1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Văn bản luật và văn bản dưới luật của 5 lĩnh vực

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn bản luật và văn bản dưới luật của 5 lĩnh vực
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 113,98 KB

Nội dung

Ngoài nhữngquy định căn bản liên quan đến báo chí, đạo luật này còn điều chỉnh hoạt động xuấtbản và phát hành các ấn phẩm nhuw sách, bản niêm yết công cộng, bản in, bảnkhắc, tranh ảnh, h

Trang 1

VĂN BẢN LUẬT VÀ VĂN BẢN DƯỚI LUẬT CỦA 5 LĨNH VỰC

I Các khái niệm

Văn bản luật : Văn bản luật là tên gọi chung các văn bản mà nội dung là quy

phạm pháp luật được Quốc hội biểu quyết theo trình tự do pháp luật quy định, gồmhiến pháp, các đạo luật, các bộ luật và nghị quyết của Quốc hội

Văn bản dưới luật : Văn bản dưới luật là tên gọi chung các văn bản mà nội

dung là quy phạm pháp luật do các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, cơquan quyền lực nhà nước, quản lý nhà nước ở địa phương, ban hành để cụ thể hóamột vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội, được pháp lệnh, nghị quyết của Ủyban thường vụ Quốc hội giao, hay để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đượcquy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Văn bản dưới luật không được trái vớihiến pháp, với luật

Các lĩnh vực của văn bản luật: hiến pháp, các đạo luật, các bộ luật và nghị

quyết của Quốc hội

Các lĩnh vực của văn bản dưới luật:

 Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

 Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

 Nghị quyết, nghị định của Chính phủ;

 Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;

 Quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ,Chánh án toà án nhân dân tối cao, viện trưởng : Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

 Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền,giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội

Các văn bản luật thường xuyên có sự thay đổi và chỉnh sửa qua các năm là

để phù hợp với hoàn cảnh thời đại Sửa đổi Luật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Xã hội luôn vận động và phát triển

không ngừng, kèm theo đó vô số hoàn cảnh, tình huống xảy ra trong đời sống củangười dân mà cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật Nhưng pháp luật thìkhông dự trù và điều chỉnh được tất cả những gì xảy ra trong cuộc sống Dẫn đếnnhững tình huống oái ăm, thậm chí đến những người có kiến thức về pháp luậtcũng chưa tìm được phương án giải quyết Từ đó dẫn đến việc cần phải xây dựng

Trang 2

Văn bản pháp luật toàn diện nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của người dân Sửađổi Luật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

II Luật Báo chí

1 Khái niệm:

Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể

hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và pháthành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói,báo hình, báo điện tử

 Luật Báo chí là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các mối quan hệphát sinh giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạtđộng báo chí

 Luật Báo chí tiếng Anh là “Press Law”

Phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự dongôn luận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa

vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí;quản lý nhà nước về báo chí

2.Bối cảnh, điều kiện ra đời của Luật báo chí:

* Lịch sử các chế độ Báo chí ở Việt Nam:

 Trước Cách mạng Tháng Tám 1945 (1858 – 1945) có 4 chế độ báo chítương đương với đó là các bộ luật báo chí riêng:

a Nửa sau thế kỷ XIX ở nước ta mới bắt đầu có sự phát triển của báo chí: Vớicác tạp chí Nam Phong, báo Tiếng Dân, Gia Định báo (1865)… Giai đoạn này báochí Việt Nam phát triển với sự kiểm soát chặt chẽ của thực dân Pháp

b Chế độ “Tự do báo chí” ở Nam Kỳ theo Luật ngày 29-7- 1881

 Lần đầu tiên trên đất Nam Kỳ thuộc địa, những tờ báo chữ Pháp chữ Nho,chữ Việt, ra đời đã chính thức mang lại cho Việt Nam một hình thức truyền thôngmới

 Đạo luật về tự do báo chí đã được Thượng nghị viện và Viện Dân biểu thảoluận thông qua tại Pari ngày 29-7-1881, được Tổng thống Cộng hòa Pháp JulesGrevy ban hành, có sự tiếp ký của thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ giáo dục và Mỹthuật Jules Ferry cùng Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Tôn giáo Constans

Trang 3

 Luật Tự do báo chí ngày 29-7-1881 gồm có 5 chương, 70 điều Ngoài nhữngquy định căn bản liên quan đến báo chí, đạo luật này còn điều chỉnh hoạt động xuấtbản và phát hành các ấn phẩm nhuw sách, bản niêm yết công cộng, bản in, bảnkhắc, tranh ảnh, hình vẽ…

 Nhà báo tiêu biểu của thời kỳ này là Diệp Văn Cương

c Chế độ báo chí ở Đông Dương theo sắc lệnh ngày 30/12/1929:

