Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “động lực học” vật lý 10 trung học phổ thông Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “động lực học” vật lý 10 trung học phổ thông Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “động lực học” vật lý 10 trung học phổ thông Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “động lực học” vật lý 10 trung học phổ thông Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “động lực học” vật lý 10 trung học phổ thông Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “động lực học” vật lý 10 trung học phổ thông Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “động lực học” vật lý 10 trung học phổ thông Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “động lực học” vật lý 10 trung học phổ thông Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “động lực học” vật lý 10 trung học phổ thông Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “động lực học” vật lý 10 trung học phổ thông Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “động lực học” vật lý 10 trung học phổ thông Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “động lực học” vật lý 10 trung học phổ thông Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “động lực học” vật lý 10 trung học phổ thông Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “động lực học” vật lý 10 trung học phổ thông Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “động lực học” vật lý 10 trung học phổ thông Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “động lực học” vật lý 10 trung học phổ thông Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “động lực học” vật lý 10 trung học phổ thông Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “động lực học” vật lý 10 trung học phổ thông Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “động lực học” vật lý 10 trung học phổ thông Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “động lực học” vật lý 10 trung học phổ thông Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “động lực học” vật lý 10 trung học phổ thông Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “động lực học” vật lý 10 trung học phổ thông
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN HẢI NAM SỬ DỤNG PHỐI HỢP CÁC LOẠI BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÝ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí Mã số: 9140111 THỪA THIÊN HUẾ, 2024 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Giáo Phản biện 1: ………………………………………………… Phản biện 2: ………………………………………………… Phản biện 3: ………………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế Họp tại: …………………………………………………… Vào hồi: ……… giờ ……….ngày …………tháng …………năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Trong bối cảnh hiện nay, thế giới có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp, thì toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [2]; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, trong đó nêu rõ mục tiêu đổi mới: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông …” [49] Tháng 12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực (NL) của học sinh (HS), làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông Thực tiễn DH hiện nay cho thấy, vấn đề đổi mới PP dạy học (DH) đang được triển khai trên diện rộng và đã đạt được những thành quả nhất định Tuy nhiên, vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục như mong đợi Trong DH vật lí (VL), bài tập (BT) có vai trò quan trọng trong việc phát triển NL giải quyết vấn đề và sáng tạo (GQVĐ&ST) của HS Tuy nhiên, với cách sử dụng BT theo hướng tiếp cận nội dung mà giáo viên (GV) thường sử dụng là không còn phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu định hướng phát triển NL, nhất là NL GQVĐ&ST của CTGDPT Căn cứ vào những chủ trương lớn về phát triển giáo dục, nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH nói chung và DHVL nói riêng theo hướng phát triển NL, chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng phối hợp các loại bài tập theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học “Động lực học” Vật lí 10 Trung học phổ thông” 2 Phạm vi nghiên cứu - Về kiến thức: tập trung vào chương “Động lực học” VL 10 - Về