1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng anh chuyên ngành cơ khí qua tổ chức hoạt động học tập phục vụ cộng đồng cho sinh viên tại trường cao đẳng công nghệ quốc tế lilama2

200 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí qua tổ chức hoạt động học tập phục vụ cộng đồng cho sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế Lilama2
Tác giả Lê Thị Khánh Hòa
Người hướng dẫn PGS.TS. Dương Thị Kim Oanh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo dục học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 200
Dung lượng 17,11 MB

Nội dung

LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ và tên: Lê Thị Khánh Hòa Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 04/07/1993 Nơi sinh: Hà Tĩnh Quê quán: Hà Tĩnh Dân tộc: Kinh Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập,

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH

CHUYÊN NGÀNH CƠ KHÍ QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG CHO SINH VIÊN

TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ QUỐC TẾ LILAMA2

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LÊ THỊ KHÁNH HÒA

Trang 2

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2023

Trang 3

i

Trang 4

ii

Trang 5

iii

Trang 6

iv

Trang 7

v

Trang 8

vi

Trang 9

vii

Trang 10

viii

LÝ LỊCH KHOA HỌC

I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

Họ và tên: Lê Thị Khánh Hòa Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 04/07/1993 Nơi sinh: Hà Tĩnh

Quê quán: Hà Tĩnh Dân tộc: Kinh

Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Giảng viên tiếng Anh - trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA2

Điện thoại liên lạc: 0969 960 628

Tên luận văn: “Rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí qua tổ

chức hoạt động học tập phục vụ cộng đồng cho sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA2”

Ngày và nơi bảo vệ: 08/09/2023, Viện Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn: PGS.TS Dương Thị Kim Oanh

III QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Từ 10/2015 – 06/2022: Giảng viên môn tiếng Anh tại khoa Ngoại ngữ - Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA2

Từ 07/2022 – nay: Giáo viên môn tiếng Anh tại trường THCS Phan Bội Châu

Trang 11

ix

LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí qua tổ chức

hoạt động học tập phục vụ cộng đồng cho sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA2” là nội dung mà tôi đã nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau thời gian theo học lớp Cao học - ngành giáo dục học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ thầy cô, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy lớp Giáo dục học khóa 20, thầy cô đã cung cấp cho tôi những kiến thức và kỹ năng

bổ ích để hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Cao đẳng Công nghệ Quốc

tế LILAMA2 cùng đội ngũ giảng viên và sinh viên nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ trong suốt quá trình tôi đi học cũng như trong quá trình thực hiện nghiên cứu tại nhà trường

Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất tới PGS TS Dương Thị Kim Oanh - cô là người hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này Cô đã tận tình chỉ dạy và dẫn dắt tôi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể nỗ lực hoàn thành luận văn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 08 năm 2023

Người nghiên cứu

Lê Thị Khánh Hòa

Trang 12

x

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả được nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 08 năm 2023

Người nghiên cứu

Lê Thị Khánh Hòa

Trang 13

xi

TÓM TẮT

Toàn cầu hóa đã và đang tác động đến mọi mặt đời sống xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới, nó mang lại nhiều thuận lợi nhưng cũng đồng thời tạo ra nhiều thử thách mới, một trong số đó là thử thách về nguồn nhân lực chất lượng cao Ngoài những tiêu chí về chuyên môn, thể lực và thái độ, một tiêu chí cần có của nguồn nhân lực chất lượng cao để hội nhập vào thị trường lao động quốc tế chính là trình độ ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh

Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành là một trong những phần mang tính ứng dụng cao nhất sau khi sinh viên tốt nghiệp và đi làm, đặc biệt đối với ngành cơ khí - một trong những ngành nghề có triển vọng nhất hiện nay Mặc dù vậy, các hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí hiện nay vẫn còn hạn chế Hoạt động học tập phục vụ cộng đồng là một xu thế trong lĩnh vực giáo dục trên thế giới bởi những lợi ích đa dạng mà nó mang lại, tuy nhiên, hoạt động sư phạm này còn khá mới mẻ tại Việt Nam Tổ chức hoạt động học tập phục vụ cộng đồng để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí không chỉ mang lại kết quả tích cực cho bản thân sinh viên mà còn tạo ra nhiều lợi ích cho cộng đồng, do đó

nghiên cứu đề tài “Rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí qua

tổ chức hoạt động học tập phục vụ cộng đồng cho sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA2” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Luận văn bao gồm các nội dung như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành

cơ khí qua tổ chức hoạt động học tập phục vụ cộng đồng

Ở chương này, đề tài nghiên cứu các cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động học tập phục vụ cộng đồng để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí cho sinh viên như: tìm hiểu tổng quan các nghiên cứu về rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành qua tổ chức hoạt động học tập phục vụ cộng đồng trên thế giới và tại Việt Nam, xác định các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài và phân tích

cụ thể về kỹ năng nghe và kỹ năng nói tiếng Anh chuyên ngành cơ khí Bên cạnh đó,

đề tài cũng đã phân tích về các hình thức rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên

Trang 14

Trong chương 2, đề tài giới thiệu sơ lược về trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA2 và nghiên cứu thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí CỦA sinh viên và CHO sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghệ Quốc

tế LILAMA2 như sau:

- Nghiên cứu thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí CỦA sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA2 cho thấy sinh viên đã có nhận thức và thái độ đúng đắn về vai trò của kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí đối với bản thân trong tương lai, tuy nhiên vì hành động học tập của sinh viên chưa tích cực dẫn đến kết quả rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí của sinh viên vẫn chỉ ở mức Trung bình - Yếu Một trong những nguyên nhân chính là do sinh viên chưa có môi trường thực hành những kiến thức ngôn ngữ về tiếng Anh chuyên ngành cơ khí đã học vào giao tiếp

