Quá trình hình thành phát triển của giai cấp công nhân việt nam những vấn đề đặt ra với giai cấp công nhân việt nam hiện nay

37 0 0
Quá trình hình thành phát triển của giai cấp công nhân việt nam  những vấn đề đặt ra với giai cấp công nhân việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tại sao GCCN VN ra đời Giai cấp công nhân GCCN Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX: Trước khi thực dân Ph

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC GVHD: NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC ĐỀ TÀI: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT NHÓM 4 STT Họ tên Mã số sinh viên Mức độ hoàn thành K224081072 100% 1 Nguyễn Thị Quỳnh Hoa K224081088 100% K224081064 100% 2 Trương Lê Thanh K224081094 100% K224081086 100% 3 Trịnh Quang Duy 4 Trần Huỳnh Anh Thư 5 Huỳnh Văn Sơn TP.HCM, tháng 7/2023 Nhận xét của giảng viên: 1 MỤC LỤC 1 Sơ lược về giai cấp công nhân Việt Nam 4 1.1 Tại sao GCCN VN ra đời 4 1.2 Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam 4 1.3 Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay 5 1.3.1 Nội dung kinh tế 5 1.3.2 Nội dung chính trị - xã hội 5 1.3.3 Nội dung văn hóa, tư tưởng 5 2 Quá trình hình thành và phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam 6 2.1 Sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam 6 2.2 Các tổ chức công hội sơ khai ở Việt Nam trước năm 1925 7 2.3 Thành lập Công hội đỏ Bắc kỳ - tổ chức tiền thân của Công đoàn Việt Nam 8 2.4 Phong trào công nhân công đoàn Việt Nam trong giai đoạn 1930-1945 9 2.4.1 Thời kỳ 1930 - 1936 9 2.4.2 Thời kỳ 1936 - 1939 10 2.4.3 Thời kỳ 1939 - 1945 11 2.5 Phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam trong những năm toàn quốc kháng chiến (1946 -1954) 12 2.6 Giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (1954 -1975) 13 2.6.1 Thời kỳ 1954 – 1960 13 2.6.2 Thời kỳ 1960 - 1975 15 2.7 Phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam trong những năm xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1975 – 1986) 19 2.7.1 Thời kỳ 1975 - 1980 19 2.7.2 Thời kỳ 1981 -1986 19 2.8 Phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam trong công cuộc đổi mới 20 2.8.1 Thời kỳ 1986 -1995 20 2 2.8.2 Thời kỳ 1996 - 2005 20 3 Những vấn đề đặt ra đối với giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay 21 4 Giải pháp giải quyết những vấn đề đặt ra đối với giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay 27 4.1 Trách nhiệm của Công đoàn 27 4.2 Trách nhiệm của Đảng và Nhà nước 29 4.3 Trách nhiệm của Chính quyền địa phương 31 4.4 Nhiệm vụ của người Công nhân 32 3 1 Sơ lược về giai cấp công nhân Việt Nam 1.1 Tại sao GCCN VN ra đời Giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX: Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến với hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân; duy trì nền kinh tế lạc hậu dựa vào sản xuất tiểu nông là chính, cơ sở kinh tế công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển Sau khi cuộc xâm lăng và bình định đã cơ bản hoàn thành, thực dân Pháp liền bắt tay tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô mở rộng ra cả nước Các nhà máy rượu bia, vải sợi, điện nước, ngành đường sắt, hầm mỏ, đồn điền cao su, cà phê… lần lượt ra đời và cùng với đó đội ngũ những người công nhân Việt Nam đầu tiên được hình thành Họ là những người nông dân bị tước đoạt hết ruộng đất, những người thợ thủ công bị phá sản buộc phải vào làm việc trong các doanh nghiệp tư bản Pháp Theo số liệu thống kê trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tổng số công nhân của Việt Nam khoảng trên 10 vạn người, chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Sài Gòn - Chợ Lớn, Hải Phòng và vùng mỏ Quảng Ninh… Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, để bù đắp những tổn thất, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô và tốc độ lớn hơn trước