“Phát triển du lịch bền vững ở huyện Châu Phú tỉnh An Giang” là đề tài luận văn Thạc sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế, sẽ xác lập cơ sở khoa học - thực tiễn cho phát triển du lịch bền vữn
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Hiện nay, từ thực tế mức đóng góp trong tổng sản phẩm xã hội ở nhiều quốc gia đã minh chứng ngành du lịch thực sự là một ngành có vị thế quan trọng trong nền kinh tế Tại Việt Nam, trong các năm trước đại dịch Covid-19, mức đóng góp trong tổng sản phẩm xã hội của ngành du lịch tiếp tục khẳng định vị thế là một ngành kinh tế quan trọng của nước ta
Bảng 0.1: Doanh thu du lịch và mức đóng góp trong GPD của du lịch Việt
Năm Doanh thu du lịch (Tỷ đồng) Mức đó góp trong GPD (%)
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của Tổng cục Thống kê
Ngành du lịch thời gian qua đã tạo ra hàng triệu việc làm, nhất là đối với người dân vùng nông thôn, tạo nên những chuyển biến tích cực trong xã hội, nâng cao mức sống của người dân; ngành du lịch còn góp phần làm giảm quá trình đô thị hóa khi giúp cân bằng lại sự phân bổ dân cư và hệ thống cơ sở hạ tầng từ đô thị về nông thôn trong quá trình phát triển du lịch (PTDL) Nhờ đó, hạn chế được những gánh nặng cũng như tác động tiêu cực do quá trình đô thị hóa gây ra Du lịch phát triển thúc đẩy các ngành kinh tế hỗ trợ phát triển theo như: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, dịch vụ lưu trú và ăn uống Ngành du lịch phát triển cũng đem lại một thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng nhanh tổng sản phẩm kinh tế quốc dân Bên cạnh đó, du lịch cũng đóng góp một phần tích cực trong việc bảo tồn các di sản văn hóa và thúc đẩy các hoạt động văn hóa có quy mô và chất lượng Với tốc độ phát triển như thế, du lịch ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của một ngành kinh doanh
2 tổng hợp mang tính chất kinh tế, văn hoá - xã hội to lớn Du lịch sẽ đem về lợi nhuận rất đáng kể khi Nhà nước đầu tư thích đáng vào du lịch, quản lý du lịch, chỉ đạo các chiến lược kinh doanh…
Tuy nhiên, mặt trái của phát triển nhanh du lịch cũng dẫn tới những thách thức lớn trên bình diện của cả nước và từng địa phương Đó là tình trạng xây dựng kết cấu hạ tầng chen lấn, manh mún, phá vỡ cảnh quan, hệ sinh thái, gây ra ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch; các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch ngày càng gia tăng…
Vì vậy, chúng ta không thể PTDL “một cách bồng bột và bất chấp” bởi những hệ lụy khôn lường của nó Với tinh thần đó, PTDL một cách bền vững là yêu cầu tất yếu, là một phương châm cần được thấm sâu trong nhận thức và hành động của mọi người dân, cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
Châu Phú là một huyện nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh An Giang, khá giàu có về tiềm năng du lịch với dòng sông Hậu như chảy gọn qua giữa lòng của huyện Châu Phú có nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử mang nét đẹp miền quê sông nước Nơi đây có vị anh hùng dân tộc Trần Văn Thành, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa với Dinh Đức cố quản Bửu Hương Tự, nay là Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành (xã Thạnh Mỹ Tây); Đình thần Bình Mỹ (xã Bình Mỹ); Đình thần Bình Thủy (xã Bình Thủy); Đình thần Bình Long (thị trấn Cái Dầu); Đình thần Mỹ Đức (xã Mỹ Đức); Chùa Long Khánh (xã Khánh Hòa); Cốc Đạo Cậy (xã Đào Hữu Cảnh); … và nhiều cơ sở tín ngưỡng dân gian nổi bật khác được Nhân dân trong và ngoài địa bàn tin tưởng, khẳng định bản sắc địa phương và thu hút khách du lịch đến trải nghiệm, tham quan (Lịch sử Đảng bộ huyện Châu Phú 1930 - 2015, 2016)
Hiện nay, Châu Phú là huyện nằm trong tứ giác Long Xuyên ở phía bờ phải sông Hậu, nằm ở trung tâm của n Giang Huyện có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Phú Tân; Phía tây giáp huyện Tịnh Biên; Phía nam giáp huyện Châu Thành; Phía bắc giáp thành phố Châu Đốc và phía đông nam giáp huyện Chợ Mới qua cù lao cù lao Bình Thủy Huyện Châu Phú có 02 thị trấn: Cái Dầu, Vĩnh Thạnh Trung
3 và 11 xã: Bình Long, Bình Mỹ, Bình Chánh, Bình Phú, Bình Thủy, Đào Hữu Cảnh, Khánh Hòa, Mỹ Đức, Mỹ Phú, Ô Long Vĩ, Thạnh Mỹ Tây
Nhiều lễ hội tại Châu Phú mang sắc thái dân tộc độc đáo như: lễ Kỳ Yên và đua thuyền được tổ chức hàng năm tại đình thần Bình Thủy và đình thần Bình Mỹ; Hát bội tại Đình thần Bình Long và Đình thần Mỹ Đức; Lễ hội Văn hóa truyền thống huyện Châu Phú tại Khu di tích lịch sử quốc gia Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành Châu Phú có nhiều món ẩm thực đa dạng, mang đậm bản chất làng quê Nam bộ như: Cá lóc nướng trui, lẩu cháo Cá lóc rau đắng, cá linh kho mía, lẩu mắm, khô cá tra phồng, bánh bò, bánh củ cải… và nhiều món ăn khác được người dân và khách du lịch gần xa ưa chuộng Đặc biệt, sau mùa nước nổi (nước lũ ngập đồng), mọi ng ngách, mọi con kênh ở huyện có đủ các loại cá, nào là cá linh, cá lóc, cá thác lát, cá chốt, cá leo, cá chạch, cá heo, cá hột mít, cá lòng tong, cá mè vinh, cá dảnh, cá khoai dân chúng đánh bắt bằng chày lưới, gió cất, gió gạc, thả đáy, đặt dớn, giăng lưới cá đầy ghe xuồng, ăn không hết phải đem đi phơi khô, làm mắm, ủ nước mắm… Những ai từng sống ở n Giang nói chung, Châu Phú nói riêng giờ tha hương sẽ không bao giờ quên mùa nước nổi với bức tranh rất đỗi hoang sơ mà đầy chất lãng mạn của mùa Điên điển trổ hoa rực rỡ ở xã Ô Long Vỹ
Trong những năm gần đây, theo định hướng của tỉnh n Giang đẩy mạnh PTDL thành ngành kinh tế trọng yếu, huyện Châu Phú đã vận dụng và chủ động tạo lập các điều kiện thuận lợi nhất cho PTDL, nhờ đó, du lịch Châu Phú đã gặt hái được những thành quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển văn hoá, xã hội và đóng góp không nhỏ trong tăng trưởng kinh tế của địa phương
Tuy nhiên, do điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của huyện còn ở mức thấp, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn khiêm tốn; kinh doanh du lịch (KDDL) của huyện Châu Phú còn chưa được như mong muốn; việc PTDL của huyện còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có Ngoài ra, như trên đã nói, do đang ở thời kỳ đầu phát triển nên du lịch huyện Châu Phú cũng đang bộc lộ những tồn tại với những thách thức không bền vững
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phát triển du lịch bền vững ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình.
Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn
Hiện nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu về phát triển bền vững (PTBV), khai thác tiềm năng du lịch, phát triển du lịch bền vững (PTDLBV), phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) và xã hội Các công trình nghiên cứu này đã được xuất bản thành các tài liệu, sách chuyên đề; bài viết được đăng tải trên các trang Website Sau đây là một số công trình, đề tài nghiên cứu tiêu biểu:
- Phạm Trung Lương (chủ biên) (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục
- Trịnh Đăng Thanh (2004), “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sĩ luật học, Học viện hành chính quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Luận án đã “đưa ra cơ sở lý luận về sự cần thiết quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch; phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch trước yêu cầu mới”
- Đỗ Thị Ánh Tuyết (2005), “Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công,
Học viện hành chính Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn “tập trung nghiên cứu những vấn đề giải pháp cho PTDL Việt Nam nói chung”
- Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục
- Vương Minh Hoài (2010), “Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở
Quảng Ninh”, luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị trường đại học Kinh tế Tác giả đã:
“Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển du lịch theo hướng bềnvững, trình bày một số bài học kinh nghiệm phát triểndu lịch bền vững Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch Quảng Ninh,… từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh”
- Tổng cục du lịch, Bộ văn hóa thể thao du lịch (2012), “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030”
- Lê Thông, Nguyễn Quý Thao (đồng chủ biên) (2012),“Việt Nam các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm”, NXB Giáo dục
- Huỳnh Thị Trúc Giảng (2012), “Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp – Hiên trạng và định hướng”, luận văn thạc sĩ địa lý học, Trường Đại học Sư
Phạm Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn “tập trung nghiên cứu hiện trạng du lịch tại tỉnh Đồng Tháp, đề xuất định hường để phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Đồng Tháp”
- Phạm Thị Ngọc Hiếu (2014), “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang”, luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội Luận văn “tập trung phân tích những điểm mạnh cũng như những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang, trên cơ sở thực trạng và tiềm năng du lịch hiện hữu, đề tài đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Hà Giang”
- Đỗ Minh Huy (2015) “Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh Việt
Nam hội nhập kinh tế quốc tế”, luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế, Trường Đại học
Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội Luận văn “tập trung phân tích và đánh giá hiện trạng khai thác du lịch của tỉnh Tây Ninh, cũng như đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự PTDL của tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh Việt Nam hộp nhập kinh tế quốc tế, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển ngành du lịch Tây Ninh phù hợp với tiềm năng hiện có của tỉnh, phù hợp với đường lối mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”
- Bùi Thị Đức Hằng (2015), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, luận văn thạc sĩ quản lý quản lý kinh tế Tác giả đã
“nghiên cứu thực trạngquản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch (HĐDL) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2005 - 2013, theo các tiêu chí về các mặt kinh tế, chính trị - xã hội Từ đó đề ra những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về HĐDL tỉnh Phú Thọ”
- Đinh Thị Thuỳ Liên (2016), “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh”, luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện hành chính quốc gia Thành