- Nghiên cứu thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí CHO sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA2 cho thấy giảng viên cũng đã có nhận thức và thái độ chính xác về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí đối với sinh viên Bên cạnh đó, nội dung giảng dạy môn TACN cơ khí được đánh giá là mang tính thực tiễn cao, mặc dù vậy, đa số giảng viên vẫn chưa tìm ra phương pháp hiệu quả để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí cho sinh viên, các hoạt động mà giảng viên tổ chức chưa mang lại hiệu quả cao

Trang 15

xiii

Chương 3: Tổ chức các hoạt động học tập phục vụ cộng đồng để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí cho sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA2

Chương 3 của đề tài đề tài đề xuất 03 hoạt động học tập phục vụ cộng đồng để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí cho sinh viên, bao gồm: Tổ chức dự án cộng đồng cho sinh viên; Tổ chức cho sinh viên nghiên cứu và giải quyết các vấn đề cùng cộng đồng; và Tổ chức cho sinh viên làm việc tại cộng đồng

Đề tài đã tiến thực nghiệm sư phạm tổ chức hoạt động học tập phục vụ cộng đồng

để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí cho sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA2 Kết quả sau khi thực nghiệm sư phạm cho thấy thái độ học tập môn tiếng Anh chuyên ngành cơ khí của sinh viên đã tăng đáng

kể, hành động học tập của sinh viên cũng tích cực hơn hẳn Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí của sinh viên đã đạt mức Khá sau khi tham gia các hoạt động rèn luyện

Trang 16

Communication skills in specialized English is one of the most applicable parts after students' graduation and when they find a job, especially for mechanical engineering - one of the most promising professions today, meanwhile, the methods

to train communication skills in English for Mechanical Engineering are still limited Community-based learning is an education trend in the world because of the diverse benefits that it brings, however, this pedagogical activity is still quite strange in Vietnam Organizing community-based learning activities to train communication skills in English for Mechanical Engineering doesn't only bring results to students themselves but also creates many benefits for the community Therefore, researching

the topic “Training communication skills in English for Mechanical Engineering

through organizing community-based learning activities for students at LILAMA2 International Technology College” has theoretical and practical significance

The thesis includes the following chapters:

Chapter 1: Theoretical basis for training communication skills in English for Mechanical Engineering through organizing community-based learning activities

This chapter researches the theoretical bases of organizing community-based learning activities to train communication skills in English for Mechanical Engineering, such as: an overview of researches on training communication skills in English for Mechanical Engineering through organizing community-based learning activities in the world and in Vietnam, identifying basic concepts related to the topic

Trang 17

Chapter 2: Organizational situation of training English for Mechanical Engineering OF students and FOR students at LILAMA2 International Technology College

Chapter 2 briefly introduces about LILAMA2 International Technology College and researches on the reality of training English for Mechanical Engineering OF and FOR students at LILAMA2 International Technology College as follows:

- Research on the reality of training English for Mechanical Engineering OF students at LILAMA2 International Technology College shows that students have the right awareness and attitude about the role of communication skills in English for Mechanical Engineering for themselves in the future However, due to students' negative learning behavior, their training results of communication skills in English for Mechanical Engineering are still only at Medium or Weak level One of the main reasons is that students do not have languistic environment to practice what they have learned

- Research on the reality of training English for Mechanical Engineering FOR students at LILAMA2 International Technology College shows that lecturers also have the correct awareness and attitude about the importance of communication skills

in English for Mechanical Engineering for students In addition, the teaching content

of English for Mechanical Engineering subject is considered to be highly practical,

Trang 18

xvi

however, most lecturers have not found an effective method to train communication skills in English for Mechanical Engineering for students yet, the activities that

organized by the lecturers have not been highly effective

Chapter 3: Organizing community-based learning activities to practice communication skills in English for Mechanical Engineering for students at LILAMA2 International Technology College

Chapter 3 of the topic proposes 03 community-based learning activities to practice communication skills in English for Mechanical Engineering for students: Organizing community projects for students; Organizing for students to research and solve problems with the community; and Organizing for students to work in the community

The topic has conducted pedagogical experiments to organize community-based learning activities to practice communication skills in English for Mechanical Engineering for students at LILAMA2 International Technology College The results after the pedagogical experiment showed that the students' attitude to study English for Mechanical Engineering increased significantly, and the students' learning behavior was much more positive Besides, the students' communication skills in English for Mechanical Engineering have reached the Good level after participating

in training activities

Trang 19

xvii

MỤC LỤC

LÝ LỊCH KHOA HỌC i

LỜI CẢM ƠN ix

LỜI CAM ĐOAN x

TÓM TẮT xi

ABSTRACT xiv

MỤC LỤC xvii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xxi

DANH MỤC CÁC BẢNG xxii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ xxiii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH xxiv

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Khách thể nghiên cứu 3

5 Đối tượng nghiên cứu 3

6 Giả thuyết nghiên cứu 4

7 Phạm vi nghiên cứu 4

7.1 Nội dung nghiên cứu 4

7.2 Khách thể khảo sát 4

8 Phương pháp nghiên cứu 4

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 4

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5

8.3 Phương pháp xử lý dữ liệu 6

9 Cấu trúc luận văn 7

Chương 1 8

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TACN CƠ KHÍ 8

CHO SV QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG 8

1.1 Tổng quan nghiên cứu về rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh qua tổ chức hoạt động học tập phục vụ cộng đồng 8

1.1.1 Nghiên cứu về rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh 8

1.1.2 Nghiên cứu về học tập phục vụ cộng đồng 10

Trang 20

xviii

1.1.3 Nghiên cứu về rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh qua hoạt động học tập phục

1.2 Các khái niệm cơ bản 15

1.2.1 Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí 15

1.2.2 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí 16

1.2.3 Học tập phục vụ cộng đồng 17

1.2.4 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí qua tổ chức hoạt động học tập phục vụ cộng đồng 17

