Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHẠM THỊ THU HIỀN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶT SÔNG CÔNG KHU VỰC THƢỢNG LƢU HỒ NÚI CỐC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020LU
Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng chất lượng nước sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc
- Phân tích, đánh giá di n biến chất lượng nước sông Công khu vực thượng lưu
Hồ Núi Cốc giai đoạn 2016 - 2020
- Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý và kiểm soát MT nước sông Công khu vực thượng lưu Hồ Núi Cốc.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn tập trung nghiên cứu giải quyết những nhiệm vụ nhƣ sau:
- Thu thập, phân tích, hệ thống hóa các tài liệu, tư liệu về chất lượng nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc giai đoạn 2016 - 2020
- Tổng quan các cơ sở lý luận và thực ti n của vấn đề nghiên cứu
- Điều tra đánh giá nhận thức của người dân về di n biến mức độ ô nhi m khu vực nghiên cứu; nhận thức về công tác BVMT khu vực nghiên cứu; đánh giá các nguy cơ đối với chất lượng nước mặt khu vực nghiên cứu
- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và di n biến chất lượng nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc giai đoạn 2016 - 2020
- Nghiên cứu xây dựng và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng nước mặt sông Công khu vực nghiên cứu.
Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học: Đề tài góp phần bổ sung, củng cố thêm cơ sở khoa học và lý luận cho việc nghiên cứu, đánh giá các nguồn gây tác động ảnh hưởng đến nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc nói riêng và trên toàn lưu vực sông Công nói chung
- Ý nghĩa trong thực ti n: Đề tài góp phần đánh giá đƣợc thực trạng chất lƣợng nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc Từ đó, đề xuất các giải pháp cho cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước và MT nhằm kiểm soát cũng như hạn chế được tác động xấu đến chất lượng nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc, đảm bảo chất lượng nước mặt hồ Núi Cốc đạt tiêu chuẩn để sử dụng vào các mục đích khác nhau.
Những đóng góp mới của đề tài
- Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo có hàm lƣợng khoa học và có độ tin cậy cao cho học tập, nghiên cứu và giảng dạy
- Vận dụng thành công các phương pháp luận vào đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc trong giai đoạn 2016 -
2020 Đã đánh giá được di n biến chất lượng nước mặt sông Công đoạn nghiên cứu đến năm 2020
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản a/ Môi trường
- MT là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật [27]
- MT bao gồm MT tự nhiên và MT xã hội có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống con người Nó được tạo lập xung quanh con người, chi phối đời sống con người, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của con người [31] b/ Tài nguyên nước
- Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [28]
- Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo [28] c/ Ô nhiễm và suy thoái nguồn nước
- Ô nhi m nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật [28]
- Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó [28] d/ Hoạt động bảo vệ môi trường
Hoạt động BVMT là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến MT; ứng phó sự cố MT; khắc phục ô nhi m, suy thoái, cải thiện, phục hồi MT; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ MT trong lành [27] e/ Tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường
- Tiêu chuẩn MT là mức giới hạn của các thông số về chất lƣợng MT xung quanh, hàm lƣợng của các chất gây ô nhi m có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để BVMT [27]
- Quy chuẩn kỹ thuật MT là mức giới hạn của các thông số về chất lƣợng MT xung quanh, hàm lƣợng của các chất gây ô nhi m có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để BVMT [27] f/ Quan trắc môi trường
Quan trắc MT là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần MT, các yếu tố tác động lên MT nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, di n biến chất lƣợng
MT và các tác động xấu đối với MT [27] g/ Một số thông số dùng đánh giá chất lượng nước
- pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhất dùng để đánh giá mức độ ô nhi m của nguồn nước, chất lượng nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mòn Vì thế việc phân tích pH để hoàn chỉnh chất lượng nước cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật cho từng khâu quản lý rất quan trọng, hơn nữa là đảm bảo được chất lượng cho người sử dụng Giá trị pH thấp hay cao đều có ảnh hưởng nguy hại đến thuỷ sinh Giá trị của pH cho phép ta quyết định xử lý nước thải theo phương pháp thích hợp, hoặc điều chỉnh lượng hóa chất cần thiết cho quá trình xử lý nước [25, 33]
