Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất hạt nhựa Thuyết minh quy trình công nghệ - Công đoạn 1 chuẩn bị nguyên liệu: theo công thức phối liệu của phòng kỹ thuật, nguyên liệu chính bột đá 85%
Trang 2Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 Tên chủ dự án đầu tư
Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Nhật Huy
- Địa chỉ văn phòng: khu công nghiệp nhỏ, xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa
Đàn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ông Lê Minh Hải
Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 0973324548
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 2902102807 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư Nghệ An cấp lần đầu ngày 21/5/2021 và thay đổi lần 2 ngày
03/8/2022
2 Tên dự án đầu tư
Nhà máy Nhựa kỹ thuật Mega tại cụm công nghiệp Nghĩa Long, huyện
Nghĩa Đàn
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: cụm công nghiệp Nghĩa Long, huyện
Nghĩa Đàn theo quyết định phê duyệt Quy hoạch số 856/QĐ-UBND ngày
12/4/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Đàn Cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp: đường vào Cụm công nghiệp;
+ Phía Nam giáp: đất sản xuất nông nghiệp;
+ Phía Đông giáp: đường quy hoạch rộng 18m;
+ Phía Tây giáp: nhà máy may Phú Linh Sơn dự kiến mở rộng
Trang 3Hình 1.1 Vị trí thực hiện dự án
- Quy mô của dự án đầu tƣ (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật
về đầu tƣ công): dự án nhóm B
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tƣ
3.1 Công suất của dự án đầu tƣ
- Công suất thiết kế sản phẩm nhựa kỹ thuật: 120.000 tấn/năm
- Công suất thiết kế ngành chế biến gỗ: 12.000m3 sản phẩm/năm
3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tƣ, đánh giá việc lực chọn công nghệ
sản xuất của dự án đầu tƣ
3.2.1 Công nghệ sản xuất sản phẩm nhựa kỹ thuật
Quy trình công nghệ sản xuất hạt nhựa phụ gia nhƣ sau:
Khu vực thực hiện dự án
Trang 4Hình 1.2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất hạt nhựa
Thuyết minh quy trình công nghệ
- Công đoạn 1 (chuẩn bị nguyên liệu): theo công thức phối liệu của phòng
kỹ thuật, nguyên liệu chính bột đá (85%) và nhựa PP, PE nhập khẩu (12%) và
các phụ gia khác được công ty nhập khẩu từ nước ngoài, được chứng nhận đảm
bảo môi trường và được phép xuất khẩu đi các nước trong đó có Việt Nam Các
nguyên liệu này khi phối trộn với nhau không xảy ra các phản ứng hóa học,
không tạo mùi Nguyên liệu từ kho được chuyển đến hệ thống cân, có bổ sung
Zinc stearate và Parafil oil (dầu cọ) Các thông số trong quá trình cân và phối
liệu do phòng kỹ thuật cung cấp Sau khi cân, nguyên liệu sẽ chuyển sang hệ
thống máy trộn ở công đoạn 2
- Công đoạn 2 (phối trộn nguyên liệu): sau khi cân, nguyên liệu sẽ theo
băng chuyền dẫn vào bồn máy trộn theo các yêu cầu kỹ thuật phòng kỹ thuật
cung cấp Tại đây, công nhân sẽ tiến hành cài đặt các thông số như tốc độ phối
trộn, thời gian phối trộn từng mẻ, nhiệt độ trộn nguyên liệu… Trong công đoạn
này, không sử dụng nước để phối trộn Sau khi phối trộn nguyên liệu sẽ chuyển
sang công đoạn đùn ép
Tiếng ồn
Tiếng ồn, mùi (Aceton, Styren) Tiếng ồn
Tiếng ồn, bụi
Đùn ép
Cắt tạo hạt Phân loại Đóng gói, lưu kho Làm nguội
Nguyên liệu (bột đá, nhựa nguyên chất
PE, PP, dầu cọ, zinc stearate)
Phối trộn nguyên liệu
Trang 5- Công đoạn 3 (đùn ép - tạo hạt): đây là công đoạn quan trọng nhất trong
quá trình sản xuất Tại đây, nguyên liệu sẽ qua máy đùn trục vít đôi (các máy
chạy bằng điện, sử dụng điện trở để gia nhiệt cho máy, không dùng dầu chạy
máy), máy đùn ép sẽ được cài đặt các thông số như nhiệt độ (khoảng 1200
C), tốc
độ máy chạy Máy đùn sẽ duy trì nhiệt độ 1200
C, hỗn hợp nguyên liệu ở nóng chảy ở dạng sệt, điều này giúp nguyên liệu không bị cháy và làm giảm việc phát
sinh mùi trong quá trình sản xuất Hỗn hợp này được đùn ra đầu trục vít dạng
sợi và được làm mát bằng nước Sợi nhựa sẽ được cắt thành hạt theo kích thước
yêu cầu của khách hàng
Nước làm mát nhựa sau khi được giải nhiệt sẽ được bơm tuần hoàn về bể
chứa không thải ra ngoài môi trường Định kỳ 6 tháng/lần, chủ dự án sẽ tiến
hành thay thế lượng nước làm mát này và thuê đơn vị có đủ năng lực đến hút
toàn bộ lượng nước làm mát cũ đưa đi xử lý theo đúng quy định của pháp luật
- Công đoạn 4 (phân loại, đóng gói sản phẩm): hạt nhựa sau khi cắt được
đưa sang công đoạn phân loại Các hạt đạt tiêu chuẩn được đưa vào silo chứa và
chuyển sang đóng bao Hạt không đạt kích thước được đưa chở lại công đoạn
trộn để ép lại Sản phẩm sau đóng gói được lưu kho và chờ xuất bán cho khách
hàng
Toàn bộ dây chuyền sản xuất hạt nhựa phụ gia được nhập khẩu trực tiếp
từ nước ngoài, Dây chuyền được lắp đặt đồng bộ, dây chuyền khép kín giữa các
công đoạn từ nạp liệu – phối trộn – đùn ép – tạo hạt giúp giảm thiểu bụi phát
sinh trong quá trình sản xuất Định kỳ hàng ngày, sau khi kết thúc giờ làm việc,
công nhân viên sẽ tiến hành vệ sinh quét dọn, lau chùi máy móc thiết bị khu vực
sản xuất để đảm bảo khả khả năng vận hành của máy và vệ sinh môi trường làm
việc
3.2.2 Công nghệ sản xuất ngành chế biến gỗ
Trang 6Hình 1.3 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất ngành chế biến gỗ
Các thanh gỗ sau khi xẻ được vận chuyển về nhà máy và cho vào hệ
thống sấy để sấy khô gỗ thanh, hệ thống sấy sử dụng nguyên liệu đốt bằng củi
khô
Sau khi được sấy khô thanh gỗ được đưa qua công đoạn bào nhẵn 4 mặt
để tạo độ phẳng và đồng đều cho các thanh
Sau khi được bào phẳng các thanh được đưa qua máy phay mộng finger
để nối các thanh
Sau khi phay mộng, các đầu mộng được bôi keo chuyên dụng sử dụng cho
gỗ
Sau khi bôi keo các thanh được ghép lại với nhau dưới bằng thuỷ lực và
chờ cho keo khô và đưa ra khỏi máy ép
Gỗ đã được sẻ thanh
Sấy khô Bào phôi 4 mặt Bụi, tiếng ồn, mùn cưa, gỗ vụn Phay mộng finger Bụi, tiếng ồn, mùn cưa, gỗ vụn Bôi keo vào mộng
Ghép thanh dài Bào 4 mặt thanh Bụi, tiếng ồn, mùn cưa, gỗ vụn Bôi keo vào thanh
Ghép tấm
Chà nhám tấm, phun vecni
Bụi, tiếng ồn, mùn cưa, gỗ vụn, mùi vecni, hộp thải vecni,…
Lò hơi
Gỗ ghép thanh
Mùi keo
Mùi keo Mùi, khí thải Khí thải
Trang 7Các thanh dài sau khu ép được bào phẳng 4 mặt để tạo độ phẳng cho bề
mặt và đồng nhất kích thước.Sau khi bào các thanh được bôi keo kết dính
Các thanh đã được bôi keo đưa lên máy ép, dưới lực ép của máy ghép
ngang thuỷ lực, các thanh kết dính với nhau thành tấm.Ván tấm được được bào
lại và chà nhám, phun vecni tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh
3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư
Sản phẩm: 12.000 m3 gỗ ghép thanh/năm và sản phẩm nhựa kỹ thuật
120.000 tấn/năm
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng,
nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
4.1 Giai đoạn xây dựng
4.1.1 Nhu cầu nguyên vật liệu
Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ giai đoạn thi công xây dựng của
dự án được trình bày dưới bảng sau:
Bảng 1.1 Khối lượng các loại nguyên vật liệu thi công xây dựng dự án
TT Tên vật tư Đơn vị Khối lượng Khối lượng (tấn)
Các hạng mục cần khối lượng nhỏ thì sử dụng các máy trộn bê tông 0,5-1m3