1.3 Các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí 17

1.3.1 Kỹ năng nghe tiếng Anh chuyên ngành cơ khí 17

1.3.2 Kỹ năng nói tiếng Anh chuyên ngành cơ khí 19

1.4 Các hình thức rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí 21

1.4.1 Dạy học môn tiếng Anh chuyên ngành cơ khí TRONG không gian lớp học 21

1.4.2 Dạy học môn tiếng Anh chuyên ngành cơ khí NGOÀI không gian lớp học 23

1.5 Quy trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí trong đào tạo nghề 25

1.5.1 Đặc điểm của rèn luyện KNGT tiếng Anh chuyên ngành trong đào tạo nghề 26

1.5.2 Quy trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí 27

1.6 Tổ chức hoạt động học tập phục vụ cộng đồng trong rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí 31

1.6.1 Đặc điểm của học tập phục vụ cộng đồng trong rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí 31

1.6.2 Các loại học tập phục vụ cộng đồng trong rèn luyện kỹ năng giao tiếp iếng Anh chuyên ngành cơ khí 35

1.6.3 Các phương pháp dạy học để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh qua tổ chức hoạt động học tập phục vụ cộng đồng 40

1.6.4 Quy trình tổ chức hoạt động học tập phục cộng đồng 44

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 52

Chương 2 53

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP 53

TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CƠ KHÍ CỦA SV VÀ CHO SV 53

TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ QUỐC TẾ LILAMA2 53

2.1 Khái quát về trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA2 53

2.1.1 Giới thiệu chung về trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA2 53

2.1.2 Cơ sở vật chất của nhà trường 55

2.1.3 Tình hình hoạt động giảng dạy của nhà trường 56

Trang 21

xix

2.1.4 Đội ngũ giảng viên, công nhân viên chức và người lao động nhà trường 57

2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí của sinh viên và cho sinh viên trường Cao đẳng CNQT LILAMA2 58

2.3 Thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí của sinh viên trường Cao đẳng CNQT LILAMA2 59

2.2.1 Nhận thức của sinh viên về vai trò của môn tiếng Anh chuyên ngành cơ khí 59

2.2.2 Thái độ học tập của sinh viên đối với môn tiếng Anh chuyên ngành cơ khí 61

2.2.3 Hành động học tập môn tiếng Anh chuyên ngành cơ khí của sinh viên 63

2.2.4 Thực trạng kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí của sinh viên 66

2.2.5 Các hình thức rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí của sinh viên 68

2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí của sinh viên 72

2.2.7 Đề xuất của SV để rèn luyện kỹ năng giao tiếp TACN cơ khí 74

2.4 Thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí cho sinh viên của giảng viên trường Cao đẳng CNQT LILAMA2 77

2.3.1 Nhận thức của GV về vai trò của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí đối với sinh viên ngành cơ khí 77

2.3.2 Đánh giá của GV về kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí của sinh viên 79

2.3.3 Nội dung rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí cho sinh viên81 2.3.4 Hình thức rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí cho sinh viên 83

2.3.5 Phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí trên lớp cho sinh viên 84

2.3.6 Đánh giá hiệu quả của hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí cho sinh viên 87

2.3.7 Đề xuất giải pháp để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí cho sinh viên 88

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 90

Chương 3 91

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CƠ KHÍ CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CNQT LILAMA2 91

3.1 Các nguyên tắc đề xuất hoạt động học tập phục vụ cộng đồng để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí cho sinh viên tại trường Cao đẳng CNQT LILAMA2 91

3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu 91

Trang 22

xx

3.1.2 Đảm bảo tính đối tượng 92

3.1.3 Đảm bảo tính thống nhất giữa hoạt động dạy học và hoạt động rèn luyện 92

3.1.4 Đảm bảo tính thực tiễn 92

3.1.5 Đảm bảo tính hiệu quả 93

3.2 Đề xuất hoạt động HTPVCĐ theo nội dung môn TACN cơ khí tại trường Cao đẳng CNQT LILAMA2 93

3.3.1.Hoạt động 1: Tổ chức dự án cộng đồng cho sinh viên 100

3.3.2 Hoạt động 2: Tổ chức cho SV nghiên cứu và giải quyết vấn đề cùng cộng đồng 106

3.3.3 Hoạt động 3: Tổ chức cho sinh viên đến cộng đồng làm việc 112

3.4 Thực nghiệm sư phạm 116

3.4.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 116

3.4.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm 116

3.4.3 Đối tượng và phương pháp thực nghiệm 117

3.4.4 Thời gian và địa điểm thực nghiệm 117

3.4.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 118

3.4.6 Kết quả thực nghiệm sư phạm 118

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 130 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO 135 DANH MỤC PHỤ LỤC 138

Trang 23

14 TACN Tiếng Anh chuyên ngành

Trang 24

xxii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Biểu hiện của kỹ năng nghe TACN cơ khí

Bảng 1.2 Biểu hiện của kỹ năng nói TACN cơ khí

Bảng 1.3 Quy trình rèn luyện KNGT TACN cơ khí

Bảng 1.4 Quy trình tổ chức hoạt động HTPVCĐ trong rèn luyện KNGT TACN cơ khí

Bảng 2.1: Số lượng sinh viên tuyển sinh đầu vào trong 4 năm gần nhất

Bảng 2.2: Thống kê số lượng cán bộ công nhân viên chức trường Cao đẳng CNQT LILAMA2 năm học 2022 – 2023

Bảng 2.3 Hành động học tập môn TACN cơ khí của SV

Bảng 2.4 Các hình thức rèn luyện KNGT TACN cơ khí

Bảng 2.5 Các hoạt động rèn luyện KNGT TACN cơ khí trên lớp của SV

Bảng 2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện KNGT TACN cơ khí của sinh viên

Bảng 2.7 Đề xuất của sinh viên để rèn luyện KNGT TACN cơ khí

Bảng 2.8 Nội dung rèn luyện KNGT TACN cơ khí cho sinh viên

Bảng 3.1 Đề xuất hoạt động HTPVCĐ theo nội dung môn TACN cơ khí

Bảng 3.2 Cách thức tổ chức dự án cộng đồng cho SV

Bảng 3.3 Cách thức tổ chức hoạt động nghiên cứu và giải quyết các vấn đề cùng cộng đồng