- Độ đục: Nước tự nhiên sạch thường không chứa chất rắn lơ lửng nên trong suốt và không có màu Độ đục do các chất rắn lơ lửng gây ra Những hạt vật chất gây đục thường hấp phụ kim loại cùng các vi sinh vật gây bệnh Nước đục còn ngăn cản quá trình chiếu sáng của mặt trời xuống đáy thủy vực làm giảm quá trình quang hợp và dẫn tới giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước [33]
- BOD là lƣợng oxy cần cho vi sinh vật tiêu thụ để oxy hoá sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian Nhƣ vậy, BOD phản ánh lượng các chất hữu cơ d bị phân huỷ sinh học có trong mẫu nước Thông số BOD có tầm quan trọng trong thực tế vì đó là cơ sở để thiết kế và vận hành trạm xử lý nước thải; giá trị BOD càng lớn có nghĩa là mức độ ô nhi m hữu cơ càng cao Giá trị của BOD phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian ổn định nên việc xác định BOD cần tiến hành ở điều kiện tiêu chuẩn [25]
- COD là lƣợng oxy cần thiết cho quá trình ôxy hoá hoàn toàn các chất hữu cơ có trong nước thành CO 2 và H 2 O COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ô nhi m của nước nước mặt vì nó cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước là bao nhiêu Hàm lượng COD trong nước cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhi m [25]
- DO: Hàm lƣợng oxy hòa tan là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất vì oxy không thể thiếu được với các sinh vật Oxy có mặt trong nước một mặt được hoà tan từ oxy trong không khí, một mặt đƣợc sinh ra từ các phản ứng tổng hợp quang hoá của tảo và các thực vật sống trong nước Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoà tan oxy vào nước là nhiệt độ, áp suất khí quyển, dòng chảy, địa điểm, địa hình Giá trị DO trong nước phụ thuộc vào tính chất vật lý, hoá học và các hoạt động sinh học xảy ra trong đó Phân tích DO cho ta đánh giá mức độ ô nhi m nước và kiểm tra quá trình xử lý nước thải [25, 33]
- Kim loại nặng (As, Pb, Cr (VI), Cd, Hg, ) có mặt trong nước do nhiều nguyên nhân: trong quá trình hoà tan các khoáng sản, các thành phần kim loại có sẵn trong tự nhiên hoặc sử dụng trong các công trình xây dựng, các chất thải công nghiệp Ảnh hưởng của kim loại nặng thay đổi tuỳ thuộc vào nồng độ của chúng Nó là có ích nếu chúng ở nồng độ thấp và rất độc nếu ở nồng độ vƣợt giới hạn cho phép [25]
- Nitrat (NO 3 - ) là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật Trong nước tự nhiên, nồng độ nitrat thường 9 thì WQI pH = 10
- Nếu 5,5< pH < 6 thì WQI pH đƣợc tính theo công thức (2):
- Nếu 6 ≤ pH ≤ 8,5 thì WQI pH = 100
- Nếu 8,5 < pH < 9 thì WQI pH đƣợc tính theo công thức (1).
Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, việc tính toán WQI cuối cùng đƣợc áp dụng theo công thức sau:
- WQI I : Kết quả tính toán đối với thông số nhóm I;
- WQI II : Kết quả tính toán đối với thông số nhóm II;
- WQI III : Kết quả tính toán đối với thông số nhóm III;
- WQI IV : Kết quả tính toán đối với thông số nhóm IV;
- WQI V : Kết quả tính toán đối với thông số nhóm V
Ghi chú: Giá trị WQI sau khi tính toán sẽ được làm tròn thành số nguyên Đánh giá chỉ số chất lượng nước:
Chỉ số chất lượng nước được tính theo thang điểm (khoảng giá trị WQI) tương ứng với biểu tượng và các màu sắc để đánh giá chất lượng nước đáp ứng cho nhu cầu sử dụng
2.3.5 Phương pháp so sánh, đánh giá
Là phương pháp áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước mặt với quy chuẩn môi trường QCVN 08-MT:2015/BTNMT làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp
Các kết quả thu đƣợc thống kê thành bảng, biểu đồ trên phần mềm Microsoft Excel Tổng hợp số liệu, so sánh và đánh giá.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
39
Đánh giá chất lượng nước mặt khu vực nghiên cứu năm 2020 theo WQI
Tác giả lựa chọn số liệu phân tích mẫu nước mặt tại 07 điểm quan trắc trong 02 đợt lấy mẫu đại diện cho mùa khô (đợt 1 vào tháng 1/2020) và mùa mƣa (đợt 4 vào tháng 7/2020) để tính và cho điểm WQI khu vực nghiên cứu Trên cơ sở đó toàn bộ khu vực sông Công đoạn nghiên cứu sẽ được phân thành các vùng chất lượng nước
Các thông số đƣợc sử dụng để tính VN_WQI bao gồm: pH, BOD5, COD, Cd,
Hg, NO 3 - , NH 4 + , PO 4 3- , coliform Kết quả tính WQI cho sông Công khu vực thƣợng lưu hồ Núi Cốc năm 2020 được trình bày tại bảng 3.7
Bảng 3.7 Kết quả tính WQI cho sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc năm 2020
NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 Đợt 1 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 4
Dựa trên kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước WQI SI trong bảng 3.7, chất lượng MT nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc tại 7 điểm quan trắc đƣợc chia thành các mức độ khác nhau đƣợc trình bày tại bảng 3.8