Chúng tăng cường đầu tư vào các ngành khai khoáng, giao thông vận tải, đồn điền, công nghiệp chế biến, dệt may… nhằm tăng cường vơ vét và bóc lột ở các nước thuộc địa Thời kỳ này, số lượng công nhân Việt Nam đã phát triển nhanh chóng lên đến trên 22 vạn người vào đầu năm 1929 Có thể thấy, dưới sự áp bức bóc lột hà khắc của thực dân, phong kiến, giai cấp công nhân Việt Nam đã đoàn kết, tổ chức tập hợp nhau lại đấu tranh đòi quyền lợi, dẫn đến hình thành các Hội Ái hữu, Hội Tương tế trong các nhà máy, xí nghiệp Cuối năm 1920, người công nhân yêu nước Tôn Đức Thắng đã vận động thành lập Công hội Ba Son ở Sài Gòn, mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc 1.2 Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam Giai cấp công nhân Việt Nam sở hữu những đặc điểm quan trọng sau đây: • Thứ nhất, hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam ắn với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp • Thứ hai, nguồn gốc xã hội của giai cấp công nhân Việt Nam yếu là nông dân 4 • Thứ ba, về quan hệ của giai cấp công nhân Việt Nam đối với các giai tầng khác: đối kháng với tư sản Pháp, liên minh với nông dân, trí thức • Thứ tư, về mặt chính trị, giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần dân tộc, cách mạng triệt để 1.3 Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay 1.3.1 Nội dung kinh tế Giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: - Là lực lượng nòng cốt, vừa tham gia vừa lãnh đạo tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo điều kiện khách quan thuận lợi để giai cấp công nhân phát triển cả về số lượng và chất lượng Giai cấp công nhân Việt Nam phát huy vai trò của mình trong khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức để tạo động lực phát triển nông nghiệp - nông thôn và nông dân nước ta theo hướng bền vững, hiện đại 1.3.2 Nội dung chính trị - xã hội - Giai cấp công nhân Việt Nam cần giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên - Bên cạnh đó, giai cấp công nhân Việt Nam còn cần phải chủ động, tích cực tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh 1.3.3 Nội dung văn hóa, tư tưởng Bao gồm những nội dung sau: - Trước tiên, giai cấp công nhân Việt Nam có sứ mệnh xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cốt lõi là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa - Bên cạnh đó, giai cấp công nhân Việt Nam không thể lơ là nhiệm vụ bảo vệ sự trong sáng của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chống lại quan điểm sai trái của các thế lực thù địch - Giai cấp công nhân Việt Nam cần kiên định mục tiêu lý tưởng và con đường cách mạng: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH - Giáo dục ý thức giai cấp, bản lĩnh chính trị, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, củng cố mối liên hệ mật thiết giữa giai cấp với dân tộc, đoàn kết giai cấp gắn liền với đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế 5 Document continues below Discover more fcrhoủmn: ghĩa xã hội khoa học cnxhkh Trường Đại học… 371 documents Go to course Ngân hàng câu hỏi tự luận triết 70 95% (37) 222XH0510Từ Hải Đông K215031142 1 2 100% (5) CLT Characteristic - Student Oriented 6 chủ nghĩa 100% (1) xã hội kho… 221MI5207 Group 3 Teachable Machine 11 Chuyền đổi 75% (4) số CASE GAP Predicting consumer tastes 27 Chuyền 100% (1) đổi số Chapter 02-AI and 2 Quá trình hình thành và phát triển của giai cấp công nDhâigniVtaiệlt…Nam 18 2.1 Sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam Chuyền 100% (1) đổi số Như đã đề cập ở phần trước, đội ngũ công nhân Việt Nam xuất hiện khi có cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I (từ năm 1897 đến năm 1914) của thực dân Pháp Khu công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Vinh - Bến Thủy, Hòn Gai đã làm cho số công nhân tăng nhanh Số lượng công nhân năm 1906 là 49.500 người trong đó có 1.800 thợ chuyên môn Nhiều