Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THU THỦY NGHIÊN CỨU HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG TRUYỀN THUYẾT NGƯỜI VIỆT VÀ VẬN DỤNG VÀO GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG LU
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU THỦY
NGHIÊN CỨU HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG TRUYỀN THUYẾT NGƯỜI VIỆT VÀ VẬN DỤNG VÀO GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU THỦY
NGHIÊN CỨU HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG TRUYỀN THUYẾT NGƯỜI VIỆT VÀ VẬN DỤNG VÀO GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 8.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Thị Thanh Quý
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 12% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023
Học viên
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo hướng dẫn là PGS.TS Ngô Thị Thanh Quý đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình
thực hiện luận văn
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, bộ môn Văn học Việt Nam, phòng Đào tạo, cán bộ phụ trách Sau đại học, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập
Xin được cảm ơn những người thân yêu trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã dành cho tôi sự quan tâm, chia sẻ, động viên, khích lệ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023
Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Đóng góp mới của luận văn 7
7 Cấu trúc luận văn 8
NỘI DUNG 9
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN THUYẾT NGƯỜI VIỆT 9
1.1 Giới thiệu chung về truyền thuyết 9
1.1.1 Khái niệm truyền thuyết 9
1.1.3 Phân biệt truyền thuyết với giai thoại, thần thoại 14
1.2 Giới thiệu chung về hình tượng 16
1.2.1 Khái niệm về hình tượng 16
1.2.2 Đặc điểm của hình tượng 17
1.2.3 Hình tượng nhân vật 19
1.2.4 Khảo sát các hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết 23
Tiểu kết chương 1 25
Chương 2 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG TRUYỀN THUYẾT 26
2.1 Hình tượng người anh hùng văn hóa 26
2.2 Hình tượng người anh hùng chống giặc ngoại xâm 31
2.3 Hình tượng người anh hùng chinh phục thiên nhiên 40
Tiểu kết chương 2 46
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG GIẢNG DẠY VỀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG TRUYỀN THUYẾT Ở TRƯỜNG THCS 47
3.1 Truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn THCS 47
Trang 63.2 Thiết kế hoạt động dạy học về hình tượng người anh hùng trong truyền
thuyết ở trường THCS 51
3.2.1 Định hướng về yêu cầu cần đạt của chủ đề 51
3.2.2 Thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề truyền thuyết về hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết 57
3.2.3 Thực nghiệm sư phạm 77
Tiểu kết chương 3 82
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Những văn bản truyền thuyết được sử dụng trong SGK Ngữ văn
THCS 48 Bảng 3.2 Xử lí kết quả khảo sát thực trạng dạy và học truyền thuyết ở
trường THCS 49
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Truyền thuyết vốn là một thể loại quan trọng của loại hình tự sự dân gian Việt Nam Sự công nhận muộn màng về thể loại của các học giả là một trong những lí do khiến truyền thuyết trở thành thể loại đáng được lưu tâm đặc biệt
Đi sâu vào truyền thuyết ta bắt gặp hai yếu tố hiện thực và lí tưởng được kết hợp hài hoà, nhưng đặc biệt và điển hình hơn cả là người đọc sẽ khám phá ra những điều ẩn chứa đằng sau các hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết Chính các hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết này là sự kết tinh độc đáo, là sự sáng tạo của các tác giả dân gian Thông qua đó, các tác giả dân gian muốn phản ánh khát vọng, mơ ước hoài bão của nhân dân, đồng thời cũng để đáp ứng nhu cầu nhận thức lí giải và sự ghi nhớ lịch sử một cách đặc biệt của nhân dân
Nghiên cứu văn học dân gian trong thời điểm hiện nay là một việc làm cần thiết Qua việc khảo sát, tìm hiểu hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết được lưu truyền trong kho tàng văn học có tác dụng tăng cường sự hiểu biết về các giá trị tinh thần đặc sắc, hội nhập quốc tế mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc Hiện nay, việc nghiên cứu giảng dạy văn học dân gian ngày càng được chú trọng trong quá trình phát triển chương trình ở các cấp học Là một giáo viên Ngữ văn, tôi thiết nghĩ nghiên cứu về văn học dân gian nói chung và về hình tượng người anh hùng nói riêng là việc làm thiết thực Hơn nữa việc nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp tôi bổ sung thêm nhiều kiến thức về văn học dân gian, kỹ năng nghiên cứu khoa học… để nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy trong tương lai
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết người Việt và vận dụng vào giảng dạy ở trường phổ thông ” với mong muốn đóng góp phần nào ý kiến của mình
vào công việc nghiên cứu văn học dân gian hiện nay ở thể loại truyền thuyết
Trang 9Đồng thời hi vọng đáng ứng được một phần đòi hỏi của việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng Từ đó hình thành những phẩm chất, năng lực tốt đẹp cho học sinh, giúp học sinh yêu thích môn Ngữ văn và các tác phẩm truyền thuyết
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Hướng nghiên cứu về truyền thuyết và hình tượng trong truyền thuyết
Truyền thuyết của Việt Nam đã được một số tác giả người phương Bắc ghi
chép thành văn bản từ khá sớm - ngay từ thời kì Bắc thuộc trong: Giao Châu ngoại vực và Nam Việt chí Đến thế kỷ XIV - XV, một số tác giả người Việt
cũng bắt đầu sưu tầm và ghi chép thể loại này như: Đỗ Thiện, Lý Tế Xuyên,
Trần Thế Pháp… với các cuốn: Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái… Tuy
nhiên, các tác giả chưa quan tâm về mặt thể loại nhưng họ cũng đã thấy rằng so với những chuyện dân gian khác, đây là những câu chuyện về lịch sử mang đậm yếu tố hoang đường và kì ảo Sau này, truyền thuyết không những được công
nhận là một thể tài vững chắc, hoàn chỉnh của văn học dân gian mà còn được
thống nhất về mặt thuật ngữ Bên cạnh những ý kiến không thừa nhận sự tồn tại của truyền thuyết với tư cách là thể loại văn học dân gian độc lập như: Đinh Gia Khánh, Nguyễn Đổng Chi thì vẫn có các tác giả: Trần Văn Giàu, Hoàng Tiến Tựu, Đỗ Bình Trị, Kiều Thu Hoạch, Lê Chí Quế… đều nhất trí thừa nhận sự tồn tại của truyền thuyết - truyền thuyết là một thể loại của văn học dân gian
Vốn là một thể loại tiêu biểu của sáng tác dân gian nên ngay từ khi ra đời, nó đã nhận được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu Từ góc độ văn học,
đã có một số công trình nghiên cứu về truyền thuyết, song chủ yếu các tác giả tập trung vào một số vấn đề như: nguồn gốc truyền thuyết, nội dung phản ánh truyền thuyết, nghệ thuật truyền thuyết… còn vấn đề soi chiếu nó dưới góc nhìn hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết thì chưa được quan tâm một cách đúng mức, nếu có cũng chỉ tập trung nói về văn học dân gian nói chung chứ chưa đề cập đến một thể loại nào cụ thể Chúng ta có thể điểm qua
Trang 10một số công trình sưu tầm, biên soạn về truyền thuyết dân gian nói chung và về hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết dân gian nói riêng
- Công trình Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam được công bố năm 1971 Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú ý đến bài nghiên cứu Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến của Kiều Thu
Hoạch Bài viết này được đánh giá là cột mốc đầu tiên trong việc nghiên cứu truyền thuyết như một thể loại của văn học dân gian Tác giả đặc biệt chú ý đến tiểu loại truyền thuyết nhân vật anh hùng chống xâm lược Đây là những gợi dẫn quan trọng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết
Cũng trong công trình nói trên, nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh có bài
nghiên cứu về Hình tượng khổng lồ và tập thể anh hùng dựng nước trong truyện cổ dân gian Việt Nam Những nhân vật Thần Trụ Trời, Ải Lậc Cậc được tác giả xác định là những ông khổng lồ thần thoại với công cuộc: “khai thiên lập địa, gieo nở giống người, lập địa bàn cư trú”
