1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Gdcd phụ lục 2 kết nối tri thức

4 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phiếu Góp Ý Bản Mẫu Sách Giáo Khoa
Tác giả Nguyễn Minh Đoan, Trần Thị Mai Phương, Nguyễn Hà An, Ngô Thái Hà, Nguyễn Thị Hồi, Nguyễn Thị Thu Trà
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Trường học Trường THPT Thanh Hà
Chuyên ngành Giáo dục Kinh tế và Pháp luật
Thể loại phụ lục
Thành phố Hải Dương
Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 26,08 KB

Nội dung

Về ưu điểm - Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lí, định hướng phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong bối cảnh đẩy

Trang 1

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA Môn: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật; Lớp: 12

I THÔNG TIN VỀ SÁCH GIÁO KHOA

1 Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống

2 Nhóm tác giả: Nguyễn Minh Đoan, Trần Thị Mai Phương ( Chủ biên),

Nguyễn Hà An, Ngô Thái Hà, Nguyễn Thị Hồi, Nguyễn Thị Thu Trà.

II THÔNG TIN VỀ NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh; Môn dạy: Giáo dục công dân/ Giáo dục Kinh tế và pháp luật

Chức vụ/Đơn vị công tác: Giáo viên Trường THPT Thanh Hà, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương

Địa chỉ email: hanhhongnguyen77@gmail.com

Số điện thoại liên hệ: 0986177677

III NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, GÓP Ý

1 Về ưu điểm

- Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lí, định hướng phát triển kinh tế - xã hội nước

ta trong bối cảnh đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước

- Sách giáo khoa có hệ thống bài học gắn với thực tiễn, tạo cơ hội để các nhà trường, tổ chuyên môn và giáo viên bổ sung, tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục quyền con người, giáo dục bảo vệ môi trường

- Hệ thống câu hỏi, bài tập và yêu cầu hoạt động được thể hiện với các mức độ khác nhau, ngôn ngữ sử dụng quen thuộc, gần gũi, phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của địa phương, thuận lợi cho cha mẹ học sinh hướng dẫn học sinh học tập tại nhà

- Sách giáo khoa có kênh hình đa dạng, phù hợp với nội dung bài học, các ảnh sử dụng vừa mang tính lịch sử địa phương vừa phản ảnh được văn hóa vùng miền có tính giáo dục cao

- Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khả thi, phù hợp với năng lực của đội ngũ giáo viên được quy định trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Nội dung sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu và các điều kiện dạy học khác của nhà trường

- Nội dung sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để nhà trường và giáo viên tự chủ, linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan quản lý giáo dục

- Sách giáo khoa dễ sử dụng, được trình bày khoa học, hấp dẫn, kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, trực quan, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ, văn phong phù hợp với tâm lý lứa tuổi ; gợi mở sinh động các hoạt động, tăng cường trò chơi, thi đố vui, sắm vai, học cặp đôi, thảo luận nhóm, phân biện, tranh luận, giải trình bằng lý luận, kết hợp với minh chứng, phát huy sự tự tin, mạnh dạn, tạo được sự hứng thú cho học sinh

- Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính vừa sức, tính phân hóa, có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều nhóm đối tượng học sinh tại nhà trường

Phụ lục 2

Trang 2

2 Về hạn chế và kiến nghị chỉnh sửa

- Dung lượng kiến thức giữa phần giáo dục kinh tế và giáo dục pháp luật chưa cần bằng, phần giáo dục kinh tế chỉ có 7 bài trong khi phần giáo dục pháp luật là 9 bài

- Nhiều phần thông tin tư liệu, bài học ( đặc biệt là phần giáo dục pháp luật) còn khá dài và nặng điều này trong thời lượng số tiết ít sẽ khó truyền tải hết được nội dung

PHẦN KIẾN NGHỊ CHỈNH SỬA CỤ THỂ TỪNG BÀI

Tên bài Tran

g /dòng

Nội dung hiện tại Đề nghị chỉnh sửa Lí do đề xuất

Bài 1:

Tăng

trưởng và

phát triển

kinh tế

Tăng trưởng kinh tế

Phần này còn khá nặng nhiều kiến thức về chỉ số tăng trưởng kinh tế chưa thực sự rõ và còn mang tính hàn lâm

Học sinh 12 mới bắt đầu tiếp cận vì vậy các em sẽ rất khó hình dung các hoạt động nếu đặt vấn đề như sách đưa ra

Thay cụm từ:

Em hãy cho biết chỉ tiêu nào dưới đây được chọn để đánh giá tăng trưởng kinh tế thành

Phát biểu nào dưới đây phù hợp với các chỉ tiêu được chọn để đánh giá tăng trưởng kinh tế