Nước cấp cho quá trình thi công xây dựng sử dụng nước máy của thị trấn
Trong quá trình thi công sử dụng các loại máy móc thiết bị như máy
khoan, trộn bê tông, máy ủi, máy xúc, máy nén khí, máy hàn, máy cắt, máy mài,
máy khoan, máy đầm, xe tải 8 tấn
Bảng 1.2 Tổng hợp máy móc thiết bị phục vụ xây dựng của dự án
Trang 8TT Loại máy móc thiết bị Số lượng (chiếc) Tình trạng
4.1.2 Nhu cầu sử dụng nước cho thi công xây dựng
Lượng nước cung cấp cho sinh hoạt được tính toán trên cơ sở QCXDVN
01:2021/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Trong đó, định mức nước cấp
như sau:
- Nước cho mục đích sinh hoạt của công nhân thi công: theo dự án đầu tư,
lực lượng lao động tập trung trên công trường xây dựng dự kiến vào thời điểm cao
nhất là khoảng 30 người, với định mức khoảng 80 lít/người ngày (sử dụng công
nhân không ở lại trên công tr ờng) thì tổng lượng nước cần cung cấp cho sinh hoạt
là: 30 x 80 lít/người = 2,4 m3/ngày.đêm
- Nước sử dụng trong thi công: chủ yếu là phục vụ trong công tác tưới ẩm,
trộn vữa, rửa xe…Lượng nước này dự kiến khoảng 3m3/ngày.đêm
Như vậy: tổng lượng nước cần cung cấp cho dự án giai đoạn thi công
xây dựng khoảng 5,4m3/ngày.đêm
- Nguồn cung cấp: sử dụng nước giếng khoan
4.2 Nguyên, nhiên, vật liệu giai đoạn vận hành
4.2.1 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu, vật liệu
a Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu đối với dây chuyền sản xuất gỗ
Bảng 1.3 Khối lượng nguyên liệu, vật tư sử dụng trong 1 năm
Bảng 1.4 Máy móc thiết bị phục vụ giai đoạn vận hành dự án
Trang 9TT Tên thiết bị ĐVT Số lượng
b Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu đối với dây chuyền sản xuất nhựa
Nguyên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất của dự án bao gồm bột đá
(mua từ các nhà máy trong tỉnh), nhựa PE, PP (là nhựa nguyên chất, nhập khẩu
trực tiếp từ nước ngoài), parafin oil (dầu cọ - nhập khẩu từ nước ngoài), zinc
stearate (nhập khẩu nước ngoài) Tỷ lệ hao hụt của nguyên liệu khoảng 0,1 –
0,2%
Số lượng và khối lượng nguyên vật liệu đầu vào của dự án được thể hiện
trong các bảng sau:
Bảng 1.5 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu sử dụng trong giai đoạn hoạt động
STT Tên nguyên liệu Tỷ lệ cho sản Khối lượng Ghi chú
Trang 10xuất (%) (tấn/năm)
(Nguồn: Thuyết minh dự n u t
Nhựa PP, PE nhập khẩu: hạt nhựa màu trắng, không sử dụng nhựa tái chế
- PP (Poly propylene): (-C 3 H 6 -) n :
Polypropylen là polymer điều hòa lập thể, có công thức phân tử là
((C3H6)n), công thức cấu tạo:
Đặc iểm:
Không màu, không mùi, trong suốt, không độc, không dẫn điện, dẫn
nhiệt, có khả năng chịu nhiệt độ 1000
C
Tỷ trọng: 0,85 g/cm³
Nhiệt độ nóng chảy Tnc ≈ 1650
C
Có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác
Ứng dụng: Hạt PP có thể gia công bằng phương pháp: ép đùn, ép phun,
thổi, nhiệt định hình và được ứng dụng làm bao bì trong ngành thực phẩm, dược
phẩm…
- PE (Polyetylen):
Là một hợp chất hữu cơ (poly) gồm nhiều nhóm etylen CH2- CH2 liên kết
với nhau bằng các liên kết hydro no Polyetylen được điều chế bằng phản ứng
trùng hợp các monome etylen (C2H4)
Đặc iểm:
Polyetylen màu trắng, hơi trong, không dẫn điện và không dẫn nhiệt,
không cho nước và khí thấm qua
Tùy thuộc vào loại PE mà chúng có nhiệt độ hóa thủy tinh Tg ≈ 100°C và
nhiệt độ nóng chảy Tnc ≈ 120°C
Trang 11Ở nhiệt độ cao hơn 70oC PE hòa tan kém trong các dung môi như toluen,
xilen, amilacetat, tricloetylen, dầu thông dầu khoáng Dù ở nhiệt độ cao, PE
cũng không thể hòa tan trong nước, trong các loại rượu béo, aceton, ête etylic,
glicerin và các loại dầu thảo mộc
Ứng dụng: polyetylen được dùng bọc dây điện, bọc hàng, làm màng mỏng
che mưa, chai lọ, chế tạo thiết bị trong ngành sản xuất hóa học
- Zinc stearate (muối kẽm và axit Stearic (CH 3 -(CH 2 ) 16 -COOH):
+ Axit stearic là một trong những axit bép hòa tan phổ biến nhất trong tự
nhiên, là chất mềm nhựa PE, PP, có tác dụng làm bóng bề mặt sản phẩm
+ Zinc stearate không độc hại, ổn định nhiệt, ổn định, giư màu sắc ban
đầu, không chứa kim loại nặng như Pb, Cd và Ba, do đó an toàn và thân thiện
với môi trường
- Parafin oil (dầu cọ):
+ Chất lỏng không màu, không mùi
+ Tác dụng bôi trơn cho quá trình đùn hạt phụ gia nhựa
Để phục vụ cho hoạt động sản xuất Chủ dự án đầu tư 01 dây chuyền sản
xuất nhựa phụ gia Ngoài ra, đầu tư các máy móc phục vụ cho việc đóng gói
hàng hóa, cân nguyên liệu sản xuất và cân hàng hóa chuyển khách và phục vụ
cho các hoạt động khác của công ty
Danh sách máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất được tổng hợp
Tình trạng
1 Dây chuyền sản xuất nhựa
phụ gia
Dây
Cái
01 Việt Nam Mới 100%
Trang 1210 Máy thổi màng Cái 01 Đài Loan Mới 100%
11 Máy ép thí nghiệm hạt nhựa Bộ 01 Đài Loan Mới 100%
12 Cân chính xác 1/1.000g Cái 01 Nhật Bản Mới 100%
13 Cân chính xác 1/100g Cái 01 Nhật Bản Mới 100%
(Nguồn: Thuyết minh dự n u t
4.2.2 Nhu cầu sử dụng nước cho giai đoạn hoạt động
Tính toán nhu cầu cấp nước: Căn cứ TCXDVN 33:2006, QCXDVN
01:2021/BXD, dự báo nhu cầu sử dụng nước như sau:
- Lượng nước cấp cho mục đích sinh hoạt của CBCNV của Công ty:
khoảng 8m3/ngày.đêm, tương đương khoảng 80 lít/người/ngày.đêm (số l ợng
CBCNV của Công ty khi dự n i vào hoạt ộng ổn ịnh là 100 ng ời ;
- Nước cấp cho xử lý bụi, khí thải lò hơi: khoảng 5m3/ngày.đêm
- Nước cấp bù cho hệ thống làm mát khu vực sản xuất nhựa:
Tại dự án sử dụng 1 bể chứa nước làm mát thể tích bể 10m3 Lượng nước
bốc hơi thất thoát theo ước tính của Công ty là khoảng 5% lượng nước cấp vào
Vậy lượng nước cấp bù hàng ngày là:
10m3 x 5%/ngày = 0,5m3/ngày
+ Theo quy hoạch, diện tích cây xanh tại dự án là 801,6 m2 Căn cứ theo
QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng,
thì định mức nước cho tưới cây tối thiểu là 3lít/m2
/ngày Vậy nhu cầu sử dụng nước để tưới cây tại dự án là: 801,6m2
x 3 lít/m2/ngày = 2,4m3/ngày
+ Theo quy hoạch, diện tích sân đường nội bộ tại dự án là 6286 m2 Căn
cứ theo QCVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây
dựng, thì định mức nước cho rửa đường tối thiểu là 0,4 lít/m2/ngày Vậy nhu cầu
sử dụng nước để rửa sân đường nội bộ tại dự án là: 6286 m2 x 0,4 = 2,5m3/ngày
Dưới đây là bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của dự án:
Bảng 1.7 Nhu cầu sử dụng nước của dự án
/ngày)
Trang 131 Nước sinh hoạt cho cán bộ công nhân 8,0
- Nước cấp cho PCCC: lưu lượng nước chữa cháy tính cho 2 đám cháy
xảy ra đồng thời, thời gian chữa cháy 3 giờ, lưu lượng chữa cháy 2,5l/s cho một
đám cháy, số họng tham gia chữa cháy là 2 họng, áp lực tự do chữa cháy 20m
Qcch= (2,5 x 2 họng x 3 giờ x 3600)/1000= 54m3
* Nguồn nước sử dụng: Nguồn nước dưới đất Chủ dự án làm thủ tục xin
cấp phép khai thác nước dưới đất theo quy định
4.2.2 Nhu cầu cấp điện cho giai đoạn hoạt động
Nguồn cung cấp điện cho Nhà máy có thể lấy từ nguồn điện lưới quốc
gia Tuy nhiên, khi tiến hành đầu tư Nhà máy Chủ đầu tư sẽ tiến hành đầu tư
trạm biến áp để tiếp nhận điện từ lưới điện chung phục vụ cho quá trình sản
xuất Do vậy, quá trình thiết kế kỹ thuật sẽ tính toán đầu tư trạm biến áp mới
đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất khi dây chuyền đi vào hoạt động