- Bài viết Thần thoại và truyền thuyết dân tộc ít người, một bộ phận của nền văn học Việt Nam thống nhất và đa dạng (Tạp chí Văn học số 6 năm 1977)
của Võ Quang Nhơn, đã đề cập tới hình tượng nhân vật sáng tạo nên những thành tựu văn hóa trong thần thoại và truyền thuyết các dân tộc ít người miền núi phía Bắc
- Bài nghiên cứu Vai trò người phụ nữ khai sáng đất nước và dân tộc trong truyền thuyết dân gian của tác giả Trần Gia Linh, đăng trên tạp chí Văn
học số 2 năm 1980 Bài viết bước đầu đề cập tới hình tượng bà khổng lồ - nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể về thời Văn Lang - Âu Lạc
- Văn học dân gian Việt Nam (1997), Nxb Giáo dục, Hà Nội của Đinh Gia
Khánh chủ biên mới chỉ đề cập đến việc xuất hiện và phát triển của truyền thuyết qua từng thời kỳ
Trang 11- “Thần và người đất Việt” (1989) của tác giả Tạ Chí Đại Trường đã thực
hiện một cuộc hành trình đi tìm lại diện mạo các vị thần linh trên đất Việt từ thời cổ cho đến thời cận đại Tác giả dành một chương sách, để viết về các hệ thống thần linh bản địa Việt gồm các nhiên thần: các thần cây, thần đá, thần sông nước, các nhân thần sơ khai Theo đó, một số nhân vật anh hùng văn hóa hiện diện vào buổi đầu của lịch sử Việt đã được tác giả đề cập tới
- “Văn học Việt Nam văn học dân gian những tác phẩm chọn lọc” (2000), Nxb Giáo dục của TS Bùi Mạnh Nhị chủ biên - Hồ Quốc Hùng - Nguyễn Thị
Ngọc Diệp Các tác giả ghi lại một số truyện về thần thoại, truyền thuyết, sử thi, cổ tích Nhìn chung các tác giả chỉ dừng lại ở việc sưu tầm chứ chưa đi sâu vào tìm hiểu, phân tích nội dung và thi pháp của truyền thuyết
- Giáo trình văn học dân gian Việt Nam (1990), Nxb Giáo dục của Hoàng Tiến Tựu và Giáo trình văn học dân gian Việt Nam (1991), Nxb Giáo dục, tác giả Đỗ Bình Trị chủ biên, Giáo trình văn học dân gian Việt Nam (2016), Nxb Giáo dục của tác giả Vũ Anh Tuấn chủ biên cũng đã khái quát một số vấn đề
quan trọng về truyền thuyết như khái niệm, ý nghĩa, nghệ thuật
2.2 Hướng nghiên cứu vận dụng truyền thuyết trong giảng dạy Ngữ văn
Trong hướng nghiên cứu này có công trình của các tác giả như: Hán Thị Thu Hiền, Dương Thị Bích Liên & Trần Lê Khánh Ly (2023) Thiết kế hoạt động trải nghiệm dạy học truyền thuyết thời đại hùng vương trong chương trình
giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương, 30(1), 56–64 https://doi.org/10.59775/1859-3968.122;
Trần Hoài Phương (2020) Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học truyện ngụ ngôn cho học sinh lớp 6 theo đặc trưng thi pháp thể loại (Kỷ yếu nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại, trường ĐHSP Hà Nội) Trong tài liệu: Jennings S (2017) Creative Storytelling with Children at Risk 2nd edition Routledge London and New York 126 pages có đề cập đến việc vận dụng truyện kể trong giáo dục Những câu chuyện có thể khuyến khích trẻ hành động và yêu cầu được giúp đỡ, bao gồm cả sự giúp đỡ về những
Trang 12thay đổi và kế hoạch cuộc sống Những câu chuyện cung cấp một cấu trúc an toàn với những kết thúc và kết thúc Cuốn sách phát triển các chủ đề sau: câu chuyện để đánh giá; câu chuyện để hiểu cảm xúc; những câu chuyện khám phá giác quan; câu chuyện quản lý tổn thất
Dạy học Ngữ văn thông qua hình tượng, phẩm chất các nhân vật là phương pháp dạy học tích cực giúp kết nối văn học với đời sống, phù hợp với định hướng dạy học gắn liền với thực tiễn, dạy học phát triển năng lực Bài viết tập trung vào một trường hợp tiêu biểu liên quan đến giảng dạy văn học địa phương theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
Điểm qua một số công trình nghiên cứu, có thể nói, các công trình đều nghiên cứu trên đối tượng chung là truyền thuyết Việt Nam, nhưng chưa đề cập một cách cụ thể và chi tiết về góc độ các hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt và sự vận dụng những hình tượng văn học trong giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông Tuy nhiên với sự khai sơn phá thạch của người đi trước, chúng tôi đã được kế thừa rất nhiều khi nghiên cứu về vấn đề hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết dân gian, đó là những gợi mở vô cùng cần thiết
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Ba là, đưa ra một số định hướng cho việc lựa chọn văn bản, chủ đề
và hướng giảng dạy thể loại truyền thuyết gắn với những hình tượng người anh hùng cho đối tượng là học sinh THCS
Trang 133.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi đã thực hiện các nhiệm
vụ cụ thể sau:
- Tổng hợp những vấn đề lý luận chung về truyền thuyết, hình tượng người anh hùng, khái niệm về truyền thuyết, khái niệm về hình tượng, khái niệm hình tượng người anh hùng
- Khảo sát và thống kê một số hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết
- Phân tích, giải mã các hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết
để từ đó tìm ra ý nghĩa độc đáo mà tác giả dân gian gửi gắm trong các tác phẩm truyền thuyết
- Nêu ra một số định hướng về việc lựa chọn chủ đề, văn bản và cách tiếp cận một số truyền thuyết ở phổ thông
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hình tượng người anh hùng trong một
số truyền thuyết của người Việt Ngoài ra, luận văn còn hướng đến việc vận dụng hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết vào việc giảng dạy một số tác phẩm truyền thuyết ở cấp THCS
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các hình tượng nhân vật anh hùng trong một số tác phẩm truyền thuyết dân gian người Việt
Dựa theo cuốn tài liệu: Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam - tập 1, (Nguyễn
Thị Huế - Trần Thị An biên soạn, Nxb Giáo dục, 1999)
Bên cạnh cuốn tài liệu trên, chúng tôi tham khảo cuốn sách Ngữ văn lớp
6 (tập 1, tập 2) của 3 bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo
và Cánh diều
Trang 145 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi đã sử dụng và kết hợp các phương pháp có tính phổ biến trong nghiên cứu khoa học như:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Với phương pháp này, chúng tôi sử dụng để tiến hành khảo sát các truyền thuyết dân gian về hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết Từ đó lập bảng thống kê, đưa ra những số liệu cụ thể, khách quan và đảm bảo độ chính xác cao về vấn đề cần khảo sát
- Phương pháp phân tích văn bản văn học dân gian: Phương pháp này giúp chúng tôi tìm ra những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của các truyền thuyết Từ đó, tiến hành phân tích cụ thể hóa, giải mã một cách đầy đủ những vấn đề cần nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu so sánh: So sánh các hình tượng người anh hùng trong thể loại truyền thuyết với các thể loại văn học dân gian khác
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Để tìm hiểu đặc điểm và mối quan
hệ giữa truyền thuyết và giải mã các hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu này để kết hợp nhiều góc nhìn văn hóa, văn học, lịch sử… trong đó các phương pháp nghiên cứu của văn hóa học là trọng tâm
6 Đóng góp mới của luận văn
Luận văn gợi mở cho bạn đọc một cái nhìn mới về hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết, họ là ẩn dụ cho hành trình tồn tại của con người và của lịch sử Việt Nam Bên cạnh đó, luận văn góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị tinh thần của văn học dân gian, bổ sung làm tài liệu tham khảo cho sinh viên hoặc những người muốn tìm hiểu về vấn đề này
Đề tài cũng sẽ cung cấp một số gợi ý trong việc lựa chọn văn bản, lựa chọn chủ đề và phương pháp tiếp cận truyền thuyết từ hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết ở trường THCS
Trang 157 Cấu trúc luận văn
Luận văn có bố cục thành ba phần chính: mở đầu, nội dung, kết luận Trong đó phần nội dung gồm ba chương
Chương 1: Những vấn đề chung về truyền thuyết người Việt
Chương 2: Hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết
Chương 3: Một số định hướng giảng dạy về hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết ở trường THCS
Ngoài ra, khóa luận còn có phần tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 16NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN THUYẾT NGƯỜI VIỆT