Các nội dung đưa ra chưa phù hợp với chỉ số tăng trưởng kinh tế đã đưa ra

Nên chuyển sang phần vận dụng

Bài tập 5 thay thế câu vận dụng hiện tại và bỏ bài vận dụng đã đưa ra

2 Nội dung này tring lặp

Bài 2

Hội nhập

kinh tế Quốc

tế

25 Bài tập 5 Bỏ bài tập này Nội dung quá nặng mang tính

văn kiện Bản thân học sinh cũng chưa được tiếp xúc với NQ 06

Bài 8: Quyền

và nghĩa vụ

của công dân

về kinh

doanh và

nộp thuế

59 Nên bổ sung một

mục Hậu quả của Hành

vi vi phạm Quyền

và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

Vì trong thực tế việc thực hiện quyền kinh doanh và nộp thuế thường có những biểu hiện vi phạm vì vậy nếu có mục này học sinh sẽ biết nhận xét đánh giá những hành vi vi

phạm

Bài 10

Quyền và

Câu hỏi: Theo em

Hãy nêu một số câu ca dao tục ngữ mà em Như vậy sẽ thực tế và họcsinh dễ tiếp cận

Trang 3

nghĩa vụ của

công dân

trong gia

đình

công dân có những quyền gì trong gia đình

biết nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

78 Quyền và nghĩa vụ

giữa vợ và chồng

Nên bổ sung một số quy định của pháp luật

về tài sản riêng của công dân

Hiện vấn đề tài sản riêng thực

tế cũng là vấn đề cơ bản và có nhiều phát sinh trong thực tế

79 Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con , giữa các thành viên trong gia đình

Nên bổ sung thành các mục nhỏ

+ Cha mẹ và con + Anh chị em + Ông Bà và cháu

Đây là những mối quan hệ rất

cơ bản trong gia đình

Bài 11

Quyền và

nghĩa vụ của

công dân

trong học

tập

84 Mở đầu Em hãy chia sẻ những

quyền và nghĩa vụ của bản thân em về học tập

Nên viết lại, vì nếu hỏi hãy kể một số quyền và nghĩa vụ học sinh rất khó tiếp cận

87 2 Nghĩa vụ của

công dân trong học

tập

Nội dung phần này còn khá chung chung

Cần làm rõ những nghĩa vụ cơ bản của công dân trong học

tập

88 Bài tập 3 Nên điều chỉnh ví dụ

là ở học sinh cấp THPT

Vì nếu nói về bậc Đại học rất nhiều ngôn ngữ và hành vi học sinh không hiểu được

Bài 12:

Quyền và

nghĩa vụ

công dân

trong chăm

sóc sức khỏe

và đảm bảo

an sinh xã

hội

92 Mục 2 Quyền và nghĩa vụ công dân trong đảm bảo an sinh xã hội

Cần bổ sung các khái niệm về an sinh xã hội Cũng như một số hình thức an sinh xã hội phổ biến ở nước ta

Bổ sung 1 số kênh hình về an sinh xã hội

để hs có cái nhìn toàn diện

Bài 14

Một số vấn

đề chung về

pháp luật

quốc tế

Khái niệm và vai trò của pháp luật quốc tế

Cần tách thành các mục nhỏ để chỉ ra được chủ thể của luật pháp quốc tế

Vì đây là nội dung mới và khó

Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế

và luật quốc gia

Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia

Nên thay từ Luật quốc gia thành pháp luật quốc gia vì Luật quốc gia nó đề cập đến văn bản quyphạm pháp luật, còn pháp luật quốc gia nó là

hệ thống

Bài 15: Công

pháp quốc tế

về dân cư,

lãnh thổ và

biên giới

111 Mở đầu Phần yêu cầu thực

hiện nhiệm vụ quá dài

Bỏ phần dẫn chỉ để nguyên yêu cầu thực hiện nhiệm vụ

Trang 4

quốc gia,

Luật Biển

quốc tế

Người góp ý

(Kí và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Hồng Hạnh Lưu ý: Mỗi Bộ sách các thầy cô làm 1 phiếu góp ý và lưu thành 1 file riêng để tiện cho công tác tổng hợp

Gợi ý nội dung góp ý

1 Đối chiếu nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa với yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để góp ý chỉnh sửa, bảo đảm nội dung không vượt quá yêu cầu của Chương trình môn học, hoạt động giáo dục

2 Xem xét tính chính xác, khoa học và sự phù hợp của các ngữ liệu/hình ảnh trong bản mẫu sách giáo khoa với đối tượng học sinh, đề xuất cách chỉnh sửa cụ thể đối với từng ngữ liệu/hình ảnh chưa phù hợp (nếu có)

3 Xem xét các câu hỏi, câu lệnh, nhiệm vụ học tập trong các bài học bảo đảm được mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kết quả hoạt động (đọc/xem/viết/nghe/nói/làm)của học sinh; bảo đảm cho giáo viên và học sinh khai thác hiệu quả nội dung, hình ảnh, ngữ liệu trong sách giáo khoa để tổ chức hoạt động dạy học./

Ngày đăng: 22/03/2024, 23:33

w