thời gian: Tiến hành nghiên cứu từ năm 2018 đến 2024 - Về không gian nghiên cứu: Khảo sát thực trạng tại một số trường THPT thuộc khu vực miền Trung và Tây nguyên; TNSP tại tỉnh Quảng Ngãi 3 Mục tiêu của đề tài Xác định được các quy trình xây dựng và sử dụng phối hợp các loại BTVL theo hướng phát triển NL GQVĐ&ST của HS trong DH VL; Xây dựng các BTVL và thiết kế tiến trình DH một số bài DH chương “Động lực học” VL 10 nhằm phát triển NL GQVĐ&ST cho HS 1 4 Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được quy trình xây dựng và sử dụng phối hợp các loại BT theo hướng phát triển NL GQVĐ&ST, đồng thời vận dụng được vào DHVL thì sẽ phát triển được NL GQVĐ&ST, qua đó nâng cao kết quả học tập của HS 5 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về NL, NL GQVĐ&ST của HS; BT và cách sử dụng BT nhằm phát triển NL GQVĐ&ST trong DHVL - Nghiên cứu cơ sở lí luận các vấn đề: Bản chất, cấu trúc và các tiêu chí đánh giá của NL GQVĐ&ST; BTVL và cách sử dụng phối hợp các loại BT nhằm phát triển NL GQVĐ&ST; Những yếu tố tác động đến DHVL theo hướng phát triển NL GQVĐ&ST của HS - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn thông qua khảo sát GV và HS về việc xây dựng và sử dụng BTVL nhằm phát triển NL GQVĐ&ST của HS - Đề xuất các quy trình xây dựng và sử dụng phối hợp các loại BTVL theo hướng phát triển NL GQVĐ&ST của HS - Xây dựng các BT và thiết kế các tiến trình DH các bài học thuộc nội dung “Động lực học” VL 10 THPT - TNSP để kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài 6 Đối tượng nghiên cứu Hoạt động DH VL lớp 10 THPT thông qua việc sử dụng phối hợp các loại BT theo hướng phát triển NL GQVĐ&ST của HS 7 Phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận Nghiên cứu các tài liệu, các công trình khoa học trong nước và nước ngoài để hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lí luận của việc phát triển NL GQVĐ&ST của HS thông qua sử dụng phối hợp các loại BT trong DHVL 7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra GV và HS để tìm hiểu về việc xây dựng và sử dụng BT phát triển NL GQVĐ&ST của HS trong quá trình tổ chức DH VL hiện nay 7.3 Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến chuyên gia về quy trình và tiêu chí đánh giá NL GQVĐ&ST 7.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tổ chức TNSP kiểm chứng giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài 8 Những đóng góp mới của luận án 8.1 Về mặt lí luận 2 Góp phần hoàn thiện và làm rõ thêm cơ sở lí luận, bao gồm: (1) Bản chất, cấu trúc NL GQVĐ&ST của HS; (2) Đặc điểm các loại BT và vai trò của chúng đối với sự phát triển NL GQVĐ&ST của HS; (3) Quy trình xây dựng BT và quy trình sử dụng phối hợp các loại BT theo hướng phát triển NL GQVĐ&ST của HS; (4) Tiêu chí đánh giá NL GQVĐ&ST của HS thông qua việc sử dụng phối hợp các loại BT trong DH VL ở trường THPT 8.2 Về mặt thực tiễn - Đánh giá được thực trạng của việc tổ chức DHVL theo hướng phát triển NL nói chung và NL GQVĐ&ST nói riêng ở các trường THPT hiện nay - Xây dựng 80 BTVL thuộc chương “Động lực học” VL 10 THPT theo hướng phát triển NL GQVĐ&ST của HS - Xây dựng 06 tiến trình DH có sử dụng phối hợp các loại BT nhằm phát triển NL GQVĐ&ST của HS thuộc chương “Động lực học” VL 10 THPT 9 Cấu trúc luận án Luận án gồm: Phần mở đầu (7 trang); Phần nội dung (gồm 4 chương): Chương 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu (15 trang); Chương 2 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng phối hợp các loại BT theo hướng phát triển NL GQVĐ&ST của HS trong DHVL (49 trang); Chương 3 Xây dựng và sử dụng phối hợp các loại BT trong DH “Động lực học” Vật lí 10 nhằm phát triển NL GQVĐ&ST của HS của HS (49 trang); Chương 4 Thực nghiệm sư phạm (28 trang) Phần kết luận (2 trang) Ngoài ra còn có phần tài liệu tham khảo (8 trang); Danh mục các công trình của tác giả (1 trang); Phụ lục (87 trang) (Trong các phần trình bày của Tóm tắt luận án này, một số tham chiếu về tài liệu tham khảo được giữ nguyên như trong luận án toàn văn) NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Những nghiên cứu về phát triển NL, NL GQVĐ&ST của HS trong DH Bàn về NL, NL GQVĐ&ST và vấn đề DH phát triển NL của