6 phố Hồ Chí Minh Luận văn “tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tiềm năng phát triển du lịch và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh khai thác, PTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã “làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển bền vững, PTDLBV, khai thác tiềm năng du lịch,…”, giúp cho tác giả luận văn định hướng nghiên cứu đề tài “PTDLBV ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” Đây là đòi hỏi khách quan và rất cần thiết đối với huyện Châu Phú mà từ trước tới nay chưa được ai quan tâm nghiên cứu
- Trương Trí Thông (2020), với “Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng bền vững tại các điểm du lịch ở thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang”, nhằm mục đích: (1) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch theo hướng bền vững tại các điểm du lịch ở Hà Tiên; (2) phân tích sự phát triển du lịch theo hướng bền vững tại các điểm du lịch ở thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang thông qua đánh giá của du khách; qua đó, (3) đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển du lịch theo hướng bền vững ở địa bàn nghiên cứu Kết quả cho thấy có 08 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch theo hướng bền vững tại các điểm du lịch ở thành phố Hà Tiên: (1) Thể chế chính sách, (2) n toàn và an ninh,
(3) Môi trường, đường sá và cơ sở lưu trú, (4) Văn hóa, (5) Con người, ( ) Kinh tế,
(7) Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật và (8) Dịch vụ giải trí và bãi đậu xe Từ đó, một số giải pháp được đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch theo hướng bền vững ở địa bàn nghiên cứu
- Nguyễn Diệp Phương Nghi (2017), trong đề tài “Quản lý Nhà nước về phát triển du lịch theo hướng bền vững tại địa bàn thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh”, nhận định, quản lý nhà nước về du lịch nhằm đảm bảo du lịch phát triển bền vững theo hướng du lịch sinh thái, văn hóa, tôn giáo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam nói chung và Trà Vinh nói riêng Thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên cơ sở bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch
Quản lý nhà nước về phát triển du lịch theo hướng bền vững tại tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới là nhân tố quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Trà Vinh dựa vào các quan điểm nêu trên Bên cạnh việc khắc phục những thiếu sót bất cập, cần đạt được các mục tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh quốc gia, hỗ trợ phát triển, làm tốt công tác chiến lược phát triển nguồn nhân lực, xây dựng chiến lược sản phẩm trên cơ sở dự báo đúng, phù hợp với từng loại thị trường Qua đó củng cố và tạo vị thế cho Trà Vinh tiếp tục khẳng định mình là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, góp phần vào sự nghiệp phát triển của ngành du lịch nước ta Với tinh thần đó, luận văn đã đưa ra một số giải pháp mang tính tham khảo với mong muốn tìm ra những giải pháp tối ưu góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch nhằm thúc đẩy du lịch Trà Vinh phát triển một cách bền vững và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là xây dựng cơ sở lý luận về PTDLBV; đánh giá tiềm năng hiện trạng HĐDL và đề xuất các giải pháp PTDLBV ở huyện Châu Phú, tỉnh n Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp cho việc giảm nghèo tại huyện Châu Phú theo cách tiếp cận đa chiều trong thời gian tới
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về PTDLBV
- Đánh giá thực trạng công tác PTDLBV tại huyện Châu Phú, tỉnh n Giang trong giai đoạn 201 - 2020
- Đề xuất một số giải pháp nhằm PTDLBV tại huyện Châu Phú, tỉnh n Giang trong thời gian tới.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu các hoạt động về du lịch và các điều kiện, tiềm năng, giải pháp PTDLBV ở huyện Châu Phú, tỉnh n Giang
- Về không gian: Huyện Châu Phú, tỉnh n Giang
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học quản lý kinh tế nhằm bảo đảm cho luận văn được xây dựng theo một lôgíc chặt chẽ cả về hình thức và nội dung giữa các chương, mục có quan hệ chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau
Phương pháp hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp; lôgic và lịch sử; thống kê, so sánh được sử dụng ở cả 03 chương của luận văn nhằm xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng PTDLBV ở huyện Châu Phú, tỉnh n Giang, chỉ r những thành tựu, hạn chế, luận giải nguyên nhân của thực trạng tình hình; đề xuất những giải pháp đồng bộ, khả thi PTDLBV ở huyện Châu Phú, tỉnh n Giang trong thời gian tới
Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Trong đề tài, tác giả đã thu thập số liệu từ các Webside của một số trường đại học kinh tế và sách báo, tạp chí Trung ương và địa phương
Tác giả luận văn sử dụng các số liệu thu thập từ năm 2018 đến năm 2020 tại một số cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Tài chính tỉnh An Giang; các nghị quyết, kế hoạch, báo cáo của Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Châu Phú về thực trạng cũng như định hướng PTDL trên địa bàn và các phòng, ban chuyên môn trực thuộc UBND huyện Châu Phú, tỉnh n Giang như: Phòng Kinh tế
- Hạ tầng, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Để đánh giá r hơn PTDLBV ở huyện Châu Phú, tỉnh n Giang, tác giả tiến hành trao đổi, phỏng vấn trực tiếp một số khách hàng về mức độ hài lòng đối với phong cách phục vụ; cách trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch; hình ảnh, cách bố trí, thiết kế tại các khu, điểm du lịch; hình ảnh, con người huyện Châu Phú…
- Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh An Giang, Ủy Ban Nhân Dân huyện Châu Phú và Cục Thống Kê tỉnh An Giang Bên cạnh đó, nghiên cứu còn tham khảo dữ liệu về PTDLBV ở huyện Châu Phú, tỉnh n Giang để làm cơ sở so sánh, đánh giá Ngoài ra, bài luận còn sử dụng tài liệu tham khảo từ nguồn bài báo khoa học có liên quan đến chủ đề sinh kế và nghèo - đói đã được đăng trên tạp chí khoa học tiếng Việt và tiếng Anh Các tài liệu này có thể truy cập trực tiếp bằng công cụ tìm kiếm Google Scholar.
Đóng góp của luận văn
Luận văn xác lập cơ sở khoa học cho việc PTDLBV ở địa phương; những kết quả điều tra, nghiên cứu thực hiện đề tài từ thực tiễn là nguồn tư liệu cần thiết cho việc nhìn nhận, đánh giá, quy hoạch PTDL ở huyện Châu Phú, nhằm đầu tư khai thác một cách hợp lý và hiệu quả sao cho tương xứng với nguồn tài nguyên du lịch (TNDL) hiện có, góp phần phát triển bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Châu Phú.
Kết cấu của luận văn
Cùng với phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được bố cục thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững
- Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch bền vững huyện Châu Phú, tỉnh n Giang
- Chương 3: Những giải pháp phát triển du lịch bền vững huyện Châu Phú, tỉnh n Giang
Tổng quan về phát triển du lịch bền vững
Triết học duy vật biện chứng cho rằng: “phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan theo chiều hướng đi lên theo hình trôn ốc từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn Phát triển là quá trình có tính phổ biến trong xã hội, tự nhiên và tư duy” (Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn Ngọc Long và cộng sự, 2014)
“PTBV là một khái niệm nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa” (William EdwardsDeming, 1982)
Vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, các phong trào BVMT đã sử dụng thuật ngữ “Phát triển bền vững” Đến năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai của chúng ta” của Chủ tịch WCED (Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc) đã chỉ r : “PTBV là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu của hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (James E Anderson, 2010)
Tiếp đó, năm 1992, Liên hiệp quốc đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và PTBV tại Rio de Janeiro (Braxin), Hội nghị đã gửi tới Chính phủ của tất cả các nước một thông điệp r ràng về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự phát triển xã hội, sự hòa hợp kinh tế cùng với BVMT và làm r lại khái niệm này: “Phát triển bền vững theo phương thức bảo đảm kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên và bền vững môi trường, coi con người là trung tâm của những mối quan hệ về sự phát triển lâu dài” (James E Anderson, 2010) Đến năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về PTBV được tổ chức ở Johannesburg (Nam Phi) tiếp tục khẳng định con đường PTBV: “Đó là quá trình phát
12 triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa ba mặt của sự phát triển: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và BVMT nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của con người hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (James E
Ngày nay, PTBV là xu hướng tất yếu trong tiến trình phát triển của nhân loại, là vấn đề có tính toàn cầu tác động đến việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, dân tộc
PTBV có mục đích là kiến tạo một hệ thống “bền vững về mặt sinh thái”, có tiềm lực về kinh tế, những nhu cầu của con người được thỏa mãn mà không làm hủy diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường; con người tồn tại và sử dụng những nguồn năng lượng không độc hại, tiết kiệm và tái sinh năng lượng; sử dụng nguồn tài nguyên phong phú của thiên nhiên mà không làm phá hoại những nguồn tài nguyên đó Đảng, Nhà nước ta đã nhận thức r được tầm quan trọng về PTBV nên đã cam kết thực hiện, coi PTBV là con đường tất yếu của Việt Nam Theo đó, chiến lược PTBV, cùng nhiều chủ trương, chính sách cụ thể về PTBV gắn với từng ngành, từng lĩnh vực đã ra đời tạo cơ sở pháp lý cho quá trình PTBV đất nước Theo tác giả, tuy còn có những ý kiến khác nhau, nhưng về cơ bản các nghiên cứu đều đi đến thống nhất:
“PTBV cần bảo đảm được sự hài hòa, thống nhất trong phát triển tất cả các mặt môi trường, kinh tế và xã hội”, cụ thể:
- PTBV về mặt kinh tế: “Là sự phát triển trong đó, nền kinh tế phát triển ổn định với tốc độ cao trong một khoảng thời gian dài Tuy nhiên, cần tránh nhầm lẫn giữa phát triển kinh tế bền vững với tăng trưởng kinh tế nhanh Cả về lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy rằng, phát triển kinh tế bền vững nghĩa là không chỉ chú trọng và nhấn mạnh vào tăng trưởng kinh tế nhanh mà quan trọng và cần thiết là phải luôn duy trì lâu dài một tốc độ tăng trưởng ổn định, hợp lý” [Tác giả tự tổng hợp]