Bảng 3.8 Kết quả tính toán chỉ số WQI và mức đánh giá chất lượng nước sông
Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc năm 2020
Mẫu Đợt lấy mẫu WQI Mức đánh giá chất lƣợng Chất lƣợng nước Màu
NM1 Đợt 1 79 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Tốt Xanh lá cây Đợt 4 69 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác Trung bình Vàng
NM2 Đợt 1 85 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Tốt Xanh lá cây Đợt 4 90 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Tốt Xanh lá cây
NM3 Đợt 1 96 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Rất tốt Xanh nước biển Đợt 4 86 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Tốt Xanh lá cây
NM4 Đợt 1 93 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Rất tốt Xanh nước biển Đợt 4 85 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Tốt Xanh lá cây
NM5 Đợt 1 84 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Tốt Xanh lá cây Đợt 4 96 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Rất tốt Xanh nước biển
NM6 Đợt 1 69 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác Trung bình Vàng Đợt 4 86 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Tốt Xanh lá cây
NM7 Đợt 1 62 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác Trung bình Vàng Đợt 4 72 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác Trung bình Vàng
Dựa trên kết quả bảng 3.7 và 3.8, chất lượng nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc trong 2 đợt lấy mẫu (đợt 1 – mùa khô, đợt 4 – mùa mưa) năm
2020 đƣợc chia thành 03 cấp độ:
- Chất lượng nước loại I (Rất tốt): Các mẫu NM3 (đợt 1), NM4 (đợt 1), NM5 (đợt 4) nguồn nước có thể sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lý thông thường) tương ứng với cột A1 theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT
- Chất lượng nước loại II (Tốt): Các mẫu NM1 (đợt 1), NM2 (đợt 1, đợt 4), NM3 (đợt 4), NM4 (đợt 4), NM5 (đợt 1), NM6 (đợt 4) nguồn nước này có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp, tương ứng với mức A2 theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT
- Chất lượng nước loại III (Trung bình): Các mẫu NM1 (đợt 4), NM6 (đợt 1), NM7 (đợt 1, đợt 4) nguồn nước này đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích khác có yêu cầu chất lượng tương tự, tương ứng với mức giới hạn B1 theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT
Chất lượng nước mặt sông Công đoạn nghiên cứu trong 2 đợt lấy mẫu (đợt 1 và
4) năm 2020 cho kết quả tương đối tốt
3.2 Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc giai đoạn 2016 - 2020
3.2.1 Diễn biến chất lượng nước mặt khu vực nghiên cứu Để tiến hành đánh giá di n biến chất lượng nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc giai đoạn 2016 – 2020, tác giả lựa chọn số liệu quan trắc đợt 1 (mùa khô) và đợt 4 (mùa mƣa) đại diện cho số liệu quan trắc cho từng năm trong giai đoạn nghiên cứu này
* Diễn bi n giá trị pH
Di n biến pH giai đoạn 2016 – 2020 đƣợc thể hiện tại hình 3.14
Hình 3.14 Diễn biến pH tại các điểm quan trắc chất lượng nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc giai đoạn 2016 – 2020
Di n biến kết quả nghiên cứu thông số pH tại hình 3.14 cho thấy tại các điểm quan trắc chất lượng nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc trong giai đoạn 2016 – 2020, hầu hết các giá trị pH tại 07 điểm quan trắc đều nằm trong mức giới hạn cho phép QCVN 08-MT:2015/BTNMT ở mức A1, nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt Chỉ có mẫu NM4, NM5 trong đợt 1 lấy mẫu năm 2018 là không nằm trong mức giới hạn cho phép áp dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; nước chỉ áp dụng được cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi, giao thông hay các mục đích tương tự Giá trị pH tại các điểm quan trắc trong giai đoạn nghiên cứu 2016 – 2020 có sự biến động không đáng kể và khá đồng nhất Như vậy, các hoạt động sinh hoạt của người dân trong khu vực không gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc về chỉ tiêu pH này
Di n biến hàm lƣợng BOD 5 tại các điểm quan trắc giai đoạn 2016 – 2020 đƣợc thể hiện tại hình 3.15
Hình 3.15 Diễn biến hàm lượng BOD5 tại các điểm quan trắc chất lượng nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc giai đoạn 2016 – 2020
Từ hình 3.15 cho thấy hàm lƣợng BOD 5 tại các điểm quan trắc trong giai đoạn
Kết quả tính toán WQI giai đoạn 2016 – 2020
3.2.2.1 Tại điểm Bình Thành – Định Hóa (Mẫu NM1)
Chỉ số WQI tại điểm quan trắc Bình Thành (Định Hóa) trong giai đoạn 2016 –
2020 thể hiện qua bảng 3.9 sau:
Bảng 3.9 Kết quả tính WQI cho sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc tại điểm Bình Thành giai đoạn 2016 - 2020
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 4