Bảng 3.4 Cách thức tổ chức cho SV đến cộng đồng làm việc

Bảng 3.5 Nội dung thực nghiệm

Bảng 3.6 Đối tượng và phương pháp thực nghiệm

Bảng 3.7: Thời gian và địa điểm thực nghiệm

Bảng 3.8 Thái độ học tập môn TACN cơ khí của sinh viên (sau thực nghiệm)

Bảng 3.9 Hành động học tập môn TACN cơ khí của sinh viên

Bảng 3.10 Đánh giá KNGT TACN cơ khí của sinh viên

Trang 25

xxiii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Quy trình rèn luyện KNGT TACN cơ khí

Sơ đồ 1.2 Các loại học tập phục vụ cộng đồng

Sơ đồ 1.3 Quy trình tổ chức dạy học nhóm

Sơ đồ 1.4 Quy trình tổ chức dạy học theo dự án

Sơ đồ 1.5 Cấu trúc của quá trình giải quyết vấn đề

Sơ đồ 1.6 Quy trình tổ chức hoạt động HTPVCĐ

Sơ đồ 1.7 Quy trình tổ chức hoạt động HTPVCĐ

Sơ đồ 3.1 Trình tự rèn luyện KNGT TACN cơ khí

Biểu đồ 1.1 Thang đo mức độ tư duy Bloom

Biểu đồ 2.1 Nhận thức của SV về vai trò của môn TACN cơ khí

Biểu đồ 2.2 Thái độ của SV về môn TACN cơ khí

Biểu đồ 2.3 Thực trạng kỹ năng nghe TACN cơ khí của SV

Biểu đồ 2.4 Thực trạng kỹ năng nói TACN cơ khí của SV

Biểu đồ 2.5: Hoạt động rèn luyện KNGT TACN cơ khí mà SV sẽ tham gia

Trang 26

xxiv

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Tổng quan trường Cao đẳng CNQT LILAMA2

Hình 2.2: Tòa nhà E-building của trường

Hình 2.3: Xưởng thực hành nghề Điện tử công nghiệp

Hình 2.4: Phòng thực hành nghề Cắt gọt kim loại CNC

Hình 2.5: Đội ngũ giảng viên, công nhân viên chức và người lao động

Hình 2.6 Phỏng vấn nhận thức GV 2 về vai trò của việc

rèn luyện kỹ năng giao tiếp TACN cơ khí đối với SV ngành cơ khí

Hình 2.7 Tiết dạy TACN cơ khí của GV 3

Hình 2.8 Tiết dạy TACN cơ khí của GV 6

Hình 2.9 Tiết dạy TACN cơ khí của GV 7

Hình 3.1 Thái độ học tập của SV lớp thực nghiệm

Trang 27

về vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho các quốc gia này Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã chỉ ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2016 –

2020 là “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài” là

một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030 Để thực hiện được nhiệm vụ đó, cần phải xác định rõ các mục tiêu cụ thể cần đạt để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao; một trong các mục tiêu đó chính là trình độ ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh

Tiếng Anh là một hành trang không thể thiếu khi con người bước vào kỷ nguyên toàn cầu hóa Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay và được xem như là một kỹ năng thiết yếu để hội nhập trong thời đại mới

Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh không chỉ hữu ích khi còn ngồi ở trên ghế nhà trường

mà còn cần thiết cả khi đã đi làm, bởi tiếng Anh chính là phương tiện hữu hiệu nhất

để tiếp cận với kho tàng tri thức nhân loại trong thế giới phẳng như hiện nay, là công

cụ cần thiết để trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và làm việc với đối tác Nhận biết được vai trò quan trọng của tiếng Anh trong thời kỳ mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sắp xếp môn tiếng Anh vào chương trình giảng dạy từ bậc tiểu học và đã đạt được những thành tựu đáng kể Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan về kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông thì vẫn còn nhiều hạn chế Đặc biệt, đối với đối tượng SV tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục

Trang 28

SV vẫn chưa tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh chuyên ngành khi có các hoạt động chuyên ngành, một số SV chỉ diễn đạt được những nội dung đơn giản, những SV khác thậm chí chưa diễn đạt được suy nghĩ, ý tưởng của mình trong các buổi giao lưu với các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài

Học tập phục vụ cộng đồng lần đầu tiên xuất hiện tại một số trường đại học ở Hoa

Kỳ và đã trở thành một xu hướng giáo dục trong các trường học tại Hoa Kỳ từ những năm cuối thế kỉ 20 HTPVCĐ mang lại lợi ích đáng kể cho các thành phần tham gia như SV, GV hướng dẫn, các nhà quản lý và cộng đồng liên quan Bởi những giá trị tốt đẹp mà nó mang lại, HTPVCĐ được lan toả mạnh mẽ và trở thành một trong những hoạt động được yêu thích trong các trường đại học, cao đẳng trên toàn cầu và đang dần trở nên quen thuộc với SV tại Việt Nam HTPVCĐ khuyến khích SV sử dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong cộng đồng, xã hội, qua đó SV vừa có cơ hội kiểm chứng kiến thức đã học và tìm hiểu thêm kiến thức mới, vừa nâng cao nhận thức về trách nhiệm cộng đồng; thông qua đó, thúc đẩy tính

tự giác, tinh thần trách nhiệm của SV đồng thời đẩy mạnh sự phát triển các kỹ năng, nhờ vậy SV hiểu và nắm chắc kiến thức hơn, từ đó đạt kết quả học tập tốt hơn [10]

Trang 29

3

Hiện nay, các hoạt động rèn luyện KNGT tiếng Anh ngày càng đa đạng và phong phú bởi nhu cầu học tiếng Anh ngày một tăng lên Trong những năm gần đây, HTPVCĐ đã và đang nhận được nhiều sự chú ý từ các nhà ngôn ngữ học, giáo dục ngôn ngữ bởi lợi ích to lớn mà nó mang lại cho cả người học và người dạy ngôn ngữ cũng như cộng đồng HTPVCĐ cung cấp cho người học ngôn ngữ bối cảnh thực tế

