giáo dục phát triển bền vững…… 10Bảng 1.3 Mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục STEM……….… 16Bảng 6
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Minh họa hệ sinh thái STEM tại Hoa Kỳ ……… 12Hình 1.2 Hệ sinh thái STEM tại Việt Nam(Nguyễn Chí Thành và c.s., 2021).… 17Hình 2.1 Sơ đồ tổng quát của trường Trung hoc phổ thông chuyên Hà Nội -
Amsterdam mới (HaMinh 1997) ……… 19Hình 2.2 Sơ đồ nghiên cứu (Đặng Thị Thu Hà,2023) ……… 27Hình 3.1 Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia (năm học 2020-2021) ……….………… 47Hình ……… 12
Hình.… 17
Hình ……… 19
Hình ……… 27
Hình ……….………… 47
Trang 11Mục tiêu của GD STEM tương đồng với mục tiêu của Chương trình GDPTmới 2018 và mục tiêu phát triển bền vững của thế giới Cả ba đều hướng tới việcphát triển các kỹ năng cần thiết cho học sinh trong thế kỷ 21, thế kỷ của khoa học,công nghệ, kỹ thuật và toán học Những lĩnh vực này đang phát triển nhanh chóng
và có tác động lớn đến cuộc sống của chúng ta Do đó, học sinh cần được trang bịcác kiến thức và kỹ năng STEM để có thể giải quyết được những vấn đề phức tạp,đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0
và thành công trong thế kỷ 21 Ngoài ra, giáo dục STEM cũng có thể giúp học sinhphát triển các kỹ năng quan trọng khác, chuẩn bị cho họ cho tương lai để thànhcông trong học tập và trong cuộc sống
Giáo dục STEM hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho cácngành nghề STEM, có khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp một cách sángtạo, đó là động lực phát triển nền kinh tế tương lai của mỗi quốc gia đặc biệt là ViệtNam - một quốc gia đang phát triển, là tiền đề để Việt Nam hoàn thành các mụctiêu phát triển bền vững
Giáo dục STEM đã chứng minh được nhiều thế mạnh và vai trò của nó trongcác hình thức dạy học không chính thức Tuy nhiên, những khó khăn trong điều
Trang 12kiện dạy học thực tế hiện nay đang là rào cản để các nhà trường áp dụng giáo dụcSTEM vào chương trình chính khóa, làm xuất hiện nhiều nghi ngờ về tính khả thi
và hiệu quả của giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông Giáo dụcSTEM cần được nghiên cứu và đánh giá nghiêm túc trong những điều kiện dạy học
cụ thể gắn với bối cảnh địa phương để mang lại nhiều lợi ích và giá trị nhất chongười học, đảm bảo tính bền vững trong giáo dục, làm tiền đề phát triển kinh tế, xãhội Nghiên cứu sự phát triển của giáo dục STEM trong trường THPT, cụ thể là ởtrường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam là một nhiệm vụ tất yếu, cần thiết và khảthi để hiểu rõ, cung cấp thêm minh chứng về vai trò, tính hiệu quả nhằm tìm ra vàlựa chọn con đường phù hợp để triển khai giáo dục STEM tại trường THPTChuyên Hà Nội Amsterdam cũng như các trường THPT Chuyên có cùng điều kiện
ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo
Với những lí do trên, tôi xin đề xuất nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển bền vững Giáo dục STEM tại trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam”.
Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu: Làm thế nào để phát triển bền vững giáo dục STEM ở trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam?
ii Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Giáo dục STEM tại
trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdamiii Đánh giá tiềm năng phát triển của giáo dục STEM tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam
Trang 13iv Đề xuất giải pháp nhằm phát triển giáo dục STEM tại trường THPTChuyên Hà Nội-Amsterdam
Để thực hiện mục tiêu trên, học viên xác định các giả thiết nghiên cứu chính:
- Dữ liệu thu thập phù hợp với mô hình đại diện cho trường THPT chuyên HàNội - Amsterdam, tuân thủ các phương pháp thống kê, đảm bảo độ tin cậy
về phương pháp và kết quả
- Giả thiết nghiên cứu là tìm hiểu, khảo sát, phân tích và đánh giá hệ sinh tháigiáo dục STEM trong trường THPT nói chung và trường THPT chuyên HàNội – Amsterdam nói riêng, sẽ đề xuất được các giải pháp phù hợp, thúc đẩy
sự phát triển bền vững của giáo dục STEM trong nhà trường
- Trong phạm vi nghiên cứu này, phát triển bền vững giáo dục STEM đượchiểu là phát triển giáo dục STEM theo hướng bền vững, đáp ứng mục tiêuphát triển bền vững về giáo dục (SDG 4)
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển của giáo dục STEM trong trường THPT
- Phạm vi nghiên cứu: Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam
- Qui mô: Học sinh khối 10,11,12
- Tình trạng nghiên cứu: Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính tác giả
- Thời gian: 2021-2023 gồm hai giai đoạn: 2021-2022 (có dịch Covid, dạy họckết hợp trực tuyến và trực tiếp) và 2022-2023 (sau dịch Covid, học trực tiếp)
Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung luận văn được kết cấu thành ba chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Cơ sở khoa học và tổng quan về giáo dục STEM trong trường THPT
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương này tập trung làm rõ các bước thực hiện nghiên cứu và mô tả quátrình thu thập dữ liệu, phân tích và xử lý dữ liệu
Trang 14- Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu về đặc trưng của giáo dục STEM tạitrường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; kết quả triển khai giáo dục STEMtheo hướng tiếp cận mục tiêu phát triển bền vững Đề xuất một số giải pháp giúpphát triển bền vững giáo dục STEM
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC STEM
1.1 Giáo dục STEM
1.1.1 Đặc điểm của giáo dục STEM
Thuật ngữ STEM là chữ viết tắt chữ cái đầu của các chữ tiếng Anh: Science(Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Mathematics (Toán).STEM được nhắc tới đầu tiên trong các văn bản về ngân sách đầu tư trong nghiên cứukhoa học ở Hoa Kỳ những năm 1990 Năm 2009, trong một bài diễn văn tại Nhà Trắng
về chủ đề “ Giáo dục để đổi mới”, Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố: “ Hãy táikhẳng định và làm mạnh mẽ hơn nữa vai trò của nước Mỹ đối với các phát minh khoahọc và công nghệ trên thế giới Hãy xem Giáo dục STEM là ưu tiên hàng đầu của nước
Mỹ trong thập niên tới”
Theo hiệp hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Mỹ (National ScienceTeachers Association-NATS), giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trongquá trình học, kiến thức được áp dụng vào trong bối cảnh cụ thể trong thế giới thực,giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ
đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và có thể góp phần vào cạnh tranhtrong nền kinh tế mới (Tsupros, Kohler, & Hallinen,2009) Giáo dục STEM hướng đếngiải quyết vấn đề của thực tiễn, trong bối cảnh cụ thể Kiến thức đến từ thực tiễn quaytrở lại giải quyết vấn đề trong thực tiễn sẽ truyền cảm hứng học tập cho học sinh, giúphọc sinh thấy được tầm ảnh hưởng của kiến thức STEM tới sự phát triển của xã hội,nhận ra sự kết nối giữa kiến thức với cuộc sống Thông qua đó, các kiến thức trong
Trang 15trường học được vận dụng để giải quyết vấn đề, tạo ra các sản phẩm và giải pháp mới,năng lực và phẩm chất của học sinh cũng được hình thành và phát triển
Giáo dục STEM ở Mỹ được xếp vào 3 nhóm mục tiêu chính sau (Rodger Bybee,2018):
+ Xây dựng những năng lực nhận thức STEM cho thế hệ công dân tương lai.+ Chuẩn bị những năng lực cần thiết cho nguồn lực lao động trong thế kỷ 21.+ Tập trung nghiên cứu, phát triển và đổi mới trong lĩnh vực giáo dục ngành nghềSTEM
Giáo dục STEM có thể được triển khai ở nhiều cấp học, từ bậc mầm non đến bậc đạihọc Tuy nhiên, giáo dục STEM thường được tập trung vào các cấp học phổ thông, khihọc sinh bắt đầu hình thành những khái niệm cơ bản về khoa học, công nghệ, kỹ thuật
và toán học
Mục tiêu của giáo dục STEM là trang bị cho học sinh các kiến thức, kỹ năng và tưduy cần thiết để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực Giáo dục STEM cũng giúphọc sinh phát triển các kỹ năng như: Tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề, kỹ nănglàm việc nhóm và giao tiếp, kỹ năng sử dụng công nghệ
Giáo dục STEM đang được coi là một xu hướng giáo dục mới nổi trên thế giới Nhiềuquốc gia đã triển khai giáo dục STEM trong hệ thống giáo dục của mình Tại ViệtNam, giáo dục STEM cũng đang được quan tâm và triển khai ở một số địa phương Giáo dục STEM có thể được triển khai thông qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồmcác dự án học tập, các hoạt động ngoài trời, các cuộc thi và hội thảo, các chương trìnhgiảng dạy tích hợp STEM Các hoạt động giáo dục STEM cần được thiết kế một cáchsáng tạo và hấp dẫn, để thu hút sự tham gia của học sinh Giáo viên cần đóng vai trò làngười hướng dẫn, giúp học sinh phát triển các kỹ năng cần thiết
Giáo dục STEM là một cách tiếp cận giáo dục tích hợp, kết hợp các lĩnh vực khoa học,công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) thành một mô hình học tập gắn kết Thay vìdạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thànhmột cách tiếp cận toàn diện, tập trung vào giải quyết vấn đề trong thế giới thực
Dựa trên mục tiêu và cách tiếp cận của giáo dục STEM, có thể xác định một số đặcđiểm cơ bản của giáo dục STEM như sau:
Trang 16- Tích hợp đa ngành: Giáo dục STEM kết hợp các lĩnh vực STEM thành một mô hìnhhọc tập gắn kết Học sinh được học cách sử dụng kiến thức và kỹ năng của các lĩnhvực STEM để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực.
- Liên hệ với thực tiễn: Giáo dục STEM gắn liền với thực tiễn cuộc sống Học sinhđược học tập thông qua các dự án và hoạt động thực tế, giúp họ hiểu được cách thứccác kiến thức và kỹ năng STEM được ứng dụng trong cuộc sống
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề: Giáo dục STEM giúp học sinh phát triển các kỹnăng giải quyết vấn đề, bao gồm tư duy sáng tạo, tư duy phản biện và khả năng ápdụng kiến thức vào thực tế
- Phát triển năng lực hợp tác: Giáo dục STEM khuyến khích học sinh hợp tác với nhau
để giải quyết vấn đề Học sinh được học cách làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả và tôntrọng ý kiến của người khác
Những dấu hiệu nhận biết các hoạt động giáo dục STEM dựa trên các đặc điểm củagiáo dục STEM, có thể xác định một số dấu hiệu nhận biết các hoạt động giáo dụcSTEM như sau:
- Các hoạt động giáo dục STEM thường gắn liền với một vấn đề thực tiễn trong cuộcsống Ví dụ, học sinh có thể được yêu cầu thiết kế một hệ thống lọc nước để giải quyếtvấn đề ô nhiễm nước
- Các hoạt động giáo dục STEM thường yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức và kỹnăng của nhiều lĩnh vực STEM Ví dụ, để thiết kế một hệ thống lọc nước, học sinh cần
có kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học
- Các hoạt động giáo dục STEM thường khuyến khích học sinh làm việc nhóm và hợptác với nhau Học sinh cần trao đổi ý kiến, phân công công việc và cùng nhau giảiquyết vấn đề
Ngoài ra, các hoạt động giáo dục STEM thường được thiết kế một cách sáng tạo vàhấp dẫn, để thu hút sự tham gia của học sinh Giáo viên đóng vai trò là người hướngdẫn, giúp học sinh phát triển các kỹ năng cần thiết
Trang 171.1.2 Giáo dục STEM ở các trường trung học tại Hà Nội
Tình hình giáo dục STEM ở các trường trung học tại Hà Nội đang được quan tâm vàtriển khai mạnh mẽ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ban hành kế hoạch triển khaigiáo dục STEM giai đoạn 2022-2025, với mục tiêu phát triển năng lực giải quyết vấn
đề, tư duy sáng tạo và kỹ năng STEM cho học sinh
Tính đến năm 2023, đã có 100% trường trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội triểnkhai giáo dục STEM Các hoạt động giáo dục STEM được triển khai dưới nhiều hìnhthức khác nhau, bao gồm:
- Lồng ghép giáo dục STEM vào các môn học riêng lẻ: Đây là hình thức triểnkhai giáo dục STEM phổ biến nhất ở các trường trung học Các kiến thức và kỹ năngSTEM được lồng ghép vào các môn học khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa STEM: Các hoạt động ngoại khóa STEMthường được tổ chức dưới hình thức các thử thách và trải nghiệm trong Ngày hộiSTEM, dự án, cuộc thi, hội thảo Các hoạt động này giúp học sinh được trải nghiệmthực tế và phát triển các kỹ năng STEM
- Hợp tác với các tổ chức giáo dục và các doanh nghiệp: Các trường trung học cóthể hợp tác với các tổ chức và đơn vị giáo dục, các doanh nghiệp khác khau để triểnkhai giáo dục STEM Việc hợp tác này giúp học sinh được tiếp cận với các công nghệ
và kỹ thuật mới nhất và có thêm nhiều phương thức học tập
Các hoạt động giáo dục STEM tại các trường trung học Hà Nội đã thu được nhiềukết quả tích cực Học sinh đã được phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duysáng tạo và kỹ năng STEM Nhiều học sinh đã đạt được các giải thưởng cao trong cáccuộc thi STEM trong nước và quốc tế Tuy nhiên, giáo dục STEM ở các trường trunghọc Hà Nội vẫn còn một số hạn chế, như:
- Trình độ giáo viên: Còn nhiều giáo viên chưa được đào tạo bài bản về giáo dụcSTEM Điều này dẫn đến việc triển khai giáo dục STEM chưa hiệu quả
Trang 18- Cơ sở vật chất: Một số trường trung học chưa có đủ cơ sở vật chất để triển khaigiáo dục STEM hoặc có trang thiết bị cơ bản nhưng đã hỏng, không đáp ứng được yêucầu sử dụng của học sinh và giáo viên.
