1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thông tin dòng họ vũ võ việt nam xuân giáp thìn 2024

144 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thông Tin Dòng Họ Vũ - Võ Việt Nam
Tác giả Hội Đồng Dòng Họ Vũ - Võ Việt Nam
Người hướng dẫn GS. TSKH. NGND. VŨ MINH GIANG, CN Báo Chí. VŨ HỒNG DƯƠNG, TS. VŨ VĂN VIỆT, NGƯT. VŨ NGỌC HÒA, VŨ TUẤN ANH, VŨ THÀNH, VŨ HỮU CHÍNH, VŨ QUANG BÌNH
Trường học Nhà Xuất Bản Hà Nội
Thể loại Thông Tin
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 17,9 MB

Nội dung

Ông thường nói, người được một ngày nuôi cha mẹ, làm quan dẫu có tới Tam công Thái sư, Thái phó, Thái bảo cũng không bằng nên mặc dù tài cao, học ĐỨC THẦN TỔ VŨ HỒN Vũ Quốc ÁiBan Quản lý

Trang 3

THÔNG TIN DÒNG HỌ

VŨ - VÕ VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI

Trang 4

GS TSKH NGND VŨ MINH GIANG

Chủ tịch HĐDH Vũ - Võ Việt Nam

Trưởng ban Biên tập:

CN Báo chí VŨ HỒNG DƯƠNG

Trưởng ban Thông tin Truyền thông HĐDH Vũ - Võ Việt Nam

Phó trưởng ban Biên tập:

Ảnh bìa 1: Đoàn đại biểu HĐDH Vũ - Võ Việt Nam và các tỉnh thành, dâng hương

nhân ngày huý nhật 1170 năm Đức Thần tổ

Trang 6

Bà con Vũ - Võ cả nước và ở

nhiều nơi trên thế giới thờ phụng Vũ Hồn như một vị

Tổ biểu tượng cho dòng họ Vũ - Võ

Ông là một nhân vật lịch sử được kính

ngưỡng trước hết là do tấm gương đạo

đức sáng ngời về lòng hiếu thảo, tình

yêu thương nhân ái với học trò và công lao xây dựng quê hương, hết lòng giúp

đỡ bà con làng xóm

Ông thường nói, người được một ngày nuôi cha mẹ, làm quan dẫu có tới Tam công (Thái sư, Thái phó, Thái bảo) cũng không bằng nên mặc dù tài cao, học

ĐỨC THẦN TỔ VŨ HỒN

Vũ Quốc Ái

Ban Quản lý di tích Mộ Trạch

Đoàn đại biểu HĐDH Vũ - Võ Việt Nam và các tỉnh, thành phố

do GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang dẫn đầu, dâng hương tại lăng mộ Đức Thần tổ

Trang 7

rộng, đường quan lộ thênh thang nhưng

khi mới 39 tuổi Vũ Hồn đã từ quan về trí sĩ,

thực chất là để có điều kiện phụng dưỡng

mẹ già Ông cho khai cơ lập ấp ở trang

Khả Mộ, (nay là làng Mộ Trạch) dựng nhà

làm nơi phụng dưỡng mẹ già và khuyên

bảo nhân dân chuyên làm điều lợi trừ việc

hại Dân làng đều có lễ nghĩa, nhà nhà giàu

thịnh Dân đều chịu ơn đó và coi ông thân

thiết như cha mẹ

Sau khi ông qua đời, dân làng coi ông là

phúc thần, tôn làm Thành hoàng Từ đấy về

sau đền thờ ông và nơi an táng, dân gọi là

Mả Thần, trở thành nơi linh ứng Các triều

đại đế vương về đều có sắc phong thêm

mỹ tự và tôn Thành hoàng Đại vương, làng

Mộ Trạch thành Thượng đẳng thần Hiện tại đền thờ còn lưu giữ được 12 đạo sắc phong Đáng lưu ý là dưới triều Trần, khi tướng quân Vũ Nạp trong trận chặn địch ở sông Giá, buộc quân Nguyên Mông phải

đi vào trận địa Bạch Đằng, chuẩn bị cho những trận đánh quyết định, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã cho cầu đảo bách thần phù giúp Khi bình được quân Nguyên Mông vua Trần Nhân Tông đã sắc phong Thành hoàng Vũ Hồn làm Thượng đẳng thần và thêm mỹ tự là Thông minh, Tuệ trí, Hùng kiệt, Trác vĩ (nghĩa là vị thần

ở bậc thượng đẳng có trí tuệ thông minh, phẩm chất hùng kiệt và tâm hồn rộng mở) Đến thời Lê Sơ, hiền tài được coi là

Ông Vũ Quốc Ái - Phó Ban quản lý Di tích, đọc Trúc văn kỷ niệm 1170 năm ngày húy nhật Đức Thần tổ Vũ Hồn

Trang 8

nguyên khí quốc gia, có nhiều trí thức họ

Vũ có công giúp nước, triều đình đã cấp

Đặc biệt dưới thời Tây Sơn, ngay năm

đầu tiên lên ngôi Hoàng đế, vừa mới đại

phá quân Thanh, vua Quang Trung đã tặng

sắc gia phong cho Thần Vũ Hồn 8 mỹ tự là

Di trạch, Nghiên cổ, Hoằng dụ, Phổ khánh

(nghĩa là ơn Thượng đẳng thần truyền lại

ân trạch, cuộc sống tốt đẹp, giàu có và hạnh phúc)

Vũ Hồn là nhân vật lịch sử văn hoá được dân làng Mộ Trạch tôn thờ làm Thành hoàng nhờ công lao khai cơ lập ấp, mở trường dạy học, nêu cao tấm gương đạo đức để lại truyền thống nhân hậu, trí tuệ cho các thế hệ Vũ - Võ mai sau Mộ Trạch

là làng khoa bảng nổi tiếng và đền thờ Vũ Hồn đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia Vũ Hồn là người được bà con dòng họ Vũ - Võ kính ngưỡng tôn xưng làm Thần tổ

Chủ tịch HĐDH Vũ - Võ Việt Nam Vũ Minh Giang và các đại biểu

làm lễ dâng hương tại Từ đường Đức Thần tổ

Trang 9

V ương triều Mạc tồn tại

trong lịch sử gần 66 năm (1527 - 1592), tuy nhiên tư liệu về thời kỳ này không có

nhiều, thế nên tư liệu về Đức Bà Vũ Thị

Ngọc Toàn cũng không có Năm tháng qua

đi, các tư liệu về vương triều Mạc - cũng

như về Đức Bà trở thành huyền sử, truyền

từ đời này qua đời khác Chỉ có lời đồng

dao là sống mãi “Cổ Trai đế vương - Trà

Hương công chúa” Theo nhiều nguồn tư

liệu dân gian khác nhau bà Vũ Thị Ngọc

Toàn là người làng Trà Phương và là chính

thất của Mạc Thái Tổ Mạc Đăng Dung

Theo nhiều tư liệu, ngôi chùa Trà Phương

ở thôn Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện

Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng được xây dựng từ thời Lý và được trùng tu tôn tạo một cách quy mô vào đời nhà Mạc (thế kỷ XVI) có tượng vua Mạc Đăng Dung và phù điêu Hoàng hậu Vũ Thị Ngọc Toàn Những năm 80 của thế kỷ trước, tượng Đức Bà (trước ở Ban Mẫu) và tượng Đức Ông được đưa ra thờ tại chính điện, người làng lúc đó mới biết về Bà Chúa làng Trà

và Đức Ông, là Thái Tổ Mạc Đăng Dung Đôi câu đối trước hương điện thờ Phật của chùa còn lưu giữ: “Lý triều khai sáng danh lam cựu - Mạc đại trùng hưng cảnh sắc tân”; tấm bia: Tu tạo Bà Đanh tự - dựng năm Thuần Phúc sơ niên (1565); cùng với huyền tích “Dải yếm Bà Chúa”: “Thượng Tiên Cầm - Hạ Kỳ Sơn” (ruộng của Đức

Bà công đức vào chùa) là những tư liệu góp phần làm sáng tỏ về Bà Chúa làng Trà

- Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, người con gái tài sắc vẹn toàn, trở thành Hoàng hậu, Thái hoàng Thái hậu, bậc

“Mẫu nghi thiên hạ”

Qua các nghiên cứu văn bia thời Mạc của PGS TS Đinh Khắc Thuân, rất nhiều hoàng thân quốc thích thời Mạc đều công

Thái hoàng Thái hậu

VŨ THỊ NGỌC TOÀN

Vũ Quốc Tế

Cố vấn HĐDH Vũ - Võ TP Hải Phòng

Trang 10

đức xây dựng chùa chiền ở nhiều nơi trong

đó có Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc

Toàn Năm 1563, Thái hoàng Thái hậu

cũng đóng góp công đức xây dựng chùa Bà

Đanh trên quê hương mình Mỗi khi Thái

hoàng Thái hậu tham gia công đức ở đâu,

thì con cháu, quan lại theo gương Đức Bà

mà phát tâm công đức, nên việc tôn tạo,

xây dựng thuận lợi rất nhiều Trong số quý

tộc tham gia công đức ấy, nhiều người trở

thành tín đồ của đạo Phật, tiêu biểu như

vợ chồng Thái Bảo - Đà Quận công Mạc

Ngọc Liễn và Phúc Thành Thái trưởng

công chúa tham gia xây dựng hàng chục

ngôi chùa, với Pháp danh là Đức Quảng và

Tử Đức

Đức Bà như là tấm gương, vừa là người

vận động hoàng thân, quốc thích, quan

lại đương triều dốc lòng công đức, tu tạo

chùa phật, tô tượng đúc chuông Theo tư

liệu văn bia, người đã trực tiếp công đức

ở 16 ngôi chùa (tính từ năm 1557 - 1589),

chủ yếu là vùng Dương Kinh, Hải Dương,

Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Ninh; riêng

Hải Phòng có 9 chùa Tính sơ bộ, Đức Bà

công đức hơn 62 mẫu ruộng (chùa Hoa

Tân, An Lão, Hải Phòng (1582) người

công đức 30 mẫu ruộng; chùa Thiên Phúc,

Hòa Liễu, Kiến Thụy, Hải Phòng (1562)

người công đức 23 mẫu ruộng) chùa Bảo

Phúc, Yên Hưng, Quảng Yên (1572) công

“Nay Thái hoàng Thái hậu là mẹ Thiên tử,

là vị Phật sống trên trần gian, gieo trồng tám phúc điền, dựng chùa Phật để cầu đời đời con thánh, cháu hiền, xứng bậc