5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
5.1 Quy hoạch xây dựng các hạng mục công trình kiến trúc
Căn cứ theo Quyết định số 856/QĐ-UBND ngày 12/4/2023 của UBND
huyện Nghĩa Đàn về việc phê duyệt chi tiết xây dựng Dự án Nhà máy Nhựa kỹ
thuật Mega tại Cụm công nghiệp xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn Các hạng
mục công trình chính được thể hiện trong bản vẽ quy hoạch như sau:
(1) Nhà bảo vệ, 01 tầng, diện tích xây dựng (DTXD): 15m2;
(2) Nhà để xe, 01 tầng, diện tích xây dựng (DTXD): 200m2
; (3) Nhà văn phòng điều hành, 01 tầng, diện tích xây dựng (DTXD):
382m2;
(4) Nhà nghỉ ca công nhân, nhà ăn, bếp, 01 tầng, diện tích xây dựng
(DTXD): 360m2;
(5) Nhà đặt bơm, 01 tầng, diện tích xây dựng (DTXD): 16m2;
(6) Bể chứa nước, diện tích xây dựng (DTXD): 40m2;
(7) Nhà xưởng 1, 01 tầng, diện tích xây dựng (DTXD): 5100m2;
Trang 14(8) Nhà xưởng 2, 01 tầng, diện tích xây dựng (DTXD): 3094m2;
(9) Nhà kho thành phẩm, 01 tầng, diện tích xây dựng (DTXD): 2011m2;
(10) Trạm cân, diện tích xây dựng (DTXD): 200m2;
(11) Nhà vệ sinh, 01 tầng, diện tích xây dựng (DTXD): 20m2;
(12) Trạm biến áp, diện tích xây dựng (DTXD): 28m2;
(13) Máy hút bụi, diện tích xây dựng (DTXD): 25m2;
(14) Hồ xử lý nước, diện tích xây dựng (DTXD): 250m2;
(15) Hồ nước điều hòa, PCCC, diện tích xây dựng (DTXD): 408m2;
(16) Trạm bơm PCCC, diện tích xây dựng (DTXD): 50m2;
(17) Nhà chứa rác công nghiệp, cao 01 tầng, diện tích xây dựng (DTXD):
70m2;
(18) Đường bê tông, diện tích xây dựng (DTXD): 6.286m2;
(19) Sân bê tông và kè mái Taluy, diện tích xây dựng (DTXD):
6.321,9m2;
(20) Cây xanh, diện tích (DT): 801,6m2
5.2 Mối tương quan giữa khu vực dự án và các đối tượng xung quanh
Khu đất xây dựng dự án nằm trong cụm công nghiệp nhỏ thuộc xã Nghĩa
Long, huyện Nghĩa Đàn, có hạ tầng kỹ thuật khá thuận lợi
Các đối tượng tự nhiên
- Hệ thống giao thông:
+ Nằm tiếp giáp Đường mòn Hồ Chí Minh (Quốc lộ 15)
+ Phía Tây giáp đường quy hoạch rộng 18m;
+ Phía Bắc giáp đường vào cụm công nghiệp
Các đối tượng kinh tế - xã hội
- Cách khu dân cư gần nhất (xóm Nam Long) và Ủy ban nhân dân xã
Nghĩa Long khoảng 400 mét về phía Tây Nam
- Cách trạm y tế xã Nghĩa Long khoảng 500 mét về phía Đông dự án
- Phía Tây giáp: nhà máy may Phú Linh dự kiến mở rộng
- Xung quanh Dự án có các công ty sản xuất bột đá, hạt nhựa, chế biến
lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng như: Công ty CP Khoáng sản Toàn Cầu,
Công ty CP chế biến lâm sản Phú Quý, Công ty CMI Stone, Công ty CP
Viethome Stone VHS, Công ty CP Công nghiệp nhựa Á Châu
- Dự án được thực hiện trong khu đất quy hoạch thuộc Cụm công nghiệp
Nghĩa Long, trong khu đất thực hiện Dự án không có di tích lịch sử; khu bảo tồn
thiên nhiên, không có ao hồ, sông suối
Trang 15 Đánh giá vị trí lựa chọn: khu vực lập quy hoạch nằm giáp với Đường
mòn Hồ Chí Minh (Quốc lộ 15) dễ dàng tiếp cận trong quá trình vận chuyển
nguyên vật liệu xây dựng
5.3 Hiện trạng quản lý sử dụng đất của dự án
Khu đất thực hiện dự án có diện tích theo Quyết định số 856/QĐ-UBND
ngày 12/4/2023 của UBND huyện Nghĩa Đàn về việc phê duyệt chi tiết xây
dựng Dự án Nhà máy Nhựa kỹ thuật Mega tại Cụm công nghiệp xã Nghĩa Long,
huyện Nghĩa Đàn là 25.679,5m2 Nguồn gốc và hiện trạng sử dụng đất của dự án
bao gồm có đất bằng chưa sử dụng, đất trồng lúa 1 vụ (LUK) do UBND xã quản
lý và các hộ các nhân được giao theo quy định Ngoài ra còn có đất trồng cây lâu
năm, đất trồng cây hàng năm
Trang 17Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG
CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,
quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Dự án được thực hiện trong CCN Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn Việc
đầu tư xây dựng dự án là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch tỉnh Nghệ An tại
Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 14/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Tuy nhiên nhà máy xây dựng phù hợp với nội dung, mục tiêu, định hướng
phát triển của các quy hoạch như sau:
Địa điểm thực hiện dự án nằm trong CCN xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa
Đàn, tỉnh Nghệ An Cụm công nghiệp Nghĩa Long đã được UBND tỉnh Nghệ
An phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số
3494/QĐ-UBND.ĐC ngày 13/9/2012 Cụm công nghiệp đã đầu tư hạ tầng giao thông,
đang đầu tư hạng mục thu gom thoát nước thải Ngoài ra, cụm công nghiệp
Nghĩa Long phải đầu tư xây dựng 01 trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý
nước thải của các công ty, nhà máy trong cụm đạt Cột A, QCVN
40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp Tuy
nhiên, do Ban quản lý Cụm công nghiệp Nghĩa Long mới được thành lập, chưa
xin được ngân sách cũng như chưa huy động được vốn để đầu tư trạm xử lý
nước thải tập trung Do đó, các công ty khi thuê đất, đầu tư xây dựng nhà máy sẽ
chủ động xây dựng các công trình xử lý nước thải sơ bộ trước khi xả nước thải
vào hệ thống thoát nước thải của Cụm công nghiệp Nghĩa Long
Hiện tại, Cụm công nghiệp Nghĩa Long đang có các công ty sản xuất bột
đá, hạt nhựa, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng như: Công ty CP
Khoáng sản Toàn Cầu, Công ty CP chế biến lâm sản Phú Quý, Công ty CMI
Stone, Công ty CP Viethome Stone VHS, Công ty CP Công nghiệp nhựa Á
Châu
Theo quyết định số 6087/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ
1/500 thì Cụm công nghiệp Nghĩa Long có tổng diện tích khoảng 37,5 ha, là
cụm công nghiệp tập trung của huyện Nghĩa Đàn, thu hút các loại hình sản xuất
Trang 18công nghiệp khác nhau như: ngành nghề truyền thống, công nghiệp cơ khí, hàng
tiêu dùng, chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng… Do vậy, việc triển khai dự án
của Công ty CP Chế biến gỗ Nhật Huy hoàn toàn phù hợp với quy hoạch và
định hướng ngành nghề trong CCN Nghĩa Long
Căn cứ Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2025, có
tính đến năm 2030 tại Quyết định số 5441/QĐ-UBND.CN ngày 09/11/2017 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An với nội dung quy hoạch nhóm sản phẩm cao su –
nhựa là thu hút đầu tư mới các nhà máy sản xuất nhựa công nghiệp, phát triển đa
dạng hóa sản phẩm tập trung vào nhóm sản phẩm nhựa (bột nhựa, hạt nhựa phụ
gia hóa dẻo, bao bì công nghiệp, nhựa kỹ thuật, nhựa gia dụng cao cấp và các
sản phẩm tiêu dùng khác…) nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp trong
nước Thì dự án của Công ty CP Chế biến gỗ Nhật Huy thuộc lĩnh vực công
nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất đồ nhựa và bao bì – là lĩnh vực được ưu tiên
phát triển và phù hợp với định hướng quy hoạch
Như vậy, cụm công nghiệp Nghĩa Long hoàn toàn phù hợp để Công ty CP
Chế biến gỗ Nhật Huy đầu tư dự án
2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi
trường
Cụm CN Nghĩa Long đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường theo Quyết định số 3494/QĐ-UBND.ĐC ngày 13/9/2012 cho dự án “Hạ
tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An”
Cụm CN Nghĩa Long là Cụm CN đa ngành bao gồm các ngành nghề chính:
