1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chế độ báo áp thấp nhiệt đới, báo lũ

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chế Độ Báo Áp Thấp Nhiệt Đới, Báo Lũ
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 141,41 KB
File đính kèm TOT lesson-Lang Chanh-Jan08.zip (125 KB)

Nội dung

1. ¸p thÊp nhiÖt ®íi : a. Tin ATN§ : Khi t©m ¸p thÊp nhiÖt ®íi cßn c¸ch ®iÓm gÇn nhÊt thuéc bê biÓn ®Êt liÒn n−íc ta trªn 500km hoÆc khi tõ 300km ®Õn 500km nh−ng ch−a cã kh¶ n¨ng di chuyÓn vÒ n−íc ta th× ph¸t tin ¸p thÊp nhiÖt ®íi. b. T×m ¸p thÊp nhiÖt ®íi gÇn bê : Khi vÞ trÝ t©m ¸p th¸p nhiÖt ®íi c¸ch ®iÓm gÇn nhÊt trªn ®Êt liÒn bê biÓn n−íc ta d−íi 300km hoÆc tõ 300km ®Õn 500km nh−ng cã ¶nh h−ëng trùc tiÕp ®Õn n−íc ta trong 24 giê tíi th× ph¸t triÓn ¸p th¸p nhiÖt ®íi gÇn bê

Trang 1

chế độ báo áp thấp nhiệt đới, báo lũ

I Phát tin:

1 áp thấp nhiệt đới :

a Tin ATNĐ :

Khi tâm áp thấp nhiệt đới còn cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta trên 500km hoặc khi từ 300km đến 500km nhưng chưa có khả năng di

chuyển về nước ta thì phát tin "áp thấp nhiệt đới"

b Tìm áp thấp nhiệt đới gần bờ :

Khi vị trí tâm áp tháp nhiệt đới cách điểm gần nhất trên đất liền bờ biển nước ta dưới 300km hoặc từ 300km đến 500km nhưng có ảnh hưởng trực tiếp

đến nước ta trong 24 giờ tới thì phát triển "áp tháp nhiệt đới" gần bờ

c Tin cuối cùng về áp thấp nhiệt đới :

Khi áp thấp nhiệt đới đã tan không còn khả năng ảnh hưởng đến nước ta thì

phát "Tin cuối cùng về ATNNĐ"

2 Báo bão :

a Tin báo b∙o theo dõi :

Khi bão còn hoạt động ở phía đông của kinh tuyến 1200 đông, có khả năng

di chuyển vào biển đông trong 24 h tới

b Tin b∙o xa : Khi tâm bão đã vượt qua kinh tuyến 1200 đông và cách bờ biển gần nhất trên đất liền trên 1000km hoặc từ 500km đến 1000km nhưng chưa

có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta

c Tin b∙o gần :

Khi tâm bão cách điểm gần nhất trên đất liền nước ta từ 500km đến 1000km hoặc từ 300km đến 500km Nhưng chưa có khả năng di chuyển về phía

đất liền nước ta

d Tin b∙o khẩn cấp :

- Khi tâm bão còn cách đất liền dưới 300km hoặc từ 300km đến 500km và

có khả năng di chuyển vào đất liền nước ta trong 24 giờ tới

- Bão đổ bộ vào đất liền nhưng vẫn có gió từ C8 trở lên và có ảnh hưởng

đến nước ta trong 24 giờ tới

Trang 2

e Tin cuối cùng về cơn b∙o :

Khi bão đã tan hoặc bão không còn khả năng ảnh hưởng đến nước ta

3 Báo lũ :

a Thông báo lũ : Khi mực nước lũ trong sông có khả năng lên mức báo

động 3 thì phát tin "Thông báo lũ"

b Thông báo lũ khẩn cấp :

Khi mực nước lũ trong sông trên mức báo động 3 và có khả năng tiếp tục

lên cao thì phát "Thông báo lũ khẩn cấp"

Trang 3

II Tín hiệu báo ATNĐ, b∙o, lũ :

1 Tín hiệu báo ATNĐ, bão, lũ bằng đèn

a Tín hiệu b∙o lũ :

Báo động số 1

Một đèn nhấp nháy mầu xanh

Mực nước trên khu vực khống chế đạt mức báo động 1

Báo động số 2

Hai đèn nhấp nháy mầu xanh

Mực nước trên khu vực khống chế đạt mức báo động 2

Báo động số 3

Ba đèn nhấp nháy mầu xanh

Mực nước trên khu vực khống chế đạt mức báo động 3

Trang 4

b Tín hiệu báo ATNĐ và b∙o

a Tín hiệu b∙o lũ :

Tín hiệu Hình dạng tín hiệu ý nghĩa của từng loại tín hiệu

Tín hiệu

số 1

Một đèn nhấp nháy mầu đỏ

Đang có áp thấp nhiệt đới trên

biển đông

Tín hiệu

số 2

Hai đèn nhấp nháy mầu đỏ

Đang có áp thấp nhiệt đới trên

biển đông

Trang 5

2 Tín hiệu bắn pháo hiệu báo ATNĐ & Bão :

+ Khi có tin bão xa bắn 9 phát pháp hiệu mầm xanh, chia làm 3 lần, mỗi

lần bắn cách nhau 3 phút, giờ bắn từ 19h 30 đến 20h 00 phút , 4h 30đến 5h00

+ Khi có tin bão gần : Bắn 9 phát pháo hiệu chia làm 3 lần, mỗi lần 3 phát

(02 phát đỏ và 1 phát màu xanh) mỗi lần cách nhau 3 phút

Giờ bắn từ 19h 30 đến 20h00, 22h30 đến 23h00, 4h30 đến 5h

+ Khi có tin áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc tìn bão khẩn cấp bán 9 phát hiệu

màu đỏ chia 3 lần mỗi lần 3 phát cách nhau 3 phút mỗi lần

Giờ bắn từ 19h 30 đến 20 giờ 00, 22h 30 phút đến 23 giờ 00, 0h30 đến 1

giờ, từ 4h 30 đến 5 giờ

III bảng phân cấp lượng mưa :

Cấp mưa Tổng lượng mưa trong 24h

Mưa nhỏ Khoảng từ 1mm - 5mm Mưa Khoảng từ 65 - 15mm Mưa vừa Khoảng từ 16mm - 50mm Mưa to Khoảng từ 51 - 100mm Mưa rất to Trên 100mm

V Danh sách một số sông chính được thông báo lũ :

Mực nước (m)