để thực hiện mục tiêu về ngôn ngữ, giúp người học rèn luyện các kỹ năng cần thiết khi học ngôn ngữ, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp Chính vì vậy, HTPVCĐ là một công

cụ hữu hiệu để rèn luyện KNGT tiếng Anh nói chung và TACN nói riêng cho SV

Từ những lý do nêu trên, nghiên cứu đề tài “Rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí qua tổ chức hoạt động học tập phục vụ cộng đồng cho sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA2” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tổ chức các hoạt động HTPVCĐ để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí cho sinh viên tại trường Cao đẳng CNQT LILAMA2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ như sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động HTPVCĐ để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí cho sinh viên

- Nghiên cứu thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí CỦA sinh viên và CHO sinh viên tại trường Cao đẳng CNQT LILAMA2

- Tổ chức các hoạt động HTPVCĐ để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí cho sinh viên tại trường Cao đẳng CNQT LILAMA 2

4 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học môn tiếng Anh chuyên ngành cơ khí cho sinh viên tại trường Cao đẳng CNQT LILAMA2

5 Đối tượng nghiên cứu

Việc tổ chức các hoạt động học tập phục vụ cộng đồng nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí

Trang 30

4

6 Giả thuyết nghiên cứu

Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí của SV tại trường Cao đẳng CNQT LILAMA2 ở mức Trung bình và Yếu

Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí của SV sẽ được cải thiện khi giảng viên tổ chức các hoạt động HTPVCĐ để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí cho SV tại trường Cao đẳng CNQT LILAMA2

7 Phạm vi nghiên cứu

7.1 Nội dung nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu kỹ năng nghe và kỹ năng nói TACN cơ khí

Các hoạt động HTPVCĐ để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành

cơ khí gồm: Hoạt động học tập được tổ chức dưới dạng dự án cộng đồng; Hoạt động

học tập qua nghiên cứu và giải quyết các vấn đề cùng với cộng đồng và Hoạt động học tập tạo điều kiện cho SV đến cộng đồng làm việc

Các chủ đề rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí cho SV

bao gồm: ‘An toàn lao động’, ‘Dụng cụ cơ khí’, ‘Vật liệu cơ khí’, ‘Dụng cụ đo lường

cơ khí’ và ‘Một số loại máy trong kỹ thuật cơ khí’

7.2 Khách thể khảo sát

Đề tài khảo sát thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí trên 61 SV ngành cơ khí hệ Cao đẳng và 10 GV giảng dạy môn tiếng Anh chuyên ngành cơ khí tại trường Cao đẳng CNQT LILAMA2

Đề tài thực nghiệm sư phạm tổ chức các hoạt động HTPVCĐ để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí cho SV ngành cơ khí hệ Cao đẳng tại trường Cao đẳng CNQT LILAMA2

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, phân tích, so sánh và khái quát hóa các tài liệu về phương pháp dạy học, phương pháp dạy học tiếng Anh, phương pháp dạy học môn tiếng Anh chuyên ngành, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành và mô

Trang 31

5

hình HTPVCĐ, v.v đã được xuất bản trong và ngoài nước Kết quả nghiên cứu này

là cơ sở để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

8.2.1 Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để thu thập thông tin về thực trạng rèn luyện KNGT TACN cơ khí CỦA sinh viên tại trường Cao đẳng CNQT LILAMA2 Bảng hỏi cho SV gồm có các ND như sau: Nhận thức của SV về vai trò của môn TACN cơ khí, Thái độ học tập của SV đối với môn TACN cơ khí, Hành động học tập môn TACN cơ khí của SV, Thực trạng KNGT TACN cơ khí của SV, Các hình thức rèn luyện KNGT TACN cơ khí của SV, Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện KNGT TACN cơ khí của SV, Đề xuất hoạt động rèn luyện KNGT TACN cơ khí của SV

Đồng thời, phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi còn được sử dụng để tìm hiểu sự thay đổi trong KNGT TACN cơ khí của SV sau khi giảng viên tổ chức các hoạt động HTPVCĐ để rèn luyện kỹ năng này cho SV tại trường Cao đẳng CNQT LILAMA 2

8.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn được sử dụng để thu thập thông tin định tính về thực trạng KNGT TACN cơ khí và thực trạng rèn luyện các kỹ năng này CỦA sinh viên tại trường Cao đẳng CNQT LILAMA2

Bên cạnh đó, phương pháp phỏng vấn còn được sử dụng để thu thập các thông tin

về công tác rèn luyện KNGT TACN cơ khí CHO sinh viên trên nhóm khách thể là

GV Luận văn thực hiện các ND phỏng vấn như sau: Nhận thức của GV về vai trò của việc rèn luyện KNGT TACN cơ khí đối với SV ngành cơ khí, Đánh giá của GV

về KNGT TACN cơ khí của SV, ND rèn luyện KNGT TACN cơ khí cho SV, Hình thức rèn luyện KNGT TACN cơ khí cho SV, Phương pháp rèn luyện KNGT TACN

cơ khí trên lớp cho SV, Đánh giá hiệu quả của hoạt động rèn luyện KNGT TACN cơ khí cho SV, Đề xuất hoạt động để rèn luyện KNGT TACN cơ khí cho SV

8.2.3 Phương pháp quan sát

Trang 32

6

Phương pháp quan sát được sử dụng để thu thập thông tin định tính về thực trạng KNGT TACN cơ khí của SV và thực trạng rèn luyện các kỹ năng này CỦA sinh viên ngành cơ khí tại trường Cao đẳng CNQT LILAMA2

Phương pháp này cũng được sử dụng để thu thập các thông tin về những hình thức, hoạt động rèn luyện KNGT TACN cơ khí CHO sinh viên trên nhóm khách thể là GV