 Vào cuối thế kỷ XIX, nước Việt Nam trở thành 3 xứ (Nam Kỳ, Bắc Kỳ,Trung Kỳ) trong thành phần của Liên bang Đông Dương Mỗi xứ coi như mộtnước khác nhau, với 3 chế độ chính trị khác nhau và 3 hệ thống pháp luật khácnhau Báo chí ở Đông Dương lúc đó chưa nhiều, đa số là báo và tạp chí tiếng Pháp,tập trung ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng

 Tổng thống Pháp Felix Faure ban hành Sắc lệnh ngày 30-12-1898 tại Paris,

có sự tiếp ký của Bộ trưởng Bộ thuộc địa Guillain để sửa đổi luật tự do báo chínăm 1881

 Sắc lệnh 30-12-1898 đã giành quyền tùy tiện rộng rãi cho nhà cầm quyềnPháp cai trị Đông Dương Thực tế đó đã dẫn đến việc Toàn quyền Đông Dương chỉcấp phép thành lập báo chí cho người Pháp chính gốc và một số ít người bản xứ đãnhập tịch Pháp

 Việc tổ chức và kiểm duyệt báo chí vô cùng khó khăn và khắt khe, điều nàykhiến việc tuyên truyền đường lối cách mạng phải rút vào hoạt động bí mật và bấthợp pháp

d Chế độ báo chí ở Đông Dương (trừ Nam Kỳ) theo Sắc lệnh ngày 4-10-1927

Báo chí ở Việt Nam giai đoạn sau cách mạng tháng 8 năm 1945:

 Trong hàng ngũ Báo chí Việt Nam cũng đã có một số tờ báo và người làmbáo nhiệt thành yêu nước, dũng cảm dựa vào phương tiện ngôn luận hợp pháp đểđấu tranh cho nền độc lập, tiến bộ của nước nhà, phụng sự lợi ích chính đáng củadân tộc

 Nếu trước đó khái niệm báo chí chỉ bao gồm loại hình báo in thì sau cáchmạng tháng 8/1945, báo chí đã từng bước chuyển mình với sự ra đời của cácphương tiện truyền thông hiện đại: báo nói, báo hình, báo điện tử…

Trang 4

 Một số sắc lệnh, văn bản pháp luật báo chí như:

+ Sắc lệnh số 42 ngày 23-9-2946 quy định chế độ báo chí Việt Nam

+ Điều 10 Hiến pháp năm 1946 dưới sự chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh đềughi rõ công dân Việt Nam có quyền được bảo đảm tự do báo chí, tự do ngônluận…

4.Về kết cấu và đối tượng, phạm vi điều chỉnh:

a Kết cấu:

- Luật Báo chí năm 2016 gồm 6 chương với 61 điều (tăng 25 điều), trong đó có

32 điều xây dựng mới, 29 điều sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Báo chíhiện hành

Kết cấu các chương của Luật Báo chí năm 2016 đã bỏ chương quản lý nhànước về báo chí, thay đổi kết cấu chương III (Nhiệm vụ quyền hạn của báo chí),chương IV (Tổ chức báo chí và nhà báo) của Luật Báo chí 1999 thành chương III(Tổ chức báo chí) và chương IV (Hoạt động báo chí) trong Luật Báo chí năm 2016

b Đối tượng phạm vi điều chỉnh:

- Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật báo chí là toàn bộ các vấn đề thuộcchế độ báo chí trên toàn lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:

- Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí;

- Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyển tự do ngôn luận trên báo chí;

- Các loại hình báo chí; quy định quyền và nghĩa vụ của cơ quan chủ quản báochí, cơ quan báo chí, người đứng đầu cơ quan báo chí và nhà báo;

- Quy định những vấn đề cơ bản thuộc quản lí nhà nước về báo chí như nộidung quản lí nhà nước, cơ quan quản lí nhà nước về báo chí, thanh tra báo chí, lưuchiểu, phát hành, quảng cáo, họp báo; quy định điều kiện hoạt động của báo chí,cấp giấy phép hoạt động báo chí…

Chế độ báo chí Việt Nam lần đầu được quy định tại Sắc lệnh số 282/SL ngày14.12.1956 Sắc lệnh này gồm 3 chương với 19 điều được Quốc hội thông quabằng Luật số 100/SL-L002 ngày 20.5.1957 về chế độ báo chí Cùng với công cuộcđổi mới toàn diện đất nước mà bước đầu đã thu được những thắng lợi quan trọng

về nhiều mặt, để phát huy vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Trang 5

Tổ quốc theo đường lối đổi mới của Đảng, ngày 28.12.1989, Luật báo chí đã đượcban hành Sau gần 10 năm thực hiện, năm 1999 Luật báo chí được Quốc hội sửađổi, bổ sung.