công nghiệp khai thác và chế biến đá; Công nghiệp vật liệu xây dựng; Công
nghiệp cơ khí; Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp hỗ trợ có công
nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường Cụm CN Nghĩa Long được quy
hoạch đồng bộ về cơ sở hạ tầng: đường giao thông nội bộ, hệ thống điện chiếu
sáng, hệ thống thoát nước mưa, thu gom nước thải riêng biệt, có trạm xử lý nước
thải 500m3/ngày đêm
Hiện tại, cụm công nghiệp Nghĩa Long đang đầu tư thi công các tuyến thu
gom nước thải về khu vực xử lý nước thải tập trung Tuy nhiên, khu xử lý nước
thải tập trung đang trong quá trình xây dựng hoàn thiện
Nhà máy Nhựa kỹ thuật Mega của Công ty CP Chế biến gỗ Nhật Huy có
loại hình sản xuất phát sinh bụi, khí thải và nước thải ít Nước thải sau xử lý tại
Nhà máy được thu gom đưa về Trạm xử lý lý nước thải chung của cụm CN để
Trang 19xử lý trước khi thải ra môi trường nên đảm bảo khả năng xử lý của Trạm XLNT
tập trung của cụm CN Nghĩa Long
- Đối với nước thải:
+ Nước thải của nhà máy chủ yếu là nước thải sinh hoạt của cán bô công
nhân viên Khối lượng phát sinh hàng ngày khoảng 8,0m3/ngày đêm (ước tính
bằng 100% nước cấp) Nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý sơ bộ bằng bể tự
hoại được chảy qua bể lắng và hố khử trùng về hồ chứa nước Nước thải từ hồ
chứa nước được thải ra mương thoát nước của CCN rồi dẫn về hệ thống xử lý
nước thải của CCN Nghĩa Long
+ Nước thải sản xuất: phát sinh từ hoạt động làm mát trong các công đoạn
đùn ép Sau khi phối liệu được gia nhiệt dẻo, sệt và được đùn thành sợi dài để
nhựa nhanh đông kết nhà máy cho sợi nhựa đi qua nước để làm giảm nhiệt độ
Nước làm mát sử dụng tuần hoàn Định kỳ 6 tháng/lần, toàn bộ lượng nước làm
mát được xả ra dẫn về bể lắng 2 chảy vào hồ chứa nước
- Đối với chất thải rắn: được thu gom và hợp đồng với các đơn vị chức
năng vận chuyển định kỳ nên hầu như không gây tác động đến môi trường
Thành phần bao gồm:
+ Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 50kg/ngày Thành phần bao
gồm chất thải rắn thực phẩm vỏ hoa quả, trái cây hỏng…; Chất thải rắn có khả
năng tái chế tái sử dụng như kim loại, vỏ lon, giấy…; chất thải rắn không có khả
năng tái chế như túi ni lông, bao bì hỏng… được bố trí các thùng rác tại khu vực
phát sinh Cuối ngày, các chất thải sẽ được tập kết về kho chứa chất thải tạm
thời của Công ty để chuyển giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển
+ Chất thải rắn sản xuất: phát sinh từ khu vực sản xuất nhựa khoảng
4kg/ngày, khu vực sản xuất gỗ khoảng 1,8 tấn/ngày Các loại chất thải được tập
kết về kho chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường của Công ty và định kỳ
hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom xử lý
+ Chất thải nguy hại: bao gồm Pin, ắc quy thải, bóng đèn huỳnh quang
thải…khối lượng phát sinh khoảng 25kg/tháng Nhà máy đã tiến hành phân
định, phân loại, thu gom, tập kết, hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom vận
chuyển xử lý theo đúng quy định
Trang 20Chương III:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật
1.1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường
- Chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động
trực tiếp bởi dự án:
+ Môi trường nước dưới đất trong khu vực dự án Qua kết quả phân tích
chất lượng nước dưới đất của Công ty CP môi trường Việt Anh lấy mẫu vào 3
đợt Kết quả cho thấy chất lượng nguồn nước dưới đất khu vực thực hiện dự án
chưa có hiện tượng ô nhiễm, các thông số trong nước tại thời điểm phân tích
chưa vượt quy chuẩn hiện hành
+ Môi trường không khí tiếp nhận khí thải khi thực hiện dự án là môi
trường không khí dự án Qua kết quả 03 đợt lấy mẫu môi trường nền phân tích
chất lượng không khí xung quanh của Công ty CP môi trường Việt Anh tại khu
vực thì thấy môi trường không khí tại đây chưa có hiện tượng ô nhiễm, các
thông số tại thời điểm phân tích chưa vượt quy chuẩn hiện hành về không khí
xung quanh
1.2 Dữ liệu về hiện trạng tài nguyên sinh vật
Dự án được triển khai thực hiện trên diện tích đất đã được quy hoạch để
phát triển công nghiệp của cụm công nghiệp Nghĩa Long Hiện tại, trên diện tích
này đang trồng keo của một số hộ dân trong khu vực Trong khu vực Dự án và
vùng lân cận (bán kính 1km) không có Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên,
các giá trị sinh thái quan trọng được quy định bảo tồn bởi luật pháp Việt Nam
hay các công ước, hiệp ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia
2 Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án
Dự án được xây dựng trong CCN và tính chất loại hình dự án chỉ phát
sinh lượng nước thải nhỏ Do vậy nước thải của dự án sau khi xử lý sơ bộ qua bể
tự hoại, bể xử lý 3 ngăn rồi đấu vào hệ thống xử lý nước thải của CCN Nghĩa
Long Nên nội dung này trong báo cáo không đánh giá
3 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi
thực hiện dự án
Để đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường khu vực thực hiện Dự
án, Công ty Cổ phần chế biến gỗ Nhật Huy đã phối hợp với Công ty CP Môi
trường Việt Anh đã tiến hành lấy mẫu, phân tích đánh giá 03 đợt như sau:
+ Đợt 1: thực hiện vào ngày 15/8/2023
Trang 21+ Đợt 2: thực hiện vào ngày 28/8/2023
+ Đợt 3: thực hiện ngày 06/9/2023
3.1 Chất lượng môi trường không khí
a Đợt 1 (lấy mẫu ngày 15/8/2023)
Bảng 3.1 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí
TT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp
thử nghiệm
Kết quả thử nghiệm QCVN 05
:2013/BTNMT K1 K2
- QCVN 05:2013/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
môi trường không khí xung quanh
- QCVN 26:2010/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
b Đợt 2 (lấy mẫu ngày 28/8/2023)
Bảng 3.2 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí
TT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp
thử nghiệm
Kết quả thử nghiệm QCVN 05
:2013/BTNMT K1 K2
Trang 22- QCVN 05:2013/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
môi trường không khí xung quanh
- QCVN 26:2010/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
c Đợt 3 (lấy mẫu ngày 06/9/2023)
Bảng 3.3 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí
TT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp
thử nghiệm
Kết quả thử nghiệm QCVN 05
:2013/BTNMT K1 K2
- QCVN 05:2013/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
môi trường không khí xung quanh
- QCVN 26:2010/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
Nhật xét: qua kết quả đo đạc cho thấy giá trị các thông số đều thấp hơn
ngưỡng quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường QCVN
05:2013/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT
3.2 Chất lượng môi trường nước dưới đất
a Đợt 1 (lấy mẫu ngày 15/8/2023)
Bảng 3.4 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước dưới đất (đợt 1)
Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp
thử nghiệm
Kết quả thử nghiệm
QCVN 09-MT :2015/BTNMT
(Công ty CP Môi tr ờng Việt Anh tháng 9 năm 2023)
- Vị trí lấy mẫu: Mẫu nước giếng khoan lấy tại khu vực dự án Tọa độ:
X(m) = 2128833; Y(m) = 572911
Trang 23- QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước dưới đất