8.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục

Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động giáo dục trên nhóm khách thể là SV và GV Đối với sinh viên, các sản phẩm của hoạt động giáo dục bao gồm kết quả các bài nghe, kết quả các bài nói, kết quả thực hiện rèn luyện kỹ năng nghe và kỹ năng nói thông qua các hoạt động HTPVCĐ như các bài trình bày ngắn liên quan đến các chủ

đề học, các video mà sinh viên xây dựng, những đánh giá về sản phẩm của sinh viên

từ cộng đồng

8.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Đề tài sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết nghiên cứu: “Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí của sinh viên sẽ được cải thiện khi giảng viên tổ chức các hoạt động HTPVCĐ để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí cho SV tại trường Cao đẳng CNQT LILAMA2”

8.3 Phương pháp xử lý dữ liệu

8.3.1 Phương pháp xử lý dữ liệu định lượng

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả khảo sát thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí của SV tại trường Cao đẳng CNQT LILAMA2 Phép thống kê sử dụng chủ yếu trong đề tài là phép tính phần trăm

8.3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu định tính

Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa các thông tin thu được từ phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát và phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục để phục vụ cho việc phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng và kết quả thực nghiệm sư phạm

Trang 33

7

9 Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm có các ND sau:

Chương 3: Tổ chức các hoạt động học tập phục vụ cộng đồng để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành cơ khí cho sinh viên tại trường Cao đẳng CNQT LILAMA2

Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 34

đề đã được nhiều nhà giáo dục học, nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu Các nghiên cứu tập trung vào các hướng như sau:

1.1.1 Nghiên cứu về rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh

2 Tiếng Anh được xem như một tờ giấy thông hành xuyên quốc gia giúp con người tiếp cận với tri thức và nền văn hóa các nhân loại, tạo cơ hội việc làm cho lực lượng lao động trên toàn thế giới Ngược lại, lực lượng lao động ngày nay được

kỳ vọng sẽ có năng lực toàn diện để phát triển liên tục các kỹ năng khác nhau nhằm phục vụ cho việc học tập suốt đời KNGT tiếng Anh là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để hiện thực hóa được kỳ vọng đó Như bất kỳ một kỹ năng nào khác, để rèn luyện KNGT tiếng Anh từ mức sơ cấp tới mức thành thạo

là một quá trình rất khó khăn, đòi hỏi rất nhiều thứ từ người học Chính vì vậy,

có rất nhiều nghiên cứu và giải pháp đã được đưa ra nhằm giúp người học rèn luyện KNGT tiếng Anh một cách hiệu quả và năng suất hơn

3 Cuốn sách “How Languages Are Learned” (2013) nghiên cứu về việc học ngôn

ngữ thứ hai của Patsy M Lightbown và Nina Spada đã giúp cho người dạy ngôn ngữ biết cách đánh giá các tài liệu và giáo trình giảng dạy ngoại ngữ Bên cạnh

đó, cuốn sách này còn giúp người dạy biết cách tiếp cận phương pháp học ngôn ngữ của người học sao cho phù hợp hơn Tác giả đã trình bày các lý thuyết về việc tiếp thu ngôn ngữ thứ nhất ở trẻ nhỏ, về sự phát triển ngôn ngữ thứ hai, sau

đó so sánh với phương thức tiếp thu ngôn ngữ thứ nhất với ngôn ngữ thứ hai cũng

Trang 35

9

như nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc học ngôn ngữ Cuốn sách cũng đã mô tả thực tế việc dạy và học tại các lớp học ngôn ngữ thứ hai và đưa ra sự so sánh của môi trường giao tiếp thực tiễn và môi trường lớp học Ở chương cuối của cuốn sách, tác giả đã đề xuất một số cách thức để dạy và học ngôn ngữ thứ hai hiệu quả hơn, đồng thời cũng nhấn mạnh lại rằng: “Lớp học là một nơi tuyệt vời để HỌC VỀ ngôn ngữ nhưng không phải là nơi để HỌC CÁCH

SỬ DỤNG ngôn ngữ” [29]

4 Khi nghiên cứu về “Theoretical perspective on how to develop speaking skill among university students” (tạm dịch: Một số quan điểm lý thuyết về việc phát triển kỹ năng nói cho SV đại học), Munther Zyoud đã nêu lên tầm quan trọng của

kỹ năng nói khi học giao tiếp trong tiếng Anh, mục tiêu của GV để dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ và một số nguyên tắc khi dạy kỹ năng nói Để phát triển kỹ năng nói cho SV, tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường tính tương tác trong giao tiếp cho SV như: thảo luận nhóm, đóng kịch, tham gia câu lạc bộ ngôn ngữ, [28] v.v

5 Phạm Trần Thùy Anh trong nghiên cứu về “Chiến lược học kỹ năng nói môn Tiếng Anh của sinh viên không chuyên - Đại học Huế” đã trình bày kết quả khảo

sát các chiến lược học kỹ năng nói được sử dụng bởi SV tiếng Anh không chuyên ngữ đang theo học tiếng Anh cơ bản tại Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế; nghiên cứu này cũng đã nêu ra các nhóm chiến lược trực tiếp (bao gồm: chiến lược ghi nhớ, chiến lược nhận thức, chiến lược bù đắp) và các nhóm chiến lược gián tiếp (bao gồm: chiến lược siêu nhận thức, chiến lược kiểm soát cảm xúc và chiến lược

xã hội) đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp nhằm giúp SV cải thiện và nâng cao năng lực ngoại ngữ Đa số các giải pháp đều hướng đến việc tạo dựng môi trường thân thiện cho SV luyện tập kỹ năng nói [2]