HS, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tổ chức giáo dục và cá nhân các nhà khoa học, chẳng hạn như Clem Adelman, David King, Veronica Treacher [54]; nhóm tác giả John J Hoover và James R Patton [74] ; nhóm tác giả Cropley và Molnár đã cho rằng “giải quyết vấn đề” và “sáng tạo” có thể được kết nối rất tốt với nhau [58]; Trong Chương trình giáo dục phồ thông của Indonesia hay của New Zealand cũng phân 3 tích kĩ về NL và coi DH phát triển NL là một xu thế tất yếu [75], [98] Điểm chung trong các nghiên cứu là xem xét về NL giải quyết vấn đề và NL sáng tạo một cách riêng biệt, rất ít tác giả gắn liền “giải quyết vấn đề” với “sáng tạo” thành một NL có tính thống nhất Tại Việt Nam, NL GQVĐ&ST và DH theo định hướng phát triển NL cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Tiêu biểu như các công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Đỗ Hương Trà và các cộng sự [46]; các đề tài luận án tiến sĩ của Lương Thị Lệ Hằng [23], Dương Đức Giáp [14] Hầu hết các nghiên cứu đều làm rõ bản chất của NL GQVĐ&ST, đồng thời phân tích một số phương pháp và kỹ thuật DH theo hướng phát triển NL của HS Tuy nhiên các công trình thường chỉ tập trung vào những vấn đề cụ thể nhất định nào đó và khó có thể sắp xếp theo một logic có tính thống nhất cao 1.2 Những nghiên cứu về BT và sử dụng BT trong DHVL nhằm phát triển NL của HS BTVL có vai trò quan trọng trong DH nhằm phát triển NL GQVĐ&ST của HS Có rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định như thế, đồng thời phân tích sâu về các loại BT như BT định tính, BT tính toán, BT thí nghiệm, BT đồ thị và cách sử dụng các BT đó nhằm phát triển NL GQVĐ&ST của HS Chẳng hạn như nhóm tác giả Roni Mualem, Bat Sheva Eylon [88]; nhóm Ismo T Koponen (university of Helsinki), Terhi Mantyla (university of Tampere) [80] Ở Việt Nam, cũng đã có khá nhiều nghiên cứu vấn đề sử dụng BT VL theo hướng phát triển NL cho HS Chẳng hạn như công trình của Thái Duy Tuyên [49]; Phan Xuân Cát [8] Hầu hết các tác giả đều đề cập đến những loại BT cụ thể như BT định tính, BT định lượng, BT sáng tạo , và phân tích về cách sử dụng BT nhằm phát triển NL của HS, song chủ yếu tập trung vào một loại BT cụ thể mà chưa đề cập đến việc phối hợp các loại BT để phát triển NL của HS 1.3 Hướng nghiên cứu của luận án Từ những phân tích, tổng hợp một số nghiên cứu trong nước và nước ngoài nêu trên, chúng tôi đã xác định được những vấn đề cần tiếp tục giải quyết và đặt ra những câu hỏi nghiên cứu chính: (1) Bản chất và cấu trúc của NL GQVĐ&ST là gì? Làm thế nào để đánh giá được NL GQVĐ&ST của HS? (2) Các loại BTVL có đặc điểm gì? Chúng có vai trò như thế nào trong việc phát triển NL GQVĐ&ST của HS? (3) Vì sao phải phối hợp các loại BTVL trong DH để phát triển NL GQVĐ&ST của HS? Cần phải sử dụng phối hợp các loại BT như thế nào để việc phát triển NL GQVĐ&ST của HS đạt hiệu quả? 4 Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHỐI HỢP CÁC LOẠI BÀI TẬP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 2.1 Năng lực, năng lực giải quyết vần đề và sáng tạo của học sinh 2.1.1 Khái niệm năng lực CTGDPT tổng thể xác định: “NL là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [7] 2.1.2 Năng lực giải quyết vần đề và sáng tạo của học sinh Khái niệm năng lực giải quyết vần đề và sáng tạo Có thể hiểu NL GQVĐ&ST của HS như sau: “NL GQVĐ&ST là khả năng cá nhân tư duy một cách độc lập và sáng tạo, sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, động cơ, cảm xúc để giải quyết những tình huống, những vấn đề trong học tập và cuộc sống mà ở đó không có sẵn quy trình, giải pháp thông thường; đồng thời có thể hình thành và triển khai được các ý tưởng mới” Các năng lực thành tố và biểu hiện hành vi của NL GQVĐ&ST Bảng 2.1 Những biểu hiện hành vi của NL GQVĐ&ST NL thành Biểu hiện hành vi Mã hóa tố NT1.H1 Xác định được và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và NT1.H2 (1) Nhận phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau NT2.H1 ra ý tưởng NT2.H2 Phân tích được các nguồn thông tin độc lập để thấy NT3.H1 mới được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới NT3.H2 (NT1) NT3.H3 Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc (2) Phát sống hiện và làm rõ vấn đề Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống (NT2) Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc (3) Hình sống; Suy nghĩ không theo lối mòn thành và triển khai ý Tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau tưởng mới Hình thành và kết nối các ý tưởng (NT3) Nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh Đánh giá rủi ro và có dự phòng 5 (4) Đề Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn NT4.H1 xuất, lựa đề NT4.H2 chọn giải NT4.H3 Biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp NT5.H1 pháp GQVĐ NT5.H2 (NT4) Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất NT5.H3 (5) Thiết Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, NT6.H1 kế, tổ chức hình thức, phương tiện hoạt động phù hợp và thực hiện NT6.H2 hoạt động được giải pháp đã lựa chọn, trình bày được kết quả NT6.H3 thực hiện việc thực hiện giải pháp GQVĐ giải pháp và đánh giá Biết điều chỉnh kế hoạch, cách thức thực hiện và tiến hoạt động trình thực hiện giải pháp cho phù hợp với bối cảnh để thực hiện đạt được hiệu quả cao giải pháp Đánh giá được hiệu quả của giải pháp và hoạt động (NT5) (6) Tư duy Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị; biết quan tâm tới các độc lập lập luận và minh chứng thuyết phục (NT6) Không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều; Không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề Sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề 2.1.2.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Bảng 2.2 Tiêu chí 1: Nhận ra ý tưởng mới (NT1) Mức độ Biểu hiện hành vi Mã hóa NT1.M1 Mức độ Xác định, làm rõ và phân tích các thông tin, ý tưởng mới từ NT1.M2 1 các nguồn thông tin độc lập khác nhau còn rời rạc, chưa hợp lí NT1.M3 NT1.M4 Mức độ Xác định và làm rõ được một vài thông tin, ý tưởng mới từ 2 các nguồn thông tin khác nhau, nhưng chưa phân tích được các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới Mức độ Xác định và làm rõ được thông tin, ý tưởng từ các nguồn 3 thông tin khác nhau, phân tích được các nguồn thông tin độc lập nhưng vẫn còn mơ hồ về độ tin cậy của ý tưởng mới Mức độ Xác định, làm rõ và phân tích được đầy đủ các thông tin từ 4 các nguồn thông tin độc lập về ý tưởng mới và thấy được độ tin cậy của ý tưởng mới Bảng 2.3 Tiêu chí 2: Phát hiện và làm rõ vấn đề (NT2) 6 Mức độ Biểu hiện hành vi Mã hóa NT2.M1 Mức độ Phân tích tình huống trong học tập và cuộc sống chưa rõ NT2.M2 1 ràng; chưa phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề NT2.M3 Mức độ Phân tích được tình huống trong học tập và cuộc sống, tuy NT2.M4 2 nhiên chưa phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề Mức độ Phân tích, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề 3 trong cuộc sống, đề xuất được một vài câu hỏi định hướng nghiên cứu nhưng chưa đầy đủ Mức độ Phân tích, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề 4 trong cuộc sống, đề xuất được nhiều câu hỏi định hướng nghiên cứu phù hợp Bảng 2.4 Tiêu chí 3: Hình thành và triển khai ý tưởng mới (NT3) Mức độ Biểu hiện hành vi Mã hóa NT3.M1 Mức độ Chưa hình thành được một cách rõ nét các ý tưởng mới từ NT3.M2 1 các thông tin đã biết; Chưa đề xuất được các giải pháp thay thế phù hợp với bối cảnh NT3.M3 Mức độ Hình thành được ý tưởng mới từ các thông đã biết; Chưa NT3.M4 2 kết nối được các ý tưởng mới; Chưa đề xuất được các giải pháp thay thế phù hợp với bối cảnh; Chưa đánh giá được rủi ro của các ý tưởng mới và đề xuất phương án dự phòng Mức độ Hình thành được các ý tưởng mới từ các thông tin đã biết; 3 Kết nối được các ý tưởng với nhau; Đề xuất được các giải pháp cải tiến trước sự thay đổi của bối cảnh nhưng chưa thật sự hiệu quả; Đánh giá được rủi ro giải pháp và đề xuất được phương án dự phòng, tuy nhiên chưa đầy đủ và phù hợp Mức độ Hình thành được các ý tưởng mới từ các thông tin đã biết; 4 Kết nối được các ý tưởng với nhau một cách logic; Đề xuất được các giải pháp cải tiến trước sự thay đổi của bối cảnh một cách phù hợp; Đánh giá đầy đủ được các mức độ rủi ro giải pháp và đề xuất được phương án dự phòng phù hợp, khả thi Bảng 2.5 Tiêu chí 4: Đề xuất, lựa chọn giải pháp (NT4) Mức độ Biểu hiện hành