1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm thơ trần vạn giã

103 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Thơ Trần Vạn Giã
Tác giả Huỳnh Thị Thu Cúc
Người hướng dẫn TS. Võ Minh Hải, TS. Trần Viết Thiện
Trường học Trường Đại Học Quy Nhơn
Chuyên ngành Văn Học Việt Nam
Thể loại Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn nhà thơ Trần Vạn Giã, người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi tìm hiểu các tài liệu quan trọng, cung cấp cho tôi những tập thơ của ông, trả lời phỏng vấn v

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN HUỲNH THỊ THU CÚC ĐẶC ĐIỂM THƠ TRẦN VẠN GIÃ Ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 8220121 Người hướng dẫn: 1 TS Võ Minh Hải 2 TS Trần Viết Thiện LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ giảng viên hướng dẫn là TS Võ Minh Hải và TS Trần Viết Thiện Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả đề án tốt nghiệp thạc sĩ của mình Bình Định, ngày 05 tháng 12 năm 2023 Học viên Huỳnh Thị Thu Cúc LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài đề án này trước hết tôi xin gửi đến giảng viên hướng dẫn TS Võ Minh Hải, giảng viên chính Trường Đại học Quy Nhơn và TS Trần Viết Thiện, giảng viên chính Trường Đại học Khánh Hoà, những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này lời cảm ơn sâu sắc nhất Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn nhà thơ Trần Vạn Giã, người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi tìm hiểu các tài liệu quan trọng, cung cấp cho tôi những tập thơ của ông, trả lời phỏng vấn và những góp ý chân thành trong suốt quá trình nghiên cứu Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Quy Nhơn, quý thầy cô giáo Phòng Đào tạo Sau đại học, quý thầy cô giáo Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, những người đã truyền thụ kiến thức khoa học giúp tôi từng bước trưởng thành và trang bị những kiến thức vững chắc về Văn học Việt Nam Cuối cùng tôi xin cảm ơn chân thành những người thân, gia đình, bạn bè, Ban Giám hiệu và quý thầy cô giáo Trường THPT Tô Văn Ơn, nơi tôi công tác đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi có thể đạt được kết quả học tập tốt và thực hiện thành công đề án tốt nghiệp thạc sĩ này Tôi xin chân thành cảm ơn! Bình Định, ngày 5 tháng 12 năm 2023 Học viên Huỳnh Thị Thu Cúc MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3 Hướng nghiên cứu và lý thuyết tiếp cận trong đề án 8 4 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu đề án 9 5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu đề án 9 6 Phương pháp nghiên cứu đề án 10 7 Cấu trúc của đề án 11 Chương 1 TRẦN VẠN GIÃ VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO 13 1.1 Trần Vạn Giã – Con người và sự nghiệp 13 1.1.1 Tiểu sử nhà thơ 13 1.1.2 Sự nghiệp sáng tác 14 1.2 Hành trình sáng tạo của Trần Vạn Giã 15 1.2.1 Giai đoạn trước 1975 15 1.2.2 Giai đoạn sau năm 1975 17 1.3 Vị trí của Trần Vạn Giã trong tiến trình thơ hiện đại Khánh Hòa và Nam Trung bộ 18 1.3.1 Nhà thơ tiêu biểu của “Xứ trầm hương” 18 1.3.2 Nhà thơ hiện đại tiêu biểu của vùng văn học Nam Trung bộ 20 Tiểu kết Chương 1 22 Chương 2 THƠ TRẦN VẠN GIÃ NHÌN TỪ CÁI TÔI TRỮ TÌNH, CẢM HỨNG SÁNG TẠO VÀ HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ 23 2.1 Cái tôi trữ tình trong thơ Trần Vạn Giã 23 2.1.1 Cái tôi ưu tư, triết luận 23 2.1.2 Cái tôi cuồng nhiệt, hồ hởi 30 2.2 Cảm hứng sáng tạo trong thơ Trần Vạn Giã 34 2.2.1 Cảm hứng