- PTBV về mặt môi trường: “Sự sống và sự phát triển của mỗi cá thể và của cộng đồng đều chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường sống (bao gồm toàn bộ các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, và xã hội bao quanh) Do đó, phát triển bền vững về môi trường có nghĩa là dựa trên nền tảng sinh thái bền vững, cuộc sống của con người có chất lượng cao” [Tác giả tự tổng hợp]
- PTBV về mặt xã hội: “Là sự phát triển phải được gắn liền với một xã hội hòa bình, ổn định, mở rộng, và trong quá trình phát triển, sự tham gia của cộng đồng cũng như năng lực chọn lựa của mỗi người cùng được nâng cao Tính bền vững về mặt xã hội là phải đem lại phúc lợi xã hội và chia sẻ công bằng phúc lợi xã hội đó cho mọi cá nhân trong xã hội” [Tác giả tự tổng hợp]
1.1.1.1 Mục tiêu Phát triển bền vững ở Việt Nam
Năm 2004, “Định hướng chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam” đã đề ra các mục tiêu PTBV ở nước ta, như sau:
- Mục tiêu PTBV tổng quát : “Đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và BVMT ” (Quyết định số 153/2004/QĐ- TTg, Khoản 1, Mục II Phần 1)
- Mục tiêu PTBV về kinh tế : “ Đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau ” (Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, Khoản 1, Mục II Phần 1)
- Mục tiêu PTBV về xã hội : “ Đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hoá dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần ” (Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, Khoản 1, Mục II, Phần 1)
- Mục tiêu PTBV về môi trường: “Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ được các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng sinh học;
14 khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường ” (Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, Khoản 1, Mục II, Phần 1)
Năm 2020, Chính phủ nước ta đã đưa ra 17 mục tiêu PTBV của Việt Nam đến năm 2030, gồm: “(1) Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi; (2) Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững; (3) Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi; (4) Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người; (5) Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái; ( ) Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người; (7) Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người; (8) Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người; (9) Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới; (10) Giảm bất bình đẳng trong xã hội; (11) Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn, phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng; (12) Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững; (13) Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai; (14) Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững; (15) Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất; (1 ) Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp; (17) Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững” (Nghị quyết định số 136/2020/NQ-CP, Khoản 2, Mục III)
1.1.1.2 Các lĩnh vực hoạt động cần ưu tiên để thực hiện thành công “Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”
Vai trò, nguyên tắc, nội dung của phát triển du lịch bền vững
1.2.1 Vai trò của phát triển du lịch bền vững
Hiện nay trên toàn thế giới, PTDLBV là một chủ đề nóng rất được quan tâm thảo luận ở nhiều các diễn đàn và hội nghị Các thảo luận cuối cùng đều hướng tới là: “Cần phải làm những gì để thực hiện được mục đích chính của PTDLBV, nghĩa là phát triển một cách hài hòa nhất ba trụ cột của DLBV là văn hóa - xã hội, kinh tế và môi trường”
Từ năm 2000, Liên Hợp Quốc đã đề ra các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Millennium Development Goals), trong đó, các mục tiêu được đặc biệt chú trọng là: “Bình đẳng về giới; xóa đói giảm nghèo; bền vững môi trường và liên doanh quốc tế để phát triển” Để thực hiện đươc điều đó, du lịch đóng một vai trò quan trọng Và do đó, DLBV càng trở nên quan trọng hơn trong công cuộc thực hiện
“Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” và “Phát triển bền vững (sustainable development) của Liên Hợp Quốc”
Tổng quát, PTDLBV thể hiện r vai trò và tầm quan trọng trên ba nội dung sau:
Một là, PTDLBV giúp BVMT sống
Hiện nay, sự suy thoái về môi trường tự nhiên, đặc biệt ô nhiễm môi trường khu du lịch, môi trường khu dân cư, môi trường nước,… là thách thức không nhỏ mà HĐDL nói chung và vấn đề PTDLBV nói riêng đang phải đối mặt Thêm nữa, PTDLBV còn chịu ảnh hưởng tiêu cực đáng kể của sự gia tăng các tai biến và sự cố môi trường cũng như sự suy giảm đa dạng sinh học Cụ thể là:
- Trước hết: “HĐDL góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường gồm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí vì HĐDL làm gia tăng áp lực về chất thải sinh hoạt”
Tác động gây ô nhiễm môi trường của HĐDL có phạm vi chủ yếu là tại các khu du lịch, các điểm tham quan thu hút khách, nguyên nhân của tác động này có thể là từ hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch như khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển, … (nhân tố chủ quan) hoặc do khách du lịch (nhân tố khách quan) hoặc do cả hai nhân tố trên, gồm:
+ Chất thải rắn: đây là nguồn ô nhiễm trực tiếp tới môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí) Chất thải rắn do các cơ sở kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch và khách du lịch thải ra, bao gồm các loại rác hữu cơ (lương thực, thực phẩm thực vật, động vật dưới dạng thức ăn thừa) và rác vô cơ (nguyên vật liệu xây dựng, vỏ bao bì đựng các loại hàng hóa, lương thực thực phẩm)
+ Nước thải: nước thải thường có nhiều hóa chất, dầu, mỡ, … chủ yếu là nước đã qua sử dụng tại các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng Lượng nước thải nhiều hay ít phụ thuộc vào loại hạng khách sạn và công suất sử dụng buồng phòng khách sạn, phụ thuộc vào số lượng khách sạn, nhà hàng Hầu hết nước thải không được qua hệ thống xử lý và thấm trực tiếp xuống lòng đất gây ô nhiễm nguồn tài nguyên đất và nước mặt
+ Khí thải: lượng khí thải thoát tự nhiên ra môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí gồm: khí thải máy điều hòa, khí thải đun nấu bếp tại các nhà hàng, khí thải động cơ của phương tiện vận chuyển hành khách du lịch, khí thải từ
24 việc đốt vàng mã, thắp hương, đèn nến tại các chùa, đền, miếu, đình
+ Bụi lơ lửng: việc đốt vàng mã tại các điểm du lịch, lễ hội và hoạt động của các loại phương tiện vận chuyển khách du lịch tạo ra các thứ bụi lơ lửng gây ô nhiễm môi trường không khí
- Suy thoái đất: nguy cơ suy thoái đất gia tăng do hoạt động thay đổi cơ cấu sử dụng đất để thực hiện việc phát triển các khu du lịch thông qua quá trình xây dựng và phát triển hạ tầng như: xây dựng mới, xây dựng mở rộng, san lấp chuẩn bị mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác vật liệu để xây dựng các công trình hạ tầng và các dịch vụ du lịch, v.v… Không thể phủ nhận sự cần thiết của các hoạt động phát triển các khu du lịch vì nhờ đó sẽ tạo ra các sản phẩm du lịch (SPDL) có chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế cho xã hội Tuy nhiên, các hoạt động này sẽ tác động trực tiếp làm thay đổi cấu trúc địa chất khu vực, ảnh hưởng đến cảnh quan, tạo ra sự mất cân bằng tương đối, làm thay đổi đáng kể cơ cấu sử dụng đất, làm suy thoái đất
- Thứ hai: “HĐDL có tác động làm suy giảm đa dạng sinh học, làm suy giảm sinh thái: các loài sinh dễ bị lây truyền dịch bệnh cho nhau và cho con người, đồng thời, chúng dễ bị chết khi ăn các chất thải khó tiêu hủy Nói chung, các loại chất thải phát sinh từ HĐDL đều ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái, đặc biệt là thủy sinh (thiếu oxy và chất hữu cơ) nếu không được thu gom và xử lý tốt”
Ngoài ra, nếu không được quản lý hoặc quản lý không tốt, HĐDL sẽ gây ra hệ quả là tác động xấu đến tập tính hoang dã, nơi cư trú, số lượng và khả năng sinh sản của nhiều loài sinh vật Bên canh đó, một bộ phận khách du lịch có những nhu cầu thiếu ý thức như khai thác, săn bắt nhiều loài sinh vật bất hợp pháp để bán, để làm món ăn đặc sản cũng tác động không nhỏ làm suy giảm đa dạng sinh học, làm suy giảm sinh thái
Vì vậy, với nội dung, ý nghĩa và mục tiêu của PTDLBV, PTDLBV thực hiện vai trò: “Giúp BVMT sống, đảm bảo sự hài hòa về môi trường sống cho con người và các loài động thực vật” “Bằng việc tạo ra những SPDL mới có chất lượng và hiệu quả cao cho khách du lịch, PTDLBV góp phần gián tiếp cứu lấy con người và là biện pháp thiết thực nhất để cứu lấy môi trường thiên nhiên, tạo điều kiện để
25 ngăn ngừa suy thoái môi trường trong hiện tại và tương lai, giúp tăng sức khỏe con người DLBV giúp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường, không gây ô nhiễm môi trường đất, không khí và nguồn nước Đồng thời, DLBV đảm bảo nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá không những vừa thỏa mãn được những nhu cầu hiện tại mà còn đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong tương lai thông qua việc giúp cho thế hệ hiện tại sử dụng tối ưu để bảo tồn được các nguồn tài nguyên thiên nhiên này”
Hai là, PTDLBV giúp kinh tế phát triển
PTDLBV có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tác động mạnh mẽ đến kim ngạch xuất khẩu, ngân sách nhà nước, GDP, vốn đầu tư, công nghệ hiện đại, … từ đó tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách đa dạng, đa phương hoá quốc gia Thực tế cho thấy, tổng doanh thu từ HĐDL rất lớn, góp phần không nhỏ cho phát triển kinh tế
Bàng 1.2 Doanh thu ngoại tệ về du lịch của 10 nước dẫn đầu về du lịch ĐVT: Tỷ USD
Thứ hạng Quốc gia Doanh thu Thứ hạng Quốc gia Doanh thu
2 Tây Ban Nha 73,8 2 Tây Ban Nha 79,7
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2018, 2019 của Tổng cục Du lịch
Riêng ở nước ta, các Báo cáo thường niên về du lịch cho biết các số liệu về số lượt khách du lịch, doanh thu như sau:
- Năm 2019, “Việt Nam đón nhận trên 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững
Thời gian gần đây, ngành du lịch có sự phát triển với quy mô lớn và tốc độ nhanh chóng Vì vậy, đã và đang xuất hiện những tồn tại bất cập như môi trường bị ô nhiễm, sự xuống cấp nhanh chóng của điều kiện môi trường kinh tế, xã hội và nhân văn, nhiều dạng tài nguyên, các yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái… bị suy giảm tới mức báo động Bởi vậy, PTDLBV ngày càng được chú trọng và việc chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến PTDLBV là rất cần thiết để từ đó có những đánh giá chính xác về thực trạng và đề ra các giải pháp hợp lý, khả thi để PTDLBV