đế vương Lời nhận xét này cùng với hội Minh thề (lời thề trước thần Phật), tổ chức tại khu di tích đền chùa Hòa Liễu, Kiến Thụy, Hải Phòng - hướng quan lại “dĩ công

vi công, còn dĩ công vi tư thần linh đả tử” tương truyền là do Thái hoàng Thái hậu truyền dạy được nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Đức Bà vừa là nhà

"kiến trúc" bên cạnh Đức Ông khởi nghiệp vương triều Mạc, vừa là nhà tư tưởng cho mọi quan hệ xã hội, ứng xử đối nội - đối ngoại, trên, dưới v.v

Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn

là một tấm gương sáng về tấm lòng từ bi, bác ái, dồn tất cả bổng lộc, tiền của được hưởng, để cúng dường Tam bảo, khuyến khích, kêu gọi các vị trong Hoàng tộc, con cháu, chắt làm theo Vì thế, người đời tôn vinh bà là “Phật sống trần gian”; “Quang tiền dụ hậu” Lối sống đức độ của bà là gương sáng để hậu duệ con cháu họ Vũ ngày ngay học tập và noi theo

Trang 11

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị

tướng lỗi lạc, đã chỉ huy đánh

thắng những đạo quân xâm lược

hùng mạnh nhất thế giới, được thế giới

thừa nhận là một trong những vị tướng vĩ

đại nhất của mọi thời đại Đã có rất nhiều

tác phẩm trong và ngoài nước ca ngợi về

tài cầm quân, về nghệ thuật chỉ huy và về

nhân cách cao đẹp của Đại tướng Trong bài viết này, tôi chỉ đề cập đến một vài khía cạnh rất nhỏ, phần nhiều gắn với những kỷ niệm riêng của bản thân

Năm 1972 khi Mỹ dùng máy bay B52 ném bom Hải Phòng và Thủ đô Hà Nội, tôi đang đóng quân ở Quảng Bình, có một chuyện mà tôi không bao giờ quên Một

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

VỊ TƯỚNG CỦA TRÍ TUỆ

VÀ LÒNG NHÂN ÁI

GS.TSKH Vũ Minh Giang

Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc sinh thời còn là Chủ tịch danh dự của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Sự ra đi của Đại tướng không chỉ để lại niềm thương tiếc cho các lực lượng quân đội mà cả các nhà nghiên cứu văn hóa, khoa học xã hội nhân văn.

GS Vũ Minh Giang cùng GS Phan Huy Lê trong một buổi làm việc

với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Trang 12

hôm, trong khi làm nhiệm vụ thu thập

tin tức từ các đài phương Tây, có một tin

làm tôi choáng váng, toàn thân gần như tê

liệt Tôi không tin vào tai mình nữa Rồi

không phải một mà nhiều tờ báo bên ngoài

thay nhau truyền đi tin dữ: Đại tướng Võ

Nguyên Giáp đã tử nạn vì bom B52 trong

một chuyến đi thị sát trận địa tên lửa…

Không ai trong chúng tôi tin điều này (hay

nói đúng hơn là không muốn tin), nhưng

không hiểu sao tất cả đều bật khóc, khóc

nức nở như mất người thân thiết nhất của

chính mình Chắc Trung ương biết điều

này nên chỉ ngay ngày hôm sau trên Đài

Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt

Nam liên tục phát đi tin Đại tướng đi kiểm

tra các đơn vị… Niềm vui đến với chúng

tôi thật khôn xiết, thậm chí niềm vui còn

biến thành tinh thần lạc quan như ta sắp

giải phóng miền Nam đến nơi rồi Thế mới

biết Đại tướng có vị trí như thế nào trong

lòng những người lính

Đúng mười năm sau (1982) tại

Matxcơva tôi có vinh dự được gặp Đại

tướng trên cương vị Phó Chủ tịch Hội

đồng Bộ trưởng phụ trách Khoa học - Kỹ

thuật Khi ấy, tôi được cử sang làm nghiên

cứu sinh tại Đại học Lomonoxov Không

hiểu sao, sau buổi gặp chung với đại diện

nghiên cứu sinh và thực tập sinh cao cấp,

Đại tướng bảo tôi ở lại gặp riêng Và thật

hạnh phúc, trong buổi gặp vô cùng quý giá

ấy tôi đã được Đại tướng chỉ bảo, dặn dò

và cũng là một cơ may, trong lần gặp mà

với tôi là một sự kiện lớn trong đời, tôi

đã được tiếp xúc với Đại tướng và cả GS

Đặng Bích Hà, phu nhân của Đại tướng

Điều tôi nhớ đến tận bây giờ là khi kể cho

hai vợ chồng Đại tướng về chuyện đơn

vị tôi đã khóc như mưa vì tin Đại tướng

trúng bom, tôi nghĩ Đại tướng sẽ cười như một chuyện hài hước, nhưng không, Đại tướng thể hiện sự xúc động khiến tôi rất ngỡ ngàng Đại tướng đã thực sự cảm động

về một câu chuyện rất thật về tình cảm của người lính dành cho ông

Cả thế giới biết đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu Tôi cũng đã thuộc nằm lòng nhiều chi tiết về sự kiện lịch

sử vĩ đại này, trong đó rất tâm đắc với

tư tưởng chắc thắng và quyết định lấy phương châm “đánh chắc, tiến chắc” thay cho “đánh nhanh, thắng nhanh” Nhưng nếu không có một lần được trực tiếp nghe Đại tướng kể lại vì sao có quyết định này thì tôi chỉ hiểu đây là một quyết định sáng suốt đạt tới mức nghệ thuật của một thiên tài quân sự Hóa ra, điều khiến Đại tướng phải nhiều đêm thức trắng để đi tới quyết định này không chỉ ở hai chữ “chắc thắng”

mà lại bởi ông xót máu xương của chiến sĩ Hiếm có vị danh tướng nào lại có tấm lòng nhân ái, thương lính như thế, bởi “nhất tướng công thành vạn cốt khô” (để một ông tướng thành danh có sự hy sinh của hàng vạn người) là triết lý được chấp nhận,

là quy luật của chiến tranh

Có lẽ từ cái tâm của Đại tướng như vậy, lòng nhân ái của Đại tướng như vậy nên sau khi chiến tranh kết thúc ông suy nghĩ nhiều đến văn hóa

Năm 1998, tôi có may mắn được giúp

GS Phan Huy Lê tổ chức Hội thảo Quốc

tế về Việt Nam học lần thứ nhất Rất vinh

dự cho Hội thảo được Đại tướng nhận lời tham gia và đọc tham luận trong phiên toàn thể Cũng nhờ đó mà tôi lại có cơ hội tới

30 Hoàng Diệu để nghe ý kiến chỉ đạo của Đại tướng Trong một lần như thế, tôi đã

Trang 13

học được một tư tưởng lớn của ông: “Nghệ

thuật quân sự Việt Nam là lĩnh vực thuộc

phạm trù văn hóa” Thoạt nghe tôi chưa

thật hiểu, nhưng Đại tướng đã ôn tồn giải

thích: Văn hóa là tất cả sáng tạo của con

người vì mục đích tồn tại và phát triển của

cộng đồng Trong lịch sử Việt Nam, dựng

nước luôn đi đôi với giữ nước, liên tục từ

đời này sang đời khác chúng ta phải đứng

lên cầm vũ khí, đem hết tài năng và trí tuệ

ra để bảo vệ độc lập dân tộc Tất cả những

sáng tạo trong lĩnh vực quân sự là vì sự

tồn vong của dân tộc, của đất nước, nếu

không phải là văn hóa thì là cái gì? Tôi đã

kể điều này với nhiều người và ai cũng đều

có chung một suy nghĩ: Đại tướng không

chỉ là một danh tướng mà còn là một nhà

tư tưởng, một nhà văn hóa lớn

Trong quá trình chuẩn bị Hội thảo,

chúng tôi còn được Đại tướng giảng giải

những điều mà theo ông, là giới Việt Nam

học trong nước và quốc tế vẫn chưa tìm ra

lời giải đáp thỏa đáng, thậm chí ông còn

nói là “chưa thể lý giải”

Trước hết đó là hiện tượng dân tộc Việt Nam bị mất độc lập, sau đó bị đặt dưới ách cai trị của các triều đại phong kiến mạnh về quân sự, giàu về tiềm lực, cao về trình độ văn minh… trong một thời gian dài hàng nghìn năm mà vẫn không bị đồng hóa Đó

là điều mà theo Đại tướng, có một không hai trong lịch sử nhân loại, cần phải đặt ra

để tiếp tục nghiên cứu để lý giải

Thứ hai, đó là sức mạnh kỳ diệu của dân tộc Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm Hầu như tất cả những đạo quân đến xâm lược nước ta trong lịch

sử đều rất hùng mạnh và hung hãn, trong

đó có những đạo quân được coi là có khả năng làm khuynh đảo thế giới Ở thế kỷ XIII là đội quân Nguyên - Mông, một đội quân đã chinh phục khắp lục địa Á - Âu tạo ra một đế chế có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử nhân loại Đội quân ấy

đã thất bại ba lần trước nhân dân Việt Nam Đại tướng nói, không thể lý giải một cách đơn giản hiện tượng này Có hiểu thật sâu sắc lịch sử mới có thể lý giải được vì sao

Đoàn đại biểu HĐDH Vũ - Võ Việt Nam do Chủ tịch Vũ Minh Giang dẫn đầu, đến dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại số nhà 30 Hoàng Diệu, Hà Nội