b Đợt 2 (lấy mẫu ngày 28/8/2023)
Bảng 3.5 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước dưới đất (đợt 2)
TT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp
thử nghiệm
Kết quả thử nghiệm
QCVN 09-MT :2015/BTNMT
(Công ty CP Môi tr ờng Việt Anh tháng 9 năm 2023)
- Vị trí lấy mẫu: Mẫu nước giếng khoan lấy tại khu vực dự án Tọa độ:
X(m) = 2128833; Y(m) = 572911
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước dưới đất
c Đợt 3 (lấy mẫu ngày 06/9/2023)
Bảng 3.6 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước dưới đất (đợt 3)
TT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp
thử nghiệm
Kết quả thử nghiệm
QCVN 09-MT :2015/BTNMT
(Công ty CP Môi tr ờng Việt Anh tháng 9 năm 2023)
- Vị trí lấy mẫu: Mẫu nước giếng khoan lấy tại khu vực dự án Tọa độ:
X(m) = 2128833; Y(m) = 572911
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước dưới đất
Trang 24Chương IV ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
V ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TR NH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BIỆN
PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi
trường trong giai đoạn xây dựng dự án
1.1 Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn xây dựng
Hiện tại, dự án đã xây dựng xong hạng mục nhà xưởng số 2 cao 01 tầng
(ký hiêu số 8 theo bản vẽ quy hoạch), nhà vệ sinh (hạng mục số 11 theo bản vẽ
quy hoạch), trạm biến áp (hạng mục số 11 theo bản vẽ quy hoạch), nhà nghỉ ca
công nhân (thuộc một phần hạng mục số 4 theo bản vẽ quy hoạch), đang xây
dựng móng của nhà kho thành phẩm (hạng mục số 9 trên bản vẽ quy hoạch) Do
vậy báo cáo này chỉ đánh giá tác động của việc triển khai xây dựng các hạng
mục còn lại theo quy hoạch
1.1.1 Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất
Khu đất thực hiện dự án nằm hoàn toàn trong phần diện tích quy hoạch
Cụm công nghiệp Nghĩa Đàn Trong khu vực thực hiện dự án có một phần diện
tích đất trồng lúa 1 vụ, mùa hè khô hạn không chủ động được nước tưới, mùa
mưa ngập úng nên đang bị bỏ hoang, không sử dụng được Ngoài ra một phần
đất công ích, đất chưa sử dụng được do ủy ban nhân dân xã quản lý Do vậy việc
thực hiện dự án là cần thiết, có định hướng đúng đắn, có kế hoạch phát triển lâu
dài nhằm khai thác quỹ đất hiệu quả, tăng nguồn thu ngân sách, tạo môi trường,
điều kiện sống cho người dân.Đồng thời, trong quá trình thực hiện dự án, Chủ
đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp để đảm bảo môi trường khu vực dự án, đảm
bảo đền bù thiệt hại về tài sản nhằm giảm thiểu những tác động xấu do việc
chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Đánh giá về quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội toàn khu vực thì đây là
tác động có thể chấp nhận được
1.1.2 Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng
* Nguồn tác động liên quan đến chất thải bao gồm
Nguồn ô nhiễm chủ yếu từ vận chuyển nguyên vật liệu thi công và thi công
xây dựng dự án Chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng cũng là một nguồn
gây ô nhiễm tới môi trường Các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn
này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.1 Các hoạt động phát sinh chất thải chính trong giai đoạn thi công
Trang 25Nước thải - Nước mưa chảy tràn
- Nước thải sinh hoạt công nhân
- Nước thải do vệ sinh dụng cụ xây dựng, rửa xe, rửa máy móc…
Chứa hàm lượng cặn lơ lửng, dầu mỡ
- Chất thải sinh hoạt công nhân
Bao bì các loại, giấy loại, túi ni lông, hồ vữa xi măng, đất đá thải
4 Chất thải
nguy hại
- Sửa chữa các máy móc
- Sinh hoạt công nhân
Dẻ dính dầu mỡ, bóng đèn neon hỏng, pin-ac quy
[1] ác động đến i tr ng n c gi i đ ạn d ng
a Tác động môi trường do nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn giai đoạn này là loại nước sinh ra do lượng nước mưa
rơi vãi trên mặt bằng Nước mưa chảy tràn có chất lượng phụ thuộc vào độ sạch
của khí quyển và lượng các chất rửa trôi trên mặt bằng khu vực dự án
Thành phần ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn ở giai đoạn thi công xây
dựng chủ yếu gồm các chất lơ lửng bị nước mưa cuốn trôi, dầu mỡ Đặc biệt,
trong giai đoạn này bề mặt mặt bằng thi công chưa hoàn thiện, dễ bị rửa trôi và
xói bề mặt
Diện tích khu vực dự án là 25679,5 m2, cường độ mưa trung bình ngày lớn
nhất 250 mm, thời gian mưa 8 giờ Do đó, lưu lượng nước mưa chảy qua mặt bằng
dự án được tính theo công thức sau:
Q = w x q x F = 0,5 x 250 x 10-3 x 25679,5 = 3209,9m3Trong đó:
Q: Lưu lượng tính toán (m3);
w: Hệ số dòng chảy phụ thuộc vào mặt phủ của khu vực tính toán, chọn w= 0,5;
q: Cường độ mưa lớn nhất ngày (q = 250mm/ngày);
F: Diện tích dự án (F = 25679,5 m2)
b Tác ộng môi tr ờng do n ớc thải sinh hoạt của công nhân
Nước thải sinh hoạt chứa hàm lượng các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, dầu
mỡ, chất dinh dưỡng và vi trùng cao Lưu lượng nước thải sinh hoạt được tính
toán dựa trên cơ sở định mức nước sử dụng và số lượng công nhân (30 người)
Trang 26Lượng nước cấp là 30 người x 80 lít/người/1000= 2,4 m3/ng.đ, lượng nước thải
khoảng 100% lượng nước cấp nên lưu lượng nước thải được tính toán như sau:
2,4 m3/ng.đ x 100% = 2,4 m 3 /ngày đêm
Thải lượng các chất ô nhiễm trong nước sinh hoạt nếu không xử lý (định mức
cho 1 người) được tính như sau:
Bảng 4.2 Khối lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt hàng ngày
(Nguồn: TCXDVN 51:2008 Tho t n ớc – mạng l ới và công trình bên ngoài)
Khối lượng các chất ô nhiễm = Số người Khối lượng chất ô nhiễm/người
Nồng độ các chất ô nhiễm = Khối lượng chất ô nhiễm/tổng lượng nước thải
Bảng 4.3 Khối lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
(mg/l)
QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) (mg/l)
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy nồng độ ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
sinh ra vượt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT Cụ thể BOD5 vượt 4,7 – 4,5
lần; Chất rắn lơ lửng SS vượt 4,7 – 5,1 lần; Amoni vượt 6,27 lần, phốt phát vượt
2,6 lần, chất hoạt động bề mặt 1,57 -1,96 lần Nếu như không có biện pháp thu
gom, xử lý thích hợp thì khi phát thải vào môi trường tiếp nhận sẽ gây ra một số
ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước mặt khu vực thực hiện Dự án như sau:
- Các chất hữu cơ: Mức độ ô nhiễm chất hữu cơ trong nguồn nước được
thể hiện thông qua thông số BOD5, COD cao làm giảm chất lượng nước của
nguồn tiếp nhận Sự có mặt của các chất ô nhiễm hữu cơ cao dẫn đến sự suy
giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước do vi sinh vật sử dụng lượng oxy này để
phân huỷ các chất hữu cơ Khi lượng oxy hòa tan giảm dưới mức 50% bão hòa
sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên thủy sinh Tiêu chuẩn chất lượng
Trang 27nuôi cá của FAO (Tổ chức Lương thực Thế giới) quy định nồng độ oxy hòa tan
(DO) trong nước cao hơn 4 mg/l ở 25o
C Ở vùng nhiệt đới, giới hạn này vào khoảng 3,8 mg/l
- Chất rắn lơ lửng: là một trong những tác nhân tiêu cực gây ô nhiễm đến
tài nguyên thủy sinh, đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan, làm tăng độ đục