vi Mã hóa NT4.M1 Mức độ Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề 1 còn ít và rời rạc; Chưa đề xuất được các giải pháp 7 GQVĐ Mức độ Thu thập và làm rõ được các thông tin có liên quan đến NT4.M2 2 vấn đề nhưng chưa đầy đủ; Đề xuất được một vài giải pháp giải quyết vấn đề nhưng chưa hợp lý; Chưa so sánh, đánh giá được các giải pháp được đưa ra Mức độ Thu thập và làm rõ được các thông tin có liên quan đến NT4.M3 3 vấn đề một cách đầy đủ; Đề xuất được các giải pháp GQVĐ hợp lý nhưng chưa trình bày rõ ràng, logic; So sánh được các giải pháp nhưng chưa lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất Mức độ Thu thập và làm rõ được các thông tin có liên quan đến NT4.M4 4 vấn đề một cách đầy đủ, nhanh nhẹn và chính xác; Đề xuất được các giải pháp giải quyết vấn đề hợp lý, trình bày giải pháp rõ ràng, logic; So sánh, đánh giá được các giải pháp một cách đầy đủ, lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất đề GQVĐ Bảng 2.6 Tiêu chí 5: Thiết kế, tổ chức hoạt động thực hiện giải pháp và đánh giá hoạt động thực hiện giải pháp (NT5) Mức độ Biểu hiện hành vi Mã hóa NT5.M1 Mức độ Chưa thực hiện được giải pháp đã lựa chọn; Chưa nhận ra NT5.M2 1 được sự phù hợp hay không phù hợp của cách thức thực NT5.M3 hiện giải pháp NT5.M4 Mức độ Thực hiện chưa tốt giải pháp đã lựa chọn; Trình bày kết 2 quả GQVĐ chưa rõ ràng; Nhận ra được sự phù hợp hay không phù hợp của việc thực hiện giải pháp nhưng chưa đầy đủ Mức độ Thực hiện được giải pháp đã lựa chọn, nhưng chưa linh 3 hoạt; Trình bày kết quả GQVĐ rõ ràng, rành mạch; Nhận ra được sự phù hợp hay không phù hợp của việc thực hiện giải pháp; chưa điều chỉnh kế hoạch thực hiện giải pháp, cách thức phù hợp với hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao Mức độ Thực hiện giải pháp một cách linh hoạt, đạt hiệu quả cao; 4 Trình bày kết quả giải quyết vấn đề rõ ràng, logic, khoa học; Phân tích được hoạt động thực hiện giải pháp; điều chỉnh được kết hoạch, việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề phù hợp với bối cảnh Bảng 2.7 Tiêu chí 6: Tư duy độc lập (NT6) Mức độ Biểu hiện hành vi Mã hóa 8 Mỗi loại BTVL có thể có những ưu thế vượt trội riêng trong việc phát triển một vài biểu hiện hành vi cụ thể nào đó của NL GQVĐ&ST, vì thế trong DHVL cần phải phối hợp được các loại BT với nhau mới có thể phát triển được NL GQVĐ&ST của HS một cách tốt nhất 2.4 Thực trạng việc xây dựng và sử dụng phối hợp các loại BT trong DHVL theo hướng phát triển NL của HS hiện nay Chúng tôi đã tiến hành việc điều tra khảo sát trên đối tượng gồm 444 GV VL và 2040 HS tại các trường THPT khu vực miền Trung và Tây nguyên Một số vấn đề chính rút ra từ kết quả điều tra khảo sát: - Vấn đề nhận thức, mức độ thông hiểu của GV về cấu trúc của NL GQVĐ&ST chưa thực sự rõ; cần phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn - Việc xây dựng và sử dụng BTVL theo hướng phát triển NL GQVĐ&ST của GV ở các trường THPT hiện nay chưa thực sự hợp lý, cần làm rõ hơn những nguyên tắc, quy trình xây dựng và sử dụng BTVL theo hướng phát triển NL của HS 2.5 Quy trình xây dựng BTVL theo hướng phát triển NL GQVĐ&ST của HS Quy trình gồm 6 bước: Bước 1: Làm rõ mục tiêu và nội dung kiến thức VL của bài DH Bước 2: Xác định vai trò, nhiệm vụ của các BT trong tiến trình DH Bước 3: Thu thập thông tin, biên soạn BT và dự kiến lời giải của các BT Bước 4 Tham chiếu yêu cầu của BT với biểu hiện hành vi của NL GQVĐ&ST Bước 5: Rà soát nội dung từng BT, xác định cách diễn đạt và hình thức truyền tải nội dung BT đến HS một cách hợp lí Bước 6: Sắp xếp lại các BT mang tính hệ thống cho cả bài DH 2.6 Quy trình và các biện pháp sử dụng phối hợp các loại BTVL nhằm phát triển NL GQVĐ&ST của HS * Quy trình sử dụng phối hợp các loại BT gồm 6 bước theo 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Chuẩn bị nội dung các loại BT cho giờ DH Bước 1: Xác định số lượng và lựa chọn các BT cụ thể; dự kiến cách sử dụng từng BT trong các giai đoạn của tiến trình DH - Giai đoạn 2: Sử dụng phối hợp các loại BT trong tiến trình DH Bước 2: Sử dụng BT để tạo tình huống có vấn đề, tạo không khí lớp học và kích thích tính tích cực, nhu cầu nhận thức của HS Bước 3: Sử dụng phối hợp BT