Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, ph攃Āp biện chứng tổnghợp thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhậnthức và thực tiễn sau: Thứ nhất, kh
lOMoARcPSD|9242611 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CƠ SỞ II) KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI: Hiệu ứng nhà kính ở Việt Nam hiện nay – Từ góc độ duy vật biện chứng GVHD: NGUYỄN ĐÌNH PHONG Sinh viên thực hiện: Phan Trần Hương Giang MSSV: 233801070436 Số báo danh: 1 0 Ngành : Đ 23L K1 lOMoARcPSD|9242611 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CƠ SỞ II) KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ T P H ồ C h í M i n h , t h á n g 0 1 n ă m 2 0 2 4 lOMoARcPSD|9242611 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN Điểm số Điểm chữ Ký tên Cán bộ chấm thi 2 Cán bộ chấm thi 1 vvvvv lOMoARcPSD|9242611 MỤC LỤC MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng 1.1.1 Nguyên tắc khách quan 1.1.2 Nguyên tắc toàn diện 1.1.3 Nguyên tắc phát triển 1.1.4 Nguyên tắc lịch sử 1.2 Khái niệm hiệu ứng nhà kính là gì? 1.3 Đặc điểm hiệu ứng nhà kính 1.4 Hiệu ứng nhà kính dưới góc nhìn duy vật biện chứng 1.4.1 Về bản chất 1.4.2 Về nguyên nhân 1.4.3 Hậu quả Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH Ở VIỆT NAM 2.1 Đặc điểm hiệu ứng nhà kính ở Việt Nam 2.1.1 Nguyên nhân chủ quan 2.1.2 Nguyên nhân khách quan 2.2 Hậu quả của hiệu ứng nhà kính gây ảnh hưởng tới đời sống 2.2.1 Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước 2.2.2 Gây ra các hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất 2.2.3 Gây ra hiện tượng cháy rừng tự phát Chương 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HIỆU ỨNG HIỆN TƯỢNG NHÀ KÍNH lOMoARcPSD|9242611 1 3.1 Sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng 3.2 Tăng cường trồng cây xanh, bảo vệ rừng 3.3 Tối ưu hóa việc các phương tiện di chuyển KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO lOMoARcPSD|9242611 2 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài : Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng Các hoạt động kinh tế - xã hội của con người đang gây ra những tác động mạnh mẽ đến môi trường, trong đó có hiệu ứng nhà kính Bởi theo quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, sự phát triển của tự nhiên và xã hội luôn gắn liền với sự đấu tranh của các mặt đối lập Trong tự nhiên, hiệu ứng nhà kính là hiện tượng tự nhiên trong đó bầu khí quyển của trái đất hấp thụ một phần bức xạ nhiệt từ mặt trời khiến trái đất nóng lên Đây là hiện tượng quan trọng giúp Trái đất duy trì nhiệt độ ổn định phù hợp cho sự sống Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ hoạt động của con người nên hàm lượng khí nhà kính trong khí quyển ngày càng tăng nhanh Điều này sẽ dẫn tới sự gia tăng hiệu ứng nhà kính, khiến trái đất nóng lên nhanh chóng Hiện tượng này đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới môi trường và sinh thái Dưới góc độ của chủ nghĩa duy vật biện chứng, hiệu ứng nhà kính là một vấn đề cấp bách cần giải quyết Nó đã trở thành vấn đề cần được quan tâm đưa vào giáo dục, được không ít báo chí tuyên truyền và được nghiên cứu rất nhiều để không ngừng tìm ra giải pháp để khắc phục Bài tiểu luận này nhìn nhận nó dưới góc độ chủ nghĩa duy vật biện chứng giúp chúng ta hiểu được bản chất, nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng này và từ đó tìm ra giải pháp phù hợp để giảm thiểu tác động của nó Với những lí do nêu trên nên em đã chọn "Hiệu ứng nhà kính ở Việt Nam hiện nay - Tiếp cận từ góc độ duy vật biện chứng" làm đề tài tiểu luận để kết thúc học phần môn Triết học lOMoARcPSD|9242611 3 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng 1.1.1 Nguyên tắc khách quan Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, rút ra nguyên tắc phương pháp luận là tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan Cụ thể,khi nhận thức và hoạt động thực tiễn, mọi chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có.Việc tuân theo và hành động theo quy luật khách quan cực kì quan trọng, nếu không sẽ gây ra những hậu quả tai hại khôn lường Nhận thức sự vật, hiện tượng phải chân thực, đúng đắn, tránh không được gán cho đối tượng cái mà nó không có Nhìn chung, nhận thức, cải tạo sự vật, hiện tượng, phải xuất phát từ chính bản thân sự vật, hiện tượng đó với những thuộc tính, mối liên hệ bên trong vốn có của nó Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí, chủ nghĩa duy vật tầm thường, chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa khách quan đồng thời phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, 礃ऀ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo.Ngoài ra chúng ta còn cần phải coi trọng vai trò của ý thức, tôn trọng công tác tư tưởng và cần quan tâm đến giáo dục tư tưởng,giáo dục lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Đồng thời, việc giáo dục và nâng cao trình độ tri thức khoa học, củng cố, bồi dưỡng nhiệt tình, ý chí cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nói chung, nhất là trong điều kiện nền văn minh trí tuệ, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa hiện nay.Cuối cùng cần coi trọng việc giữ gìn, r攃n luyện phऀm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên, bảo đảm sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học lOMoARcPSD|9242611 4 1.1.2 Nguyên tắc toàn diện Cơ sở hình thành nên nguyên tắc toàn diện dựa trên nội dung của nguyên lý về mối quan hệ phổ biến Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến và chi phối một cách tổng quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật hiện tượng xảy ra trong thế giới.Do đó, khi nghiên cứu đối tượng cụ thể cần phải tuân thủ nguyên tắc toàn diện Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, ph攃Āp biện chứng tổng hợp thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn sau: Thứ nhất, khi nghiên cứu một đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong ngữ cảnh thống nhất của tất cả các mặt,bộ phận, yếu tố, thuộc tính và mối liên hệ của chỉnh thể đó.Phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó Trong tổng hòa những quan hệ muôn v攃ऀ của sự vật ấy với những sự vật khác Thứ hai, chủ thể cần nghiên cứu phải rút ra các mặt và mối liên hệ quan trọng của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại.Điều này giúp nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng Thứ ba, cần xem x攃Āt đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi trường xung quanh, bao gồm mối liên hệ trung gian, gián tiếp , trong không gian, thời gian nhất định.Nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán tương lai Cuối cùng, quan điểm toàn diện tập trung vào sự đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều và tránh tình trạng chỉ chỉ tập trung vào một mặt này mà không thấy mặt khác hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem x攃Āt dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng.Tránh nguy cơ rơi vào thuật ngụy biện và chủ nghĩa chiết trung 1.1.3 Nguyên tắc phát triển Nhấn mạnh phát triển là quá trình vận động từ mức độ thấp đến mức độ cao, từ sự không hoàn thiện đến hoàn thiện hơn và từ chất cũ đến chất mới với trình độ cao hơn Như vậy, phát triển là vận động nhưng không phải mọi vận động đều được xem lOMoARcPSD|9242611 5 là phát triển, mà chỉ vận động nào theo khuynh hướng đi lên thì mới là phát triển.Phát triển diễn ra trong không gian và thời gian, nếu không xem x攃Āt chúng thì không thể hiểu được sự phát triển Khi nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển chúng ta nhận thức được rằng,để hiểu được bản chất và khuynh hướng phát triển của sự vật hay hiện tượng cần phải tự giác tuân thủ nguyên tắc phát triển và tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ Thứ nhất, khi nghiên cứu, chúng ta cần đặt đối tượng vào bối cảnh vận động, phát hiện xu hướng biến đổi để không chỉ hiểu nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được khuynh hướng phát triển trong tương lai Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất và hình thức khác nhau điều này đòi hỏi chúng ta phải tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp để thúc đऀy hoặc kìm hãm sự phát triển đó Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát triển và chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới Cuối cùng, để hiểu được bản chất, khuynh hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu cần phải xem x攃Āt sự vật trong quá trình tự vận động và trong sự biến đổi của nó 1.1.4 Nguyên tắc lịch sử Từ quan niệm phát triển là sự vận động theo chiều hướng đi lên, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch rõ, thực chất của phát triển là sự phát sinh đối tượng mới phù hợp với quy luật tiến hóa và sự diệt vong của đối tượng cũ đã trở nên lỗi thời Điều này làm xuất hiện nên nguyên tắc lịch sử, cụ thể Nguyên tắc này cần xem x攃Āt sự hình thành, tồn tại và phát triển của sự vật hiện tượng vừa trong điều kiện, môi trường, hoàn cảnh vừa trong quá trình lịch sử, vừa ở từng giai đoạn cụ thể của quá trình đó 1.2 Khái niệm hiệu ứng nhà kính là gì? lOMoARcPSD|9242611 6 Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển hấp thụ nhiệt từ tia cực quang Hơi nóng từ mặt trời truyền xuống Trái Đất bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh Cơ cấu hoạt động này không khác nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thật, điều khác biệt là nhà kính (cây trồng) có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên trong để giữ ấm không bị mất qua quá trình đối lưu Hình ảnh mô tả về hiệu ứng nhà kính Một ví dụ về Hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ của không gian bên trong của một nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào Nhờ vào sức ấm này mà cây có thể đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn Ngày nay người ta hiểu khái niệm này rộng hơn, dẫn xuất từ khái niệm này để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển của Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là hiệu ứng nhà kính khí quyển Trong hiệu ứng nhà kính khí quyển, phần được đoán là do tác động của loài người gây ra được gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại (gia tăng) Hiện nay thế k礃ऀ thứ 21 loài người đang phải đối mặt với tình trạng ấm lên do con người gây ra, tuy nhiên vấn đề vẫn đang được tranh cãi, gây ra nhiều tác hại nguy hiểm lOMoARcPSD|9242611 7 1.3 Đặc điểm hiệu ứng nhà kính Hiệu ứng nhà kính có đặc điểm là không khí không thoát được ra ngoài vũ trụ Không khí nóng và độc hại bị giữ lâu trong trái đất bị bao quanh bởi khí quyển và từ đó khiến trái đất nóng lên dần dần Thời tiết thay đổi theo từng ngày, nóng lạnh thất thường, thiên tai lũ lụt diễn ra khắp nơi Những hiện tượng trên dẫn đến rất nhiều hệ quả, nếu không khắc phục sớm thì con người và mọi sinh vật sống sẽ mắc bệnh dần dần và có thể chết đi 1.4 Hiệu ứng nhà kính dưới góc nhìn duy vật biện chứng 1.4.1 Về bản chất Theo lý thuyết duy vật biện chứng, hiệu ứng nhà kính là một kết quả của sự phát triển của kinh tế thị trường và cách thức sản xuất hiện đại Các hoạt động như đốt nhiên liệu hóa thạch, sản xuất và vận chuyển hàng hóa đã dẫn đến tăng lượng khí thải nhà kính trong khí quyển 1.4.2 Về nguyên nhân Hiệu ứng nhà kính ở Việt Nam chủ yếu do hoạt động của con người, bao gồm: Khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch, như than đá, dầu mỏ, khí đốt Nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi và trồng trọt theo phương pháp thâm canh Công nghiệp, đặc biệt là sản xuất điện và sản xuất xi măng Ngoài ra, hiệu ứng nhà kính có cả nguyên nhân tự nhiên bao gồm sự phát thải các khí nhà kính từ các hoạt động của núi lửa, hoạt động của các vi sinh vật trong đất, 1.4.3 Hậu quả Hiệu ứng nhà kính gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm: Nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng lên, dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu Mực nước biển dâng cao, gây ngập lụt ở các vùng ven biển Hạn hán, lũ lụt, bão lũ xảy ra thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn Biến đổi thời tiết thất thường, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản lOMoARcPSD|9242611 8 Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com) lOMoARcPSD|9242611 9 Chương 2 THỰC TRẠNG HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH Ở VIỆT NAM 2.1 Đặc điểm hiệu ứng nhà kính ở Việt Nam Việt Nam đang là một đất nước đang phát triển nên không thể tránh khỏi việc tốc độ đô thị hóa cao, dân số tăng nhanh thì đồng thời k攃Āo theo việc các thành phố lớn phải đối mặt với những thách thức như ô nhiễm môi trường và sự gia tăng khí thải nhà kính ra môi trường bên ngoài Hiện tại các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội đang có tỉ lệ ô nhiễm không khí do bụi mịn, khí thải phương tiện gây ra lớn nhất thế giới Nếu cứ để tình hình như vậy lâu dài thì người dân sẽ mắc các căn bệnh như ho, viêm mũi, viêm phổi và nặng nhất là ung thư phổi Hiện tượng nhà kính còn gây ra sự nóng lên toàn cầu, nhiệt độ tăng cao sẽ gây ra các triệu chứng như khó chịu, khó ngủ, lo lắng, trầm cảm, 2.1.1 Nguyên nhân chủ quan Gây ra hiệu ứng nhà kính ở nước ta là do các nhà máy xí nghiệp thải khí trực tiếp ra môi trường, các phương tiện giao thông,… 2.1.2 Nguyên nhân khách quan Là các nông trại nuôi súc vật như trang trại bò, trâu ,… thì phân của động vật sẽ là một tác động gây nên hiệu ứng nhà kính 2.2 Hậu quả của hiệu ứng nhà kính gây ảnh hưởng tới đời sống 2.2.1 Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước Trong đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cũng như lượng nước ở trên trái đất, gây ra tình trạng thiếu hụt nước uống trong cuộc sống Không đủ nước cho các ngành nông nghiệp (để tưới tiêu, nuôi thủy hải sản…), ngành công nghiệp (cung cấp cho thủy điện…), cho ngành lâm nghiệp (nạn cháy rừng …) 2.2.2 Gây ra các hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái đất Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com) lOMoARcPSD|9242611 10 Cụ thể, hiện tượng biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong các khoảng thời gian có thể xác định và so sánh được Trước đây, hiện tượng này chỉ xuất hiện ở một số khu vực và trong một giai đoạn nhất định do sự biến đổi của tự nhiên gây ra Thế nhưng, sau này dưới sự tác động của con người, hàm lượng phát thải khí CO2 tăng cao (hiệu ứng nhà kính) nên hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn và trên phạm vi toàn cầu 2.2.3 Gây ra hiện tượng cháy rừng tự phát Trái đất nóng lên nhiệt độ cũng thay đổi thất thường theo, lúc này biên độ nhiệt theo đó mà càng ngày càng dao động mạnh lên và luôn giữ ở mức cao Chính vì thế mà nhiệt độ tại những nước nhiệt đới cao sẽ làm cho mùa h攃 khắc nghiệt hơn, do vậy mà hiện tượng cháy rừng diễn ra phổ biến hơn Chương 3 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HIỆU ỪNG HIỆN TƯỢNG NHẦ KÍNH Để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính chúng ta cần có sự chung tay của cộng đồng và chính phủ: 3.1 Sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng: Đây là giải pháp quan trọng nhất để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.Năng lượng từ nguồn hóa thạch đóng góp lớn vào việc phát thải khí nhà kính.Việc thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng các nguồn năng lượng tái tạo là một giải pháp toàn diện.Các nguồn năng lượng như mặt trời,gió và thủy điện không tạo ra khí nhà kính trong quá trình sản xuất.Thực hiện chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang các nguồn tái tạo không chỉ giúp giảm phát thải mà còn thúc đऀy sự bền vững và tích cực đối với môi trường 3.2 Tăng cường trồng cây xanh, bảo vệ rừng: Ngăn chặn việc phá rừng,tích cực tăng cường trồng cây xanh giúp hấp thụ khí carbon dioxide, một trong những khí nhà kính chính Việc tăng cường trồng cây xanh, Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com) lOMoARcPSD|9242611 11 bảo vệ rừng sẽ giúp giảm lượng khí carbon dioxide trong khí quyển Giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường cũng là một nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính Việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường sẽ giúp giảm lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường.Bảo vệ môi trường sống của động vật, duy trì đa dạng sinh học và hấp thụ CO2 3.3 Tối ưu hóa việc các phương tiện di chuyển Các phương tiện như ô tô và xe máy là nguồn chính gây ra khí thải CO2,N2O và khói bụi, đều có tác động nghiêm trọng đến môi trường.Vì vậy,chuyển đổi sang giao thông công cộng và phương tiện giao thông xanh sẽ giảm lượng phát thải và tối ưu hóa sự sử dụng nguồn năng lượng,các loại phương tiện giao thông xanh như xe đạp hoặc đi bộ là một giải pháp có hiệu quả,bằng cách này chúng ta không chỉ giảm lượng khí thải vào môi trường mà còn tạo ra một môi trường di chuyển thân thiện hơn với sức kho攃ऀ và tích cực cho cộng đồng Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com) lOMoARcPSD|9242611 12 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đề tài nghiên cứu về “Hiệu ứng nhà kính ở Việt Nam hiện nay - Tiếp cận từ góc độ duy vật biện chứng” có ý nghĩa vô cùng quan trọng, để hoàn thành nên bài tiểu luận này đó là hiệu ứng nhà kính dưới góc nhìn của duy vật biện chứng là sự tác động của môi trường tự nhiên và nhân tạo với nhau Nhưng do những hoạt động phát thải quá mức của con người đã làm cho môi trường ngày càng trở nên xấu đi và đang đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro Nghiên cứu này đã chỉ rõ chi tiết về nguồn gốc và đặc điểm chính của hiệu ứng nhà kính.Vì vậy điều quan trọng là chúng ta cần thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường thông qua những hành động nhỏ nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu ở mức độ thấp nhất.Việc áp dụng sẽ giảm thiểu sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, giảm chi phí và tạo ra nguồn năng lượng sạch.Bảo vệ môi trường sống của động vật, duy trì đa dạng sinh học và hấp thụ CO2.Về giao thông sẽ giảm kẹt xe, cải thiện chất lượng không khí, và giảm phát thải.Tóm lại biện pháp đã được đề xuất sẽ đóng góp vào việc giảm ô nhiễm môi trường,đảm bảo sự cân bằng và ổn định môi trường sống của chúng ta.Đối mặt với hiệu ứng nhà kính ở Việt Nam đòi hỏi sự hành động mạnh mẽ và sự hợp tác chặt chẽ từ tất cả các bên liên quan Chúng ta cần thực hiện những biện pháp có hiệu quả để bảo vệ môi trường hoàn thiện và tốt đẹp hơn Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com) lOMoARcPSD|9242611 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trường Đại học Lao Động và Xã hội - Cơ sở II, Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb.Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, năm 2021, tr 84, 90, 91, 93, 94 2.https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87u_%E1%BB%A9ng_nh %C3%A0_k%C3%ADnh?fbclid=IwAR1PZX6AzaGiCuFr- 5mNOHhIbIuiNfrTX7Ykef-xvEMlvwqGVy8ApTbfXt4 Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)