nguồn nước và gây bồi lắng kênh rạch Chất rắn lơ lửng nhiều có thể gây tắc
nghẽn đường cống nếu không được xử lý thích hợp Khi ra đến nguồn tiếp nhận,
chất rắn lơ lửng lại làm tăng độ đục, ngăn cản oxy đi vào trong nước và ảnh
hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật cũng như đời sống của các sinh vật
trong nước
- Các chất dinh d ỡng N, P: Nguồn nước có mức N, P vừa phải sẽ là điều
kiện tốt cho rong tảo, thuỷ sinh vật phát triển và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển thuỷ sản Khi nồng độ các chất dinh dưỡng quá cao thì sẽ dẫn đến
sự phát triển bùng nổ của rong, tảo gây hiện tượng phú dưỡng hóa Hiện tượng
này làm giảm sút chất lượng nước do gia tăng độ đục, tăng hàm lượng hữu cơ và
có thể có độc tố do tảo tiết ra gây cản trở đời sống thuỷ sinh và ảnh hưởng tới
nước cấp sinh hoạt
- Coliform: Khi hàm lượng coliform ở trong nước thải quá cao, nước bị ô
nhiễm nghiêm trọng bởi các tác nhân sinh học, nếu sử dụng nước này sẽ gây
bệnh về đường ruột cho con người
Tuy nhiên, khối lượng của loại nước thải không nhiều nên phạm vi tác
động rất nhỏ và chỉ mang tính cục bộ
c T c ộng n ớc thải phát sinh từ quá trình thi công tại dự án do rửa thiết bị,
máy móc, rửa bánh xe, …
Nước thải có chứa nhiều đất cát và dầu mỡ sinh ra từ rửa bánh xe chở
nguyên vật liệu rửa bùn đất trước khi ra trục đường chính Dựa vào TCVN
4513:1988 Cấp nước bên trong – tiêu chuẩn thiết kế - PCCC để tính lượng nước
rửa xe cho 1 xe tải 8 tấn là 500 l nước/xe Mỗi ngày phải rửa 6 xe, lượng nước
thải tương đương là 3m3
Nước vệ sinh phương tiện, máy móc, dụng cụ xây dựng nhưng không
thường xuyên, ước tính khối lượng khoảng 2m3
/ngày Tuy lượng nước thải nhỏ nhưng cũng phải đưa ra những biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường và giảm thiểu gây tắc hệ thống thoát nước
[2] ác động đến chất thải r n gi i đ ạn d ng
a Chất thải rắn xây dựng
Chất thải rắn xây dựng phát sinh trong giai đoạn xây dựng bao gồm:
Trang 28- Chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công: Bao bì đựng xi măng,
vữa xi măng rơi vãi, gạch đá vụn, sắt thép vụn…Khối lượng các chất thải rắn
này phát sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quá trình xây dựng và chế độ
quản lý dự án, nguồn cấp vật liệu xây dựng…Ước tính khối lượng vật liệu thất
thoát khoảng 0,5% tương đương 4203,74tấn x 0,5% =21.01tấn/12 tháng = 67,36
kg/ngày
Chất thải rắn xây dựng nếu không được thu gom sẽ làm mất mỹ quan khu
vực thi công Nếu để chất thải rắn rơi vãi ra đường sẽ gây ra bụi về mùa hè khô
nóng và bùn bẩn khi gặp trời mưa
b Chất thải rắn sinh hoạt
Khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh không đáng kể Do công nhân là
người địa phương, không ở lại tại công trường nên lượng chất thải rắn phát sinh
khoảng: 30người x 0,12kg/người/ng.đ = 3,6 kg/ng.đêm
c T c ộng do CTNH
Chất thải nguy hại phát sinh từ giai đoạn triển khai xây dựng của dự án
chủ yếu gồm: Bóng đèn huỳnh quang, ắc quy, pin, dẻ lau dính dầu mỡ phát
sinh từ khu dự án, khối lượng phát sinh của nguồn này khoảng 06 kg/tháng Cụ
thể như sau:
Bảng 4.4 Chủng loại, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh giai đoạn
tri n khai xây dựng
[3] ác động đến i tr ng h ng h gi i đ ạn d ng
a Tác động do bụi
* Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu
Trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu thi công xây dựng, lượng bụi
phát sinh chủ yếu từ quá trình đốt cháy nhiên liệu do hoạt động của phương tiện
vận chuyển, bụi từ mặt đường, bụi do vật liệu rơi vãi, bụi dính bám ở lốp xe
Khối lượng nguyên vật liệu xây dựng sử dụng khoảng 4203,74tấn
(ch ơng 1) Dựa trên các hệ số đánh giá nhanh ô nhiễm của WHO thiết lập, có
thể ước tính tổng lượng bụi phát sinh trong bốc dỡ nguyên vật liệu, thiết bị xây
dựng với hệ số ô nhiễm bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển là: 0,17 kg/tấn
Bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển vật liệu là:
Trang 294203,74tấn x 0,17kg/tấn/12 tháng/26 ngày/8h = 0,28kg/h
Ô nhiễm bụi có tác động trên suốt cả tuyến đường vận chuyển Tuy nhiên
với bụi có kích thước hạt lớn nên khả năng lắng đọng nhanh, phạm vi phát tán
trong không khí hẹp
* Bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu, thiết bị xây d ng
Dựa trên các hệ số đánh giá nhanh ô nhiễm của WHO thiết lập, có thể ước
tính tổng lượng bụi phát sinh trong bốc dỡ nguyên vật liệu, thiết bị xây dựng với hệ
số ô nhiễm là 0,134 kg/tấn
4203,74tấn x 0,134kg/tấn/12 tháng/26 ngày/8h = 0,225kg/h
Bụi từ hoạt động này thường là cát, bụi đất Bụi đất cát có kích thước nằm
trong khoảng từ 1,5µm – 100µm và những hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 3µm tác
hại đối với đường hô hấp của con người do chúng dễ dàng theo hô hấp vào tận
màng phổi
Tuy nhiên, các nguồn phát sinh khí thải ở dạng nguồn thải thấp, khả năng
phát tán đi xa kém do đó chúng gây ra ô nhiễm cục bộ và vùng lân cận về phía cuối
hướng gió, ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân xây dựng và người dân sống gần
khu vực dự án và người tham gia giao thông trên đường
b ác động do khí thải
* Khí thải của các ph ơng tiện vận chuyển
+ Khí thải phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu (các loại vật liệu khác
mua tại các đại lý trên địa bàn, cự ly vận chuyển khoảng 10km):
Căn cứ vào tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với loại xe tải sử dụng
dầu DO, Diezel có tải trọng 3,5 - 16 tấn, hệ số ô nhiễm bụi, CO, SO2, NO2 do các
phương tiện thải ra
Bảng 4.5 Hệ số và tải lượng của một số chất ô nhiễm trong vận chuy n
(Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới (WHO , năm 1993
Theo thiết kế cơ sở, khối lượng nguyên vật liệu vận chuyển trong giai đoạn
này gồm:
Khối lượng nguyên vật liệu xây dựng sử dụng khoảng 4203,74tấn
Lượng xe ô tô cần thiết để vận chuyển khối lượng trên khoảng: 525 chuyến
(sử dụng xe vận chuyển 8 tấn)
Trang 30Khối lượng nguyên vật liệu này được chuyên chở trong vòng 312 ngày
Vậy lưu lượng xe vận chuyển trong giai đoạn này là 1,68 lượt xe/ngày
Bảng 4.6 Lưu lượng xe ra vào khu vực trong giai đoạn tập kết nguyên vật
liệu
Khối lượng vận chuyển (tấn) Tổng số
(lượt xe)
Thời gian (ngày)
Lưu lượng (xe/ngày)
Các phương tiện giao thông vận tải vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho
quá trình thi công xây dựng chủ yếu là ôtô Trong quá trình vận chuyển các phương
tiện này phát sinh ra lượng bụi tương đối lớn bao gồm bụi từ mặt đường, bụi do
nguyên vật liệu rơi vãi và bụi từ quá trình đốt cháy nguyên liệu Theo phương pháp
đánh giá nhanh của WHO có thể dự báo được lượng bụi phát sinh từ quá trình vận
chuyển vật liệu
Theo tiến độ xây dựng trong 312 ngày, số lượt xe tham gia vận chuyển vật
liệu xây dựng 525chuyến (sử dụng xe vận chuyển 8 tấn) Vậy tổng quãng đường
vận chuyển cả đi lẫn về sẽ là: 525chuyến x 10km/lượt x 2 lượt = 10500km qua đó
có thể tính toán được tải lượng của các chất trong môi trường không khí trong
vận chuyển bởi công thức:
Tải lượng (kg/ngày) = Hệ số ô nhiễm (kg/1000km) x Tổng quảng đường/
Tổng chiều dài tính toán (km)
Tải lượng (kg/ngày)
(Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 1993
Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO
* Khí thải phát sinh từ các ph ơng tiện thi c ng trên c ng tr ng
Để đánh giá được tác động do khí thải từ tất cả các phương tiện thi công
(máy ủi, máy đào, máy trộn bê tông) ta tính toán trong giai đoạn đầu thi công là
giai đoạn tập trung số lượng thi công lớn nhất Số phương tiện thi công trong
giai đoạn thi công lớn nhất khoảng 8 phương tiện trong 1 ngày Lượng nhiên
liệu (dầu DO) tiêu thụ của các phương tiện khác nhau, nhưng theo thực tế vận
hành của các thiết bị thi công thì bình quân lượng dầu tiêu thụ trung bình một
ngày làm việc 8 tiếng của một phương tiện thi công/ngày Lượng dầu tiêu thụ
Trang 31trong một ngày của phương tiện thi công là: 8phương tiện x 30 lít/ngày = 240
lít/ngày = 30 lít/giờ Khối lượng riêng của dầu DO: 0,82-0,86 tấn/m3, hàm lượng
lưu huỳnh trong nhiên liệu dầu DO là 0,05% (Nguồn: Petrolimex.com.vn)
Khối lượng dầu DO sử dụng trong một ngày là: 30 lít/giờ x 0,85 tấn/m3 =
25,5 kg/giờ Tải lượng ô nhiễm của thiết bị máy móc thi công do đốt dầu DO
được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.8 Hệ số phát thải và tải lượng ô nhiễm của thiết bị máy móc thi
công do sử dụng dầu DO
Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) 4,3 20S(S =0,05%) 55 28 12
Tải lượng ô nhiễm (kg/h) 109,65 25,5 1.402,5 714 306
(*)(Nguồn: Assessment of sources of air water and land pollution A Guide to
rapid source inventory techniques and their use in formulating environmental
control strategies – Part I and II)
Các loại bụi và khí thải này có thể gây ngột ngạt, khó thở, đau đầu, buồn
nôn, hoa mắt, dễ xảy ra tai nạn lao động cho công nhân Tuy nhiên, các nguồn
phát sinh khí thải này thuộc vào dạng nguồn thải thấp, khả năng phát tán của
chúng đi xa rất kém do đó chúng sẽ là nguồn tác động cục bộ và vùng lân cận về
phía cuối hướng gió Vì vậy, nguồn gây tác động này chủ yếu ảnh hưởng trực
tiếp đến công nhân đang làm việc, người dân sống xung quanh khu vực dự án,
người tham gia giao thông trên đoạn đường qua khu vực dự án
1.1.3 Đánh giá tác động do nguồn h ng liên qu n đến chất thải
* Nguồn t c ộng không liên quan ến chất thải
Các tác động trong quá trình thi công xây dựng, có một số nguồn tác động
tiêu cực không liên quan đến chất thải ảnh hưởng đến môi trường như sau:
- Nguy cơ tai nạn về lao động trong quá trình thi công công trình;
- Tiếng ồn, độ rung do hoạt động của máy móc thi công, phương tiện giao thông;
- Sự tập trung công nhân có thể gây ra xáo trộn đời sống văn hóa, kinh tế
xã hội tại địa phương…
- Nguồn gây tác động do nhiệt
[1] Ô nhiễm do tiếng ồn, độ rung
Tiếng ồn phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu từ quá trình thi công xây
dựng, hoạt động của máy móc thi công, ngoài ra cộng hưởng cả tiếng ồn từ hoạt
động sản xuất hiện tại của nhà máy Để tính bán kính ảnh hưởng của tiếng ồn
chúng tôi sử dụng công thức Mackerminze, 1985 để tính toán mức ồn:
Lp(X) = Lp(X0) + 20lg(X0/X) Trong đó
Trang 32QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn:
- Khu vực đặc biệt: 55 dBA (6h- 21h);
- Khu vực thông thường: 70 dBA (6h- 21h)
Tiếng ồn cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe như mất ngủ, mệt mỏi, tâm lý
khó chịu Tiếng ồn còn làm giảm năng suất lao động của công nhân khu vực sản
xuất, khu vực thi công làm họ kém tập trung tư tưởng dễ dẫn đến tai nạn lao
động
Độ rung phát sinh do hoạt động của các thiết bị thi công
Độ rung thường xuyên gây mệt mỏi đối với thần kinh của người lao động;
độ rung từ 0,5 mm/s trở lên có thể tác động xấu tới sự ổn định của các công trình
xây dựng Các rung động phát sinh do hoạt động của hệ thống thiết bị thi công
trên công trường chỉ tác động trong khu vực thi công dự án, ảnh hưởng tới công
nhân thi công trên công trường ở các khoảng cách 15m từ nguồn phát sinh
[2] Nguồn g tác động do nhiệt
Trong giai đoạn này, nhiệt phát sinh chủ yếu từ các phương tiện xây dựng
và ảnh hưởng của bức xạ nhiệt Đối tượng bị ảnh hưởng chính là các công nhân
làm việc trực tiếp trên công trường, có thể gây mệt mỏi, say xẩm, chóng mặt,
ngất xỉu
[3] ác động do tập trung công nhân tại khu v c d án
Việc tập trung công nhân xây dựng tại địa điểm thi công tạo ra một lượng
nhất định nước thải và rác thải sinh hoạt, có khả năng gây ảnh hưởng nhất định
Trang 33đến chất lượng nguồn nước và sức khoẻ con người
Bên cạnh đó, sự tập trung công nhân như vậy còn có thể gây nên những
tác động tiêu cực về mặt an ninh xã hội trong khu vực Bên cạnh đó, sự khác
biệt về trình độ học thức của công nhân xây dựng và các kỹ sư xây dựng và lắp
đặt, tập kết vật tư, họ đến từ nhiều địa phương khác nhau, với tính cách và lối
sống khác nhau do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn
[4] ác động đến i tr ng inh tế, ã hội
Quá trình xây dựng tạo công ăn việc làm cho một số lao động, gia tăng
các dịch vụ kinh doanh nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của công nhân xây
dựng, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương Tuy nhiên, quá trình thi
công Dự án cũng có tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội địa phương:
- Việc tập trung đông công nhân phát sinh những mối quan hệ mới giữa
công nhân và dân cư xung quanh dự án Nếu các mối quan hệ này không được
giải quyết một cách triệt để thì các mâu thuẫn phát sinh Các mâu thuẫn mới này
có thể làm ảnh hưởng đến trật tự trị an trong khu vực và ảnh hưởng đến tiến độ
của dự án
- Việc tăng dân số cơ học có khả năng kéo theo nguy cơ phát sinh tệ nạn
xã hội, tăng áp lực cho hệ thống y tế địa phương
- Có thể có một số đối tượng xấu tại địa phương trộm cắp thiết bị, vật liệu
xây dựng gây mất ổn định, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án
- Trong giai đoạn thi công xây dựng, các loại chất thải phát sinh nếu
không được kiểm soát tốt, phát tán ra môi trường xung quanh tác động đến chất
lượng môi trường đất, nước, ảnh hưởng đến công nhân lao động, dân cư xung
quanh, từ đó có thể phát sinh mâu thuẫn giữa người dân địa phương và Chủ dự
án
[5] Tác động đến giao thông và trật t vệ sinh đ ng giao thông
Trong giai đoạn thi công xây dựng của dự án, số lượng xe tải được sử
dụng cho nguyên vật liệu xây dựng lớn Vì vậy, hoạt động của các xe tải có thể
gây cản trở tới giao thông trên các tuyến đường vận chuyển bao gồm: đường
mòn Hồ Chí Minh (Quốc lộ 15) đoạn qua dự án, các tuyến đường khác của tiếp
giáp CCN
1.1.4 ác tác động g nên bởi các rủi ro, s cố của d án gi i đ ạn
d ng
[1] Tai nạn lao ộng
Trang 34Cũng như bất cứ các công trường xây dựng nào, công tác an toàn lao động
là vấn đề được đặc biệt quan tâm từ nhà đầu tư cho đến người lao động trực tiếp
thi công trên công trường Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động:
- Sự ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
của người lao động trên công trường Một vài chất ô nhiễm như khói thải có
chứa bụi, SO2, CO, CO2… tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác động có khả
năng làm ảnh hưởng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí
ngất xỉu (thường xảy ra đối với công nhân nữ hoặc người có sức khỏe yếu)