để vận dụng nhanh kiến thức trong quá trình giải quyết vấn đề của từng nội dung DH Bước 4: Sử dụng phối hợp BT để vận dụng và củng cố kiến thức - Giai đoạn 3: Đánh giá NL GQVĐ&ST của HS 11 Bước 5: Đánh giá mức độ phát triển NL GQVĐ&ST thông qua các chỉ số hành vi trong hoạt động giải BT của HS trong giờ DH, - Giai đoạn 4: Đánh giá giờ học, rút kinh nghiệm Bước 6: Xem xét, đánh giá lại nội dung và cách sử dụng phối hợp các loại BT trong giờ học; rà soát, điều chỉnh nội dung BT và rút kinh nghiệm về cách sử dụng phối hợp các loại BT cho giờ DH sau * Các biện pháp sử dụng phối hợp các loại BTVL chủ yếu tập trung vào 3 giai đoạn của tiến trình DH phổ biến bao gồm: Biện pháp 1: Sử dụng linh hoạt các BT định tính để mở bài, tạo ra tình huống có vấn đề; Biện pháp 2: Kết hợp linh hoạt các loại BT tính toán, BT đồ thị trong hoạt động áp dụng nhanh kiến thức; Biện pháp 3: Sử dụng đồng thời các loại BT (định tính, tính toán, thí nghiệm và đồ thị) ở các mức độ khác nhau để củng cố và vận dụng kiến thức KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong chương 2, chúng tôi đã làm rõ một số vấn đề sau: - Góp phần làm rõ hơn về khái niệm, phân tích 6 NL thành tố và 16 biểu hiện hành vi, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá gồm 6 tiêu chí cụ thể đối với NL GQVĐ&ST - Đã làm rõ hơn vai trò của môn VL trong việc phát triển NL GQVĐ&ST Phân tích vận dụng các cơ sở tâm lí học, triết học; giáo dục học; chu trình sáng tạo khoa học trong DH theo hướng phát triển NL của HS, từ đó làm rõ cách xây dựng mục tiêu cho bài DH và tiến trình DH nhằm phát triển NL GQVĐ&ST của HS - Làm rõ vai trò của BTVL trong phát triển NL GQVĐ&ST; phân tích những ưu thế của 4 loại BTVL phổ biến (BT định tính, BT định lượng, BT đồ thị, BT thí nghiệm) và cơ sở phối hợp các loại BT đó nhằm phát triển NL GQVĐ&ST của HS - Đã tổ chức điều tra khảo sát 444 GV VL và 2040 HS lớp 10 tại 20 trường THPT thuộc khu vực miền Trung và Tây nguyên để đánh giá thực trạng và rút ra được những vấn đề cần tiếp tục giải quyết - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích, chúng tôi đã đề xuất được: + Quy trình xây dựng BTVL cho một bài DH theo hướng phát triển NL GQVĐ&ST của HS gồm 6 bước; + Quy trình sử dụng phối hợp các loại BTVL nhằm phát triển NL GQVĐ&ST gồm 4 giai đoạn với 6 bước thực hiện: + 3 biện pháp dụng phối hợp các loại BTVL nhằm phát triển NL GQVĐ&ST của HS trong DH VL 12 Chương 3 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHỐI HỢP CÁC LOẠI BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH 3.1 Cấu trúc nội dung và các yêu cầu cần đạt của chương “Động lực học” VL10 3.1.1 Cấu trúc nội dung Chương “Động lực học” Vật lí 10 Theo CTGDPT (2018), “Động lực học” VL10 bao gồm những kiến thức chính sau đây [6]: (1) Tổng hợp lực: Hợp lực của các lực song song và đồng quy; (2) Phân tích lực thành các thành phần lực vuông góc; (3) Các định luật Newton; (4) Khối lượng và quán tính; (5) Các lực cơ học bao gồm: trọng lực, lực ma sát, lực cản (khi vật chuyển động trong nước (hoặc trong không khí), lực nâng (lực đẩy lên) của nước, lực căng dây; 6) Cân bằng lực, moment lực, moment ngẫu lực, quy tắc moment 3.1.2 Những yêu cầu cần đạt của Chương “Động lực học” Vật lí 10 Chúng tôi thống nhất sử dụng những yêu cầu cần đạt của chương “Động lực học” Vật lí 10 đã quy định trong CTGDPT (2018) 3.2 Xây dựng BT một số kiến thức thuộc chương “Động lực học” theo hướng phát triển NL GQVĐ&ST của HS Căn cứ vào quy trình đã đề xuất, chúng tôi xây dựng 80 BTVL cụ thể theo 4 loại BT định tính, BT tính toán, BT thí nghiệm, BT đồ thị, theo 6 bài DH theo sách giáo khoa VL 10 của nhóm “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bao gồm: Bài 1: Tổng hợp và phân tích lực Cân bằng lực; Bài 2: Định luật 1 Newton; Bài 3: Định luật 2 Newton; Bài 4: Định luật 3 Newton; Bài 5: Trọng lực và lực căng; Bài 6: Lực ma sát Bảng 3.1 Thống kê các loại BT đã xây dựng Bài học BT BT BT BT Tổng định tính đồ thị cộng tính toán thí nghiệm Bài 1 5 5 1 2 13 Bài 2 10 0 0 3 13 13 Bài 3 6 6 2 2 16 Bài 4 6 4 3 0 13 Bài 5 4 5 3 0 12 Bài 6 6 3 2 2 13 Tổng 37 23 11 9 80 Mã hóa các BT theo thứ tự: Bài học - thứ tự BT - loại BT Ví dụ: - BT1.1ĐT là BT