- Ngân sách: Việc triển khai giáo dục STEM cần có kinh phí, nhưng ngân sáchdành cho giáo dục STEM còn hạn chế
Để phát triển giáo dục STEM ở các trường trung học Hà Nội, cần có sự phối hợpcủa nhiều bên, bao gồm Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tiếp tục triển khai các kếhoạch và chính sách để thúc đẩy giáo dục STEM, các trường trung học không ngừngnâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên và đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dụcSTEM, các doanh nghiệp và tổ chức hợp tác với các trường trung học để triển khaigiáo dục STEM Các trường Đại học và viện nghiên cứu cũng hỗ trợ các trường trunghọc trong công tác hướng dẫn học sinh thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tạo điều kiệncho học sinh được tiếp cận các phương pháp và thiết bị của phòng thí nghiệm mà cáctrường trung học không đáp ứng được
Với sự quan tâm và nỗ lực của các bên, giáo dục STEM ở các trường trung học
Hà Nội ngày càng chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vàđào tạo
1.2 Phương pháp luận về phát triển Giáo dục STEM ở các trường trung học
1.2.1 Phương pháp xác định đặc trưng Giáo dục STEM
Có nhiều phương pháp khác nhau để xác định đặc trưng đặc trưng Giáo dục STEM.Một số phương pháp phổ biến bao gồm:
Phân tích định nghĩa của giáo dục STEM: Định nghĩa của giáo dục STEM thường
nêu rõ các đặc trưng của nó Phương pháp này có thể được thực hiện bằng cách phântích các định nghĩa của giáo dục STEM được đưa ra bởi các tổ chức, cá nhân uy tín.Các định nghĩa này thường nêu rõ các đặc trưng của giáo dục STEM
Ví dụ, theo Hiệp hội Giáo dục Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (National ScienceEducation Association), giáo dục STEM là "cách tiếp cận giáo dục tích hợp, kết hợpcác lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) thành một mô hìnhhọc tập gắn kết Giáo dục STEM giúp học sinh phát triển các năng lực cần thiết để giải
Trang 19quyết các vấn đề trong thế giới thực." Định nghĩa này nêu rõ hai đặc trưng cơ bản củagiáo dục STEM là tích hợp và gắn liền với thực tiễn.
Phân tích các hoạt động giáo dục STEM: Các hoạt động giáo dục STEM thường thể
hiện các đặc trưng của giáo dục STEM Ví dụ, một hoạt động giáo dục STEM có thểyêu cầu học sinh sử dụng kiến thức và kỹ năng của nhiều lĩnh vực STEM để giải quyếtmột vấn đề thực tiễn Phương pháp này có thể được thực hiện bằng cách phân tích cáchoạt động giáo dục STEM được thực hiện tại các trường học, trung tâm giáo dục hoặccác tổ chức khác Các hoạt động giáo dục STEM thường thể hiện các đặc trưng củagiáo dục STEM Ví dụ, một hoạt động giáo dục STEM có thể yêu cầu học sinh sửdụng kiến thức và kỹ năng của nhiều lĩnh vực STEM để giải quyết một vấn đề thựctiễn; học sinh có thể được yêu cầu thiết kế một hệ thống lọc nước để giải quyết vấn đề
ô nhiễm nước Hoạt động này thể hiện đặc trưng tích hợp của giáo dục STEM vì nóyêu cầu học sinh sử dụng kiến thức và kỹ năng của cả khoa học, công nghệ, kỹ thuật
và toán học Hoạt động này cũng thể hiện đặc trưng gắn liền với thực tiễn vì nó yêucầu học sinh giải quyết một vấn đề thực tế trong cuộc sống
Phỏng vấn chuyên gia: Phương pháp này có thể được thực hiện bằng cách phỏng vấn
các chuyên gia về giáo dục STEM Các chuyên gia này có thể cung cấp thông tin vềcác đặc trưng của giáo dục STEM Ví dụ, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy giáo dụcSTEM có thể cung cấp thông tin về các đặc trưng của giáo dục STEM mà họ đã quansát thấy trong quá trình giảng dạy
Điều tra ý kiến của học sinh và giáo viên: Học sinh và giáo viên là những người trựctiếp tham gia vào giáo dục STEM Phương pháp này có thể được thực hiện bằng cáchđiều tra ý kiến của học sinh và giáo viên về giáo dục STEM Ý kiến của họ có thể cungcấp thông tin về các đặc trưng của giáo dục STEM Ví dụ, học sinh có thể được hỏi vềnhững gì họ nghĩ về giáo dục STEM và những gì họ đã học được từ giáo dục STEM.Giáo viên có thể được hỏi về những khó khăn và thuận lợi trong việc triển khai giáodục STEM Ngoài ra, các chuyên gia cũng có thể sử dụng các phương pháp khác đểxác định đặc trưng đặc trưng Giáo dục STEM, chẳng hạn như:
- Tổ chức các hội thảo, hội nghị về giáo dục STEM: Các chuyên gia có thể tổchức các hội thảo, hội nghị về giáo dục STEM để thảo luận về các đặc trưng của giáodục STEM
Trang 20- Nghiên cứu khoa học về giáo dục STEM: Các chuyên gia có thể thực hiện cácnghiên cứu khoa học về giáo dục STEM để xác định các đặc trưng của giáo dụcSTEM.
Việc xác định các đặc trưng đặc trưng Giáo dục STEM là cần thiết để hiểu rõ vềbản chất của giáo dục STEM Việc xác định các đặc trưng đặc trưng Giáo dục STEMcũng có thể giúp các nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục và các bên liên quan kháctriển khai giáo dục STEM một cách hiệu quả
Dưới đây là một số đặc trưng đặc trưng Giáo dục STEM được các chuyên giaxác định:
- Tích hợp: Giáo dục STEM tích hợp các kiến thức và kỹ năng của các lĩnh vựckhoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học
- Gắn liền với thực tiễn: Giáo dục STEM gắn liền với thực tiễn cuộc sống
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề: Giáo dục STEM giúp học sinh phát triểncác kỹ năng giải quyết vấn đề
- Phát triển năng lực sáng tạo: Giáo dục STEM giúp học sinh phát triển các kỹnăng sáng tạo
- Phát triển năng lực hợp tác: Giáo dục STEM khuyến khích học sinh hợp tácvới nhau
Các đặc trưng này có thể được sử dụng làm cơ sở để triển khai giáo dục STEMmột cách hiệu quả
Bảng so sánh các mô hình giáo dục liên quan đến STEM
Bảng 1.1 So sánh một số đặc điểm của các mô hình giáo dục liên quan đến STEM
Tiêu chí Giáo dục STEM Giáo dục STEAM Giáo dục STEAM+
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, kỹ năng STEM,
kỹ năng nghệ thuật, kỹ năng ngôn ngữ,
Nội dung Kiến thức và kỹ Kiến thức và kỹ năng của Kiến thức và kỹ năng
Trang 21của các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật,toán học, nghệ thuật và ngôn ngữ
Tích hợp, liên hệ thực tiễn, phát triển năng lực, kết hợp với nghệ thuật
và ngôn ngữ
Giáo dục STEM là một cách tiếp cận giáo dục tích hợp, kết hợp các lĩnh vực khoa học,
công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) thành một mô hình học tập gắn kết Giáo dụcSTEM giúp học sinh phát triển các năng lực cần thiết để giải quyết các vấn đề trongthế giới thực
Giáo dục STEAM là một cách tiếp cận giáo dục tích hợp, kết hợp các lĩnh vực khoa
học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và nghệ thuật (STEAM) Giáo dục STEAM giúphọc sinh phát triển các năng lực cần thiết để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực,đồng thời phát triển các kỹ năng sáng tạo và thẩm mỹ
Giáo dục STEAM+ là một cách tiếp cận giáo dục tích hợp, kết hợp các lĩnh vực khoa
học, công nghệ, kỹ thuật, toán học, nghệ thuật và ngôn ngữ (STEAM+) Giáo dụcSTEAM+ giúp học sinh phát triển các năng lực cần thiết để giải quyết các vấn đề trongthế giới thực, đồng thời phát triển các kỹ năng sáng tạo, thẩm mỹ và ngôn ngữ
Có thể thấy, các mô hình giáo dục STEM, STEAM và STEAM+ đều có chung mụctiêu là phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, kỹ năng STEM cho họcsinh Tuy nhiên, giữa các mô hình này cũng có một số điểm khác biệt, cụ thể: Giáo dụcSTEM tập trung vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học; giáo dụcSTEAM bổ sung thêm lĩnh vực nghệ thuật vào giáo dục STEM; Giáo dục STEAM+
bổ sung thêm lĩnh vực ngôn ngữ vào giáo dục STEAM Việc lựa chọn mô hình giáodục STEM nào phụ thuộc vào mục tiêu và yêu cầu cụ thể của chương trình giáo dục.Trên cơ sở phương pháp xác định đặc trưng của giáo dục STEM, thực hiện các phươngpháp nghiên cứu sau:
Trang 22- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tổng quan về giáo dục STEM thôngqua các nghiên cứu khoa học, sách và bài báo của các chuyên gia giáo dục trong vàngoài nước.Thuận lợi là có nhiều sách và một số nghiên cứu khoa học về giáo dụcSTEM cả tác giả nước ngoài và Việt Nam đã công bố, các chính sách thúc đẩy giáodục STEM được ban hành ở Việt Nam Khó khăn là các nghiên cứu về chương trìnhgiáo dục STEM chính khóa cũng như nghiên cứu về một hệ sinh thái giáo dục STEMtrong trường THPT tại Việt Nam là chưa có.