ở cấp báo động

TT Tên sông Trạm thuỷ văn

Thời gian

dự kiến

1 Hồng Hà Nội 9,5 10,5 11,5 24h - 36h - 48h

2 Đà Hoà Bình 21 22 23 12h - 24h

3 Thao Yên Bái

Phú Thọ

30 17,5

31 18,2

32 18,9

12h - 24h

4 Lô Tuyên Quang

Vụ Quang

22 18,3

24 19,5

26 20,5

12h - 24h

5 Thái Bình Phà Dại 3,5 4,5 5,5 24h - 36h

6 Cầu Đáp Cầu 3,8 4,8 5,8 12h - 24h

7 Thương Phủ Lạng Thương 3,8 4,8 5,8 12h - 24h

8 Lục Nam Lục Nam 3,8 4,8 5,8 12h - 24h

9 Hoằng Long Bến Đế 3 3,5 4,0 12h - 24h

11 Cả Nam Đàn 5,4 6,9 7,9 24h

12 La Linh Cảm 4,0 5,0 6,0 12h - 24h

13 Gianh Mai Hoá 3,0 5,0 6,0 6h - 12h

14 Hương Huế 0,5 1,5 3,0 6h - 12h

15 Thu Bồn Câu Lâu 2,1 3,1 3,7 12h - 24h

16 Trà Khúc Trà Khúc 2,7 4,2 5,7 6h - 12h

17 Côn Tân An 5,5 6,5 7,5 12h - 24h

18 Đà Nẵng Tuy Hoà 2,0 2,8 3,5 12h - 24h

19 Tiền Tân Châu 3,0 3,6 4,2 5 ngày

20 Hậu Châu Đốc 2,5 3,0 3,5 5 ngày

Trang 6

Kế hoạch tổ chức thực hành đánh giá rủi ro

thảm hoạ dựa vào cộng đồng

1 Thời gian thực hiện đánh giá ở mỗi xã là 2 ngày

2 Thời gian tập trung tại huyện 1 ngày

Thành phần gồm các tập huấn viên của 5 xã đã được TOT (có thể thêm các tình nguyện viên) Nội dung : - Triển khai các nội dung đi đánh gí rủi ro tại thực địa

- Chuẩn bị câu hỏi

- Chuẩn bị các biểu bảng

- Đi Tiên Chau làm việc với chính quyền địa phương

(Dự kiến đi Tiên Châu đầu tiên)

3 Lịch cụ thể tiến hành tại xã như sau :

Sáng Họp dân lần 1 :

1 Thời gian tổ chức : 1/2 ngày

2 Thành phần :

+ 10 học viên đã được tập huấn tại xã

+ 15 người dân địa phương gồm : Các cụ có kinh nghiệm

trong PNTH; những người sống ở vùng có nguy cơ cao

(nên có tỷ lệ nam, nữ phù hợp)

+ 10 cán bộ xã

+ Giám sát

+ Hướng dẫn viên

+ Nhóm tập huấn viên TOT

3 Địa điểm : Tại UBND xã hoặc trường học ở khu trung

tâm xã

4 Nội dung :

- Đại diện lãnh đạo xã đọc báo cáo tình hình thiên tai tại

địa phương; cách phòng tránh và các đề xuất, kiến nghị

- Nhóm đánh giá báo cáo mục đích, yêu cầu đợt đánh giá

- Nhóm đánh giá chia nhóm trong hội nghị để thảo luận

các nội dung :

+ Thảo luận đóng góp về lịch sử sử thảm tại địa phương

+ Thảo luận và bổ sung vào bản đồ hiểm hoạ của địa

phương (đợt tập huấn trước đây đã làm)

+ Làm lịch theo mùa của địa phương

Cây vấn đề, xếp hạng rủi ro

Họp dân lần 2 :

1 Thời gian : 1/2 ngày

2 Thành phần và địa điểm tổ chức : Như lần 1

3 Nội dung :

- Nhóm đánh giá báo cáo kết quả tổng hợp các thông tin thu thập được

và xin ý kiến điều chỉnh thông tin chưa tin cậy

- Hội nghị đóng góp, sửa đổi

- Xác định các vấn đề hiện nay người dân đang cần quan tâm có liên quan

đến thảm hoạ/thiên tai

- Xếp hạng các rủi ro cần quan tâm

đó

- Xây dựng bản kế hoạch phòng chống bão lụt năm 2008 của xã

Chiều Nhóm đánh giá chia thành hai nhóm tiến hành khảo sát

trực tiếp và phỏng vấn các hộ dân

chính quyền địa phương

Trang 7

Hiểu biến tổng quan về b∙o, lụt

và thiên tai ở nước ta

Chương I

Giải thích từ ngữ

1 Lụt là hiện tượng nước ngập vượt quá mức bình thường, ảnh hưởng đến

sản xuất và đời sống

2 Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao, có vận tốc dòng chảy lớn

3 Lũ quét là lũ xảy ra bất ngờ, dòng chảy xiết, lên nhanh, xuống nhanh,

sức tàn phá lớn

4 áp thấp nhiệt đới là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh cấp 6

đến cấp 7 và có thể có gió giật

5 Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên

và có thể có gió giật Bão từ cấp 10 đến cấp 11 được gọi là bão mạnh ; từ cấp 12 trở lên được gọi là bão rất mạnh

6 Lốc là luồng gió xoáy có sức gió mạnh tương đương với sức gió của bão

nhưng được hình thành và tan trong thời gian ngắn với phạm vi hoạt động trong không gian hẹp từ vai km2 đến vài chục km2.

