Khái Niệm Về Tăng Trưởng Kinh Tế Tăng trưởng kinh tế Ecomic Growth là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội GDP hoặc tổng sản lượng quốc nội GNP hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
CHỦ ĐỀ:
SO SÁNH SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC QUỐC
GIA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
11/2022
Trang 2Mục lục
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ……… 1
1 Khái Niệm Tăng Trưởng Kinh Tế……… 1
2 Chỉ Tiêu Kinh Tế Để Đo Lường Tăng Trưởng Và Phát Triển……… 1
2.1 Tổng sản phẩm quốc dân 1
2.2 Tổng sản phẩm quốc nội 2
3 Các Loại Tăng Trưởng 2
3.1 Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng 2
3.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu 2
II PHÂN TÍCH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM VÀ SO SÁNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VN VỚI SINGAPORE VÀ THÁI LAN 2
1 Giới Thiệu Chung Về Kinh Tế………
2 1.1 Giới thiệu chung về kinh tế Việt Nam……… 3
1.2 Giới thiệu chung về kinh tế Thái Lan……… 3
1.3 Giới thiệu chung về Kinh tế Singapore……… 4
2 Số Liệu Tăng Trưởng Kinh Tế Của Các Quốc Gia (2010-2019) 4
3 Biểu đồ so sánh và nhận xét biều đồ……… 5
III KẾT LUẬN CHUNG………
8
Trang 4I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1 Khái Niệm Về Tăng Trưởng Kinh Tế
Tăng trưởng kinh tế (Ecomic Growth) là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc nội (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định Tăng trưởng kinh tế có thể được biểu thị bằng tốc độ tăng trưởng và quy
mô tăng trưởng Trong đó, tốc độ tăng trưởng phản ánh sự tăng nhanh hay chậm Trong khi đó, quy mô tăng trưởng sẽ phản ánh sự tăng lên hay giảm đi ít hay nhiều của nền kinh tế
Dù theo định nghĩa nào thì tăng trưởng kinh tế cần phải được hiểu như một quá trình thay đổi tạo ra sản lượng thực bình quân đầu người cao hơn Mặt khác, tăng trưởng kinh tế không chỉ là quá trình làm ra cùng một thứ nhiều hơn, mà còn là quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng cả về số lượng lẫn chất lượng
2 Chỉ Tiêu Kinh Tế Để Đo Lường Tăng Trưởng Và Phát Triển
2.1 Tổng sản phẩm quốc dân ( Gross National Product )
Tổng sản phẩm quốc dân ( GNP ) là tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do các nhân tố sản xuất trong nước sản xuất ra trong một thời kì nhất định
GNP cho chúng ta biết quy mô thu nhập và mức sống của cư dân một nước Khi nghiên cứu dãy số thời gian của GNP tính theo giá cố định, chúng ta biết được tình hính gia tăng thu nhập và cải thiện mức sống của cư dân một nước Tuy nhiên, nếu tốc độ tăng GNP thực tế thấp hơn tốc độ tăng dân số, mức thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm Vì vậy, khi phân tích và so sánh quốc tế và mức sống, người ta thường dùng chỉ số tiêu thu nhập quốc dân đầu người, một chỉ tiêu được tính bằng cách lấy GNP tính theo chi phí nhân tố trừ
đi quỹ khấu hao (D), sau đó chia cho dân số
2.2 Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product – GDP) là chỉ tiêu phổ biến được dùng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất trong phạm vi lãnh thổ kinh tế của một quốc gia GDP được định nghĩa là giá trị thị trường của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra hay sản xuất ra trong phạm
vi lãnh thổ quốc gia trong khoảng thời gian nhất định
Theo sản xuất, GDP là tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của các ngành kinh tế và thuế sản phẩm từ trợ cấp sản phẩm
Trang 5Theo thu nhập, GDP bằng tổng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc
Các phương pháp tính GDP:
- Phương pháp thu nhập: GDP bằng thu nhập gộp của các yếu tố sản xuất trong nền kinh tế được huy động cho quá trình sản xuất Nếu tính theo giá trị thị trường, GDP cũng bao gồm thuế gián thu: GDP = w + i + r + Π + Te + De
- Phương pháp giá trị gia tăng: GDP bằng tổng giá trị gia tăng của các ngành trong nền kinh tế: GDP = AVA + IVA + SVA
- Phương pháp chi tiêu: GDP bằng tổng tất cả các khoản chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng: GDP = C + I + G + NX
Chúng ta có thể tính được GDP danh nghĩa theo giá trị tại năm hiện hành
và GDP thực theo giá trị cố định
3 Các Loại Tăng Trưởng
3.1.Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng
Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng có đặc trưng cơ bản là tăng khối lượng sản xuất nhờ vào tăng trưởng vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên Đồng thời, là con đường đơn giản nhất để mở rộng sản xuất tạo việc làm, tăng thu nhập… nhưng có nhiều hạn chế: nền kinh tế trì trệ, NSLĐ thấp,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm…
3.2 Mô hình tăng trưởng theo chiều sâu
Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu có đặc trưng cơ bản là dựa vào khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả, chất lượng của tăng trưởng, như: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng NSLĐ, nâng cao sự đóng góp của TFP, hướng hoạt động của nền kinh tế vào các ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng, giảm chi phí sản xuất, chủ động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có dung lượng công nghệ cao trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế của đất nước, thực hiện đồng bộ hóa quá trình khai thác và chế biến sản phẩm
II PHÂN TÍCH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM VÀ SO SÁNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM VỚI SINGAPORE VÀ THÁI LAN.
1 Giới Thiệu Chung Về Kinh Tế
1.1 Giới thiệu chung về kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển, phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp vào nước ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây
Trang 6dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Do chính sách nhà nước và pháp luật thuận lợi kết hợp với tài nguyên thiên nhiên và lợi thế nên Việt Nam được coi là một nơi hấp dẫn để đầu tư với các yếu tố ảnh hưởng:
- Năm 2021 dân số Việt Nam là 98.463.889 người, là quốc gia lớn thứ 15 trên thế giới về dân số, tỷ lệ biết chữ trong độ tuổi 15 – 60 đạt 97,85%
- Năm 2010 GDP bình quân đầu người (GDP/người) của Việt Nam là 1.673 USD/người Tốc độ tăng GDP năm 2020 thấp hơn nhiều so với mức tăng của năm 2019 (7,02%) GDP bình quân đầu người ước đạt 2.750 USD, tăng gần 35,6 USD so với năm 2019, thấp hơn mức tăng của năm 2019 (tăng khoảng
144 USD) Tuy GDP có giảm so với năm cùng kì nhưng do ảnh hưởng của Covid thì mức độ giảm không nhiều là một tin đáng mừng và ổn định so với nhiều quốc gia trong khu vực
Về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành biên của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, ASEAN
1.2 Giới thiệu chung về kinh tế Thái Lan
Thái Lan là nền kinh tế lớn thứ 2 tại Đông Nam Á chỉ sau Indonesia, đứng thứ 8 châu Á và xếp hạng 22 trên thế giới theo danh nghĩa hoặc thứ 7 châu Á và 20 toàn cầu nếu xét theo sức mua, đây là vị trí mà quốc gia này đã nắm giữ và duy trì trong nhiều năm qua
Thái Lan ban đầu vốn là một nước nông nghiệp truyền thống Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất
và đến nay là kế hoạch thứ 9 Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Âu Châu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần Hiện nay, Thái Lan được coi là một nước công nghiệp mới Tính cho đến hết năm 2019, tổng sản phẩm nội địa của Thái Lan là 529 tỷ USD
Tính cho đến hết năm 2019, GDP danh nghĩa của Thái Lan được ước tính vào khoảng 530 tỷ USD hoặc 1,3 nghìn tỷ USD nếu xét theo GDP sức mua tương đương GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương đạt mức 21,361 nghìn USD/người hoặc 7,800 nghìn USD/người theo danh nghĩa
1.3 Giới thiệu chung về kinh tế Singapore
Trang 7Nền Kinh tế của Singapore là một nền kinh tế thị trường tự do với mức độ phát triển cao và được xếp là nền kinh tế mở nhất trên thế giới với mức độ tham nhũng thấp thứ ba Đây là quốc gia có nhiều doanh nghiệp lớn vận hành trong nước nhất nhờ mức thuê thấp (doanh thu thuế chỉ chiếm 14,2% GDP), cùng với đó GDP bình quân đầu người của quốc gia này còn cao thứ ba trên thế giới tính theo sức mua tương đương Singapore là nơi đặt trụ sở của APEC
Nền kinh tế Singaore lớn thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á, lần lượt xếp hạng 14 Châu Á và 34 toàn cầu theo GDP danh nghĩa
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân) Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới: 1994 đạt 10%, 1995 là 8,9%
Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh
Singapore là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của thế giới với vị thế là trung tâm tài chính lớn thứ 4 và là một trong 5 cảng biển bận rộn nhất trên toàn cầu Nền kinh tế mang tính toàn cầu hóa và đa dạng của
Singapore phụ thuộc nhiều vào mậu dịch, đặc biệt là xuất khẩu, thương mại và công nghiệp chế tạo, chiếm 26% GDP vào năm 2005 Theo sức mua tương đương thống kê năm 2020, Singapore có mức thu nhập bình quân đầu người cao thứ 2 trên thế giới
2 Số Liệu Tăng Trưởng Kinh Tế Của Các Quốc Gia ( 2010 – 2019 )
GDP/
người
(PPP)
(nghìn
USD)
Tổng đầu tư (triệu USD)
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
GDP/
người (PPP) (nghìn USD)
Tổng đầu tư (triệu USD)
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
GDP/
người (PPP) (nghìn USD)
Tổng đầu tư (triệu USD)
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
Trang 82019 10562 485 6.1 102431 55610 -0.1 19216 10390 1.9
3 Biểu Đồ So Sánh
*Biểu đồ do nhóm tự vẽ dựa trên số liệu thu thập được
Nhận xét:
Biểu đồ so sánh GDP/người (PPP) của Việt Nam, Singapore, Thái Lan
Qua biểu đồ cho ta thấy cả 3 quốc gia đều có sự tăng trưởng về GDP bình quân đầu người theo PPP, các quốc gia khác nhau thực hiện các chính sách kinh tế khác nhau dẫn đến sự gia tăng trưởng không đồng đều giữa các nước
Với Việt Nam nền kinh tế đang phát triển ở mức đáng kể, nhìn chung giai đoạn
2010 – 2019, GDP/người theo PPP của Việt Nam tăng đều và nhanh chóng do
áp dụng các chính sách thúc đẩy kinh tế
Với Singapore là một nền kinh tế thị trường tự do và mức độ phát triển cao dẫn đến việc thu nhập của mỗi người dân trong nền được nâng cao và ổn định
Còn về Thái Lan dựa vào biểu đồ trên qua các năm từ 2010 đến 2019 sự tăng trưởng về GDP bình quân đầu người theo PPP tăng đều đặn và chậm rãi
Nhưng vẫn cao hơn Việt Nam và thấp hơn Singapore Đạt đỉnh cao nhất vào năm 2019 là 19216 nghìn USD, có giá trị thấp nhất vào năm 2010 là 13196 nghìn USD
Trang 9
Nhận xét:
Biểu đồ so sánh tổng đầu tư của Việt Nam, Singapore,Thái Lan