PTDLBV chịu tác động ảnh hưởng quyết định bởi các nhân tố sau đây:
1.4.1 Nhân tố 1, “Nhân lực nói chung và chất lượng nguồn nhân lực du lịch nói riêng”
Nhân tố con người chính là nhân tố then chốt quan trong nhất ảnh hưởng đến PTDLBV Cụ thể là:
- Đối với người quản lý KDDL: “Năng lực tổ chức quản lý, điều hành kinh doanh của các nhà quản lý KDDL quyết định đến hiệu quả kinh doanh cuối cùng của cơ sở KDDL, nếu năng lực tổ chức quản lý, điều hành của họ kém tất nhiên cơ sở kinh doanh có nguy cơ phá sản, giải thể, ngược lại, nếu năng lực tổ chức quản lý, điều hành của họ tốt chắc chắn sẽ giúp cơ sở kinh doanh ngày càng phát triển vững mạnh” [33, tr.96]
- Đối với người lãnh đạo các cấp chính quyền: “Người lãnh đạo các cấp chính quyền, lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng quy hoạch ngành Du lịch, giữ vai trò cân đối mọi nguồn lực để hướng sự phát triển của du lịch đạt đến các mục tiêu bền vững Vì vậy, năng lực, trình độ tổ chức quản lý ngành du lịch của những người này cao hay thấp dẫn đến ra các quyết định đúng hay sai sẽ tác động mạnh mẽ đến việc PTDLBV”
- Đối với lực lượng lao động phục vụ du lịch và chất lượng nguồn nhân lực du lịch:“Bản thân ngành du lịch có đội ngũ nhân viên đông đảo, lực lượng lao động phục vụ du lịch của các ngành có liên quan khác cũng rất Lực lượng lao động phục vụ du lịch rất đa dạng về tuổi tác, trình độ kỹ năng chuyên môn,… Khách hàng mà
37 họ phục vụ rất đa dạng về nhu cầu, về chủng tộc , về văn hóa, về phong tục tập quán,… Do đó, thường xuyên, liên tục nâng cao số lượng và chất lượng của lực lượng lao động phục vụ du lịch và không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch nhằm đảm bảo đáp ứng nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ lực lượng lao động phục vụ du lịch có chất lượng cao là nhân tố trực tiếp nhất quyết định đến PTDLBV” [33, tr.87-96]
- Đối với cộng đồng dân cư: “Cộng đồng dân cư có quyền tham gia đầu tư phát triển du lịch, được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch và hưởng lợi ích hợp pháp từ HĐDL; Bên cạnh quyền lợi, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ TNDL, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, BVMT Như vậy, cộng đồng dân cư là nhân tố quan trọng tác động đến PTDLBV, cụ thể là: góp phần trong trong hoạt động đầu tư PTDLBV, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ và tôn tạo bản sắc văn hóa địa phương, nguyên du lịch và môi trường”
[21, khoản 1 khoản 2 Điều ] (Luật Du lịch, 2017, Khoản 1; Khoản 2, Điều )
- Đối với khách du lịch, tác giả cho rằng: “Khách du lịch không đơn thuần chỉ là những người giải trí, nghỉ dưỡng, tham quan Khả năng và thái độ chi tiêu của khách du lịch là nhân tố chính hỗ trợ tài chính, tạo ra thu nhập cho ngành du lịch, cho dân cư địa phương, cho nhà nước và các bên có liên quan thông qua các khoản chi tiêu du lịch Khách du lịch là những người tiêu dùng cuối cùng các SPDL, do đó ý thức của khách du lịch đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần PTDLBV, bảo vệ tài nguyên tự nhiên, bảo tồn các giá trị văn hoá bản địa, cảnh quan tự nhiên, bảo tồn các di sản văn hoá, lịch sử, địa lý, BVMT”
1.4.2 Cơ sở hạ tầng và Cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch
Cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch có mối liên hệ chặt chẽ với TNDL và phục vụ cho HĐDL, nó là nhân tố quan trọng trong thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, từ đó ảnh hưởng lớn đế PTDLBV
Theo Bộ Xây Dựng, “Cơ sở hạ tầng là một thuật ngữ tổng hợp dùng để chỉ những điều kiện vật chất, kỹ thuật, tồn tại trong xã hội, môi trường được dùng để phục vụ mọi hoạt động đời sống, sản xuất của con người, là nền tảng cơ bản để phát
38 triển kinh tế, xã hội; Về hình thái, cơ sở hạ tầng là những tài sản hữu hình gồm đường xá, cầu cống, hệ thống thủy lợi, các công trình công cộng, các công trình hạ tầng kỹ thuật,… [4,tr.7]
PTDLBV chịu ảnh hưởng lớn bởi CSHT như hệ thống thông tin liên lạc,hệ thống các điểm phục vụ du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú,các rạp chiếu phim, nhà hát, mạng lưới thương nghiệp của khu dân cư, mạng lưới điện, hệ thống và mạng lưới giao thông, đường bộ, đường sắt, đường hành không, sân bay, nhà ga, bến cảng, hệ thống các công trình cấp thoát nước, cung cấp điện, các viện bảo tàng, các công viên, trong đó, các CSHT giao thông, thông tin liên lạc, các công trình cấp thoát nước, cung cấp điện, nước có vai trò đặc biệt đối với việc PTDLBV
- Về hạ tầng giao thông: “Du lịch gắn với việc di chuyển khách du lịch nên phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải, nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải thì dù địa điểm, SPDL có sức hấp dẫn cao đến mấy cũng vẫn không thể khai thác được Vì vậy không thể PTDL nếu không đầu tư phát triển, hoàn thiện mạng lưới giao thông, phương tiện giao thông vận tải, đảm bảo vận chuyển kháchdu lịch đến mọi nơi với nhiều loại hình vận chuyển phong phú, đặc trưng, phù hợp với sự lựa chọn của khách du lịch, với chi phí ngày càng rẻ, càng tiện nghi, an toàn, tiết kiệm được thời gian và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu đi lại của khách du lịch tạo điều kiện tăng thời gian tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng và thời gian lưu trú của khách du lịch”
- Về hạ tầng thông tin liên lạc: “Khách du lịch đến địa phương khác để du lịch nên nhu cầu về liên lạc và thông tin là nhu cầu tất yếu Hạ tầng thông tin liên lạc với chức năng chuyển tải thông tin nhanh chóng và kịp thời đã trở thành một bộ phận rất cần thiết, không thể thiếu để phục vụ PTDL Vì vậy phát triển hạ tầng thông tin liên lạc là nhân tố ảnh hưởng đến PTDLBV”
- Về hệ thống các công trình cấp thoát nước, cung cấp điện: “Khi rời khỏi nơi thường xuyên cư trú đến địa điểm du lịch, khách du lịch có nhu cầu muốn quá trình sinh hoạt hằng ngày phải tốt hơn hoặc ít nhất cũng được diễn ra bình thường như khi họ ở nơi thường xuyên cư trú, vì vậy, bên cạnh các nhu cầu về đi lại, ở, ăn uống,… khách du lịch còn có yêu cầu được đáp ứng tốt nhất về nước, về điện đảm bảo tốt cho quá trình sinh hoạt, và do đó hệ thống các công trình cấp thoát nước,
39 cung cấp điện với vai trò cung cấp điện, nước trực tiếp phục vụ cho khách du lịch có ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của khách du lịch trở thành nhân tố quan trọng trong PTDLBV”
Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
1.5.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương
1.5.1.1 Tây Ninh: PTDLBV tại Khu Du lịch Quốc gia Núi Bà Đen
Tây Ninh là một tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch và có lợi thế tự nhiên Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất miền Đông Nam Bộ, cao 98 m mang nét đẹp kỳ vĩ của tự nhiên kết hợp với sự linh thiêng của chùa Bà Đây cũng là địa điểm tập trung các ngôi chùa có hàng trăm năm tuổi cùng với những hang động kỳ bí linh thiêng bậc nhất của vùng đất Tây Ninh Hội Xuân núi Bà diễn ra từ mùng 04 tháng Giêng hàng năm và kéo dài trong vòng 01 tháng, mang đậm nét văn hóa của địa phương và thu hút hàng trăm ngàn lượt khách du lịch đến tham dự
Dự báo đến năm 2025, Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen sẽ thu hút khoảng
05 triệu lượt khách/năm; đến 2035 thu hút 08 triệu lượt khách, lao động có việc làm trong khu vực khoảng 04 ngàn người; dân cư trong khu quy hoạch đạt khoảng 04 ngàn dân Vì vậy, để Núi Bà Đen luôn là điểm đến có sức thu hút đặc biệt đối với khách du lịch trong và ngoài nước, thì phải gắn phát triển với bảo tồn, phục hồi nguồn tài nguyên, qua đó vừa tạo sự bứt phá cho PTDL, đảm bảo kinh kế cho người dân, lại vừa giữ được vẻ đẹp tự nhiên và cảnh quan môi trường
Chính quyền và người dân Tây Ninh luôn rất quan tâm đến việc gìn giữ và BVMT nói chung và môi trường du lịch nói riêng để bảo đảm cho việc PTDLBV
49 trong mục tiêu chung PTBV cho tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen Các tiêu chí được đưa ra là: PTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn; hỗ trợ năng lực cạnh tranh với phát triển bền vững; nâng cao nhận thức, thực hành về du lịch xanh; đầu tư nguồn nhân lực; bảo tồn, nâng cao các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa Giải pháp quan trọng hàng đầu của Tây Ninh là phát triển các SPDL thân thiện, giảm thiểu tối đa các tác động đến môi trường Du lịch là một ngành dịch vụ, “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, đây cũng là phương châm trong định hướng nâng cao CLDVDL Tây Ninh Đặc biệt vừa mới đây đã diễn ra
“Hội nghị liên kết phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ” bao gồm 0 tỉnh, thành phố: “TP Hồ Chí Minh - Tây Ninh - Bình Dương - Bình Phước - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu”, nhằm tìm ra các giải pháp giúp cho ngành du lịch trong vùng Đông Nam bộ phát triển đồng bộ, căn cơ hơn
Từ thực trạng khai thác du lịch tại Khu du lịch Núi Bà Đen cho thấy, HĐDL đã và đang từng bước phát triển mạnh Các nghiên cứu về hiện trạng môi trường du lịch và giải pháp để đảm bảo PTDLBV tại Khu Du lịch Núi Bà Đen đã được các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể và nhân dân Tây Ninh tích cực triển khai và bước đầu đã đưa ra được những giải pháp ở nhiều khía cạnh Hàng năm, lượng khách đổ về hành hương và dự lễ chùa Bà rất đông Vấn đề VSMT, vệ sinh an toàn thực phẩm tại khu du lịch rất được tỉnh quan tâm, yêu cầu Ban quản lý Khu du lịch thực hiện nghiêm túc nhằm bảo vệ tốt nhất sức khỏe và tính mạng cho người dân và khách du lịch
Nhìn chung, về cơ bản, vấn đề VSMT tại Khu du lịch Núi Bà Đen đã được tổ chức, sắp xếp, quản lý khá tốt, có đội ngũ dọn dẹp thường xuyên; đồng thời các hộ kinh doanh luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh chung Đường leo núi khá thông thoáng và sạch sẽ Khu vực chứa rác thải được xử lý tạm ổn, không để lại mùi hôi thối Tuy nhiên, do số lượng khách du lịch quá đông, cũng như ý thức của một bộ phận khách du lịch chưa được tốt nên vẫn xảy ra tình trạng xả rác bừa bãi, hàng quán có nơi vẫn chưa có ý thức dọn dẹp rác thải cho sạch sẽ Nếu được tổ chức, quản lý tốt hơn, HĐDL tại Núi Bà Đen sẽ cuốn hút đông đảo khách du lịch trong và