Trang 14

ta thắng đề quốc Mỹ, một đế quốc hùng

mạnh nhất thế giới, một thế lực mà trước

khi bị thất bại trong chiến tranh Việt Nam,

bất kỳ một quốc gia nào, kể cả những nước

được coi là cường quốc cũng phải ngần

ngại, né tránh

Những lời chỉ bảo của Đại tướng cho

tôi cảm giác được thụ giảng một nhà sử

học uyên bác và bất giác trong tôi trào lên

niềm tự hào khó tả Tất cả những gì Đại

tướng có ngoài tư chất thiên bẩm, còn là

sự tích lũy kiến thức, được đào tạo, học

hành tử tế Ông từng là sinh viên của Đại

học Đông Dương, tiền thân của Đại học

Quốc gia Hà Nội, cái nôi dung dưỡng

và đào tạo nhân tài Niềm tự hào còn ở

chỗ, Đại tướng yêu sử và chọn lịch sử

làm nghề Ông thường nói, nếu không có

chiến tranh mình làm nghề dạy sử! Có lẽ

vì vậy mà ông đã nhận lời làm Chủ tịch

danh dự của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Giới sử học cả nước coi đây là một niềm vinh dự lớn lao Chất trí thức, chất nhân văn của Đại tướng có lẽ một phần cũng có căn cốt từ đây

Vẫn biết sinh tử là lẽ tự nhiên, nhưng khi nghe tin Đại tướng từ trần, tôi thấy tim mình như nghẹn lại Tôi chợt nhớ một câu không biết đã được đúc kết từ bao giờ, nhưng cứ truyền từ đời này sang đời khác: Sinh vi danh tướng, tử vi thần (có nghĩa là sống là danh tướng đánh giặc cứu nước, chết sẽ hóa thần) Trong lịch sử đã có những anh hùng dân tộc đã hóa thần trong lòng dân như Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung… Trong tận tâm khảm của mình, tôi nghĩ Đại tướng

Võ Nguyễn Giáp sẽ sống mãi và trở thành hình tượng thần thánh trong lòng dân

Đoàn đại biểu HĐDH Vũ - Võ Việt Nam dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Trang 15

Văn chỉ thôn Ngọc Quan, xã Lâm

Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc

Ninh có hệ thống bia đá ghi danh

gần 50 vị khoa bảng trong thôn dưới chế

độ khoa cử phong kiến, trong đó có ghi về

quan Tri phủ Thiên Trường như sau: “Vũ

tiên sinh hiệu Thông Mẫn huý Tể cải húy

Diệu, đỗ Hương cống năm Cảnh Hưng

thập thất niên khoa Bính Tý (1756) Nhị

thập tứ tuế đăng Quận trường, nhị thập

cửu tuế lĩnh Hương giải, hội thí tứ khoa

trúng Tam trường Sĩ chí Thiên Trường phủ

tri phủ Nhậm mãn hữu chỉ thăng thụ Hiến

sát sứ”

Vũ Tể sinh năm 1727 (có tài liệu ghi

1728), là con cả trong số 5 người con trai

của Quan Tri huyện Kỳ Sơn Vũ Quốc

Ninh, người xã Xuân Lan, huyện Lang

Tài nay là thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao,

huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh Ông là

em con chú ruột của Tiến sĩ Vũ Miên - Tế

tửu Quốc Tử Giám, kiêm Quốc sử Tổng tài

hiệu Hy Nghi

Ông là người chăm chỉ, chịu thương

chịu khó, thông minh, có chí lớn Tuy là

con quan huyện song cảnh nhà quan vẫn

thanh bần, nhà lại đông các em, nên ông

phải tạm ngừng học hành để làm ruộng

giúp đỡ cha mẹ nuôi các em

Năm 1748, Vũ Miên đỗ Tiến sĩ, quan Nghè về quê làm lễ khai hạ Các quan đồng triều, đồng liêu về dự rất đông, voi, ngựa buộc đầy ở cổng làng Biết là bên nhà anh có mở tiệc linh đình nhưng Vũ Tể vẫn phải tranh thủ ra đồng cày ngả sào ruộng cho kịp thời vụ Xong việc, ông chạy vội

về nhà, không kịp rửa chân tay, liền sang nhà anh để dự tiệc khai hạ Quần vẫn còn xắn móng lợn, chân vẫn dính bùn, ông ghé vào tràng kỷ để hút thuốc lào Tự Đức phu nhân (vợ Tiến sĩ Vũ Miên) thấy vậy bèn nói nhỏ với em:

- Tuy chú là em quan Nghè, song các quan khách đều là quan lớn trong triều, chú phải biết giữ lễ chứ

Trang 16

Dù lời chị dâu nói có vẻ chân thành,

song Vũ Tể vẫn cảm thấy tự ái, bèn thưa:

- Dạ thưa chị, học hành như anh Hy

Nghi mà đỗ làm quan to được thì đâu có

quá khó Rồi em cũng sẽ học và thi đỗ để

chị thấy em chị cũng chẳng kém anh và các

quan đây!

Thế là Vũ Tể xin với cha mẹ được gác

việc cày bừa, đi vào cửa Khổng theo nghiệp

văn chương Ông chăm chỉ học hành, đêm

ngày đèn sách, quyết chí lập danh Trên

bàn học của ông lúc nào cũng có chiếc dùi

làm bằng gỗ duối Ông thường dùng chiếc

dùi gỗ duối để gõ vào đầu mình mỗi khi

buồn ngủ Chiếc dùi gỗ nhẵn bóng lên vì

dùng nhiều Có hôm trời đổ mưa lớn, thóc

phơi đầy sân, ông cũng chỉ kịp dùng rơm

nhét nút cống để thóc khỏi trôi, còn mình vẫn miệt mài ngồi học

Trời chẳng phụ công người có chí lớn Khoa thi Hương năm Bính Tý triều

Lê Cảnh Hưng thứ 17 (1756), Vũ Tể đỗ Hương cống, được bổ làm quan Tri phủ phủ Thiên Trường, làm rạng rỡ thêm cho thôn ấp, vẻ vang cho cha mẹ và dòng họ.Trong thời gian phụng sự triều đình,

Vũ Tể dành hết tâm huyết, trí lực cho công việc, hết lòng thương yêu dân chúng, được quan trên nể trọng, dân chúng tin yêu Mặt khác, Vũ Tể cùng với Tiến sĩ Vũ Miên luôn hướng về quê hương bản quán Hai ông đã dùng bổng lộc triều đình ban tặng để xây dựng đình chùa, sửa sang đường làng ngõ xóm Ghi nhớ công đức của Hương cống

Vũ Tể và Tiến sĩ Vũ Miên, dân làng Xuân Lan (nay là Ngọc Quan) đã thờ hai vị làm hậu thần Lễ đám hằng năm, dân làng tổ chức đoàn rước vào nhà thờ họ xin rước bát hương của hai ông ra đình tế lễ, đến rã đám lại rước các ông về nhà thờ an vị.Quan phủ Thiên Trường Vũ Tể và Tế tửu Quốc Tử Giám Vũ Miên cùng với công trạng của các ông đã góp phần làm

vẻ vang quê hương, gia đình và dòng họ, còn là những người gây dựng, hun đúc nên truyền thống học hành khoa bảng của quê hương và dòng họ Truyền thống ấy ngày càng được phát huy rực rỡ cho tới hôm nay Tấm gương hiếu học của Quan phủ Vũ Tể luôn được cháu con họ Vũ làng Ngọc Quan truyền tụng noi theo

Ban thờ quan Tri phủ Thiên Trường

Trang 17

Ngày 6/12/2023, tại Di tích

cấp Quốc gia Thành nhà Bầu

(TP Tuyên Quang), HĐDH

Vũ - Võ tỉnh Tuyên Quang long trọng tổ

chức lễ dâng hương Chúa Bầu - Thành nhà

Bầu và giao lưu văn nghệ giữa các chi họ

Vũ - Võ trong toàn tỉnh Tuyên Quang Hơn

200 đại biểu đại diện hàng chục ngàn bà

con cộng đồng họ Vũ - Võ đang sinh sống

khắp các huyện, thị, thành phố trong tỉnh

Tuyên Quang đã mang đến những tiết mục văn nghệ đặc sắc mang đậm dấu ấn bản địa trong ngày hội lớn của dòng họ lần đầu tiên được tổ chức trên đất Tuyên Quang

Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang, thành phố Tuyên Quang, xã An Khang và thôn Tân Thành - nơi có Di tích Thành nhà Bầu đến

dự lễ và chúc mừng, biểu dương các hoạt động mang ý nghĩa giáo dục truyền thống sâu sắc của cộng đồng bà con họ Vũ - Võ

GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang - Chủ tịch HĐDH Vũ - Võ Việt Nam và

ông Vũ Hữu Sâm - Phó Chủ tịch Thường trực tặng hoa chúc mừng HĐDH Vũ - Võ tỉnh Tuyên Quang

HĐDH VŨ - VÕ TỈNH TUYÊN QUANG

TỔ CHỨC LỄ DÂNG HƯƠNG CHÚA BẦU - THÀNH NHÀ BẦU

NGƯT Vũ Ngọc Hòa

Trang 18

GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang dẫn

đầu Đoàn đại biểu HĐDH Vũ - Võ Việt

Nam đã về dự Cùng đi có các đoàn đại

biểu HĐDH Vũ - Võ thành phố Hà Nội,

tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào

Cai và nhiều tỉnh thành trong cả nước

Chủ tịch Vũ Minh Giang ghi nhận và

biểu dương HĐDH Vũ - Võ tỉnh Tuyên

Quang, đặc biệt là Câu lạc bộ Doanh nhân

họ Vũ - Võ Tuyên Quang đã có những

hoạt động ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nhất

là đối với thế hệ trẻ; vừa thể hiện đạo lý

uống nước nhớ nguồn, tri ân tổ tiên, những

người có công lao với dòng tộc, với quê

hương, đất nước; vừa gắn kết bà con dòng

họ sinh sống khắp nơi trong tỉnh; vừa khích

lệ, động viên bà con họ Vũ - Võ phát huy

truyền thống Nhân hậu, Trí tuệ của dòng họ

Vũ - Võ Việt Nam nói chung, truyền thống trung dũng quật cường của các Chúa Bầu, đoàn kết cùng bà con trăm họ chung tay xây dựng quê hương ngày càng phồn vinh, thịnh vượng; Trách nhiệm của HĐDH Vũ