trong bài học 1 - thứ tự 1 - BT định tính - BT2.11ĐTh là BT trong bài học 2 - thứ tự 11 - BT đồ thị - BT3.13TN là BT trong bài học 3 - thứ tự 13 - BT thí nghiệm - BT4.10TT là BT trong bài học 4 - thứ tự 10 - BT tính toán Dưới đây chỉ trình bày một số BT của bài 1 3.2.1 Nội dung BT (Bài 1 Tổng hợp và phân tích lực Cân bằng lực) (13 bài) * Bài tập định tính BT1.1ĐT Dân gian có câu: “Vụng chẻ, Hình 3.1 khỏe nêm” Khi chẻ những khúc củi lớn người ta thường dùng cái nêm (là một miếng thép có hình khối tam giác) đặt cắm trên đầu khúc củi, sau đó lấy búa đập mạnh vào nêm (hình 3.1) Làm như thế khúc củi sẽ bị chẻ ra một cách dễ dàng Hãy giải thích nguyên tắc của cách làm trên * Bài tập tính toán F1 = 5N F2 = 3N F3 = 7N BT1.7TT Một vật chịu tác dụng của 4 lực O đồng quy (tại O), được biểu diễn trong hình 3.5 a) Một HS đưa ra 3 phương án tìm hợp lực F4 = 1N theo các thứ tự cộng các vectơ lực như sau: Hình 3.5 - Phương án 1: Tìm F12 F1 F2 ; tìm F123 F12 F3 ; tìm Fhl F123 F4 - Phương án 2: Tìm F13 F1 F3 ; tìm F24 F2 F4 ; tìm Fhl F13 F24 - Phương án 3: Tìm F12 F1 F2 ; tìm F34 F3 F4 ; tìm Fhl F123 F4 Theo em, phương án nào là hợp lý nhất? Tại sao? b) Hãy sử dụng phương án mà em đã chọn để xác định hợp lực * Bài tập thí nghiệm BT1.11TN Để minh họa cho phép tổng hợp lực, một học sinh bố trí thí nghiệm trên một tấm bảng đặt thẳng đứng 14 Dây cao su một đầu buộc cố định vào A O F1 điểm A, dầu kia buộc vào 2 sợi dây buộc gắn vào móc của 2 lực kế (điểm O) Dưới F 2 tác dụng của 2 lực F1 và F2 theo hướng trục các lực kế và có độ lớn là số chỉ các lực kế, Hình 3.7 dây bị căng ra và có vị trí AO xác định Ghi lại vị trí AO của dây cao su và vẽ các vectơ A F 1 lực F1, F2 theo một tỉ lệ xích nhất định (hình O 3.7) Sau đó thay 2 lực kế trên bằng một lực kế duy nhất để kéo dây cao su, điều chỉnh F lực F của lực kế sao cho dây cao su trở lại F 2 đúng vị trí AO như vị trí đã vẽ ban đầu, vẽ vectơ lực F theo cùng tỉ lệ xích như ban đầu Hình 3.8 (hình 3.8) a) Hãy so sánh tác dụng của lực F lên dây cao su và tác dụng đồng thời của 2 lực F1, F2 lên dây cao su b) Thực hiện lại thí nghiệm và kiểm chứng xem lực F có phải là đường chéo của hình bình hành có các cạnh kề nhau là các lực F1 và F2 hay không? Kiểm tra lại bằng cách quan sát số chỉ của các lực kế, sử dụng kiến thức toán học để kiểm tra lại kết luận ở câu b * Bài tập đồ thị BT1.12ĐTh Một vật chịu tác dụng của F(N) hai lực có giá cùng nằm trên một đường F01 thẳng, ngược chiều và có độ lớn thay đổi theo thời gian biểu diễn như hình 3.9 F2 a) Hãy dự đoán có thời điểm nào hai F lực tác dụng là hai lực cân bằng hay không? t1 t2 t(s) Hình 3.9 O b) Chỉ rõ thời điểm mà hai lực cân bằng 3.2.2 Nội dung bài tập (Bài 2 Định luật 1 Newton) (13 bài) 3.2.3 Nội dung bài tập (Bài 3 Định luật 2 Newton) (16 bài) 3.2.4 Nội dung bài tập (Bài 4 Định luật 3 Newton) (13 bài) 3.2.5 Nội dung bài tập (Bài 5 Trọng lực và lực căng) (12 bài) 3.2.6 Nội dung bài tập (Bài 6 Lực ma sát) (13 bài) 3.3 Định hướng giải và vận dụng bài tập vào một số bài dạy học thuộc chương “Động lực học” 15 Căn cứ vào nội dung các BT đã xây dựng, dựa vào quy trình sử dụng phối hợp các loại BT theo hướng phát triển NL GQVĐ&ST của HS, chúng tôi lựa chọn 40 BT để sử dụng trong tiến trình DH của 6 bài DH Mỗi BT được trình bày cụ thể về định hướng cách giải BT và đối sánh biểu hiện hành vi hoạt động giải BT với biểu hiện hành vi NL GQVĐ&ST Bảng 3.2 Số lượng bài tập sử dụng trong các kế hoạch DH Bài học BT BT BT BT Tổng định tính tính toán thí nghiệm đồ thị cộng Bài 1 3 3 0 1 7 Bài 2 6 0 0 1 7 Bài 3 3 3 0 1 7 Bài 4 4 1 2 0 7 Bài 5 4 1 2 0 7 Bài 6 2 2 0 1 5 Tổng 22 10 4 4 40 Dưới đây trình bày ví dụ định hướng giải BT của 1 BT và đối sánh biểu hiện hành vi hoạt động giải BT với biểu hiện hành vi NL GQVĐ&ST trong bài 1 Các bài khách chỉ nêu số lượng và kí hiệu số bài 3.3.1 Bài 1 Tổng hợp và phân tích lực Cân bằng lực Các BT được lựa chọn sử dụng trong kế hoạch DH gồm 7 bài: BT1.1ĐT, BT1.2ĐT, BT1.3ĐT, BT1.7TT, BT1.8TT, BT1.10TT, BT1.12ĐTh 3.3.1.1 Định hướng giải BT (1) Bài tập BT1.1ĐT a) Lựa chọn nội dung kiến thức về phân tích 1 lực thành 2 lực thành phần; - Biểu diễn lực tác dụng (của búa) và 2 lực thành phần (tác dụng