1.1 Giới thiệu chung về truyền thuyết
1.1.1 Khái niệm truyền thuyết
Truyền thuyết là một thể loại được hình thành và có rất nhiều cuộc tranh luận của các nhà nghiên cứu, học giả để định hình khái niệm Các tác giả như: Nguyễn Đổng Chi, Đinh Gia Khánh đã phủ nhận sự tồn tại của truyền thuyết với tư cách là một thể loại văn học dân gian độc lập… Ngược lại: Đỗ Bình Trị, Kiều Thu Hoạch và một số nhà nghiên cứu khác quan niệm truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian
Trong giáo trình Văn học dân gian, Đỗ Bình Trị đã đưa ra định nghĩa:
“Truyền thuyết là những truyện có dính líu đến lịch sử mà lại có sự kì diệu là lịch sử hoang đường - hoặc là những tưởng tượng ít nhiều gắn với lịch sử” [45,
tr.71-72]
Tác giả Lê Chí Quế cho rằng: “Truyền thuyết là một thể loại trong loại hình tự sự dân gian phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa hay nhân vật tôn giáo thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kì” [35, tr.49]
Tác giả Lại Nguyên Ân đưa ra định nghĩa về truyền thuyết: “Truyền thuyết là một nhóm những sáng tác dân gian mà đặc điểm chung là trong đó có các yếu tố kì diệu, huyễn tưởng nhưng lại được cảm nhận là xác thực diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử Trong những truyền thống văn hóa khác nhau về loại hình, khái niệm truyền thuyết mô tả những hiện tượng không hoàn toàn giống nhau và liên hệ một cách khác nhau với thể loại dân gian khác, kể cả thần thoại…” [2, tr 341]
Tác giả đã nhấn mạnh những đặc trưng cơ bản của truyền thuyết như:
truyền thuyết là “sáng tác dân gian”, nghệ thuật nổi bật là dùng “các yếu tố kì
Trang 17diệu, huyễn tưởng” nhằm mục đích là làm cho người đọc tin vào câu chuyện
được kể đã từng diễn ra trong quá khứ
Theo ý kiến của Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình, cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên tác phẩm văn hóa mà đời đời con cháu ưa thích” [39, tr.25] Ý kiến của tác giả tuy không
nhằm định nghĩa truyền thuyết nhưng đã giúp ích rất nhiều cho các nhà nghiên cứu văn học dân gian xác định bản chất thể loại của truyền thuyết
Trong cuốn Tổng hợp văn học dân gian người Việt, theo tác giả Kiều Thu Hoạch thì các tác giả nhóm Lê Quý Đôn trong công trình Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về truyền thuyết: “Truyền thuyết là tất cả những chuyện lưu hành trong dân gian có thật xảy ra hay không thì không có gì đảm bảo Như vậy có những truyền thuyết lịch sử, mà cũng có những truyền thuyết khác hoặc dính dáng về một đặc điểm địa lí hoặc giải thích những phong tục tập quán hoặc nói về các sự tích nghề nghiệp và tất cả những chuyện kì lạ khác” Trong một bài tiểu luận có tựa đề Truyền thuyết anh hùng thời kì phong kiến của Kiều Thu Hoạch đã đưa ra định nghĩa về truyền thuyết như sau:
“Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó kể lại truyện tích của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại đồng thời nó cũng sử dụng các yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích
ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch
sử cụ thể chứ không hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng”
Như vậy, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thuyết, nhưng đều có điểm chung là thừa nhận truyền thuyết là một thể loại của văn học dân gian, nội
Trang 18dung phong phú mang tính lịch sử theo xu hướng lý tưởng hóa, đồng thời có yếu
tố tưởng tượng, kì ảo thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả dân gian
Qua tìm hiểu, nghiên cứu một số khái niệm về truyền thuyết của các nhà nghiên cứu, chúng tôi rút ra kết luận: truyền thuyết là một thể loại của văn học dân gian, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của truyền thuyết là khoa trương, phóng đại, đồng thời cũng sử dụng các yếu tố hư ảo, thần kỳ giống cổ tích và thần thoại
1.1.2 Đặc trưng thể loại
Về nội dung, truyền thuyết là lịch sử truyền miệng của nhân dân ta, các tác phẩm truyền thuyết chủ yếu hướng vào đề tài lịch sử nhằm phản ánh, lí giải các sự kiện lịch sử trọng đại, các nhân vật lịch sử có vai trò và ảnh hưởng lớn đối với sự tồn tại, phát triển của cộng đồng Phần lớn các truyền thuyết lấy cái
“cốt lõi” của lịch sử rồi được hư cấu, tưởng tượng pha chút yếu tố thần kì ở dạng một câu chuyện có những chi tiết gợi cảm Các tác giả dân gian có thể thêm bớt ít nhiều, tùy theo sở thích nhưng nhìn chung vẫn lấy lịch sử làm trung tâm Qua truyền thuyết, thấy được quan điểm lịch sử của nhân dân, tưởng chừng như có lúc quan điểm đó đi ngược lại quy luật tự nhiên, thiếu căn cứ khoa học nhưng nó lại phù hợp với tín ngưỡng, với tâm lý của con người Trong nội dung của truyền thuyết thường có hai phần chính: phần cốt lõi của những sự kiện, nhân vật lịch sử được phản ánh hay nói cách khác là nội dung lịch sử được phản ánh; phần tâm tình, ý nguyện của nhân dân được nhắn gửi thông qua sự phản ánh đó – tức là nội dung tư tưởng, tình cảm, thái độ chủ quan của tác giả dân gian Tỉ lệ giữa hai phần này nhiều ít, lớn nhỏ không đều nhau, nhưng truyền thuyết thường phải có hai phần này Do đó, truyền thuyết vừa là văn học vừa là lịch sử truyền miệng của nhân dân
Trang 19Nhìn chung, nội dung của truyền thuyết thường đề cập đến các vấn đề chính là nguồn gốc dân tộc, ca ngợi các anh hùng dân tộc và nói đến quá trình hình thành các địa danh Những nội dung này đều xuất phát từ tâm thức của người dân, từ đó xây dựng nên những truyền thuyết có cái cốt của lịch sử Truyền thuyết cũng gắn với từng giai đoạn, từng tiến trình của đất nước Khi đất nước có những biến đổi thì truyền thuyết cũng thay đổi để kịp thời phản ánh, vậy nên nội dung của truyền thuyết hết sức đa dạng và phong phú Điểm nổi bật của truyền thuyết là có tính nguyên hợp, truyền thuyết không chỉ là văn học mà còn là lịch sử, là phong tục, là tập quán hay nói cách khác là những tác phẩm văn hóa của dân tộc Truyền thuyết là thể loại ra đời sau thần thoại nên nội dung cũng có điểm khác biệt so với thần thoại ở nhiều phương diện Nếu như thần thoại ra đời là do nhu cầu nhận thức, lí giải, chinh phục tự nhiên của người nguyên thủy; còn truyền thuyết ra đời là để đáp ứng nhu cầu nhận thức, lí giải và ghi nhớ lịch sử của nhân dân Do vậy, đề tài của truyền thuyết chủ yếu hướng vào lịch sử (lịch sử của các bộ tộc, bộ lạc) xoay quanh những nhân vật
có vai trò quan trọng với đất nước hay những biến cố lịch sử trọng đại Ở truyền thuyết, nhận thức của con người đã ngày càng sâu sắc hơn, không còn phù du như thần thoại, mà họ đã biết hướng tầm nhìn vào lịch sử nhân loại, vào những con người có công lao to lớn với đất nước
Về nghệ thuật, truyền thuyết nói chung và truyền thuyết người Việt nói riêng đều là kết quả của sự nhào nặn lịch sử bằng các hình tượng hóa và kì ảo hóa các nhân vật lịch sử theo quan điểm của nhân dân Chính cảm quan lịch sử
đã tác động, chi phối rất lớn đối với việc xây dựng hình tượng truyền thuyết Nhìn chung, các nhân vật dù là hư cấu, tưởng tượng cho đến các nhân vật có thật trong lịch sử đều có tên tuổi, nguồn gốc rõ ràng, nó được gắn với từng địa phương hoặc thời đại Truyền thuyết được sáng tạo suốt chiều dài lịch sử nên mỗi giai đoạn lịch sử lại xây dựng, sáng tạo các nhân vật khác nhau theo quan niệm của nhân dân
Trang 20Các chi tiết, hình tượng nhân vật trong truyền thuyết hầu hết đều được tưởng tượng, sáng tạo dưới ánh sáng của thế giới quan thần thoại và ý thức lịch
sự về tập thể, cộng đồng, khiến cho nhân vật trong truyền thuyết vô cùng rực
rỡ, trở thành kiểu mẫu của cái đẹp, cái hùng của thời đại và chính là ước mơ của người Việt Các hình tượng nhân vật được xây dựng trong truyền thuyết ở mỗi giai đoạn lại được nhìn dưới những lăng kính khác nhau Nếu trong thần thoại chủ yếu là các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên được hình tượng hóa và thần thánh hóa theo trí tưởng tượng của người nguyên thủy thì đối tượng trong truyền thuyết lại khác Họ chủ yếu là người, là nhân vật lịch sử, có lí lịch tương đối rõ ràng, có hành động, có việc làm cụ thể, đôi khi có cả lời nói, diễn biến nội tâm của các nhân vật chưa được khắc họa rõ ràng nhưng nhìn chung, người