Dựa trên kết quả tính toán chỉ số WQI SI trong bảng 3.9, chất lượng MT nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc tại điểm Bình Thành giai đoạn 2016 -
2020 đƣợc chia thành các mức độ khác nhau, kết quả đƣợc thể hiện tại bảng 3.10
Bảng 3.10 Chỉ số WQI và mức đánh giá chất lượng nước sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc tại điểm Bình Thành giai đoạn 2016 - 2020
Năm Đợt lấy mẫu WQI Mức đánh giá chất lƣợng Chất lƣợng nước Màu
2016 Đợt 4 87 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Tốt Xanh lá cây
2017 Đợt 1 97 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Rất tốt Xanh nước biển Đợt 4 71 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác Trung bình Vàng
2018 Đợt 1 99 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Rất tốt Xanh nước biển Đợt 4 27 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác Kém Da cam
2019 Đợt 1 77 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Tốt Xanh lá cây Đợt 4 70 Sử dụng cho mục đích tười tiêu và các mục đích tương đương khác Trung bình Vàng
2020 Đợt 1 79 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Tốt Xanh lá cây Đợt 4 76 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Tốt Xanh lá cây
Kết quả của bảng 3.9 và 3.10 cho thấy, chất lượng nước sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc tại điểm quan trắc Bình Thành – Định Hóa tính theo chỉ số WQI đƣợc chia thành 4 mức độ: Chất lƣợng rất tốt, chất lƣợng tốt, chất lƣợng trung bình và chất lượng kém Chất lượng nước tại khu vực quan trắc này biến động rất lớn Vào đợt 4 lấy mẫu (mùa mưa), chất lượng nước mặt thường thấp hơn so với đợt 1 lấy mẫu (mùa khô)
3.2.2.2 Tại điểm Phú Cường (Mẫu NM2)
Chỉ số WQI nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc tại điểm quan trắc Phú Cường trong giai đoạn 2016 – 2020 thể hiện tại bảng 3.11:
Bảng 3.11 Kết quả tính WQI cho sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc tại điểm Phú Cường giai đoạn 2016 - 2020
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 4
Chất lượng nước sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc tại điểm quan trắc Phú Cường (cầu Phú Thịnh) giai đoạn 2016 – 2020 được chia thành các mức độ khác nhau, kết quả đƣợc thể hiện tại bảng 3.11
Bảng 3.12 Chỉ số WQI và mức đánh giá chất lượng nước sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc tại điểm Phú Cường giai đoạn 2016 - 2020
Năm Đợt lấy mẫu WQI Mức đánh giá chất lƣợng Chất lƣợng nước Màu
2016 Đợt 4 79 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Tốt Xanh lá cây
2017 Đợt 1 99 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Rất tốt Xanh nước biển Đợt 4 77 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Tốt Xanh lá cây
Năm Đợt lấy mẫu WQI Mức đánh giá chất lƣợng Chất lƣợng nước Màu
2018 Đợt 1 96 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Rất tốt Xanh nước biển Đợt 4 85 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Tốt Xanh lá cây
2019 Đợt 1 98 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Rất tốt Xanh nước biển Đợt 4 88 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Tốt Xanh lá cây
2020 Đợt 1 85 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Tốt Xanh lá cây Đợt 4 90 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Tốt Xanh lá cây
Kết quả nghiên cứu bảng 3.12 cho thấy, chất lượng nước mặt tại điểm quan trắc Phú Cường là tương đối tốt Chất lượng nước tại đây được chia thành 2 mức là tốt và rất tốt, có thể áp dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt cho người dân
3.2.2.3 Tại điểm Huy Ngạc (Mẫu NM3)
Chỉ số WQI nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc tại điểm quan trắc Huy Ngạc trong giai đoạn 2016 – 2020 thể hiện tại bảng 3.13
Bảng 3.13 Kết quả tính WQI cho sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc tại điểm Huy Ngạc giai đoạn 2016 - 2020
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 4
Chất lượng nước sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc tại điểm quan trắc
Huy Ngạc giai đoạn 2016 – 2020 đƣợc chia thành các mức độ khác nhau, kết quả đƣợc thể hiện tại bảng 3.14
Bảng 3.14 Chỉ số WQI và mức đánh giá chất lượng nước sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc tại điểm Huy Ngạc giai đoạn 2016 – 2020
Năm Đợt lấy mẫu WQI Mức đánh giá chất lƣợng Chất lƣợng nước Màu
2016 Đợt 4 90 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Tốt Xanh lá cây
2017 Đợt 1 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác Trung bình Vàng Đợt 4 90 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Tốt Xanh lá cây
2018 Đợt 1 97 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Rất tốt Xanh nước biển Đợt 4 62 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác Trung bình Vàng