- Võ tỉnh Tuyên Quang là cần làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị to lớn về văn hóa, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật của Thành nhà Bầu mà các đời Chúa Bầu để lại

Chúa Bầu là từ chỉ chung các đời dòng họ

Vũ cát cứ ở Tuyên Quang qua các thế kỷ, nối dài 7 đời (1527 - 1689) Các đời họ Vũ trấn giữ trên thành ở núi Bầu nên được gọi chung

là Chúa Bầu Người khởi nghiệp của các chúa Bầu họ Vũ là hai anh em Vũ Văn Uyên

và Vũ Văn Mật Hai ông Vũ Văn Uyên và

GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang - Chủ tịch và ông Vũ Hữu Sâm - Phó Chủ tịch

Thường trực chụp ảnh kỷ niệm với các đại biểu tỉnh Tuyên Quang

Trang 19

Vũ Văn Mật vốn là người làng Ba Đông,

huyện Gia Phúc (nay là huyện Gia Lộc,

tỉnh Hải Dương) Do giết chết bọn cường

hào ác bá ở địa phương nên bị triều đình

truy sát Hai ông đã chạy trốn lên xứ Đại

Đồng, Tuyên Quang xây dựng cơ đồ “Phù

Lê diệt Mạc” Hai ông chiêu tập lực lượng

quân sự hùng mạnh, xây dựng thành lũy

kiên cố trấn giữ một vùng biên ải rộng lớn

gồm 2 trấn Hưng Hóa và Tuyên Quang

(bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai

Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Phú

Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng

ngày nay), cùng chúa Trịnh phụ giúp nhà

Lê trung hưng triều chính Vũ Văn Uyên

được phong tước Bình Đông tướng quân,

Khánh Dương Hầu, Gia Quốc công Vũ

Văn Mật được phong tước An Tây vương

Gia quốc công Các đời họ Vũ nối tiếp đều

được gọi là Chúa Bầu

Trải qua 7 đời Chúa Bầu, 162 năm với

danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc”, các đời

Chúa Bầu đã cho xây dựng nhiều thành

quách ở nhiều nơi, dân chúng thường gọi

chung là Thành nhà Bầu Các Chúa Bầu

đều được các triều đại phong kiến phong

thần và được nhân dân tôn làm Thành

hoàng, lập đền thờ phụng ở nhiều nơi, tiêu

biểu như đền Bắc Hà, đền Trung Đô ở Bắc

Hà - Lào Cai; đền Phúc Khánh, đền Nghĩa

Đô ở Bảo Yên - Lào Cai, đền Đại Cại ở

Lục Yên - Yên Bái, Đình Từ ở Thái Thụy -

Thái Bình v.v…

Thành nhà Bầu là công trình phòng

thủ quân sự do Vũ Văn Uyên và Vũ Văn

Mật, (từng được vua Lê phong là Tống

binh trấn thủ Tuyên Quang) xây dựng thế

kỷ XVI, trên khu vực đồi Bông Thượng và đồi Bông Hạ (thuộc thôn Tân Thành, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang)

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu, ngày 31/10/2013, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định số 3832/QĐ-BVHTTDL xếp hạng Cụm di tích Thành nhà Bầu là di tích quốc gia Cùng với các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, Thành nhà Bầu có ý nghĩa to lớn trong công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc, là cứ liệu tin cậy để nghiên cứu về lịch sử quân sự, nghệ thuật chiến tranh, xây dựng kiến trúc thành lũy Đây cũng là nguồn tài liệu giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu về một giai đoạn lịch sử địa phương Di tích còn có giá trị trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, con cháu dòng họ Vũ - Võ nói riêng

Di tích Thành nhà Bầu

Trang 20

Ởkhu công viên hoa Lán Bè, phường

Bạch Đằng, thành phố Hạ Long có

một pho tượng bán thân, đúc bằng

đồng thau, đặt trên bệ cao Pho tượng trung

thiên, phong sương lại gần biển có thể dễ bị

nước mặn ăn mòn, vậy mà từ khi xây dựng

đến nay bề mặt đồng thau không hề biến

dạng, vẫn óng ánh màu vàng Đó là tượng

cụ Vũ Văn Hiếu, người Bí thư đầu tiên của

Đặc khu ủy Khu mỏ Quảng Ninh, được

hô thần nhập tượng ngày mùng sáu, tháng

mười, năm Bính Thân (5/11/2016) Pho

tượng cụ Vũ Văn Hiếu có nét khác biệt với

tượng các vị lãnh đạo cách mạng hiện có ở

Quảng Ninh Tượng cao trên 6m, nặng 1,7 tấn, đặt trên bệ đá hoa cương nguyên khối,

tứ diện trạm khắc họa tiết mô phỏng hình dạng vỉa than, phong cảnh Vịnh Hạ Long; đặt trong khuôn viên rộng 8.300m2, có sân hành lễ, tiểu cảnh, điện trang trí, hạ tầng kỹ thuật kiến trúc kiểu cách văn hóa phục cổ

“Bí sử” về tượng cụ Vũ Văn Hiếu còn

ít người biết Đây là pho tượng thứ 3 trùng

tu, tạc lại chân dung cụ Vũ Văn Hiếu Bức tượng thứ nhất đắp năm 1990 bằng xi măng, đặt ở khuôn viên UBND phường Hà Tu; lần thứ hai tạc năm 1999 bằng đá hoa cương trắng, đặt ở sân nhà văn hóa công

VŨ VĂN HIẾU - DANH THƠM ĐẤT MỎ

Vũ Phong Cầm

Bí thư đầu tiên của Đặc khu ủy Khu mỏ Quảng Ninh là cụ Vũ Văn Hiếu, quê ở tỉnh Nam Định Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của cụ Vũ Văn Hiếu tỏa sáng trên đất mỏ

Cụ là một nhà cách mạng kiệt xuất vị quốc vong thân, người đi rồi danh thơm còn để lại.

Chết còn chút áo cho nhau/ Miếng cơm dành để người sau ấm lòng (thơ Tố Hữu)

Trang 21

nhân mỏ than Hà Tu Cụ Vũ Văn Hiếu là

nhà cách mạng tiền bối duy nhất ba lần

thay đổi quy mô, vị trí đặt tượng và hiện là

pho tượng cán bộ cách mạng lớn nhất, đặt

ở vị trí trang trọng nhất Quảng Ninh

Cuộc đời làm cách mạng của cụ Vũ

Văn Hiếu vô cùng kiên trung bất khuất Cụ

sinh năm 1907 tại ấp Văn Định, xã Quần

Phương Thượng, huyện Hải Hậu, tỉnh

Nam Định Vốn là người thông minh, năng

động, Vũ Văn Hiếu đã sớm nhận ra sự bất

công khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ

Khi trưởng thành, vào năm 1928, cụ đi lao

động ở mỏ than thì gặp được các nhà cách

mạng Nguyễn Văn Xứng (Lê Thanh Nghị),

Nguyễn Khắc Khang (Lê Quốc Trọng),

được truyền đạt tư tưởng cách mạng của

lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, cụ càng hiểu

thêm nỗi khổ của nhân dân, đất nước nô lệ

và con đường đấu tranh giai cấp, giành độc

lập cho dân tộc

Tháng 11/1929, người thanh niên Vũ

Văn Hiếu được đứng trong hàng ngũ Đảng

Cộng sản Đông Dương Sau khi Đảng

Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/02/1930,

các Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở

Mạo Khê, Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông lần

lượt được thành lập Tháng 3/1930, Chi bộ

Đảng vùng than Hòn Gai được thành lập

gồm các đồng chí: Nguyễn Khắc Khang,

Vũ Văn Hiếu, Trần Văn Nghệ, Nguyễn Văn Xứng (Lê Thanh Nghị) do cụ Nguyễn Khắc Khang làm Bí thư

Tháng 4/1930, Đảng ủy Khu mỏ Hòn Gai - Cẩm Phả được thành lập, cụ Vũ Văn Hiếu được Đảng ủy tín nhiệm bầu làm Bí thư Ngày 17/5/1930, do nội bộ có kẻ phản bội đầu hàng địch, mật thám Pháp đã bắt cụ cùng 4 đảng viên trong tổ chức của Đảng

ở vùng than Cụ Vũ Văn Hiếu dũng cảm, kiên trung trước đòn tra tấn và thủ đoạn chiêu hồi của địch; đã không khai báo, tiết

lộ bí mật của cở sở Đảng, quân địch không

đủ chứng cứ kết tội, chúng đành phải trả tự

do cho cụ

Tháng 10/1930, thành lập đặc Khu ủy Đông Triều, Hòn Gai, Cẩm Phả… cụ Vũ Văn Hiếu được giao nhiệm vụ lớn hơn, làm

Bí thư Đảng ủy khu mỏ Cẩm Phả - Cửa Ông Ngày 9/2/1931, do nội bộ lại có kẻ phản bội, cụ Vũ Văn Hiếu cùng gần 70 cán

bộ đảng viên và quần chúng cách mạng ưu

tú bị mật thám Pháp bắt giam tại cơ quan Đảng ủy Cẩm Phả - Hòn Gai

Ngày 13/5/1931, thực dân Pháp đưa cụ

Vũ Văn Hiếu cùng hơn 40 đảng viên, quần chúng cách mạng khác ra xét xử tại Hội

Tượng cụ Vũ Văn Hiếu dựng ở vị trí trang trọng,

khuôn viên rộng 8.300m 2 trong công viên Lán Bè,

phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long

Tượng cụ Vũ Văn Hiếu tạc lần thứ hai năm

1999, đặt ở sân Nhà văn hóa công nhân

mỏ than Hà Tu

Trang 22

đồng Đề hình Hà Nội Tại phiên xử này,

chúng kết án cụ Vũ Văn Hiếu 20 năm tù

cấm cố và đày ra Côn Đảo Tại Côn Đảo,

chúng giam cụ Vũ Văn Hiếu cùng phòng

giam với các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng

sau này như: Đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê

Duẩn, Hạ Bá Cang, Nguyễn Khắc Khang

Tháng 5/1936, phong trào Bình dân

ở Pháp thắng thế, thực dân Pháp ở Đông

Dương phải trả tự do cho đồng chí Vũ

Văn Hiếu cùng nhiều chính trị phạm, cán

bộ Cách mạng của Đảng Thoát khỏi lao

tù, người cán bộ cách mạng kiên trung Vũ

Văn Hiếu tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Hải

Phòng, Nam Định, Vinh Sau chuyển vào

miền Nam công tác, đồng chí Vũ Văn Hiếu

tham gia chỉ đạo tờ Đông Phương tạp chí

với danh nghĩa đặc phái viên, đến tháng

11/1939 về phụ trách cơ quan Văn phòng

Trung ương Đảng trong hoạt động bí mật

Đêm 17/01/1940, đồng chí Vũ Văn

Hiếu lại bị địch bắt cùng đồng chí Nguyễn

Văn Cừ, Lê Duẩn, Vũ Văn Tấn Đầu năm

1941, thực dân Pháp lại đày đồng chí ra

Côn Đảo (lần thứ hai), giam cùng các nhà

cách mạng lớn như: Lê Duẩn, Nguyễn Văn Cúc (Nguyễn Văn Linh), Nguyễn Tạo Đồng chí Lê Duẩn, khi làm Tổng Bí thư của Đảng kể: Hồi trong lao tù, đồng chí