7 Nước dâng là hiện tượng nước biển dâng cao hơn mực nước triều bình

thường do ảnh hưởng của bão

8 Sạt lở đất là hiện tượng đất sạt, trượt từ trên cao xuống

9 Hạn hán là hiện tượng thiếu nước một cách nghiêm trọng trong một thời

gian dài

10 Sóng thần là sóng biển có chu kỳ dài, lan truyền với tốc độ lớn Sóng

thần do chấn động ở đáy đại dương gây ra

11 Động đất là sự rung động mặt đất, được tạo ra bởi các dịch chuyển đột

ngộ của các khối địa chất trong lòng đất, các vụ nổ núi lửa, các vụ trượt lở đất, sụp đổ hang động

Trang 8

Tài liệu tập huấn nâng cao cho tập huấn viên PNTH

Phương pháp trình bày Những thuận lợi khi sử dụng pp này :

* Bạn có thể hướng tất cả học viên đến một nội dung Bạn hoàn toàn có thể kiếm soát được cả nội dung và trình tự của thông tin đưa ra

* Bạn có thể chuyển tài một khối lượng thông tin lớn trong một thời gian ngắn

* Bạn có thể kiểm soát được lịch học hay thời gian dành cho các chủ đề một cách dễ dàng

* Phần lớn các THV quen và cảm thấy thoải mái với pp này

* Bạn có thể sử dụng pp này với một nhóm đông học viên

* Bạn có thể sử dụng pp này khi bạn bị hạn chế về phương tiện giảng dạy

Những bất lợi của pp này

* Dễ rơi vào tình trạng giao tiếp 1 chiều, học viên thường xuyên bị động, ít tư duy

* Bài giảng có thể trở nên nhàm chán nếu bạn trình bày lâu và không có sự tham gia của học viên

* PP này không phù hợp với việc dạy các môn thực hành như : Kỹ năng

Đặc điểm của một bài trình bày tốt :

* Mục tiêu của bài trình phải rõ ràng và dễ hiểu

* Chủ đề và ngôn ngữ sử dụng trong bài trình bày phải phù hợp với trình độ

và kiến thức học viên

* Bài trình bày có cả phần giới thiệu và tóm tắt

* Tốc độ trình bày vừa phải, không nhanh quá hay chậm quá

* Học viên ở trong môi tường dễ chịu, tất cả đều nhìn thấy, nghe thấy bạn

* Luôn sử dụng câu hỏi để kiểm tra xem học viên có hiểu không

Trang 9

Phương pháp trình diễn

Những thuận lợi khi sử dụng pp này :

* Bạn khơi gợi cách học bằng cách lắng nghe và quan sát

* Bạn có thể làm học viên quan tâm

* Bạn có thểm kiểm soát tốc độ và dễ dàng thay đổi nó cho phù hợp với nhu cầu học viên Bạn có thể trình diễn thao tác nhiều lần nếu cần

* Học viên có cơ hội thử trình diễn lại dưới sự giám sát của bạn, vì vậy họ

sẽ nhớ bài lâu

Những bất lợi của pp này :

* Trình diễn phải hết sức chính xác, vì vậy bạn phải tổ chức và chuẩn bị chu đáo

* PP này chỉ hiệu quả với một nhóm nhỏ, với nhóm lớn sẽ rất khó cho học viên quan sát

Đặc điểm của một bài trình diễn tốt:

* Trước khi trình diễn phải cung cấp thông tin cần thiết cho học viên

* Bạn chỉ dẫn qua toàn bộ quá trình rồi thực hiện từng bước một

* Trình diễn với tốc độ vừa phải, đủ chậm để học viên không bỏ sót các điểm quan trọng Nhấn mạnh vào các thủ thuật đặc biệt để làm công việc được tốt

* Khi trình diễn, bạn nói với học viên chứ không phải với các dụng cụ, giải thích các thuật ngữ nếu có