5 Nội dung:

Về nội dung mới của Luật:

Thứ nhất, quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chícủa công dân: Luật Báo chí năm 2016 đã kết cấu Chương II với 04 điều quy định

cụ thể về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân,trong đó quy định công dân có quyền: Sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thôngtin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, liên kếtvới cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in; góp ýkiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức củaĐảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị - xã hội, nghềnghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp và thành viên của các cơ quan,

tổ chức đó

Thứ hai, về đối tượng thành lập cơ quan báo chí được quy định tại Điều 14Luật Báo chí năm 2016, ngoài các đối tượng thành lập cơ quan báo chí theo luậthiện hành đã bổ sung một số đối tượng được thành lập tạp chí khoa học, như: Cơ

sở giáo dục đại học theo quy định của Luật Giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứukhoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dướihình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ; bệnhviện từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên

Quy định trên cho phép các cơ sở giáo dục và tổ chức khoa học và công nghệthuộc loại hình tư thục, có đầu tư của nước ngoài được cấp phép ra tạp chí khoahọc

Thứ ba, Luật Báo chí năm 2016 đã bổ sung quy định về liên kết trong hoạtđộng báo chí tại Điều 37, trong đó quy định cụ thể lĩnh vực, nội dung các cơ quanbáo chí được phép liên kết với cơ quan báo chí khác, pháp nhân, cá nhân có đăng

ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực liên kết; thời lượng tối đa được phép liên kếttrong kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tintuyên truyền thiết yếu theo quy định và kênh thời sự - chính trị tổng hợp; thờilượng tối đa mà cơ quan bảo nói, báo hình có hoạt động liên kết sản xuất toàn bộkênh phát thanh, kênh truyền hình Cơ quan báo chí chủ động thực hiện, chịu tráchnhiệm mà không phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, nhằm cảicách thủ tục hành chính, bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan báochí

Thứ tư, về quyền tác nghiệp của báo chí, Luật Báo chí năm 2016 đã quy định

cụ thể về trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan, tổ chức, người

có trách nhiệm; những thông tin cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyền

Trang 6

từ chối cung cấp thông tin cho báo chí Đồng thời quy định giới hạn việc cơ quanbáo chí, nhà báo chỉ phải tiết lộ người cung cấp thông tin chỉ khi có yêu cầu bằngbáo chí, nhà báo chỉ phải tiết lộ người cung cấp thông tin chỉ khi có yêu cầu bằngvăn bản của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân cấptỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm rất nghiêmtrọng, đặc biệt nghiêm trọng Đồng thời, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân,Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên có trách nhiệm tổ chứcbảo vệ người cung cấp thông tin sau khi tên của họ được tiết lộ.

Thứ năm, quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo đã được luậthóa, trong đó Luật Báo chí năm 2016 quy định Hội nhà báo Việt Nam có nhiệm vụban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làmbáo; nhà báo có nghĩa vụ tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làmbáo và sẽ bị thu hồi thẻ nhà báo khi vi phạm về đạo đức nghề nghiệp gây hậu quảnghiêm trọng

Thứ sáu, về hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ quan báo chí: Luật Báo chínăm 2016 quy định mở hơn Luật Báo chí hiện hành về hoạt động kinh doanh, dịch

vụ của cơ quan báo chí, thể hiện tại điểm c khoản 2 Điều 21 quy định: nguồn thucủa cơ quan báo chí gồm thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ của cơ quan báochí, các đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí

Thứ bảy, về những hành vi bị cấm trong hoạt động bảo chỉ: Điều 9 Luật Báochí năm 2016 đã quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn một số hành vì so với Luật Bảochí hiện hành, có bổ sung một số hành vi như: Thông tin quy kết tội danh khi chưa

có bản án của tòa án, thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất

và tỉnh thần của trẻ em, thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong

xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng Thứ tám, về cải chính và xử lý vi phạm: Nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp

2016 đã bổ sung một số quy định mới về cải chính như: Báo chí điện tử, ngoàiviệc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đãđăng, phát; thông tin cải chính, xin lỗi phải được lưu giữ trên báo ít nhất là 07 ngày

kể từ ngày đăng, phát cải chính, xin lỗi Các cơ quan báo chí, trang thông tin điện

tử tổng hợp đã đăng, phát thông tin của cơ quan báo chí khác có nội dung phải cảichính, xin lỗi cũng phải thực hiện đăng lại cải chính, lỗi của cơ quan báo chí viphạm Đồng thời quy định cụ thể vị trí cải chính đối với từng loại hình báo chí.Luật Báo chí năm 2016 đã bổ sung quy định mới về xử lý vi phạm như: Cơquan báo chí bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, giấy phép xuất bản thêm ấnphẩm báo chí, phụ trương, sản xuất thêm kênh phát thanh, kênh truyền hình,chuyên trang của báo điện tử và cơ quan, tổ chức bị thu hồi giấy phép xuất bản đặcsan, bản tin khi đăng, phát thông tin vi phạm quy định tại Điều 9 gây ảnh hưởng rấtnghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng

Trang 7

Thứ chín, Luật Báo chí năm 2016 đã quy định nhiều nội dung cởi mở và thôngthoáng hơn so với quy định pháp luật báo chỉ hiện hành, như:

- Về điều kiện cấp thẻ nhà báo: Điểm c khoản 1 Điều 27 quy định: Đối vớitrường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí

đề nghị cấp thẻ từ 02 năm trở lên tính đến thời điểm xét cấp thẻ (pháp luật báo chíhiện hành quy định là 03 năm)

- Về đặt văn phòng đại diện của cơ quan báo chí: Luật Báo chí năm 2016 quyđịnh cơ quan báo chí có nhu cầu đặt văn phòng đại diện gửi một bộ hồ sơ đến Ủyban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ quan báo chí đặt văn phòng đại diện để thông báotrước khi văn phòng đại diện hoạt động 15 ngày (pháp luật báo chí hiện hành quyđịnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông)

- Về hoạt động hợp tác của báo chí Việt Nam với nước ngoài: Luật Báo chínăm 2016 đã bỏ quy định phải xin phép cơ quan có thẩm quyền đối với việc pháthành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí ra nước ngoài; thuê chuyên gia, cộngtác viên nước ngoài; cử nhà báo hoạt động báo chỉ ở nước ngoài; thành lập vănphòng đại diện ở nước ngoài; hoạt động hợp tác với nước ngoài

Thứ mười, Luật Báo chí năm 2016 đã pháp điền hóa quy định tại các Nghị địnhcủa Chính phủ để đưa vào luật, đồng thời bổ sung một số quy định mới để điềuchỉnh hoạt động báo chí, cụ thể là các quy định về: Chính sách của Nhà nước vềphát triển báo chí; thay đổi cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí; hoạt động hợptác của báo chí Việt Nam với nước ngoài; hoạt động báo chí của báo chí nướcngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; bảo vệ nộidung các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, báo điện tử; phản hồithông tin…

5 Ví dụ về luật báo chí và văn bản dưới luật báo chí:

Khởi tố nhiều đối tượng lợi dụng danh nghĩa báo chí để trục lợi

Trang 8

Đặng Ngọc Bảo (thứ 2 từ trái sang) bị lực lượng công an bắt quả tang khi đang nhận 9,8 triệu đồng

Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố 3 đối tượng về tội

“Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”

Là một nhà báo, thay vì viết những bài phản ánh hiện thực đời sống, tạo lợidụng mối quan hệ quen biết CSGT yêu cầu các tài xế xe khách, xe tải chung chi từ

6 đến 8 triệu đồng/tháng/1 xe để được mình “bảo kê” Trường hợp CSGT hoặcthanh tra giao thông không đồng ý, Tạo đe dọa viết bài bôi nhọ, xuyên tạc, tìm mọicách để phát hiện các sai phạm trong quá trình công tác của lực lượng CSGT Vớiphương thức như trên, mỗi tháng các đối tượng thu lợi bất chính số tiền trên 1 tỷđồng

III Luật Điện Ảnh

1 Khái niệm:

Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh động, kết

hợp với âm thanh, được ghi trên vật liệu phim nhựa, băng từ, đĩa từ và các vật liệughi hình khác để phổ biến đến công chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật

Hoạt động điện ảnh là hoạt động bao gồm sản xuất phim, phát hành phim

và phổ biến phim Hiện nay, hoạt động điện ảnh diễn ra vô cùng phổ biến, nhu cầuxem phim, sản xuất phim, ngày càng cao Do đó, để hoạt động điện ảnh diễn ralành mạnh, đạt hiệu quả, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 ngày 29 tháng 6 năm

2006 quyết định ban hành Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11

Theo đó, Luật Điện ảnh quy định về tổ chức và hoạt động điện ảnh; quyền và

nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh Áp dụng đối với tổchức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh, tổ chức, cá nhân có liên quan Điện ảnhđến hoạt động điện ảnh tại Việt Nam

 Hoạt động điện ảnh là hoạt động bao gồm sản xuất phim, phát hành phim vàphổ biến phim Sản xuất phim là quá trình tạo ra tác phẩm điện ảnh từ kịch bản vănhọc đến khi hoàn thành bộ phim Phát hành phim là quá trình lưu thông phim thôngqua hình thức bán, cho thuê, xuất khẩu, nhập khẩu Phổ biến phim là việc đưa phimđến công chúng thông qua chiếu phim, phát sóng trên truyền hình, đưa lên mạngInternet và phương tiện nghe nhìn khác Hoạt động điện ảnh và quản lý hoạt độngđiện ảnh phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật

có liên quan

Trang 9

 Văn bản dưới luật Điện ảnh

2 Lịch sử ra đời và điều kiện ra đời:

 Luật Điện ảnh được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006,

có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 và Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Điện ảnh được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 18 tháng 6 năm