50 ngoài nước, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời giảm thiểu được tối đa mức độ sử dụng tài nguyên không có thể tái tạo Để PTDLBV, các cơ sở hạ tầng như hệ thống thông tin, bưu điện, giao thông, điện, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải… sẽ được liên tiếp xây dựng và mở rộng Mặt trái của nó là có khả năng làm gia tăng các hoạt động khai thác trái phép, buôn bán động vật hoang dã Do đó, rất cần có các giải pháp bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và hệ sinh thái tại Núi Bà Đen
Các dự án du lịch PTDLBV sẽ tạo ra nhiều việc làm, nhiều nghề nghiệp mới, đồng thời tạo ra một lực lượng lao động mới cả về số lượng và chất lượng Do đó cần có kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng và ưu tiên sử dụng lao động địa phương, đồng thời thu hút thêm nguồn lao động có chất lượng cao từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh bạn
Khu du lịch Núi Bà Đen là điểm du lịch chủ yếu thu hút khách du lịch trong và ngoài nước về với quê hương Tây Ninh Đầu tư PTDLBV tại Khu du lịch Núi Bà Đen phải gắn với bảo vệ, tôn tạo, phát triển môi trường và TNDL, để Núi Bà Đen luôn là nơi để khách du lịch đi phượt, đi vui chơi, cắm trại, sinh hoạt truyền thống của thế hệ trẻ, thỏa lòng đam mê tìm về, nơi sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo, người hành hương chiêm bái hàng năm Vì vậy, nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan, môi trường tự nhiên và đề ra thêm các giải pháp về vấn đề môi trường cho PTDLBV tại nơi đây là điều kiện tiên quyết để thu hút khách du lịch và góp phần giúp ngành du lịch Tây Ninh vươn cao Với việc Núi
Bà Đen là điểm nhấn trong quần thể di tích văn hóa phi vật thể quốc gia, Tây Ninh đang tạo sức hút lớn về phát triển du lịch văn hóa Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng kết nối giao thông đi đôi chính sách kêu gọi đầu tư, Tây Ninh kỳ vọng sẽ đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh
1.5.1.2 Hậu Giang: Điểm đến thân thiện, an toàn với nhiều mô hình du lịch bền vững hấp dẫn
Hậu Giang nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tỉnh có nhiều địa danh nổi tiếng, sông nước miệt vườn với cây xanh trái ngọt, nhiều nơi còn lưu giữ nét đẹp hoang sơ, dân dã và môi trường trong lành, vì lẽ đó du lịch
Hậu Giang được các chuyên gia đánh giá có nhiều tiềm năng, đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn, ấn tượng đối với khách du lịch trong và ngoài nước
Có thể thấy, trong thời gian qua du lịch Hậu Giang đã từng bước định hình, phát triển, như những điểm du lịch, khu du lịch hình thành một số tour tuyến trọng điểm, có được như thế là nhờ sự quan tâm chỉ đạo đồng bộ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sự đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện Đơn cử như mạng lưới giao thông đang từng bước hoàn chỉnh, kết nối thông thương giữa các tỉnh lân cận như: Thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đã tác động tích cực, tạo đà cho du lịch của tỉnh phát triển
Tổng quan về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, kinh tế - xã hội huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
2.1.1 Về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của huyện Châu Phú
Châu Phú là huyện nằm ở phía bờ tây sông Hậu thuộc tỉnh An Giang, khu vực ĐBSCL, miền Tây Nam bộ và vùng Tứ giác Long Xuyên Châu Phú nằm trải dài theo tuyến quốc lộ 91 và xuôi theo dòng sông Hậu hiền hòa, con sông đã ban cho con người nơi đây cuộc sống chan hòa đầy ắp tình thương Nó là tài nguyên vô tận mà thiên nhiên đã ban tặng cho người dân Châu Phú Nơi mà ai cũng biết đó là một vùng thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ, bạt ngàn đồng ruộng, cá, tôm so với các vùng khác trên cả nước
Châu Phú có diện tích 426,10 km 2 , trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 35.779 ha; gồm có 12 xã và 01 thị trấn Phía bắc giáp thị xã Châu Đốc 14,570 km, đông giáp huyện Phú Tân 29,514 km và Chợ Mới 6,145 km, nam giáp huyện Châu Thành 29,176 km, phía tây giáp huyện Tịnh Biên 20,151 km Với vị trí hết sức thuận lợi như vậy Châu Phú rất có tiềm năng để phát triển nhanh, mạnh về kinh tế, văn hóa, du lịch và thương mại - dịch vụ trong những năm tới Là vùng đệm của thị xã Châu Đốc và thành phố Long Xuyên, đây là hai trung tâm rất phát triển về thương mại kinh tế biên mậu, du lịch và là hai trung tâm chính trị hành chánh của tỉnh, ngoài ra Châu Phú còn là cầu nối du lịch cho các huyện lân cận thuộc vùng trong của tỉnh An Giang
Châu Phú nằm trên tuyến đường du lịch quan trọng của tỉnh An Giang Hàng năm trên tuyến Quốc lộ 91 có khoảng bốn triệu lượt khách du lịch và khách hành hương đi qua địa phận Châu Phú để đến núi Sam - Miếu bà Chúa Xứ núi Sam, núi Cấm, Hà Tiên và Vương quốc Campuchia thông qua hai cửa khẩu kinh tế của An Giang là cửa khẩu Xuân Tô - Tịnh Biên và cửa khẩu Khánh Bình - An Phú
Khí hậu của Châu Phú mang sắc thái của vùng Tây Nam Bộ nói chung Trong năm được chia theo 2 mùa mưa nắng rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Tháng 5 tới tháng 11 là thời gian của mùa mưa kéo dài, còn lại từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau là thời điểm của mùa khô Mức nhiệt trung bình khoảng 28 độ C và có sự ổn định quanh năm Thời tiết mưa gió thuận hòa và rất ít bị chịu ảnh hưởng của bão, thiên tai Đặc biệt trong năm có mùa nước nổi bắt đầu từ giai đoạn tháng 7 tới tháng
11 theo lịch dương và có những tỉnh mùa nước nổi rơi vào tháng 9, tháng 10, còn phụ thuộc vào mỗi năm khác nhau Hệ sinh thái của miền đất này cũng rất phong phú Đặc biệt, sau mùa nước nổi (nước lũ ngập đồng), mọi ng ngách, mọi con kênh ở huyện cơ man nào là cá linh, cá thác lát, cá chốt, cá leo dân chúng đánh bắt bằng chày lưới, gió cất, gió gạc, thả đáy cá đầy ghe xuồng, ăn không hết phải phơi khô, làm mắm, nước mắm Những ai từng sống ở n Giang giờ tha hương không bao giờ quên mùa nước nổi với bức tranh rất đỗi hoang sơ mà đầy chất lãng mạn của Điên điển trổ hoa Ô Long Vỹ.
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Châu Phú, tỉnh n Giang
Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Tóm lại, “Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí vô cùng thuận lợi cùng với những tiềm năng về kinh tế, văn hóa, xã hội hiện có sẽ là lợi thế để ngành du lịch huyện Châu Phú phát triển nhanh, bền vững trong tương lai, từ đó góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế của huyện” [44]
2.1.2 Khái quát về tiềm năng phát triển du lịch huyện Châu Phú
Thành phần dân cư, đây là cả một quá trình phức hợp của những lưu dân cộng cư người Việt, Hoa, Chăm, Khmer trong những ngày đầu đi mở đất Không riêng chỉ Châu Phú mà hầu hết các huyện, thị, thành còn lại của n Giang đều có thành phần dân cư hết sức đặc biệt Hiện tại thì chưa có sách sử nào ghi chép rõ ràng về người Việt định cư ở đây từ lúc nào, nhưng theo một số tài liệu cho biết một số người Việt gốc từ miền trung vào đây từ rất lâu, địa bàn sinh sống dọc theo sông Hậu nhưng rất thưa thớt
Châu Phú là huyện có dân cư tập trung khá đông đúc, đứng thứ 3 toàn tỉnh, dân số trên 2 0.000 người, mật độ dân số khoảng 00 người/km 2 Trong đó, cơ cấu thành phần dân cư tự nhiên có 98,5 % là người Kinh, 0,79% là người Hoa, số còn lại là người Chăm và Khmer Thành phần dân cư đa dạng đó của Châu Phú là hệ quả tất yếu của sự đa dạng dân cộng cư và là tiền đề phong phú để phát triển về văn hóa, tín ngưỡng sinh hoạt tôn giáo Về tôn giáo, chiếm đa số là đạo Phật giáo Hòa Hảo 53, 9%, đạo Phật 39,25%, Thiên Chúa 0,75%, còn lại là đạo Cao Đài và một số nhỏ là Đạo hồi của người Chăm, mà tiêu biểu là làng người chăm thuộc xã Khánh Hòa của huyện
Một đặc thù của các thành phần dân cư trên địa bàn huyện Châu Phú là sự hòa đồng Tuy có nhiều thành phần cùng chung sống và nhiều tín ngưỡng tôn giáo khác nhau nhưng các thành phần dân cư sống chung với nhau rất hòa thuận, thắt chặt mối quan hệ anh em giữa các dân tộc Các lễ hội truyền thống được xem như ngày hội chung của các dân tộc trong huyện, thu hút được rất nhiều người dân trong vùng đến tham quan, vui chơi, giải trí, tạo không khí lành mạnh đoàn kết, tương trợ nhau trong cuộc sống
2.1.2.2 Kinh tế - xã hội huyện Châu Phú
Trong gia đoạn 2015 – 2020, các lĩnh kinh tế Châu Phú đều phát triển:
- Về nông nghiệp: “Giá trị sản xuất (GO) khu vực nông, thủy sản tăng 115,9% so đầu nhiệm kỳ Đáng kể là, đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp của Châu Phú đã đạt được nhiều kết quả Có 1.947 hecta được chuyển dịch cơ cấu từ đất trồng lúa sang trồng cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản; lợi nhuận của các loại cây ăn quả từ 52 triệu đồng/hecta đến 568 triệu đồng/hecta, hiệu quả kinh tế cao hơn từ 10 - 30 lần so trồng lúa, giá trị sử dụng đất nâng lên rõ nét Toàn huyện Châu Phú có 11 hợp tác xã và 35 tổ hợp tác đã phát huy vai trò tập hợp, vận động thay đổi cách nghĩ, cách làm cho nông dân, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, liên doanh liên kết, bảo đảm đầu ra cho nông sản” [28]
- Về công nghiệp: “Giá trị sản xuất khu vực công nghiệp tăng 178,9% so đầu nhiệm kỳ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, có 35 cơ sở mới thành lập với vốn đầu tư 135,1 tỷ đồng Tổng thu ngân sách nhà nước từ kinh tế là 626,696/1.007 tỷ đồng”
- Về đầu tư và kêu gọi đầu tư: “Khu vực xây dựng tăng 204, % so đầu nhiệm kỳ Đầu tư và kêu gọi đầu tư của huyện được đánh giá là một trong những thành công lớn của Châu Phú, cụ thể là: Huyện đã kêu gọi đầu tư được 11 dự án với tổng vốn đầu tư 7.157 tỷ đồng Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp có 07 dự án; lĩnh vực phát triển hạ tầng, đô thị có 04 dự án Việc kêu gọi đầu tư đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và BVMT, tạo cơ sở nâng cao chất lượng đời sống người dân và chất lượng cảnh quan đô thị Công tác đầu tư xây dựng cơ bản được chọn lọc có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các xã xây dựng nông thôn mới Đã thực hiện
377 công trình với tổng vốn đầu tư 1.540 tỷ đồng Tiến độ giải ngân theo kế hoạch đầu tư công trung hạn đạt 90% so kế hoạch Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công đúng quy định về đầu tư, đấu thầu” [28]
- Về giao thông: Bằng nội lực và phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, các trục giao thông chính của huyện Châu Phú được triển khai đầu tư nhanh, với tổng số 223km đường được nâng cấp và láng nhựa, xây mới 62/40 cây cầu các
63 loại, tập trung ở các trục giao thông chính như: tuyến Nam Kênh 10, Đông Kênh 7, Tây Kênh 13, Nam Kênh Đào
Hình 2.2 Bản đồ giao thông huyện Châu Phú
Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
- Về thu nhập và việc làm: thu nhập bình quân đầu người đạt 63,519 triệu đồng, tăng 190, % so với 2015 Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề và giới thiệu việc làm đạt 101,13% so với kế hoạch đề ra; tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 1,57%, đạt 105% kế hoạch
Phân tích thực trạng phát triển du lịch bền vững tại huyện Châu Phú, tỉnh
2.2.1 Phân tích thực trạng phát triển du lịch bền vững tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang theo các nhân tố tác động
2.2.1.1 Thực trạng nguồn nhân lực và lực lượng lao động phục vụ du lịch
Nguồn nhân lực và lực lượng lao động phục vụ du lịch là yếu tố cơ bản nhất để PTDLBV, trong thời gian qua nguồn nhân lực phục vụ du lịchcủa Châu Phú có những biến động như sau:
Bảng 2.1 Lực lượng lao động du lịch Châu Phú
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính
1 Lao động trực tiếp Người 70 71 79 87 68
- Chưa qua đào tạo Người 54 55 63 71 52
- Tỷ lệ đã qua đào tạo % 22,9 22,5 20,3 18,4 23,5
2 Lao động gián tiếp Người 12 14 15 18 20
- Chưa qua đào tạo Người 2 2 2 2 2
- Tỷ lệ đã qua đào tạo % 83,3 85,7 86,7 88,9 90,0
3=1+2 Lực lượng lao động Người 82 85 94 105 88
- Chưa qua đào tạo Người 56 57 65 73 54
- Tỷ lệ đã qua đào tạo % 31,7 32,9 30,9 30,5 37,8
Nguồn: [45] Qua số liệu Bảng 2.2 cho thấy:
- Về số lượng lao độngphục vụ du lịch của Châu Phú: “Lao động trực tiếp, lao động gián tiếp và tổng số lao độngphục vụ du lịch từ năm 2017 đến năm 2019 đều tăng dần Riêng năm 2020 có giảm xuống do đại dịch Covid-19”
- Về lực lượng lao động đã qua đào tạo: “Số lượng lao động phục vụ du lịch của Châu Phú đã qua đào tạo còn rất thấp, tỷ lệ lao động phục vụ du lịch đã qua đào tạo năm cao nhất chưa đến 38% tổng số lao động Do du lịch mang tính thời vụ rất cao nên ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng lao động và trả lương cho lao động Thông thường các cơ sở KDDL sử dụng một số lao động nhất định làm việc quanh năm, số còn lại hợp đồng theo thời vụ, theo tháng theo ngày Ở đây nảy sinh ra một mâu thuẫn mà trong ngành du lịch chưa khắc phục được đó là số lao động hợp đồng theo thời vụ có trình độ chuyên môn không cao nên ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ trong ngành du lịch”
- Về công tác đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực phục vụ du lịch:
+ Đối với nhóm lao động gián tiếp: “Nhóm lao động này có số lượng và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hàng năm đều tăng dần lên, nhưng chủ yếu là họ đã được đào tạo từ ngoài ngành du lịch của Châu Phú và được tiếp nhận vào làm việc Tuy nhiên có 2 lao động vẫn chưa được đào tạo mặc dù đã qua 5 năm làm việc”
+ Đối với nhóm lao động trực tiếp: “Nhóm này gồm các lao động như tiếp tân, phục vụ bàn, phục vụ phòng, hướng dẫn viên du lịch, bếp, tạp vụ,… Đây là nhóm trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng DVDL Ngoại trừ năm 2020 số lao động lao động này có giảm xuống do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, còn các năm trước, số lượng lao động nhóm này đều tăng dần mỗi năm, tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hàng năm đều tăng giảm xuống vì số lao động đã qua đào tạo không tang trong tổng số”
Nhận thức được tầm quan trọng của lực lượng lao động phục vụ du lịch đối với sự PTDL của huyện, hiện nay công tác đào tạo được quan tâm chú trọng, việc tuyển dụng nhân sự đang dần dần có bước chuyển biến theo hướng chuyên môn
- Về công tác tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch: Trong những năm gần đây số lượng khách tham quan đến với Châu Phú để nghiên cứu tìm hiểu về văn hóa - lịch sử ngày càng nhiều Nhu cầu về đội ngũ làm công tác quản lý du lịch đòi hỏi cần phải được nâng cao đáp ứng yêu cầu xã hội Để giảm thiểu tình trạng thiếu hụt về nhân lực, Châu Phú đã quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch cả về chất lượng lẫn số lượng để đáp ứng nhu cầu PTDL của huyện,
69 từng bước góp phần tạo sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp, nông thôn sang lĩnh vực dịch vụ du lịch
+ Đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo: “Lãnh đạo huyện Châu Phú lãnh đạo, chỉ đạo các ngành trong Khối Văn hóa phải nghiên cứu và đề xuất những giải pháp để phát triển du lịch theo hướng bền vững của huyện trong thời gian tới Công tác đào tạo cán bộ làm công tác du lịch được quan tâm nhiều hơn trước, đã xây dựng
“Kế hoạch định hướng cho phát triển ngành du lịch huyện giai đoạn 2021 – 2025”, có chính sách đầu tư mở rộng các khu du lịch của huyện, công tác trùng tu tôn tạo các điểm di tích lịch sử - văn hóa được tiến hành thường xuyên và nâng cao chất lượng” [28]
+ Đối với các ngành thuộc Khối Văn hóa: “Tiến hành xem xét quy hoạch, sắp xếp lại cán bộ theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ Có kế hoạch thu hút đội ngũ cán bộ trẻ, năng động trong công tác và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao”
+ Về công tác đào tạo tập huấn nâng cao trình độ: “Huyện đã phối hợp mở lớp văn bằng 2 về ngành văn hóa cho đội ngũ làm công tác du lịch; tổ chức các lớp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch, di tích lịch sử văn hóa, văn hóa lễ hội, văn hóa nghệ thuật có nguy cơ bị mai một, thất truyền để góp phần giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể phục vụ du lịch bền vững Năm 2019, phối hợp Sở VHTTDL tỉnh tổ chức tập huấn du lịch cộng đồng tại huyện Châu Phú cho 50 học viên là hộ kinh doanh mua bán tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện“
2.2.1.2 Về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch của huyện Châu Phú
Thời gian qua, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch của huyện đã có những chuyển biến, đổi mới rõ rệt
* Về cơ sở hạ tầng
Huyện đã tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông
- Về hạ giao thông: Châu Phú có đường Quốc lộ 91 dài 35km nối giữa 02 thành phố Long Xuyên và Châu Đốc, hệ thống giao thông hoàn chỉnh, một số tuyến đường đến trung tâm xã được láng nhựa như tuyến đường Nam Vịnh Tre, Nam Cây Dương, Nam Cần Thảo, Nam kênh 10 Châu Phú, đường GTNT đến trung tâm xã
Vĩnh Thạnh Trung, đường Nam Phù dật Bắc Cây Dương và tuyến Quốc lộ 91 nằm trên bờ sông Hậu thuận lợi cho đường thủy, đường bộ Hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Châu Phú được tỉnh n Giang đầu tư theo hướng hoàn chỉnh các tuyến đường giao thông đến các khu, điểm du lịch như: tuyến Quốc lộ 91 và đường tỉnh lộ
947 được nhựa hóa đảm bảo đường sá thông thoáng, thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan, mua sắm tại các điểm du lịch Ngoài ra, đường tỉnh lộ 945 cũng được tỉnh đầu tư, nâng cấp và đang trong giai đoạn thực hiện bê tông hóa Tính đến thời điểm hiện nay, toàn huyện Châu Phú đã nâng cấp mở rộng 471,26 km mặt đường các loại (Trong đó, mặt đường láng nhựa: 101,36 km, mặt đường bê tông: 20,84 km, mặt đường cấp phối: 106,96 km, mặt đường đá dăm, đường đất: 242,10 km) Bên cạnh đó, chính quyền địa phương phối hợp cùng nhân dân nơi có khu điểm du lịch, lễ hội thường xuyên nâng cấp, dặm vá các tuyến đường giao thông (phần đường tỉnh lộ ĐT.945 chưa được nâng cấp) để tạo thuận lợi cho người dân và khách đến tham quan đi lại dễ dàng
Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Du lịch và ngành chuyên môn huyện tổ chức rà soát 02 loại biển chỉ đường sử dụng để chỉ dẫn du lịch là biển số I414 và I444g; kiểm tra, lắp đặt, thay mới các biển báo, biển chỉ dẫn du lịch, tên đường, giao thông đã cũ trên các tuyến quốc lộ, tại khu vực lễ hội và điểm du lịch tạo điều kiện cho khách du lịch tiếp cận các khu, điểm du lịch dễ dàng
Đánh giá về thực trạng chung về phát triển du lịch bền vững huyện Châu Phú theo các nhân tố ảnh hưởng
Với những phân tích, đánh giá thực trạng ở mục 2.2.1 nêu trên, tác giả có thể nêu ra đánh giá chung về phát triển du lịch bền vững huyện Châu Phú theo các nhân tố ảnh hưởng, như sau:
2.3.1 Những kết quả đạt được
2.3.1.1 Về nguồn nhân lực và lực lượng lao động phục vụ du lịch của Châu Phú
- Về số lượng lao độngphục vụ du lịch của Châu Phú đều tăng dần hằng năm Riêng năm 2020 có giảm xuống do đại dịch Covid-19”
- Về công tác tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch trong những năm gần đây đã có được sự quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch đảm bảo cả về chất lượng lẫn số lượng; Công tác đào tạo cán bộ làm công tác du lịch được quan tâm nhiều hơn trước Có kế hoạch thu hút đội ngũ cán bộ trẻ, năng động trong công tác; Huyện đã phối hợp tổ chức tập huấn, mở các lớp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch
2.3.1.2 Về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch
- Về cơ sở hạ tầng: Huyện đã tập trung phát triển CSHT, đặc biệt là hạ tầng giao thông, hạ tầng thông tin và các CSHT khác như công trình thủy lợi, công trình cấp thoát nước, cung cấp điện,… đã được huyện quan tâm đầu tư mới và đầu tư nâng cấp
- Về CSVC - kỹ thuật du lịch: CSVC - kỹ thuật du lịch của Châu Phú không ngừng được cải thiện Số lượng nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn phục vụ khách du lịch đã ngày một nhiều phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch Chất lượng các cơ sở phục vụ cho du lịch ngày một gia tăng cả về số lượng và chất lượng
2.3.1.3 Thực trạng về quản lý khai thác tài nguyên và môi trường du lịch
- Đối với công tác trùng tu tôn tạo: Huyện Châu Phú đã thực hiện nâng cấp, trùng tu cho các công trình văn hóa, di tích lịch sửa, thực hiện trùng tu, tôn tạo đình, chùa trên địa bàn phục vụ cho các ngày lễ lớn trong năm
- Đối với các lễ hội truyền thống của huyện: Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa với các nghi lễ mang đậm bản sắc dân gian
- Đối với các địa điểm thu hút khách du lịch đến tham quan: Huyện quan tâm đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác sử dụng
- Đối với các làng nghề truyền thống trên địa bàn: Huyện Châu Phú đang tổ chức lại quy hoạch các làng nghề truyền thống trên địa bàn
- Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên như rừng, núi, sông, hồ,…: công tác quản lý, khai thác sử dụng đã có sự phối hợp nhuần nhuyễn hơn giữa các cơ quan chức năng
2.3.1.4 Thực trạng hoạt động quản lý phát triển du lịch
- Bộ máy quản lý về du lịch của huyện Châu Phú đang được kiện toàn, ổn định và đã phát huy được chức năng quản lý nhà nước; Năng lực quản lý của cán bộ du lịch đã được nâng lên; Công tác xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch,xây dựng thương hiệu, liên kết phát triển du lịch huyện Châu Phú đã được chú trọng
- Đã thu hút được một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, các loại hình dịch vụ phục vụ du lịch
2.3.1.5 Về chất lượng dịch vụ du lịch của huyện Châu Phú
Chất lượng dịch vụ du lịch của huyện Châu Phú từng bước được nâng cao, biểu hiên cụ thể nhất là từ 2017 đến 2019, kết quả hoạt động kinh doanh hằng năm của ngành du lịch huyện đều tăng khá và số lượng khách du lịch tăng dần lên qua mỗi năm
2.3.1.6 Sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương vào hoạt động du lịch
Huyện đã có những chương trình, kế hoạch để tăng cường sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương vào các HĐDL
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Về nguồn nhân lực và lực lượng lao động phục vụ du lịch của Châu Phú
- Về lực lượng lao động: Số lượng lao động phục vụ du lịch của Châu Phú đã qua đào tạo còn rất thấp; công tác đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực phục vụ du lịch:
- Về công tác tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch: công tác tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch đã có tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho yêu cầu
Công tác giáo dục tư tưởng chưa đúng như yêu cầu đề ra; công tác đào tạo nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm chú trọng đúng mức
2.3.1.2 Về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch của huyện Châu Phú
CSHT và CSVC - kỹ thuật du lịch của huyện đã có nhiều chuyển biến tốt Tuy nhiên, mặc dù CSHT của huyện được cải thiện, đã được quan tâm đầu tư phát triển nhưng tốc độ và mức độ phát triển chưa cao, chưa đúng mức, chưa phù hợp với thực tiễn nhu cầu PTDLBV, chưa được nhà nước đầu tư thích đáng, chủ yếu dựa vào đầu tư tư nhân
- Nguồn kinh phí đầu tư phát triển CSHT và CSVC - kỹ thuật du lịch của huyện còn ít, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước còn hạn chế, dàn trải, nhiều bất cập Các tuyến đường đã được quy hoạch khi triển khai xây dựng còn chậm, kéo dài Mạng lưới điện cung cấp cho khu trung tâm huyện lỵ và các khu du lịch yếu và đã xuống cấp Hệ thống đèn chiếu sáng còn thiếu Môi trường tại các khu du lịch tập trung đang có nguy cơ bị ô nhiễm khi vào mùa lễ hội
- Công tác quy hoạch phát triển hệ thống CSHT và CSVC - kỹ thuật du lịch còn nhiều bất cập và chưa có tính gắn kết, đồng bộ, quá trình triển khai quy hoạch còn chậm
Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội - Một số dự báo
Trong 05 năm tới, kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen Ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid - 19 sẽ thấm sâu vào mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội Tuy nhiên, cùng sự phát triển của cách mạng công nghệ 4.0 và việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do sẽ mang lại nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế Việt Nam Cùng với xu thế, lợi thế chung, tỉnh An Giang sẽ có những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp để tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế trong toàn tỉnh Theo đó, huyện Châu Phú trên nền tảng là tập thể đoàn kết nội bộ tốt, thống nhất trong quan điểm phát triển, sẽ có sự chuyển động tích cực, nắm bắt thời cơ, khai thác tốt lợi thế, tiềm năng, cơ chế, chính sách, phát huy nội lực tạo sự đột phá riêng biệt cho huyện nhà
Với tinh thần đó, trong thời gian tới, Châu Phú sẽ tập trung vào bốn khâu đột phá quan trọng: “Một là, Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp gắn với các vùng sản xuất tập trung; Hai là, Hoàn thiện hệ thống giao thông, tạo liên kết vùng, đảm bảo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh; Ba là, Khai thác tiềm năng, phát triển thương mại dịch vụ, du lịch theo hướng bền vững, chất lượng, văn minh; Bốn là, Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phản biện của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội của huyện đối với những vấn đề mà xã hội, người dân quan tâm” [44]
Cũng như trong giai đoạn 2015 - 2020, thời gian tới, nhiệm vụ phát triển du lịch bền vững tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang sẽ được triển khai trên một khung khổ pháp lý khá đầy đủ Cùng với hệ thống luật, những chủ trương, chính sách của
96 Đảng và Nhà nước, việc phát triển du lịch bền vững tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang tiếp tục được thực hiện theo những nghị quyết, kế hoạch, các quyết định của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh An Giang và Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Châu Phú Đó là :
- Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/01/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2013 – 2020, định hướng đến 2025”
- Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 07/11/2013 của UBND tỉnh An Giang về
“Triển khai thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch”
- Chương trình hành động số 59/CTr-UBND ngày 13/02/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về “Phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”
- Quyết định số 953/QĐ-UBND ngày 28/03/2017 về việc “Ban hành Kế hoạch đảm bảo an ninh, trật tự tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”
- Quyết định số 1954/QĐ-UBND ngày 21/06/2017 về việc “Ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động Ủy ban nhân dân tỉnh về kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”
- Quyết định số 2384/QĐ-UBND ngày 07/8/2017 về việc “Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh về quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”
- Quyết định số 15/2019/QĐ-UBND ngày 16/5/2019 của UBND tỉnh về việc
“Ban hành quy chế phối hợp quản lý một số HĐDL trên địa bàn tỉnh An giang”
- Kế hoạch Số: 09 /KH-UBND ngày 22/01/2021 của UBND huyện Châu Phú về việc “Thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trên địa bàn huyện Châu
Phú đến năm 2025, định hướng phát triển đến năm 2030”
- Kế hoạch Số: 17/KH-UBND ngày 22/01/2021 của UBND huyện Châu Phú về việc “Thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trên địa bàn huyện Châu
- Kế hoạch Số: 114/KH-UBND ngày 07/ 7/2021 của UBND huyện Châu Phú về việc “Triển khai thực hiện Đề án Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn” huyện Châu Phú”
3.1.3 Quan điểm phát triển du lịch bền vững tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trong thời gian tới Để phát triển du lịch bền vững tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trong thời gian tới, cần phải xác định rõ những quan điểm chỉ đạo mang tính nguyên tắc làm kim chỉ nam, định hướng cho các bước đi, giải pháp Những quan điểm đó đã được Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Châu Phú chỉ rõ, là:
Một là, “Tiếp tục phát huy lợi thế và tiềm năng sẵn có, với những giá trị văn hóa phong phú, đa dạng thể hiện qua các lễ hội văn hóa truyền thống của dân tộc, các công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; quyết tâm phát triển kinh tế du lịch Châu Phú năng động, ngày càng phát triển, tăng dần sự đóng góp của ngành du lịch vào thu nhập chung của huyện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tạo điều kiện cho các ngành kinh tế, dịch vụ phát triển Phấn đấu chỉ tiêu đến năm 2025, lượt khách tham quan đến với quê hương Châu Phú tăng 5% so với giai đoạn trước” [28, 44]
Hai là, “Phát triển du lịch phải gắn liền với việc giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa, giá trị nghệ thuật, bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới Phát triển du lịch Châu Phú nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân” [28, 44]
Ba là, “Phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái; Xây dựng và bảo tồn hệ thống TNDL Tổ chức theo d i thường xuyên những biến động để có những giải pháp khắc phục kịp thời Quản lý chặt chẽ những HĐDL và hoạt động kinh tế xã hội khác có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ tài nguyên môi trường du lịch Có kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác và bảo vệ di sản thiên nhiên, cảnh quan môi trường” [28, 44]
Bốn là, “Tập trung sức đẩy tới một bước quan trọng về chất lượng công tác quy hoạch du lịch Châu Phú Quy hoạch phát triển du lịch của huyện Châu Phú phải gắn với quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh An Giang; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035” [28,44]
Các giải pháp phát triển du lịch bền vững ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Từ những nghiên cứu về cơ sở lý luận, thực trạng và quan điểm định hướng PTDLBV, tác giả đề xuất một số giải pháp để PTDLBV tại huyện Châu Phú, tỉnh n Giang đến năm 2030 như sau:
3.2.1.1 Tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức
- Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò của lĩnh vực du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc đầu tư cho du lịch như là một phần chiến lược kinh doanh và thể hiện trách nhiệm với xã hội, cộng đồng
- Phát huy có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch, nhằm sự quan tâm của xã hội, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư cho ngành du lịch tại địa phương
3.2.1.2 Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, bảo đảm đồng bộ, tránh chồng chéo, trùng lặp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch
- Xây dựng, hoàn thiện và ban hành các cơ chế, chính sách PTDL nhằm cải thiện điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ du lịch; các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch, PTDL cộng đồng; tạo nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách, tăng tỷ lệ đóng góp GRDP của huyện
- Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, quy hoạch PTDL đã được phê duyệt; đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, đồng thời nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp điều kiện thực tiễn địa phương
- Tiếp tục đề xuất cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp trên, đồng thời nghiên cứu, điều chỉnh, phân bổ, sử dụng hợp lý, đúng mục đích kinh phí từ ngân sách nhà nước địa phương ngân sách nhà nước cấp trên và để thực hiện thành công chiến lược PTDL tại địa phương
3.2.1.3 Giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ để PTDLBV trong cải cách hành chính và quản lý doanh nghiệp; trong hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thống kê du lịch cũng như đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực du lịch; trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực; trong bảo vệ tài nguyên mội trường
3.2.2 Các giải pháp tác động vào các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững
3.2.2.1 Giải pháp phát triển lực lượng lao động, xây dựng nguồn nhân lực du lịch
Có thể nói, lực lượng lao động và chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định đến sự phát triển du lịch Du lịch chỉ có thể phát triển nhanh và bền vững nếu có một đội ngũ lao động du lịch chất lượng cao, số lượng đủ, cơ cấu hợp lý và có trách nhiệm gồm đông đảo những công nhân, nhân viên lành nghề, những nhà khoa học công nghệ du lịch tài năng giỏi chuyên môn nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát, những nhà lãnh đạo, quản lý tận tụy, biết nhìn xa trông rộng Để PTDLBV, Châu Phú cần khẩn trương thực hiện các giải pháp phát triển lực lượng lao động và xây dựng nguồn nhân lực du lịch sau đây:
* Các giải pháp phát triển lực lượng lao động
- Tổ chức các lớp tập huấn về du lịch và tuyên truyền Luật Di sản văn hóa cho mọi đối tượng, cụ thể: Hướng dẫn viên tại điểm, Ban quản lý di tích, cộng đồng địa phương và những doanh nghiệp kinh doanh du lịch để họ hiểu vai trò của mình trong việc bảo vệ, bảo tồn di tích, hiểu được sự hài hòa giữa việc khai thác di tích với PTDL
- Tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng du lịch cho viên chức, người lao động đang công tác tại các nhà hàng khách sạn trên địa bàn; đào tạo phát triển loại hình DLCĐ; tập huấn về văn minh du lịch cho các đối tượng xe ôm, đối tượng kinh doanh mua bán
- Tiếp tục triển khai Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 05 tháng
12 năm 201 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về đạo tạo nguồn nhân lực cho hai ngành du lịch và nông nghiệp Chương trình đào tạo là nền tảng cho việc phát triển nhân lực của ngành du lịch hàng năm và giai đoạn tới năm 2020 và các năm tiếp theo
- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cán bộ và công chức, viên chức quản lý nhà nước về du lịch và các đối tượng liên quan đến hoạt động phục vụ khách du lịch; lồng ghép các nội dung ứng dụng công nghệ hiện đại vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch
* Các giải pháp xây dựng nguồn nhân lực du lịch
- Tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch; tạo điều kiện để các thành phần trong xã hội có thể tham gia phát triển nhân lực ngành du lịch
- Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đào tạo tại doanh nghiệp du lịch
- Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề, đặc biệt có trình độ ngoại ngữ để đáp ứng mục tiêu PTBVDL Châu Phú là ngành kinh tế trọng điểm
Kiến nghị
3.3.1 Đối với tỉnh An Giang
- Để tạo cơ sở pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi cho việc xây dựng huyện phát triển, Ban Thường vụ Tỉnh ủy n Giang sớm có Nghị quyết chuyên đề hoặc có kết luận về phát triển du lịch huyện Châu Phú trong giai đoạn tiếp theo
- Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh:
+ Cho lập quy hoạch PTDL huyện Châu Phú đến năm 2025, quy hoạch các khu du lịch tập trung và các điểm phụ trợ làm cơ sở cho công tác quản lý, thu hút đầu tư
+ Quan tâm bố trí nguồn vốn đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá ở huyện đã bị hư hại, xuống cấp Những di tích lịch sử văn hoá cần được xếp hạng và được khôi phục, bảo vệ, giữ gìn nghiêm ngặt, tránh tình trạng khôi phục nhưng lại làm mất đi các giá trị lịch sử vốn có của di tích đó; đồng thời giải quyết triệt để tình trạng lấn chiếm, xâm phạm di tích do không có ai quản lý
+ Có cơ chế, chính sách đặc thù riêng đối với huyện du lịch, như: hỗ trợ và ưu tiên thu hút đầu tư vào các khu du lịch trọng điểm trên địa bàn huyện Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành của Tỉnh với chính quyền huyện trong việc xây dựng và triển khai các đề án, dự án phát triển du lịch Châu Phú đã được phê duyệt
+ Tăng biên chế và kinh phí cho Ban Quản lý các khu du lịch, Ban quản lý khu danh thắng Có cơ chế cho các đơn vị dùng một phần nguồn thu để tự trang trải cho các hoạt động quản lý
- Sở Văn hoá Thông tin và Du lịch tỉnh và huyện nên có sự liên hệ, liên kết với các công ty lữ hành trong tỉnh, đặc biệt các công ty lữ hành các tỉnh lân cận, khai thác các tuyến điểm du lịch trong tỉnh cũng như huyện, đưa Châu Phú trở thành một điểm du lịch trong các tour du lịch Bên cạnh đó có kế hoạch hỗ trợ, tuyên truyền, quảng bá cho những SPDL của tỉnh, của huyện
3.3.2 Đối với Huyện ủy, UBND huyện Châu Phú Để đẩy mạnh PTDLBV huyện Châu Phú, trong giai đoạn tới, đề nghị:
- Ban Chấp hành Đảng bộ ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch của huyện đồng thời có cơ chế, chính sách và giám sát thực hiện
- UBND huyện thành lập Ban Chỉ đạo để chỉ đạo, triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ các quy hoạch, đề án PTDL, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân hiểu được tầm quan trọng của PTDL sẽ tác động tích cực tới đời sống của Nhân dân, góp phần xoá đói, giảm nghèo
- Ngoài các công trình trọng điểm của tỉnh đang đầu tư phát triển du lịch, UBND huyện cần phân kỳ nguồn vốn, mức đầu tư hàng năm, cả giai đoạn cho dự án bằng nguồn ngân sách chủ động của huyện
- UBND huyện chỉ đạo các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể Căn cứ tình hình thực tiễn đề xuất điều chỉnh, bổ sung các giải pháp thực hiện để đạt hiệu quả cao
- Chính quyền địa phương, UBND huyện, Phòng Văn hoá và Thông tin huyện tăng cường tuyên truyền, giáo dục Nhân dân hiểu biết về HĐDL, về phát triển du lịch bền vững
Chương 3 tập trung đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát triển du lịch bền vững của huyện Châu Phú
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác PTDL trong những năm qua của huyện Châu Phú đã được trình bày trong các chương 1 và 2 của luận văn, các giải pháp được trình bầy trong chương 3 cũng được xác lập trên cơ sở những dự báo về phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Phú, căn cứ vào cơ sở pháp lý, các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, PTDL của huyện đến năm 2025 và những năm tiếp theo Có giải pháp mang nội dung cụ thể, riêng biệt; có giải pháp mang tính đa ngành, liên kết nhằm tác động mạnh mẽ đến sự PTDLBV của huyện Châu Phú Để các giải pháp đạt tính khả thi cao trong PTDLBV của huyện Châu Phú, đòi hỏi tính đồng bộ, nhưng lại phải linh hoạt trong việc sử dụng các giải pháp Trong thực tế, không nên cứng nhắc, mà phải tùy từng nội dung công tác trong từng giai đoạn cụ thể để quyết định giải pháp nào là tối ưu nhằm mang lại hiệu quả thiết thực
Trong thời gian tới, khi đại dịch Covid qua đi, cũng là thời cơ để Châu Phú cùng với các địa phương trong tỉnh n Giang nói riêng và cả nước nói chung bắt tay vào phục hồi HĐDL Để du lịch của huyện PTBV thì Châu Phú rất cần sự nỗ lực cao của các cấp chính quyền các địa phương; các ban ngành và của cả cộng đồng
PHẦN KẾT LUẬN
Châu Phú là một trong những huyện điểm về thương mại dịch vụ, là trung tâm có thể phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa - xã hội và du lịch của tỉnh An Giang Châu Phú có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, hệ thông giao thông tương đối hoàn chỉnh, có vị trí mà những địa phương khác không có được Đó là Châu Phú nằm dọc theo bờ tây sông Hậu, vùng đất phù sa mầu mỡ, là huyện đầu nguồn của sông MêKông Với những điều kiện và CSHT về con người, tiềm lực về kinh tế, các di tích lịch sử - văn hóa, các làng nghề truyền thống, sự quan tâm đầu tư phát triển du lịch…, trong tương lai huyện Châu Phú sẽ có tiềm năng rất lớn để thúc đẩy ngành du lịch phát triển, thu hút được lượng lớn khách du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh và các vùng khác từ Campuchia, Thái Lan… Châu Phú là điểm dừng chân đầu tiên đón khách tham quan của những vùng thu hút khách du lịch phía sau
Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về PTDLBV, bao gồm: Khái niệm, vai trò, những nhân tố tác động, những tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững…; kinh nghiệm PTDL ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho PTDLBV ở huyện Châu Phú Việc nghiên cứu phần lý luận có hệ thống đã giúp tác giả có cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng PTDL ở huyện Châu Phú, đề ra giải pháp PTDLBV nơi đây
Luận văn đã phản ánh sinh động về bức tranh thực trạng PTDLBV ở huyện Châu Phú Bao gồm: điều kiện tự nhiên, KT-XH; cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, TNDL; hiện trạng HĐDL …; Đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế; phân tích rõ nguyên nhân của những tồn tại; cơ hội và thách thức PTDLBV huyện Châu Phú, thông qua việc nghiên cứu, khảo sát thực địa, nghiên cứu tiềm năng, phân tích các tài liệu, số liệu thống kê hàng năm và trao đổi trực tiếp với đội ngũ cán bộ các ban ngành liên quan, với người công tác trong lĩnh vực du lịch của huyện Những kết quả điều tra, nghiên cứu thực hiện của đề tài luận văn là nguồn tư liệu cần thiết cho việc nhìn nhận, đánh giá, quy hoạch PTDL ở huyện Châu Phú
Từ đó tác giả luận văn đã đề ra các giải pháp PTDLBV tại huyện Châu Phú Các
124 giải đề xuất mang tính khoa học - thực tiễn sâu sắc, nhằm đầu tư khai thác du lịch Châu Phú một cách hợp lý và hiệu quả sao cho tương xứng với nguồn tài nguyên hiện có, góp phần phát triển du lịch bền vững, đáp ứng yêu cầu hiện tại và tương lai Để các giải pháp đạt tính khả thi cao trong PTDLBV của huyện Châu Phú, đòi hỏi tính đồng bộ, nhưng lại phải linh hoạt trong việc sử dụng các giải pháp Trong thực tế, không nên cứng nhắc, mà phải tùy từng nội dung công tác trong từng giai đoạn cụ thể để quyết định giải pháp nào là tối ưu nhằm mang lại hiệu quả thiết thực
Chúng ta hiểu, hiện nay, đối với Châu Phú ngành du lịch còn mang nhiều tính tiềm năng Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh An Giang và cả nước, trong những năm tới, Châu Phú có thể còn phải đương đầu với nhiều khó khó khăn và những thách thức khó lường, nhất là về thiên tai, dịch bệnh… Nhưng thời gian không đợi chúng ta Đảng bộ và nhân dân Châu Phú vẫn luôn hướng tới tương lai với niềm tin và khát vọng vươn tới không ngừng Với Bản luận văn Phát triển du lịch bền vững ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, tác giả mong được đóng góp một phần nhỏ sức mình trong sự nỗ lực rất lớn của cấp ủy, chính quyền các địa phương, các cấp ngành và cả cộng đồng nhằm đưa ngành du lịch Châu Phú phát triển được như kỳ vọng./