- Phương pháp thu thập và xử lí số liệu: Thu thập số liệu về thực trạng triển khai giáodục STEM ở các trường THPT thông qua các báo cáo, kỷ yếu về giáo dục STEM củacác quận, huyện, trường học, cộng đồng giáo viên STEM ở Việt Nam Thuận lợi là các
sự kiện, báo cáo được cập nhật và lan tỏa trong cộng đồng, các số liệu của trườngTHPT Chuyên Hà Nội Amsterdam được ghi lại trong báo cáo năm học và báo cáo củacác câu lạc bộ Khó khăn là số báo cáo và sự kiện chỉ tập trung vào một số địa chỉ,chưa đều và rộng khắp trên cả nước hay trong một tỉnh, thành phố Trong nhà trường,nghiên cứu giáo dục STEM cũng chưa có nhiều và các hoạt động chưa được tập hợp,lưu trữ độc lập để phân tích
- Phương pháp phi thực nghiệm:
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Thực hiện khảo sát thực trạng nhận thức, ápdụng giáo dục STEM của giáo viên trường THPT Chuyên - Hà Nội Amsterdam tươngđối thuân lợi
+ Phương pháp phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia: Phỏng vấn một số chuyên giagiáo dục, đặc biệt là trong lĩnh vực STEM để đánh giá những thách thức và cơ hội pháttriển giáo dục STEM tại trường PTTH, đánh giá các giải pháp nhằm thúc đẩy giáo dụcSTEM ở cấp học THPT Thuận lợi là nhiều chuyên gia có kiến thức sâu và phươngpháp nghiên cứu tốt cho ý kiến khách quan Khó khăn là nhiều chuyên gia không thâmnhập sâu vào môi trường dạy học THPT nên khó đưa ra các nhận xét, đánh giá côngbằng về hiệu quả của giáo dục STEM Vì vậy lựa chọn chuyên gia để phỏng vấn tuymang tính chủ quan nhưng là điều cần thiết
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát thực tiễn triển khai giáo dục STEM ởcác trường THPT trong địa bàn thành phố và một số tỉnh khác qua các sự kiện trực tiếp
Trang 23và gián tiếp trên các phương tiện thông tin Thực tiễn phát triển giáo dục STEM tạiđơn vị giáo dục đề cập trong đề tài nghiên cứu, đó là trường THPT chuyên Hà NộiAmsterdam.
+ Phương pháp thống kê và thực nghiệm: Triển khai các hoạt động giáo dục STEM đadạng về hình thức, số lượng học sinh tiếp cận đông, cả trong chương trình chính khóa
và ngoại khóa Thuận lợi là giáo viên dạy nhiều khối, lớp nên có điều kiện triển khaigiáo dục STEM, nắm bắt thực trạng và thu thập thông tin ở nhiều lớp học chính khóa.,các câu lạc bộ liên quan đến STEM Khó khăn là giáo viên vất vả trong quản lý họcsinh, tổ chức dạy học và đánh giá
Trang 241.2.2 Phương pháp luận về giáo dục vì sự phát triển bền vững
Phương pháp luận về giáo dục vì sự phát triển bền vững là một cách tiếp cậngiáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết đểgiải quyết các vấn đề phát triển bền vững trong thế giới thực.Phương pháp luận nàydựa trên các nguyên tắc sau:
- Tích hợp: Giáo dục vì sự phát triển bền vững tích hợp kiến thức và kỹ năng của nhiềulĩnh vực, bao gồm khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học, kinh tế, xã hội, môitrường…
- Liên hệ thực tiễn: Giáo dục vì sự phát triển bền vững gắn liền với thực tiễn cuộcsống, giúp học sinh hiểu được cách thức các kiến thức và kỹ năng được ứng dụngtrong thế giới thực
- Phát triển năng lực: Giáo dục vì sự phát triển bền vững giúp học sinh phát triển cácnăng lực cần thiết để giải quyết các vấn đề phát triển bền vững, bao gồm năng lực giảiquyết vấn đề, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, kỹ năng hợp tác,
Các phương pháp dạy học thường được sử dụng trong giáo dục vì sự phát triểnbền vững bao gồm:
- Dạy học dự án: Học sinh được tham gia vào các dự án thực tế, giúp họ áp dụng kiếnthức và kỹ năng vào giải quyết các vấn đề phát triển bền vững
- Dạy học dựa trên vấn đề: Học sinh được đặt trong các tình huống thực tế, giúp họphát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề
- Dạy học tích hợp: Các lĩnh vực kiến thức và kỹ năng được tích hợp với nhau, giúphọc sinh có cái nhìn toàn diện về các vấn đề phát triển bền vững
Một số ví dụ về các hoạt động giáo dục vì sự phát triển bền vững bao gồm:
- Xây dựng một mô hình năng lượng mặt trời: Hoạt động này giúp học sinh hiểu đượccách thức năng lượng mặt trời được sử dụng để tạo ra điện
- Khảo sát tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương: Hoạt động này giúp học sinh hiểuđược tác động của ô nhiễm nước đối với môi trường và sức khỏe con người
- Thực hiện một chiến dịch tuyên truyền về bảo vệ môi trường: Hoạt động này giúphọc sinh nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường
Trang 25Giáo dục vì sự phát triển bền vững là một cách tiếp cận giáo dục mới đang được quantâm và triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới Giáo dục vì sự phát triển bền vữnggiúp trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để trở thànhnhững công dân toàn cầu có trách nhiệm, góp phần giải quyết các vấn đề phát triển bềnvững trong thế giới thực.
Một số tổ chức và cá nhân có đóng góp quan trọng trong việc phát triển phươngpháp luận về giáo dục vì sự phát triển bền vững bao gồm:
- UNESCO: UNESCO là tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc.UNESCO đã có nhiều hoạt động và chương trình thúc đẩy giáo dục vì sự phát triểnbền vững
- United Nations Environment Programme (UNEP): UNEP là cơ quan môi trường củaLiên hợp quốc UNEP đã phát triển một số tài liệu và hướng dẫn về giáo dục vì sự pháttriển bền vững
- Đại học Liên hợp quốc: Đại học Liên hợp quốc là một tổ chức giáo dục quốc tế Đạihọc Liên hợp quốc đã phát triển một số chương trình đào tạo về giáo dục vì sự pháttriển bền vững
Các nguyên tắc của phương pháp luận về giáo dục vì sự phát triển bền vững đượcnêu rõ trong định nghĩa của giáo dục vì sự phát triển bền vững Theo định nghĩa này,giáo dục vì sự phát triển bền vững là một cách tiếp cận giáo dục nhằm trang bị cho họcsinh những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để giải quyết các vấn đề phát triểnbền vững trong thế giới thực
Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững (ESD - Education for SustainableDevelopment) là một quá trình học tập suốt đời, trao quyền cho người học ở mọi lứatuổi để có được kiến thức, kỹ năng, và thái độ cần thiết để nhận thức, giải thích, và giảiquyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, lãngphí tài nguyên thiên nhiên và vấn đề bất bình đẳng, phân biệt đối xử
Nói cách khác, ESD là một nền giáo dục nuôi dưỡng những người tạo ra một xãhội bền vững Có nhiều cách khác nhau để thực hiện ESD Một số cách tiếp cận phổbiến bao gồm: lồng ghép ESD vào chương trình giảng dạy của tất cả các cấp giáo dục,
từ mầm non đến giáo dục đại học; đào tạo về ESD cho giáo viên và các nhà giáo dụckhác; tạo tài liệu và tài nguyên học tập ESD; hỗ trợ các sáng kiến ESD trong môitrường học tập không chính quy và không chính quy
Trang 26Các phương pháp này nhằm đảm bảo triết lý “học tập suốt đời” được nêu lêntrong định nghĩa của ESD, khi chương trình ở mọi cấp học đều được lồng ghép các nộidung phát triển bền vững, và có thể được học ở các khóa học trong và ngoài chính quy.
Bảng 1.2 M ối liên hệ giữa giáo dục STEM và giáo dục phát triển bền vững
Giáo dục STEM Giáo dục phát triển bền vững Giáo dục STEM và giáo dục
phát triển bền vững
Kiến thức và kỹ
năng STEM
Kiến thức và kỹ năng về pháttriển bền vững
Kiến thức và kỹ năng STEMkết hợp với kiến thức và kỹnăng về phát triển bền vững
Tư duy giải quyết
vấn đề
Tư duy phản biện, tư duy sángtạo, kỹ năng hợp tác, thái độtích cực đối với sự phát triểnbền vững
Tư duy giải quyết vấn đề kếthợp với tư duy phản biện, tưduy sáng tạo, kỹ năng hợp tác,thái độ tích cực đối với sự pháttriển bền vững
Tích hợp Liên hệ thực tiễn Tích hợp và liên hệ thực tiễn
Trang 27Khi kết hợp giáo dục STEM và giáo dục phát triển bền vững, học sinh sẽ được trang bịđầy đủ các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để giải quyết các vấn đề trong thếgiới thực, bao gồm cả các vấn đề phát triển bền vững.
1.2.3 Xác định vai trò và tiềm năng của giáo dục STEM
Giáo dục STEM đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị cho học sinh nhữngkiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để thành công trong thế giới hiện đại Cụ thể,giáo dục STEM có vai trò sau:
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế: Giáo dục STEM giúp học sinh phát triển các kỹ năngSTEM, vốn là những kỹ năng quan trọng trong nhiều ngành nghề đang phát triển,chẳng hạn như công nghệ, kỹ thuật, khoa học, y tế,
- Đáp ứng nhu cầu nhân lực trong tương lai: Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc
tế (ILO), nhu cầu nhân lực trong các lĩnh vực STEM sẽ tăng lên đáng kể trong nhữngnăm tới Giáo dục STEM giúp học sinh đáp ứng nhu cầu nhân lực này và có nhiều cơhội việc làm trong tương lai
- Giải quyết các vấn đề trong thế giới thực: Giáo dục STEM giúp học sinh phát triểncác kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tư duy phản biện Đây là những kỹnăng cần thiết để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực, chẳng hạn như các vấn đềmôi trường, xã hội, kinh tế
Giáo dục STEM có tiềm năng to lớn trong việc giúp học sinh phát triển toàndiện và trở thành những công dân có ích cho xã hội, giúp học sinh phát triển các kỹnăng STEM bao gồm: kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học; kỹnăng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tư duy phản biện
Giáo dục STEM cũng giúp học sinh phát triển các kỹ năng mềm, bao gồm kỹnăng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng giải quyết xung đột Hơnthế, học sinh được phát triển khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng củathế giới thông qua các bài học và dự án STEM
Trang 28Giáo dục STEM giúp học sinh phát triển thái độ tích cực, chẳng hạn như thái độyêu thích khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, thái độ ham học hỏi, thái độ chủđộng trong tự học và sáng tạo.
Giáo dục STEM là một cách tiếp cận giáo dục liên ngành và quan trọng, có vai trò vàtiềm năng to lớn trong việc trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và thái độcần thiết để thành công trong thế giới hiện đại, có kỹ năng để giải quyết vấn đề trongthực tế
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục STEM trong trường THPT
1.3.1 Khái niệm và cách tiếp cận
Trong hơn một một thập kỷ nghiên cứu về sự hợp tác STEM thành công, sángkiến hệ sinh thái STEM được đề xuất lần đầu tiên tại Hoa Kỳ năm 2015 nhằm nuôidưỡng và mở rộng các cơ hội học tập khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học hiệuquả cho tất cả những người trẻ tuổi Ở cấp độ quốc gia, sáng kiến Hệ sinh thái học tậpSTEM được dẫn dắt bởi hai nhà tài trợ chính là Gerald Solomon của SamueliFoundation và Ron Ottinger của STEM Next Opportunity Ngay từ lúc đầu, 27 cộngđồng được lựa chọn từ 70 ứng viên đăng ký để xây dựng hệ sinh thái STEM với sựtham gia của với 576 trường học, 15.122.133 học sinh, 1.029 đối tác không chính thức
Trang 29ngoài trường học, 3.617 công ty và 600.000 nhà giáo dục.
Hình 1.1 Minh họa hệ sinh thái STEM tại Hoa Kỳ
(Nguồn: http://stemecosystems.org/design-principles/)
Theo Kathleen Traphagen & Saskia Trail (2014), Hệ sinh thái học tập STEMbao gồm trường học, các thiết lập cộng đồng như sau giờ học và các chương trình mùa
hè, trung tâm khoa học và viện bảo tàng và những trải nghiệm không chính thức ở nhà
và trong một loạt các môi trường cùng nhau tạo thành một loạt các cơ hội học tập chonhững người trẻ tuổi Hệ sinh thái học tập khai thác những đóng góp của tất cả cácthiết lập khác nhau này trong cộng đồng để phục vụ giáo dục STEM cho tất cả trẻ em
Hệ sinh thái STEM cho phép những người trẻ tuổi trở nên gắn kết, hiểu biết và có kỹnăng trong các môn STEM khi chúng phát triển từ lúc ấu thơ đến lúc trưởng thành
Hệ sinh thái được cấu thành từ nhiều bên liên quan, mỗi bên đóng góp một vaitrò nhất định Hệ sinh thái STEM ở Hoa Kỳ hoạt động như sau:
Người sử dụng lao động tại địa phương tham gia với cộng đồng để chia sẻthông tin về kỹ năng của lực lượng lao động mà họ cần để phát triển trong hiện tại và
Trang 30tương lai Họ cung cấp khóa đào tạo cho các nhà giáo dục để đưa những tri thức đượcdạy trong lớp học vào môi trường làm việc Họ tạo điều kiện cho sinh viên thực tập vàkhuyến khích sự cộng tác giữa nhà giáo dục và học sinh (Julie Stolzer , 2018)
Các nhà giáo dục cả ở trường học và trong các môi trường ngoài trường học(thư viện hoặc chương trình sau giờ học) sử dụng thông tin này để từ người sử dụnglao động ở địa phương để tạo ra chương trình giảng dạy để phù hợp với những kỹ năngcông việc mà thực tế địa phương đang cần Họ hiểu rõ cách thức những gì họ đanggiảng dạy được áp dụng trong thế giới thực.(Julie Stolzer , 2018)
Các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm các trường đại học, cao đẳng cộng đồng
và nghề nghiệp và các trường kỹ thuật, cùng với nhà tuyển dụng có thể mở rộng, sắpxếp các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu và kỹ năng của lực lượng lao động.(Julie Stolzer , 2018)
Các nhà hoạch định chính sách đề xuất phương án để thực hiện các chiến lượcsáng tạo cho các trường học và các doanh nghiệp nhằm loại bỏ các rào cản và khuyếnkhích hợp tác, triển khai các giải pháp được thiết kế phù hợp với các vấn đề của địaphương.(Julie Stolzer , 2018)
Học sinh được cung cấp các bài học và kinh nghiệm thực tế trong cả trường học
và ngoài trường học để làm sâu sắc thêm việc học tập và hiểu biết của họ về nghềnghiệp sau này (Julie Stolzer , 2018)
Cha mẹ, gia đình và người chăm sóc tích cực thúc đẩy năng lực STEM và địnhhướng con trẻ chọn trường phù hợp với định hướng nghề nghiệp sau này.(JulieStolzer , 2018)
Cộng đồng phát triển với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ mang lại lợi ích chotất cả các bên Các trường sẽ phát triển mạnh khi gắn kết chặt chẽ với các bên liênquan trong cộng đồng để được hỗ trợ trong Hệ sinh thái giáo dục STEM ( JulieStolzer, 2018)
Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục STEM trong trường THPT có thể được chiathành hai nhóm chính: các yếu tố bên trong, các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên trong là những yếu tố nằm trong hệ thống giáo dục, bao gồm:
Trang 31- Chương trình giáo dục là nền tảng cho giáo dục STEM Một chương trình giáo dụcSTEM chất lượng cần đảm bảo các yêu cầu sau: nội dung tích hợp các lĩnh vực STEMmột cách hợp lý; phương pháp dạy học và học tập tích cực; các hoạt động trải nghiệm,thực hành thiết thực, khả thi và gắn với thực tiễn.
- Giáo viên: Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục STEM Giáo viênSTEM cần có kiến thức và kỹ năng STEM vững vàng, không ngừng học hỏi, chịu khó
áp dụng phương pháp dạy học tích cực, hướng dẫn và hỗ trợ học sinh hiệu quả
- Học sinh: Học sinh là đối tượng trực tiếp tiếp nhận giáo dục STEM Học sinh cần cóhứng thú và động lực học tập STEM, được trao quyền để sáng tạo, được khích lệ vàdẫn dắt đúng lúc, đúng cách
Các yếu tố bên ngoài là những yếu tố nằm ngoài hệ thống giáo dục, bao gồm:
- Chính sách giáo dục: Chính sách giáo dục của nhà nước có tác động lớn đến giáo dụcSTEM Chính sách giáo dục cần khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo dục STEMphát triển Đặc biệt là chính sách cần được hiểu đúng và triển khai trong hiện thực
- Công nghệ: Công nghệ là một phần quan trọng của giáo dục STEM Công nghệ hiệnđại giúp giáo viên và học sinh tiếp cận với kiến thức và kỹ năng STEM một cách dễdàng, thú vị và hiệu quả hơn Công nghệ giúp thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm.cách tiếp cận, cách quản lý công việc hay quản lý nhân sự hay phương thức giải quyếtvấn đề
- Xã hội: Xã hội đánh giá cao vai trò của giáo dục STEM, có nhu cầu cao về nguồnnhân lực STEM Nhu cầu này tạo động lực cho giáo dục STEM phát triển
Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục STEM trong trường THPT là rất đa dạng và phứctạp Để giáo dục STEM phát triển hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các yếu
tố bên trong và bên ngoài
Theo cách tiếp cận khác, giáo dục STEM trong trường THPT chịu ảnh hưởng củanhiều yếu tố sau:
- Yếu tố chính trị, xã hội:
Trang 32Chính sách giáo dục: Chính sách giáo dục của nhà nước có vai trò quan trọng
trong việc định hướng và phát triển giáo dục STEM Chính sách giáo dục cần tạo điềukiện thuận lợi cho việc triển khai giáo dục STEM trong trường THPT, bao gồm:
+ Quy định về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy giáo dục STEM+ Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học giáo dục STEM
+ Đào tạo giáo viên giáo dục STEM
Tư duy của xã hội: Tư duy của xã hội về giáo dục STEM cũng có ảnh hưởng đến
việc triển khai giáo dục STEM trong trường THPT Nếu xã hội có tư duy tích cực vềgiáo dục STEM, thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai giáo dục STEM
- Yếu tố kinh tế: Kinh phí là yếu tố quan trọng để triển khai giáo dục STEMtrong trường THPT Kinh phí cần được đầu tư cho các hoạt động sau:
+ Nghiên cứu, phát triển nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy giáodục STEM
+ Mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học giáo dục STEM
+ Đào tạo giáo viên giáo dục STEM
- Yếu tố giáo dục
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học làyếu tố quan trọng để triển khai giáo dục STEM trong trường THPT Cơ sở vật chất,trang thiết bị dạy học cần đáp ứng các yêu cầu sau: đủ về số lượng, chất lượng tốt, phùhợp với nội dung, chương trình giáo dục STEM
+ Giáo viên: Giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục STEM Giáoviên giáo dục STEM cần có các yêu cầu sau: có kiến thức chuyên môn vững vàng vềcác lĩnh vực STEM; có kỹ năng giảng dạy tích cực, sáng tạo; có thái độ tích cực đốivới giáo dục STEM
+ Học sinh: Học sinh cũng là yếu tố quan trọng trong việc triển khai giáo dụcSTEM Học sinh cần có các yêu cầu sau: có hứng thú, yêu thích các lĩnh vực STEM;
Trang 33có khả năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề; có thái độ tích cực đối với giáo dụcSTEM.
- Yếu tố cộng đồng
+ Hỗ trợ của gia đình, nhà trường: Gia đình và nhà trường cần phối hợp chặt chẽ
để hỗ trợ học sinh học tập giáo dục STEM Gia đình cần tạo điều kiện cho học sinhtham gia các hoạt động STEM ngoài giờ học, nhà trường cần tổ chức các hoạt độngSTEM phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh
+ Hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp: các tổ chức, doanh nghiệp có thể hỗ trợgiáo dục STEM trong trường THPT thông qua các hoạt động sau: tài trợ kinh phí,cung cấp thiết bị, dụng cụ dạy học; tổ chức các hoạt động STEM cho học sinh
1.3.2 Mối quan giữa các yếu tố trong Hệ sinh thái giáo dục STEM
Giáo dục STEM trong trường THPT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó cácyếu tố chính trị, xã hội, kinh tế, giáo dục, cộng đồng đều có vai trò quan trọng Đểtriển khai giáo dục STEM hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổchức, cá nhân có liên quan
Bảng 1.3 M ối quan hệ giữa các yều tố ảnh hưởng đến giáo dục STEM
Yếu tố Mối quan hệ với giáo dục STEM
Chính trị,
xã hội
Là nền tảng cho sự phát triển của giáo dục STEM. Chính sách giáo
dục của nhà nước và tư duy của xã hội về giáo dục STEM có tác độngtrực tiếp đến việc triển khai giáo dục STEM trong trường THPT
Kinh tế
Là điều kiện cần thiết cho việc triển khai giáo dục STEM. Kinh phí
cần được đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển, mua sắm cơ
sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đào tạo giáo viên giáo dục STEM
Giáo dục
Là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục STEM. Cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học, giáo viên, học sinh đều có vai trò quan trọng trong việctriển khai giáo dục STEM
Trang 34Cộng đồng
Là yếu tố hỗ trợ cho việc triển khai giáo dục STEM. Gia đình, nhà
trường và các tổ chức, doanh nghiệp có thể hỗ trợ giáo dục STEM thôngqua các hoạt động như tài trợ kinh phí, cung cấp thiết bị, dụng cụ dạyhọc, tổ chức các hoạt động STEM cho học sinh
Theo Nguyễn Chí Thành và c.s., 2021, mô hình hệ sinh thái giáo dục STEM được đềxuất như dưới đây Trong mô hình này, nhà trường là trung tâm, nơi diễn ra hoạt độngdạy học STEM theo nhiều hình thức như học theo chương trình STEM hay tham giacác câu lạc bộ STEM, ngày hội STEM, các cuộc thi STEM Thông qua các môi trường
và hình thức học tập đó, các thành phần của hệ sinh thái STEM kết nối với nhau, hỗtrợ nhau và học hỏi lẫn nhau tạo cơ hội cho người học được học tập chủ động, sáng tạo
và cống hiến cho nhà trường, xã hội Những cơ hội nghề nghiệp cũng mở ra cho ngườihọc thông qua nội dung chương trình và có sự kết nối và tạo điều kiện của mạng lướiĐại sứ STEM, các công ty và các viện nghiên cứu Đổi lại, những thành công củangười học lại thúc đẩy sự phát triển của mỗi thành phần trong hệ sinh thái này
Hình 1.2 Hệ sinh thái STEM tại Việt Nam (Nguyễn Chí Thành và c.s., 2021)
Trang 35Ngày hội STEM quốc gia 2023 với chủ đề “Bứt phá tầm cao” đã thu hút hơn 3000người tham dự, đến từ nhiều địa phương, trường học, các cơ quan, đơn vị, tổ chức vàdoanh nghiệp liên quan đến STEM, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, đặcbiệt là các em học sinh của nhiều cấp học, phụ huynh và giáo viên Ngày hội là mộtlớp học lớn cho học sinh được trải nghiệm và thi đấu trên nhiều lĩnh vực, như Toánứng dụng, trò chơi thực tế ảo hấp dẫn, quan sát vết đen Mặt Trời bằng kính thiên văn,tương tác với Robot AI, điều khiển robot sáng tạo, biểu diễn thí nghiệm khoa học, chếtạo đồ chơi thông minh…Hội thảo quốc tế STEM với chủ đề “STEM không biên giới”trong khuôn khổ của Ngày hội đã qui tụ các diễn giả hàng đầu trong lĩnh vực STEM vàgiáo dục STEM Nhiều kinh nghiệm, phương pháp tiếp cận tiên phong, hiện đại đểtriển khai giáo dục STEM tại Việt Nam được đưa ra thảo luận Bài học “ 5 người thầy”được Liên minh STEM Việt Nam rút ra sau hơn mười năm triển khai giáo dục STEM
do cô giáo Đào Thị Hồng Quyên, giáo viên Việt Nam nhận giải thưởng “Power ofRadiance”- Tỏa sáng sức mạnh tri thức từ UNICEF, đã trình bày rất thuyết phục Bài giảng STEM nón lá hay dự án “ Nón lá Việt Nam” của trường THCS Gia Thanh,tỉnh Phú Thọ năm học 2023 đã được UNESCO vinh danh, trao giải về giải pháp giáodục “ Sử dụng di sản sống vào dạy học” Nội dung của bài học STEM được xây dựngmột cách chặt chẽ theo nội dung chương trinh học và liên kết với di sản ở địa phươngmột cách linh hoạt và sáng tạo giúp học sinh yêu thích việc học và thêm yêu văn hóadân tộc Đó là những kết quả đáng ghi nhận về nỗ lực thúc đẩy giáo dục STEM và làmcho hệ sinh thái giáo dục STEM ngày càng lớn mạnh ở Việt Nam
Trang 36CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG GIÁO DỤC STEM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIÁO DỤC STEM 2.1 Giới thiệu Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam
2.1.1 Một số đặc điểm về trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam ra đời năm 1985 từ nguồn vốn đượcquyên góp từ nhân dân thành phố Amsterdam, Hà Lan Trước 2010, trường ở số 1 phốNam Cao, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội Từ năm 2010, trường chuyển về địa chỉmới ở số 1 phố Hoàng Minh Giám, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội Trường mới rộng5ha với không gian mở, hiện đại đáp ứng nhiều hoạt động học tập, ngoại khóa của nhàtrường cũng như các sựu kiện lớn của ngành Giáo dục
Trường thuộc khu vực nội thành Hà Nội, trong khu dân cư có mật độ cao, ít cảnhquan tự nhiên Cây xanh cũng chưa nhiều nên chủ yếu các hoạt động của học sinh diễn
ra trong sảnh lớn của trường và trong lớp
Trường gần các trục đưòng chính nên thuận lợi cho việc tổ chức các sự kiện lớncủa trường, cụm trường và thành phố
Khí hậu miền Bắc, nhiệt đới gió mùa ẩm, học sinh được trải nghiệm bốn mùa.Trường thoáng rộng nên có gió mát về mùa hè, phòng học ấm về mùa đông và có điềuhòa
Khí hậu miền Bắc, nhiệt đới gió mùa ẩm, học sinh được trải nghiệm bốn mùa.Trường thoáng rộng nên có gió mát về mùa hè, phòng học ấm về mùa đông và có điềuhòa
2.1.1.2 Điều kiện xã hội
Trường nằm trong khu dân cư có nhiều phố lớn, công ty và văn phòng hànhchính, gần chợ, trung tâm thương mại lớn, gần công viên Thanh Xuân và có dân trícao Do đó, có nhiều thuận lợi cho việc chuẩn bị tổ chức các hoạt động đông ngườinhư hội họp, hội thi, hội
Trang 37Là mô hình trường chuyên có bề dày thành tích dạy học, GV và HS nhà trườngđược nhân dân yêu mến và nhận nhiều sự động viên, khích lệ cũng như ủng hộ nhiệttình trong các hoạt động dạy học cũng như ngoại khóa.
Học sinh có đầu vào chất lượng cao, phụ huynh là những người hiểu biết và quantâm con cái Điều này về cơ bản là thuận lợi cho việc xây dựng các mối quan hệ chặtchẽ và thân thiện trong việc giáo dục học sinh
Về thành phần nhà trường, có đầy đủ các bộ phận có chuyên môn công tác đúngchuyên ngành từ lãnh đạo, các tổ trưởng và nhóm trưởng chuyên môn, các giáo viênđến nhân viên ý tế, nhân viên kỹ thuật, nhân viên thư viện và bảo vệ, sẵn sàng hoànthành nhiệm vụ
2.1.1.3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam có các phòng học được thiết kế để phùhợp và thoải mái nhất cho học sinh, giáo viên
Hình 2.1 Sơ đồ tổng quát của trường Trung hoc phổ thông chuyên Hà Nội
-Amsterdam mới (HaMinh 1997)
Nhà trường có đủ phòng học cho 54 lớp THPT và các phòng học chức năng để thựchành môn Lý, Hóa, Sinh, Tin và Ngoại ngữ Một phòng riêng cho CLB Robotics.Ngoài ra, trường có khu chơi thể thao ngoài trời và trong nhà, có thư viện, nhà ăn vàmột số công trình cơ bản khác như phòng y tế, phòng tâm lý , Tuy nhiên, trường chưa
Trang 38có phòng sáng chế để học sinh làm thử nghiệm và chế tạo sản phẩm.
Vai trò của hệ thống cơ sở vật chất trong giáo dục STEM bao gồm:
+ Tạo điều kiện để HS học tập kết hợp lí thuyết với thực hành, nhà trường gắn liền vớiđời sống xã hội, kích thích hứng thú học tập của HS đối với các môn học thuộc lĩnhvực STEM, giúp HS nắm kiến thức nhanh chóng, bền vững và sáng tạo
+ Tạo điều kiện để HS học tập, rèn luyện kỹ năng Qua đó phát triển năng lực cá nhân,tìm hiểu, lựa chọn nghề nghiệp tương lai
+ Tạo ra những điều kiện thuận lợi để sinh hoạt nhóm chuyên môn, tổ chức cho HStham gia nghiên cứu khoa học
+ Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục tinh thần yêu lao động, thói quen tổ chức khoa học nơi làm việc
2.1.1.4 Truyền thống nhà trường
a) Thành tích dạy và học
Trường đã vinh dự được đón tiếp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng,Tổng Bí thư Đỗ Mười, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh,Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Phu nhân Thủ tướng
Hà Lan, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cùng nhiều vị kháchquý về thăm Trường đã có nhiều năm liên tiếp được công nhận là trường tiên tiến xuấtsắc; đảng bộ trong sạch vững mạnh; tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên vững mạnh vàđơn vị thi đua xuất sắc
Ngoài ra, trường còn được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam traotặng 3 huy chương:
Huân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Ba (1995)
Huân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Nhì (2000)
Đơn vị Anh hùng trong thời kỳ Đổi Mới (2000)
Được công nhận là Trường chuẩn quốc gia (2004)
Trang 39Huân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Nhất (2005)
Huân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Ba (2010)
Huân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Nhì (2015)
Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam đã có 1 giải 3 chung kết năm thứ 1, 1 giảinhất chung kết năm thứ 10, 1 giải 3 chung kết năm thứ 16, 1 giải nhì chung kết nămthứ 17, 1 giải nhì chung kết năm thứ 22 cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia
Thành tích của học sinh nhà trường trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia
Thành tích trong nước: Trong vòng 25 năm từ 1985, các học sinh của trường Hà Nội Amsterdam đã đạt được 3.500 giải nhất, nhì, ba trong các cuộc thi học sinh giỏi cấpthành phố cũng như cấp khu vực và hơn 1.000 giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi họcsinh giỏi cấp quốc gia Trong số 134 giáo viên chính thức của trường, có 4 tiến sĩ, 44thạc sĩ Nhiều thầy cô giáo của trường đã được nhận bằng khen của chính phủ, đượccông nhận là giáo viên dạy giỏi Có bảy thầy cô giáo đã được nhà nước phong tặngdanh hiệu nhà giáo ưu tú và một tổ giáo viên được phong tặng Huân chương Lao độnghạng Ba
-Thành tích thi quốc tế: chỉ riêng trong thời kỳ 25 năm tính từ năm 1985 đến 2010, đã
có 81 em học sinh đi tham dự các kỳ thi Olympic khoa học quốc tế ở Trung Quốc,Canada, Mỹ, và đạt tổng cổng 77 huy chương vàng, bạc, đồng trong các kỳ thi Đặcbiệt, tại Olympic Hóa học Quốc tế 2014, Phạm Mai Phương, học sinh lớp 12 chuyênHóa của trường đã trở thành một trong 3 thí sinh có điểm số cao nhất của toàn kỳ thi.b) Hợp tác quốc tế:
Từ khi thành lập, trường Hà Nội Amsterdam đã có nhiều hoạt động giao lưu vàhợp tác quốc tế với các trường phổ thông, đại học và nhiều tổ chức trên thế giới Suốtnhiều năm qua, nhà trường đã giữ được những mối quan hệ tốt đẹp với các trường đạihọc, cao đẳng và trung học tại các nước phát triển: Học viện INSA (Pháp), Đại họcConnnecticut, Đại học Oregon, Đại học Carroll (Hoa Kỳ), Taylor's Culverhay (Anh),Đại học Bellereys (Úc), Đại học Nam Ninh (Trung Quốc), Trung học Nayang (Hàn
Trang 40Quốc), Trung học Jean de la Fontaine (Pháp), Trung học Anglo-Chinese (Singapore),Trường chuyên ngữ Anyang (Hàn Quốc).
Hàng năm, các khối chuyên ngữ của trường Trung học phổ thông chuyên HàNội - Amsterdam thường tổ chức những buổi gặp gỡ giao lưu giữa các khoá trong khốivới nhau hoặc với các tổ chức quốc tế Các học sinh của các khối chuyên Pháp, chuyênNga, chuyên Trung đã thực hiện nhiều hoạt động ngoại khóa với nhiều Đại sứ quán và
đã đón tiếp nhiều học sinh từ các trường trung học phổ thông khác nhau trên thế giới.Trường Hà Nội - Amsterdam cũng là một trong những trường đầu tiên của Hà Nộichuẩn bị cho kế hoạch dạy Toán và các bộ môn khoa học bằng Tiếng Anh vào nămhọc 2011 - 2012 Ngoài ra, trường còn cho tổ chức nhiều chương trình giao lưu vớinước ngoài bao gồm: đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ở nước ngoài; học tập cácphương pháp đào tạo ở các nước phát triển như Anh, Singapore, Hàn Quốc và ĐàiLoan; thực hiện phương pháp trao đổi giáo viên, học sinh để giao lưu giữa các trườngđại học của Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Úc và Singapore; cho bạn bè quốc tế giới thiệu du họcvới học sinh trong trường (như hội thảo du học Anh Quốc)
Nhiều học sinh trường Hà Nội - Amsterdam đã được gửi đi tham dự nhiều hộinghị cấp quốc tế đại diện cho trường như Hội nghị về Quyền trẻ em ở Mỹ (tháng 5năm 2002), Hội nghị Môi trường ở Nam Phi (tháng 7 năm 2002), Hội nghị Diễn đàn
về Quyền trẻ em ở Hàn Quốc (tháng 9 năm 2003) Nghị viện Thanh niên Thế giới tạiSydney (2000, 2004), Hội thảo các nhà khoa học trẻ các quốc gia APEC (tháng 4 năm2011) Nhiều cuộc thi mang tính quốc tế như cuộc thi tìm hiểu ASEAN, cuộc thi "Cảithiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước" cũng đã được nhiều học sinh tham gia
c) Mô hình đào tạo
Năm Trường THPT Hà Nội – Amsterdam đào tạo theo hai hệ:
- Hệ trung học cơ sở: Nhà trường tuyển chọn học sinh có năng lực vào học từ lớpsáu Qua 4 năm các em được các thầy cô nâng cao năng lực học tập và đạo đức để có
đủ khả năng thi vào lớp mười trường THPT Hà Nội – Amsterdam
- Hệ phổ thông trung học: Học sinh vào lớp 10 phải trải qua kỳ thi tuyển nghiêmngặt do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Khối 10 có các lớp hệ chuyên: Văn, Toán,