Thông quanhững tiết học thầy cô giáo sẽ giúp học sinh chiếm lĩnh được những kiến thức,biết thêm được nhiều điều hay; hơn nữa, hiện nay trong CT GDPT2018, hướngđến phát triển năng lực và
ỨNG DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Ở MÔN TIẾNG VIỆT 1 Người thực hiện: Dương Thị Trang I Lí do chọn đề tài Tiểu học là bậc học đầu tiên được xem là nền tảng của các cấp học sau này, là cơ sở ban đầu để hình thành và phát triển về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng, kiến thức cơ bản của con người Việt Nam Vì vậy, việc giúp trẻ phát triển một cách toàn diện là nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học hiện nay Bởi thế, là người giáo dục trẻ, chúng ta cần hiểu được trẻ cần gì và giúp trẻ đạt được mục đích của giáo dục bằng con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất Thông qua những tiết học thầy cô giáo sẽ giúp học sinh chiếm lĩnh được những kiến thức, biết thêm được nhiều điều hay; hơn nữa, hiện nay trong CT GDPT2018, hướng đến phát triển năng lực và phẩm chất của người học Ở giai đoạn 6 tuổi, các em bắt đầu làm quen với môi trường học tập mới, chuyển từ chế độ vui chơi sang học tập, cơ thể chưa thích nghi nên sẽ rất khó khăn trong các hoạt động học tập và rèn luyện tại lớp Ở đây các em bắt đầu được học cách giao tiếp bằng cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua chương trình môn Tiếng Việt 1; Trong một tiết Tiếng Việt có 4 hoạt động chính trong đó hoạt động khởi động là hoạt động đầu tiên của mỗi bài học mới Khởi động bài học thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng gây sự tập trung, chú ý, lôi cuốn học sinh vào bài một cách nhẹ nhàng và hấp dẫn Thông qua khởi động, các em có cơ hội làm quen với các thuật ngữ, từ khóa ngay đầu bài học, nhằm kích thích sự tò mò, ham muốn, hứng thú để học sinh tích cực tham gia vào phần hình thành kiến thức mới Sau nhiều năm giảng dạy lớp 1, đúc kết ra được sự mới mẻ của vấn đề nên bản thân tôi xin được chia sẻ biện pháp: “ Ứng dụng một số trò chơi tích cực trong hoạt động khởi động ở môn tiếng Việt 1” II Các biện pháp thực hiện 1 Ứng dụng một số kĩ thuật dạy học vào việc thiết kế trò chơi a Kĩ mảnh ghép: là sự kết hợp giữa cá nhân trong nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ được giao Ví dụ: Khi dạy Bài 74 “oa - oe” (trang 160, Tiếng Việt 1, tập 1), tôi đã tổ chức cho các em khởi động bằng trò chơi “Mảnh ghép” như sau: - Chuẩn bị: Máy tính kết nối Ti vi, 4 mảnh ghép, 4 câu hỏi - Phổ biến luật chơi: Cả lớp hoạt động nhóm đôi, cùng thảo luận tham gia mở mảnh ghép Mỗi nhóm học sinh có quyền lựa chọn 01 mảnh ghép Mỗi mảnh ghép tương ứng với 01 câu hỏi Trả lời đúng thì mảnh ghép sẽ được lật mở; trả lời chưa đúng nhóm bạn khác sẽ dành quyền trả lời - Tiến hành trò chơi: (khoảng 3 phút) + Mảnh ghép 1: Tiếng nào sau đây chứa vần ương? (sương) + Mảnh ghép 2 Em hãy đọc từ: con vượn + Mảnh ghép 3: Tìm tiếng có chứa vần ươn trong câu “Đàn chim bay lượn trên bầu trời” (lượn) + Mảnh ghép 4: Quan sát hình, nêu từ chỉ sự vật trong tranh (con đường) Sau khi mở hết 04 mảnh ghép, bức tranh của bài mới cũng được hoàn chỉnh; từ đó giáo viên dẫn dắt, giới thiệu về bức tranh, học sinh nêu nội dung và rút câu mẫu có chứa các vần “oa - oe ” sẽ học Qua hình thức chơi này, các em rất ham thích và khắc sâu được kiến thức của bài đã học Học sinh không những ôn lại được kiến thức bài trước mà còn góp phần gợi ý thông