1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiệu quả kinh tế cây quế trên địa bàn huyện văn yên, tỉnh yên bái

70 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Cây Quế Trên Địa Bàn Huyện Văn Yên, Tỉnh Yên Bái
Tác giả Nguyễn Mạnh Cường
Người hướng dẫn PGS.TS. Đỗ Xuân Luận
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 535,99 KB

Nội dung

2.2 Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được hiệu quả sản xuất cây quế trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái - Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất quế của các hộ nông dâ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Xuân Luận

Thái Nguyên, năm 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ các số liệu cũng như kết quả nghiên cứu được trình bày trong bản luận văn thạc sĩ của tôi là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ trong bất kỳ một học vị nào

Tôi xin cam đoan các thông tin được trích dẫn trong luận văn thạc sĩ của tôi đều đảm bảo đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Cường

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm luận văn thạc sĩ vừa qua, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn trân trọng tới ban Giám hiệu nhà trường – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, toàn thể các Thầy Cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Nhà trường và các thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và đồng thời đã tạo rất nhiều điều kiện giúp đỡ tôi có thể hoàn thành luận văn

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Đỗ Xuân Luận đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Qua đây tôi cũng xin cảm ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ phòng nông nghiệp huyện Văn Yên, UBND các xã trên địa bàn huyện, đã nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập và đặc biệt là toàn bộ người dân trên địa bàn xã trong thời gian tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023

Sinh viên

NGUYỄN MẠNH CƯỜNG

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC HÌNH viii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ ix

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu tổng quát 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

3.2.1 Phạm vi không gian 3

3.2.2 Phạm vi thời gian 3

3.2.3 Phạm vi về nội dung: 3

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

4.1 Ý nghĩa khoa học 3

4.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Cơ sở lý luận 5

Trang 5

1.1.1 Một số khái niệm liên quan 5

1.1.2 Đặc điểm, công dụng và kỹ thuật sản xuất quế 9

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả cây trồng nói chung và cây quế nói riêng 12

1.2 Cơ sở thực tiễn 14

1.2.1 Tình hình sản xuất quế trên thế giới và trong nước 14

1.2.2 Bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng quế tại một số

địa phương 16

1.2.3 Bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế cây quế cho huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 19

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương 20

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 20

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 21

2.3 Phương pháp nghiên cứu 23

2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 23

2.3.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 24

2.3.3 Phương pháp phân tích thông tin 24

2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 25

2.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất quế của các hộ điều tra 25

2.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất quế 25

2.4.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế 26

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27

3.1 Đánh giá hiệu quả sản xuất cây quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 27

3.1.2 Tình hình sản xuất quế tại các địa phương điều tra 31

Trang 6

3.2.3 Chi phí sản xuất quế của các hộ được điều tra tại huyện Văn Yên,

tỉnh Yên Bái 39

3.2.4 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất quế của hộ nông dân 43

3.2.5 Tình hình tiêu thụ các sản phẩm của cây quế 44

3.2.6 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và phát triển cây quế 46

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất quế của hộ nông dân trên địa bàn

huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 49

3.3.1 Diện tích đất sản xuất quế 49

3.3.2 Vốn sản xuất 49

3.3.3 Lao động 49

3.3.4 Cơ sở hạ tầng 50

3.3.5 Tập quán canh tác 50

3.3.6 Thị trường tiêu thụ 50

3.3.7 Chính sách liên quan 51

3.4 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất quế của hộ nông dân 51

3.4.1 Giải quyết tốt khâu giống 51

3.4.2 Giải pháp về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân 51

3.4.3 Giải quyết tốt vấn đề vốn vay cho hộ nông dân 52

3.4.4 Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội 53

3.4.5 Giải pháp về công tác khuyến nông 53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 55

2 Đề xuất kiến nghị 56

2.1 Đối với các cấp chính quyền 56

2.2 Đối với hộ nông dân 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2022……… 21

Bảng 3 Sản lượng quế trong năm 2022 của huyện Văn Yên 27

Bảng 3.1 Diện tích quế tại 3 xã điều tra giai đoạn 2020 - 2022 32

Bảng 3.2 Rà soát số hộ trồng quế tại 3 xã điều tra giai đoạn 2020-2022 33

Bảng 3.3 Một số thông tin chung về các hộ điều tra năm 2022 35

Bảng 3.4 Diện tích khai thác, sản lượng và doanh thu gỗ quế của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn năm 2020-2022 37

Bảng 3.5 Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất quế các hộ điều tra 39

Bảng 3.6 Giá trị quế qua từng thời kì thu hoạch trong 15 năm 41

Bảng 3.7 Hiệu quả kinh tế sản xuất quế của các hộ điều tra 43

Bảng 3.8 Tình hình đầu tư chi phí cho 1 ha năm 2022 45

Bảng 3.9 Một số vấn đề khó khăn trong việc sản xuất quế của các hộ (n=90) 48

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ

1 Những thông tin chung

1.1 Họ và tên tác giả: Nguyễn Mạnh Cường

1.2 Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế cây quế trên địa bàn huyện Văn Yên,

tỉnh Yên Bái

1.3 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8 62 01 15

1.4 Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Đỗ Xuân Luận

1.5 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

2 Nội dung bản trích yếu

2.1 Lý do chọn đề tài

Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là một trong những huyện có tiềm năng lớn

về đất lâm nghiệp để phát triển trồng rừng nói riêng và sản xuất lâm nghiệp nói chung, huyện Văn Yên có đủ điều kiện trồng và phát triển toàn bộ cây trồng chủ lực nổi tiếng của huyện chủ yếu là cây quế Cùng với đó cây quế có giá trị lớn góp phần cho công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương cũng như tạo công ăn việc làm cho người dân tộc thiểu số

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được hiệu quả sản xuất cây quế trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất quế của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

- Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sản xuất quế của hộ nông dân trồng quế dân trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong thời gian tới

Trang 11

2.3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin thứ cấp được thu thập từ các văn bản, báo cáo của UBND huyện Văn Yên, từ các công trình, đề tài có liên quan Thông tin sơ cấp được thu thập qua điều tra, khảo sát thực tế tại 3 xã có diện tích trồng quế lớn nhất đại diện cho 3 khu vực phía bắc, phía nam và phía Tây của huyện Văn Yên

- Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được tổng hợp trên phần mềm Microsoft Excel để tính toán sau đó lập bảng biểu đề mô tả các kết quả

2.4 Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được

Luận văn đã đánh giá được hiệu quả sản xuất cây quế trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất quế của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Qua đo đã

đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sản xuất quế của hộ nông dân trồng quế trong thời gian tới

2.5 Kết luận

Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là địa phương có nhiều tiềm năng và thế mạnh về phát triển sản xuất quế Trong những năm qua huyện đã tập trung phát triển sản xuất quế và mang đến hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống cho người nông dân Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được trong sản xuất quế trên địa bàn huyện thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định Trong thời gian tới cần tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu quả việc sản xuất quế của hộ nông dân trồng quế

2.6 Khuyến nghị chính sách

Để nâng cao hiệu quả việc sản xuất quế của hộ nông dân trồng quế trên địa bàn huyện Văn Yên, trong thời gian tới huyện Văn Yên cùng với chính sách các xã cần tăng cường hơn nữa sự quan tâm, chỉ đạo đến công tác sản

Trang 12

xuất quế của người dân Có nhiều chương trình khuyến khích, hỗ trợ người dân sản xuất quế để nâng cao thu nhập và đời sống

Người hướng dẫn khoa học

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cây quế là một cây có giá trị lớn Tại Việt Nam có nhiều địa phương có điều kiện thích hợp về địa hình, đất đai, khí hậu… thích hợp cho cây quế sinh trưởng

và phát triển Thực tế đã cho thấy những địa phương có điều kiện phù hợp khi đẩy mạnh sản xuất cây quế đã mang đến hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân và cải thiện đời sống xã hội, giảm được đói nghèo

Nằm ở phía Bắc của tỉnh Yên Bái, huyện Văn Yên có tổng diện tích đất tự nhiên trên 139.000 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm 75%, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 50% Vùng Quế Văn Yên được hình thành từ lâu đời nay và gắn liền với cuộc sống của người Dao vùng cao Văn Yên, gồm các

xã Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Châu Quế Hạ, Xuân Tầm, Mỏ Vàng, Nà Hẩu, Tân Hợp, Viễn Sơn và Đại Sơn Các xã này nằm trong vùng khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây Quế Văn Yên (UBND huyện Văn Yên, 2022)

Huyện Văn Yên, Tỉnh Yên Bái là một trong những địa phương có tiềm năng lớn về đất lâm nghiệp để phát triển trồng rừng nói riêng và sản xuất lâm nghiệp nói chung Tại đây có điều kiện thích hợp để phát triển nhiều loại cây

có giá trị lớn, trong đó có cây quế Cây quế đã gắn bó với người dân Văn Yên

từ lâu đời và nơi đây cũng được xem là “thủ phủ” của quế với diện tích trồng lớn Tổng diện tích quế trên địa bàn huyện Văn Yên trên 52.000 ha, phân bố ở tất cả các xã,thị trấn, trong đó diện tích quế tập trung 25.357 ha đã được xác lập chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tại 8 xã nằm ở khu vực hữu ngạn sông Hồng bao gồm: xã Phong Dụ Thượng: 1.998 ha, Phong Dụ Hạ: 2.112 ha, Xuân Tầm: 3.371 ha, Châu Quế Hạ: 4.789 ha, Tân Hợp: 2.624 ha, Đại Sơn: 3.168 ha, Viễn Sơn: 2.600 ha, Mỏ Vàng: 4.695 ha

Diện tích quế hữu cơ đạt chứng nhận châu Âu, Mỹ: gần 6.000 ha, trong đó: Công ty Hương gia vị Sơn Hà 2.800 ha, Công ty Olam Việt Nam 1.500 ha,

Trang 14

Công ty Vicimex 600 ha; HTX Bình an, Đại Sơn 1.000 ha (UBND huyện Văn Yên, 2022)

Thấy được hiệu quả từ cây quế mang lại những năm gần đây người dân huyện Văn Yên tiếp tục trồng mới Diện tích trồng quế của huyện ngày càng tăng lên Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề sản xuất quế của các hộ dân Văn Yên vẫn gặp phải những khó khăn nhất định

Để phát triển sản xuất trồng quế cần đánh giá được hiệu quả kinh tế cây quế, phân tích được thực trạng hiện nay, phát hiện ra các vấn đề khó khăn, hạn chế còn tồn tại Để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển cây quế mang lại

thu nhập ổn định cho người dân Vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài “Đánh giá hiệu

quả kinh tế cây quế trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” để làm luận văn

thạc sĩ nhằm mong muốn đóng góp những giải pháp giúp đẩy mạnh hiệu quả kinh

tế cây quế tại địa phương

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất quế trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sản xuất quế trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong thời gian tới

Trang 15

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sản xuất quế của hộ trồng quế trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề có liên quan đến hiệu quả kinh tế cây quế của các hộ nông dân ở xã Đại Sơn, Mỏ Vàng và Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Đáp ứng yêu cầu của công tác nghiên cứu và thực tiễn sản xuất của ngành một cách bền vững từ đó góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện Văn Yên.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Phạm vi không gian

Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

3.2.2 Phạm vi thời gian

- Số liệu thứ cấp: được thu thập và sử dụng giai đoạn 2020-2022

- Sô liệu sơ cấp: được thu thập năm 2022

3.2.3 Phạm vi về nội dung:

Đề tài tập trung tính toán, phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh

tế cây quế trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến hiệu quả cây quế, phản ánh được thực trạng và đánh giá được hiệu quả kinh tế cây quế trên địa bàn huyện Văn Yên Những nghiên cứu được thực hiện là cơ sở phục vụ cho các nghiên cứu sâu hơn và tài liệu tham khảo cho những đối tượng có quan tâm, cho chính quyền địa phương huyện Văn Yên hay các nơi có điều kiện tương tự trong phát triển sản xuất cây quế

Trang 16

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển việc trồng quế trên địa bàn huyện Văn Yên trong những năm tới, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp nông hộ

Trang 17

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1.1 Khái niệm về hộ nông dân