Vũ Văn Hiếu bị bệnh trọng, đồng chí đồng Cảnh xin được một bộ quần áo cũ cho mặc Một hôm đồng chí Vũ Văn Hiếu nằm cạnh bảo: “Tôi không sống được nữa Tôi đang nghĩ có cách gì làm lợi cho Đảng, mà nghĩ mãi không ra Giờ chỉ có cách tôi đưa bộ quần áo này cho đồng chí mặc, để đồng chí sống mà hoạt động cho Đảng”

Đồng chí Vũ Văn Hiếu từ biệt cõi trần ngày 26/4/1942 do vết thương kẻ địch tra tấn dã man tái phát Người đảng viên cộng sản kiên trung ấy ra đi, vẫn một lòng hướng đến Đảng, vẫn nghĩ cách bảo vệ Đảng, lo cho đất nước

Mộ của cụ Vũ Văn Hiếu ở nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, bốn mùa cây lá tốt tươi, hoa thơm đua nở, nhang bay khói tỏa… Còn ở Quảng Ninh, tượng của

cụ Vũ Văn Hiếu thâm nghiêm, mưa nắng không phai màu, vẫn óng ánh sắc đồng như

ý chí can trường của cụ năm xưa, người

đi rồi danh thơm còn để lại trên đất mỏ Quảng Ninh

Mộ cụ Vũ Văn Hiếu tại khu A, nghĩa trang Hàng Dương (huyện Côn Đảo,

tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu), bốn mùa cây lá tốt tươi, hoa thơm đua nở, nhang bay khói tỏa

Trang 23

Chủ tịch HĐDH Vũ - Võ Việt Nam cùng thủ nhang đền chụp ảnh dưới bức thư của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp chúc mừng, nhân Lễ hội đền Tiên La (Thái Bình) nơi thờ bà Nguyễn Thị Thục, nữ tướng của Hai Bà Trưng

Thủ nhang đền Tiên La vui mừng và xúc động, đón Chủ tịch HĐDH Vũ - Võ Việt Nam Vũ Minh Giang đến dâng hương Bát Nàn tướng quân

Vũ Thị Thục

Theo Thần tích đền Tiên La (Thái

Bình), trong số các tướng lĩnh tham

gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

từ đầu Công nguyên có một nữ tướng họ

Vũ, tên gọi đầy đủ là Vũ Thị Thục Cũng

theo Thần tích, sau khi qua đời bà được

nhân dân thờ phụng và tôn làm Bát Nàn

Tướng quân

Ngày 24 tháng12 năm 2023, Chủ tịch

Hội đồng dòng họ Vũ - Võ Việt Nam Vũ

Minh Giang cùng cụ Vũ Hữu Sâm và ông

Vũ Hữu Mai đã đến dâng hương nữ tướng

Vũ Thị Thục Thủ nhang đền Đặng Vũ

Trần Nhã đã bày tỏ tình cảm xúc động và

nồng hậu đón tiếp đoàn

ĐỀN TIÊN LA NƠI THỜ NỮ TƯỚNG

VŨ THỊ THỤC

V.T

Trang 24

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc với tổ

tiên, ngày 14 tháng 11 năm 2023

bà con giáo dân trong tổng giáo

phận Hà Nội (bao gồm các giáo xứ thuộc

thành phố Hà Nội và các tỉnh Nam Định,

Hà Nam và Hoà Bình) đã tổ chức Thánh lễ

tôn kính tổ tiên dòng họ Vũ - Võ tại giáo xứ

Tiên Hào (Nam Định) do Đức Tổng Giám

mục Giuse Vũ Văn Thiên chủ sự Chủ tịch

Vũ Minh Giang dẫn đầu đoàn Hội đồng

dòng họ Vũ -Võ Việt Nam đã đến dự lễ Tại đây GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang

đã bày tỏ tình cảm nồng ấm với bà con giáo dân đồng tộc Đức Tổng Giám mục cũng bày tỏ ý nguyện muốn cùng Hội đồng dòng họ tăng cường hơn nữa tình đoàn kết dòng họ và lan toả những giá trị cao đẹp của họ Vũ - Võ ra xã hội, động viên bà con giáo dân sống tốt đạo đẹp đời xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của dòng họ

GIÁO DÂN HỌ VŨ - VÕ

HƯỚNG VỀ TỔ TIÊN

Vũ Trường

Phó Trưởng ban Truyền thông

GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang - Chủ tịch HĐDH Vũ - Võ Việt Nam

phát biểu bày tỏ tình cảm nồng ấm với bà con giáo dân đồng tộc

Trang 25

Nhân dịp lễ Giáng sinh đoàn Hội đồng

dòng họ Vũ - Võ Việt Nam do GS.TSKH

NGND Vũ Minh Giang - Chủ tịch HĐDH

dẫn đầu đã đến Toà Tổng Giám mục chúc

mừng Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn

Thiên và qua Tổng Giám mục gửi tới toàn

Lãnh đạo HĐDH Vũ - Võ Việt Nam dự thánh lễ tôn kính

tổ tiên dòng họ Vũ - Võ tại Giáo xứ Tiên Hào (Nam Định)

Chủ tịch HĐDH Vũ - Võ

Việt Nam Vũ Minh Giang và

Đức Tổng Giám mục Giuse

Vũ Văn Thiên chụp ảnh kỷ

niệm với các đại biểu

thể các linh mục và giáo dân dòng họ Vũ

- Võ những lời chúc mừng tốt đẹp nhất Tham gia đoàn có cụ Vũ Hữu Sâm - Phó Chủ tịch thường trực, các Ủy viên Ban Thường vụ Thượng tướng Vũ Văn Thành, ông Vũ Hữu Mai

Trang 26

Sáng ngày 28/5/2023, tại hội trường

khách sạn La Thành, thành phố Hà

Nội, HĐDH Vũ - Võ thành phố Hà

Nội tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ

2023 - 2028 Gần 200 đại biểu đại diện cho

hàng chục nghìn bà con dòng họ Vũ - Võ

từ 30 quận, huyện của Thủ đô Hà Nội đã

về dự Đại hội vinh dự được đón tiếp các

ông Vũ Đại Thắng - Ủy viên Trung ương

Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình; Tiến sĩ

Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng

tài Quốc tế Việt Nam, nguyên Chủ tịch

phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Nam; ông Vũ Đăng Định - Bí thư Quận

ủy quận Hoàn Kiếm đến dự và chúc mừng đại hội… Đại hội phấn khởi được đón tiếp GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang Chủ tịch HĐDH Vũ - Võ Việt Nam và các thành viên HĐDH Vũ - Võ Việt Nam đến dự, chỉ đạo và chúc mừng Các vị cao tăng, Ban Trị sự, Ban Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng nhiều người con dòng họ Vũ - Võ trong các cấp, các ngành đến dự Đại hội cũng được đón tiếp các đoàn đại biểu đến từ quê tổ Mộ Trạch,

Trang 27

hơn 130 đại biểu dòng họ Vũ - Võ đến

từ hơn 40 tỉnh thành khắp ba miền Bắc -

Trung - Nam, từ Cà Mau, Bạc Liêu, Đắk

Lắk, Gia Lai, Ninh Thuận, Khánh Hòa…

đến Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang,

Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc

Ninh Đại diện gia đình cố Đại tướng

Võ Nguyên Giáp, gia đình cố Giáo sư Vũ

Khiêu, gia đình cụ Vũ Oanh, gia đình cụ

Vũ Mão, gia đình cố Luật sư Vũ Quý Vỹ

và đại biểu đại diện nhiều dòng họ lớn tại

Thủ đô Hà Nội đến dự

Báo cáo Tổng kết đã khái quát 33 năm

hình thành và phát triển của HĐDH Vũ -

Võ thành phố Hà Nội Từ năm 1990, Ban

Liên lạc họ Vũ - Võ Hà Nội đã được thành

lập, hoạt động kết nối với quê tổ Mộ Trạch

đã tác động đến đông đảo người họ Vũ -

Võ đang sinh sống, công tác, lao động, học

tập tại Hà Nội và các tỉnh, thành cùng tìm

về nguồn cội hình thành các ban liên lạc họ

Vũ - Võ cấp tỉnh, cấp huyện sau này là Hội

đồng dòng họ

Trong 33 năm hình thành và phát

triển, mặc dù có những biến cố thăng

trầm song HĐDH Vũ - Võ thành phố Hà

Nội đã kịp thời củng cố, chấn chỉnh, duy

trì các hoạt động có hiệu quả, thiết thực

thu hút ngày càng đông đảo bà con dòng

họ Vũ - Võ ở khắp các quận, huyện trong

thành phố, đáng chú ý là lực lượng doanh

nhân, doanh nghiệp tích cực tham gia

dòng họ Tổ chức thành công Đại hội đại

biểu nhiệm kỳ 2016 - 2021, điểm nổi bật

trong nhiệm kỳ này là kiện toàn Ban Chấp

hành dòng họ với số lượng đông đủ ở hầu

hết các địa phương, các lĩnh vực, những

người tâm huyết, trách nhiệm, đặc biệt là

đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng

Mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch covid 19, song Thường trực, Ban Thường

vụ HĐDH Vũ - Võ thành phố Hà Nội vẫn bám sát địa bàn, nắm bắt các hoạt động của địa phương, phối hợp, hỗ trợ các địa phương tổ chức thành công các sự kiện; duy trì hoạt động có nề nếp và đạt được nhiều kết quả quan trọng Nội bộ Thường trực, Thường vụ đoàn kết thống nhất, kiên định lập trường, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, lấy Quy ước dòng họ Vũ -

Võ Việt Nam, Quy ước dòng họ Vũ - Võ thành phố Hà Nội làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động

Công tác phát triển dòng họ đã đạt nhiều kết quả, hiện Hà Nội có 14 tổ chức HĐDH cấp quận, huyện, 1 Câu lạc bộ Doanh nhân

và một số CLB khác Những địa phương hoạt động mạnh, kết nối và thành lập được ban liên lạc dòng họ là huyện Phú Xuyên

có 17 chi họ của 12/17 xã với gần 8.000

họ viên, quận Hoàng Mai kết nối 9 chi họ

ở 4 phường với trên 5.000 họ viên, huyện Thạch Thất có 11 chi họ của 9/12 xã, thị trấn với 3.600 họ viên, huyện Chương Mỹ kết nối, thành lập Ban liên lạc được 17/32

xã, thị trấn với trên 6.000 họ viên

Những hoạt động nổi bật của HĐDH

Vũ - Võ thành phố Hà Nội là giao lưu kết nối dòng họ, thường xuyên tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giao lưu nhằm chia

sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ các đơn vị bạn, thúc đẩy hoạt động dòng họ 7 năm qua, HĐDH

Vũ - Võ thành phố Hà Nội đã tổ chức và tham gia, tham dự hàng chục cuộc giao lưu

Trang 28

ở khắp các tỉnh thành từ đồng bằng sông

Cửu Long như Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng

Nai… Đến các tỉnh Tây Nguyên như Đắk

Lắk, Đắc Nông, Bình Phước… Từ Duyên

hải Miền Trung như Khánh Hòa, Bình

Thuận, Thừa Thiên Huế đến Nghệ An,

Hà Tĩnh; từ Tây Bắc, Việt Bắc như Điện

Biên, Tuyên Quang đến Quảng Ninh, Hải

Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định

các vị cao niên được HĐDH Vũ - Võ thành

phố Hà Nội và các quận huyện duy trì

thường xuyên Hằng năm, thành phố đều

tổ chức đoàn học sinh đến dâng hương

miếu Thần tổ Vũ Hồn ở Mộ Trạch và trao thưởng cho các cháu rất trang trọng Các quận, huyện và các chi họ đều có Quỹ Khuyến học khuyến tài hàng chục triệu đồng Năm 2021-2022, thành phố Hà Nội

có cháu Võ Hoàng Hải - HCV Olympic môn Vật lý, cháu Võ Minh Quang giải Nhất Piano Việc tổ chức mừng thọ, chúc thọ được tổ chức hằng năm rất chu đáo Các ông Vũ Duy Bổng và Vũ Tiến Dũng

đã ủng hộ 400 triệu đồng làm quà chúc thọ cho các cụ 100 tuổi họ Vũ - Võ trong cả nước, mỗi suất quà 1 triệu đồng, đến nay

đã có 373 cụ được nhận quà

Trong công tác phòng chống đại dịch Covid-19, HĐDH Vũ - Võ thành phố Hà Nội đã huy động gần 500 triệu đồng ủng

hộ quỹ Vắc-xin và quỹ phòng chống dịch Covid, ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiên tai, bão lũ bằng tiền và hiện vật trị giá 290 triệu đồng, huy động 60 triệu đồng

hỗ trợ sửa chữa nhà dột nát cho gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn v.v

GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang - Chủ tịch HĐDH Vũ - Võ Việt Nam

tặng bằng Vũ tộc tinh hoa cho HĐDH Vũ - Võ thành phố Hà Nội

Trang 29

Báo cáo Tổng kết cũng chỉ ra những

hạn chế tồn tại cần khắc phục trong nhiệm

kỳ tới, đó là một số địa phương hoạt

động chưa sôi nổi, công tác tuyên truyền

phát triển dòng họ còn hạn chế, công tác

khuyến học khuyến tài nhiều nơi chưa

tích cực, một số Ủy viên Ban Thường vụ,

Ủy viên BCH hoạt động chưa nhiệt tình,

trách nhiệm…

Đại hội đã thông qua phương hướng

nhiệm kỳ 2023-2028 với các nhiệm vụ

trọng tâm là công tác phát triển dòng họ,

củng cố phát triển các CLB trực thuộc

HĐDH Thành phố Đẩy mạnh các hoạt

động giao lưu kết nối dòng họ, công tác

thi đua khen thưởng, khuyến học khuyến

tài, công tác Truyền thông và quản lý tài

chính dòng họ, phấn đấu để HĐDH Vũ -

Võ thành phố Hà Nội là một tổ chức vững

mạnh toàn diện, là điểm tựa cho các hoạt

động của dòng họ Vũ - Võ Việt Nam

Đại hội đã bầu ra BCH gồm 37 thành viên, Ban Thường vụ 19 thành viên và 10

Ủy viên Thường trực Doanh nhân Vũ Duy Bổng tái cử Chủ tịch HĐDH Vũ - Võ thành phố Hà Nội Đại hội trao Bằng Vũ tộc tinh hoa và Bằng khen của HĐDH Vũ - Võ Việt Nam cho 4 tập thể và 21 cá nhân có thành tích xuất sắc trong nhiệm kỳ 2016-2021, ghi nhận và vinh danh 9 vị ủy viên do tuổi cao không tham gia khóa mới

Phát biểu chỉ đạo Đại hội GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang - Chủ tịch HĐDH

Vũ - Võ Việt Nam đã động viên, khen ngợi

và biểu dương những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua Mong muốn các thành viên HĐDH vừa được Đại hội tiến cử hãy đoàn kết, đồng lòng, phát huy và lan tỏa truyền thống Nhân hậu, Trí tuệ của dòng

họ, mở ra một chặng đường mới cho hoạt động dòng họ Vũ - Võ Thủ đô, chung tay cùng với bà con trăm họ xây dựng một nước Việt Nam hùng cường - thịnh vượng…

Các đại biểu dự Đại hội chụp ảnh kỷ niệm

Trang 30

Thượng tướng, Phó Giáo sư Tiến

sĩ Nguyễn Văn Thành (Vũ Văn

Thành) là một chính khách và là

nhà khoa học tầm cỡ quốc tế về khoa học

hệ thống và khoa học tư duy hệ thống; là

chuyên gia về quản lý và phát triển đô thị,

quy hoạch, quản lý không gian biển Bên

cạnh đó, Thượng tướng, PGS.TS Thượng

tướng Nguyễn Văn Thành cũng là chuyên

gia cao cấp về các lĩnh vực nghiên cứu khoa

học về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu,

đa dạng sinh học, chính sách công nghiệp,

an ninh phi truyền thống, những tác động đe

dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững

của các quốc gia, vùng lãnh thổ toàn cầu

Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung

ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa

XI (2011-2016) và khóa XII (2016-2021)

Là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an

Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra

Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng

Bộ Công an Việt Nam

Với niềm đam mê học tập nâng cao

trình độ, mở rộng kiến thức, với tư duy,

“Giáo dục là mảnh đất mầu mỡ vun trồng

trí thức” và “Kiên trì học tập suốt đời”,

trong quá trình công tác và học tập ông đã

bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học Bách khoa Hà Nội (2005); Thạc sĩ ngành Kinh tế công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (1998);

Kỹ sư Kinh tế công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (1994); Cử nhân Học viện T32 Khóa I Học viện CSND,

Bộ Công an; Học nâng cao tại Học viện Volgorad (Nga); Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội; Cử nhân Anh Văn Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội; khóa đào tạo về quản lý Công nghệ, Đại học Bách khoa và Học viện công nghệ Châu Á (AIT); Khoa đào tạo về Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Lahti, Phần Lan

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NIỀM ĐAM MÊ CỦA THƯỢNG TƯỚNG CAND

Thượng tướng, PGS TS Nguyễn Văn Thành phát biểu tại buổi gặp mặt Tuổi trẻ CAND

dự Đại hội Đoàn toàn quốc

Trang 31

Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn

Thành (Vũ Văn Thành) là nhà khoa học

lớn, có uy tín khoa học trên nhiều lĩnh vực,

có nhiều đóng góp trong các công trình và

dự án nghiên cứu khoa học, công nghệ với

vai trò là nhà khoa học, hướng dẫn nghiên

cứu, chủ trì đề tài khoa học Đồng chủ tọa

nhiều hội thảo khoa học tầm quốc gia và

quốc tế, của các tổ chức quốc tế có uy tín

và các trường đại học danh tiếng trên các

lĩnh vực: Khoa học tư duy hệ thống (ISSS),

Hội nghị toàn cầu về biển (G05), Quản lý

bảo tồn khu dự trữ sinh quyển (CBr), Quy

hoạch giao thông đô thị, quy hoạch, Xây

dựng đô thị sinh thái, kinh tế ECO2 về phát

triển bền vững

Thượng tướng PGS.TS Nguyễn Văn

Thành là tác giả gần một trăm bài báo

đăng trên các tạp chí khoa học trong nước

và quốc tế Ông còn là diễn giả chính của nhiều hội nghị khoa học quốc tế: Hội nghị xây dựng thành phố Smart city đáp ứng tiêu chuẩn, An ninh, An sinh, An toàn tại Dubai (United Arap Emirate tháng 3/2017); Hội nghị gìn giữ hòa bình của lực lượng công

an, cảnh sát quốc tế tại UN - New York (2016); Hội nghị phòng chống tội phạm mạng của Châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản tại Singapore (2016); Đồng chủ trì hội nghị khoa học hệ thống thế giới lần thứ 57th ISSS (2013); Quy hoạch thành phố Hải Phòng trở thành thành phố kinh tế - thành phố sinh thái (Eco2 City): Thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Đối thoại tăng trưởng xanh của Ngân hàng Thế giới tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ (2012); Công cụ tổng hợp đánh giá tác động của khí hậu cho hội nghị các nhà

Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành tiếp Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam

Trang 32

lập chính sách đô thị, Manila (2011); Các

giải pháp về sự tương phản của môi trường

trong Hội nghị chuyên đề những người

thực hiện ứng dụng tại Đại học, Jerusalem,

Israel (2011)

Đồng chủ trì Hội nghị toàn cầu về đại

dương, Paris (2010); Hội nghị mô hình quản

lý Khu dự trữ sinh quyển mô hình phát triển

bền vững; UNESCO, Madrit, Spain (2008);

Hội nghị phát triển bền vững của UN, tại

New York, Hoa Kỳ (2007); Hội thảo về

đầu tư các dự án phát triển bền vững, Ngân

hàng Thế giới, Washington DC, Hoa Kỳ

(2007); Hội nghị toàn cầu về biển, Hà Nội,

Việt Nam (2007); Hội thảo về quản lý các

Khu dự trữ sinh quyển, đảo JeJu, Hàn Quốc

(2005); Hội nghị quản lý vùng bờ (ICOM),

Cơ quan quản lý khí tượng Đại dương Hoa

Kỳ (NOAA), tại Hawaii, Hoa Kỳ (2004);

Chiến lược phát triển thành phố CDS của Ngân hàng Thế giới

Những nghiên cứu khoa học của Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành đều gây tiếng vang lớn Theo nhận xét của Giáo sư, Tiến sĩ Luc Hens, Đại học

tự do Bỉ ngày 1 tháng 6 năm 2018: “Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thành là một nhà khoa học lớn tầm quốc tế về khoa học

hệ thống và khoa học tư duy hệ thống, là chuyên gia hàng đầu về quản lý và phát triển đô thị Bên cạnh đó, Thượng tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thành cũng là chuyên gia cao cấp về các lĩnh vực nghiên cứu khoa học về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, chính sách công nghiệp…”

(Trích theo: Nhiều tác giả, Những gương

mặt giáo sư Việt Nam, tài năng - trí tuệ - nhân cách Nxb Thanh niên, 2017).

Thượng tướng Nguyễn Văn Thành tặng Bằng khen cho 26 đồng chí nguyên là lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương được tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba

Trang 33

Nghị quyết Đại hội đại biểu dòng

họ Vũ - Võ Việt Nam lần thứ

VIII đã mở ra một thời kỳ mới,

thời kỳ của đoàn kết - tự nguyện - đồng

thuận - kỷ cương và phát triển Với tầm

nhìn và sức mạnh trí tuệ của tập thể lãnh

đạo HĐDH Vũ - Võ Việt Nam, chúng ta

tự hào về dòng họ Vũ - Võ Việt Nam có

đầy đủ những phẩm chất đó Trải qua trên

1.200 năm hình thành và phát triển, giá

trị cốt lõi của dòng họ là “Nhân hậu, trí

tuệ” tiếp tục được kế thừa, phát triển giúp

cho hậu duệ dòng họ học tập, rèn luyện để

lập thân, lập nghiệp, góp phần cống hiến

cho quê hương đất nước… Đến nay đã có

53 tỉnh, thành phố trong cả nước và một

số nước trên thế giới đã thành lập được

HĐDH, nhiều tỉnh, thành phố có bề dày

về tổ chức, phát triển dòng họ từ tỉnh tới

cơ sở với tầm vóc và quy mô rộng lớn,

đánh dấu một giai đoạn phát triển rực rỡ

của dòng họ Vũ - Võ Việt Nam

Với sức ảnh hưởng của Đại hội VIII

dòng họ Vũ - Võ Việt Nam, dòng họ Vũ -

Võ tỉnh Hải Dương đã vượt qua những khó

khăn, tổ chức thành công Đại hội đại biểu

dòng họ Vũ - Võ tỉnh Hải Dương lần thứ

II, nhiệm kỳ 2019 - 2024 Đây là Đại hội

của trí tuệ, đoàn kết và phát triển Đến nay,

công tác tổ chức phát triển dòng họ các cấp

từ cấp tỉnh, cấp huyện tới cấp phường, xã

và chi họ của tỉnh Hải Dương đã từng bước phát triển vững chắc và hoạt động tích cực trên tất cả các mặt, đạt được nhiều kết quả phấn khởi Hoạt động của hội đồng dòng học Vũ - Võ tỉnh lên tầm cao mới, tạo nên sức mạnh tập thể trong tổ chức và phát triển dòng họ Điển hình là sau Đại hội

II đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu dòng họ Vũ - Võ ở hai huyện có di tích lịch

sử là huyện Bình Giang (có di tích lăng mộ

và miếu thờ Thần tổ Vũ Hồn ở làng Mộ Trạch), huyện Nam Sách (có lăng mộ cổ Đống Dờm) Đây là trung tâm tâm linh của dòng họ cả nước nên sự ra đời của HĐDH

Vũ - Võ huyện Bình Giang và Nam Sách

THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI DÒNG HỌ VŨ - VÕ TỈNH HẢI DƯƠNG LẦN THỨ II NHIỆM KỲ 2019 - 2024

Vũ Chí Nghiêm

Phó Chủ tịch Thường trực HĐDH Vũ - Võ tỉnh Hải Dương

Thiếu tướng Vũ Đình Thuật - Chủ tịch

HĐ dòng họ Vũ - Võ tỉnh Hải Dương phát động Quỹ Khuyến học khuyến tài

Trang 34

đã kết nối đồng hành cùng Ban Quản lý di

tích, khi các đoàn hoặc các sự kiện diễn ra

tại đây

HĐDH Vũ - Võ tỉnh và các huyện,

thị xã, thành phố đã triển khai thực hiện

công tác dòng họ đi vào chiều sâu, không

chỉ làm tốt công tác tâm linh, thờ cúng,

tổ tiên mà còn quan tâm đến công tác thi

đua - khen thưởng, công tác từ thiện, công

tác xây dựng, trùng tu, tôn tạo từ đường

Những công trình nhà thờ họ được đầu tư

hàng tỉ đồng, điển hình như dòng họ huyện

Gia Lộc, Kim Thành, Cẩm Giàng, Bình

Giang, Thanh Hà …

Xây dựng HĐDH cấp xã, phường đang

là xu hướng phát triển rộng rãi tại Hải

Dương Điển hình như huyện Thanh Miện

có 10/17 xã, thị trấn có tổ chức HĐDH với

bề dày hàng chục năm như HĐDH xã Lam

Sơn, xã Chi Lăng Bắc, TT Thanh Miện

HĐDH Vũ - Võ huyện Bình Giang, ngay

sau khi Đại hội lần thứ nhất thành công, từ

năm 2020 đến nay đã vận động và thành lập được 7 ban liên lạc dòng họ ở 7 xã, thị trấn Với cách làm sáng tạo, vừa tổ chức công bố quyết định thành lập HĐDH (Ban liên lạc), đồng thời tổ chức Đại hội bầu BCH và các chức danh lãnh đạo, sớm đưa công tác dòng họ vào nề nếp Chính vì vậy phong trào phát triển tổ chức dòng họ cấp

xã, phường thực sự có tác dụng, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, cùng trăm họ xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, công bằng văn minh

HĐDH Vũ - Võ tỉnh Hải Dương đang tích cực triển khai và quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Đại hội khóa II

đã đề ra, tiến tới tổ chức Đại hội đại biểu dòng họ Vũ - Võ tỉnh Hải Dương lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Ông Vũ Đình Thuật - Phó Chủ tịch HĐDH Vũ - Võ Việt Nam, Chủ tịch HĐDH Vũ - Võ tỉnh Hải Dương trao bằng

Vũ tộc tinh hoa cho nhà thờ Chi họ

Vũ Khắc, xã Gia Khánh, huyện Gia Lộc

Ông Vũ Chí Nghiêm - Phó Chủ tịch Thường

trực - Trưởng ban tổ chức phát triển dòng

họ tỉnh, trao quyết định cho Ban vận động

thành lập HĐDH Vũ - Võ huyện Nam Sách

Trang 35

Từng ngày, từng ngày công trình

được thay đổi diện mạo nhanh

chóng, đó là từ truyền thống dòng

họ Vũ - Võ kết hợp với tâm đức của con

cháu dòng họ hướng về nguồn cội, tổ tiên

Sự kết nối quá khứ và hiện tại, giữa anh linh

của tiền nhân dòng họ và khát vọng cháy

bỏng của những người con dòng họ Vũ - Võ

thành phố Hải Phòng

Công trình xây dựng nhà từ đường dòng

họ Vũ - Võ thành phố Hải Phòng là một

hạng mục đặc biệt quan trọng thuộc công

trình xây dựng cải tạo khuôn viên đền Nam

Hải (Linh từ Nam Hải tại thôn Sáu Phiên, xã

An Lư, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) là

nơi thờ tự Quan phủ Vũ Trực Hành Theo

tài liệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám

thì ông là người xã Yên Các, huyện Thuỷ

Đường nay là An Lư, Thuỷ Nguyên; năm

27 tuổi ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ

xuất thân khoa Quý Sửu, niên hiệu Hồng

Đức 24 (1493) đời vua Lê Thánh Tông, ông

giữ chức quan Phủ Doãn phủ Phụng Thiên

Là người con dòng họ Vũ - Võ sinh sống, làm việc tại Hải Phòng khi được biết tới công trình tâm linh có ý nghĩa lịch sử đối với dòng họ, tôi đã đến và cảm nhận được sự hòa quyện giữa đền Nam Hải và hạng mục nhà từ đường dòng họ Vũ - Võ thành phố Hải Phòng đang ngày càng làm thay đổi không gian, mang lại sức sống mới của một vùng đất địa linh nhân kiệt Đặc biệt, là những con người có tâm huyết với dòng họ, trên tinh thần hướng về nguồn cội, tổ tiên và đứng đầu là ông Vũ Nguyên Thái - Phó Chủ tịch HĐDH Vũ - Võ Việt Nam - Chủ tịch HĐDH Vũ - Võ thành phố Hải Phòng; ông Vũ Bá Vinh - Phó Chủ tịch Thường trực; ông Vũ Nguyễn Đức Thắng

- Tổng chỉ huy Xây dựng Công trình; ông

Vũ Quốc Hân - Chánh Văn phòng phụ trách tài chính và các Phó chủ tịch HĐDH cùng một số Ủy viên Thường trực và doanh nhân Vũ - Võ Hải Phòng… ngày đêm bám sát công trình, giám sát kỹ thuật và điều

Trang 36

chỉnh những sai sót trong quá trình thi

công để sớm đưa công trình vào hoạt động

Đạt được những thành quả ấy, trước

hết là sự quyết tâm của Hội đồng dòng

họ Vũ - Võ thành phố Hải Phòng, trong

đó người đứng đầu về việc phát tâm công

đức đó là ông Vũ Nguyên Thái đã nêu

cao tinh thần cùng các ủy viên, các doanh

nhân… tạo nên sự đoàn kết, đồng lòng,

chia sẻ mọi khó khăn, cùng chung tay

gánh vác công việc được giao, đóng góp

tiền của, trí tuệ vào công trình và lấy đó

là niềm hạnh phúc, tự hào của bản thân đã

góp tâm, đức vào công trình tâm linh để

lại cho muôn đời sau

Đâu đó vang lên “Vũ - Võ đoàn kết,

Vũ - Võ thành công” tinh thần ấy đã đang

được lan tỏa trong mọi hành động của

những người con Vũ - Võ Hải Phòng, đặc biệt là các ủy viên HĐDH, những doanh nhân Vũ - Võ Hải Phòng… Sự quyết tâm

và đoàn kết được đặt lên hàng đầu trong mọi hành động, đó là sự thành công của Hội đồng dòng họ Vũ - Võ Hải Phòng ngày nay Những sự quyết tâm ấy của Hội đồng dòng họ là điều không thể nghi ngờ, nhưng chắc hẳn để công trình sớm được hoàn thiện thì rất cần sự đóng góp, công đức của toàn thể các con cháu hậu duệ trong và ngoài nước, đó là những viên gạch, những nén hương thơm dâng lên tổ tiên và để lại cho thế hệ mai sau một công trình tâm linh đặc biệt quan trọng với niềm tự hào dòng

họ Vũ - Võ Việt Nam “Nhân văn, văn hóa, đoàn kết, trí tuệ”

Khuôn viên từ đường dòng họ Vũ - Võ thành phố Hải Phòng

Trang 37

Năm 2023, HĐDH Vũ - Võ tỉnh

Bình Dương tập trung chỉ đạo

đẩy mạnh công tác phát triển tổ

chức dòng họ: hướng dẫn và đôn đốc thành

lập HĐDH Vũ - Võ tại thành phố Thuận

An, Bến Cát, Tân Uyên; Ra quyết định

thành lập BCH lâm thời thành phố Tân

Uyên, Ban liên lạc Vũ - Võ phường Vĩnh

Tân; Hỗ trợ BCH HĐDH Vũ - Võ thành

phố Dĩ An tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm

kỳ II Hiện nay tại thành phố Dĩ An cũng

đã thành lập HĐDH Vũ - Võ tại 2 phường:

Tân Đông Hiệp và Dĩ An

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cấp

cơ sở và thành viên BCH nghiên cứu và

hình thành các ban vận động xây dựng và

phát triển dòng họ, Hội đồng đã ban hành văn bản hướng dẫn các bước vận động, tiến hành thành lập Ban Chấp hành HĐDH, Ban liên lạc lâm thời tại cấp huyện và cấp

xã tiến tới Đại hội

Để tìm kiếm nhân sự mới, nhân tố mới bảo đảm cho sự phát triển lâu dài, chất lượng và bền vững cho dòng họ Vũ - Võ tỉnh Bình Dương khóa II, trong tháng 11/2023, Thường trực HDDH đã triệu tập cuộc họp Ban Thường vụ (mở rộng) lần II

để xem xét và biểu quyết thông qua danh sách 8 ứng cử viên đề nghị BCH bầu bổ sung vào Thường trực, Ban Thường vụ và

Ủy viên BCH nhiệm kỳ 2022 - 2027.Nhằm tạo điều kiện cho bà con trong và

HĐDH VŨ - VÕ TỈNH BÌNH DƯƠNG

ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN DÒNG HỌ

Bài: Võ Bích; Ảnh: Võ Chánh

BTV HĐDH Vũ - Võ tỉnh Bình Dương biểu quyết thông qua danh sách 8 ƯCV đề nghị

bầu bổ sung vào TT, BTV, BCH nhiệm kỳ 2022 - 2027

Trang 38

trì công tác thông tin trao

đổi liên lạc với các thành

viên Ban Thường vụ, Ban

Chấp hành, hội viên qua

Tinh thần đoàn kết, chung tay xây dựng

và phát triển dòng họ thể hiện rõ nét qua

cuộc vận động đóng góp kinh phí xây dựng

Năm 2024, cùng với công tác tuyên

truyền về truyền thống dòng họ, qua đó vận

tổ chức và cá nhân có tâm huyết với dòng

họ đóng góp Quỹ Khuyến học khuyến tài,

và quỹ hoạt động của dòng họ để có thêm

nguồn kinh phí cho việc giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó, mừng thọ các cụ, xây nhà nhân ái, thăm viếng ốm đau, tang lễ… Và

hỗ trợ một phần kinh phí cho đại hội dòng

họ Vũ - Võ các cấp

Tăng cường công tác phối hợp với sở/phòng giáo dục, các trường cấp 3, lập danh sách học sinh họ họ Vũ - Võ hoặc có mẹ

là thành viên BCH họ Vũ - Võ các cấp có thành tích, vượt khó vươn lên học tốt để động viên khen thưởng kịp thời

Theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ các huyện, thị, thành phố trong công tác phát triển dòng họ, thành lập BCH lâm thời tiến tới đại hội khi có đủ điều kiện

Củng cố hoạt động của CLB Doanh nhân Vũ - Võ; tăng dần số lượng các doanh nghiệp, thường xuyên giao lưu, trao đổi nhằm tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong hoạt động kinh doanh

Vận động các trường cấp 3, các trường đại học thành lập các đội văn nghệ, đội bóng đá, bóng chuyền trẻ họ Vũ - Võ

để thi đấu, giao lưu trong và ngoài tỉnh

Công trình nhà thờ họ Vũ - Võ tỉnh Bình Dương (TP Tân Uyên)

hoàn thành giai đoạn 2

Trang 39

Thành lập Ban nghi lễ hỗ trợ công tác tổ

chức lễ hội, Đại hội các cấp

Triển khai việc đăng ký thông tin thành

viên, hội viên HĐDH Vũ - Võ các cấp qua

mã “Qrcode” nhằm tạo thuận lợi trong

công tác quản lý và tổ chức phát triển dòng

họ ở cấp tỉnh, huyện thị, thành phố

Tiếp tục giữ mối liên hệ tốt với HĐDH

Vũ - Võ Việt Nam và các cấp thông qua

việc tham gia hội họp, đảm bảo chế độ

thông tin báo cáo, cộng tác tin bài cho cuốn

thông tin dòng họ cũng như tích cực hưởng ứng các hoạt động, phong trào của BCH dòng họ các tỉnh, thành bạn

Năm 2024, HĐDH Vũ - Võ tỉnh Bình Dương thống nhất chọn ngày mùng 3 tháng 12 âm lịch (kỷ niệm ngày mất của Thần tổ Vũ Hồn (804 - 853)) làm ngày họp mặt bà con họ Vũ - Võ gần xa đến thăm viếng và thắp hương tại Nhà thờ

Họ ở phường Vĩnh Tân - Thành phố Tân Uyên - Bình Dương

Chủ tịch Vũ Minh Sang cùng các thành viên Ban Thường vụ HĐDH tỉnh chụp ảnh lưu niệm cùng các ứng cử viên BCH tại Nhà thờ họ

Vũ - Võ tỉnh Bình Dương

BCH, BTV HĐDH Vũ - Võ

tỉnh Bình Dương thắp hương

tại nhà thờ họ

Trang 40

Đại hội đại biểu dòng họ Vũ - Võ

tỉnh Quảng Bình lần thứ II diễn

ra trong tiết trời đầu thu tháng 9

Có thể nói “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đã

đem lại cho Đại hội một không khí tươi mát,

nồng ấm, thắm tình đồng tộc, báo hiệu cho

một nhiệm kỳ mới khởi sắc và thành công

Dự đại hội có 350 đại biểu và khách mời

Đại hội vinh dự được đón chào

GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang - Chủ

tịch HĐDH Vũ - Võ Việt Nam đến dự và

chỉ đạo Đại hội cũng vinh dự đón nhận về

vật chất và tinh thần từ Hội Khuyến học

tỉnh Quảng Bình, Ban đại diện Hội người

cao tuổi tỉnh Quảng Bình; họ Trần, họ Lê,

họ Dương, họ Bùi, họ Hoàng, họ Đoàn, họ

Trương và các đoàn đại biểu HĐDH Vũ

- Võ các tỉnh: Thành phố Hà Nội, Thành

phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Nam Định, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Bình Thuận, Đắk Lắk, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai

Đại hội đã nhất trí cao với những nội dung, kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua và phương hướng nhiệm kỳ 2023

- 2028 Đại hội nhất trí sửa đổi một số nội dung trong Quy ước hoạt động dòng họ, trọng tâm là hoạt động tìm hiểu lịch sử và phát triển dòng họ ở cơ sở, công tác chúc thọ, khuyến học khuyến tài Đại hội đã bầu

37 Ủy viên BCH, ông Võ Văn Thái được bầu làm Chủ tịch HĐDH Vũ - Võ tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2023-2028

TINH THẦN TỪ ĐẠI HỘI ĐẾN VỚI BÀ CON

Võ Văn Thái

Chủ tịch HĐDH Vũ - Võ tỉnh Quảng Bình

GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang - Chủ tịch, Trưởng đoàn đại biểu HĐDH Vũ - Võ Việt Nam

tặng hoa và bức trướng cho Đại hội

Ngày đăng: 23/03/2024, 17:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w