kể và người nghe đều cảm nhận được tương đối rõ thái độ, tính cách của từng nhân vật qua việc làm hành động hoặc lời nói của họ Đây được xem là một bước phát triển hơn so với thần thoại
Về phương diện kết cấu, có thể nhận thấy rõ các truyền thuyết có kết cấu theo khuynh hướng chung của các thể loại tự sự dân gian Kiểu kết cấu này đã giúp tạo ra một kiểu truyện hay một môtip quen Cốt truyện thường được chia làm ba phần: hoàn cảnh và đặc điểm nhân vật; hành trạng và chiến công; kết thúc sự nghiệp nhân vật và sự nhìn nhận đánh giá của nhân dân Kết cấu này tạo nhiều điều kiện thuận lợi để người dân có thể bày tỏ ý nguyện, mong muốn của mình Bên cạnh đó, truyền thuyết thường gắn với các di tích vật chất, các di tích văn hóa, các phong tục lễ hội
Trong các tác phẩm truyền thuyết, chất liệu ngôn ngữ được sử dụng giản
dị, dễ hiểu, thường lấy chất liệu từ cuộc sống đời thường nhưng vẫn tạo nên những đấng anh hùng, danh nhân sống động, gần gũi với nhân dân Truyền thuyết có sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hư cấu Tuy lấy sự kiện và nhân vật lịch sử làm đề tài nhưng truyền thuyết vẫn sử dụng những yếu tố hư cấu trên nền lịch sử có tính xác thực đó Những chi tiết như: mẹ Âu Cơ sinh bọc trăm
Trang 21trứng nở trăm con , Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, một mình đánh tan giặc
Ân rồi bay về trời hay chi tiết nỏ thần bách phát bách trúng của An Dương Vương đều là những chi tiết kì ảo, hư cấu Chi tiết kì ảo, hư cấu vừa tạo nên sức hấp dẫn của truyền thuyết, vừa là cách để nhân dân ta thần thánh hóa hình tượng, phi thường hóa chiến công, năng lực của những bậc anh hùng mà nhân dân yêu mến, ngưỡng mộ
Như vậy, với cách xây dựng nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật trong các tác phẩm truyền thuyết đã tạo nên sự đặc sắc, sức hấp dẫn cho thể loại truyền thuyết Đồng thời, những đặc điểm nghệ thuật nổi bật ấy, đã giúp cho thể loại truyền thuyết trải qua bao năm tháng vẫn giữ được chỗ đứng trong lòng bạn đọc Chính điều này đã giúp thể hiện một cách rõ ràng, sâu sắc hơn những giá trị văn hóa - nét đẹp trong cộng đồng người Việt
1.1.3 Phân biệt truyền thuyết với giai thoại, thần thoại
Thần thoại và truyền thuyết là hai thể loại thường bị mọi người nhầm lẫn, bởi vậy chúng ta cần phân biệt được truyền thuyết với thần thoại để có thể đi sâu vào đề tài này
Từ điển Tiếng Việt đã giải thích khái niệm thần thoại như sau: “Thần thoại là truyện kể dân gian về các vị thần hoặc các nhân vật anh hùng đã được thần thánh hóa, phản ánh những quan niệm ngây thơ của con người thời xa xưa về các hiện tượng tự nhiên và khát vọng đấu tranh chinh phục thiên nhiên”
[34, tr.1149]
Chu Xuân Diên lại cho rằng: “Thần thoại là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, những nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và của đời sống con người”
Vũ Ngọc Khánh đưa ra nhận định: “Thần thoại là hình thức sáng tác của con người thời đại xa xưa, nó thể hiện ý thức muốn tìm hiểu vũ trụ, lí giải vũ trụ và chinh phục vũ trụ của con người”
Trang 22Như vậy, thần thoại ra đời từ thuở “hồng hoang”, là tập hợp những
truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, thần linh, các nhân vật sáng tạo thần linh Nhằm giải thích các hiện tượng của tự nhiên xã hội, nó xuất phát từ điểm nhìn của con người về mối quan hệ giữa con người với thế
giới tự nhiên để thể hiện hình dung của con người về vũ trụ “thuở ban đầu” và xác lập vị trí của con người trong mối quan hệ với “vũ trụ nguyên sơ” ấy Khi
xã hội, nhận thức của con người phát triển đến một trình độ nhất định nào đó thì sáng tác thần thoại chấm dứt và truyền thuyết ra đời giai đoạn sau của thần thoại, tiếp tục tồn tại và song hành với lịch sử loài người Ngược lại, truyền thuyết thể hiện cách nhận thức lịch sử, phản ánh lịch sử theo quan điểm của dân gian, truyền thuyết phản ánh mối quan hệ giữa cộng đồng với cộng đồng hoặc quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng nhằm lí giải sự hình thành dân tộc, biểu hiện sức mạnh và sự cố kết cộng đồng trong việc củng cố và bảo vệ quốc gia
Đó có thể được coi là đặc thù của thế giới nghệ thuật trong truyền thuyết
Theo GS Kiều Thu Hoạch: “Giai thoại vốn là một thuật ngữ gốc Hán, giai có nghĩa là hay, thoại là câu chuyện kể Như vậy, giai thoại là câu chuyện
kể hay, đẹp, mà lâu nay, giới nghiên cứu vẫn coi thuật ngữ này là tương đương với thuật ngữ anecdote của phương Tây” (Dẫn theo Thông báo văn hóa dân gian 2000, tr.644) Vũ Ngọc Khánh cũng xem giai thoại tương đương với thuật ngữ anecdote đồng thời nhấn mạnh, đó là những mẩu chuyện ngắn, rất ngắn, có tính cách hài hước, dí dỏm, gây được những nụ cười “mang ý nghĩa triết học” (Dẫn theo Thông báo văn hóa dân gian 2000, tr.164) Chú ý đến không gian sống của nó, Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố cho giai thoại “là việc tốt, chuyện hay, thường truyền tụng ở dân gian” [33, tr.243] Lại Nguyên Ân lại cho rằng giai thoại là “một thể loại chuyện kể truyền miệng, lưu hành chủ yếu trong giới nhà văn và lớp công chúng yêu thích thơ văn, nhất là những người có hiểu biết Hán học và văn chương chữ Hán (Dẫn theo Từ điển văn học của Đỗ Đức Hiểu chủ
biên (2004), Nxb Thế giới, Hà Nội, tr.519) Nghiêng về thi pháp thể loại,
Trang 23Guxép định nghĩa: “Chúng tôi gọi là giai thoại, tác phẩm tự sự trào phúng hoặc hài hước, được xây dựng trên một tình tiết có một sức tăng tiến, tới điểm cao, biểu hiện rõ rệt và hết sức bất ngờ” (Dẫn theo Tiếp cận kho tàng Foklore Việt Nam (1999), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr.168)
Theo cách giải thích trên, giai thoại là những tự sự dân gian, chủ yếu được truyền miệng Nó là những câu chuyện lý thú, hay, đẹp được gắn với không gian sinh hoạt đời thường, có tính chất hài hước, dí dỏm, mang nhiều ý nghĩa triết lý Chẳng hạn, nhân vật Trần Thủ Độ, đã từng đứng trước triều đình
nói câu khí phách trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông : “Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ chớ có lo gì” Đồng thời, ông cũng từng dọa
chặt một ngón chân của kẻ đến xin với vợ ông để được làm chức Câu đương ở làng xã, khiến người này phải xin xỏ mãi mới được tha Câu nói của ông thì được nhiều bộ sử ghi lại, còn việc ông dọa chặt ngón chân của người kia thì chỉ được lưu truyền trong giai thoại Thoạt xem qua, truyền thuyết và giai thoại chỉ giống nhau ở chỗ: cùng là những tự sự dân gian, chủ yếu được truyền miệng và chép thành văn bản Còn lại một bên gắn liền với những vấn đề, sự kiện lịch sử thiêng liêng và hệ trọng; còn một bên là chuyện đời thường, lý thú và hài hước Nếu giai thoại lịch sử tìm cách vén bức màn bí ẩn, kéo những nhân vật vốn nổi tiếng, quyền uy xuống gần với đời thường thì truyền thuyết lại tìm cách phủ thêm màn sương huyền ảo, nâng những con người bình thường lên ngưỡng thiêng liêng, bất tử Mọi yếu tố trong truyền thuyết đều gắn liền hoặc hướng về cái thiêng, sự tôn thờ, ngưỡng mộ Nếu giai thoại lịch sử chỉ được người nghe (người đọc) đón nhận bằng cảm giác lý thú, có quyền tin hoặc không tin, thì trái lại, truyền thuyết luôn được đón nhận bằng một niềm tin
1.2 Giới thiệu chung về hình tượng
1.2.1 Khái niệm về hình tượng
Khái niệm hình tượng là khái niệm rất chung, khái quát và có nhiều cách
định nghĩa khác nhau Trong tiếng La tinh hình tượng “imago” có nghĩa là
chân dung, hình ảnh
Trang 24Trong tiếng Nga, “obraz” có nghĩa là sự lột tả theo mẫu nào đó Trong tiếng Hán, “tượng” có nghĩa là hình vẽ để biểu đạt Kinh Dịch, thiên Hệ từ truyện có câu: “Thánh nhân lập tượng để tận ý” (nghĩa là thánh nhân làm ra
Có thể hiểu khái niệm hình tượng như sau: Hình tượng là phương thức
phản ánh thế giới đặc thù của văn học bằng những hình thức đời sống, được sáng tạo bằng hư cấu và tưởng tượng, vừa cụ thể vừa khái quát, mang tính điển hình, giàu ý nghĩa thẩm mĩ, thể hiện tư tưởng và tình cảm con người
1.2.2 Đặc điểm của hình tượng