Hộ nông dân là khái niệm được nhắc đến rất phổ biến Trong đó có thể hiểu đơn giản đây là hộ gia đình mà hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp Bên cạnh các hoạt động nông nghiệp thì hộ nông dân có thể còn thực hiện một số hoạt động khác nhưng đó chỉ được xem là các hoạt động phụ Đặc trưng cơ bản của hộ nông dân chính là phương pháp sản xuất của họ chủ yếu dựa vào lao động của gia đình lá chủ yếu, nếu có đi thuê lao động ngoài thì cũng chỉ là tỷ lệ rất nhỏ Hoặc có thể nói theo cách khác, hộ nông dân là hộ mà phương thức kiếm sống chủ yếu là từ ruộng đất và hầu hết sử dụng lao động

gia đình (Mai Văn Xuân, 2010)

1.1.1.2 Đặc điểm của hộ nông dân

- Hộ nông dân tự cung tự cấp hoàn toàn Đó là loại hộ, cả với tư cách là đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng, hầu như không có sự đối thoại với thị trường, nếu có sự đối thoại với thị trường thì cũng chỉ là do nhu cầu bức thiết phải bán bớt sản phẩm tất yếu để đổi lấy các nhu yếu phẩm khác mà cuộc sống buộc phải có

- Hộ nông dân sản xuất hàng hoá nhỏ Tính tự cung tự cấp vẫn chiếm ưu thế trong loại kinh tế hộ nông dân này, cho nên sản xuất lương thực để tồn tại

để đảm bảo an ninh lương thực cho hộ gia đình vẫn là một mục tiêu và nội dung kinh tế cơ bản, hàng đầu của loại hộ nông dân này

- Hộ nông dân sản xuất hàng hoá là chủ yếu Đây là loại hộ nông dân đã hướng mục tiêu sản xuất ra thị trường đồng thời vẫn giữ phần nhỏ tiêu dùng trực tiếp trong hộ như một chiếc “van an toàn” (Mai Văn Xuân, 2010)

Trang 18

1.1.1.3 Hiệu quả kinh tế

* Các quan điểm về hiệu quả kinh tế

Người ta rất thường hay nhắc đến trong sản xuất đó là sản xuất có hiệu quả hay không, sản xuất hiệu quả hay sản xuất kém hiệu quả Vậy hiệu quả kinh tế ở đây được hiểu là gì?

Hiệu quả kinh tế là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và nghiên cứu

Có nhiều quan điểm khác nhau đã được đưa ra về vấn đề này Dưới đây là một

số quan điểm phổ biến nhất:

- Theo quan điểm của Mác thì hiệu quả kinh tế có thể hiểu là phân phối hợp lý và tiết kiệm được thời gian lao động Vận dụng quan điểm của Mác thì nhiều nhà kinh tế học đã phát triển nhiều nhận định về hiệu quả kinh tế, chẳng hạn như đó là sự tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng việc tăng thu nhập quốc dân hay tăng tổng sản phẩm xã hội với một tốc độ cao và điều này nhằm đáp ứng được quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội (dẫn theo Phạm Vân Đình và cộng sự, 1997)

- Theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế học thị trường mà tiêu biểu là Wiliam D Nordhall và là Paul A Samuelson thì hiệu quả kinh tế được hiểu là các lựa chọn kinh tế đều nằm trên đường giới hạn khả năng SX và hiệu quả còn thể hiện là không lãng phí (dẫn theo Đỗ Đình Ca, 2006)

- Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả kinh tế được hiểu là mối quan hệ tương quan giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra Mối quan hệ này được xem xét ở cả hai mặt, bao gồm so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối Điều đó cũng nghĩa là, mối quan hệ giữa kết quả với chi phí đạt được mức tối

ưu thì sẽ được coi là có hiệu quả kinh tế (dẫn theo Phạm Vân Đình và cộng sự, 1997)

+ HQ phân phối (hiệu quả giá) là phương diện trong hoạt động của thị trường nói lên hiệu quả của thị trường trong việc phân bổ sản lượng của nó từ

Trang 19

nhà cung cấp tới người tiêu dùng Chi phí phân phối bao gồm chi phí vận chuyển, bảo quản và bốc dỡ hàng hóa cộng với lãi gộp của nhà phân phối Ngoài ra, nhà cung cấp còn phải chịu chi phí quảng cáo và những chi phí khác

để phân biệt sản phẩm, nhằm tạo ra và duy trì nhu cầu về sản phẩm của họ Như vậy có thể thấy rằng có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh

tế tuy nhiên tựu chung lại thì đây chính là một phạm trù kinh tế Đây cũng là đích mong muốn đạt được của tất cả các ngành sản xuất và của toàn xã hội

* Ý nghĩa

Hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng Hiệu quả kinh tế là thước đo đánh giá cả hoạt động sản xuất kinh doanh để căn cứ vào đó xác định được mức độ thực hiện và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong SXKD

Khi một ngành, lĩnh vực hoạt động có hiệu quả sẽ có tác dụng đóng góp quan trọng và phát triển kinh tế địa phương, khu vực Một số ý nghĩa khác như:

- Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có

- Hiệu quả kinh tế sẽ góp phần quan trọng vào thúc đẩy các tiến bộ KHKT và CN, thực hiện tốt CNH, HĐH

1.1.1.4 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế

* Nội dung

Nội dung của hiệu quả kinh tế trong SXKD có thể được hiểu như sau:

- Là quan hệ so sánh, được đo lường một cách cụ thể trong việc dùng các yếu tố đầu vào của quá trình SX để có thể tạo ra khối lượng SP lớn hơn với sự tăng cao hơn về chất lượng SP Trong đó các yếu tố đầu vào bao gồm vốn, đất đai, lao động, quản lý, KH, KT

- Mối quan hệ giữa đầu vào (chi phí) và đầu ra (sản phẩm) là mối quan hệ luôn tồn tại trong mọi hoạt động SXKD Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra

Trang 20

này được xem xét cho toàn bộ các DN và được xem xét cụ thể cho từng sản phẩm, dịch vụ Từ đó mới xác định được:

+ Loại chi phí nào?

+ Hao phí bao nhiêu?

+ CP có chấp nhận được không?