2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2009 (sau đây gọi là “LuậtĐiện ảnh”)

 Đây là luật đầu tiên trong lĩnh vực nghệ thuật được ban hành, thể hiện sựquan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp điện ảnh dân tộc, tạo cơ

sở pháp lý để phát triển điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đápứng nhu cầu hội nhập của điện ảnh nước nhà

 Sau 14 năm thực hiện, bên cạnh những đóng góp tích cực, hiệu quả cho sựphát triển điện ảnh Việt Nam, Luật Điện ảnh đã bộc lộ những thiếu sót, bất cập cầnsớm được sửa đổi, bổ sung nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, chínhsách lớn của nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, hội nhập quốc tếtrong cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư

 Luật Điện ảnh năm 2022 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam khoá XV kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 15/6/2022 Luật có hiệu lực thihành từ ngày 01/01/2023

3 Nội dung:

Luật Điện ảnh năm 2022 gồm 8 chương, 50 điều cụ thể như sau:

- Chương I: Những quy định chung, gồm 09 điều (từ Điều 1 đến Điều 9) quyđịnh về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc hoạtđộng điện ảnh; chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điệnảnh; phát triển nguồn lực điện ảnh; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức

xã hội - nghề nghiệp về điện ảnh; hợp tác đầu tư nước ngoài trong hoạt động điệnảnh; những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh

- Chương II: Sản xuất phim, gồm 05 điều (từ Điều 10 đến Điều 14) quy định vềquyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim; quyền và nghĩa vụ của nhàsản xuất phim, biên kịch, đạo diễn, quay phim, diễn viên và thành viên khác trong

Trang 10

đoàn làm phim; hoạt động của trường quay; hoạt động sản xuất phim tại Việt Namcủa tổ chức, cá nhân nước ngoài; sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước.

- Chương III: Phát hành phim, gồm 03 điều (từ Điều 15 đến Điều 17) quy định

về quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh phát hành phim; trao đổi, mua, bán, chothuê phim; xuất khẩu phim, nhập khẩu phim

- Chương IV: Phổ biến phim, gồm 15 điều (từ Điều 18 đến Điều 32) quy định

về quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh phổ biến phim; phổ biến phim trong rạpchiếu phim; phổ biến phim trên hệ thống truyền hình; phổ biến phim trên khônggian mạng; phổ biến phim tại địa điểm chiếu phim công cộng; phổ biến phim phục

vụ nhiệm vụ chính trị ở vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dântộc thiểu số và nông thôn; phổ biến phim tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở vănhóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam; quảng cáo phim; quảng cáo sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ trong phim; cấp Giấy phép phân loại phim; thay đổi nộidung phim và tên phim trong Giấy phép phân loại phim; thu hồi Giấy phép phânloại phim; dừng phổ biến phim; Hội đồng thẩm định, phân loại phim và quy định

về phân loại phim

- Chương V: Lưu chiểu, lưu trữ phim, gồm 04 điều (từ Điều 33 đến Điều 36)quy định về lưu chiểu phim; lưu trữ phim; quyền và trách nhiệm của cơ sở lưu trữphim; quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phim trong hoạt động lưu chiểu, lưu trữ

- Chương VI: Quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh; Quỹ hỗ trợ phát triển điệnảnh, gồm 10 điều, bao gồm 02 mục: Mục 1 về Quảng bá, xúc tiến phát triển điệnảnh gồm 05 điều (từ Điều 37 đến Điều 41) quy định về nội dung quảng bá, xúc tiếnphát triển điện ảnh; liên hoan phim, giải thưởng phim, cuộc thi phim, chương trìnhphim và tuần phim tại Việt Nam; tổ chức chương trình phim, tuần phim Việt Namtại nước ngoài; phim tham gia liên hoan phim, giải thưởng phim, cuộc thi phim,chương trình phim, tuần phim tại Việt Nam và nước ngoài; chế độ ưu đãi đối với tổchức nước ngoài sử dụng dịch vụ sản xuất phim tại Việt Nam Mục 2 về Quỹ hỗtrợ phát triển điện ảnh gồm 03 điều (từ Điều 42 đến Điều 44) quy định về việcthành lập Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh; mục đích và nguyên tắc hoạt động củaQuỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh

- Chương VII: Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện ảnh, gồm 03 điều (từĐiều 45 đến Điều 47) quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về điện ảnh củaChính phủ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy bannhân dân các cấp

Trang 11

- Chương VIII: Điều khoản thi hành, gồm 03 điều (từ Điều 48 đến Điều 50)quy định sửa đổi, bổ sung danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện ban hànhkèm theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theoLuật số 72/2020/QH14 và Luật số 03/2022/QH15 về kinh doanh dịch vụ phổ biếnphim; hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp.