Trong cuộc sống nhất là trong các tác phẩm văn học cho thấy sự nhận thức đời sống, thể hiện tư tưởng tình cảm, khát vọng và mơ ước của con người thông qua hình tượng nghệ thuật Hình tượng chính là phương thức phản ánh thế giới của văn học Hình tượng gắn liền với thực tiễn đời sống Hình tượng nghệ thuật tái hiện cuộc sống nhưng lại không đơn thuần là sao chép y nguyên những hiện tượng có thật mà là tái hiện một cách có chọn lọc, sáng tạo thông qua tài năng và trí tưởng tượng của nghệ sĩ, bằng sự khéo léo và tinh tế của mình, họ biến những sự vật dù tầm thường nhất trở thành các hình tượng đẹp có sức truyền cảm mạnh mẽ, mang những ấn tượng sâu sắc đến với người cảm thụ
Hình tượng là những hình thức đời sống được nhà văn tưởng tượng sáng tạo để trình bày về một hiện thực đời sống nhất định Hình tượng cũng không phải là sự sao chép nguyên xi đời sống hiện thực mà còn mang sẵn quan niệm, đánh giá về thế giới, chứa đựng một tư tưởng nhân sinh Hình tượng có sự thống nhất giữa hai mặt: khách quan và chủ quan, lí trí và tình cảm Hình ảnh
Trang 25của cuộc sống khách quan được phản chiếu qua đôi mắt chủ quan của người nghệ sĩ đa cảm, tinh tế, sâu sắc
Hình tượng được xây dựng lên sống động và hấp dẫn như thật, nhưng cũng chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng con người, nó không phải là sự thật trăm phần trăm Bên cạnh đó hình tượng không chỉ là thế giới đời sống, mà còn là
“thế giới biết nói” Thông qua các chi tiết, nhân vật trong tác phẩm, nhà văn
muốn đối thoại với độc giả về quan niệm nhân sinh nào đó
Hình tượng mang tính tinh thần vừa khái quát, vừa cụ thể Hình tượng được sáng tạo là để thỏa mãn những khát vọng tinh thần của con người, những khát vọng mà hiện thực cuộc đời không mang đến được
Cụ thể hình tượng được xây dựng nhằm thỏa mãn về ước mơ công lí: chiến thắng thuộc về chính nghĩa, cái ác bị trừng phạt, oan khuất được đền bù,
kẻ hiền gặp lành; thỏa mãn về ước mơ: nồi cơm ăn hết lại đầy là ước mơ của những người quá cực nhọc vất vả vì miếng ăn ; chàng trai, cô gái nghèo xấu xí bỗng chốc hóa thành đẹp đẽ, khỏe mạnh, giàu có là ước mơ của những con người vất vả, nghèo hèn, đầy tủi nhục… Hình tượng văn học mang ý nghĩa đối với đời sống tinh thần con người
Hình tượng mang tính thẩm mĩ, nói cách khác là mang tính nghệ thuật Hình tượng được sáng tạo nhằm để giúp con người có thể thưởng thức và thoả mãn về mặt thẩm mĩ Con người khi đọc thơ hay đọc một câu chuyện, thường thích thú vì những hình ảnh đẹp, những vần thơ réo rắt, những cốt truyện li kì, hấp dẫn, những nhân vật có hình thức và tính cách quyến rũ… Sức hấp dẫn của hình tượng là một dấu hiệu quan trọng
Hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ Ước lệ là biện pháp tái hiện sự vật, hiện tượng bằng hình tượng có tính quy ước Nghệ thuật được hiểu là một cách thức mô phỏng lại cuộc sống Song, dù phản chiếu cuộc sống chân thực đến đâu nghệ thuật cũng không thể mất đi yếu tố sáng tạo, tưởng tượng trong mỗi tác phẩm mà tất cả những yếu tố ấy gọi chung là tính ước lệ của hình tượng
Trang 261.2.3 Hình tượng nhân vật
Từ trước đến nay, nhân vật mang nhiều khái niệm khác nhau Theo thời
gian, chúng ta sử dụng thuật ngữ này nhiều hơn để hiện trong tác phẩm văn học Các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về nhân vật văn học
Trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” đồng sáng tác của ba tác giả Lê
Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi lại nói: “Nhân vật văn học là một đơn
vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống,… Nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào một thế giới khác của đời sống”
Ở cuốn “Từ điển Ngữ văn” của tác giả Nguyễn Như Ý cũng có những ý
kiến khá tương đồng với hai ý kiến trên về khái niệm này cùng với một vài phát
biểu riêng “Nhân vật văn học luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm và luôn luôn gắn liền với cốt truyện Nhờ được miêu tả qua xung đột, mâu thuẫn, nên khác với hình tượng hội họa và điêu khắc, nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tính cách được bộc lộ dần trong không gian, thời gian, mang tính chất quá trình”
Bởi trong sáng tạo nghệ thuật, điều quan trọng, đặc sắc nhất nhiều khi không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng nhân vật Chính vì vậy, có
ý kiến cho rằng: “Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc”
Mặc dù khái niệm nhân vật có rất nhiều định nghĩa khác nhau nhưng tất
cả các định nghĩa đều có điểm chung như sau: Nhân vật có vị trí rất quan trọng trong tác phẩm Nhân vật chính là đối tượng được nhà văn miêu tả Nhân vật có thể là con người cụ thể, cũng có thể là những sự vật, con vật, hiện tượng mang bóng dáng và tính cách của con người Nhân vật chính là cầu nối truyền đạt nội dung, tư tưởng giữa bạn đọc và nhà văn Trong truyền thuyết thì nhân vật được lựa chọn và phản ánh là những nhân vật lịch sử thu hút được sự chú ý của nhân
Trang 27dân và những nhân vật này đều có tầm vóc nhất định trong lịch sử dân tộc Thế giới nhân vật trong truyền thuyết khá đa dạng và phong phú, họ đều là những nhân vật có vẻ đẹp về ngoại hình lẫn vẻ đẹp đời sống và tính cách Điểm chung của họ là đều có lòng yêu nước sâu sắc và dũng cảm để hiên ngang chống chọi với kẻ thù gian ác
Truyền thuyết kể về những nhân vật và sự kiện hư cấu hoặc xác thực có liên quan đến lịch sử trọng đại của dân tộc, truyền thuyết còn thể hiện ý thức
và thái độ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử Vì thế, mà truyền thuyết thể hiện nhân vật không phải bằng sự sao chép nguyên mẫu, mà chỉ dựa vào nguyên mẫu, để sáng tạo nên hình tượng nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tâm tình và thái độ của nhân dân Hình tượng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết đều được anh hùng hóa, dân tộc hóa, lịch sử hóa để trở thành những vị anh hùng bất tử sống mãi trong lòng nhân dân Việt
Trong truyền thuyết, hình tượng người anh hùng hiện lên vô cùng sinh động và phong phú Họ đại diện cho ước mơ và lý tưởng thẩm mĩ của nhân dân Họ những con người đã lập nên công trạng đặc biệt lớn lao đối với nhân dân, đất nước Hình tượng người anh hùng trong truyện kể dân gian Việt Nam phải hội tụ trong mình rất nhiều yếu tố Đầu tiên phải là người có tài năng và những phẩm chất đáng quý, lập được công lao to lớn cho dân tộc Tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử mà có các kiểu anh hùng khác nhau: anh hùng chinh phục thiên nhiên, anh hùng chống giặc ngoại xâm, anh hùng sáng tạo văn hóa
Dù mang trong mình những trọng trách khác nhau nhưng họ đều có phẩm chất tốt đẹp, có đóng góp to lớn cho cộng đồng và dân tộc, được nhân dân khắc cốt ghi tâm, sử sách lưu thơm, ngàn đời thờ phụng
Đến với mảng truyện cổ dân gian, nhân vật gắn với từng thể loại lại có những đặc điểm riêng khác nhau Nếu như nhân vật trong thần thoại thường là các vị thần với kiểu nhân vật chức năng, sinh ra chỉ để đảm nhiệm một nhiệm
vụ duy nhất và khi hoàn thành nhiệm vị thì thần cũng biến mất Họ thường
Trang 28được miêu tả với hình dáng khổng lồ, hành tung bí ẩn và hành động phi thường Ngược lại, nhân vật trong truyền thuyết thì hoàn toàn khác Đó là nhân vật lịch sử, có tên tuổi, quê quán rõ ràng và gắn liền với những sự kiện lịch sử Điểm đặc biệt của nhân vật truyền thuyết là bênh cạnh hình ảnh nhân vật có thật trong lịch sử, nhân vật truyền thuyết còn được bao bọc xung quanh mình những yếu tố kì ảo, hoang đường bởi trí tưởng tượng bay bổng của người xưa
Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng được nhân dân lựa chọn để trở thành hình tượng nhân vật trung tâm của tác phẩm Nhân dân lựa chọn hình tượng nhân vật trung tâm là những người có công trong cuộc chống ngoại xâm của dân tộc, có công trong công cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hóa, để thể hiện tâm tư, nguyện vọng, tư tưởng, tình cảm của nhân dân Bất kể nhân vật đó có nguồn gốc xuất thân như thế nào, từ những người có nguồn gốc bình dân, những người có tên tuổi, thậm chí cả những người vô danh Không cần xem trọng xuất thân, cứ có công trong công cuộc dựng nước và giữ nước, đều được nhân dân tôn thờ
Từ cơ sở lịch sử - văn hóa của dân tộc, nhân vật anh hùng trong truyền thuyết hiện lên với những đặc điểm riêng biệt, rõ nét Truyền thuyết nảy sinh
từ gốc rễ là thần thoại, trong thời đại anh hùng Một bộ phận thần thoại được lịch sử hóa thì đó cũng là cái mốc đánh dấu sự chuyển hóa thể loại - nó bước sang địa hạt của truyền thuyết Vì vậy, nhân vật chính trong truyền thuyết là người và một số nhân vật bán thần (ảnh hưởng từ thần thoại) Như: Lạc Long Quân - nguồn gốc nòi Rồng cao quý, Âu Cơ - đến từ giống Tiên thanh cao, Sơn Tinh, Thủy Tinh - đều là những nhân vật anh hùng khởi nguyên trong truyền thuyết Khi con người dần tin vào khả năng của mình và khát khao làm chủ thiên nhiên, truyền thuyết dần xuất hiện nhân vật là các anh hùng có khả năng điều chỉnh môi trường tự nhiên và xã hội Việc diệt trừ các loài thủy quái, yêu ma, dạy con người cách làm ăn, chăn nuôi, tạo ra phong tục, thậm chí tạo ra cả sông ngòi, biển cả… là những hoạt động chủ yếu của anh hùng
Trang 29văn hóa Nhân vật anh hùng lịch sử cũng có sức mạnh phi thường, đem lại chiến công vẻ vang cho cộng đồng bằng chính tài năng, sức mạnh của mình, thậm chí được thần linh phù trợ, như Vua Hùng, An Dương Vương, Lê Lợi…
Những hình tượng người anh hùng như Sơn Tinh đại diện cho thần Núi
có phép chỉ tay đến đâu đồi núi mọc lên đến đó, Thủy Tinh đại diện cho thần Nước có thể hô mưa gọi gió, Thánh Gióng chỉ là một cậu bé lên ba nhưng đã
biết “phò vua giúp nước” lớn nhanh như thổi , đến các anh hùng chống ngoại
xâm như: truyền thuyết về Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão đã trở thành những nhân vật trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm văn học đời sau Hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết đều được lý tưởng hóa toàn bộ quá trình sinh ra và lớn lên, chiến đấu và chiến thắng Họ là những con người có khả năng đặc biệt, có sức mạnh phi thường, bao gồm cả sức mạnh của thể lực và sức mạnh của ý tinh thần Họ là những anh hùng biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc và thể hiện ước mơ về đạo đức, công lý, công bằng của nhân dân
Vì vậy, hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết cũng theo sát từng dấu mốc quan trọng của lịch sử nước nhà Tên tuổi và chiến công của họ mang tầm vóc dân tộc, thể hiện mối liên hệ gắn bó sâu sắc của cả một cộng đồng, thể hiện sức mạnh của cả giang sơn thu về một mối
Tuy nhiên, các nhân vật anh hùng trong truyền thuyết không phải là sự sao chép hoàn toàn từ lịch sử, mà từ chất liệu lịch sử có thật cộng thêm trí tưởng tượng phong phú của nhân dân, các nhân vật đó đã được tái tạo lại, hiện lên màu sắc, huyền ảo và đẹp đẽ hơn Đó là sự kết hợp kì lạ giữa những nét đời thường thế tục với những nét kì ảo phi thường Công việc của các tác giả dân gian khi kể về các nhân vật trong truyền thuyết ấy là lựa chọn những sự kiện, những nhân vật có thật trong lịch sử, dựng lại diện mạo và tầm vóc của những sự kiện và những nhân vật anh hùng
Trang 301.2.4 Khảo sát các hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết
1.2.4.1 Bảng thống kê các hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết
Căn cứ vào cuốn tài liệu: “Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam - tập 1”, (Nguyễn Thị Huế - Trần Thị An biên soạn, Nxb Giáo dục, 1999), chúng tôi
khảo sát 144 truyền thuyết người Việt Dựa trên các phương pháp nghiên cứu liên ngành, phân tích, thống kê phân loại, so sánh chúng tôi đã phân loại thành
3 hình tượng người anh hùng: hình tượng người anh hùng lao động và sáng tạo văn hóa chiếm 28,4 %, hình tượng người anh hùng chống giặc ngoại xâm chiếm 52% và hình tượng người anh hùng chinh phục thiên nhiên chiếm 19,4% Kết quả chúng tôi đã khảo thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:
Biểu đồ khảo sát hình tượng người anh hùng
trong truyền thuyết người Việt
1.2.4.2 Nhận xét
Qua số liệu khảo sát, chúng tôi thấy trong các hình tượng người anh hùng xuất hiện trong truyền thuyết, thì hình tượng người anh hùng chống giặc ngoại xâm chiếm tỉ lệ lớn nhất với 52,0%, tiếp đó là hình tượng người anh hùng văn hóa với 28,4% và hình tượng người anh hùng chinh phục thiên nhiên với
Hình tượng người anh hùng lao động và sáng tạo văn hóa
Hình tượng người anh hùng chống giặc ngoại xâm
Hình tượng người anh hùng chinh phục thiên nhiên
52,0 % 19,4 %
28,4 %
Trang 3119,4% Rõ ràng, qua việc khảo sát, chúng ta có thể thấy rằng: truyền thuyết về hình tượng người anh hùng chống giặc ngoại xâm chiếm số lượng nhiều hơn
cả Có lẽ, một phần do đặc trưng thể loại của truyền thuyết là phản ánh và lí giải các nhân vật và sự kiện lịch sử có ảnh hưởng quan trọng tới một thời kì, một dân tộc hay một quốc gia, nên dẫn đến hình tượng người anh hùng chống giặc ngoại xâm nổi bật hơn cả Hơn nữa đất nước Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ khó khăn, gian khổ chống chọi lại các thế lực ngoại xâm.Trong bối cảnh này, người dân Việt Nam thường xuất hiện những hình tượng anh hùng,
họ là nguồn cảm hứng để tự hào và đoàn kết trong cuộc sống hằng ngày Văn hóa Việt Nam có một truyền thống lâu đời về việc tôn vinh các anh hùng dân tộc, những câu chuyện và truyền thuyết về họ đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa Việt Nam và được trao truyền qua nhiều thế hệ Những câu chuyện
về người anh hùng thường tập trung vào phẩm đức, tinh thần hy sinh, và tình yêu quê hương đất nước Nhân dân ta thường kể chuyện về những người anh hùng và các truyền thuyết dân gian để truyền đạt tri thức, giáo dục, và giữ lại những giá trị truyền thống Điều này đã góp phần tạo ra một số lượng lớn tác phẩm về hình tượng người anh hùng Những truyền thuyết về người anh hùng thường đánh thức niềm tin và tạo ra tinh thần lạc quan trong cộng đồng Chúng thường được sử dụng như một cách để giáo dục tinh thần yêu nước, xây dựng
và củng cố tinh thần đoàn kết trong xã hội Những lý do này đã dẫn đến việc có nhiều tác phẩm truyền thuyết về hình tượng người anh hùng trong văn hóa người Việt, và hình ảnh người anh hùng luôn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tinh thần tự hào và đoàn kết trong cộng đồng
Như vậy, qua các hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết không chỉ giúp ta phần nào hiểu được lịch sử hào hùng của dân tộc, mà còn hiểu được
tư tưởng người Việt, tâm hồn người Việt, tinh thần dân tộc của người Việt gửi gắm trong các tác phẩm truyền thuyết
Trang 32Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã đề cập đến những vấn đề lí luận chung của
đề tài Qua việc làm sáng rõ những khái niệm về truyền thuyết, chúng tôi thấy rằng truyền thuyết là một thể loại của văn học dân gian Truyền thuyết kể về những sự kiện, sự vật có thật hoặc do hư cấu có sử dụng yếu tố kì ảo nhưng mang tính lịch sử qua đó thể hiện quan điểm, thái độ của các tác giả dân gian Truyền thuyết có chức năng nhận thức và giáo dục Đặc biệt, truyền thuyết giúp mọi người hiểu và tự hào về quá khứ, nhớ ơn các bậc anh hùng, nghĩa sĩ xả thân vì đất nước Cùng với đó, sự giống và khác biệt giữa truyền thuyết với giai thoại, thần thoại đã được chỉ ra và làm sáng rõ để người đọc có một nền tảng lí thuyết vững chắc nhất
Chương 1, chúng tôi đã đưa ra một số khái niệm về hình tượng, đặc điểm
về hình tượng và hình tượng nhân vật Bên cạnh đó chúng tôi đã khảo sát và lập bảng thống kê về các hình tượng người anh hùng tiêu biểu trong truyền thuyết
Tất cả những thao tác trên, đều nhằm mục đích chính giúp người đọc có cái nhìn một cách khái quát nhất về thể loại truyền thuyết cũng như là lý thuyết
về một số đặc điểm của hình tượng và hình tượng nhân vật, để từ đó có cơ sở
và nền tảng đi sâu vào tìm hiểu những hình tượng người anh hùng trong các tác phẩm truyền thuyết Kết quả nghiên cứu của chương 1 sẽ là cơ sở để chúng tôi triển khai và phân tích chương 2 của luận văn
Trang 33Chương 2 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG TRUYỀN THUYẾT 2.1 Hình tượng người anh hùng văn hóa