- Kết quả kinh tế và hiệu quả kinh tế là 2 phạm trù khác nhau, không đồng nhất, không phải là một nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ vô cùng mật thiết Đây được xem là mối liên hệ giữa mặt chất với mặt lượng trong mọi hoạt động SXKD Kết quả sản xuất là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khối lượng, qui mô trong khi đó hiệu quả lại đánh giá được mức độ tương quan giữa chi phí và kết quả đạt được Cần phải căn cứ vào kết quả đạt được và so sánh với chi phí bỏ ra thì mới đánh giá được là hoạt động SXKD có đạt được hiệu quả hay không?

* Bản chất

Về bản chất của hiệu quả kinh tế thì cụ thể như sau:

- Bản chất là tiết kiệm lao động và năng cao năng suất LĐ xã hội Điều này cũng gắn liền với 2 quy luật cơ bản của SX đó là quy luật tiết kiệm thời gian LĐ, quy luật tăng năng suất LĐ

- Đây là thước đo duy nhất về chất lượng của HĐ SXKD Phương án SX

có hiệu quả thì đồng nghĩa là chi phí bỏ ra là thấp nhất nhưng kết quả đạt được

là cao nhất Đây được xem là một phạm trù để đánh giá trình độ SX nhưng lại không phải là cái đích cuối cùng của SX Bởi là không chỉ dừng lại ở việc SX

có hiệu quả mà phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình SXKD để ngày càng đạt được những hiệu quả cao hơn

* Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

Để đánh giá Hiệu quả SXKD cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau đây:

Trang 21

- Cần xác định được mốc so sánh để đánh giá hiệu quả KT trong SXKD Hiệu quả ở đây cần được đánh giá là có đạt không? Cao hay thấp? Tăng hay giảm? Phải có mức so sánh để biết là có đạt được mốc cụ thể hay không?

- Cần phải có mức kế hoạch hoặc định mức để căn cứ vào đó tiến hành so sánh hiệu quả đạt được

- Cần phải xác định được mức hiệu quả trung bình và mức tiên tiến trong ngành để căn cứ vào đó so sánh và biết được hoạt động SXKD hiện nay so với trung bình và tiên tiến của ngành đạt được ở mức nào?

- Cần so sánh hiệu quả so với mức kỳ trước hoặc một kỳ nào đó mà hoạt động SXKD đã thực hiện trước đó để biết hiệu quả ở kỳ hiện tại đạt được ở mức nào?

- Cần so sánh đánh giá với mức hiệu quả thực tế của đơn vị khác, địa phương khác, nước khác hay ngành khác, DN khác để thấy được sự chênh lệch

1.1.2 Đặc điểm, công dụng và kỹ thuật sản xuất quế

1.1.2.1 Đặc điểm cây quế

- Quế là một loại sản phẩm lâm sản ngoài gỗ phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới Trong y học dùng làm thuốc chữa trị các chứng bệnh

về tim mạch, hô hấp và tiêu hóa Trong công nghiệp thực phẩm và hóa mỹ phẩm sử dụng làm gia vị chế biến thức ăn có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm hương liệu trong các sản phẩm cao cấp như rượu, nước hoa, kem dưỡng da,…

- Tại huyện Văn Yên, cây quế là cây trồng có từ lâu đời gắn liền với truyền thống, tập quán, văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Văn Yên, nhất là dân tộc Dao Đỏ Quế là cây trồng chủ lực của huyện Văn Yên, là cây trồng giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng Đây là cây trồng đa lợi ích, cho giá trị kinh tế cao, các sản phẩm Quế trên thị trường

tương đối ổn định

Trang 22

1.1.2.2 Công dụng của quế

- Sử dụng làm gia vị: Gia vị từ quế được sử dụng rất phổ biến mang đến hương vị thơm ngon cho nhiều món ăn

- Sử dụng làm thuốc: Quế rất hiệu quả trong việc chống lại các bệnh lây nhiễm vào mùa lạnh như cảm lạnh hoặc cúm Các đặc tính chống oxy hóa, loại gia vị nhỏ màu nâu này là một nguồn tuyệt vời cung cấp các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như mangan, sắt và canxi Do đó, nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và làm sạch đường hô hấp trong trường hợp bị cảm lạnh Ngoài ra quế còn hỗ trợ điều trị nấm da chân, khử mùi hôi, hỗ trợ giảm cân, tăng cường hiệu suất cho não, kiểm soát lượng đường trong máu …

- Sử dụng làm hương liệu: Tinh dầu quế Là một phần quan trọng không thể thiếu trong các công thức chế biến thực phẩm, bột quế và cây hương quế giúp tạo nên mùi thơm nồng ấm, thu hút cho các món ăn thường ngày hoặc ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm như mì ăn liền, đồ hộp, bánh kẹo, xúc xích,… có thể sử dụng làm hương liệu để sản xuất bánh kẹo, đồ uống và hàng mỹ phẩm cao cấp như rượu, nước giải khát, nước hoa, kem dưỡng da Các sản phẩm chăm sóc cá nhân như kem dưỡng, xà phòng tắm, dầu gội có hương quế không chỉ tạo ra mùi hương dễ chịu, thoải mái mà còn mang lại nhiều hiệu quả làm đẹp vượt trội Ngoài ra, bột vỏ quế hoặc tinh dầu quế còn đươc ̣ sử dụng để sản xuất hương (nhang) đốt trong các dịp lễ hội, tín ngưỡng ở các đền, chùa …

- Sử dụng trong đời sống hàng ngày: Tất cả các phần của cây quế từ cành,

vỏ cho đến thân qua công đoạn sơ chế có thể trở thành những vật dụng gắn với đời sống hàng ngày như: hộp đựng trà, đựng tăm, bộ ấm chén hoặc là các sản phẩm mô hình dùng để trưng bày, trang trí Để làm ra được những sản phẩm chất lượng, đẹp mắt, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của thị trường, những người chế tác đồ thủ công mỹ nghệ từ quế không chỉ cần có bàn tay khéo léo, óc sáng tạo mà còn phải có kinh nghiệm lựa chọn, xử lý nguyên liệu Người thợ thủ công phải lựa chọn nguyên liệu là những cây quế giá, có tuổi đời từ 15