xí nghiệp tập trung đông công nhân như: Xi măng Hải Phòng có 1.500 người, 3 nhà máy dệt ở Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội cũng có 1.800 người, các nhà máy xay xát ở Sài Gòn có tới 3.000 người, riêng trên các tuyến đường sắt Vân Nam - Hải Phòng đã thu hút tới 6 vạn người Ngành mỏ (năm 1914) có tới 4.000 thợ, đó là chưa kể số “thợ theo mùa” Tổng số công nhân Việt Nam tính đến trước chiến tranh thế giới lần thứ I có khoảng 10 vạn người Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II (1919-1929) nhằm tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân thuộc địa để bù đắp những tổn thất trong chiến tranh Sự phát triển của một số ngành công nghiệp khai khoáng, dệt, giao thông vận tải, chế biến dẫn đến số lượng công nhân tăng nhanh, công nhân mỏ và công nhân đồn điền nhiều nơi tập trung hàng vạn người ở các thành phố, nhiều nhà máy đã có trên 1.000 công nhân như nhà máy Xi măng Hải Phòng, nhà máy Dệt Nam Định Đến cuối năm 1929, tổng số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của tư bản Pháp là hơn 22 vạn người, trong đó có 5,3 vạn thợ mỏ, 8,6 vạn công nhân các ngành công thương nghiệp, 8,1 vạn công nhân các đồn điền trồng cây công nghiệp Đó là chưa kể đến những người làm ở xí nghiệp thủ công lớn, nhỏ, thợ may, thợ cạo, thợ giặt, bồi bếp, khuân vác ở hải cảng… Như vậy, từ sự đầu tư vào công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn tới sự ra đời tất yếu khách quan của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam Và đó cũng là điều kiện cơ bản làm xuất hiện một giai cấp mới - giai cấp công nhân Việt Nam Chỉ tính riêng năm 1929, trong số 27.505 công nhân, đồn điền và thợ mỏ tại 15 tỉnh Bắc Kỳ, có 24.658 người (chiếm 84,6%) là nông dân Giai cấp công nhân Việt Nam, với truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm, đã khởi đầu cuộc đấu tranh sôi nổi chống lại tư bản Pháp Tuy nhiên, hầu hết các cuộc đấu tranh diễn ra một cách tự phát, thiếu tổ chức lãnh đạo và tập trung vào quyền lợi kinh tế và sống trước mắt Các hình thức đấu tranh bao gồm bỏ việc về quê, lãn công, đòi tăng lương và chống đánh đập Bên cạnh đó, có không ít những cuộc đấu tranh của công nhân mang tinh thần dân tộc cao như ủng hộ nghĩa quân Yên Thế, tham gia biểu tình đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu và phong trào để tang nhà yêu nước Phan Chu Trinh ở Sài Gòn trong thời kỳ yêu nước năm 1925-1926 Kể từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, số lượng cuộc bãi công tăng lên và quan trọng hơn là các cuộc bãi công này có tính chất chính trị và tổ 6 chức lãnh đạo Năm 1927 có 7 cuộc bãi công, năm 1929 có 24 cuộc và năm 1930 có 30 cuộc, với tổng số người tham gia lên đến gần 32.000 người Chính sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và phong trào yêu nước từ năm 1925 đến năm 1929 đã tạo điều kiện quan trọng cho việc thành lập các tổ chức Cộng sản và Công hội Đỏ ở Việt Nam, đặc biệt là việc ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930 2.2 Các tổ chức công hội sơ khai ở Việt Nam trước năm 1925 Trong giai đoạn trước năm 1925, các tổ chức công hội sơ khai ở Việt Nam bắt đầu lần lượt ra đời - Trước tiên phải kể đến công hội Ba Son được đồng chí Tôn Đức Thắng bắt tay vào cuộc vận động thành lập vào năm 1921 Công hội ra đời nhằm mục đích: Đấu tranh bênh vực quyền lợi của công nhân, đấu tranh chống đế quốc tư bản Công hội đỏ đã trở thành linh hồn của phong trào bãi công của công nhân Ba Son, Sài Gòn - Chợ Lớn vào những năm 1920 - 1925, mà điển hình là cuộc bãi công của công nhân Ba Son tháng 8 năm 1925 Cuộc bãi công này ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân Thượng Hải, Trung Quốc Vì thế đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân ta mang tính chính trị quốc tế - Ngoài tổ chức Công hội Ba Son do đồng chí Tôn Đức Thắng sáng lập, còn có Liên đoàn công nhân lái tàu trên các bến Viễn Đông (gọi tắt là Hải viên công hội) Tôn chỉ, mục đích của hội là “Mưu lợi ích và giúp đỡ anh em lao động Hải viên, đòi những điều kiện cần thiết cho anh em lao động Hải viên, đoàn kết toàn thể anh chị em lao động” Hải viên công hội đã thu hút phần lớn các thuỷ thủ Việt Nam làm trên những con tàu chạy từ Pháp qua Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác - Khoảng năm 1922, trên tàu biển của hãng hàng hải Pháp có hàng nghìn thuỷ thủ Việt Nam tổ chức Hội ái hữu để tương trợ giúp đỡ nhau khi xa quê hương Thủy thủ người Pháp và người Việt Nam trên các con tàu chạy từ Pháp đến Việt Nam đã liên lạc với một bộ phận công nhân Việt Nam trên đất liền Sài Gòn - Chợ Lớn Trong cuộc mít tinh chào mừng thắng lợi đấu tranh của thủy thủ trên 8 tàu buôn Pháp đậu tại Cảng Sài Gòn năm 1922 đã nêu khẩu hiệu “Công đoàn muôn năm” Sài Gòn - Chợ Lớn đã hưởng ứng khẩu hiệu đó và cùng nhau bí mật tổ chức ra Hội tương tế, ái hữu của mình 7 Tính chất: khác với công đoàn ở các nước dân chủ tư sản, các tổ chức công đoàn sơ khai ở Việt Nam ngay từ khi ra đời đã phải hoạt động bí mật Song, bằng nhiều biện pháp khôn khéo các tổ chức này đã gắn bó mật thiết với công nhân, lao động góp phần rút ngắn giai đoạn đấu tranh “tự phát” của phong trào công nhân Việt Nam 2.3 Thành lập Công hội đỏ Bắc kỳ - tổ chức tiền thân của Công đoàn Việt Nam Quá trình hình thành phát triển của Công Hội đỏ Bắc kỳ gắn liền với hoạt động của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc trong những thập niên đầu của thế kỷ XX Công Hội Đỏ Bắc Kỳ được hình thành và phát triển dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc (tên khác của Hồ Chí Minh) trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XX Nguyễn Ái Quốc đã đặt nền móng và cung cấp lý luận cho sự ra đời của các tổ chức quần chúng của giai cấp công nhân Việt Nam Trong những năm từ 1914 đến 1917, Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại Luân Đôn và tham gia công đoàn hải ngoại Anh Sau đó, ông trở về Pháp, tham gia Đảng xã hội Pháp và công đoàn Kim khí Pháp Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã giúp thành lập công đoàn thủy thủ Việt Nam tại Mác-xây (Pháp) Vào tháng 6 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam thanh niên cách mạng ở Quảng Châu, Trung Quốc, và trực tiếp giảng dạy cho các thành viên của hội Trong cuốn sách "Đường cách mệnh," ông nêu rõ nhiệm vụ của Công Hội: tạo ra sự đoàn kết giữa công nhân, nghiên cứu cùng nhau, cải thiện điều kiện sống và bảo vệ quyền lợi của công nhân, hỗ trợ dân tộc và thế giới Sau khi được học lý luận, các thành viên của hội trở về và phát triển các tổ chức công hội như hội hiếu hỉ, tương tế, chơi họ Từ năm 1928, phong trào "Vô sản hoá" do kỳ bộ Bắc kỳ của Việt Nam cách mạng thanh niên phát động đã thúc đẩy sự phát triển của tổ chức công hội và biến nó trở thành tổ chức công đoàn cách mạng của công nhân Các xí nghiệp trong khu vực Bắc Kỳ, như nhà máy Diêm, hãng sửa chữa ôtô Aviát (Hà Nội), nhà máy Sợi, nhà máy xi măng (Hải Phòng), Hòn Gai, Quảng Yên (khu mỏ Quảng Ninh), cũng như các công nhân làm việc tại các bến tàu và nhà ga đã có tổ chức công hội Ở miền Nam, tổ chức công hội cũng đã hình thành và hoạt động, chủ yếu tại các khu công nghiệp Sài Gòn - Chợ Lớn và các đồn điền cao su Năm 1929, phong trào công nhân và hoạt động của công hội phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở miền Bắc Các cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra liên tục trong nhiều xí nghiệp và có sự phối hợp và thống nhất hành động giữa các xí nghiệp và địa phương khác Năm 1929 cũng là năm thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hà Nội và ra đời Đông Dương Cộng sản Đảng Tổng Công Hội Đỏ Bắc Kỳ được thành lập vào năm 1929 và có vai trò quan trọng trong phong trào công nhân và cách mạng 8

Ngày đăng: 22/03/2024, 16:26

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan