ĐỖ ANH TÀI Trang 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết đề tài “Quản lý công tác tự khai, tự nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi;
` ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN TIẾN THÀNH QUẢN LÝ CÔNG TÁC TỰ KHAI, TỰ NỘP THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2023 ` ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN TIẾN THÀNH QUẢN LÝ CÔNG TÁC TỰ KHAI, TỰ NỘP THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.31.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đỗ Anh TàiPGS TS ĐỖ ANH TÀI THÁI NGUYÊN - 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết đề tài “Quản lý công tác tự khai, tự nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi; các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa hề được công bố ở các nghiên cứu khác Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình! Lai Châu, Ngày 01 tháng 2 năm 2023 Tác giả luận văn Nguyễn Tiến Thành ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn đến đã tận tình dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn để tác giả hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu Tác giả cũng gửi lời cám ơn chân thành đến tập thể lãnh đạo, nhân viên Cục Thuế tỉnh Lai Châu đã cung cấp thông tin, góp ý và tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả hoàn thiện luận văn này Tuy đã có nhiều cố gắng và nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu, nhưng chắc chắn luận văn vẫn còn những thiếu sót và hạn chế Tác giả kính mong Quý thầy cô và bạn bè quan tâm đến đề tài tiếp tục góp ý, giúp đỡ để luận văn ngày càng được hoàn chỉnh hơn Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Lai Châu, Ngày 01 tháng 2 năm 2023 Tác giả luận văn Nguyễn Tiến Thành iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG BIỂU iv MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 5 Bố cục của luận văn 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ, PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ VÀ CƠ CHẾ TỰ KHAI, TỰ NỘP THUẾ 5 1.1.Cơ sở lý luận về quản lý thuế, pháp luật quản lý thuế và cơ chế tự khai, tự nộp thuế 5 1.2 Kinh nghiệm quản lý công tác tự khai, tự nộp thuế của các doanh nghiệp ở một số địa phương trong nước 21 1.2.1 Kinh nghiệm quản lý công tác tự khai, tự nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tại Quảng Ninh .21 1.2.2 Kinh nghiệm quản lý công tác tự khai, tự nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 24 1.2.3 Những bài học kinh nghiệm quản lý công tác tự khai, tự nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu 26 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1 Câu hỏi nghiên cứu 28 2.2 Phương pháp nghiên cứu 28 2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin .28 2.2.3 Phương pháp tổng hợp thông tin và xử lý thông tin 31 iv 2.2.4 Phương pháp phân tích thông tin .32 2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá kết quả quản lý công tác tự khai, tự nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu 33 2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh nội dung công tác quản lý tự khai, tự nộp thuế 33 2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tự khai, tự nộp thuế……………… 34 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC TỰ KHAI, TỰ NỘP THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU 36 3.1 Khái quát về cơ quan thuế tỉnh Lai Châu 36 3.2 Thực trạng quản lý công tác tự khai, tự nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu 38 3.2.1 Công tác quản lý việc chấp hành những quy định về đăng ký, kê khai thuế .38 3.2.2 Công tác quản lý việc chấp hành chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ 42 3.2.3 Công tác tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế .44 3.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tự khai, tự nộp thuế 49 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác tự khai, tự nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu 55 3.1.1 Các yếu tố khác quan 55 3.1.2 Các yếu tố chủ quan 63 3.4 Đánh giá chung công tác quản lý tự khai, tự nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu 69 3.4.1 Những thành tựu đạt được 69 3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 71 CHƯƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC TỰ KHAI, TỰ NỘP THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU 75 4.1 Quan điểm, mục tiêu của công tác quản lý tự khai, tự nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu 75 v 4.1.1 Quan điểm 75 4.1.2 Mục tiêu 76 4.2 Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý công tác tự khai, tự nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu 79 4.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức thuế .79 4.2.2 Tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế 81 4.2.3 Nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thuế .84 4.2.4 Tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ phận quản lý thuế và ban ngành .87 4.3 Kiến nghị 90 4.3.1 Kiến nghị với chính phủ .90 4.3.2 Đối với Tổng cục thuế 90 KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 95 iv DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG Bảng 3.1 Số lượng doanh nghiệp đăng ký, kê khai thuế tại các chi cục Thuế tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020 – 2022 39 Bảng 3.2: Công tác kê khai thuế tại Cục Thuế tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020 - 2022 40 Bảng 3.3: Công tác quản lý việc chấp hành những quy định về đăng ký, kê khai thuế 41 Bảng 3.4: Số thu Ngân sách Nhà nước của Cục Thuế tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020 – 2022 42 Bảng 3.5 Công tác quản lý việc chấp hành chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu 43 Bảng 3.6: Một số nội dung trong công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020 - 2022 46 Bảng 3.7: Kết quả khảo sát về công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Lai Châu 48 Bảng 3.8: Công tác kiểm tra doanh nghiệp tự khai, tự nộp thuế tại cơ quan thuế giai đoạn 2020 – 2022 51 Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp giai đoạn 2020 – 2022 52 Bảng 3.10: Kết quả công tác thanh tra thuế giai đoạn 2020 – 2022 53 Bảng 3.11: Kết quả khảo sát về hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh Lai Châu 54 Bảng 3.12: Ý kiến đánh giá về trình độ và sự nhận thức của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu 61 v Bảng 3.13: Ý kiến đánh giá về sự phát triển của khoa học, công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế 63 Bảng 3.14: Kết quả khảo sát về tổ chức bộ máy quản lý cục thuế tỉnh Lai Châu 63 Bảng 3.15 Trình độ cán bộ công chức thuế tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020 - 2022 65 Bảng 3.16: Kết quả khảo sát trình độ, nhận thức của cán bộ công chức thuế tỉnh Lai Châu 66 Bảng 3.17: Đánh giá của cán bộ quản lý thuế và doanh nghiệp về cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai tự nộp tại Cục Thuế tỉnh Lai Châu 68 SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1 Bộ máy tổ chức cục thuế tỉnh Lai Châu 36 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đất nước ta đang ở trong giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, chủ động hội nhập quốc tế có hiệu quả Trong đó, Thuế là một trong những công cụ hiệu quả để quản lý vĩ mô nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội, để động viên thêm một phần tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân vào Ngân sách Nhà nước nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước và xã hội Việc kê khai thuế theo phương thức thủ công gây mất nhiều thời gian và tốn kém cho cá nhân và tổ chức nộp thuế Đối với doanh nghiệp, hình thức kê khai thuế theo phương pháp truyền thống yêu cầu công chức thuế phải nhập lại hồ sơ của doanh nghiệp vào hệ thống phần mềm máy tính; hàng tháng hoặc hàng quí doanh nghiệp phải cử người đến cơ quan thuế để nộp hồ sơ khai thuế làm mất khá nhiều thời gian Ngoài ra, việc in ấn tờ khai thuế tốn không ít chi phí của doanh nghiệp Đối với ngành Thuế, số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng trong khi nguồn nhân lực, vật lực có hạn nên thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải vào thời điểm doanh nghiệp kê khai thuế Để tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí và tăng đầu tư cho sản xuất kinh doanh thì khai thuế điện tử là một tất yếu trong quản lý thuế hiện đại Quản lý thuế là hoạt động đảm bảo thực thi chính sách thuế trong thực tế, trong đó vai trò của cơ quan thuế rất quan trọng khi tác động đến đối tượng nộp thuế để đảm bảo tính hiệu lực, đáp ứng mục đích thu ngân sách nhà nước Một trong những nội dung quan trọng của pháp luật quản lý thuế là cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế trong đó đề cao vai trò, tầm quan trọng của người nộp thuế Đây được xem là một quy định khá mới mẻ đối với hệ thống quản lý thuế của nước ta hiện nay Tuy nhiên, qua việc tìm hiểu các quy định pháp luật về vấn đề này, ta có thể thấy, pháp luật đã