2019 Đợt 1 59 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác Trung bình Vàng Đợt 4 86 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Tốt Xanh lá cây
Đánh giá các nguy cơ đối với chất lượng nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc
Các nguồn thải có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc có thể kể đến như: Các nguồn thải công nghiệp, nguồn thải sinh hoạt, nguồn thải nông nghiệp
Hoạt động công nghiệp chủ yếu ở huyện Đại Từ và huyện Định Hóa là hoạt động khai thác khoáng sản
Hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang gây ra nhiều tác động xấu đến MT xung quanh Những hoạt động này phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái đƣợc hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ô nhi m nặng nề đối với MT, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chính trị và xã hội của cộng đồng một cách sâu sắc Đáng lo ngại nhất là các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản quy mô nhỏ di n ra khá phổ biến ở nước ta Do vốn đầu tư của các doanh nghiệp này hạn chế, khai thác bằng phương pháp thủ công, bán cơ giới, công nghệ lạc hậu và nhất là chạy theo lợi nhuận, ý thức chấp hành luật pháp chƣa cao nên các chủ cơ sở ít quan tâm đến công tác BVMT, an toàn lao động, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, để lại nhiều hậu quả xấu đến MT Đại Từ đƣợc thiên nhiên ƣu đãi nên trên địa bàn huyện có nhiều tài nguyên khoáng sản của tỉnh Có đến 15/31 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn gồm có nhóm khoáng sản là nguyên liệu cháy (chủ yếu là than nằm ở các xã nhƣ Yên Lãng, Hà Thƣợng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến,… với sản lƣợng khai thác hàng năm lên đến hàng chục nghìn tấn); nhóm khoáng sản kim loại (nằm rải rác ở các xã nhƣ: Yên Lãng, La Bằng, Khôi Kỳ, Phú Lạc,…); nhóm khoáng sản phi kim loại (nằm rải rác các xã trong huyện); vật liệu xây dựng (mỏ đất sét lớn nhất tỉnh ở xã Phú Lạc, khai thác cát sỏi dọc theo sông Công,…) Huyện Định Hóa cũng là khu vực có nhiều mỏ khai thác khoáng sản có thể kể đến nhƣ mỏ chì kẽm Đồi Châu (xã Quy Kỳ), mỏ chì kẽm Bo Cây (xã Phú Tiến), mỏ Rịn 1, 2 (xã Bộc Nhiêu), mỏ chì kẽm Linh Thông (xã Linh Thông), mỏ titan Sơn Đầu,…
Nếu không làm tốt công tác quản lý, BVMT tại những khu vực này thì nguy cơ xảy ra ô nhi m MT là rất cao
- Nước thải sinh hoạt: Hiện nay, nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình mới chỉ đƣợc xử lý sơ bộ (qua bể tự hoại) hoặc không đƣợc xử lý, sau đó đổ thẳng ra các nguồn nước mặt hoặc đổ thải ra các vùng đất trũng Toàn bộ nước thải sinh hoạt được đổ (trực tiếp hoặc gián tiếp) vào các nguồn nước nước mặt chính Chính điều này đã làm suy giảm chất lượng nước mặt tại các dòng sông hiện nay
- Chất thải sinh hoạt: Lượng CTR không được thu gom và xử lý, thường thải thẳng ra các mương, rãnh, sông suối và là nguồn gây ô nhi m tiềm tàng cho nước mặt
- Nguồn thải từ trồng trọt: Việc sử dụng bừa bãi không đúng quy định đối với các loại phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu,… là những nguyên nhân gây ô nhi m MT Điều d nhận thấy là hầu hết các khu vực sản xuất nông nghiệp đều nằm cạnh các con sông nhằm tạo thuận lợi cho khâu tưới tiêu Và lượng nước tưới nông nghiệp cho chảy tràn tự nhiên hoặc lượng nước mưa chảy tràn đã kéo theo những tồn dư này vào hệ thống sông suối Do đó, sự xâm nhập của nước sản xuất nông nghiệp trở nên thường xuyên và có quy mô rất lớn Dạng ô nhi m này có quy mô rộng và không nắm bắt đƣợc điểm phát sinh rõ ràng Bên cạnh đó, tình trạng vứt các chai lọ, bao bì hóa chất bảo vệ thực vật,… trực tiếp vào các nguồn nước mặt đang gây nên những tác động nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước
- Nguồn thải từ chăn nuôi: Nước thải chăn nuôi cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhi m MT nước, khiến cho hàm lượng NH 4 + , NO 3 - ,… trong MT nước tăng cao Nguồn thải từ quá trình chăn nuôi có thể bao gồm nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh chuồng trại, chất thải của động vật,… có chứa một lƣợng lớn các chất gây ô nhi m nguồn nước Một số hộ gia đình chăn nuôi có xử lý nước thải chăn nuôi trước khi thải ra MT nhưng cũng không đảm bảo các điều kiện khi thải ra ngoài Còn lại đa phần nước thải chăn nuôi được thải trực tiếp ra MT hoặc tự thấm mà chưa đƣợc thu gom, xử lý triệt để
Ngoài ra, các hoạt động chăn nuôi bè cá, bè tôm, chăn thả vịt trên các dòng nước mặt cũng làm ô nhi m nguồn nước do một số nguyên nhân như phân, nước tiểu, thức ăn chăn nuôi dư thừa, sự khuấy động nguồn nước, sự cản trở lưu thông dòng mặt Tuy nhiên, đối với khu vực nghiên cứu, các hoạt động chăn thả trên mặt nước không đáng kể, chủ yếu là quy mô hộ gia đình nên các tác động đến chất lượng nước mặt cũng không đáng kể.