quê hương, xứ sở 34 2.2.2 Cảm hứng đời thường 36 2.2.3 Cảm hứng tôn giáo 37 2.3 Hệ thống chủ đề trong thơ Trần Vạn Giã 38 2.3.1 Chủ đề phản chiến 38 2.3.2 Chủ đề về quê hương xứ sở 42 2.3.3 Chủ đề đề về tình yêu, hôn nhân, gia đình 46 2.3.4 Chủ đề về thời cuộc, thời sự 51 Tiểu kết Chương 2 54 Chương 3 THƠ TRẦN VẠN GIÃ NHÌN TỪ NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU VÀ KHÔNG – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 55 3.1 Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Trần Vạn Giã 55 3.1.1 Những yếu tố truyền thống trong ngôn ngữ thơ 55 3.1.2 Những cách tân trong ngôn ngữ thơ 60 3.2 Giọng điệu nghệ thuật trong thơ Trần Vạn Giã 62 3.2.1 Giọng điệu đối thoại 62 3.2.2 Giọng điệu tâm tình, tha thiết 65 3.3 Không gian - thời gian nghệ thuật trong thơ Trần Vạn Giã 69 3.3.1 Không gian nghệ thuật 69 3.3.2 Thời gian nghệ thuật 72 Tiểu kết Chương 3 77 KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO) 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Khánh Hoà là xứ trầm hương Non cao biển rộng, người thương đi về Yến sào ngon ngọt tình quê Sông sâu đá tạc lời thề nước non” Câu ca dao Khánh Hoà đã khái quát những đặc điểm địa lý tự nhiên, những sản vật tiêu biểu đồng thời cũng nêu được những nét tính cách, đời sống tâm hồn của người dân vùng đất Nam Trung Bộ này: giản dị, phóng khoáng và cũng thật nghĩa tình, thuỷ chung son sắt Trải qua hơn 350 năm hình thành và phát triển, vùng đất Khánh Hoà đã thực sự trở thành một vùng văn hoá tiêu biểu, độc đáo và là một bộ phận của văn hoá Việt Nam Văn hoá truyền thống của vùng đất Khánh Hoà được hình thành dựa trên các điều kiện về địa lý tự nhiên, môi trường sống cùng với các hình thức kinh tế với những ngành nghề truyền thống của địa phương Những phong tục tập quán, sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội,…tạo nên các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của vùng đất nơi đây Trong kho tàng văn hoá truyền thống của xứ sở Trầm Hương, không thể không nhắc đến sự đóng góp của văn học trong đó có thơ ca Sau thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, văn nghệ Khánh Hoà đã được tiếp thêm một sức sống mới, tạo những chuyển biến mới trong đời sống tư tưởng của những người làm công tác văn học ở địa phương Văn học, nghệ thuật Khánh Hoà giai đoạn 1945-1954 ghi dấu ấn với những tên tuổi của Trọng Minh, Võ Văn Sung, Lý Văn Sáu, Giang Nam, Văn Nam,…Văn học Khánh Hoà giai đoạn 1954 -1975 diễn ra rất phong phú và sinh động của tờ báo Gió Mới, các nhóm Sao Việt, Nhân Sinh, Liên Kết…với 2 những tên tuổi tiêu biểu như Trần Vũ Mai, Triệu Phong, Trần Vạn Giã, Lê Ký Thương,… Sau 1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, văn học Khánh Hoà tiếp tục phát triển Cho đến nay, Hội Văn học – Nghệ thuật Khánh Hoà với trên 100 hội viên hoạt động sôi nổi tích cực với hơn hàng chục tác phẩm xuất bản mỗi năm với những tên tuổi như Đào Xuân Quý, Giang Nam, Nguyên Hồ, Đỗ Anh Tịnh, Trần Vũ Mai, Võ Hồng, Thế Vũ, Trần Vạn Giã, Nguyễn Hoàng Thu, Lê Ký Thương, Lê Văn Thiện, Nguyễn Âu Hồng, Nguyễn Gia Nùng, Cao Duy Thảo, Nguyễn Khắc Phục, Đồng Xuân Lan… Trần Vạn Giã là một nhà thơ sống và làm thơ ở cả hai thời kì trước và sau năm 1975, một nhà thơ để lại dấu ấn sâu sắc trong văn học địa phương Khánh Hoà với một số lượng tập thơ ấn tượng (19 tập thơ tính đến thời điểm hiện tại) Thơ Trần Vạn Giã giàu lòng trắc ẩn, yêu thương, đi qua nhiều biến động dữ dội của thời đại với sự tự vận động và tiếp thu những quan niệm của thời đại Với sức viết dồi dào, Trần Vạn Giã đã tạo được một dấu ấn đậm nét và một vị trí quan trọng trong văn học Khánh Hoà từ năm 1954 đến nay Thơ của Trần Vạn Giã đã được đưa vào Sách giáo khoa dạy và học Ngữ văn địa phương cấp Trung học cơ sở của tỉnh Khánh Hoà Là một giáo viên Ngữ văn đang công tác trong ngành Giáo dục & Đào tạo tỉnh Khánh Hoà, tôi lựa chọn đề tài Đặc điểm thơ Trần Vạn Giã với hi vọng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật thơ của Trần Vạn Giã để phục vụ công tác giới thiệu, giảng dạy văn học địa phương cũng như góp phần xác định vị trí của Trần Vạn Giã trong tiến trình văn học địa phương Khánh Hoà và văn học hiện đại Việt Nam 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Văn học Việt Nam dưới chế độ cũ ở miền Nam những năm 1955 - 1975 đã và đang được các nhà phê bình, lý luận đẩy mạnh trong việc tìm hiểu, nghiên cứu trong nhà trường và thực tiễn nghiên cứu văn học Chính vì vậy, thơ Trần Vạn Giã cũng bước đầu được các nhà phê bình nghiên cứu tiếp cận 3 Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều công trình chuyên sâu về thơ Trần Vạn Giã Phần lớn các bài viết về thơ Trần Vạn Giã khai thác ở việc cảm nhận một số phương diện như nghệ thuật, giọng điệu, ngôn từ hoặc nhắc đến ông với mối liên hệ với thơ của các tác giả văn học miền Nam dưới chế độ cũ thời kì 1955 – 1975 “Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước” (1979) của nhóm tác giả Phong Lê, Vũ Tuấn Anh, Tất Thắng, Vân Thanh, Thạch Phương nhắc đến đội ngũ làm thơ đông đảo và sung sức những năm cuối 60 đầu 70 với ý thức sử dụng sáng tác của mình đi sâu quần chúng để phục vụ cho cuộc đấu tranh Những cái tên được nhắc đến đó là Chánh Sử, Hữu Đạo, Đam San, Thiết Sử, Võ Quê, Thái Ngọc San, Tần Hoài Dạ Vũ, Đông Trình, Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Kim Ngân, Tôn Thất Lập, Lê Ký Thương, Lê Gành, Trần Vạn Giã, Tú Vẽ, Đôi Nạng Xứ Dừa, Lê Hồng Nguyên, Ngô Kha, Hoàng Thoại Châu, Phạm Thế Mỹ, Trần Đình Sơn, Cuốc Đỗ Nghê, Phan Viên Hoài, Chinh Văn, Phong Sơn Những sáng tác của họ có sức lay động tâm hồn người đọc, người nghe với chủ đề tố cáo tội ác kẻ thù, quê hương đất nước được thể hiện bằng những hình tượng giàu sức rung động, gợi cảm Đọc thơ của những nhà thơ ấy, ta bắt gặp những nỗi quằn quại, ngột ngạt giữa một cuộc sống tù đọng Trong “Tiếng hát những người đi tới” (1993) (tuyển tập giới thiệu thơ – văn – nhạc – hoạ – báo chí của phong trào sinh viên học sinh miền Nam chống Mỹ 1960 – 1975), Trần Vạn Giã được đưa vào tuyển tập với hai bài thơ “Chuyện vùng bất an” và “ Cũng chuyện vùng bất an” Trần Hữu Tá trong Nhìn lại một chặng đường văn học (2000) đã lưu tâm đến nhà thơ Trần Vạn Giã với tư cách là một trong những thành viên của nhóm Nhân sinh - nhóm tập hợp những các cây bút trẻ có tài Tập san của nhóm đã thể hiện tinh thần chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn khá quyết liệt, vì thế họ bị khủng bố ác liệt Trần Vạn Giã cũng như các cây bút trong nhóm Nhân sinh đã đóng góp tích cực cho báo chí yêu nước tiến bộ xuất bản ở Sài Gòn 4 Tần Hoài Dạ Vũ và Nguyễn Đông Nhật trong “Phác hoạ chân dung một thế hệ” (2007) cũng đã nhắc đến Trần Vạn Giã được nhắc đến là một trong những trí thức yêu nước tiến bộ có đóng góp lớn cho thơ ca yêu nước miền Nam trước năm 1945, khiến cho thơ đấu tranh khởi sắc, được nâng cấp rõ rệt cả về chất và lượng Trước năm 1975, thơ Trần Vạn Giã được in một số bài trên các tạp chí Trình Bày, Đối Diện, Làm Dân, Tiếng Nói, Nhân Sinh với các bài thơ như Chuyện vùng bất an, Cũng chuyện vùng bất an, Bến chờ, Đếm xác hồi hương, Lời tự tình của mẹ, Lòng vẫn thiết tha, Đang chờ Sau năm 1975, thơ của Trần Vạn Giã được đăng trên các tạp chí Thơ của Hội nhà văn Việt Nam; Tạp chí Nha Trang của Hội Văn học nghệ thuật Khánh Hoà; Tuyển tập thơ và văn xuôi (Việt Nam và nước ngoài) Trong bài viết “Văn học thời kì 1945 – 1975 ở thành phố Hồ Chí Minh” (2008) của Vũ Hạnh và Nguyễn Ngọc Phan, nhà thơ Trần Vạn Giã đã được nhắc đến với tinh thần đấu tranh, lòng yêu nước mãnh liệt, sống chết cho quê hương này hưởng được độc lập, tự do, hoà bình Trên Tạp chí Nhà văn - Hội Nhà văn Việt Nam, số 2, với bài viết “Giai điệu trầm quê hương” (2008), Lê Khánh Mai khẳng định: Quê hương là chủ đề nổi bật và xuyên suốt trong thơ Trần Vạn Giã Dù viết về quê hương chìm trong khói lửa chiến tranh hay trong những khung cảnh yên ả, thời bình, thơ ông vẫn tràn đầy cảm xúc trữ tình yêu thương gắn bó, ân nghĩa thuỷ chung và luôn day dứt bởi những kỷ niệm [24, tr.179] Trong bài viết “Hoa trên triền núi” ( 2009) viết trong phần đầu của tập thơ “Đi trong rừng biểu ngữ”, Huỳnh Như Phương đã có những nhận xét về giọng điệu, cũng như chỉ ra về sự vận động trong tư duy của nhà thơ Về giọng điệu, Huỳnh Như Phương khẳng định thơ Trần Vạn Giã những năm thập niên 60 của thế kỉ XX “thiên về giọng tự sự, chất tạo hình rõ hơn chất 5 biểu cảm, đúng hơn là cảm xúc nén lại, ẩn giấu sau bức tranh xã hội” [26] Giáo sư Huỳnh Như Phương trên tạp chí “Kiến thức ngày nay” số Tất niên Canh Dần (2010) với bài viết “Thơ thức tỉnh và hy vọng” viết về sự thức tỉnh của các thế hệ nhà thơ miền Nam đã khẳng định: Thơ của tuổi trẻ dấn thân ở các đô thị miền Nam những năm chống Mỹ là một hiện tượng đặc biệt của văn học sử”, “những năm 1960, ở miền Nam, triết lý về cá nhân được phổ biến khá sâu rộng và có một chỗ đứng không gì sánh được [27, tr25] Các nhà thơ miền Nam khi ấy thường ngợi ca sự cô đơn cũng là điều dễ hiểu trong hoàn cảnh chiến tranh và nhiễu nhương Đó cũng là một sự tất yếu khi con người không thể lý giải và chấp nhận sự áp bức, bất công thì ngay lập tức họ chìm đắm trong cơn mê lịch sử Nhà thơ Trần Vạn Giã đã có một thời gian u sầu như thế Trong thơ ca lúc này ta bắt gặp một nỗi buồn, một “tâm thức bị lưu đày” [27, tr 27] của một người dân đất nước đang bị nô lệ Nhưng cũng từ đó “thơ ca đi đến tâm thức nhập cuộc, đứng ở tuyến đầu của ý thức cộng đồng” [27, tr 27] Trong thơ ca lúc này của tuổi trẻ miền Nam toả vào trang giấy những ước mơ hoà bình, những vần thơ nóng bỏng kêu gọi giữ làng giữ nước, làm nhức nhối tim gan vì nó gợi cho người đọc một nỗi niềm, một ý thức nào đó Đó là tiếng vọng của hồn thiêng sông núi mà thơ ca là một kênh truyền dẫn không bao giờ đứt đoạn Những tác phẩm mà nhà thơ viết trên tạp chí Nhân sinh là sự đồng cảm với những kiếp người nghèo khổ và bầm dập trong cơn lốc bạo tàn oan nghiệt Trần Vạn Giã từng tham gia phong trào phản chiến, đòi hoà bình, chống đôn quân bắt lính và nhiều lần bị bắt, bị cầm tù Chính vì vậy, trong tù hay những chặng đường đày ải, ông làm thơ để nói lên những thống khổ của mình cũng như của những con người bất hạnh Trần Vạn Giã cảm nhận về chiến tranh từ gốc rạ đồng quê, có lúc thơ ông mang một giọng phẫn uất, có lúc lại là giọng trầm buồn thủ thỉ Thơ Trần Vạn Giã trong hoàn cảnh ấy còn

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN