20ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CƠNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .... Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trườ
Tên chủ dự án đầu tư
- Địa chỉ trụ sở chính: số 110, đường Mai Hắc Đế, khối 7, phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ông Trần Bá Loan, Chức vụ: Giám đốc
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần mã số doanh nghiêp:
2900688777, đăng ký lần đầu ngày 22 tháng 11 năm 2005, đăng ký thay đổi lần thứ 15 ngày 22 tháng 04 năm 2022 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An cấp
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: 5632853031, chứng nhận lần đầu ngày 04 tháng 6 năm 2012, chứng nhận thay đổi lần thứ 2 ngày 27 tháng 02 năm
2020 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An cấp.
Tên dự án đầu tư
2.1 Tên dự án đầu tư:
Trung tâm thương mại, khách sạn và dịch vụ
2.2 Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: tại phường Nghi Hương, thị xã Cửa
Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại, khách sạn và dịch vụ tại phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò có tổng diện tích theo Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch số 2344/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2023 của UBND Thị xã Cửa Lò là 4.199,7 m² Ranh giới tiếp giáp các phía dự án tổng thể như sau:
- Phía Bắc giáp: Đường Nguyễn Sinh Cung;
- Phía Đông giáp: Khách sạn Veam;
- Phía Nam giáp: Đất dân cư;
- Phía Tây giáp: Đất dân cư
Bảng 1.1 Thống kê tọa độ các điểm ranh giới Dự án Điểm góc Toạ độ VN 2000
Hình 1.1 Vị trí dự án
2.3 Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An;
- Cơ quan cấp giấy phép xây dựng: Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An;
- Cơ quan cấp giấy phép môi trường: Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Nghệ An
2.4 Quy mô dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
Quy mô của dự án đầu tư: theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công
Dự án thuộc dự án xây dựng dân dụng có tổng mức đầu tư 578.330.527.000 đồng, phân loại dự án nhóm B, theo Luật bảo vệ môi trường dự án đầu tư thuộc nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường nhưng phải lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cấp tỉnh theo mẫu Phụ lục IX kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.
Công suất, sản phẩm của dự án đầu tư
3.1 Công suất của dự án đầu tư:
Tổng diện tích khu đất thực hiện dự án S = 4.199,7 m 2 Dự án Trung tâm thương mại, khách sạn và dịch vụ thực hiện tại phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An sau khi xây dựng hoàn thiện và đi vào hoạt động có quy mô 18 tầng nổi và 1 tầng hầm để phục vụ kinh doanh thương mại và khách sạn, trong đó:
- Tầng hầm: bãi đỗ xe ôtô và xe máy, phòng kỹ thuật (bảo vệ, điện, nước), phòng giặt là, phòng thay đồ, hệ thống xử lý nước thải; diện tích sàn 3.206m 2
- Tầng 01-03: dịch vụ ăn uống, tổ chức sự kiện, phòng họp và một số dịch vụ thương mại khác: gym, yoga, spa, bể bơi; tổng diện tích sàn 4.769m 2
- Tầng 04-18: căn hộ khách sạn cao tầng được bố trí lại với các diện tích sau: 30 m 2 , 33 m 2 , 46 m 2 , 55 m 2 , 76m 2 , 88m 2 tương ứng với mỗi loại diện tích là các căn hộ từ
1 phòng ngủ – 2 phòng ngủ; mỗi tầng từ 18-26 căn; tổng diện tích sàn 21.525m 2
- Tổng khách hàng của dịch vụ ăn uống, sự kiện: khoảng 400 người
- Tổng khách hàng của khách sạn: khoảng 500 người
- Các dịch vụ của khách sạn như: cà phê, Yoga, Gym chỉ phục vụ khách hàng đến nghỉ ngơi của khách sạn (không phụ vụ khách ngoài dự án)
3.2 Sản phẩm của dự án đầu tư:
Công năng chính của dự án là phục vụ nhu cầu khách sạn và các dịch vụ cho người dân
Dự án thuộc loại hình khách sạn nghỉ dưỡng và khu trung tâm thương mại Với loại hình này, chất thải phát sinh chủ yếu từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và khách hàng đến nghỉ ngơi Khi đi vào hoạt động, Chủ đầu tư sẽ trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của dự án
Ngoài ra, khi Dự án Trung tâm thương mại, khách sạn và dịch vụ thực hiện tại phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An đi vào hoạt động dự kiến sẽ phục vụ tối đa cho khoảng 700 lượt khách/ngày.
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
4.1 Giai đoạn thi công, xây dựng
4.1.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất Địa điểm xây dựng Dự án nằm trong địa bàn phường Nghi Hương, thị xã Cửa
Lò, các loại vật liệu xây dựng chính, phụ đều được tập hợp từ các đại lý ở địa phương nên việc cung ứng vật liệu cho Dự án khá thuận lợi Hiện tại dự án đang thi công xây dựng, khối lượng nguyên vật liệu còn lại dự kiến cung cấp như sau:
Bảng 1.2 Bảng tổng hợp vật liệu thi công
TT Tên vật tư Đơn vị Số lượng Khối lượng (tấn)
TT Tên vật tư Đơn vị Số lượng Khối lượng (tấn)
4 Thép hình, tấm các loại tấn - 1500
7 Sơn lót chống kiềm kg 800 41,64
(Nguồn: Hồ sơ chiết tính khối lượng của dự án)
- Nguồn cung cấp nguyên liệu:
Tất cả các nguyên, vật liệu xây dựng Dự án được Chủ dự án ký hợp đồng cung cấp với các Công ty, các Cơ sở, Nhà máy sản xuất sẵn có trong, ngoài thị xã Cửa Lò và các vùng lân cận nhằm hạn chế quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu và để đảm bảo vật tư cung cấp kịp thời cho công trình, cụ thể:
+ Bê tông thương phẩm, Chủ dự án hợp đồng với các đại lý vật liệu xây dựng trên địa bàn;
+ Gạch xây, gạch lát: mua tại đại lý trên địa bàn thị xã Cửa Lò và thành phố Vinh;
+ Ống nhựa sử dụng ống của Tiền Phong, do đơn vị cung ứng cấp đến tận chân công trình;
+ Xi măng: sử dụng xi măng Vissai hoặc Vicem;
+ Ống cống bê tông: sử dụng ống cống đúc sẵn của các doanh nghiệp trên địa bàn;
+ Thép xây dựng: các đại lý cung cấp đến chân công trình;
+ Xăng dầu phục vụ máy móc thi công được mua tại các cây xăng lớn trên địa bàn thị xã Cửa Lò
4.1.2 Nhu cầu máy móc thiết bị
Giai đoạn thi công xây dựng hiện tại sử dụng các loại thiết bị bao gồm:
Bảng 1.3 Các loại máy móc, thiết bị thi công Tên loại máy Đơn vị Số lượng Nơi sản xuất Tình trạng
Máy đầm bàn 1kW Cái 04 Nt Cũ (còn 90%)
Tên loại máy Đơn vị Số lượng Nơi sản xuất Tình trạng
Máy trộn bê tông Cái 04 Nt Cũ (còn 90%) Ô tô tự đổ 10 tấn Cái 10 Nt Cũ (còn 90%)
Máy hàn điện 23kW Cái 02 Nt Cũ (còn 90%)
Máy hàn nhiệt Cái 02 Nt Cũ (còn 90%)
Máy cắt uốn cắt thép
5kW Cái 02 Nt Cũ (còn 90%) Ô tô tưới ẩm 2m 3 Cái 01 Nt Cũ (còn 80%)
Cẩu tự hành Cái 01 Nt Cũ (còn 90%)
Vận Thăng Cái 02 Nt Cũ (còn 90%)
4.1.3 Nhu cầu sử dụng nước
- Nước sinh hoạt: trong giai đoạn xây dựng, có tối đa 50 công nhân làm việc trên công trường Do công nhân chủ yếu là dân địa phương, cuối ngày về sinh hoạt tại gia đình nên theo tiêu chuẩn cấp nước quy định tại QCVN 01:2021/BXD, tiêu chuẩn sử dụng nước cho mỗi công nhân là 80 lít/ngày
Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng là:
Qsh = 50 người x 80 lít/người/ngày/1000 = 4,0 m 3 /ngày
+ Nhu cầu sử dụng nước xây dựng: do bê tông phục vụ công tác xây dựng các hạng mục chủ yếu được mua tại các trạm trộn bê tông nên nhu cầu sử dụng nước giai đoạn xây dưng khá ít khoảng 1 m 3 /ngày
+ Nhu cầu nước bảo dưỡng máy móc, thiết bị: máy móc, thiết bị, phương tiện thi công được bảo dưỡng tại các trạm sửa chữa riêng, không thực hiện bảo dưỡng tại
+ Nước rửa bánh xe và rửa thiết bị: lượng nước này ước tính khoảng 1m 3 /ngày + Nhu cầu nước phun tưới ẩm: (chiều dài đoạn đường tưới ẩm là 1km), tần suất
2 lần/ngày: 1 xe x 1 m 3 /xe x 2 lần/ngày = 2 m 3 /ngày
Như vậy, nhu cầu sử dụng nước xây dựng là: Qxd = 4 m 3 /ngày
Tổng nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn xây dựng Dự án là: 8,0 m 3 /ngày
+ Nước cấp cho quá trình thi công xây dựng, tưới ẩm được cấp từ nước máy từ mạng lưới cấp nước của thị xã Cửa Lò;
+ Nước uống cho công nhân sử dụng nước uống đóng bình
4.1.4 Nhu cầu sử dụng điện
- Điện năng sử dụng cho hoạt động của dự án trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là điện thắp sáng cho khu lán trại, điện cho thi công công trình và hoạt động của các loại máy móc thi công,
- Nguồn cung cấp điện: nguồn điện được lấy từ tuyến 22KV trên trục đường Nguyễn Sinh Cung do Công ty Điện lực Nghệ An quản lý
4.2 Nguyên, nhiên, vật liệu giai đoạn hoạt động
4.2.1 Nhu cầu sử dụng điện, nước a Nhu cầu sử dụng nước
- Nguồn cung cấp nước: nước cấp cho hệ thống được lấy từ đường ống cấp nước của thị xã Cửa Lò trên đường Nguyễn Sinh Cung, được cấp từ Công ty Cổ phần cấp nước Cửa Lò đưa vào bể nước ngầm của dự án
- Tiêu chuẩn: căn cứ QCVN 01:2021/BXD
+ Cấp nước sinh hoạt cho nhân viên khách sạn, thương mại: 100 lít/người.ngđ, khách đến nghỉ tại khách sạn 200 lít/người.ngày.đêm (TCVN 33:2006 và QCVN 01:2021/BXD)
+ Cấp nước tưới cây, rửa đường: 0,5 lít/m 2 ngày.đêm (QCXDVN 01:2021)
+ Cấp nước chữa cháy theo QCVN 06:2022/BXD: cấp nước chứa cháy ngoài nhà là 35 lít/s, thời gian mỗi đám cháy 3 giờ, tính cho 1 đám cháy
+ Nhân viên khách sạn, thương mại: 50 người (làm việc 3 ca/ngày);
+ Khách hàng của khách sạn: tối đa 500 người/ngày
+ Khách hàng của nhà hàng sự kiện: tối đa 400 người/ngày
+ Sân đường nội bộ, cây xanh: diện tích đất 2.112,7 m 2
+ Diện tích sàn xây dựng: 26.294m 2
Bảng 1.4 Nhu cầu sử dụng nước giai đoạn hoạt động
TT Đối tượng dùng nước Đơn vị Số lượng Tiêu chuẩn cấp nước
1 Khách hàng khách sạn Người 500 200 l/ng/ng.đ 100
2 Nhân viên khách sạn, thương mại Người 70 100 l/ng/ng.đ 7
3 Khách hàng nhà hàng sự kiện Người 400 25 l/ng/ng.đ 10
5 Nước tưới cây, rửa đường m 3 S đ = 2.112,7 0,5 lít/m 2 ngày 1,06
Tổng 293,21 b Nhu cầu sử dụng điện
Tổng nhu cầu sử dụng điện của dự án khi đi vào hoạt động dự kiến khoảng 10.000 kWh/ngày
Nguồn điện trung thế cấp vào được lấy từ đường dây 22 kV hiện hữu do Công ty điện lực Cửa Lò quản lý trên đường Nguyễn Sinh Cung thông qua hệ thống tủ phân phối trung thế với tủ cầu dao cách ly và máy cắt bảo vệ máy biến áp Từ tủ cao áp, nguồn điện được cung cấp tới máy biến áp của công trình thông qua các hệ thống thanh dẫn nhiệt và cáp trung thế bọc 24KV Giải pháp thiết kế cho toàn bộ hệ thống cấp điện hạ thế trong khu vực dự án là hệ thống cấp điện hạ áp 0.4KV chôn ngầm
Ngoài ra khi xảy ra mất điện thì toàn bộ các phụ tải của công trình sẽ được cấp nguồn từ hệ thống điện ưu tiên máy phát thông qua thiết bị chuyển nguồn tự động ATS Máy phát điện được bố trí tại khu kỹ thuật điện trạm biến áp của công trình Máy phát điện có công suất 350kVA Nguồn ưu tiên cấp cho các phụ tải bao gồm: hệ thống PCCC, hệ thống máy bơm nước sinh hoạt, thang máy, chiếu sáng tầng hầm, chiếu sáng hành lang các tầng, quạt tăng áp
4.2.2 Nhu cầu cung cấp nhiên liệu
Nhiên liệu phục vụ cho hoạt động của dự án bao gồm dầu Diezel phục vụ chạy máy phát điện dự phòng; gas phục vụ nấu nướng
- Dầu Diezel phục vụ cho quá trình chạy máy phát điện dự phòng, do máy phát điện chỉ sử dụng những thời điểm bị mất điện lưới nên không xác định được thời gian chạy máy cụ thế, vì vậy không thể định lượng được khối lượng dầu Diezel cụ thể Ước tính, thời gian mất điện trong tháng là khoảng 1 ngày, tương đương 24 tiếng, lượng dầu tiêu thụ đối với máy phát điện tổng công suất 350KVA khoảng 70 lít/giờ
- Gas phục vụ cho hoạt động nấu nướng tại nhà bếp 1.200kg/năm;
Các nhiên liệu dầu Diezel, gas được mua trực tiếp trên địa bàn thị xã Cửa Lò và không sử dụng kho lưu giữ để hạn chế sự cố cháy nổ
4.2.3 Nhu cầu máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh
Dự kiến một số máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động của Trung tâm thương mại, khách sạn, dịch vụ bao gồm:
- Thiết bị cho văn phòng làm việc như: máy tính, điện thoại, máy in,
- Thiết bị cho hoạt động thương mại dịch vụ: máy lạnh, máy sưởi, bình nóng lạnh, các thiết bị vệ sinh, các máy móc phòng tập Gym, Yoga
- Thiết bị phục vụ hạ tầng kỹ thuật máy bơm nước, trạm biến áp, tủ điện,
Ngoài ra, chủ dự án dự kiến trang bị thêm 01 máy phát điện dự phòng công suất 350KVA để phục vụ các hoạt động của dự án trong trường hợp mất điện lưới.
Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
5.1 Hiện trạng quản lý, sử dụng khu đất thực hiện dự án
Dự án Trung tâm thương mại, khách sạn và dịch vụ tại phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An cấp Giấy chứng nhận QSD đất số CH 537693 ngày 02/02/2018 cho Công ty CP xây dựng Nghĩa Thuận với nguồn gốc sử dụng: nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm Thời hạn thuê đất: đến hết ngày 04/6/2062
Hiện trạng dự án đã san nền, trên đất dự án toàn bộ là đất trống
Hình 1.2 Hiện trạng khu đất của dự án
Khu đất xây dựng dự án nằm thuộc địa phận phường Nghi Hương, có hạ tầng kỹ thuật khá thuận lợi Dự án được kết nối với những tiện ích dịch vụ đa dạng, vị trí giao thông thuận tiện
+ Nằm tiếp giáp đường Nguyễn Sinh Cung rộng 47m và tiếp giáp với nhà dân về phía Đông Nam;
+ Cách UBND thị xã Cửa Lò khoảng 150m về phía Đông Nam, cách trường THPT Cửa Lò khoảng 450m về phía Đông Bắc, cách Quảng trường Bình Minh khoảng 120m về phía Tây Nam;
+ Gần với các khách sạn, nhà hàng khác nhau;
+ Về các công trình hạ tầng kỹ thuật: hiện nay tại khu vực dự án đã có đầy đủ hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, hệ thống điện quốc gia Đây là điều kiện thuận lợi cho dự án khi đi vào hoạt động cũng như trong quá trình xây dựng
Hình 1.3 Tuyến đường Nguyễn Sinh Cung tiếp giáp dự án
5.2 Các hạng mục công trình chính của dự án
5.2.1 Các thông số quy hoạch xây dựng
Tổng diện tích khu đất S = 4.199,7 m 2 Các thông số quy hoạch và chỉ tiêu kiến trúc như sau:
- Diện tích xây dựng công trình: 2.087,0 m 2 ;
- Diện tích xây dựng tầng hầm: 3.206,3 m 2 ;
- Tầng cao xây dựng: từ 18 tầng nổi và 01 tầng hầm
5.2.2 Quy hoạch các công trình chính
Các công trình chính của dự án bao gồm:
(3) Trung tâm thương mại khách sạn 18 tầng, Sxd = 2.023 m 2 ; là công trình hợp khối gồm các chức năng: tầng hầm (để xe và khu vực kỹ thuật); Khối đế, từ tầng 01 đến tầng 03 (trung tâm thương mại – dịch vụ khách sạn); Khối tháp, từ tầng 04 đến tầng 18 (kinh doanh khách sạn); Tum mái (kỹ thuật tòa nhà);
(4) Trạm biến áp, nhà để máy phát, 01 tầng, Sxd = 64 m 2 ;
Công năng các hạng mục công trình được bố trí cụ thể như sau:
- Việc bố trí lưới cột hợp lý sẽ tận dụng tối đa diện tích xây dựng tầng hầm, đảm bảo số chỗ đỗ xe ô tô là lớn nhất;
- Chức năng: Phục vụ nhu cầu đỗ xe khối căn hộ, khách sạn và một phần để xe cho khu dịch vụ thương mại, các không gian kỹ thuật (bể nước, khu xử lý nước thải tòa nhà)
Tầng 1: chức năng bao gồm các chức năng: Sảnh vào các khối khách sạn; dịch vụ thương mại; các không gian phụ trợ…Diện tích sàn: 1.489.4 m 2 Diện tích không gian kinh doanh dịch vụ: 517 m 2 Chiều cao tầng: 5m
Tầng 2: chức năng: thương mại dịch vụ, các không gian phụ trợ… Diện tích sàn (không bao gồm ô thông tầng): 1.802,2 m 2 Diện tích không gian kinh doanh dịch vụ: 1.146 m 2 Chiều cao tầng: 5m.
Tầng 3: chức năng: bể bơi, thương mại dịch vụ, không gian phụ trợ Diện tích sàn (bao gồm cả diện tích bể bơi): 1550 m 2 Diện tích không gian kinh doanh dịch vụ:
Tầng 4-17: chức năng: phòng khách sạn Diện tích sàn: 1.437 m 2 Diện tích sàn sử dụng căn hộ: 1.055 m 2 Số căn hộ: 18-20-26 căn/tầng Chiều cao tầng: 3,3m
Mặt bằng tum: chức năng thương mại dịch vụ, phòng kỹ thuật Diện tích sàn: 346,2 m 2 Diện tích không gian kinh doanh dịch vụ: 95 m 2 Chiều cao tầng: 3,3m
5.3 Tiến độ thực hiện dự án:
Thời gian hoạt động của dự án là 49 năm kể từ ngày được giao đất Căn cứ điều kiện thực tế của công ty và tiến độ góp vốn, huy động vốn của dự án, tiến độ thực hiện của dự án được dự kiến như sau:
Từ Quý IV/2023 đến quý IV/2025
- Từ Quý IV/2023 đến hết quý I/2024: Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư
(bao gồm lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, cấp phép xây dựng)
- Từ Quý II/2024 đến quý III/2025: Tổ chức thi công xây dựng công trình
- Từ Quý III/2025 đến quý IV/2025: Thi công phần hoàn thiện nội thất, thiết bị vận hành khách sạn để đưa dự án vào hoạt động
Trong quá trình hoàn thiện thủ tục hồ sơ để khởi công dự án Chủ đầu tư sẽ tiến hành đồng thời việc điều chỉnh gia hạn tiến độ dự án để phù hợp với tình hình thực tế và tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Vị trí lựa chọn đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại, khách sạn và dịch vụ tại phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An có lợi thế đặc biệt thuận tiện Hệ thống giao thông thuận lợi, cạnh tuyến đường Nguyễn Sinh Cung có điều kiện kinh tế xã hội phù hợp, thuận lợi cho khách hàng đến nghỉ ngơi, ăn uống tại dự án, thúc đẩy dự án phát triển nói riêng và du lịch biển Cửa Lò nói chung
- Quy hoạch BVMT quốc gia: hiện nay, Quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang ở trong giai đoạn thẩm định, do đó tại thời điểm này nội dung Quy hoạch BVMT chưa đủ cơ sở để đánh giá;
- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 Cơ sở không thuộc đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nước thải phát sinh tại Dự án được xử lý đạt chuẩn trước khi ra ngoài môi trường; chất thải rắn được thu gom, phân loại, lưu giữ và vận chuyển xử lý theo đúng quy định Vì vậy,
Dự án phù hợp với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia;
- Dự án phù hợp với Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 14/9/2023 của Thủ tướng chính phủ, dự án thuộc vùng 1 và ngành du lịch;
- Dự án phù hợp với Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Nghệ An tại Quyết định số 4077/QĐ-UBND ngày 12/9/2017 của UBND tỉnh Nghệ An;
- Phù hợp với Quyết định số 382/QĐ-UBND ngày 29/9/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch thị xã Cửa Lò; Quyết định số 171/QĐ-UBND ngày 13/4/2023 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 thị xã Cửa Lò; Quyết định số 358/QĐ-UBND ngày 26/6/2023 của UBND tỉnh Nghệ
An về việc phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2023 thị xã Cửa Lò
Dự án triển khai nhằm thúc đẩy, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương, phát triển ngành du lịch của thị xã Cửa Lò nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung Ngoài ra, dự án còn tạo thêm địa điểm vui chơi giải trí và nghỉ ngơi cho khách du lịch
Khu đất thực hiện dự án có vị trí thuận tiện về giao thông, có điều kiện kinh tế xã hội phù hợp, thuận lợi cho việc chuyên chở cung ứng nguyên liệu xây dựng dự án, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trung gian, tổ chức sự kiện và thương mại.
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường
Dự án có vị trí tại phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An có đặc trưng nước thải của dự án là nước thải sinh hoạt Lưu lượng nước thải của dự án xả thải tối đa là 170,4 m 3 /ngày.đêm Hệ thống xử lý nước thải Trung tâm thương mại, khách sạn và dịch vụ sử dụng công nghệ AO có công suất 190 m 3 /ngày.đêm, đây là công nghệ phổ biến hiện nay, đảm bảo xử lý nước thải đạt quy chuẩn đầu ra cột B, QCVN 14:2008/BTNMT (K=1) quy định giá trị thông số ô nhiễm của nước thải khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt Nước thải sau xử lý được thu gom và đấu nối vào nguồn tiếp nhận là hệ thống thoát nước của thị xã trên đường Nguyễn Sinh Cung
Hiện trạng xả thải tại khu vực: hệ thống thoát nước dọc đường Nguyễn Sinh Cung chủ yếu tiếp nhận nước thải của các hộ dân, cơ quan, trụ sở, trường học và cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn khu vực, Thành phần tính chất nước thải là nước thải sinh hoạt được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi xả thải ra hệ thống thoát nước dọc đường Nguyễn Sinh Cung Chế độ thuỷ văn của hệ thống thoát nước dọc đường Nguyễn Sinh Cung thay đổi theo mùa, lưu lượng nước đạt cực đại vào mùa hè có hoạt động du lịch và mùa mưa do lượng nước mưa được tăng cường Nước sau đó được dẫn về sông Cấm Qua khảo sát, kích thước của hệ thống thoát nước dọc đường Nguyễn Sinh Cung đủ khả năng tiếp nhận lưu lượng nước thải xả thải của dự án.
Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật
1.1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường
Qua điều tra, khảo sát khu vực dự án cho thấy nước thải của dự án sau khi xử lý đạt quy chuẩn đấu nối vào hệ thống thoát nước khu vực nằm dọc đường Nguyễn Sinh Cung dẫn về nguồn tiếp nhận là sông Cấm, thuộc địa phận phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An Các thành phần môi trường nhìn chung chưa có hiện tượng ô nhiễm
1.2 Dữ liệu về hiện trạng tài nguyên sinh vật
Kết quả điều tra khảo sát hiện trạng tài nguyên sinh vật của đơn vị tư vấn cho thấy: xung quanh khu vực dự án không có loài động, thực vật nào quý hiếm sinh sống
Do khu vực thực hiện dự án là một trong những khu vực phát triển của thị xã Cửa Lò nên cùng với sự đô thị hóa khiến cho số lượng và các thành phần động thực vật tự nhiên suy giảm Các loài động vật khu vực xung quanh gồm các loại gia cầm, côn trùng như muỗi, sâu, giun…
Trong khu vực Dự án và vùng lân cận (bán kính 1km) không có Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, các giá trị sinh thái quan trọng được quy định bảo tồn bởi luật pháp Việt Nam hay các công ước, hiệp ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia
1.3 Các đối tượng nhạy cảm về môi trường
- Dự án tiếp giáp với nhà dân về phía Đông Nam;
- Cách UBND thị xã Cửa Lò khoảng 150m về phía Đông Nam, cách trường THPT Cửa Lò khoảng 450m về phía Đông Bắc, cách Quảng trường Bình Minh khoảng 120m về phía Tây Nam.
Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án
2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải
2.1.1 Các yếu tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải a Điều kiện địa lý, địa hình:
Nguồn tiếp nhận nước thải của Dự án Trung tâm thương mại, khách sạn và dịch vụ tại phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An là hệ thống thoát nước của thị xã trên đường Nguyễn Sinh Cung dẫn về nguồn tiếp nhận là sông Cấm, thuộc địa phận phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An Địa hình khu vực nghiên cứu là dạng địa hình đồng bằng, được bồi đắp bởi sông Lam, sông Cấm và các phụ lưu của nó Bề mặt khá bằng phẳng, cao độ địa hình từ 3,3 - 4,9m Địa hình khu vực xung quanh dự án bằng phẳng, đã xây dựng nhà ở, khách sạn, công trình dân dụng b Điều kiện khí hậu
- Nhiệt độ: dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Bắc Trung Bộ
Nhiệt độ trung bình của khu vực triển khai Dự án là 23,6 0 C Trong năm khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa khô kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu khô nóng nhất là từ tháng 6 đến tháng 8, nhiệt độ ngày cao nhất có thể lên đến 41 0 C Mùa này có gió Đông Nam và đặc trưng là gió Lào thổi qua (tháng 6-7)
+ Mùa mưa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ ngày thấp nhất có thể xuống đến 6 0 C, mùa này có gió chính là gió Đông Bắc
Bảng 3.1 Biến trình nhiệt độ không khí qua các năm ( Đơn vị: 0 C )
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB Tháng
(Nguồn: Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ - Khí hậu thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An)
- Độ ẩm: Đây là vùng có khí hậu nóng ẩm, do đó độ ẩm trong vùng tương đối lớn, độ trung bình khoảng 85 - 86%, cao nhất vào tháng 1 tháng 2 trên 90% và nhỏ nhất vào tháng 7 khoảng 74-75% và không có sự chênh lệch nhiều qua các tháng trong năm
Bảng 3.2 Độ ẩm không khí đo được từ năm 2020 - 2022 (Đơn vị: %)
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Min Tháng
(Nguồn: Đài KTTV khu vực Bắc Trung - Khí hậu thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An)
+ Số giờ nắng trung bình năm từ 1.600 giờ đến 1.700 giờ Bức xạ tổng cộng đạt 125-135 kcal/cm 2 /năm
+ Từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm bức xạ tổng cộng lớn hơn 400 kcal/cm 2 /ngày, thời gian còn lại trong năm đều nhỏ hơn 400 kcal/cm 2 /ngày
+ Khu vực Dự án có lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm Mùa Đông, mùa Xuân lượng mưa nhỏ, mặc dù thời gian mưa có thể kéo dài nhưng chủ yếu là mưa phùn, hai mùa này thường kết hợp mưa dầm và có gió mùa Đông Bắc, lượng mưa hai mùa này chiếm khoảng 20% lượng mưa hàng năm Lượng mưa tập trung vào mùa Hạ và đặc biệt là mùa Thu, chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, đặc biệt cuối thu thường mưa rất to Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.400 đến 1.600mm
Bảng 3.3 Lượng mưa, bốc hơi đo được qua các năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
(Nguồn: Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ - Khí hậu thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An)
Lượng mưa tháng lớn nhất: 223,1 mm (tháng 8/2021)
Qua phân tích các điều kiện tự nhiên ta thấy, đây là khu vực có nhiệt độ ổn định theo mùa, lượng mưa trung bình, nắng nhiều, ít xảy ra ngập lụt Khu vực dự án cao độ khá cao, là vùng bằng và có hệ thống mương tiêu thoát nước xung quanh và cách sông Cấm khoảng 4km nên thoát nước nhanh Nước thải của các hộ dân, trụ sở, khách sạn và nhà hàng xung quanh khu vực cũng thoát vào hệ thống mương thoát nước dọc đường Nguyễn Sinh Cung
Việc lựa chọn địa điểm thực hiện dự án tại khu vực này sẽ có nhiều thuận lợi cho việc thi công cũng như khi dự án đi vào hoạt động
2.1.2 Hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải
Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là hệ thống mương thoát nước dọc đường Nguyễn Sinh Cung, mương xây rộng 1,5m sâu 1,5m, độ dốc i=0,2%, nước từ mương thoát nước dọc đường Nguyễn Sinh Cung được dẫn về sông Cấm Trong những năm qua, mương thoát nước dọc đường Nguyễn Sinh Cung đang hoạt động tốt, đảm bảo việc thoát nước cho khu vực
Do hiện trạng địa hình của khu vực dự án thấp theo hướng từ Đông Nam sang Tây Bắc, đặc điểm địa hình cũng có nhiều mương thoát nước, gần sông Cấm nên vào mùa mưa lượng nước mưa tuy lớn nhưng không gây ách tắc ngập lụt Mật độ các hộ gia đình xung quanh dự án cũng không quá đông nên lượng nước thải thải ra là không quá nhiều, các mương nước, cống dân sinh có ở khu vực đảm bảo chịu tải, tiếp nhận tốt
Nước thải của Trung tâm thương mại, khách sạn và dịch vụ tại phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An được dẫn theo hệ thống thoát nước trên đường Nguyễn Sinh Cung và tiếp tục chảy qua dẫn hệ thống xử lý nước thải tập trung của thị xã xử lý trước khi chảy ra nguồn tiếp nhận là sông Cấm
Trong vòng bán kính 1km từ nguồn tiếp nhận nước thải được khảo sát, các nguồn thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư lân cận và các cơ sở kinh doanh dịch vụ Các thành phần ô nhiễm thường thấy ở nước thải sinh hoạt là BOD5, COD, tổng N, tổng P… Nước thải sinh hoạt thường được xử lý qua bể tự hoại của các hộ gia đình trước khi thải ra ngoài
2.1.3 Chế độ thủy văn của nguồn nước tiếp nhận nước thải
Chế độ thuỷ văn của sông Cấm thay đổi theo mùa, hướng dòng chảy từ Đông sang Tây, lưu lượng nước đạt cực đại vào các mùa mưa và lúc cao điểm của mùa du lịch và quá trình thẩm thấu nước dưới đất cũng diễn ra với cường độ lớn cũng như lượng nước chảy từ các vùng khác cũng nhiều hơn
Phường Nghi Hương có địa hình tương đối thấp, gần biển Đông, là khu vực cạnh các cửa sông nên hệ thống thoát nước khá tốt Trong những năm qua, phường không xảy ra hiện tượng ngập lụt
Theo khảo sát khu vực và quá trình thu thập dữ liệu cho thấy nguồn xả thải vào đoạn mương thoát nước dọc đường Nguyễn Sinh Cung chủ yếu là nước thải các hộ gia đình, cơ quan, trường học, nhà hàng, khách sạn xung quanh khu vực mương
2.2 Chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải:
2.2.1 Mô tả hiện trạng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải
Nguồn nước tiếp nhận nước thải tại thời điểm khảo sát có hơi đục, không có mùi đặc biệt, không có hiện tượng bất thường Hiện tại, không thấy hiện tượng bất thường về chất lượng nước, sinh vật thủy sinh trong dòng nước
2.2.2 Đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải
Dữ liệu về chất lượng môi trường nền tại khu vực dự án được đơn vị tư vấn thu thập, tổng hợp từ nguồn: Báo cáo Quan trắc mạng lưới môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chi tiết như sau:
- Vị trí lấy mẫu: Sông Cấm lấy tại Bara Nghi Quang, cách vị trí tiếp nhận nước thải của dự án khoảng 3,8km về phía thượng lưu;
Giá trị giới hạn: Cột A2, QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về chất lượng nước mặt
Kết quả chất lượng nước mặt tại mương được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 3.4 Kết quả phân tích mẫu nước mặt khu vực thực hiện dự án
TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 08:2023/BTNMT
2 Tổng chất rắn lơ lửng
(TSS) mg/l 30 >100 và không có rác nổi
3 Nhu cầu oxy sinh hóa
4 Nhu cầu oxi hóa học
5 Hàm lượng oxy hòa tan
Ghi chú : (-): không quy định
Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án
Để đánh giá chất lượng các thành phần môi trường nền trong khu vực thực hiện dự án, Viện khoa học và Phát triển công nghệ Môi trường đã phối hợp với đơn vị Công ty cổ phần quan trắc và xử lý môi trường Thái Dương tiến hành đo đạc, lấy mẫu và phân tích đánh giá các thành phần môi trường không khí, tiếng ồn, nước mặt tại khu vực dự án
+ Đợt 1: thực hiện vào ngày 23/12/2023;
+ Đợt 2: thực hiện vào ngày 24/12/2023;
3.1 Quan trắc, đánh giá các thành phần môi trường không khí
- Vị trí lấy mẫu: chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn khu vực thực hiện dự án được khảo sát tại vị trí như sau:
+ K1: mẫu không khí tại khu vực Dự án Điều kiện lấy mẫu: trời râm, có gió, không ảnh hưởng đến chất lượng mẫu
Kết quả phân tích được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.5 Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực dự án
TT Thông số Đơn vị Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
(Nguồn: Công ty cổ phần quan trắc và xử lý môi trường Thái Dương tháng 12/2023) Ghi chú: QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
(1) QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
Nhận xét: Qua bảng phân tích cho thấy nồng độ các chỉ tiêu phân tích không khí tại 03 đợt khảo sát đều nằm dưới ngưỡng cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT Như vậy chất lượng môi trường không khí khu vực Dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm
3.2 Quan trắc, đánh giá các thành phần môi trường nước mặt
Như đã trình bày tại mục 2.2.2.
Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong
1.1 Đánh giá, dự báo các tác động
1.1.1 Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất
Tổng diện tích khu đất thực hiện Dự án là 4.119,7m 2 thuộc địa phận phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An Khu đất thực hiện dự án đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số CH
537693 ngày 02/02/2018 để sử dụng vào mục đích xây dựng Trung tâm thương mại, khách sạn và dịch vụ Hiện nay, quá trình đền bù và giải phóng mặt bằng đã hoàn tất các thủ tục nên không tiến hành đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất và giải phóng mặt bằng
1.1.2 Đánh giá tác động của hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị a Bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển vật nguyên vật liệu xây dựng
Các chất gây ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng thường là các hợp chất sản phẩm của quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ như bụi, SO2, CO2, CO, NOx, VOC… Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển sẽ gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống dọc tuyến đường vận chuyển Tuy nhiên, lượng bụi và khí thải phát sinh trên các tuyến đường vận chuyển được pha loãng vào môi trường nên nồng độ các chất ô nhiễm giảm đi đáng kể, đặc biệt là các phương tiện vận chuyển nguyên liệu xây dựng đều được đăng kiểm và bảo trì đầy đủ nên đạt điều kiện được di chuyển trên đường nên trong báo cáo này được vị tư vấn chỉ tính toán đến lượng bụi cuốn lên từ lòng đường ảnh hưởng đến người dân sinh sống hai bên đường nơi các phương tiện vận chuyển vật liệu đi qua
Ngoài ra, quá trình vận chuyển cũng phát sinh bụi ở khu vực tập kết nguyên vật liệu xây dựng nhưng do thời gian đổ nguyên liệu tại bãi tập kết nhanh và bụi vật liệu có kích thước lớn thường khó phát tán xa nên lượng bụi này chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân làm việc tại khu vực công trường
Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ xây dựng các hạng mục công trình cũng như hoạt động của các máy móc thiết bị sẽ phát sinh bụi và khí thải, bao gồm: Bụi cuốn từ mặt đường; khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu của các phương tiện vận chuyển Để tính toán tải lượng bụi và khí thải phát sinh do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, dựa trên cơ sở gồm quãng đường và số chuyến xe cần để vận chuyển nguyên vật liệu
Tính toán nồng độ bụi phát sinh từ phương tiện vận chuyển vận chuyển:
Như đã tính toán tại Bảng 1.2, khối lượng vật tư xây dựng cho dự án là 11.846,14 tấn Sử dụng xe tải 10 tấn, nhiên liệu sử dụng là dầu diezel
- Số lượt xe vận chuyển là: 11.846,14 tấn : 10 tấn/xe 1.186 chuyến
- Số km vận chuyển tạm tính: 1.186 chuyến × 20 km (2 lượt) = 21.348 km
- Lượng dầu diesel tiêu thụ: 21.348 km × 0,2 lít/km = 4.269 lít
Theo hệ số quy đổi dầu diezel (0,5%S) từ lít sang kg là: 1 lít dầu diezel 0,85kg, thì: 4.269 lít dầu × 0,85 kg = 3.629,2 kg ≈ 3,6 tấn dầu diezel
Thời gian vận chuyển vật tư là 3 ngày, do đó lượng dầu tiêu thụ cho vận chuyển nguyên vật liệu trong ngày là 1,2 tấn dầu diezel/ngày
Căn cứ lượng khí thải độc hại phát thải khi sử dụng 1 tấn dầu đối với động cơ đốt trong theo “Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 1, NXB Khoa học kỹ thuật, 1999” thì:
Bảng 4.1 Lượng phát thải các khí độc hại do đốt nhiên liệu đối với động cơ diezen (kg/tấn nhiên liệu)
Thông số ô nhiễm CO NO 2 SO 2 CH Andehit và các hợp chất hữu cơ
(Nguồn: Trần Ngọc Chấn, “Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 1, NXB KHKT”)
Tải lượng khí thải phát sinh do phương tiện chuyên chở vật liệu cho dự án ước tính phát sinh như trình bày sau:
Bảng 4.2 Nồng độ khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng
Lượng phát sinh (kg/ngày)
Nồng độ khí thải (*)(mg/m 3 )
QCVN 05:2023/BTNMT Trung bình 1 giờ (mg/m 3 )
5 Andehit và các hợp chất hữu cơ 0,354 8,86 × 10 -3 -
Ghi chú: (*): Nồng độ trung bình (mg/m 3 ) = Tải lượng (g/ngày) × 10 6 /8/V(m 3 )
+ Thời gian của quá trình vận chuyển, bốc dỡ vật liệu xây dựng: 30 ngày
+ Diện tích vùng chịu ảnh hưởng của hoạt động bốc dỡ là diện tích khu vực dự án: S DA = 4.199,7 m 2
- H = 10m (chiều cao trung bình phát tán của bụi là 10m) Ta có, thể tích không gian vùng chịu ảnh hưởng: V = S × H = 4.199,7 m 2 x 10 m = 41.997 (m 3 )
+ Diện tích quãng đường vận chuyển: Sđường = d x R
Trong đó: chiều dài quãng đường trung bình là d = 8 km, R = 10m (chiều rộng đường) + 20m (2 bên đường ảnh hường) = 30m; Sđường = 8.000m × 30m = 240.000 m 2
+ Diện tích khu vực thực hiện Dự án: SDA = 4.199,7 m 2
Tổng diện tích vùng ảnh hưởng: S = Sđường + SDA = 240.000 + 4.199,7 244.199,7 m 2
Ta có: S = 244.199,7m 2 , H = 10m (chiều cao phát tán trung bình)
Qua nồng độ bụi ước tính phát sinh (theo lý thuyết) tại bảng được so sánh với QCVN 05:2023/BTNMT, thì nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động bốc dỡ và vận chuyển nguyên vật liệu được dự báo không quá lớn, chỉ có NO2 vượt mức cho phép cao hơn 1,63 lần; nồng độ CO, SO2 và bụi ước tính phát sinh từ quá trình vận chuyển vật liệu đều nằm trong giới hạn cho phép
Tính toán nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động vận chuyển:
Theo tính toán tại Bảng 1.2, tổng khối lượng nguyên vật tư xây dựng phục vụ dự án là 11.846,14 tấn;
Tải lượng bụi do hoạt động thi công đào đắp và vận chuyển đất thải được tính theo hệ số phát thải bụi theo (Air chief) là:
Hệ số phát sinh bụi khi vận chuyển nguyên vật liệu là 0,17 kg/tấn
Bảng 4.3 Dự báo tải lượng bụi phát sinh do thi công hoạt động vận chuyển
Hệ số phát thải (g/tấn) (b)
Khối lượng bụi phát sinh (g) (c=a x b)
Thời gian thi công/vận chuyển (ngày) (d)
Lượng bụi phát sinh trung bình (mg/s) (e = c x 1000/(dx8x3600))
Tổng khối lượng vật liệu cần vận chuyển
- Thời gian thi công dự án còn lại là 6 tháng (180 ngày);
- Thời gian làm việc 1 ngày: 8 giờ
Tổng diện tích vùng ảnh hưởng: S = Sđường + SDA = 240.000 + 4.199,7 244.199,7m 2
Hệ số phát thải bụi bề mặt = Tải lượng (g/s) /Diện tích (m 2 )
Nồng độ bụi trung bình 1 giây = Tải lượng (g/s) / Thể tích tác động (m 3 )
= Hệ số phát thải bụi bề mặt / H
Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển phát sinh trong suốt quãng đường vận chuyển gây ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh và sức khỏe người dân các phường xã của thị xã Cửa Lò sống dọc tuyến đường vận chuyển, đặc biệt là các hộ dân ở cuối hướng gió Ngoài ra, dự án nằm gần khu vực khách sạn, cửa hàng, quảng trường xã là nơi tập trung đông cán bộ, học sinh có thể gây các bệnh về hô hấp, phổi,… Đây là nguồn thải di động, khí thải sau khi phát sinh được pha loãng vào môi trường xung quanh làm giảm nồng độ Bên cạnh đó, sự phát sinh khí thải do phương tiện vận chuyển là không liên tục, thời gian xe vận chuyển trên đường ngắn do đó mức ảnh hưởng là không đáng kể Tác động này được đánh giá ở mức độ vừa
Kết quả dự báo trên là tính tải lượng cho cả quãng đường vận chuyển, nồng độ các khí này sẽ phân tán dọc trên đường Do quảng đường vận chuyển khá dài, không gian rộng thoáng nên nồng độ thực tế phát sinh dọc tuyến đường vận chuyển và quanh khu vực dự án là rất nhỏ Trong thực tế, ở những giai đoạn xây dựng nhất định việc tập trung vật liệu sẽ tăng cường, nồng độ các khí này có thể dự báo cao hơn so với ước tính như trên b Bụi, khí thải phát sinh từ máy móc thiết bị Để đánh giá tác động do khí thải từ tất cả các phương tiện thi công (máy ủi, máy san, máy đào, máy trộn bê tông) ta tính toán trong giai đoạn đầu thi công là giai đoạn tập trung số lượng thi công lớn nhất Số phương tiện thi công trong giai đoạn thi công lớn nhất khoảng 5 phương tiện trong 1 ngày Lượng nhiên liệu (dầu DO) tiêu thụ của các phương tiện khác nhau, nhưng theo thực tế vận hành của các thiết bị thi công thì bình quân lượng dầu tiêu thụ trung bình một ngày làm việc 8 tiếng của một phương tiện thi công/ngày Lượng dầu tiêu thụ trong một ngày của phương tiện thi công là: 5 phương tiện x 30 lít/ngày = 300 lít/ngày = 6,25 lít/h Khối lượng riêng của dầu DO 0,85 kg/lít, hàm lượng lưu huỳnh 0,05%
Khối lượng dầu DO sử dụng trong một ngày là: 6,25 l/h x 0,85 kg/l = 5,313 kg/h Tải lượng ô nhiễm của thiết bị máy móc thi công do đốt dầu DO được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.3 Hệ số phát thải và tải lượng ô nhiễm của thiết bị máy móc thi công do sử dụng dầu DO
Thông số Bụi SO 2 NO 2 CO VOC
Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) 4,3 20S
(Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water and Land pollution A Guide to rapid source inventory techniques and their use in formulating environmental control strategies - Part I and II) Ô nhiễm do khí thải của các phương tiện và máy móc khi thi công cùng với việc tăng cường máy móc xây dựng làm gia tăng lượng khí thải độc hại thải ra từ các động cơ như các khí: CO, NOx, SOx… gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân đang trực tiếp thi công trên công trường
Tuy nhiên, các máy móc thi công công trình không diễn ra đồng thời cùng một thời điểm mà kéo dài trong vòng 6 tháng nên ảnh hưởng của khí thải từ các thiết bị thi công và từ phương tiện vận tải đến môi trường chỉ mang tính cục bộ, nhất thời
1.1.2 Đánh giá tác động của hoạt động thi công các hạng mục công trình của dự án đối với các dự án có công trình xây dựng a Khí thải a.1 Bụi từ quá trình đào móng, thi công tầng hầm
Tổng diện tích chiếm dụng đất vĩnh viễn của dự án là 4.199,7 m 2 , trong đó có khoảng 3.206,3 m 2 là diện tích tầng hầm trung tâm thương mại Hiện trạng dự án đã được san nền
Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong
2.1 Đánh giá, dự báo các tác động
2.1.1 Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải
Trong quá trình hoạt động của tổ hợp dịch vụ thương mại sẽ phát sinh chất thải từ các nguồn sau:
Bảng 4.13 Nguồn gây ô nhiễm có liên quan đến chất thải giai đoạn hoạt động
TT Các loại chất thải Nguồn gây ô nhiễm Thành phần của các chất gây ô nhiễm
Chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ, cặn lơ lửng, dầu mỡ, vi khuẩn
Nước thải sinh hoạt từ khu nhà hàng, tổ chức sự kiện, khu dịch vụ
Hoạt động vận chuyển, trao đổi hàng hóa
Tạo ra khí thải COx, NOx,
Từ máy điều hòa, máy phát điện, hoạt động đun nấu
Hoạt động xe cộ ra vào dự án
3 Chất thải Chất thải rắn của khu văn Bao bì các loại, giấy loại, túi
TT Các loại chất thải Nguồn gây ô nhiễm Thành phần của các chất gây ô nhiễm rắn phòng cho thuê, khu thương mại dịch vụ ni lông, các phần dư thừa của thực phẩm …
Hoạt động kinh doanh dịch vụ, sinh hoạt
- Bóng đèn neon hỏng, pin-ac quy, bình xịt muỗi… a Bụi và khí thải a.1 Ô nhiễm bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển hàng hóa
Mức độ ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện vận tải ra vào khu vực Dự án phụ thuộc nhiều vào chất lượng đường xá, mật độ xe, lưu lượng dòng xe, chất lượng kỹ thuật xe trên công trường và lượng nhiên liệu tiêu thụ Với quy mô hoạt động của dự án, dự báo lưu lượng xe vận chuyển hàng ngày ra vào khu vực là 6 lượt xe/ngày (1 năm làm việc 312 ngày, 1 ngày làm việc 8h)
Bảng 4.14 Tải lượng các chất ô nhiễm phát thải từ hoạt động vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm ra vào Dự án
Tải lượng ô nhiễm phát sinh trong khu vực Công ty
Xe ô tô có tải trọng > 16 tấn
(Ghi chú: Hàm lượng S của dầu diesel là 0,4%)
Khí thải từ hoạt động ra vào sẽ được phát tán ra toàn bộ khu vực Dự án và xung quanh Tính toán lượng phát thải trung bình trong 1 giờ ứng toàn bộ diện tích 2.107,25 m 2 và chiều cao phát thải là 1,5m (tầm hít thở của con người), ta được bảng kết quả sau:
Bảng 4.15 Nồng độ các chất ô nhiễm phát thải ra khu vực Dự án do hoạt động của phương tiện ra vào Dự án
Nồng độ trung bình trong 1 giờ (mg/m 3 )
Nồng độ trung bình trong 1 giờ (mg/m 3 )
Bảng cho thấy lượng phát thải bụi và các khí ô nhiễm trong quá trình vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm ra vào Dự án đa số đều nằm trong GHCP theo QCVN 05:2013/BTNMT nên khả năng ảnh hưởng đến không khí xung quanh là rất ít a.2 Ô nhiễm bụi và khí thải từ hoạt động giao thông tại dự án
Khi Dự án đi vào hoạt động, các phương tiện giao thông cũng sẽ là một nguồn phát sinh ô nhiễm do khí thải Các loại phương tiện ra vào khu này bao gồm: xe ô tô, xe mô tô, xe tải chở hàng hóa ra vào dự án…
Trong quá trình hoạt động, các phương tiện vận tải này với nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu diesel sẽ thải ra môi trường không khí một lượng khói thải tương đối lớn chứa các chất ô nhiễm như NO2, CO, CO2, VOC, Nồng độ các khí này phụ thuộc vào mật độ xe và chủng loại xe chạy qua khu vực
Bảng 4.16 Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông
(Nguồn: Ripid Environmental Assessment, WHO.1995)
Do lưu lượng xe ra vào khu vực dự án phân tán, không diễn ra đồng thời và khu vực dự án rộng, thoáng đãng, xung quanh khu Dự án trồng nhiều loại cây bóng mát, các tòa nhà được thiết kế hiện đại, có thông gió nên ảnh hưởng của loại ô nhiễm này là không đáng kể
Tuy nhiên, tại các khu vực tầng hầm, tầng trệt, bụi khí và khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông là khá lớn, do đây là những vị trí đỗ xe của cả tòa nhà Lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông ra và dừng đỗ xe và khởi động máy nếu không có phương án thông gió và thoát khí sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, cán bộ công nhân viên và khách ra vào tòa nhà a.3 Khí thải từ máy phát điện Để ổn định cho hoạt động của khu dự án trong trường hợp mạng lưới có sự cố, chủ dự án sử dụng 1 máy phát điện dự phòng với công suất 350 KVA, sử dụng nhiên liệu dầu DO Trong quá trình vận hành, khí thải từ máy phát điện có chứa các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC), dioxit lưu huỳnh (SO2), Oxit cacbon (CO), hydrocacbon và andehyt (RHO) Các tác nhân trên sẽ là nguồn gây ô nhiễm không khí cho khu vực Dự án
Khi chạy máy phát điện, định mức tiêu thụ nhiên liệu khoảng 68,9 lít dầu DO/h cho loại máy 350 KVA Nếu tính theo hệ số quy đổi dầu diezel (0,5%S) từ lít sang kg là: 1 lít dầu diezel = 0,85kg, thì 68,9 lít x 0,85kg = 58,57kg 0,059 tấn dầu diezel/h
Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO, ta có hệ số ô nhiễm của máy phát điện từ đó tính được tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ máy phát điện dự phòng như sau:
Bảng 4.17 Tải lượng các chất ô nhiễm của máy phát điện dự phòng
(Nguồn: Đánh giá nhanh tải lượng ô nhiễm, WHO, 1995) Ghi chú: S: là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu (0,25%)
Các loại khí thải trên đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, máy phát điện dự phòng chỉ hoạt động khi mất điện và các nguồn phát thải này không liên tục, không tập trung mà phân bố rải rác trong không gian rộng thoáng nên lượng khí thải phát sinh sẽ được pha loãng trong không khí, vì vậy nồng độ các khí độc hại này trong môi trường sẽ không lớn nên yếu tố này được đánh giá ở mức độ trung bình, ít ảnh hưởng đến khu vực cộng đồng dân cư xung quanh a.4 Khí thải do hoạt động đun nấu
Khói thải từ nhiên liệu sử dụng trong hoạt động nấu nướng tại nhà bếp của nhà hàng cũng là một nguồn khí thải
Thời gian đun nấu thức ăn tập trung chủ yếu vào các giờ cao điểm như buổi trưa (10h – 12h) và buổi tối (17h – 19h) Các tác nhân ô nhiễm này chủ yếu gây ô nhiễm cục bộ xung quanh khu vực bếp nhà hàng dịch vụ và mỗi phòng được thiết kế các hệ thống thông gió, hút mùi ở khu vực chế biến, bếp của nhà hàng, căn hộ nên ít có khả năng tác động ra xa
Ngoài ra, do việc sử dụng khí gas làm nguyên liệu cho hoạt động nấu nướng nên hoạt động này ít gây tác động tới môi trường không khí và được đánh giá ở mức tác động thấp a.5 Mùi hôi từ hệ thống thu gom, thoát nước thải và khu vực tập kết chất thải rắn
Hệ thống thu gom nước thải nếu bị rò rỉ hoặc vỡ đường ống dẫn có thể gây mùi trên khu vực dự án Ngoài ra khi vận chuyển bùn của hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 190 m 3 /ngày.đêm có thể gây mùi ảnh hưởng đến cán bộ ban quản lý, nhân viên làm việc tại dự án và người dân sống trong khu vực xung quanh Dự án
Khu vực tập kết chất thải rắn của dự án được bố trí tại tầng hầm, thành phần chính là rác thải sinh hoạt là nơi sinh ra các Sol khí sinh học có thể phát tán theo gió trong không khí trong khoảng vài chục mét đến vài trăm mét Trong sol khí thường có các vi khuẩn, nấm mốc… và chúng có thể là những mầm gây bệnh hay nguyên nhân gây những dị ứng qua đường hô hấp b Chất thải rắn b.1 Chất thải rắn sinh hoạt
Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư
Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 4.25 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
TT Chất thải phát sinh Biện pháp thực hiện
I Giai đoạn thi công xây dựng
- Nhà vệ sinh di động
- Hệ thống thoát nước tạm
- Hố lắng nước thải Nước mưa - Đào rãnh thoát nước mưa tạm thời
- Lập phương án thi công hợp lý, tiến hành thi công đồng bộ
- Bố trí hàng rào tôn cao 2-3m
- Tưới ẩm khu vực xây dựng và đường giao thông
- Phủ bạt kín xe vận tải
- Che chắn các bãi chứa vật liệu
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân thi công
- Vệ sinh mặt bằng cuối ngày làm việc
- Bố trí các thùng rác đúng quy định để thu gom chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại
- Đất đào hố móng công trình, hệ thống thu gom nước mưa, nước thải, xử lý nước thải tận dụng để trồng cây xanh khu vực dự án
TT Chất thải phát sinh Biện pháp thực hiện
- Chất thải có thể tái chế được thu gom, bán phế liệu
- Chất thải không thể tái chế được vận chuyển, đổ thải theo đúng quy định
II Giai đoạn hoạt động
- Hệ thống thu gom, thoát nước thải
- Hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 190 m 3 /ngày đêm
Nước mưa - Hệ thống thoát nước mưa
- Bố trí nhân viên vệ sinh quét dọn và thu gom rác thải hàng ngày
- Hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, đổ thải và xử lý chất thải theo đúng quy định
- Chất thải nguy hại được thu gom và xử lý theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT
Khí thải - Bố trí dải cây xanh cách ly theo quy hoạch;
- Tưới ẩm khu vực dự án
3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường
Như đã trình bày tại mục 3.1, trong giai đoạn đi vào hoạt động, Chủ dự án sẽ thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường, khống chế và phòng ngừa các sự cố ô nhiễm môi trường xảy ra Cụ thể các công trình xử lý môi trường như sau:
- Công trình xử lý nước thải:
+ Bố trí hệ thống thu gom, thoát nước thải và nước mưa;
+ Xây dựng 2 bể tự hoại 03 ngăn tại chân công trình nhà vệ sinh để xử lý nước thải nhà vệ sinh
+ Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 190 m 3 /ngày.đêm để xử lý nước thải dự án
+ Đầu tư các thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn nguy hại;
+ Xây dựng kho tập kết chất thải rắn;
+ Hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn
+ Tưới ẩm phạm vi 1km các tuyến đường tiếp giáp với dự án vào những ngày nắng nóng để giảm thiểu phát sinh bụi;
+ Trồng cây xanh xung quanh khu vực Dự án
Bảng 4.26 Kế hoạch thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
STT Hạng mục Số lượng Đơn vị Tiến độ
I Công trình xử lý nước thải
1 Mương thoát nước mưa 01 Hệ thống
2 Hệ thống thu gom, xử lý nước thải 01 Hệ thống
5 Hệ thống xử lý nước thải tập trung
II Công trình thu gom, xử lý chất thải rắn
1 Thùng rác thông thường Thùng rác các loại Hoàn thành trước tháng 12/2024
2 Thùng rác nguy hại 03 Thùng
3 Hợp đồng xử lý chất thải rắn 02 HĐ
III Công trình, biện pháp xử lý khí thải
1 Vòi nước tưới ẩm các đoạn đường tiếp giáp 1 Bộ Hoàn thành trước tháng 12/2024
2 Trồng cây xanh và thảm cỏ theo quy hoạch 20 Cây
3.3 Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Bảng 4.27 Dự trù kinh phí xây dựng các công trình xử lý môi trường
TT Tên công trình Kinh phí (Triệu đồng)
I Công trình xử lý nước thải 635
1 Hệ thống thu gom và thoát nước mưa 90
2 Hệ thống thu gom và xử lý nước thải 120
3 Hệ thống xử lý nước thải tập trung 1.350
II Công trình xử lý chất thải rắn 60
1 Thùng rác thông thường và nguy hại 25
III Công trình xử lý khí thải 80
TT Tên công trình Kinh phí (Triệu đồng)
I Công trình xử lý nước thải 635
2 Trồng cây xanh và thảm cỏ 60
3.4 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường
Trong quá trình hoạt động, Chủ dự án có trách nhiệm phân công bộ phận quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường Trong đó, quy định cụ thể trách nhiệm từng người có năng lực và trình độ quản lý phù hợp với tính chất hoạt động của Trung tâm thương mại Tổ chuyên trách về môi trường bao gồm :
- Nhân viên làm việc trực tiếp: 02 người
Nhiệm vụ của tổ chuyên trách môi trường:
- Kiểm tra kiểm soát quá trình thi công và vận hành các công trình bảo vệ môi trường
- Quản lý các vấn đề môi trường của dự án, cụ thể:
+ Thu nhận và quản lý các hồ sơ môi trường;
+ Giám sát hoạt động phát sinh chất thải, thường xuyên kiểm tra để phát hiện sự cố và khắc phục các sự cố xảy ra;
+ Theo dõi quá trình thu gom, cập nhật quy định về quản lý chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt.
Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo
4.1 Về mức độ chi tiết của các đánh giá
Các đánh giá tác động tới môi trường của dự án được thực hiện chi tiết, tuân thủ theo trình tự:
- Xác định và định lượng nguồn gây tác động theo từng hoạt động của dự án;
- Xác định quy mô không gian và thời gian của các đối tượng bị tác động;
- Đánh giá tác động dựa trên quy mô nguồn gây tác động, quy mô không gian, thời gian và tính nhạy cảm của các đối tượng chịu tác động
Các đánh giá về tác động của dự án là khá chi tiết và cụ thể Cũng chính vì vậy mà trên cơ sở các đánh giá, dự án đã đề ra được các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó với các sự cố môi trường một cách khả thi
4.2 Về độ tin cậy của các đánh giá
Công cụ và các phương pháp được sử dụng để đánh giá tác động môi trường, đây là các phương pháp phổ biến nhằm đánh giá đầy đủ, chính xác, khoa học và khách quan về các tác động có thể xảy ra trong từng giai đoạn, cho từng đối tượng Độ chính xác và tin cậy của các phương pháp này là khá cao
Việc đánh giá tác động được nêu ra trên cơ sở tham khảo nhiều nguồn tài liệu, sử dụng các phương pháp đánh giá tác động môi trường đã được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam kết hợp với việc đi khảo sát thực tế, điều tra, Do đó, mức độ tin cậy của các đánh giá là đảm bảo
Chúng tôi dựa vào một số tài liệu và định tính về các khả năng, xác suất lan truyền ô nhiễm để đánh giá tác động đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khi xây dựng dự án cũng như khi dự án đi vào hoạt động nên độ tin cậy chỉ ở mức độ tương đối Để có được các số liệu chính xác trong quá trình hoạt động của dự án, Chủ dự án sẽ thực hiện chương trình giám sát môi trường và trên cơ sở đó sẽ điều chỉnh, bổ sung các giải pháp thích hợp để kiểm soát ô nhiễm, hạn chế các tác động môi trường không mong muốn Đội ngũ tham gia lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường là các thành viên đã được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực môi trường, xây dựng; đã có kinh nghiệm nhiều năm Do đó những dự báo, đánh giá đưa ra khá đầy đủ, mang tính thực tế và độ tin cậy cao
Các phương pháp được sử dụng để đánh giá và mức độ tin cậy từng phương pháp được tóm tắt ở bảng sau:
Bảng 4.28 Độ tin cậy của các phương pháp đánh giá tác động môi trường
TT Phương pháp Mức độ tin cậy Nguyên nhân
1 Phương pháp thống kê Cao
Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thuỷ văn, kinh tế xã hội tại khu vực dự án
2 Phương pháp nghiên cứu khảo sát hiện trường Cao Có tính thực tiễn cao và đánh giá đúng bản chất tác động của dự án
Phương pháp lấy mẫu, phân tích, xử lý số liệu trong phòng
Cao Phương pháp + dụng cụ + nhân lực đáng tin cậy
4 Phương pháp điều tra xã hội học Cao Có tính chất thực tiễn và cụ thể với dự án
5 Phương pháp so sánh, đối chứng Cao
So sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam hiện hành
6 Phương pháp kế thừa Cao
Kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo của các dự án cùng loại đã được bổ sung và chỉnh sửa
TT Phương pháp Mức độ tin cậy Nguyên nhân theo ý kiến của hội đồng thẩm định.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI
VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở đề xuất các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành, cụ thể như sau:
1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:
1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
Thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án bắt đầu từ 30/06/2025 đến 30/9/2025
Bảng 6.1 Kế hoạch vận hành hệ thống nước thải
Tên hạng mục vận hành thử nghiệm Thời gian vận hành Đối tượng xử lý Công trình xử lý Số lượng Bắt đầu Kết thúc
Hệ thống xử lý nước thải tập trung 1 30/6/2025 30/9/2025
1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải
1.2.1.Kế hoạch quan trắc với hệ thống xử lý nước thải
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 21, Thông tư số 02/2022/BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản
4 Điều này (dự án quy định tại Cột 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ), việc quan trắc chất thải do chủ dự án đầu tư, cơ sở tự quyết định nhưng phải đảm bảo quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong
03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải
Việc lấy mẫu nước thải để đo đạc, phân tích, đánh giá sự phù hợp của công trình xử lý nước thải bảo đảm phù hợp với TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992) về chất lượng nước - lấy mẫu và hướng dẫn lấy mẫu nước thải Trên cơ sở đó, chủ đầu tư lập kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải như sau:
Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư
1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
Thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án bắt đầu từ 30/06/2025 đến 30/9/2025
Bảng 6.1 Kế hoạch vận hành hệ thống nước thải
Tên hạng mục vận hành thử nghiệm Thời gian vận hành Đối tượng xử lý Công trình xử lý Số lượng Bắt đầu Kết thúc
Hệ thống xử lý nước thải tập trung 1 30/6/2025 30/9/2025
1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải
1.2.1.Kế hoạch quan trắc với hệ thống xử lý nước thải
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 21, Thông tư số 02/2022/BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản
4 Điều này (dự án quy định tại Cột 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ), việc quan trắc chất thải do chủ dự án đầu tư, cơ sở tự quyết định nhưng phải đảm bảo quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong
03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải
Việc lấy mẫu nước thải để đo đạc, phân tích, đánh giá sự phù hợp của công trình xử lý nước thải bảo đảm phù hợp với TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992) về chất lượng nước - lấy mẫu và hướng dẫn lấy mẫu nước thải Trên cơ sở đó, chủ đầu tư lập kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải như sau:
Bảng 6.2 Kế hoạch quan trắc nước thải
TT Vị trí lấy mẫu Thông số Số mẫu
1 mẫu nước đầu vào HTXL (tại bể gom)
(11 thông số): pH, BOD5, Tổng chất thải rắn lơ lửng (TDS), Tổng chất rắn hòa tan (TSS), Sunfua (tính theo H2S), Amoni (tính theo N), Nitrat (tính theo N), Dầu mỡ động thực vật, Tổng các chất hoạt động bề mặt, Phosphat, Tổng Coliform
Trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định
1 mẫu nước đầu ra sau HTXL
(tại hố ga cuối trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thành phố)
1.2.2 Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch Đơn vị lấy mẫu phân tích: Công ty Cổ phần quan trắc và xử lý môi trường Thái Dương Địa chỉ: số 24, ngõ 18 phố Phan Văn Trị, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Đơn vị đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, số hiệu VIMCERTS 163
2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục, định kỳ) theo quy định của pháp luật
Theo mục b khoản 4 Điều 97 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm
2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thì dự án có lưu lượng xả thải 190m 3 /ngày