Giải pháp nâng cao chất lượng nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc
- Tăng cường thực hiện pháp luật, chính sách về BVMT nói chung và BVMT nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc nói riêng Tăng cường việc thực thi pháp luật về Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Tài nguyên Nước,… Phối hợp chặt chẽ giữa cấp huyện, cấp xã giữa huyện Đại Từ và huyện Định Hóa trong việc thực thi pháp luật, chính sách về BVMT nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc
- Rà soát, xây dựng và ban hành các văn bản cụ thể hoá các quy định pháp luật về BVMT cho phù hợp với điều kiện thực ti n của khu vực huyện Đại Từ và huyện Định Hóa Quan tâm kiểm soát chặt chẽ những nguồn thải có nguy cơ gây tác động tới chất lượng nước sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc Hạn chế việc cấp phép đầu tƣ các loại hình công nghiệp nhƣ khai thác khoáng sản, khai thác cát trên sông, Khuyến khích xây dựng các mô hình cơ sở sản xuất, kinh doanh thân thiện với MT
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy, tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực thi công tác BVMT nước mặt sông Công Tăng cường chỉ đạo UBND các cấp thực hiện nhiệm vụ BVMT thuộc lĩnh vực quản lý của địa phương Phân công nhiệm vụ BVMT cho các ngành, các cấp theo chức năng, địa bàn quản lý, tránh chồng chéo dẫn đến khó quy trách nhiệm khi cần Bố trí cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm thực hiện công tác BVMT thuộc lĩnh vực quản lý ở các ngành tuỳ theo tính chất và yêu cầu của nhiệm vụ Cần tăng cường cán bộ chuyên trách về MT cho các xã có các vấn đề MT bức xúc Lực lƣợng cán bộ, công chức này cần phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng, có kiến thức về BVMT
- Tăng cường quan trắc MT nước mặt sông Công để nắm rõ chất lượng nước sông Công và kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường về chất lượng nước sông Xây dựng dữ liệu thông tin MT nước mặt sông Công để phục vụ nhu cầu nghiên cứu, quản lý MT
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT nước mặt sông Công Hàng năm rà soát và xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật BVMT nước đối với các cơ sở sản xuất, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT nước mặt sông Công, đặc biệt là các vi phạm trong việc xả nước thải chưa qua xử lý ra MT của các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác cát trên sông
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BVMT nước mặt sông Công tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm của các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ Việc sử dụng nguồn tài chính này cần đảm bảo công khai, minh bạch, đúng mục đích, tránh thất thoát, lãng phí, góp phần vào công tác BVMT nước mặt sông Công
- Đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế trong BVMT nước mặt sông Công Việc áp dụng công cụ kinh tế trong BVMT nước mặt sông Công cần được triển khai triệt để Đây là công cụ tác động đến chi phí, lợi ích kinh tế của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nên họ sẽ phải nghiêm túc xem xét các biện pháp để đảm bảo MT trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh
- Đa dạng hoá nguồn lực đầu tƣ, đẩy mạnh xã hội hoá công tác BVMT, tăng cường kinh phí đầu tư cho công tác BVMT Sử dụng kinh phí này hiệu quả, tiết kiệm Ưu tiên bố trí kinh phí cho các dự án xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhi m MT nước mặt sông Công Thu hút các nguồn lực BVMT trong và ngoài nước để giảm áp lực cho ngân sách nhà nước nhưng vai trò của nhà nước vẫn là chủ đạo Thực hiện tốt công tác thu phí BVMT, tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính của Quỹ Bảo vệ Môi trường Đa dạng hoá các loại mô hình hoạt động BVMT, khuyến khích các tổ chức cá nhân, cộng đồng tham gia BVMT, thành lập các mô hình tự quản MT,… quản lý theo phương châm “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao ứng dụng công nghệ về BVMT nước mặt sông Công Các nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cần hướng tới việc tạo ra các sản phẩm thân thiện với MT, xử lý nước thải ngay tại nguồn trước khi xả ra sông Công, cải thiện quy trình sản xuất, tiêu hao ít nhiên liệu hơn, giá trị kinh tế, hàm lƣợng kỹ thuật trong các sản phẩm cao hơn Các làng nghề sản xuất nông nghiệp cũng cần thay đổi quy trình sản xuất theo hướng sản xuất sạch, bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình
3.4.3 Giải pháp tuyên truy n Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cho người dân, hỗ trợ hướng dẫn người dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai thác khoáng sản, Phối hợp với cơ quan thẩm quyền trong lĩnh vực môi trường và tài nguyên nước nhằm thực hiện bảo vệ chất lượng MT nước tại khu vực một cách bền vững, cụ thể như sau:
- Nâng cao nhận thức của người dân, hướng dẫn các hoạt động đối với công tác BVMT thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông qua công tác tuyên truyền của cán bộ quản lý MT tại địa phương hoặc các cán bộ thôn xóm Qua đó, cần có biện pháp khích lệ đối với những hoạt động, những tấm gương thực hiện tốt công tác BVMT Đối với những hành vi gây tổn hại tới chất lượng MT nước cần có biện pháp xử lý nghiêm Khuyến khích các thôn xóm đưa các nội dung này vào hương ước làng xã,… nhằm thay đổi thói quen, tập quán của người dân mà có hại cho MT Công tác tuyên truyền cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, tránh tình trạng thực hiện hình thức Đổi mới, đa dạng hóa hình thức, nội dung tổ chức các hoạt động truyền thông, hướng tới nhiều đối tượng truyền thông Xây dựng mạng lưới, đội ngũ tuyên truyền viên từ cấp cơ sở Vì đây là cấp gần người dân nhất, d có sự mâu thuẫn về lợi ích, cũng là cấp ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả của công tác BVMT
- Có thể lồng ghép hoạt động phát tờ rơi, các tài liệu mi n phí và tuyên truyền về công tác bảo vệ chất lượng nước sông cho người dân tại các l hội, sự kiện của địa phương nhằm cung cấp thông tin một cách có hiệu quả và giúp cho cộng đồng tham gia một cách tích cực hơn trong công tác bảo vệ môi trường
- Các cơ quan quản lý nhà nước về MT cần kết hợp với các trường học nhằm đưa nội dung công tác BVMT nước vào các buổi học ngoại khóa, các buổi sinh hoạt lớp để giúp học sinh có nhận thức đúng đối với công tác MT Những học sinh này cũng chính là những tuyên truyền viên đối với mỗi gia đình nếu chúng ta làm tốt công tác giáo dục MT tại các nhà trường
- Các tổ chức chính trị xã hội phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền, các hoạt động tình nguyện làm vệ sinh, thu gom rác thải, xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp…
- Khi thực hiện các dự án, quy hoạch về bảo vệ môi trường nước sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc, cần cung cấp các thông tin về dự án cũng như tầm quan trọng của dự án tới cộng đồng Giải thích ảnh hưởng của việc thực hiện dự án đến sinh hoạt, sản xuất của người dân trong khu vực; phối hợp một cách hiểu quả với chính quyền và các cơ quan liên quan để thực hiện mục tiêu của dự án
Kết luận
- Chất lượng nước mặt sông Công năm 2020 khu vực nghiên cứu theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT
Chất lượng nước còn khá tốt, đa phần hàm lượng các thông số quan trắc tại các điểm quan trắc đều đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT (A2) Tuy nhiên, còn một số thông số vƣợt QCVN 08-MT:2015/BTNMT (A2) xuất hiện cục bộ tại một số điểm quan trắc với một số đợt quan trắc nhất định trong năm Một số thông số quan trắc vƣợt giới hạn QCVN 08-MT:2015/BTNMT (B1) nhƣ: TSS mẫu NM6 (đợt 1), NM1 và NM2, NM3 (đợt 3) NH 4 + mẫu NM5 (đợt 1), NM6 (đợt 1, 5, 6), NM7 (đợt 1) BOD 5 mẫu NM3 (đợt 3), NM2 (đợt 5, 6) COD mẫu NM3 (đợt 3, 4), Fe của NM1 (đợt 4) Kết quả đánh giá chất lượng nước qua chỉ số tổng hợp WQI năm 2020 cho thấy hầu hết các điểm quan trắc đều đạt mức tốt và rất tốt ngoại trừ điểm quan trắc đợt 1 tại Tiến Hội và Vạn Thọ cho kết quả trung bình
- Chất lượng nước mặt khu vực nghiên cứu năm 2020 theo WQI trong 2 đợt lấy mẫu (đợt 1 và 4) chia thành 03 cấp độ: Chất lượng nước loại I (Rất tốt): Mẫu NM3 (đợt 1), NM4 (đợt 1), NM5 (đợt 4) Chất lượng nước loại II (Tốt): Mẫu NM1 (đợt 1), NM2 (đợt 1 và 4), NM3 (đợt 4), NM4 (đợt 4), NM5 (đợt 1), NM6 (đợt 4) Chất lƣợng nước loại III (Trung bình): Mẫu NM1 (đợt 4), NM6 (đợt 1), NM7 (đợt 1 và 4)
- Diễn biến chất lượng nước mặt sông Công đoạn nghi n cứu năm 2020 Đa phần các thông số quan trắc tại cùng điểm quan trắc ít có sự biến động giá trị vào các đợt lấy mẫu khác nhau Ngoại trừ mẫu NM3 có COD, BOD5 biến động khá lớn Đợt 3/2020, hàm lƣợng TSS tại các điểm quan trắc đều tăng cao Hàm lƣợng
NH 4 + tại mẫu NM6 có dao động lớn Thông số coliform có sự thay đổi liên tục trong 6 lần quan trắc
- Diễn biến chất lượng nước mặt sông giai đoạn 2016 - 2020
Giai đoạn 2016 - 2020 hàm lƣợng các thông số quan trắc tại các điểm nghiên cứu có sự biến động nhỏ, đa phần vẫn trong các ngƣỡng nhất định, ngoại trừ thông số COD và BOD 5 tại các điểm quan trắc NM3, thông số NH 4 + tại điểm quan trắc NM6 có sự biến động theo hướng tăng dần tại các điểm quan trắc này TSS có dấu hiệu giảm so với năm 2017 Nghiên cứu biến động chất lượng nước thông qua chỉ số WQI cho thấy: Tại điểm Bình Thành, giai đoạn lấy mẫu năm 2017 - 2019, chất lượng mẫu nước mặt lấy mẫu đợt 2 giảm so với lấy mẫu đợt 1 trong cùng năm lấy mẫu; tại điểm Phú Cường, chất lượng nước mặt lấy mẫu đợt 2 giảm so với lấy mẫu đợt 1 trong cùng năm lấy mẫu, tuy nhiên chất lượng nước vẫn tốt/rất tốt trong các đợt lấy mẫu giai đoan
2016 - 2020; tại điểm Minh Tiến, chất lượng nước tương đối tốt; tại điểm các điểm Huy Ngạc, Na Mao, Tiên Hội và Vạn Thọ, chất lượng nước có sự biến động từ trung bình - tốt - rất tốt
- Nhận thức của người dân v chất lượng nước
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 98,6% người phỏng vấn biết thông tin tuyên truyền; 87,1% người dân được phỏng vấn tham gia thường xuyên công tác bảo vệ nguồn nước mặt 94,3% ý kiến đánh giá tốt công tác bảo vệ chất lượng nguồn nước hiện nay; 92,9% ý kiến cho rằng chất lƣợng sông khu vực nghiên cứu đạt chất lƣợng tốt; 7,1% ý kiến cho rằng chất lượng nước bình thường 95,7% ý kiến nhận định chất lƣợng không thay đổi trong giai đoạn 2016 – 2020 52,9% hộ gia đình phỏng vấn đã thải nước thải này vào hệ thống cống thoát nước; 32,9% các hộ thải nước vào các hố thu gom; 14,3% hộ đƣợc phỏng vấn thải ra sông nhƣng có qua công đoạn xử lý sơ bộ trước khi xả thẳng ra sông 64,3% hộ được phỏng vấn cho biết rác thải xử lý nhờ dịch vụ thu gom rác thải; 21,4% số hộ đã tiến hành đốt rác thải tại khu vực vườn của gia đình; 4,3% số hộ là có vứt rác thải xuống khu vực sông nhƣng không đáng kể
- Các ngu cơ đối với chất lượng nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc
Các nguồn thải có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc có thể kể đến như: Các nguồn thải công nghiệp, nguồn thải sinh hoạt, nguồn thải nông nghiệp
- Giải pháp nâng cao chất lượng nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc
Mặc dù chất lượng nước mặt khu vực nghiên cứu còn khá tốt tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn các nguy cơ gây ô nhi m cục bộ nguồn nước do đó để bảo vệ và nâng cao chất lượng nguồn nước khu vực nghiên cứu cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về quản lý, giáo dục tuyên truyền và đầu tƣ.
Kiến nghị
Cần phải có sự phối hợp giữa huyện Đại Từ - huyện Định Hóa và các khu vực trong huyện để quản lý, kiểm soát các nguồn thải, quan trắc MT để có các giải pháp phù hợp Một số kiến nghị nhƣ sau:
- Các cơ sở sản xuất cần có các hệ thống xử lý nước thải trước khi xả thải ra MT; những nơi tập trung đông dân cư cần có hệ thống thu gom nước thải tập trung và cần xử lý trước khi xả thải vào nguồn nước sông
- Tuyên truyền, vận động người dân hưởng ứng các sự kiện MT tại chính địa phương ( như chiến dịch thu gom rác thải, chiến dịch thanh niên cùng chung tay vớt rác ở 2 bên bờ sông, đem tới nơi quy định để xử lý)
- Xây dựng chương trình hành động bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên nước mặt sông Công khu vực thượng lưu hồ Núi Cốc
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ và thường xuyên các hoạt động BVMT trên địa bàn huyện Đại Từ và huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.