Trang 23

năm trở lên và có lượng tinh dầu cao Mỗi sản phẩm sẽ được cắt mẫu, dùng keo gắn kết các khoảng hở và trải qua các khâu mài giũa, khắc chạm để tạo nên hình dạng và công năng riêng hết sức kỳ công và tinh tế Máy móc chỉ hỗ trợ được một phần, phần còn lại đòi hỏi những người thợ ngoài sự sáng tạo phải hết sức tỉ

mỉ, cẩn thận để tạo nên giá trị của những sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cây quế

1.1.2.3 Kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác

Kỹ Thuật trồng

- Bầu quế giống được từ 9 tháng tuổi (chiều cao 25 cm trở lên) có thể đêm trồng Mật độ trồng theo quy định tại quyết định số 14/QĐ-BNN, ngày 5/1/2022 của Bộ Nông nghiệp quy định mật độ tối đa 6.666 cây/ha (khoảng cách 1x1,5m) Thực tế tại địa phương người dân trồng từ 10.000-12.000 cây/

ha (khoảng cách 1x1m) Đào hố có kích thước 30x30x30 cm, bón lót bằng

phân vi sinh hoặc NPK (0,1kg/hố)

- Thời vụ trồng: + Vụ xuân: từ tháng 1-3 hàng năm;

+ Vụ thu: từ tháng 7-10 hàng năm

- Hàng năm diện tích quế trồng mới và trồng vào diện tích đã khai thác từ 2.000-2.500 ha/ năm (năm 2021 đạt 2.881 ha), trong đó chủ yếu là trồng lại sau khai thác

Chăm sóc

- Quế sau khi trồng, trong 3 năm đầu sẽ được làm cỏ, vun gốc, trồng dặm, (2 lần/ năm) cần lưu ý làm cỏ vừa phải để có khả năng che bóng và giữ độ ẩm cho cây quế

- Từ năm thứ 4 trở đi, bắt đầu tỉa thưa dần, với lượng tỉa thưa khoảng 30% mỗi lần tỉa để cây có đủ ánh sáng phát triển

25-Khai Thác

- Thời vụ khai thác vỏ quế chính có 2 vụ trong năm (vụ 3 và vụ 8) tương đương với các tháng trong năm

Trang 24

* Chế biến quế

Có trên 300 doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh tham gia Trên địa bàn huyện có 11 nhà máy sản xuất trưng cất tinh dầu quế Sản lượng dầu đạt 300 tấn/năm Toàn huyện có 9 Hợp tác xã và trên 100 cơ sở chế biến gỗ, sản lượng

gỗ quế chế biến đạt 50.800 m3/năm

+ Sản xuất thủ công mỹ nghệ từ quế: hiện nay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ vỏ quế, tinh dầu, gỗ quế rất đa dạng và phong phú với trên 20 loại như hộp quà quế, túi thơm, tinh dầu treo xe, lọ tăm, lọ hoa, lọ trà, đèn ngủ, tranh quế, ấm chén quế, điếu quế Ngoài ra còn các sản phẩm chế biến tiểu thủ công nghiệp từ quế như trà quế, hương nhang quế, nước lau sàn, rửa chén

từ quế

* Bảo quản sản phẩm quế

Sau khi phơi khô, xếp vỏ quế ngay ngắn trong thùng hay bó trong các túi nilon Không để vỏ quế bị gãy vỡ sẽ làm giảm chất lượng quế

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả cây trồng nói chung và cây quế nói riêng

Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả cây trồng nói chung và cây quế nói riêng bao gồm khá nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố cơ bản nhất sau đây: Diện tích đất sản xuất, Vốn sản xuất, Lao động, Cơ sở hạ tầng, Tập quán canh tác, Thị trường tiêu thụ và Chính sách liên quan Cụ thể mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này chi tiết như sau:

1.1.3.1 Diện tích đất SX

Diện tích đất sản xuất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển theo chiều rộng đối với phát triển cây trồng nói chung và cây quế nói riêng Để phát triển sản xuất cây trồng thì điều kiện cơ bản và đầu tiên là phải có đất sản xuất Đặc điểm đất đai cũng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển cây quế Đất đai với điều kiện thổ nhưỡng phù hợp sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt Ngược lại nếu đất đai khô cằn, thiếu dinh dưỡng, độ dốc quá cao thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cây trồng Hiện nay diện tích đất trồng

Trang 25

của Việt Nam vẫn còn khá lớn, các địa phương cần đẩy mạnh quy hoạch sử dụng đất sao cho phù hợp và hiệu quả nhất Cần có quy hoạch diện tích cụ thể cho phát triển cây quế tại các địa phương có điều kiện thuận lợi và phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng này

1.1.3.2 Vốn sản xuất

Vốn sản xuất cũng là yếu tố hết sức quan trọng và không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Muốn sản xuất bất kỳ cái gì, trồng loại cây nào đều cần phải có một lượng vốn nhất định Đây cũng chính là lý do mà tại sao các hộ nghèo lại gặp khó khăn trong phát triển kinh tế bởi họ thiếu vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh Hiện nay nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ và

ưu đãi về vốn để khuyến khích người dân tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế

1.1.3.3 Lao động

Lao động cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển cây trồng nói chung và cây quế nói riêng Địa phương nào có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất thì sẽ có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương Bên cạnh đó, trình độ lao động cũng rất quan trọng Lao động có trình độ cao sẽ thường tạo ra kết quả lao động sản xuất tốt hơn so với lao động trình độ thấp

1.1.3.4 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng nhiều nhất đến khâu tiêu thụ, vận chuyển và phát triển mở rộng sản xuất Cơ sở hạ tầng được xây dựng đầy đủ, phát triển thì sẽ tạo thuận lợi cho giao thương, có nhiều tiềm năng để đẩy mạnh phát triển sản xuất các loại cây trồng nói chung và cây quế nói riêng Ngược lại nếu địa phương còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng thì sẽ khiến cho quá trình sản xuất, tiêu thụ gặp nhiều thách thức

1.1.3.5 Tập quán canh tác

Tập quán canh tác cũng có nhiều ảnh hưởng nhất định đến việc phát triển cây trồng Bà con đồng bào thường có tập quán canh tác riêng và họ thường