tin cho học sinh tìm hiểu nội dung phần nhận biết thông qua kĩ năng quan sát, nghe, từ đó phát huy được năng lực ngôn ngữ, giao tiếp của học sinh; đồng thời tăng sự hứng thú, tò mò của học sinh ngay đầu tiết học Kĩ thuật này có thể linh động áp dụng được nhiều bài học b Kĩ thuật khăn trải bàn: là sự kết hợp của nhiều cá nhân để cùng hoàn thành nhiệm vụ chung được giao nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh, phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với nhau Ví dụ: Khi dạy bài 76 oan oăn oăt để củng cố lại kiến thức cũ ở bài 77 oai uê uy tôi đã tổ chức cho các em khởi động bằng trò chơi ứng dụng kĩ thuật khăn trải bàn như sau: - Phổ biến luật chơi: Các em làm việc theo nhóm 4, mỗi nhóm sẽ được nhận 1 tờ giấy a3, mỗi cá nhân sẽ viết đáp án của mình vào một góc của mảnh giấy, sau đó tổ trưởng và thư ký tổng hợp, nêu đáp án trước lớp Trong cùng một thời gian nhất định, tổ nào nếu được nhiều đáp án đúng nhất sẽ là tổ dành chiến thắng - Tiến hành trò chơi: Khoảng 5 phút - Yêu cầu đề bài: Hãy tìm cái tiếng, từ có chứa các vần oai, uê uy Qua hình thức chơi này các em được làm việc cá nhân thông qua hình thức hợp tác với nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung, nên bắt buộc mỗi HS đều phải động não suy nghĩ và làm việc, giúp các em nắm được kiến thức bài cũ; luyện thêm kĩ năng viết chính tả Và có một tâm thế sẵn sàng để đi vào bài học mới c Kĩ thuật tia chớp: là sự làm việc cá nhân nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các cá nhân học sinh lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp) Ví dụ: Khi dạy bài 17 G g Gi gi tôi sẽ tổ chức phần khởi động như sau: đưa ra một số, tiếng, từ, câu có chứa các nội dung có liên quan đến bài cũ và tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi theo hình thức cá nhân - Phổ biến luật chơi: Mỗi yêu cầu sẽ được chiếu trên màn hình ti vi, mỗi cá nhân phải suy nghĩ và tìm đáp án thật nhanh để trả lời bằng cách dơ tay, ai nhanh nhất và trả lời đúng được nhiều câu hỏi nhất sẽ là người chiến thắng Qua trò chơi này bắt buộc mỗi cá nhân tự thân vận động và đặc biệt phải thật nhanh và chính xác, nhằm kích thích tư duy và khơi dậy lại kiến thức cũ cho các em 2 Ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế trò chơi Công nghệ thông tin là một công cụ rất tiện ích trong quá trình dạy học, vừa giúp học sinh kích thích giác quan, tiết kiệm thời gian, làm cho các hoạt động học phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc hơn Ví dụ: Khi tổ chức phần khởi động của bài 50: Ôn tập và kể chuyện tôi đã thiết kế trò chơi như sau: - Trò chơi có tên: Cuộc đua kì thú - Luật chơi: Mỗi tổ sẽ là một đội cùng trên một chuyến xe có mang tên các con vật để tham gia đua cùng các đội ở tổ khác Mỗi trạm đua xe dừng lại sẽ có một câu hỏi tương ứng với nội dung bài, mỗi thành viên trong tổ lần lượt trả lời các câu hỏi ở trạm đua Nếu trả lời đúng, xe được đi tiếp, nếu trả lời sai sẽ trả lời lại trong lượt đua tiếp theo và xe không được di chuyển Đội nào về đích đầu tiên sẽ mở được nội dung của bài đọc Qua trò chơi, giúp học sinh hứng thú, chủ động tham gia trò chơi, vừa củng cố được kiến thức cũ, đồng thời tiếp cận luôn kiến thức mới ở phần Đọc ở bài mới * Ngoài ra còn có thể khai thác, thiết kế thêm một số trò chơi khác: chiếc nón kì diệu, ô chữ bí mật, hái quả, ong tìm mật giáo viên linh động ứng dụng cho phù hợp với mục đích hoạt động