VD: Phim "Đào, phở và piano" sản xuất theo hình thức đặt hàng sử dụng ngânsách Nhà nước (NSNN) theo quy định tại khoản 2 Điều 5 và Điều 14 Luật điện ảnhhiện hành, được hướng dẫn cụ thể tại Điều 7 Nghị định 131/2022 và Nghị định32/2019 dành cho sản phẩm, dịch vụ công sử dụng NSNN

Văn bản dưới luật:

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Điện ảnh ngày 15 tháng 6 năm 2022;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh.

Nội dung tại Nghị định 131/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 quy định chi tiếtmột số điều của Luật Điện ảnh

Theo đó, phim Việt Nam được phát sóng trên các kênh truyền hình trong nước

- Tăng thời lượng chiếu vào các ngày lễ lớn của đất nước, phục vụ nhiệm vụ chính

- Chiếu theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kỷ niệm các ngày lễlớn của đất nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại.Phim Việt Nam được ưu tiên phát sóng vào khung thời gian từ 18 đến 22 giờ.Thời lượng phát sóng phim Việt Nam trên các kênh truyền hình được thực hiện

Trang 12

- Giai đoạn 1: Từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2025, bảo đảm đạt ít nhất15% thời lượng phát sóng phim Việt Nam so với tổng thời lượng phát sóng phim

- Giai đoạn 2: Từ ngày 01/01/2026, bảo đảm đạt ít nhất 20% thời lượng phát sóngphim Việt Nam so với tổng thời lượng phát sóng phim trên các kênh truyền hình

5 Ví dụ

Phạt hành chính 50 triệu đồng đối với nhà sản xuất phim “Vợ ba”

Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông đã có ý kiến chínhthức về bộ phim “Vợ ba” của đạo diễn Nguyễn Phương Anh Theo đó, bản phimđược trình duyệt thẩm định khác với bản phim công chiếu ngoài rạp, và Thanh tra

Bộ sẽ xử phạt hành chính nhà sản xuất bộ phim 50 triệu đồng.

Về kết quả xử lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thứ trưởng cho biết:

Bộ phim “Vợ ba” đã khiến dư luận có nhiều ý kiến bất bình chung quanh việc nhàsản xuất sử dụng diễn viên 13 tuổi tham gia bộ phim với một số yếu tố nhạy cảm

IV LUẬT XUẤT BẢN

1 Khái niệm Xuất bản:

 Là hoạt động gia công biên tập đối với các tác phẩm, làm cho nó phù hợpvới nhu cầu độc giả

 Là hoạt động nhân bản hàng loạt các tác phẩm đã được gia công và làm cho

nó có hình thức vật phẩm xác định (vỏ vật chất) để cung cấp cho độc giả sử dụng

 Là hoạt động truyền bá rộng rãi các sản phẩm xuất bản đã hoàn thành sauquá trình sản xuất, xuất bản

Trang 13

2 Lịch sử ra đời và phát triển của Luật Xuất bản:

- Luật xuất bản ở Việt Nam có một lịch sử phát triển và thay đổi theo cácgiai đoạn lịch sử khác nhau Dưới đây là một số điểm quan trọng trong lịch sử rađời của luật xuất bản tại Việt Nam:

 Thời kỳ thuộc địa: Trong giai đoạn thuộc địa, chính quyền thuộc địa Pháp ápdụng các quy định về xuất bản theo quy tắc của họ Các báo, tạp chí, và sách phảiđược kiểm duyệt và cấp phép trước khi được phát hành

 Thời kỳ Chiến tranh Việt Nam: Trong thời kỳ chiến tranh, quyền tự do báochí và xuất bản bị hạn chế nghiêm trọng Các truyền thông chủ yếu được kiểm soátbởi chính phủ và quân đội

 Sau thống nhất đất nước (1975): Sau khi miền Nam và miền Bắc thống nhất,chính phủ cộng sản Việt Nam kiểm soát hoàn toàn lĩnh vực xuất bản Các tờ báo,tạp chí, và sách phải tuân theo quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam và chínhphủ

 Đổi mới kinh tế (từ cuối thập kỷ 1980): Trong giai đoạn Đổi mới, chính phủ

mở cửa đất nước và thực hiện các chính sách kinh tế mới Trong lĩnh vực xuất bản,

có sự mở cửa và linh hoạt hơn, nhưng vẫn phải tuân theo một số quy định và kiểmsoát

 Hiện đại hóa và toàn cầu hóa (từ thập kỷ 1990 trở đi): Việt Nam ngày càng

mở rộng hơn trong các mối quan hệ quốc tế và giao thương với thế giới Trong lĩnhvực xuất bản, có sự gia tăng của các nhà xuất bản tư nhân và sự đa dạng hóa nộidung

- Trong những năm gần đây, có những nỗ lực để cải thiện tự do báo chí vàtạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngành xuất bản Tuy nhiên, vẫn tồn tại các hạn chế

và kiểm soát từ phía chính phủ Luật xuất bản và quy định về truyền thông tiếp tụcđược điều chỉnh và cập nhật để phản ánh sự thay đổi trong xã hội và kinh tế

3 Những cần thiết để sửa đổi bổ sung của Luật Xuất bản:

- Luật Xuất bản số 30/2004/QH11 được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ bathông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theoLuật số 12/2008/QH12 để đáp ứng yêu cầu về thực thi cam kết của Việt Nam khigia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

Trang 14

- Qua hơn 7 năm thi hành, Luật Xuất bản hiện hành đã tạo hành lang pháp

lý tương đối thuận lợi cho hoạt động xuất bản, tạo điều kiện để hoạt động này pháttriển một bước cả về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao dân trí, đáp ứngnhu cầu đọc ngày càng đa dạng của nhân dân Tuy vậy, Luật Xuất bản hiện hànhcũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như sau:

· Chưa kịp thời thể chế hóa đầy đủ chủ trương, định hướng mới của Đảng vềhoạt động xuất bản Mặt khác, do được ban hành từ năm 2004 nên một số quy địnhcủa Luật hiện hành đối với lĩnh vực xuất bản còn thiếu đồng bộ với một số luật cóliên quan được ban hành sau đó

· Một số quy định về liên kết xuất bản, về in xuất bản phẩm chưa đầy đủ, chưaxác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể tham gia dẫn đến hiện tượng buông lỏngquản lý trong hoạt động liên kết ở nhiều nhà xuất bản và tình trạng in lậu xuất bảnphẩm ngày càng gia tăng trong thời gian qua Cùng với đó, quy định về tiêu chuẩn,nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh lãnh đạo nhà xuất bản, biên tập viêncòn thiếu, chưa tạo điều kiện nâng để cao chất lượng đối với đội ngũ này

· Bên cạnh đó, Luật hiện hành cũng chưa bao quát điều chỉnh đối với các cơ

sở phát hành xuất bản phẩm nên việc thành lập cơ sở phát hành không theo quyhoạch, hầu hết chỉ tập trung tại các địa bàn đô thị, đông dân cư còn ở các vùngnông thôn, vùng núi, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo hệ thống phát hành sáchcòn thiếu trầm trọng, thậm chí nhiều nơi bị tan rã, bị giải thể, không có hiệu sách.Hiện tượng tàng trữ, phát hành các loại sách in lậu, in nối bản trái phép, sáchkhông rõ nguồn gốc, sách nhập khẩu lậu, sách đã bị đình chỉ phát hành hoặc đã cóquyết định thu hồi, tiêu hủy vẫn diễn ra…

· Trước sự phát triển nhanh chóng về công nghệ thông tin, thời gian qua hoạtđộng xuất bản xuất bản phẩm điện tử đã ra đời và ngày càng trở thành một xu thếtất yếu Các xuất bản phẩm điện tử đã xuất hiện dưới nhiều hình thức đa dạng (trênInternet, điện thoại di động, máy tính bảng, máy đọc sách, v,v ) Trong khi đó,Luật xuất bản hiện hành mới đề cập đến xuất bản xuất bản phẩm trên mạngInternet chỉ với một điều trong luật

⇒Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về phát triển hoạt động xuất bản và

để khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Xuất bản hiện hành, tại kỳ họp thứ

4, ngày 20 tháng 11 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam khóa XIII đã biểu quyết thông qua Luật Xuất bản

4 Các nội dung cơ bản trong Luật Xuất bản:

Trang 15

a QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG LUẬT XUẤT BẢN NĂM 2012:

1 Tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng đối với hoạt độngxuất bản;

2 Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam, phù hợp với cáccam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

3 Kế thừa và phát huy ưu điểm của các quy định trong Luật hiện hành, đồngthời sửa đổi, bổ sung những quy định mới nhằm khắc phục những bất cập, hạn chếphát sinh;

4 Tăng cường các biện pháp, cơ chế bảo đảm tính thống nhất, công bằng, minhbạch và tạo điều kiện để hoạt động xuất bản, in, phát hành phát triển lành mạnh,đúng định hướng của Đảng

b BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT XUẤT BẢN NĂM 2012:

+) Luật xuất bản 2012 được bố cục thành 06 Chương, 54 Điều, cụ thể là:

- Chương I: Những quy định chung

Chương này gồm 11 điều (từ Điều 1 đến Điều 11), gồm các quy định về phạm

vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; vị trí, mục đích của hoạt động xuất bản; giảithích từ ngữ; Bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm, bảo hộ quyền tác giả và quyềnliên quan; quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; chính sách của Nhà nước đốivới hoạt động xuất bản; thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuấtbản nước ngoài, của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài; giải quyết khiếunại, tố cáo trong hoạt động xuất bản; những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạtđộng xuất bản; xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản

- Chương II: Lĩnh vực xuất bản

Chương này gồm 19 điều (từ Điều 12 đến Điều 30), gồm các quy định về Đốitượng thành lập nhà xuất bản và loại hình tổ chức nhà xuất bản; Điều kiện thành

Trang 16

lập nhà xuất bản; Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và đình chỉ hoạt động của nhàxuất bản; Cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản; nhiệm vụ, quyền hạn của cơquan chủ quản nhà xuất bản; tiêu chuẩn các chức danh tổng giám đốc (giám đốc)

và tổng biên tập nhà xuất bản; nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc (giámđốc), tổng biên tập nhà xuất bản; tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của biên tậpviên; cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập; quyền tác giả trong lĩnhvực xuất bản; đăng ký xuất bản và xác nhận đăng ký xuất bản; Liên kết trong hoạtđộng xuất bản; tác phẩm, tài liệu phải thẩm định nội dung trước khi tái bản; cấpgiấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh; xuất bản tác phẩm, tài liệu của tổchức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; thông tin ghi trên xuất bản phẩm; nộp xuấtbản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam; đọc,kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và thẩm quyền xử lý xuất bản phẩm vi phạm;quảng cáo trên xuất bản phẩm

- Chương III: Lĩnh vực in xuất bản phẩm

Chương này gồm 05 điều (từ Điều 31 đến Điều 35) quy định về hoạt động của

cơ sở in xuất bản phẩm; cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bảnphẩm; điều kiện nhận in xuất bản phẩm; in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài

và trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm

- Chương IV: Lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm

Chương này gồm 09 điều (từ Điều 36 đến Điều 44), quy định về hoạt độngphát hành xuất bản phẩm; đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm; cấp giấyphép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm; đăng ký nhập khẩu xuất bảnphẩm; trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở phát hành xuất bản phẩm, cơ sở nhậpkhẩu xuất bản phẩm không kinh doanh; cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩmkhông kinh doanh; các trường hợp nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanhkhông phải đề nghị cấp giấy phép; xuất khẩu xuất bản phẩm; triển lãm, hội chợxuất bản phẩm

- Chương V: Xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử

Trang 17

Chương này gồm 08 điều (từ Điều 45 đến Điều 52) quy định về điều kiện xuấtbản và phát hành xuất bản phẩm; cách thức thực hiện xuất bản và phát hành xuấtbản phẩm điện tử; kỹ thuật, công nghệ để xuất bản và phát hành xuất bản phẩmđiện tử; nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử và nộp cho Thư viện Quốc gia; quảngcáo trên xuất bản phẩm điện tử; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân xuất bản

và phát hành xuất bản phẩm điện tử; nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử

- Chương VI: Điều khoản thi hành

Gồm 02 điều (từ Điều 53 đến Điều 54) quy định về hiệu lực thi hành và quyđịnh chi tiết thi hành

- Căn cứ vào nội dung của Luật Xuất bản, ta có: Phạm vi điều chỉnh, Đốitượng áp dụng, và Vị trí mục đích của hoạt động xuất bản như sau:

• Ðiều 2 Ðối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị

xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và côngdân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, cá nhân); tổ chức quốc tế, tổchức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và cá nhân nước ngoài cư trútại Việt Nam; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ướcquốc tế đó

-• Ðiều 3 Vị trí, mục đích của hoạt động xuất bản

Trang 18

Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng thông qua việc sản xuất,phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người nhằm giới thiệu tri thức thuộc cáclĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại,đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạođức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với cácnước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổnhại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa.

⇒ Như vậy, thông qua việc pháp điển đề mục Xuất bản đã xác định được toàn

bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về Xuất bản đang còn hiệu lực đượcthống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễdàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thốngpháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật

c Các quy định mới, đáng chú ý trong Luật Xuất bản 2012:

1 Về chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản (Điều 7)

2 Về đối tượng được thành lập nhà xuất bản và loại hình tổ chức của nhà xuấtbản (Điều 12)

3 Về điều kiện thành lập nhà xuất bản (Điều 13)

4 Về cấp, thu hồi giấy phép thành lập và đình chỉ hoạt động của nhà xuất bản(Điều 14)

5 Về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản (Điều 16)

6 Về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuấtbản và biên tập viên (các Điều 17, 18, 19)

7 Về cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập (Điều 20)

8 Về đăng ký xuất bản và xác nhận đăng ký xuất bản (Điều 22)

9 Về liên kết trong hoạt động xuất bản (Điều 23)

10 Về thông tin ghi trên xuất bản phẩm (Điều 27)

11 Về cấp, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm (Điều 32)

Ngày đăng: 21/03/2024, 22:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w