Trang 26

đúc rút, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình canh tác Nhờ kinh nghiệm có được mà họ có được những giải pháp canh tác sao cho phù hợp và hiệu quả Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu tập quán canh tác lạc hậu thì

sẽ lại là yếu tố cản trở sự phát triển sản xuất kinh doanh

1.1.3.6 Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển các loại cây trồng nói chung và cây quế nói riêng Đây chính là bài toán đặt ra cho phát triển sản xuất kinh doanh Phải có thị trường tiêu thụ thì mới giải quyết được đầu ra của sản phẩm Nếu không mở rộng được thị trường khi đó đầu ra không giải quyết được thì sẽ không thể đẩy mạnh phát triển sản xuất được

1.1.3.7 Chính sách liên quan

Các chính sách của Nhà nước và địa phương ảnh hưởng rất lớn đến phát triển cây trồng nói chung và cây quế nói riêng Các chính sách góp phần tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi để các tác nhân tham gia vào phát triển kinh tế, tăng gia sản xuất, mở rộng sản xuất và tiêu thụ cây trồng

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình sản xuất quế trên thế giới và trong nước

1.2.1.1 Tình hình sản xuất quế trên thế giới

Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam và Srilanka là 4 quốc gia sản xuất quế lớn nhất thế giới, trong đó Indonesia đạt sản lượng 89.000 tấn, Trung Quốc 82.000 tấn, Việt Nam đứng thứ 3 toàn cầu về sản lượng quế với 41.000 tấn, Srilanka đạt 24.000 tấn Về thị trường tiêu thụ, 3 quốc gia nhập khẩu quế nhiều nhất thế giới là Ấn Độ với gần 32.000 tấn mỗi năm; Hoa Kỳ hơn 28.000 tấn và Đức nhập hơn 20.000 tấn (Chu Khôi, 2022)

1.2.1.2 Tình hình phát triển, sản xuất quế ở Việt Nam

Việt Nam đứng thứ 3 toàn cầu về sản lượng quế, với 41.000 tấn mỗi năm Giá quế xuất khẩu của Việt Nam cao nhất so với các nước đối thủ trồng quế

Trang 27

Tuy nhiên, diện tích trồng quế tăng quá nhanh những năm qua, đang khiến nhiều nông dân trồng quế và doanh nghiệp xuất khẩu quế lo ngại rằng trong

tương lai có thể rủi ro nếu cung vượt cầu

Nhận định tại hội thảo “Định hướng phát triển quế bền vững” do Trung tâm Phát triển kinh tế nông thôn (CRED) phối hợp với Hiệp hội Thụy Sĩ vì sự hợp tác quốc tế tại Việt Nam (Helvetas) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái tổ chức ngày 11/5/2022 tại Yên Bái, các đại biểu cho rằng

sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 10 năm qua cho thấy ngành quế nước ta đang phát triển quá “nóng” Tổng sản lượng quế toàn cầu hàng năm vào khoảng 242.000 tấn, tổng thương mại xuất khẩu 154.000 tấn, tiêu dùng nội địa 87.000 tấn (Chu Khôi, 2022)

Năm 2021, giá quế xuất khẩu bình quân của Việt Nam khoảng 4 USD/kg, đây là mức giá cao nhất trong các quốc gia trồng quế chủ lực, cao hơn khi so sánh với Trung Quốc, Indonesia, và Srilanka Đức cũng là quốc gia xuất khẩu nhiều sản phẩm quế, với giá bán bình quân lên tới 7 USD/kg, nhưng nước này chủ yếu nhập khẩu quế thô nguyên liệu đem chế biến rồi tái xuất khẩu, nên giá quế xuất khẩu của Đức cao hơn nước ta bởi đó là giá sản phẩm đã chế biến sâu Trong khi quế xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu xuất thô

Về tình hình chế biến, hiện nay, hầu hết các nhà máy chế biến vỏ quế mua trực tiếp từ người thu gom và thực hiện cả sơ chế thô (sàng lọc, phân loại, bóc

vỏ và sấy khô) và chế biến tinh Giá trị xuất khẩu quế của Việt Nam năm 2020 đạt 245,4 triệu USD, năm 2021 đạt khoảng 274 triệu USD, năm 2022 giá trị xuất khẩu quế đạt khoảng 276 triệu USD, tăng gần 2% so với năm 2021 Thị trường chủ yếu của quế Việt Nam là Ấn Độ và Mỹ Bên cạnh đó, Việt Nam còn hưởng lợi từ nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định VPA/FLEGT (Chu Khôi, 2022)

Trang 28

1.2.2 Bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng quế tại một số địa phương

1.2.2.1 Kinh nghiệm thực tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Quế là một trong 10 cây trồng chủ lực của tỉnh Yên Bái, với tổng diện tích trên 80.000 ha, tập trung tại các huyện: Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Văn Chấn Bình quân mỗi năm, nhà nông Yên Bái khai thác sản lượng đạt trên 22.000 tấn vỏ khô, trên 86.000 tấn cành lá tinh chế ra 600 tấn tinh dầu quế Bên cạnh đó còn cho sản lượng trên 70.000 m3 gỗ quế các loại Bình quân giá trị thu lợi từ cây quế toàn tỉnh đạt trên 1.000 tỷ đồng - con số không nhỏ ở một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Yên Bái

Tuy không phải "thủ phủ" của cây quế như huyện Văn Yên, nhưng trong những năm gần đây, việc phát triển mạnh cây quế đã mang lại cuộc sống khá giả, giàu có hơn cho người dân Trấn Yên khi mà mỗi năm cây quế mang lại thu nhập hàng chục tỷ đồng

Hiện nay, huyện Trấn Yên đã phát triển trên 18.000 ha quế, bình quân mỗi năm trồng và khai thác trên 1.000 ha, sản lượng quế vỏ khô đạt 4.000 tấn Diện tích, sản lượng không lớn, do đó Trấn Yên tập trung vào sản xuất quế sạch, quế an toàn, thân thiện với môi trường và lấy giá trị kinh tế trên mỗi héc-

ta canh tác làm thước đo Dù người dân đã khá thuần thục và gắn bó với nghề trồng quế, nhưng sản xuất quế sạch, quế hữu cơ, quế an toàn thì còn mới lạ Nhưng đây cũng là cách, là cơ hội, là động lực để người trồng quế Trấn Yên không chỉ nâng cao giá trị mà còn nâng cao vị thế, nâng tầm thương hiệu quế trên thị trường trong nước và quốc tế Đến hôm nay, sản xuất quế sạch, quế hữu cơ Trấn Yên luôn là địa phương đi đầu, nhờ vậy chất lượng quế được nâng cao bởi chất lượng và hàm lượng tinh dầu cao Hết năm 2021, toàn huyện đã

có 8.000 ha quế sản xuất theo hướng quế sạch, quế hữu cơ, trong đó có trên 2.200 ha đạt chuẩn quốc tế Trồng quế theo phương pháp hữu cơ đã mang lại

Trang 29

giá trị kinh tế cao, thu nhập ổn định và chắc chắn sẽ là cây làm giàu cho người dân địa phương Trấn Yên

Bên cạnh đó, quế còn là cây đa lợi ích, góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái, giữ đất, giữ nước ở vùng núi dốc, bảo tồn và phát triển nguồn gen quý của cây bản địa Quế được trồng nhiều ở các xã: Kiên Thành 2.779 ha; Hồng Ca 2.526 ha; Y Can 2.166 ha; Lương Thịnh 2.221 ha; Tân Đồng trên 2.000 ha… Ngoài việc chọn giống quế chuẩn có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, cây sạch bệnh thì trong quá trình trồng, chăm sóc đã được áp dụng phương pháp canh tác đặc biệt, đó là không phun thuốc trừ cỏ mà tiến hành phát cỏ, không bón phân hóa học khi cây quế từ 4 - 5 tuổi trở lên, đặc biệt là không tỉa cành để đảm bảo lượng tinh dầu cao; trồng mật độ dày, khi quế đã được 4 - 5 tuổi tiến hành tỉa thưa để lại những cây to, khỏe chăm sóc làm quế vỏ nhưng không tỉa cành, lá và quế được từ 7 - 10 năm mới tiến hành thu hoạch toàn bộ Toàn bộ sản phẩm quế vỏ bóc từ những nương, đồi ở xã Đào Thịnh và các vùng phụ cận đều được Hợp tác xã (HTX) Quế Hồi Đào Thịnh thu mua hết với giá cao hơn thị trường từ 2.000 - 5.000 đồng/kg Diện tích quế phát triển cũng kéo theo các cơ sở, công ty, doanh nghiệp, nhà máy chế biến phát triển Trên địa bàn huyện Trấn Yên hiện có trên 20 cơ sở chưng cất tinh dầu quế và sơ chế quế vỏ

Tiêu biểu nhất phải nói đến HTX Quế Hồi Đào Thịnh với 20 thành viên liên doanh, liên kết với hàng trăm hộ dân trên địa bàn xây dựng vùng nguyên liệu trên 700 ha Bình quân mỗi tháng, HTX thu mua trên dưới 100 tấn quế tươi, đảm bảo mua hết sản lượng quế vỏ hữu cơ cho người dân và giá luôn cao hơn giá thị trường HTX đang sơ chế với 12 sản phẩm quế các loại như quế bột, quế tăm, quế điếu thuốc, tinh dầu quế… Bên cạnh đó, HTX còn xây dựng nhà máy sản xuất quế hữu cơ với công suất trên 100 tấn quế/tháng, sản phẩm đều đảm bảo chất lượng và xuất khẩu sang thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản… với sản lượng trên 2.000 tấn/năm Sản xuất quế hữu cơ là một

Trang 30

hướng đi phù hợp với xu thế phát triển hiện nay, góp phần nâng cao giá trị kinh

tế và xây dựng thương hiệu quế Trấn Yên vươn xa Huyện đã và đang phấn đấu nâng diện tích sản xuất quế hữu cơ lên trên 10.000 ha và đưa cây quế trở thành một ngành kinh tế chủ lực của địa phương (Thanh Phúc, 2022)

Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ huyện Trấn Yên:

Thứ nhất, Đảng bộ và chính quyền xác định quế là cây trồng chủ lực của

huyện, từ đó thống nhất chỉ đạo sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị

Thứ hai, tăng cường phối hợp với các công ty, các nhà khoa học, các đơn

vị có chuyên môn mở các lớp tập huấn, giám sát quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch của các hộ trong vùng nguyên liệu, thường xuyên lấy mẫu để kiểm tra kịp thời phát hiện các chỉ số chất lượng

Thứ ba, đổi mới phương thức canh tác, tận dụng các phụ phẩm nông

nghiệp kết hợp men vi sinh làm phân bón, sử dụng thảm thực vật để tạo độ ẩm,

độ xốp và sự mầu mỡ cho đất

1.2.2.1 Kinh nghiệm thực tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương phù hợp, cây quế được xác định là một trong những cây trồng chủ lực để phát triển lâm nghiệp tại huyện vùng cao Võ Nhai Hiện nay, huyên Võ Nhai đang đang thực hiện một số cơ chế khuyến khích, hỗ trợ bà con nông dân mở rộng diện tích trồng quế trên địa bàn, với mục tiêu đạt 1.000ha vào năm 2030 Một số bài học kinh nghiệm rút ra

để nâng cao hiệu quả kinh tế từ sản xuất quế trên địa bàn huyện Võ Nhai, như:

Thứ nhất, bởi đây là cây trồng có thể thu được thành phẩm từ vỏ cây,

thân gỗ và cả lá, nên thực hiện thu hoạch tỉa thưa trong thời gian ngắn để tận

dụng các sản phẩm từ quế và đem lại thu nhập cho người dân

Thứ hai, kết hợp vừa đầu tư thâm canh vừa mở rộng diện tích phù hợp với điều kiện của hộ dân

Thứ ba, tăng cường các chính sách hỗ trợ người dân trồng quế trên địa bàn

Trang 31

1.2.3 Bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế cây quế cho huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Một là, xác định và kiên định phát triển cây quế theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học nâng cao chất lượng sản phẩm quế và xây dựng thương hiệu sản phẩm “Quế Văn Yên” đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu

Hai là, tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, các nhà khoa học, thường xuyên cải tiến quy trình kỹ thuật, đầu tư chế biến sâu các sản phẩm từ quế, góp phần gia tăng gia trị cho sản phẩm

Thứ ba, xây dựng các cơ chế, chính sánh hỗ trợ, khuyến khích người dân đầu tư phát triển sản phẩm quế cả về quy mô và chất lượng sản phẩm

Trang 32

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Văn Yên là huyện vùng núi của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm tỉnh lỵ 40

km về phía bắc, có:

- Phía Đông giáp huyện Lục Yên, Yên Bình;

- Phía Tây giáp huyện Văn Chấn;

- Phía Nam giáp huyện Trấn Yên

- Phía Bắc giáp huyện Văn Bàn, huyện Bảo Yên – tỉnh Lao Cai

Huyện Văn Yên có toạ độ địa lý từ 21º50’30’’ đến 22º12’ vĩ độ Bắc; từ 104º23’ đến 104º30’ kinh độ Đông

Trải qua nhiều lần tách nhập, thay đổi về địa danh, địa giới các đơn vị hành chính của huyện Đến nay, huyện Văn Yên có 25 đơn vị hành chính cấp

xã, gồm 24 xã và 01 thị trấn là: Lang Thíp, Lâm Giang, Châu Quế Thượng, Châu Quế Hạ, An Bình, Quang Minh, Đông An, Đông Cuông, Phong Dụ Hạ, Mậu Đông, Ngòi A, Xuân Tầm, Tân Hợp, An Thịnh, Yên Thái, Phong Dụ Thượng, Yên Hợp, Đại Sơn, Đại Phác, Yên Phú, Xuân Ái, Viễn Sơn, Mỏ Vàng, Nà Hẩu và Thị trấn Mậu A

2.1.1.2 Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất:

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 139.008 ha, trong đó:

- Nhóm đất nông nghiệp là 130.227,54 ha (chiếm 93,68% tổng diện tích

tự nhiên của huyện);

Trang 33

- Đất sản xuất nông nghiệp 26.398 ha (chiếm 18,99% tổng diện tích tự nhiên của huyện);

- Đất lâm nghiệp 103.564 ha (chiếm 74,50% tổng diện tích tự nhiên của huyện);

- Đất chuyên dùng 2.483 ha, đất ở 934 ha (chiếm 6,31% tổng diện tích tự nhiên của huyện)

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2022

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 26.398 18,99 1.2 Đất lâm nghiệp 103.564 74,50 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 265,54 0,19

3 Đất phi nông nghiệp khác 5.363 3,86

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Văn Yên, 2022)

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Điều kiện kinh tế

Kinh tế huyện Văn Yên phát triển khá toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 24,3% năm 2021 xuống còn 23,9% năm 2022; tỷ trọng ngành công nghiệp, xây

Trang 34

dựng tăng từ 36,9% năm 2021 lên 37,2% năm 2022; tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ tăng từ 38,8% năm 2021 lên 38,9% năm 2022 Thu nhập bình quân đầu người đạt 58 triệu đồng; các nguồn lực xã hội được khai thác và sử dụng hiệu quả, an ninh quốc phòng được đảm bảo, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong năm 2022

Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2022 trên địa bàn huyện đạt 59.098/56.800 tấn, bằng 104% kế hoạch (trong đó, sản lượng thóc đạt 33.738 tấn, bằng 103,5% kế hoạch, sản lượng ngô đạt 23.360 tấn, bằng 104,8% kế hoạch) Năm 2022, toàn huyện có tổng số 361 cơ sở chăn nuôi và 11 tổ hợp tác được tỉnh phê duyệt hỗ trợ, qua triển khai thực hiện đã có 349/361 cơ sở và 11

tổ hợp tác đủ điều kiện nghiệm thu, giải ngân hỗ trợ với số tiền 8.730 triệu đồng Trong năm 2022, huyện có thêm 11 sản phẩm OCOP mới, nâng tổng số sản phẩm OCOP toàn huyện lên 38 sản phẩm (trong đó có 02 sản phẩm đạt 4 sao) Đến nay, huyện đã có 103 sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc sản của huyện (trong đó có 31 sản phẩm OCOP) được đưa lên 02 sàn thương mại điện

tử Postmart.vn, Voso.vn Diện tích trồng mới đạt 3.133/3.065 ha, bằng 102,2%

kế hoạch

2.1.2.2 Điều kiện xã hội

Dân số trung bình toàn huyện là 129.059 người, với 34.323 hộ, mật độ dân số trung bình 92,8 người/km2 Toàn huyện có 24 xã, 1 thị trấn, trong đó có

10 xã đặc biệt khó khăn, huyện có 172 thôn, tổ dân phố

Công tác xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, các ngành, địa phương đã tập trung cao độ, huy động tối đa các nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới đối với các xã trong lộ trình thực hiện năm 2022 (Kết quả: có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Châu Quế Thượng, Xuân Tầm, Phong Dụ Hạ; riêng xã Đại Sơn đã được tỉnh thẩm định, hiện đang chờ quyết định công nhận), 02 xã nông thôn mới nâng cao (An Thịnh, Yên Hợp) và 01 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu (Đông

Trang 35

Cuông); lũy kế huyện có 18 xã nông thôn mới, 3 xã nông thôn mới nâng cao, 1

xã nông thôn mới kiểu mẫu Đồng thời, huyện đã xét công nhận được 07 thôn đạt thôn nông thôn mới, 12 thôn đạt nông thôn mới kiểu mẫu

2.2 Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến hiệu quả kinh tế của cây quế; nghiên cứu,

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây quế trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái;

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đến việc xuất quế của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất quế của hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1.1 Thông tin thứ cấp

Tài liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn được thu thập từ các báo cáo, tài liệu do huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cung cấp liên quan đến số liệu chung của huyện về kinh tế, xã hội; báo cáo trồng quế, các tài liệu được tổng hợp từ các nguồn tham khảo như sách, báo, tạp chí, giáo trình… giúp phục vụ

cho quá trình nghiên cứu

2.3.1.2 Thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát thực tế các hộ trồng quế trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái bằng cách sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp một số hộ

Nội dung của phiếu bao gồm những thông tin cơ bản khái quát về hộ điều tra; Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ quế, những khó khăn mà hộ sản xuất gặp phải khi sản xuất quế

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w