* Tất cả học viên phải nhìn thấy bạn

* Bạn đưa ra tiêu chuẩn từng bước và nhấn mạnh cách thực hiện việc an toàn

* Sử dụng những dụng cụ sẵn có hoặc học viên có thể tìm thấy

* Đặt câu hỏi trong quá trình diễn để học viên theo kịp các bước

* Quan sát thái độ học viên để xem họ có theo kịp quá trình không

* Sửa lỗi học viên khi học thử làm lại quá trình

Trang 10

Phương pháp thảo luận nhóm

Những thuận lợi khi sử dụng pp này :

* Bạn có thể tạo cơ hội cho học viên tham gia và vì vậy, làm họ quan tâm và cuốn hút vào quá trình tập huấn

* Bạn có thể huy động được nhiều kinh nghiệm, khả năng và kiến thức khác nhau của các thành viên trong lớp

* Nếu bạn chuẩn bị kỹ càng và tổ chức hoạt động thảo luận nhóm tốt, nó có thể là động cơ học tập tốt cho cả lớp, tạo điều kiện cho học viên chia sẽ kinh nghiệm, giúp học tự tin , thoải mái và nhớ bài lâu

* Bạn có thể quan sát mức độ tiếp thu của học viên

Những bất lợi pp này :

* Thảo luận nhóm có thể biến thành một cuộc tranh cãi vô bổ nếu nó không

được tổ chức và kiểm soát đầy đủ

* Một vài học viên cóthể ở vị trí lấn át trong cuộc thảo luận

* Bạn có thể sử dụng thảo luận nhóm với một nhóm các THV không lớn lắm, tối đa là 7 nhóm

* Thảo luận nhóm thường mất thời gian và thường thì các điểm quan trọng lại gây khó hiểu và bị bỏ qua

* Đòi hỏi giảng viên có kỹ năng tốt : quan sát, hỗ trợ, tổ chức…

Đặc điểm của một hoạt động thảo luận nhóm tốt :

* Hoạt động thảo luận nhóm bắt đầu với một lời giới thiệu về mục đích và mục tiêu của cuộc thảo luận

* Tất cả mọi thành viên trong nhóm phải tham gia vào hoạt động, không có tình trạng một hay hai thành viên lấn át cuộc thảo luận

* Cuộc thảo luận phải đi theo một hướng đã xác định, không sa đà đi qua xa chủ đề của cuộc thảo luận

* Nên chia thời gian cho các phần khác nhau của cuộc thảo luận hợp lý

* Cuối cùng bạn nên tóm tắt ý chính và liên hệ nó tới bài học cũ hay bài sẽ học

Trang 11

Phương pháp đóng vai

Những ưu điểm khi sử dụng pp này :

* Cuốn hút mọi học viên cùng tham gia

* Kích thích sự sáng tạo

* Bản thân học viên trải nghiệm và rút ra kinh nghiệm, vì thế họ nhớ rất lâu

* Giảng viên dễ thấy được mặt mạnh và mặt yếu của từng học viên

* Học viên chia sẽ kinh nghiệm với nhau

* Học viên dễ nhận ra vấn đề

Những hạn chế của pp này :

* Khung thời gian cũng như không gian hạn chế

* Đòi hỏi kỹ năng hướng dẫn của giảng viên phải tốt và đa dạng (cần nhiều kinh nghiệm thực tế)

* Học viên có thể ngại, không dám thể hiện, không tự nhiên và vì thế hiệu quả không cao

Đặc điểm của một bài đóng vai tốt :

* Thời gian và không gian phù hợp với bài tập phân vai

* Giảng viên chuẩn bị kỹ nội dung (kịch bản)

* Giảng viên có kiến thức và kinh nghiệm

* Phải có phần phản hồi sau khi đóng vai để rút ra thông điệp

* Thiết bị, phương tiện nên đơn giản

Trang 12

Phương pháp bài giảng cách đoạn

Những thuận lợi khi sử dụng pp này :

* Cung cấp nhiều thông tin cho số lượng học viên đông

* ít tốn kém

* Phối hợp được nhiều phương pháp, vì thế lôi cuốn học viên tham gia

* Tạo mối quan hệ giữa học viên và giảng viên

* Có phản hồi, vì thế đánh giá được mức độ tiếp thu của học viên , củng cố kiến thức sau mỗi bài giảng

Những bất lợi của pp này :

* Không phù hợp lắm cho việc đào tạo kỹ năng và thái độ

* Một số học viên có thể thụ động

* Đòi hỏi giảng viên có kỹ năng quản lý lớp học tốt, chuẩn bị kỹ các hoạt

động hỗ trợ

Đặc điểm của một bài giảng cách đoạn tốt

* Kết hợp nhuần nhuyễn và hợp lý nhiều hoạt động khác nhau nhằm phát huy tối đa sự tham gia của học viên

* Lựa chọn được các phương pháp thích hợp cho mỗi nội dung, đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các phần

* Giảng viên linh hoạt trong xử lý thông tin và hỗ trợ các hoạt động

Trang 13

Phương pháp động n∙o

Những thuận lợi khi sử dụng pp này

* Học viên là trung tâm, tất cả có vai trò bình đẳng

* Thu thập thông tin để giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn nhất

* Phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên

* Thu được nhiều ý tưởng sáng tạo mang tính bột phát

* áp dụng được với nhiều nhóm đối tượng

* Không tốn kém về phương tiện giảng dạy

Những bất lợi của pp này :

* Giảng viên khó chủ động với một số tình huống bất ngời xảy ra

* Có thể có quá nhiều thông tin làm giảng viên khó chọn lọc và đánh giá

* Đòi hỏi giảng viên có kỹ năng phân tích, đánh giá và chọn lọc ý kiến tốt, biét hướng dẫn nhóm

Đặc điểm của một hoạt động đông não tốt :

* Đưa ra mục đích, yêu cầu cũng như hướng dẫn cụ thể, rõ ràng

* Cử thư ký ghi chép để dễ dàng điều khiển hoạt động

* Biết lựa chọn các câu hỏi hay hoặc vấn đề phù hợp cho động não

* Giảng viên có thái độ cởi mở, thoải mái, động viên, khích lệ

* Giảng viên không đưa ra nhận xét sớm

* Thu được nhiều ý kiến hay trong một thời gian ngắn

Trang 14

Phương pháp phân tích trường hợp cụ thể

Những thuận lợi khi sử dụng pp này :

* Phân tích trường hợp cụ thể đòi hỏi sự tham gia tích cực của học viên vì vậy nó tạo hứng thú nhất là khi trường hợp cụ thể liên quan đến công việc thực tế của học viên

* Bạn có thể quan sát xem học viên có tiếp thu được hay không

* Phân tích trường hợp cụ thể giúp học viên phát triển kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, khuyến khích tính chủ động

* Phân tích trường hợp cụ thể tạo điều kiện cho học viên vận dụng kiến thức sẵn có, đồng thời áp dụng kiến thức, kỹ năng mới

Những bất lợi của pp này :

* Việc chuẩn bị các trường hợp có chất lượng để đưa ra pân tích khá khó và mất thời gian

* Khó có được thông tin chính xác và cập nhật

* Việc phân tích trường hợp cụ thể thường mất thời gian

* Khó quản lý nhóm thảo luận vì dễ gây tranh cãi : Có nhiều lĩnh vực mới lạ đòi hòi THV phải có kinh nghiệm mới hỗ trợ và tổng kết được

* Có thể có những trường hợp động chạm đến cá nhân

Đặc điểm phân tích trường hợp tốt :

* Các ca phân tích trường hợp có các dữ kiện cần thiết và không làm học viên thấy khó hiểu

* Các ca phân tích cụ thể phải phác hoạ các hoàn cảnh thực tế và liên quan

ít nhiều đến học viên

* Các vấn đề trong ca phải được đưa ra một cách cụ thể

* Các sự kiện trong ca phải được đưa ra theo một trình tự thời gian dễ hiểu

* Các ca phân tích trường hợp cần miêu tả cho học sinh mối quan hệ quan trọng của các cá nhân trong trường hợp đó

Ngày đăng: 25/03/2024, 08:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w