và khúc củi) bằng hình vẽ (hình 3.22) - Nêu nhận xét: khi sử dụng nêm, hai lực thành phần tác dụng và khúc củi có độ lớn lớn hơn lực tác dụng của búa - Nêu kết luận: Khi dùng nêm, việc chẻ những khúc củi lớn dẽ dàng hơn b) Phát hiện vấn đề: Khi lực tác dụng của búa không Hình 3.22 đổi, độ lớn hai lực thành phần tác dụng và khúc củi phụ thuộc vào góc tạo bởi giữa hai mặt bên của nêm - Nhận xét: độ dày của lưỡi rìu lớn hơn so với lưỡi rựa, góc tạo bởi giữa hai mặt bên của lưỡi rìu lớn hơn nên các lực thành phần cũng lớn hơn so với khi dùng rựa - Kết luận về công dụng: khi chẻ các khúc củi to nên dùng rìu, còn khi dùng chẻ các khúc nhỏ thì chỉ nên dùng rựa 16 3.3.1.2 Đối sánh biểu hiện hành vi hoạt động giải BT với biểu hiện hành vi NL GQVĐ&ST trong từng BT Bảng 3.3 Đối sánh biểu hiện hành vi hoạt động giải BT với biểu hiện hành vi NL GQVĐ&ST trong bài 1 Bài tập Biểu hiện hành vi hoạt động Biểu hiện hành vi NL giải BT GQVĐ&ST G1.H2; G2.H2; G3.H2; NT1.H2; NT2.H2; NT3.H2; BT1.1ĐT NT4.H1; NT5.H2; NT6.H2; G4.H1; G5.H2; G6.H2; G1.H2; G2.H1; G3.H2; NT1.H2; NT2.H1; NT3.H2; BT1.2ĐT NT6.H2; G6.H2 G1.H2; G2.H2; G4.H2; NT1.H2; NT2.H2; NT4.H2; BT1.3ĐT NT5.H1; NT6.H2 G5.H1; G6.H2; BT1.7TT G1.H1; G3.H2; G4.H2; NT1.H1; NT3.H2; NT4.H2; G4H3; G5.H1; G5.H2; NT4.H3; NT5.H1; NT5.H2; G6.H1; G6.H3; NT6.H1; NT6.H3; BT1.8TT G1.H1; G3.H2; G4.H2; NT1.H1; NT3.H2; NT4.H2; G5.H2; NT5.H2; G1.H1; G2.H1; G3.H1; NT1.H1; NT2.H1; NT3.H1; BT1.10TT NT4.H1; NT5.H1; NT6.H2; G4.H1; G5.H1; G6.H2; G1.H1; G3.H2; G3.H3; NT1.H1; NT3.H2; NT3.H3; BT1.12ĐTh G4.H1; G5.H1; G5.H2; NT4.H1; NT5.H1; NT5.H2; NT6.H1; NT6.H3; G6.H1; G6.H3; 3.3.2 Bài 2 Định luật 1 Newton BT2.1ĐT, BT2.2ĐT, BT2.4ĐT, BT2.5ĐT, BT2.6ĐT, BT2.9ĐT, BT2.11ĐTh 3.3.3 Bài 3 Định luật 2 Newton BT3.1ĐT, BT3.2ĐT, BT3.3ĐT, BT3.7TT, BT3.8TT, BT3.9TT, BT3.15ĐTh 3.3.4 Bài 4 Định luật 3 Newton BT4.1ĐT, BT4.2ĐT, BT4.3ĐT, BT4.5ĐT, BT4.7TT, BT4.11TN, BT4.12TN 3.3.5 Bài 5 Trọng lực và lực căng BT5.1ĐT, BT5.2ĐT, BT5.3ĐT, BT5.4ĐT, BT5.5TT, BT5.10TN, BT5.11TN 3.3.3 Bài 6 Trọng lực và lực căng BT6.3ĐT; BT6.6ĐT, BT6.7TT, BT6.8TT, BT6.12ĐTh 3.4 Thiết kế tiến trình dạy học một số bài học cụ thể 17 Chúng tôi xây dựng tiến trình DH 6 bài học: - Bài 1 Tổng hợp và phân tích lực Cân bằng lực; - Bài 2 Định luật 1 Newton; - Bài 3 Định luật 2 Newton; - Bài 4 Định luật 3 Newton; - Bài 5 Trọng lực và Lực căng; - Bài 6 Lực ma sát Tiến trình mỗi bài DH được trình bày theo cấu trúc: I Mục tiêu (1 Về kiến thức; 2 Về năng lực; 3 Về phẩm chất) II Chuẩn bị thiết bị dạy học và học liệu (chuẩn bị của GV và HS) III Tiến trình dạy học (Các hoạt động cụ thể của GV và HS) Phần Đánh giá GQVĐ&ST của HS thông qua các biểu hiện hành vi trong bài học (thể hiện thông qua phiếu đánh giá) KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trong chương 3, chúng tôi đã tiến hành phân tích đặc điểm nội dung và các yêu cầu cần đạt của chương “Động lực học”; xây dựng 80 BT theo 6 đơn vị kiến thức thuộc chương “Động lực học”, trong đó bao gồm 37 BT định tính, 23 BT tính toán, 11 BT thí nghiệm và 9 BT đồ thị Mỗi BT được xây dựng theo đúng quy trình đã đề xuất Mức độ khó của BT đã được xem xét phù hợp với yêu cầu cần đạt và trình độ thực tế của HS Một số BT được xây dựng ở dạng BT đóng và BT mở tùy thuộc vào nội dung kiến thức để dễ sử dụng Dựa theo quy trình sử dụng phối hợp các loại BT, chúng tôi đã sử dụng 40 BT trong số 80 BT đã xây dựng để đưa vào tiến trình DH cụ thể Mỗi BT đều được trình bày định hướng giải và đối sánh các biểu hiện hành vi trong hoạt động giải BT với các biểu hiện hành vi của NL GQVĐ&ST Căn cứ tiến trình DH chung, quy trình sử dụng và các biện pháp sử dụng phối hợp các loại BTVL theo hướng phát triển NL GQVĐ&ST, chúng tôi đã xây dựng tiến trình DH cho 6 bài DH thuộc chương “Động lực học” nêu trên Tiến trình mỗi bài DH được trình bày phù hợp với hướng dẫn về xây dựng “khung kế hoạch bài dạy” của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngoài ra, trong mỗi bài DH cụ thể, chúng tôi đã thiết kế bảng đánh giá NL GQVĐ&ST thông qua các biểu hiện hành vi để dựa vào đó đánh giá được NL GQVĐ&ST của HS Nội dung này sẽ được sử dụng để triển khai TNSP và được trình bày trong chương 4 của luận án 18