Quá trình dựng nước và giữ nước không chỉ gắn với những đấng anh hùng tỏa ánh hào quang trên các chiến trận, mà còn là những con người, các anh hùng sáng tạo những giá trị vật chất và tinh thần, sáng tạo ra văn hóa Chính những giá trị văn hóa ấy, cũng là một bộ phận của quá trình xây dựng đất nước Nếu trong xã hội nguyên thủy, con người chủ yếu sống bằng nghề săn bắn, hái lượm, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thì trong các tác phẩm truyền thuyết con người chủ động trong lao động, sáng tạo ra văn hóa Hình tượng người anh hùng văn hóa chính là những con người đã sáng tạo ra những giá trị về tinh thần và giá trị vật chất, mở mang văn hóa, xây dựng chế định, luật lệ, nhằm làm quốc thịnh dân khang, qua đó thể hiện khao khát của nhân dân về một cuộc sống ấm no, đầy đủ Những truyền thuyết như Truyện dưa hấu, Truyện bánh chưng, Hạt lúa thần (Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam - tập 1, Nguyễn Thị Huế - Trần Thị An biên soạn, Nxb Giáo dục, 1999)… đã cho
thấy một bước tiến của con người, biết sáng tạo ra những sản phẩm thiết thực
để phục vụ cho đời sống của chính mình
Đặc điểm của thiên nhiên Việt Nam là nhiệt đới ẩm gió mùa, nắng lắm mưa nhiều và các thiên tai thường xuyên xảy ra Những yếu tố này đã tác động đến việc hình thành tính cách người Việt, ông cha ta đã biết căn cứ vào thiên nhiên để sáng tạo ra văn hóa, phù hợp với hoàn cảnh nước nhà Các truyền thuyết trong buổi đầu dựng nước đã thể hiện sự tự hào về tổ tiên, giống nòi Vì vậy, hình tượng người anh hùng trong thời kì này, chủ yếu để giải thích về nòi giống thiêng liêng và ca ngợi những anh hùng văn hóa đầu tiên của đất Việt Có thể thấy rằng, Lạc Long Quân - Âu Cơ không chỉ có chức năng sản sinh ra nòi giống cho dân tộc Việt, mà họ cũng chính là những anh hùng lao động đầu tiên, sáng tạo ra văn hóa Họ đẻ ra bọc trăm trứng và từ ấy nở ra trăm người con,
Trang 34chia nhau đi khai hoang ruộng đất, mở rộng lãnh thổ, sau này mẹ Âu Cơ còn dạy dân trồng lúa, lấy vỏ cây làm áo, làm bánh để ăn Về cội nguồn của tên gọi Lạc Long Quân và Âu Cơ cũng được các nhà nghiên cứu giải thích là có cội nguồn từ tín ngưỡng vật tổ Lạc Long Quân là nòi rồng, Âu Cơ là giống chim Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ trong truyền thuyết của người Việt, gắn liền với sáng tạo khởi thủy trong huyền thoại cổ xưa
Đến truyền thuyết thời phong kiến độc lập tự chủ về sau , mở ra một thời
kì độc lập cho dân tộc Việt, thì hình tượng người anh hùng đã được khắc họa rất sinh động và phong phú, đa dạng trong các ngành nghề khác nhau để giúp dân, góp công xây dựng đất nước Nối tiếp truyền thuyết Lạc Long Quân là hệ thống truyền thuyết Hùng Vương Hùng Vương là vị vua anh minh, cai quản muôn dân, dựng xây đất nước bằng những hành động và chỉ dạy cụ thể Hùng
Vương chọn địa linh dựng kinh đô ở núi Nghĩa Linh (Chọn đất đóng đô), Hùng
Vương là người đã xuống ruộng cày mở những luống đất đầu tiên để khuyến
khích nông dân cày cấy (Vua Hùng dạy dân cấy lúa); dạy dân cách làm ăn, cách săn bằng lưới, cách bện lưới bằng dây thừng (Vua Hùng đi săn) Có thể nói rằng vua Hùng - vị vua đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, “Thánh Vương ngàn đời của Cổ Việt” đã xây dựng nên nền văn hóa nông nghiệp lúa nước ở
nước ta Hùng Vương là người anh hùng văn hóa được muôn dân ngưỡng mộ,
đã kế tục xuất sắc sự nghiệp Tiên Rồng thuở trước Người Việt Nam từ Bắc vào Nam không ai là không nhớ câu ca dao:
“Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
Người Việt luôn tôn thờ công đức của cha ông, dòng tộc, người đã khuất cùng huyết thống, đồng thời tôn thờ tất cả những người có công với nước, những anh hùng dân tộc, anh hùng văn hóa Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thì tín ngưỡng thờ vua Hùng Vương đã trở thành một tập tục truyền thống, có
vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam Nó thể
Trang 35hiện sự tưởng nhớ công ơn, thể hiện sự trở về với cội nguồn dân tộc Tín ngưỡng và đức tin tâm linh vào ngày giỗ Tổ của người Việt bắt nguồn từ truyền thuyết thời Hùng Vương Mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ Quốc Tổ và truyền thuyết về thời đại Hùng Vương cùng song song tồn tại, hòa quyện chặt chẽ, thẩm thấu qua nhau trong sinh hoạt cộng đồng người Việt Nam như một chỉnh thể không thể tách rời
Tiếp đến, các truyền thuyết lần lượt cho chúng ta thấy những tiến bộ trong văn hóa, việc sáng tạo ra những sản vật, món ăn phù hợp với đặc trưng
người Việt Bà chúa Tó (Bà chúa Tó) đã giúp nhân dân tạo ra món ăn mới để cung cấp lương thực cho cuộc chiến “Chúa Tó có sáng kiến làm bánh chè Lam, làm cốm nếp nhào mật để quân sỹ có lương khô ăn đường” Chàng Mai An Tiêm trong Truyện dưa hấu là người bị vua đày đến một nơi hoang dã, không
một bóng người, bốn bể là cát nhưng chàng không hề nản lòng mà luôn lạc
quan tin rằng “trời sinh ra ta tất nuôi nổi ta, sống chết bởi trời, ta đâu lo lắng” Quả thật, một con chim bạch trĩ từ phương Tây bay đến và đã gieo
xuống đất cho chàng những hạt giống rồi mọc lên xanh rì đã kết thành trái ăn rất ngon An Tiêm chính là người đã biết cất giữ và lưu truyền giống hạt quý hiếm (hạt giống dưa hấu) đến với đông đảo người dân Vì vậy, khi nhắc đến dưa hấu nhân dân ta luôn nhớ đến công lao của Mai An Tiêm Hay nhân vật
Lang Liêu trong Truyện bánh chưng là người đã làm ra chiếc bánh chưng
tượng trưng cho đất, chiếc bánh giầy tượng trưng cho trời, cả hai loại bánh đều được làm từ gạo nếp, dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mĩ vị để ngụ ý công đức sinh thành của cha mẹ Rõ ràng con người đã biết khám phá ra những giống cây trồng quí hiếm, biết chế biến ra những món ăn, những loại bánh mới để phục
vụ cho cộng đồng
Đặc biệt, truyền thuyết còn phản ánh những con người đã sáng tạo ra những ngành nghề, đồ dùng, vật dụng có giá trị cao hơn để phục vụ cho đời sống thiết thực của người dân Họ hăng hái tham gia vào công cuộc sản xuất để
Trang 36tạo ra nguồn lương thực dồi dào phục vụ cho cuộc sống no đủ và dự trữ cho đất nước khi có giặc ngoại xâm Họ tạo ra những nghề nghiệp mới cho đất nước, chẳng hạn như nghề dệt, là ngành tiểu thủ công mới phát triển ở thời kì phong
kiến tự chủ Tiêu biểu như nàng La (Nàng chúa dệt: Thụ La công chúa) không
những là người thợ giỏi mà còn là người thầy nhiệt tình và tận tụy Nàng La dệt rất khéo tay, vải dệt rất đẹp Nàng La còn cùng chồng tự mở một xưởng dệt và chủ động đi dạy người dân dệt vải Nhà vua cũng nhiều lần mời nàng vào cung
để dạy cho các công chúa và cung nữ, ai cũng phục cái tài dệt vải của nàng và
tôn nàng làm bà chúa dệt vải Bên cạnh bà chúa La, còn rất nhiều những “anh hùng trong sản xuất” được nhân dân ngợi ca: Công chúa Hoàng Phủ Thiếu Hoa dạy dân trồng dâu nuôi tằm và dệt lụa (Dạy dân dệt lụa); các công cụ, vũ khí bằng kim loại đã xuất hiện như: ngựa sắt, gươm sắt, áo giáp sắt (Ông tổ nghề rèn), nữ thần mộc hướng dẫn loài người làm cưa để cưa gỗ nhanh hơn, dạy cách dân làm nhà, làm thuyền bằng gỗ (Nữ thần nghề mộc)
Không chỉ cần cù trong lao động sản xuất, người anh hùng trong truyền thuyết còn sáng tạo ra những lời ca tiếng hát để mang lại những phút giây thư giãn sau những giờ làm việc Từ đó, nhân dân ta sáng tạo ra nghề hát với các làn điệu dân ca phong phú của từng vùng miền khác nhau Đó là Vua bà Nhữ
Nương (Vua Bà) đã sáng tạo ra làn điệu quan họ hay nàng Quế Hoa (Sự tích hát xoan) đã sáng tạo ra điệu hát xoan được vua Hùng hết sức khen ngợi và gọi là
“hát xuân” Hình tượng người anh hùng còn được nhìn ở khía cạnh rất mới,
đó là khai sáng phát minh ra những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của
nhân dân Ta có thể kể đến nàng Ỷ Lan (Bà phù thánh linh nhân) đã sáng tạo ra
nghi thức tắm Phật Điều này cho thấy, đời sống của người dân cày đã ngày càng phát triển và trong các tác phẩm truyền thuyết người Việt luôn ca ngợi những anh hùng sáng tạo đã tiên phong sáng tạo ra văn hóa Và những giá trị văn hóa này vẫn được duy trì, người dân ghi nhớ và sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hiện đại ngày nay
Trang 37So với hình tượng người anh hùng chống giặc ngoại xâm, thì hình tượng người anh hùng sáng tạo văn hóa thường được miêu tả một cách khái quát, sơ lược về vẻ đẹp ngoại hình Được thể hiện thông qua những câu khái quát ngắn
gọn Tác giả dân gian dùng ba từ “rất xinh đẹp” để nói về vẻ đẹp của Âu Cơ, Nguyễn Thị La (Bà chúa dệt: Thụ La công chúa) được ca ngợi với vẻ đẹp “tài sắc tuyệt vời”, nàng Quế Nương (Thánh mẫu thượng ngàn) có nhan sắc
“nghiêng nước nghiêng thành” Phẩm chất, tài năng của người anh hùng văn hóa cũng được nhân dân đặc biệt chú ý, họ đều là những người tài giỏi, thông minh có tài năng ca hát, văn học Đó là nàng Quế Hoa múa giỏi hát rất hay,
người mềm như tơ dẻo như bún ai cũng phải mê (Sự tích hát xoan) bằng tài
năng ca hát của mình đã giúp cho vợ của vua Hùng quên đi cơn đau đẻ mà sinh
ra được ba người con trai khôi ngô tuấn tú Vua Hùng vô cùng vui mừng, bảo các mỹ nương học lấy điệu múa hát của nàng và gọi là hát Xuân hay chính là
hát Xoan Hay trong Bà Kiệt Đặc, ca ngợi bà Nguyễn Thị Duệ thông minh và
học giỏi Năm mười bốn tuổi, chưa được đi học nhưng đã biết đọc sách, truyện
và viết tập làm văn Nguyễn Thị Duệ rất ham học hỏi, để được đi học nàng đã xin cha mẹ cải trang thành con trai và cô đã đỗ tiến sĩ Với tấm lòng thật thà và tài năng của bản thân thì nàng được giữ lại trong cung để dạy dỗ cho cung nữ Thậm chí, khi giao thiệp với các nhà khoa bảng cùng các trọng thần uyên bác,
ai cũng phải công nhận bà có trình độ học vấn uyên bác và đạo đức thanh cao Khi được vua Lê chúa Trịnh hỏi ý kiến về các việc liên quan đến chính sự, bà đều tìm được ngay những câu chuyện hoặc tấm gương tương tự trong sử sách đời xưa để trả lời, ngụ ý là để khuyên răn vua chúa cần phải theo đường chính học, chăm sóc đời sống của nhân dân, khiến trong triều đình ai cũng phải ngưỡng mộ
Như vậy, hệ thống truyền thuyết viết về các vị anh hùng mở mang về văn hóa, phần nào cũng thể hiện lòng yêu nước sâu sắc và bền vững của nhân dân
ta Họ là những con người luôn tìm tòi, khám phá, sáng tạo ra những văn hóa
Trang 38mới (văn hóa lúa nước), sáng tạo ra những thứ thiết thực để phục vụ cho đời sống (bánh chưng bánh giầy, cơm, muối, đồ gốm, nghề mộc…), tất cả đều nhằm xây dựng một đất nước hùng mạnh, văn minh và phát triển, nhân dân được ấm no hạnh phúc Họ đều là những hình tượng anh hùng văn hóa đẹp đẽ, tiêu biểu cho nhân dân anh hùng trong buổi đầu dựng nước Họ là biểu tượng của tài năng trí tuệ, tinh thần đoàn kết, niềm tin và ước mơ của nhân dân Đó là niềm tin tự hào và khí thế của nhân dân trong thời đại anh hùng
Người anh hùng đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo tồn văn hoá trong truyền thuyết của người Việt Họ không chỉ là những nhân vật anh hùng, đẳng cấp, mà còn đóng góp vào việc hình thành các giá trị văn hoá và tạo ra các câu chuyện lịch sử, truyền thống và giáo dục cho thế hệ sau Ngày nay, để tưởng nhớ những vị anh hùng đã sáng tạo ra văn hóa, nhân dân đã lập đền thờ như: đền thờ ông tổ nghề rèn ở Quế Võ tỉnh Bắc Ninh, hay bà chúa Mía ở Sơn Tây Dù cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng người dân Việt luôn tưởng nhớ đến những người có công với dân với nước và luôn lưu giữ những giá trị văn hóa để trở nên trường tồn mãi mãi cho các thế hệ sau noi theo
2.2 Hình tượng người anh hùng chống giặc ngoại xâm
Lịch sử nước ta là một trang sử vẻ vang và hào hùng, nó gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của ông cha ta với biết bao máu và nước mắt Trong khi đó các tác phẩm truyền thuyết lại thường phản ánh lịch sử với
hai chủ đề tiêu biểu: dựng nước và giữ nước thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc và thể hiện quan niệm “mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài” của ông cha ta Để làm nên những chiến công hiển hách đó, truyền thuyết
đã tôn vinh những hình tượng người anh hùng chống giặc ngoại xâm Hình tượng người anh hùng chống giặc là những con người dũng cảm, dám đương đầu với những khó khăn, họ xem thường cái chết và những nguy hiểm để đem lại cuộc sống yên bình cho dân tộc, bảo vệ cộng đồng và quê hương đất nước
Trang 39Đối với quá trình dựng và giữ nước đã có một hệ thống tác phẩm ca ngợi những chiến công oanh liệt của các vị anh hùng, từ đó tạo nên truyền thuyết thời đại anh hùng ca Thời đại anh hùng ca là thời đại của những cuộc chiến đấu sôi nổi và quyết liệt giữa các bộ tộc để bảo vệ hoặc mở rộng địa bàn sinh tụ
và sản xuất Trong truyền thuyết, nhân dân đã ca ngợi những vị anh hùng xả thân vì nước, đại diện cho toàn thể cộng đồng trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm như: Hùng Vương, Thánh Gióng, An Dương Vương
Có thể nói rằng, Thánh Gióng là tác phẩm đầu tiên về đề tài giữ nước
chống giặc xâm lược, mở đầu cho dòng truyền thuyết chống giặc ngoại xâm phát triển Thoạt đầu, Gióng là vị thần khổng lồ có nguồn gốc từ thần đá và thần tre trúc, được nhân dân nhắc nhở, giữ gìn và lưu truyền qua các thế hệ rồi trở thành anh hùng dân tộc, gắn với sự hình thành liên minh Âu Lạc Thánh Gióng còn có tên gọi là Phù Đổng Thiên Vương Phù Đổng thực chất là thần
khổng lồ của người Việt Mường cổ (chữ Đổng là biến âm Hán Việt của chữ Đùng trong ngôn ngữ Việt Mường cổ Phù Đổng có thể giải thích là bỗng chốc
trở nên khổng lồ) Như vậy, Thánh Gióng là hiện thân của một vị thần khổng lồ trong thế giới tâm linh Việt Mường cổ Trong bối cảnh phải liên tục đấu tranh chống giặc ngoại xâm, Thánh Gióng được người đời sau gắn thêm với sự tích vua Hùng chống giặc ngoại xâm Trước sự xâm lược của giặc Ân (đời vua Hùng thứ 6), Thánh Gióng đã xuất hiện như một vị cứu tinh để đưa đất nước thoát khỏi lũ giặc tàn bạo Đặc biệt hình ảnh Thánh Gióng lớn lên như thổi trước sự nuôi dưỡng của dân làng đã thể hiện ý chí thống nhất, lòng quyết tâm chiến thắng giặc ngoại xâm của nhân dân ta Sức mạnh đó càng được nhân lên gấp bội khi chàng trai làng Phù Đổng mặc áo giáp sắt và cưỡi trên mình ngựa sắt hét ra lửa, xông pha giữa quân giặc Để rồi sau khi chiến thắng chàng bay lên trời – hình ảnh đẹp đẽ của phẩm chất vô tư, xả thân hết mình vì cộng đồng,
vì dân vì nước, không gợn chút quyền lợi cá nhân nào Điều đặc biệt ở Gióng là một đứa trẻ biết nói rất muộn, nếu những đứa trẻ bình thường khác khi mới biết
Trang 40nói thường gọi tên những người thân gần gũi, thì lời nói đầu tiên của Thánh Gióng cất lên lại là vì nước, vì mong muốn được đi dẹp yên lũ giặc đem lại thái bình cho nhân dân Thánh Gióng là sự khái quát hóa, hình tượng hóa và lí tưởng hóa toàn bộ quá trình sinh ra lớn lên, chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược Như vậy, sự kiện Thánh Gióng đã được gắn với một giai đoạn lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc hay nói cách khác đi, Thánh Gióng không chỉ là Thánh linh thiêng mà còn là một nhân vật lịch sử nhất định Gióng không chỉ đại diện cho một địa phương mà còn đại diện tiêu biểu cho cả cộng đồng
Thánh Gióng đã trở thành một bài ca chiến trận đẹp, là sản phẩm của tinh thần
đoàn kết cộng đồng trong lịch sử giữ nước buổi đầu của dân tộc Thánh Gióng cũng trở thành một biểu tượng đi vào những trang thơ:
“Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng”
(Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng? - Chế Lan Viên)
An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy cũng là truyền thuyết kể về
việc dựng nước và giữ nước, An Dương Vương là người có công dựng nước nhưng chính ông mất cảnh giác cũng là nguyên nhân gây ra cảnh nước mất nhà tan Chính việc ông ỷ vào nỏ thần, tiết lộ bí mật quốc gia với Mỵ Châu và sự mất cảnh giác đã dẫn đến bi kịch mất nước Tuy nhiên, thái độ của nhân dân vẫn rất công bằng và kính trọng những việc ông đã làm giúp cho nước nhà nên
đã đưa vào chi tiết Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển Lòng biển bao dung,
đã đón người anh hùng trở về, đón vị vua anh dũng chỉ vì vô tình mà làm mất đất nước ông gây dựng bấy lâu nay Đồng thời, truyền thuyết An Dương Vương cũng để lại một bài học sâu sắc, đó là bài học về sự cảnh giác và nhận thức đúng đắn âm mưu của quân thù và khẳng định việc giữ nước là việc của muôn đời
Bên cạnh đó là hàng loạt các tấm gương sáng ngời về sự dũng cảm, ý chí quyết tâm không cam chịu kiếp nô lệ đã vùng lên, hàng loạt các cuộc đấu tranh
đã được phát động nhằm giữ đất nước và đứng lên đấu tranh giành độc lập Điều