Có sự khác biệt rõ rệt về mức độ đầu tư ở 3 quốc gia, nếu tổng đầu tư của Singapore tăng khá cao do các chính sách đối ngoại thu hút đầu tư cũng như tìm kiếm những nền kinh tế có tiềm năng để đầu tư, thì tổng đầu tư của Thái Lan lại tăng trưởng không ổn định, lúc tăng lúc giảm Đối với Việt Nam tổng đầu tư không cao nhưng mức độ đầu tư lại ổn định và dương trong giai đoạn
2010 – 2019, bên cạnh là một nước thu hút đầu tư nước ngoài thì Việt Nam còn
mở rộng đầu tư qua các quốc gia có tiềm năng
Trang 10
Nhận xét:
Biểu đồ so sánh ty lệ tăng trưởng của Việt Nam, Singapore, Thái Lan
Mức độ tăng trưởng ở 3 quốc gia có sự khác biệt rõ rệt, Singapore dù là nước có nền kinh tế phát triển nhưng tỷ lệ tăng trưởng lại có lúc tăng trưởng âm (2019) và không
ổn định
Việt Nam tỷ lệ tăng trưởng khá ổn định và luôn dương trong giai đoạn 2010 – 2019 khi so sánh với Thái Lan và Singapore, bằng việc thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế đã giúp Việt Nam duy trì mức tăng trưởng trong hiện tại và tương lai Riêng Thái Lan là một quốc gia có mức tăng trưởng mạnh nhưng không đồng đều Tăng mạnh và đạt tuyệt đối vào năm 2010 là 7% và đột ngột giảm mạnh vào năm
2011 là 0,4% Đến năm 2015-2018 tăng trưởng dần trở nên đồng đều và do ảnh hưởng bởi covid-19 nên 2019 tỷ lệ tăng trưởng đột ngột giảm mạnh còn 1,9%
III KẾT LUẬN CHUNG
Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công Những cải cách kinh tế từ
năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 3,65 USD/ngày, theo PPP năm 2017) giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống còn 3,8% năm 2020
Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19
Sau hành trình cải cách kinh tế Việt Nam đã chứng kiến những giai đoạn thăng trầm cùng những đột phá trong mở cửa thị trường, tiến triển trên đường hội nhập quốc
Trang 11tế Những thành tựu đáng kể đã được ghi nhận bao gồm: tăng trưởng kinh tế cao nhiều năm liên tục, nâng tầm vị thế của nền kinh tế Việt Nam trên Thế giới,…
Nhưng dù có những thành tựu đáng tự hào Việt Nam vẫn còn ở mức đang phát triển kinh tế, bị một số nước phát triển trong khu vực Châu Á nói chung và Đông Nam
Á nói riêng bỏ lại phía sau
Nếu so sánh Việt Nam với Singapore và Thái Lan về GDP bình quân đầu người (PPP), tổng đầu tư, hay tỉ lệ tăng trưởng…Thấy được sự khác biệt rõ rệt về kinh tế giữa 3 quốc gia, tuy trước đó Việt Nam có nền kinh tế lạc hậu so với Singapore, nhưng trong vòng 10 năm đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng, dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế để theo kịp xu hướng của Thế giới và rút ngắn khoảng cách về kinh tế so với Singapore và Thái Lan, trong tương lai theo dự báo của các chuyên gia kinh tế Việt Nam sẽ còn tăng trưởng mạnh và trở thành một quốc gia phát triển ở khu vực Đông Nam Á
Vị thế của Việt Nam chỉ có thể do chính Việt Nam tạo dựng và duy trì Sự phát triển của kinh tế đặt trong nền tảng nền kinh tế với giáo dục kỹ năng chuyên sâu, chất lượng về thể chế, cơ sở vật chất hạ tầng vượt trội và môi trường kinh tế vĩ mô ổn định nên được coi là trọng điểm phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay
Trong bối cảnh dịch Covid – 19 gây khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam là một trong số ít những quốc gia trên thế giới kinh tế tăng trưởng dương, trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc – nền kinh tế có quy mô lớn Đây là một tín hiệu đáng mừng của nền kinh tế của Việt Nam, trong tương Việt Nam có thể sẽ dẫn đầu kinh tế ở khu vực Đông Nam Á, vượt mặt cả Singapore và bỏ xa một số nước trong khu vực
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Downloaded by linh tran (tranlinh199762@gmail.com)