6 Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 58-74 đã đăng bài “Kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân trong thời

kỳ hội nhập” của Lê Hương Hoa Trong đó, tác giả đã tìm hiểu, phân tích thực

trạng rèn luyện KNGT tiếng Anh của SV Đại học Cảnh sát Nhân dân và nhận

Trang 36

7 Nhìn chung, khi nghiên cứu về việc rèn luyện KNGT cho SV, các tác giả đều thống nhất rằng: để phát triển KNGT cho SV thì môi trường lớp học là chưa đủ Điều quan trọng nhất khi học giao tiếp tiếng Anh chính là việc SV có biết cách

sử dụng tiếng Anh một cách linh hoạt, tự tin và chính xác trong các tình huống khác nhau hay không Vì vậy, việc tạo dựng môi trường học tập tiếng Anh ngoài không gian lớp học là một trong những hình thức hữu hiệu nhất để rèn luyện

KNGT cho SV Đó cũng là cơ sở lý luận nền tảng cho việc tổ chức các hoạt động rèn luyện KNGT TACN cơ khí cho SV của đề tài

1.1.2 Nghiên cứu về học tập phục vụ cộng đồng

Từ những năm 1960, khái niệm “Học tập phục vụ cộng đồng” (tên tiếng Anh là

Community-based Learning hoặcService Learning) đã xuất hiện tại Hoa Kỳ Barbara

Jacoby đã định nghĩa trong cuốn “Service Learning in Higher Education: Concepts and Practices” rằng: “HTPVCĐ là một hoạt động học tập theo hướng trải nghiệm,

mà trong đó người học sẽ tham gia giải quyết các vấn đề liên quan tới con người và

xã hội cùng với việc người học tự đánh giá bản thân trong quá trình tham gia hoạt động, từ đó thúc đẩy việc học tập và phát triển của người học ngày một tốt hơn.” Hoạt động HTPVCĐ rất phát triển ở Hoa Kỳ từ những thập niên cuối của thế kỷ trước, đã được rất nhiều trường học sử dụng như một mô hình giáo dục trải nghiệm lý tưởng

và đều được đánh giá cao bởi tính thực tiễn và những giá trị mà nó mang lại cho SV

và cộng đồng [18]

Dan W Butin đã chia HTPVCĐ thành bốn mô hình khái niệm khác nhau bao gồm:

mô hình khái niệm kỹ thuật, mô hình khái niệm văn hóa, mô hình khái niệm chính trị

Trang 37

do HĐ của người học trong cộng đồng mà người học thực hiện HĐ HTPVCĐ Bên cạnh đó, việc thực hiện các HĐ HTPVCĐ không phải theo một chiều cho – nhận từ người học đến cộng đồng mà phải theo hai chiều Khái niệm hậu hiện đại của HTPVCĐ chú trọng vào QT phá bỏ những rào cản, định kiến có sẵn và tạo ra các quy tắc, chuẩn mực mới trong QT thực hiện HĐ HTPVCĐ tại cộng đồng Mặc dù được chia thành bốn mô hình khái niệm khác nhau nhưng chúng vẫn luôn có sự gắn kết chặt chẽ và bổ trợ lẫn nhau [19]

Nghiên cứu “Service Learning in Higher Education” của Kerrissa Heffernan đã

chỉ ra rằng HTPVCĐ tạo cơ hội cho SV khám phá mối liên hệ giữa lý thuyết được học trên lớp và nhu cầu thực tế của cộng đồng, từ đó củng cố kỹ năng TDPB, kỹ năng diễn thuyết trước đám đông, kỹ năng HĐ tập thể và xây dựng cộng đồng Tác giả nhấn mạnh lợi ích quan trọng nhất của HTPVCĐ là tạo ra động lực và cơ hội cho SV

để kết nối với cộng đồng cũng như xác định vai trò công dân của họ trong cộng đồng

đó Nghiên cứu cũng đã nêu lên sáu loại HTPVCĐ tương ứng với sáu mô hình, mỗi

mô hình đều có những đặc điểm riêng biệt, mang tính ứng dụng cao trong từng lĩnh vực, điều kiện khác nhau nhưng đều là những HĐ hướng tới lợi ích của không chỉ một cá nhân mà còn của cả cộng đồng [26]

Tại Việt Nam, HTPVCĐ cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học như Đại học ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh,

Trang 38

12

Đại học Hoa Sen, v.v Khi nghiên cứu về “Xu hướng áp dụng mô hình HTPVCĐ trong giáo dục đại học, cao đẳng”, Trần Thị Bích Hòa đã giới thiệu tổng quan về

HTPVCĐ, những lợi ích của nó đối với SV, GV và cộng đồng Tác giả đã phân biệt

rõ ràng mô hình này với hoạt động tình nguyện hiện rất phổ biến ở nhiều trường đại học, cao đẳng, đồng thời nêu rõ cách thức áp dụng mô hình HTPVCĐ Qua đó, tùy vào từng ngành học cụ thể mà GV và SV có thể tham khảo để áp dụng vào một số môn học trong chương trình đào tạo tại một số trường đại học, cao đẳng thuộc khu vực miền Trung – Tây Nguyên Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mới dừng lại trên lý thuyết, chưa được áp dụng vào thực tiễn nên chưa thể đánh giá được kết quả của việc

áp dụng mô hình HTPVCĐ đối với SV [10]

Nhằm đánh giá ảnh hưởng của mô hình HTPVCĐ lên kết quả học tập môn học Tin

và Viết tin của sinh viên ngành Quan hệ Công chúng tại trường đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Hoàng Mi đã tiến hành thử nghiệm bán can thiệp trên nhóm đối tượng SV có và không tham gia dự án HTPVCĐ trong môn học Tin và Viết tin Dự án HTPVCĐ bao gồm bốn hoạt động chính và kết quả của việc thực hiện dự án này được đánh giá theo 3 cách khác nhau bao gồm chất lượng của sản phẩm, khảo sát đối tượng SV tham gia và không tham gia hoạt động HTPVCĐ

và phỏng vấn Kết quả cho thấy SV tham gia dự án HTPVCĐ trong môn học Tin và Viết tin làm ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, có sự phát triển về mặt nhân cách tốt hơn đối với cộng đồng yếu thế Tuy nhiên, mô hình HTPVCĐ cũng bị SV đánh giá

là mất nhiều thời gian và do đó có nhiều SV quyết định không tham gia dự án HTPVCĐ mặc dù hiểu về ý nghĩa của dự án này [12]

Mô hình HTPVCĐ ngày càng được nhiều trường học trên thế giới và tại Việt Nam

áp dụng rộng rãi trong hệ thống giáo dục bởi tính thực tế, hiệu quả, đồng thời lợi ích của HTPVCĐ mang lại cho SV, nhà trường và cộng đồng là điều không phải bàn cãi

1.1.3 Nghiên cứu về rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh qua hoạt động học tập phục vụ cộng đồng

Theo James M Minor trong nghiên cứu “Using Service-Learning as Part of an

ESL Program” (Tạm dịch: Sử dụng HTPVCĐ như một phần của chương trình học

Trang 39

tổ chức hoạt động HTPVCĐ trong giảng dạy kỹ năng nói Tuy nhiên, các hoạt động HTPVCĐ chưa được tổ chức đa dạng trong nghiên cứu này [23]

“Mặc dù HTPVCĐ là một chiến lược giảng dạy ngôn ngữ quan trọng để phát triển các kỹ năng học tập, kỹ năng mềm cũng như các kỹ năng cá nhân mà con người cần

có để làm việc hiệu quả hơn như KNGT, kỹ năng đồng cảm, kỹ năng xã hội, kỹ năng lắng nghe, nhưng nó vẫn bị lãng quên trong hệ thống giáo dục Libya.” – là câu mở

đầu trong nghiên cứu “Incorporating Service-learning in the English Language Curricula” (Tạm dịch: Kết hợp HTPVCĐ trong chương trình giảng dạy tiếng Anh)

của Hameda Suwaed Nghiên cứu này nhằm mục đích triển khai thử nghiệm mô hình HTPVCĐ trong một khóa học tiếng Anh trong Khoa tiếng Anh của trường Đại học Sabratha Khảo sát sau thực nghiệm cho thấy hoạt động HTPVCĐ đã nâng cao kiến thức và kỹ năng trong tiếng Anh cho SV Các kỹ năng mềm của SV đều được phát triển, SV tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, biết lựa chọn ngôn từ và biểu cảm phù hợp với bối cảnh hơn, đồng thời các hoạt động HTPVCĐ cũng thúc đẩy tinh thần trách nhiệm và cống hiến cho xã hội của SV [21]

Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động HTPVCĐ đối với lĩnh vực giáo dục, nhiều trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam đã và đang bắt đầu áp dụng mô hình học tập này trong môi trường giảng dạy ngoại ngữ Trường Đại học Hoa Sen là một trong những trường đầu tiên ở Việt Nam có môn Thực hành Giảng dạy tiếng Anh thông qua HTPVCĐ dành cho đối tượng SV ngành Ngôn ngữ Anh Khóa học này được thiết kế để cung cấp cho SV kiến thức cơ bản và nền tảng lý thuyết về HTPVCĐ, tập

Trang 40

14

trung vào việc nâng cao nhận thức của SV về trách nhiệm xã hội SV cần phải làm việc với một nhóm cộng đồng cụ thể để tìm hiểu về vấn đề/ nhu cầu học tập môn tiếng Anh của cộng đồng đó Dựa trên những vấn đề đó, SV sẽ sử dụng kiến thức và

kỹ năng đã có để chọn tài liệu giảng dạy phù hợp, thiết kế bài học, lựa chọn phương pháp và kỹ thuật giảng dạy phù hợp để giảng dạy tiếng Anh cho cộng đồng mà SV làm việc cùng Thông qua việc trực tiếp giảng dạy cho cộng đồng, SV sẽ nâng cao sự

tự tin trong công tác giảng dạy và linh hoạt hơn trong việc xử lý các vấn đề Tuy nhiên, mô hình HTPVCĐ này chỉ mới được nghiên cứu và áp dụng cho SV chuyên ngữ Vấn đề đặt ra là đối với các SV không chuyên ngữ là hoạt động HTPVCĐ giúp

SV rèn luyện KNGT như thế nào?

Nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh đặc biệt là rèn luyện KNGT cho SV tại trường Cao đẳng CNQT LILAMA2, một số GV đang công tác tại nhà trường đã thực hiện các nghiên cứu về rèn luyện KNGT tiếng Anh và đề xuất một số giải pháp Trong

nghiên cứu về “Mô hình học tập cộng đồng tại trường Cao đẳng nghề LILAMA2”

nhằm rèn luyện KNGT cho sinh viên, Trịnh Thị Hiền đã triển khai một số mô hình học tập như Câu lạc bộ Tiếng Anh giao tiếp, cuộc thi văn nghệ tiếng Anh và mô hình học tiếng Anh trên trang Facebook Kết quả thực hiện các mô hình học tập tiếng Anh này khá tốt, SV đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức, thái độ đối với môn học và học tập tích cực hơn; đồng thời SV đã tự tin hơn khi giao tiếp tiếng Anh sau khi tham gia các mô hình này Tuy nhiên, việc tổ chức các mô hình học tập tiếng Anh này mất rất nhiều thời gian và công sức chuẩn bị của GV trong khi đó SV chưa chủ động trong công tác chuẩn bị thực hiện các mô hình cùng GV Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đây tại trường chỉ tập trung vào rèn luyện giảng viên tiếng Anh chung, chưa đi sâu vào nghiên cứu rèn luyện giảng viên TACN – phần mang tính ứng dụng cao khi SV tham gia vào thị trường lao động [8]

Nghiên cứu về “Dạy và học tiếng Anh chuyên ngành trong tình hình mới: Thách thức và giải pháp” của Đỗ Thị Xuân Dung đã phân tích thực trạng và một số thách

thức mà công tác dạy - học TACN đang phải đối mặt hiện nay, qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm đạt được những kết quả theo mục tiêu đã đề ra của cơ sở đào

Ngày đăng: 22/03/2024, 09:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN