QUY TRÌNH THI CÔNG HỆ THỐNG: ĐIỆN, CTN, ĐHTG, PCCC DỰ ÁN: CẢI TẠO KHU B, KHU CHUNG CƯ QUANG TRUNG TP VINH, TỈNH NGHỆ AN ĐỊA ĐIỂM: PHƯỜNG QUANG TRUNGTP VINHNGHỆ AN HANG MỤC: THI CÔNG HỆ THỐNG ĐIỆN, CTN, ĐHTG, PCCC CHỦ ĐẦU TƯ: TẬP ĐOÀN VINGROUPCÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN GIÁM SÁT: CÔNG TY CỔ PHẦN VINHOMES NHÀ THẦU THI CÔNG: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VINCONS (Quy trình này tuân thủ bản vẽ thiết kế, tiêu chuẩn quy định hiện hành và không phát sinh chi phí so với thiết kế, hợp đồng đã ký) ĐAI DIỆN BQLXD ĐẠI DIỆN TVGS NHÀ THẦU THI CÔNG MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 4 I. CĂN CỨ LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG 4 1. Hồ sơ kỹ thuật công trình 4 2. Luật, các nghị định, thông tư và các Quy trình Quy phạm 4 3. Năng lực nhà thầu 6 II. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 6 III. MỤC TIÊU ĐỀ RA 6 IV. CÁC YÊU CẦU CHỦ YẾU CỦA BIỆN PHÁP THI CÔNG 6 CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CHUNG 8 I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHUNG 8 II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VẬT TƯ 8 III. TỔ CHỨC CHUẨN BỊ THI CÔNG 8 1. Thiết lập các công trình tạm thời 8 2. Hệ thống văn phòng công trường, kho, lán trại, bãi tập kết vật liệu, khu WC 9 3. Văn phòng ban chỉ huy 9 4. Kho vật tư kín 9 5. Khu tập kết vật tư thiết bị 9 6. Nguồn điện, nước phục vụ thi công 9 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT 13 I. BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG ĐIỆN 13 1. Phạm vi công việc: 13 2. Tài liệu hướng dẫn và tiêu chuẩn áp dụng 13 3. Công tác chuẩn bị: 14 4. Biện pháp thi công chi tiết: 16 II. BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC 41 1. Phạm vi công việc 41 2. Tài liệu hướng dẫn và tiêu chuẩn áp dụng 41 3. Công tác chuẩn bị 42 4. Biện pháp thi công chi tiết 46 III. BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐIỀU HOÀ THÔNG GIÓ 72 1. Phạm vi công việc 72 2. Tài liệu hướng dẫn và tiêu chuẩn áp dụng 72 3. Công tác chuẩn bị 73 4. Biện pháp thi công chi tiết 76 CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP, QUY TRÌNH QUẢN LÝ THI CÔNG 115 I.CHÍNH SÁCH NHÀ THẦU 115 II.THỰC HIỆN 116 5. Trách nhiệm lãnh đạo 116 6. Lập kế hoạch chất lượng 116 7. Lập biện pháp thi công 116 8. Lập tiến độ và quản lý tiến độ thi công 118 9. Kiểm soát tài liệu 118 10. Quản lý máy móc thiết bị 119 11. Kiểm soát công tác mua hàng 119 12. Các hành động khắc phục, phòng ngừa 119 13. Công tác đào tạo 119 14. Biện pháp kiểm tra chất lượng, quản lý hệ thống 120 III.BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, TIẾP NHẬN, BẢO QUẢN CHẤT LƯỞNG VẬT TƯ, VẬT LIỆU, THIẾT BỊ ĐƯA VÀO CÔNG TRƯỜNG 124 15. Giai đoạn chuẩn bị thi công 124 16. Giai đoạn thi công 124 IV. BIỆN PHÁP GIÁM SÁT KỸ THUẬT, KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÁC CÔNG TÁC THI CÔNG 125 1. Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu trong quá trình thi công xây lắp 125 2. Kiểm tra, giám sát công trình sau bàn giao (trong thời gian bảo hành) 125 V. QUẢN LÝ TÀI LIỆU, HỒ SƠ, BẢN VẼ HOÀN CÔNG, NGHIỆM THU, THANH QUYẾT TOÁN 126 1. Các tài liệu, hồ sơ, bản vẽ hoàn công 126 2. Công tác nghiệm thu, kiểm định 126 VI. BẢO QUẢN VÀ BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH 136 1. Bảo quản công trình 136 2. Bảo hành và sửa chữa khuyết tật 136 3. Giải toả công trường sau khi hoàn thành 137 CHƯƠNG 6 BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 138 I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 138 II. BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG 138 1. Đào tạo an toàn lao động 138 2. An toàn về cháy nổ: 139 3. An toàn khi sử dụng cẩu kéo, cẩu lắp: 139 4. An toàn sử dụng điện, máy 140 5. An toàn cho máy móc 140 6. An toàn làm việc trên cao 141 7. An toàn sử dụng máy hàn điện 143 8. An toàn ngoài công trường 144 9. Công tác y tế 144 III. VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ AN NINH TRẬT TỰ 145 1. Vệ sinh môi trường 145 2. Trật tự an ninh 146 CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN 147 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG I. CĂN CỨ LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG 1. Hồ sơ kỹ thuật công trình Hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư: Tập đoàn VingroupCông ty CP 2. Luật, các nghị định, thông tư và các Quy trình Quy phạm Luật xây dựng số 502014QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông, có hiệu lực từ ngày 01012015; Nghị định 592015NĐCP Nghị định chính phủ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Luật điện lực số 282004QH11 và được sửa đổi bổ sung một số điều tại luật số 242012QHB ngày 20112012; Nghị định 1062005NĐCP ngày 1782005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật điện lực về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Nghị định 812009NĐCP ngày 12102009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 1062005NĐCP ngày 1782005. Nghị định số: 142014NĐCP ngày 2622014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực an toàn điện; Quy phạm thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối TCVN 44531995; Quy trình thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công TCVN 425286; Quyết định số 908QDEVN ngày 2852008 cảu Tập đoàn điện lực Việt Nam về việc Quy định, giám sát thi công và nghiệm thu các công trình ĐK cấp điện đến 500kV. Qui phạm trang bị điện: 11 TCN182006, 11 TCN192006, 11 TCN202006, 11 TCN212006 do BQ Công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số: 192006QDBCN ngày 1172006; Quyết định số 1157QDEVN ngày 19122014 của Tập đoàn Điện Lực Việt Nam: Quy trình an toàn điện; Quyết định số: 513 QBEVN ngày 26032008 của Tập đoàn Điện Lực Việt Nam: Quy định nghiệm thu hệ thống tích hợp trạm biến áp. • Tiêu chuẩn sử dụng trong thiết kế và lựa chọn thiết bị : TCXDVN 98352012. Chống sét cho Công trình xay dung Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống. Hệ thống nối đất, Chống sét cho trạm biến áp dụng Tiêu chuẩn IEEE Stdd802000: Guide for safetyin AC Grounding System. QCVN QTD7: 2009BCT. Quy chuẩn kỹ thuật qu6c gia về kỹ thuật điện Tập 7: Thi Công các Công trình điện. QCVN QTD8: 2010BCT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện Tập 8: Quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp. • Hệ thống cấp điện, chiếu sáng, chống sét TCVN 3624:1981: Các mối nối tiếp xúc điện. Quy tắc nghiệm thu và phương pháp thử TCVN 9208:2012: Lắp đặt cáp và dây điện cho các công trình TCVN 9385:2012: Chống sét cho công trình xây dựng Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống • An toàn trong thi công • Quy định chung : TCVN 2288:1978: Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất TCVN 2292:1978: Công việc sơn. Yêu cầu chung về an toàn TCVN 2293: 1978: Gia công gỗ. Yêu cầu chung về an toàn TCVN 3146:1986: Công việc hàn điện. Yêu cầu chung về an toàn TCVN 3147:1990: Quy phạm an toàn trong công tác xếp dỡ Yêu cầu chung TCVN 3153:1979: Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động – Các khái niệm cơ bản Thuật ngữ và định nghĩa TCVN 4431:1987: Lan can an toàn. Điều kiện kỹ thuật TCVN 4879: 1989: Phòng cháy. Dấu hiệu an toàn TCVN 5308:1991: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 8084:2009: Làm việc có điện. Găng tay bằng vật liệu cách điện TCXDVN 296.2004: Dàn giáo – Các yêu cầu về an toàn Sử dụng thiết bị nâng chuyển TCVN 4244:2005: Thiết bị nâng. Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật • Sử dụng thiết bị cầm tay TCVN 3152:1979: Dụng cụ mài. Yêu cầu an toàn TCVN 79961:2009: Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ. An toàn . Phần 1 : Yêu cầu chung TCVN 799621:2009: Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ. An toàn . Phần 21 : Yêu cầu cụ thể đối với máy khoan và máy khoan có cơ cấu đập TCVN 799622: 2009: Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ. An toàn . Phần 22 : Yêu cầu cụ thể đối với máy vặn ren và máy văn ren có cơ cấu đập Và các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình và các quy định hiện hành. 3. Năng lực nhà thầu Nhà thầu đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác thi công hạng mục trạm biến áp, cáp ngầm trung thế, cấp ngầm hạ thế, hệ thống điện hạ thế, cấp thoát nước hạ tầng cho các dự án khu đô thị mới. Đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm. Khả năng, năng lực thiết bị máy móc phục vụ thi công. II. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN Tên gói thầu: Thi công hệ thống Điện, CTN, ĐHTG, PCCC Chủ đầu tư: Tập đoàn VingroupCông ty CP Địa điểm xây dựng: Phường Quang TrungTp.VinhNghệ An Nhà thầu thi công ME: Công ty cổ phần phát triển và đầu tư Xây Dựng VinCons III. MỤC TIÊU ĐỀ RA Lập biện pháp thi công công trình phải hợp lý, khoa học và đặt được các mục tiêu, tiêu chí sau : Thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, đúng yêu cầu kỹ thuật, tuân thủ theo quy trình, quy phạm hiện hành và các chỉ tiêu kỹ thuật trong thiết kế thi công. Đặc biệt coi trọng công tác phòng chống cháy nổ, đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, đoàn kết tốt với chính quyền và nhân dân địa phương. Tiết kiệm tối đa chi phí vật tư, thiết bị, nhân công, phương tiện thi công, chi phí đền bù phục vụ thi công và các chi phí khác…. nhằm giảm chi phí về vốn đầu tư và đảm bảo chất lượng công trình. IV. CÁC YÊU CẦU CHỦ YẾU CỦA BIỆN PHÁP THI CÔNG Xây dựng sơ đồ tổ chức bố trí trên công trường hợp lý, phù hợp với điều kiện công nghệ thi công và điều kiện tự nhiên, rút ngắn được thời gian chuẩn bị và kết thúc công trình. Xây dựng phương án tổ chức cung ứng tập kết vật tư thiết bị nhằm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng kỹ thuật, kịp thời về tiến độ thi công và tiết kiệm tối đa chi phí Xây dựng các phương án khảo sát, thiết kế, thi công, các công đoạn khoa học, hợp lý nhằm đảm bảo chất lượng thi công, đảm bảo tiết kiệm nhân lực, phương tiện và đảm bảo tiến độ của từng công đoạn. Xây dựng đúng, chính xác về nhận lực, phương tiện thi công cho từng công đoạn và cho toàn bộ công trình. Xây dựng biểu đồ về huy động nhân lực một cách khoa học và hợp lý, tránh chồng chéo giữa các bộ phận, thời gian chờ đợi kéo dài… gây lãng phí nhân lực. Xây dựng biện pháp thi công để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và vật tư thiết bị. Xây dựng các biện pháp đảm bảo công tác vệ sinh công nghiệp và vệ sinh môi trường, khu vực công trường nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động và cư dân xung quanh, hạn chế tối đa các tác động xấu đến môi trường tự nhiên. Xây dựng các phương án giải quyết các vấn đề liên quan đến thi công và phục vụ thi công như: đền bù thi công, quan hệ với chính quyền và nhân dân địa phương, giữ gìn trật tự an ninh xã hội. Làm cơ sở tính toán các chi phí trong dự toán và phân tích hiệu quả kinh tế trong thi công xây lắp công trình. CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CHUNG I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHUNG Công tác chuẩn bị luôn đóng vài trò quan trọng trong tổ chức công trường, đảm bảo việc thi công không bị phá vỡ tiến độ đề ra. Các công tác chuẩn bị bao gồm: Nhận bàn giao mặt bằng, các điểm mốc định vị, cao độ trên công trình. Làm việc với chính quyền địa phương về các thủ tục hành chính, cư trú, an ninh trật tự xã hội trong và ngoài khu vực thi công. Chuẩn bị về mặt bằng thi công: Xây dựng lán trại, chỗ ăn ở, thiết lập các hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ thi công, bãi chở vật liệu trong công trường. Chuẩn bị về thiết bị thi công. Chuẩn bị các mẫu hồ sơ thi công. Nguồn cung cấp vật tư, vật liệu. Thí nghiệm và xây dựng hồ sơ thí nghiệm. II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VẬT TƯ Tất cả các loại vật liệu sử dụng cho công trình phải đảm bảo đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật được phê duyệt, các chứng chỉ về chất lượng của nhà sản xuất, chứng chỉ của mẫu thí nghiệm, tuân thủ theo qui định hiện hành của nhà nước, được sự chấp thuận của TVGS và Chủ đầu tư trước khi thi công. Riêng đối với các loại vật tư và vật liệu mà Chủ đầu tư chỉ định cung cấp thì nhà thầu sẽ trình tiến độ thi công chi tiết để Chủ đầu tư cung cấp đáp ứng tiến độ thi công đề ra. Sau khi xem xét thiết kế về yêu cầu chất lượng vật liệu, nhà thầu tiến hành khảo sát các nguồn vật tư trên địa bàn sở tại và địa bàn lân cận tại công trường đi đến quyết định sử dụng các loại vật tư đưa vào công trình nhằm đảm bảo chất lượng đạt yêu cầu của thiết kế đã đề ra. Đối với các vật tư, vật liệu yêu cầu mẫu khi trình duyệt, Chủ đầu tư sau khi phê duyệt để lưu giữ, đối chiếu với thực tế sử dụng khi cần thiết . Các vật tư, vật liệu đưa vào sử dụng trong xây dựng công trình đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng theo quy định và tiêu chuẩn chất lượng vật tư tương ứng hiện hành của Việt Nam và tiêu chuẩn của nhà sản xuất. III. TỔ CHỨC CHUẨN BỊ THI CÔNG Để đảm bảo việc triển khai thi công được thuận tiện, Nhà thầu sẽ có những chuẩn bị từ trước đó về: Mặt bằng, thủ tục, giấy phép liên quan đến công việc, máy, thiết bị, vật tư, nhân lực, ... ngày sau khi nhận được quyết trúng thầu và giao mặt bằng của Chủ đầu tư. 1. Thiết lập các công trình tạm thời Để thi công, công trình đảm bảo các tiêu chuẩn của thiết kế, như yêu cầu về vật liệu, thẩm mỹ, tiến độ cũng như tiết kiệm các chi phí có hiệu quả trong sử dụng, và giữ vững an ninh, an toàn cũng như đảm bảo môi sinh, môi trường khu vực dân cư. Trước hết phải có mặt bằng thi công có khoa học thuận tiện trong quá trình thi công. 2. Hệ thống văn phòng công trường, kho, lán trại, bãi tập kết vật liệu, khu WC Nhà thầu sẽ bố trí một số ký túc xá trong công trường. Nhằm tăng hiệu quả quản lý và năng suất lao động, Nhà thầu bố trí văn phòng trong công trường theo các chức năng nhằm đảm bảo tốt việc quản lí, điều hành quá trình thi công, cụ thể như sau: 3. Văn phòng ban chỉ huy Bao gồm văn phòng công trường họp và làm việc, nghỉ trưa, kho dụng cụ, vật tư có giá trị và các khu vực liên quan như. Văn phòng công trường được trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng cần thiết như máy tính, máy in, điện thoại, máy ảnh, … đảm bảo việc điều hành, quản lí thuận tiện và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các Kỹ sư tư vấn và Chủ đầu tư. 4. Kho vật tư kín Khu này có chức năng cất giữ các loại vật tư có yêu cầu cao về quản lí và bảo quản như vật tư, thiết bị, … được bố trí tại tầng hầm 1 vừa đảm bảo thuận tiện cho công tác quản lí xuất nhập vật tư vừa phải đảm bảo gần với khu vực đặt các thiết bị thi công. Kho bãi phải đản bảo công tác an toàn PCCC, phải có tiêu lệnh, bình cc, bình cầu nổ 5. Khu tập kết vật tư thiết bị Nhà thầu bố trí khu tập kết thiết bị thi công gần cổng ra vào, đảm bảo thuận tiện cho việc vận chuyển. Kho bảo quản vật tư phải đảm bảo kê cao không đặt trên mặt đất. 6. Nguồn điện, nước phục vụ thi công 6.1 Nguồn điện thi công Nguồn điện thi công được lấy từ nguồn điện thi công của CĐT cung cấp. Nhà thầu sẽ làm đủ các thủ tục cần thiết như ký kết hợp đồng về sử dụng điện sản xuất, lắp đặt công tơ, hộp điện tổng và phối hợp theo sự chỉ đạo của bộ phận quản lí điện của Đơn vị chủ quản và Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát. Trong trường hợp CĐT chưa bố trí được nguồn điện lưới thi công, nhà thầu sử dụng phương án thuê máy phát điện. Tại khu vực thi công có bố trí các hộp cầu giao có nắp che chắn bảo vệ và hệ thống đường dây treo trên cột dẫn tới các điểm dùng điện, có tiếp đất an toàn theo đúng tiêu chuẩn an toàn điện hiện hành. Công suất máy phát điện được tính theo nhu cầu sử dụng, cụ thể: Máy phát điện công suất >25kw: Sử dụng cho các máy hàn ống HDPE kích thước >D400 Máy phát điện công suất 15kw: Sử dụng cho các máy hàn ống HDPE kích thước từ D200 đến D350 Máy phát điện công suất 5kw: Sử dụng cho các máy cắt ống, máy hàn hồ quang công suất nhỏ… 6.2 Nguồn nước thi công Nhà thầu sẽ lấy nguồn nước có sẵn sau khi đã thỏa thuận với nhà thầu xây dựng. Trong trường hợp nước cung cấp không đảm bảo đủ số lượng cho công tác thi công trên công trình thì nhà thầu sẽ tiến hành các biện pháp khác để đảm bảo đủ số lượng nước thi công. Nhà thầu có biện pháp đảm bảo dùng nước tiết kiệm, thu, thoát nước thải tốt tránh lầy lội mặt bằng (Thu nước vào hệ thống thoát nước công trường, có hố ga thu nước và bơm nước thoát ra hệ thống thoát nước của thành phố) 6.3 Máy móc, dụng cụ thi công Nhà thầu lên danh sách dự kiến các máy móc thiết bị thi công chủ yếu. Số lượng máy móc, thiết bị phải phù hợp với tiến độ và nhân lực thực hiện công việc theo bảng tiến độ. Đảm bảo các thiết bị máy móc đưa vào thi công hoạt động tốt, an toàn cho người vận hành. Tùy theo tình hình thực tế thi công, nhân công thi công trên công trường để điều chỉnh số lượng máy móc thiết bị thi công phù hợp. Tất cả các máy móc đưa vào công trường phải được kiểm tra về kỹ thuật an toàn, có kiểm định, giấy kiểm tra chất lượng. Bảng danh mục máy móc thiết bị thi công chủ yếu dự kiến cho gói thầu Tên thiết bị ( Loại, kiểu, nhãn hiệu ) Số lượng Công suất Năm sản xuất Chất lượng Sở hữu Ghi chú Máy cắt các loại 5 220V250W 2010 Tốt Nhà thầu Máy hàn điện hồ quang 2 5KW 2015 Tốt Nhà thầu Máy hàn ống HDPE các loại 2 D63400 2010 Tốt MuaĐi thuê Máy hàn ống PPR 2 2015 Tốt Nhà thầu Máy khoan bê tông cầm tay 5 220V300W 2015 Tốt Nhà thầu Máy đục bê tông 1 1 KW 2015 Tốt Nhà thầu Đồng hồ đo điện trở đất 1 2015 Tốt Nhà thầu 6.4 Hệ thống tổ chức và nhân sự tại công trường a. Chỉ huy trưởng công trình Trực tiếp tổ chức và quản lý nhân sự, công việc trên công trường đảm bảo thi công đúng thiết kế kỹ thuật, tiến độ, ATLĐ và đảm bảo vệ sinh môi trường. Thay mặt cho Giám đốc Khối trực tiếp làm việc với bên A để thống nhất các biện pháp thi công. Có trách nhiệm báo cáo và đề xuất các giải pháp phục vụ thi công 1 lầnngày về Giám đốc Khối Duy trì nội quy, kỷ luật công trường, tuân thủ sự chỉ đạo của Ban quản lý dự án và chính quyền địa phương về An ninh trật tự. Có quyền chủ động điều động nhân lực trên công trường theo yêu cầu về tiến độ. Đại diện cho bên B để làm thủ tục nghiệm thu từng phần và toàn bộ công trình. Chịu trách nhiệm nghiệm thu và bàn giao công trình. Phối hợp với Ban quản lý dự án để giải quyết các vấn đề nảy sinh trên công trường. b. Cán bộ kỹ thuật Chịu sự điều hành trực tiếp của Chỉ huy công trình. Chỉ đạo các đội thi công đảm bảo đùng yêu cầu thiết kế kỹ thuật của công trình. Đề suất các giải pháp kỹ thuật thi công tối ưu với chỉ huy công trình để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình, khắc phục các vấn đề kỹ thuật nảy sinh trong quá trình thi công. Lập kế hoạch và biện pháp thi công chi tiết đảm bảo yêu cầu công nghệ, tiến độ, chất lượng công trình và ATLĐ. Kết hợp chặt chẽ với cán bộ tư vấn giám sát của Ban quản lý để giải quyết các vướng mắc về kỹ thuật. Cùng với chỉ huy công trình tiến hành nghiệm thu từng phần và toàn bộ với bên A. Hướng dẫn vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ cho công nhân kỹ thuật bên A theo đúng tài liệu kỹ thuật do bộ phận kỹ thuật tại trụ sở yêu cầu. c. Vật tư và xuất nhập trực tiếp Chịu sự điều hành trực tiếp của Chỉ huy công trình. Quản lý về hành chính, tài chính, vật tư trên công trường. Lập tiến độ chi tiết về vật tư và cấp phát kịp thời cho các đội thi công để đảm bảo yêu cầu về tiến độ. d. Các đội thi công (gồm tổ trưởng và công nhân) Chịu sự điều hành trực tiếp của Chỉ huy công trình. Có trách nhiệm thi công các phần việc được giao đảm bảo chất lượng, tiến độ, và ATLĐ theo đúng thiết kế kỹ thuật và chỉ dẫn của trợ lý kỹ thuật. Tổ trưởng chịu trách nhiệm về kết quả lao động của nhân viên mình. Có quyền đề xuất nhân lực phục vụ cho công việc được giao. Đảm bảo an toàn vật tư trong kho. Sửa chữa kịp thời các thiết bị phục vụ thi công khi bị hỏng hóc. Thu dọn, vệ sinh mặt bằng hàng ngày và khi kết thúc quá trình thi công. Chịu sự giám sát của cán bộ kỹ thuật, cán bộ tư vấn giám sát của Ban quản lý dự án và của công trình. CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT I. BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG ĐIỆN 1. Phạm vi công việc: Biện pháp thi công hệ thống Điện bao gồm các hạng mục sau: • Thi công ống luồn dây điện • Thi công thang, máng cáp điện; • Thi công dây và cáp điện; • Lắp đặt tủ điện • Lắp đặt đèn chiếu sáng, ổ cắm, công tắc; • Thi công chống sét, tiếp địa. 2. Tài liệu hướng dẫn và tiêu chuẩn áp dụng • TCXD – 16 – 1986 Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng. • TCXD – 25 – 1991 Quy phạm đặt đường dây điện trong nhà ở và công trình công cộng. • TCXD – 27 – 1991 Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng. • TCXD – 46 – 2007 Quy phạm chống sét bảo vệ công trình xây dựng. • TCVN – 6160 – 1996 phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng yêu cầu thiết kế. • TCVN 5828 – 1994 Chiếu sáng ngoài nhà. • QP 4756 1989 Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện. • QCVN QTĐ82010BCT Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Kỹ Thuật Điện • QCVN 01: 2008BCT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện • Quy phạm trang bị điện phần I đến phần IV của nghành điện. • 11 TCN182006 Quy định chung Quy phạm trang bị điện phần I do bộ công nghiệp ban hành. • 11 TCN192006 hệ thống đường dẫn điện Quy phạm trang bị điện phần II do bộ công nghiệp ban hành. • 11 TCN202006 Trang bị phân phối và trạm biến áp Quy phạm trang bị điện phần III do bộ công nghiệp ban hành. • 11 TCN212006 bảo vệ và tự động Quy phạm trang bị điện phần IV do bộ công nghiệp ban hành. • QCVN 12:2014BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng • TCVN 9206: 2012 Lắp đặt thiết bị trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế. • TCVN 7447:2004 Hệ thống lắp đặt điện hạ áp • TCVN 7447554:2004 Hệ thống lắp đặt của tòa nhà, Phần 555: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – các thiết bị khác. • QCVN 05:2008BXD Nhà ở và CT công cộng An toàn sinh mạng và sức khoẻ 3. Công tác chuẩn bị: 3.1 Máy móc và dụng cụ thi công: Hình 11: Máy cắt gạch Hình 2.1.12: Máy khoan bê tông Hình 13: Máy cắt cầm tay Hình 2.1.14: Máy bắn Laze Hình 15: Lò xo uốn ống Hình 2.1.16: Kìm cắt ống Hình 17: Búa thi công Hình 2.1.18: Thang nhôm thi công Hình 19: Biển báo khu vực thi công Hình 2.1.110: Giàn giáo thi công Hình 111: Kìm ép cos thủy lực Hình 2.1.112: Đồng hồ vạn năng Hình 113: Bộ dụng cụ cầm tay 3.2 Vật tư và bản vẽ: Vật tư: Vật tư tuân thủ thiết kế, hợp đồng, đã được BQLXD phê duyệt, kèm theo đầy đủ hồ sơ nghiệm thu vật liệu đầu vào: biên bản nghiệm thu, biên bản giao hàng, chứng chỉ chất lượng, COCQ… Các đầu mục vật tư bao gồm: + Ống luồn dây, co cút, măng xông, hộp nối trung gian, box chia ngả, ty ren, thép U hoặc V, các vật tư phụ liên quan. + Thang máng cáp, nối máng, cút góc, T thu, T đều, cáp tiếp địa vàng xanh 2 đầu cốt…. + Dây, cáp điện + Thiết bị điện Bản vẽ: Bản vẽ thiết kế phát hành Bản vẽ thi công được BQLDA, TVGS thẩm duyệt. 3.3 Mặt bằng thi công TVGS Xây dựng, TVGS ME cùng nhà thầu cơ điện tiến hành khảo sát hiện trạng mặt bằng, nếu đã đủ điều kiện thi công thì 3 bên tiến hành bàn giao mặt bằng ngay. Trong BB, lưu ý ghi rõ thực trạng vệ sinh trong khu vực thi công, khối lượng, chủng loại rác còn tồn đọng. TVGS xây dựng phối hợp với TVGS ME yêu cầu nhà thầu xây dựng bàn giao mốc hoàn thiện cho nhà thầu cơ điện theo những chi tiết sau: – Đối với thi công ống điện âm sàn BTCT: + Tim trục trắc đạc đã được nghiệm thu. + Thép sàn, dầm đã được nghiệm thu hoặc tối thiểu xong thép lớp 2. – Đối với thi công ống điện âm tường, âm trần. + Cao độ +1m hoàn thiện sàn căn hộ tầng, cao độ trần + Mốc trát hoàn thiện tất cả các diện tường có lắp thiết bị ME (đối với tường chưa trát) + Mốc ốp tường hoàn thiện bếp, WC tại diện tường có lắp thiết bị ME + Quy định rõ biện pháp kiểm tra nếu sau này phát hiện sai lệch dẫn đến công tác lắp đặt thiết bị không đảm bảo yêu cầu bàn giao 4. Biện pháp thi công chi tiết: 4.1 Thi công ống luồn dây điện 4.1.1 Thi công ống âm tường • Xác định vị trí Sử dụng máy xác định tọa độ hoặc dùng thước kết hợp nivo để xác định toạ độ, kích thước bản vẽ thi công ống luồn dây. Căn cứ vào tường, vách, trục để xác định tọa độ các vị trí thi công làm cơ sở để xác định vị trí, tuyến đi của hệ thống ống luồn dây. Hoàn thiện công tác lấy dấu: Dùng mực bật đường thẳng tuyến ống cần cắt và dùng phấn kẻ, vẽ vị trí đế âm cần cắt đục. b) Cắt đục tường, vách Sau khi xác định vị trí cần cắt, đục trên tường, vách ta tiến hành dùng máy cắt để cắt, các mạch được quy định như sau: + Đối với những vị trí có 1 ống PVC D20 ta cắt hai đường với bề rộng là 50mm + Đối với những vị trí có 2 ống PVC ta cắt hai đường với bề rộng là 80mm + Mạch cắt trên trên tường vách rộng hơn đường kính ống 15mm về mỗi phía (nếu 2 ống chở nên thì cắt với kích thước đảm bảo khoảng cách giữa 2 ống bên trong là 10mm). + Đối với tường hoặc vách bê tông, thực hiện việc đặt ống âm và đế âm chờ sẵn trong quá trình đổ bê tông. + Đối với tường đã trát: áp dụng theo quy cách cắt đục như tường chưa trát và bổ sung thêm 02 đường cắt trên lớp vữa trát về 2 bên rãnh đục, chiều rộng mỗi bên 30mm, 02 đường bổ sung chỉ đục hết lớp vữa trát. + Dùng máy đục loại công suất nhỏ hơn 1000W, cắt đục sâu hơn đường kính ống 05mm. Hình ảnh diện tường sau khi cắt đục hoàn thiện c) Lắp đặt ống luồn dây, đế âm Lắp đặt ống luồn dây Sau khi xác định các vị trí, tuyến đi của ống luồn dây, công nhân sẽ gia công các đoạn ống phù hợp với từng vị trí, phương pháp gia công cụ thể như sau: Ống luồn dây được cắt bằng cưa tay hoặc kéo cắt ống nước PPR Sử dụng cút góc để kết nối các đoạn ống tại các góc vuông, dùng lò xo uốn ống để uốn các góc vuông hay góc tù cần theo thực tế. Ống luồn dây phải được ghim cố định bằng dây thép buộc vào vít nở hoặc đinh bê tông đã đóng vào đáy rãnh đục, đảm bảo chặt chẽ, ngay ngắn, không xô lệch. Đặt ống luồn dây đảm bảo kích thước giữa các ống với mép rãnh đúng tính toán. Khoảng cách từ đế âm đến vị trí ghim đầu tiên không quá 100mm, giữa các vị trí ghim tiếp theo không quá 800mm. Tại điểm cuối của ống âm tường, phải đảm bảo chắc chắn, vị trí ghim cách điểm uốn ra khỏi tường không quá 50mm và phải trên cao độ trần giả ít nhất 50mm. Đối với vị trí tủ điện có thể ghim cách đỉnh tủ 500mm (do có nhiều đường ống) Đối với các vị trí có nhiều đến âm, phải đi chung trên 1 rãnh đục thì góc rẽ nhánh của ống vào đế âm không nhỏ hơn 45 độ. Đầu nối ống luồn dây vào đế âm: Phải sử dụng khớp ren, nếu phải uốn thì đểm uốn cách đế âm khoảng 100mm. Lắp đặt đế âm điện Lắp đặt đế âm đúng chiều sao cho khi lắp thiết bị phù hợp với kiến trúc tổng thể diện tường đã phê duyệt. Căn cứ vào mốc trát hoàn thiện, lắp đặt đế âm công tắc, ổ cắm điện điện nhẹ phải song song và bằng hoặc âm so với mặt tường không quá 5mm, cao độ đảm bảo theo thiết kế. Đối với vị trí có gạch ốp lát cần xác định chiều dày viên gạch để lắp đế âm sao cho sâu hơn mặt gạch không quá 5mm. Đế âm tủ điện modul: tính toán trên căn cứ thiết kế và catalouge thiết bị sao cho khi lắp đặt mặt ốp của vỏ tủ điện và các thiết bị công tắc trên cùng diện tường phải có đáy bằng nhau. Những vị trí nhiều đế âm cạnh nhau có thể kết nối thành 1 khối trước rồi chôn vào tường. Dùng máy lazer xác định cao độ trong cùng 1 không gian, dùng nivo căn chỉnh thăng bằng cho các đế âm. Đối với các ống luồn có đầu để chờ sẽ dùng các tấm nilon hoặc băng dính bọc bịt làm kín 2 đầu để hạn vật liệu lọt vào phía trong. Với đế âm, hộp nối ta chèn xốp kín hoặc bịt tôn để không cho vật liệu rơi vào. Sau khi hoàn thành lắp đặt hệ ống luồn ta tiến hành trát phủ ống. Đối với những vị trí có từ 02 ống trở lên, dùng lưới thép phủ lên bề mặt ống, sao cho mép lưới thép phải rộng hơn mép tường bị cắt 50mm. (Yêu cầu đắp trát kín ống, rồi mới đóng lưới) 4.1.2 Thi công ống âm trần + Dùng máy lazer vạch tuyến, bắn kẹp chữ C, khoảng cách giữa các kẹp với ống D20, D25,D32 là 1000mm, khoảng cách kẹp đến box không quá 200mm. Sau đó gia công ống theo tuyến kẹp đã thi công để gắn lên trần. + Lắp đặt các box chia ngả, box nối trung gian phải dùng vít nở M6, dùng ống mềm nối từ box chia ngả xuống điểm chờ đặt thiết bị. + Tại các vị trí giao cắt, ống phải uốn vai bò. Trên cùng 1 dầm các điểm uốn phải đều và song song. + Ống đi thẳng hàng, các ống cùng tuyến đi song song và cách đều nhau. + Trong quá trình lắp đặt ống nếu tuyến ống dài cần bổ sung box trung gian hoặc đặt chờ dây mồi. + Tiến hành sơn màu để phân biệt các hệ ống khác nhau. Quy cách sơn mầu ống điện âm trần như sau: Ống cấp điện chiếu sáng: không sơn. Ống cấp nguồn động lực, điều hòa: sơn màu vàng Ống điện nhẹ: sơn xanh. Ống tín hiệu báo cháy: sơn đỏ hoặc cam 4.1.3 Thi công ống âm sàn BTCT Sau khi lớp thép thứ 2 được đan xong, tuyến ống âm sẽ được đặt và buộc chặt vào phía dưới của lớp thép này. Khoảng cách tối đa giữa 2 vị trí thép buộc ống D20 và D25 là 1000mm. Vị trí đầu chờ lên ổ cắm hoặc công tắc ở tường phải được lắp đầy bằng xốp và dánh băng keo kín đế ngăn ngừa nước và bê tông vào trong quá trình đổ bê tông. Có thể dùng biện pháp ống mềm chụp đầu ống cứng và buộc bằng thép buộc. Vị trí đầu chờ phải được giữ chặt đúng vị trí bằng dây thép vào khung sắt. Đặt dây mồi để kiểm tra thông ống. 4.2 Thi công giá đỡ Định vị tuyến thang, máng theo vị trí và kích thước của bản vẽ được duyệt bởi tư vấn và chủ đầu tư. Dùng dây căng theo chiều dọc của tuyến thang, máng Bật mực làm dấu tuyến thang, máng trên trần bê tông Sử dụng hệ dàn giáo đã được lắp đặt sẵn và tiến hành khoan và treo ty. Ty được gia công sẵn theo cao độ treo thang, máng của bản vẽ được duyệt bởi chủ đầu tư. Tùy theo mặt bằng phối hợp giữa các hệ cơ điện có các kiểu lắp đặt giá đỡ cho thang thang, máng cáp Sau khi treo ty xong, tiến hành treo giá đỡ. 4.3 Lắp đặt thang, máng Sau khi lắp đặt hệ giá đỡ thì tiến hành treo thang, máng. Kiểm tra cao độ từng vị trí theo bản vẽ Thang, máng trước khi tập kết ở khu vực thi công phải được vệ sinh sạch sẽ, mài những cạnh sắc nhọn, loại bỏ những cây thang, máng cong, vênh không đạt tiêu chuẩn. Đưa thang, máng lên những giá đỡ đã được treo sẵn và tiến hành nối thang, máng, giữa hai thanh thang, máng nối với nhau phải có dây nối đất (E) 2.5mm2CuPVC sọc xanh vàng liên kết giữa hai thanh thang, máng cho loại thang thang, máng = 400mm và (E) 4.0mm2CuPVC sọc xanh vàng cho loại thang thang, máng > 400mm. Dây nối đất (E) liên kết giữa hai thanh thang, máng cho các loại thang thang, máng, có thể tuân thủ theo quy định trong hồ sơ thiết kế đã được CĐT phê duyệt. Sau khi chỉnh thang, máng ngay thẳng thì các bu long nối thang, máng phải được xiết chắc chắn. (sử dụng bu lông ba ke đầu dù) Hai đầu thang, máng nối với nhau phải khớp với nhau và phải đảm bảo phải bằng phẳng không so le với nhau làm trầy vỏ cáp khi kéo cáp. Tại những vị trí thang, máng kết nối xuống tủ, thang, máng được đi bên trên tủ và kết nối từ trên xuống tủ Sau khi lắp đặt xong tuyến thang, máng theo bản vẽ thi công được duyệt bởi chủ đầu tư, tiến hành kiểm tra những vị trí nối, những vị trí co, ngã ba, ngã tư, vị trí thay đổi cao độ thang, máng để mài những canh sắc nhọn có thể làm trầy xước vỏ cáp. Ngoài ngã 4 sẽ được đặt hàng theo tùy loại kích thước thang thang, máng cáp, các ngã 3, co, T giảm sẽ được đặt hàng của nhà cung cấp, hoặc gia công trực tiếp tại công trường, sau đó sơn chống rỉ theo cùng màu thang thang, máng cáp Kiểm tra độ ngay thẳng của tuyến thang, máng, cố định thang, máng vào hệ giá đỡ để thang, máng không bị xê dịch. Vị trí kết nối giữa thang, máng cáp và box điện âm sàn được theo vị trí bản vẽ phối hợp. 4.4 Thi công dây và cáp điện 4.4.1 Xác định vị trí Căn cứ vào sơ đồ nguyên lý, layout bố trí tuyến cáp và hệ thống ống luồn, thang máng cáp đã thi công để xác định vị trí và chủng loại cáp chính xác theo lộ phù hợp, xác định chiều dài tuyến cáp để có tính toán phù hợp. Lưu ý phải kết hợp bản vẽ các hệ điều hoà, cấp thoát nước, điện nhẹ, phòng cháy, chữa cháy với nhau để khi lắp đặt không bị chồng chéo lên nhau. 4.4.2 Kéo dây, cáp Qui định chung về màu: Màu dây pha thông thường: đỏ, vàng, xanh Màu dây trung tính: đen Màu dây tiếp địa an toàn: vàngxanh Tính toán chiều dài cho từng tuyến cùng với màu dây của từng pha. Tổ chức kéo cho từng tuyến, số lượng dây của từng ống sẽ được chuẩn bị để kéo một lần. Chuẩn bị dây, đánh dấu dấu dây và làm nhãn cho từng tuyến theo chiều dài cứ mỗi 5m và tại các điểm rẽ nhánh trên máng điện. Sau khi xác định vị trí, chủng loại cáp, dây tiến hành lắp đặt: • Đối với dây điện: Dùng dây mồi đã được luồn sẵn cố định một đầu dây điện vào dây mồi và kéo, khi kéo chú ý dùng lực đều. Đầu ra dây phải lấy đúng tránh tình trạng dây bị rối. • Đối với cáp điện: Do khối lượng cáp điện lớn do vậy phải phân bổ người theo dọc chiều dài tuyến cáp, khi kéo dùng lực đều, khi cáp đã được kéo đến vị trí thiết kế tiến hành cố định cáp vào hệ thống thang máng cáp bằng dây thít PVC đảm bảo các sợi cáp đi song song không bị chồng chéo và bị rối. Tránh sử dụng phương pháp kéo đầu cuối gây trầy xước và giãn cáp. Đối với cáp trục đứng dùng tời điện đặt trên nóc hộp kỹ thuật kéo theo phương đứng, kết hợp với lực nâng đỡ cáp của công nhân bố trí tại từng tầng. Để đồng bộ động tác của người tầng trên và tầng dưới cùng với người điều khiển tời cáp cần trang bị bộ đàm khi thi công. Cáp kéo xong không được xoắn cáp Khi thi công trong hộp kỹ thuật cần tiến hành lắp đặt sàn thao tác để đảm bảo an toàn lao động. Quy cách kéo cáp điện trên thang, máng cáp Toàn bộ dây và cáp sau khi kéo rải xong cần tiến hành đánh dấu số lộ phục vụ công tác kiểm tra, nghiệm thu đấu nối sau này không bị nhầm lẫn. Mã số lộ được ghi theo đúng trong bản vẽ thiết kế hoặc được quy định bởi kỹ sư một cách có hệ thống. 4.4.3 Biện pháp đo đạc kiểm tra công tác thi công kéo dây, cáp điện nhẹ: Đo thông mạch sử dụng đồng hồ vạn năng Chuyển đồng hồ đo sang thang đo x1 trên khu vực đo Ohm. Cặp 2 que của đồng hồ đo vào 2 đầu dây dẫn Nếu dây dẫn bị đứt thì chỉ số đồng hồ sẽ không có sự thay đổi nào Nếu dây dẫn đã thông mạch, điện trở hiển thị trên đồng hồ sẽ trả về 0, và đồng hồ sẽ kêu báo hiệu cho chúng ta biết. Đo điện trở cách điện sử dụng đồng hồ Megaomh Ngắt tất cả nguồn cấp cho đối tượng cần đo. Chọn thang đo điện áp trên đồng hồ gấp đôi điện áp làm việc của đối tượng cần đo (Ví dụ: dây dẫn điện sử dụng với điện áp 220V thì thang đo trên đồng hồ ta sẽ chọn 500V) Trường hợp kiểm tra cách điện giữa ruột dẫn và vỏ bọc của dây, cáp điện thì ta kẹp dây đen vào vỏ bọc bên ngoài và dây đỏ vào ruột dẫn để đo. Đối chiếu với điện trở danh định của nhà sản xuất Trường hợp kiểm tra cách điện giữa các dây dẫn với nhau nhằm xác định xem vỏ bọc có bị trầy xước trong quá trình kéo dây (gây khả năng các dây bị chập cháy) hay không ta tiến hành như sau: Kẹp dây đen vào ruột dẫn 1 dây bất kỳ, dây đỏ lần lượt kẹp vào các dây còn lại. Điện trở hiển thị rất lớn (hoặc OL) là đạt yêu cầu, điện trở nhỏ cần kiểm tra lại hoặc bằng 0 nghĩa là dây đã bị chập 4.5 Lắp đặt tủ điện 4.5.1 Vận chuyển tủ điện tầng tới vị trí lắp đặt Loại bỏ bất cứ các vỏ bọc còn lại của tủ điện (nếu có) bởi công nhân. Kiểm tra lối đi, hướng và vật cản trên sàn trước khi di chuyển tủ điện đến vị trí lắp đặt. Các tủ điện sẽ được vận chuyển đến vị trí cuối cùng để lắp đặt bằng xe đẩy nâng (với các tủ điện cỡ lớn), công cụ chuyên dụng theo như chi tiết trong biện pháp tri công này, được giám sát bởi kỹ sư phụ trách. Chi tiết 1: Minh họa điển hình vận nâng hạ tủ điện MSB Chi tiết 2: Minh họa điển hình vận chuyển tủ MSB đến vị trí lắp đặt Chi tiết 3: Đưa con lăn vào vị trí đáy tủ để di chuyển vào vị trí lắp đặt Chi tiết 4: Minh họa điển hình vận chuyển tủ điện DB đến vị trí lắp đặt 4.5.2 Quy trình lắp đặt • Định vị và đánh dấu vị trí tủ điện phân phối. • Định vị và đánh dấu vị trí lỗ khoan ty M10 xuyên tường hoặc tắc kê rút. • Lắp đặt ty xuyên tường đối với tường gạch hoặc tắc kê rút M10 đối với tường bê tông. • Lưu ý: đối với ty xuyên tường phải dùng long đền bản rộng 50mm và dùng 2 con tán để lốc kê tấm long đền. • Để thuận tiện cho việc lắp đặt, có thể gỡ phần thiết bị bên trong bằng cách gỡ nguyên tấm đế lắp thiết bị và lắp vỏ tủ trước, sau đó lắp lại tấm đế gắn thiết bị. • Xiết bulong để giữ cố định tủ. Trong quá trình xiết bulong để giữ cố định vỏ tủ, cần sử dụng thước thủy để cân chỉnh vỏ tủ điện cho thẳng, phẳng. • Kết nối hoàn chỉnh máng cáp vào tủ. • Sắp xếp cáp điện theo thứ tự đúng với các CB tương ứng • Lắp đặt cáp vào máng hoặc đai cáp vào khung đỡ, ướm thử cáp vào vị trí đấu nối của MCB CB. Kiểm tra cáp, đánh dấu, dán nhãn cho từng sợi cáp trước khi đấu dây. • Cắt cáp, bấm cos, gắn chụp nhựa (phân màu theo pha). • Đấu nối cáp vào MCB CB • Gắn nhãn cho từng tuyến cáp (cáp ngõ vào và cáp ngõ ra). Sau khi lắp đặt dùng máy hút bụi vệ sinh tủ. Kiểm tra cách điện, kiểm tra các mạch điều khiển, kiểm tra sơ đồ nguyên lý tủ để đảm bảo đóng điện an toàn. Có Quy trình bao che tủ điện lại để chống bụi bẩn và các va chạm cơ học. 4.5.3 Thử nghiệm hiện trường Việc thử nghiệm đòi hỏi phải được thực hiện bởi kỹ sư điện có chuyên môn, năng lực, yêu cầu tuân thủ qui trình kiểm tra nghiêm ngặt để tránh các sự cố xảy ra. Vệ sinh bên trong, trên nắp, mặt ngoài tủ Lưu ý: Sử dụng máy hút bụi để hút tất cả các bụi bẩn trong tủ, thiết bị (đặc biệt là điểm đấu nối cáp vào, cáp ra của CB, cơ cấu đóng ngắt CB…) Khi thao tác phải có ít nhất 2 người + biển báo + khóa, sử dụng máy bộ đàm bảo đảm thông tin rõ ràng, các tủ điện phải có khóa, phải treo các biển cảnh báo sau (Xem hình ảnh cảnh báo đính kèm) Kiểm tra và xiết lại các bulong đấu nối cáp, busbar kể cả bulong dự phòng được gắn sẳn trên busbar. Đo cách điện tủ điện Đối với tủ điện chính MDB: • Ngắt tất cả các MCCB, MCB của tủ (thiết bị đóng ngắt ở chế độ TRIP) • Đo cách điện tủ điện • Đo cách điện và thông mạch tất cả các tuyến cáp vào và ra của tủ • Đóng điện vào MCCB tổng của tủ phân phối từ tủ điện tổng MSB • Kiểm tra thứ tự pha, kiểm tra điện áp. • Đóng MCCB tổng của tủ phân phối. Lưu ý: Trước khi đóng MCCB, MCB ngỏ ra cấp nguồn cho tủ phân phối phải để ở chế độ OFF, hoặc TRIP. 4.6 Lắp đặt đèn chiếu sáng, ổ cắm, công tắc; 4.6.1 Công tác đấu nối dây • Kéo dây nguồn Yêu cầu trước khi lắp đặt đèn, công tắc, ổ cắm bắt buộc phải kéo dây và nghiệm thu với CĐT. • Đấu dây, đấu nối đèn, công tắc, ổ cắm điện: Tiến hành lắp đặt đấu nối: Đấu nối đèn: Hai dây cấp nguồn cho đèn L, N được kéo loop giữa các vị trí đèn, thợ điện sẽ tiến hành tuốt vỏ dây điện một đoạn khoảng 20~25mm và xoắn chặt các đầu dây (theo đúng thứ tự các dây N với nhau và các dây L với nhau tại vị trí đấu nối) rồi lồng vào cos dù, dùng kiềm bấm cos bấm vào đầu cos dù vào dây như hình minh họa . Các điểm đèn trung gian nên hạn chế cắt rời dây điện ra mà chỉ gọt lớp cách điện 30~40mm , gập lại chính giữa đoạn vừa tách vỏ và xoắn chung với dây ra đèn rồi bấm cos dù như minh họa Đấu nối công tắc đèn: Các dây nguồn loop đến vị trí công tắc phải được xoắn chặt nhằm đảm bảo tiếp xúc điện tốt nhất trước khi xiết vào lỗ đấu nối của công tắc, làm tương tự với các dây khiển. Đấu nối ổ cắm điện: 03 dây cấp nguồn L, N, E cho ổ cắm được kéo loop giữa các vị trí ổ cắm, thợ điện sẽ tiến hành tuốt vỏ dây điện một đoạn khoảng 20~25mm và xoắn chặt các cụm đầu dây (theo đúng thứ tự các dây L, N, E từng cụm cùng màu với nhau), cắt gọn phần ngọn trước khi kết nối vào ổ cắm điện. Chú ý phải đấu nối đúng cực tính L, N, E ghi trên thiết bị. 4.6.2 Công tác lắp đặt đèn, công tắc, ổ cắm Sau khi tường đã được sơn hoàn thiện và trần đã xong phần xương treo, sẽ cho tiến hành công tác lắp đặt đèn chiếu sáng, ổ cắm, công tắc... • Lắp đặt đèn: Định vị vị trí lắp đặt, và thực hiện treo ty hoặc khoan lỗ trần sao cho phù hợp với kích thước đèn. Lắp các chi tiết treo, giá đỡ đi theo đèn Lắp đặt đèn: trước khi lắp phải đảm bảo găng tay được thay mới sạch sẽ. • Lắp đặt công tắc, ổ cắm: Dùng thước nivo, ống cân nước để cân chỉnh cao độ công tắc ổ cắm luôn ở vị trí cân bằng. Đấu dây vào thiết bị theo đúng thứ tự pha, làm dấu dây sau khi đã dấu nối xong vào thiết bị. Phần dây chừa phải được cuộn lại gọn gàng. Sau khi lắp đặt xong tiến hành vệ sinh đèn, công tắc ổ cắm và có Quy trình che chắn bảo vệ Toàn bộ thiết bị sau khi lắp đặt sẽ được kiểm tra độ an toàn trước khi đóng điện chạy thử. Vệ sinh sạch sẽ và gọn gàng khu vực thi công. 4.7 Thi công chống sét, tiếp địa. 4.7.1 Thi công bãi cọc tiếp địa Định vị và đánh dấu vị trí các cọc tiếp đất theo bản vẽ thi công đã được phê duyệt và theo thực tế thi công tại công trường. Rào băng cảnh báo xung quanh khu vực đào đất Đào mương cáp (sâu 1000, rộng 500 mm) để kết nối cọc nối đất với dây đồng trần mềm. Khi đóng cọc cần chú ý dùng vải hoặc gỗ đệm ngay đầu cọc để khi đóng không bị loe đầu cọc Bảo đảm rằng cáp đồng thẳng (không bị uốn cong) ăn khớp với khuôn tỏa nhiệt trước khi hàn nhiệt. Bảo đảm rằng cáp đồng không bị bẩn không bị dính dầu và khô thoáng. Sau khi đóng cọc xong tiến hành rải cáp đồng trần và kết nối các đầu cọc bằng mối hàn hóa nhiệt Lưu ý khi hàn hóa nhiệt: Bảo đảm rằng khuôn luôn sạch và không ẩm. Bảo đảm tính chính xác của bộ chọn lựa đấu nối. Đặt dây dẫn trong khuôn, bảo đảm bộ chọn lựa đấu nối được sử dụng tương ứng với dây dẫn đã hàn. Phủ bột hàn lên nồi nung và phân tán một ít trên đỉnh của gờ khuôn khi điện năng bắt đầu hoạt động. Đóng miệng khuôn, và bật vòi phun lửa. Mở khuôn sau vài giây lúc phản ứng đã hoàn thành hoặc kim loại đã rắn lại Không được tiếp xúc trực tiếp với bề mặt hàn sau phản ứng Làm sạch khuôn cho mối hàn kế tiếp. Tiến hành đo đạc điện trở của bãi cọc tiếp địa Dùng máy đo megaohm Trong đó: Cực C, P là 2 cọc dùng để tiếp đất (Sợi dây đỏ và vàng của máy đo điện trở). Sợi dây xanh của máy đo điện trở đất gắn vào bất kỳ vị trí cọc tiếp đất. Nếu kết quả đo đạt yêu cầu: Đối với hệ thống chống sét, giá trị điện trở