- Rơi vật liệu xây dựng khi thi công gây tai nạn cho công nhân thi công và
công nhân đang sản xuất
- Công trường thi công thường xuyên có nhiều phương tiện vận chuyển ra
vào có thể dẫn đến tai nạn do xe cộ gây ra
- Tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với nguồn điện như công tác
thi công hệ thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường,
gió bão gây đứt dây điện,…
- Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì nguy cơ gây ra tai
nạn lao động do đất cát sạt lỡ cũng như các sự cố về điện dễ xảy ra hơn
- Nguy cơ điện giật do tiếp xúc nguồn điện chiếu sáng hoặc nguồn điện
công cụ máy móc
[2] Sự cố cháy, nổ
Tai nạn do cháy nổ ở các công trường xây dựng và là một trong những
hiểm họa đặc biệt nghiêm trọng mà cả chủ đầu tư và cả người lao động cần quan
tâm, có hai nguyên nhân dẫn đến nguy cơ cháy nổ là:
+ Sự cố cháy nổ do điện: trong giai đoạn thi công xây dựng hầu như các
nhu cầu dùng điện đều phải tiến hành đấu nối tạm bợ, chính vì vậy khả năng gây
ra chập điện và dẫn đến cháy nổ là rất cao
+ Sự cố cháy nổ do bất cẩn của công nhân lao động
[3] ự cố giao thông
Trong giai đoạn thi công xây dựng của dự án, số lượng xe tải được sử
dụng cho vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng lớn Vì vậy, hoạt động của các
xe tải có thể gây cản trở tới giao thông trên các tuyến đường vận chuyển
- Sự cố hạ tầng giao thông: các máy móc thi công, xe tải vận chuyển có
thể làm hỏng đường giao thông những nơi đi qua
[4] Sự cố tắc ngh n tuyến tho t n ớc m a, n ớc thải
Trong quá trình thi công xây dựng, nếu như để vật liệu ngổn ngang,
không xử lý nước thải thi công, không thường xuyên nạo vét mương thoát
Trang 35nước thì có thể dẫn đến tắc nghẽn tuyến thoát nước mưa, nước thải khu vực
xung quanh dự án
1.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện
a Về nước thải
- Kiểm soát ô nhiễm do n ớc thải sinh hoạt
+ Đối với nước thải sinh hoạt của đội ngũ công nhân: hiện tại khu vực dự
án đã có nhà vệ sinh, nên công nhân xây dựng sẽ sử dụng nhà vệ sinh này và
bùn cặn bùn cặn nhà vệ sinh sẽ được chủ đầu tư thuê đơn vị có chức năng hút và
đổ thải định kì
+ Thường xuyên kiếm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác xâm nhập vào
mương thoát nước thải 1 lần/tuần
- Kiểm soát ô nhiễm do n ớc m a chảy tràn
Để hạn chế sự ứ đọng nước mưa gây ngập úng cục bộ tại khu vực, giảm
thiểu khả năng nước mưa mang theo các chất ô nhiễm trên mặt đất gây tác động
tiêu cực cho nguồn tiếp nhận thì trong quá trình thi công sẽ ưu tiên xây dựng hệ
thống thoát nước bằng đất tạm thời, chủ dự án xây các hố lắng để lắng cặn, cụ thể:
- Xây hố lắng (có thể tích khoảng 10m3, góc phía Tây Nam của dự án), 1
phần được tái sử dụng để xịt rửa xe, 1 phần được thoát ra mương thoát nước
chung của CCN
- Mặt bằng công trường được thu dọn và tận dụng tối đa các loại rác thải
xây dựng (đá, gạch, vôi vữa, ) và hạn chế dầu mỡ rơi vãi nhằm tránh tình trạng
các chất bẩn này cuốn trôi theo nước mưa chảy tràn làm ảnh hưởng đến môi
trường nước mặt trên diện rộng
- Ưu tiên thi công các công trình thoát nước trước, các công trình này
hoàn thiện trước mùa mưa
- Thi công gọn từng hạng mục, làm đến đâu xong đến đó, đầm nén đất đá,
gia cố taluy đường
- Làm mương thoát nước ngay cho các công trình vừa làm xong
- N ớc thải từ qu tr nh rửa bánh xe, thi công
+ Bãi tập kết cát, đá… sẽ che chắn để hạn chế nước mưa chảy tràn cuốn
theo đá, cát… ra môi trường gây ảnh hưởng tới môi trường nước và đất
+ Để hạn chế bụi phát tán trên đường giao thông, Chủ đầu tư sẽ bố trí 01
điểm rửa xe phía Tây Nam khu vực Dự án Loại nước thải này chủ yếu chứa cặn
đất bám vào bánh xe sẽ được xử lý bằng phương pháp lắng cơ học, cho chảy vào
hố lắng (cùng nước mưa chảy tràn), để lắng đất cát không để gây tắc hệ thống
thoát nước và 2 lần/tháng tổ chức nạo vét để khơi thông
Trang 36b Về rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp
thông thường và chất thải nguy hại
- Chất thải rắn từ quá trình thi công như: bao bì đựng xi măng, sắt thép,
bìa các tông được thu gom và bán phế liệu; gạch vỡ, bê tông được thu gom và
san lấp tại chỗ
- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân: là nhựa, giấy loại, bao bì… được
thu gom bán phế liệu Phần còn lại được thu gom vào thùng đựng rác gần khu
vực lán trại công nhân trong khu vực dự án và hợp đồng với đơn vị có chức
năng thu gom vận chuyển
- Chất thải nguy hại: Đối với chất thải nguy hại phát sinh rất ít như dẻ lau
dính dầu mỡ, dầu thải do hoạt động sửa chữa tại công trường được thu gom, lưu
giữ trong thùng phi có nắp đậy riêng biệt để trong kho tránh tác động của nước
mưa Kho được bố trí cạnh kho chứa vật liệu thi công Chủ dự án quản lý theo
hướng dẫn tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ,
Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư
02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ TN&MT Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, hợp đồng với đơn vị có đủ chức
năng xử lý CTNH để định kỳ vận chuyển đi xử lý theo quy định
c Về bụi, khí thải
* Giảm thiểu bụi trong vận chuyển, nguyên vật liệu xây dựng
- Phủ bạt kín thùng xe khi vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng đến chân
công trình
- Các phương tiện vận chuyển ra vào khu vực Dự án sẽ phải làm sạch bùn
đất bám tại lốp xe tại cửa ra bằng cách xịt nước trước khi cho phép rời khỏi công
trường thi công
- Có biển báo hạn chế tốc độ phương tiện ra vào dự án (5km/h)
- Không vận chuyển vật liệu đổ thải, nguyên vật liệu xây dựng vào giờ
nghỉ trưa (11h30 đến 13h30) và ban đêm (21h đến 6h sáng) nhằm hạn chế tiếng
ồn ảnh hưởng đến đời sống khu dân cư xung quanh
* Giảm thiểu bụi phát sinh từ công tr ờng thi công
- Lập phương án thi công hợp lý, tiến hành thi công đồng bộ, tránh hiện
tượng hạng mục thi công sau ảnh hưởng tới các hạng mục thi công trước
- Xi măng, sắt thép sẽ được chứa trong kho có mái che
- Hạn chế thực hiện thi công và vận tải vào giờ cao điểm từ 22h đến 5h
sáng để không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân tham gia xây dựng
Trang 37* Kiểm soát và biện ph p gi m thiểu phát sinh khí thải
Các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm do khí thải bằng cách:
- Kiểm tra tất cả các thiết bị tại hiện trường, thực hiện điều chỉnh và sửa
chữa cần thiết đáp ứng yêu cầu đảm bảo môi trường và yêu cầu an toàn khi thi
công
- Trong quá trình thi công xây dựng, hoạt động thi công như phun sơn,
hàn và lắp ghép nhà khung hầu như được thực hiện ngoài trời Do đó, các chất
ô nhiễm phát thải dễ dàng phân tán trong môi trường không khí
Ngoài ra khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải cũng chứa các chất
ô nhiễm như bụi, SO2, NO2, CO, CO2, VOC…Để giảm thiểu sự phát thải chất
ô nhiễm từ nguồn thải này chủ đầu tư sẽ lựa chọn đơn vị thi công có năng lực và
thiết bị hiện đại phù hợp với việc hạn chế đến mức thấp nhất lượng khí thải phát
sinh
d Về tiềng ồn, độ rung
* Đối với nguồn ô nhiễm tiếng ồn
- Khống chế số lượng thiết bị thi công trong giới hạn tiếng ồn cho phép
theo quy định
- Bố trí thời gian làm việc hợp lý, hạn chế vận chuyển vật liệu trên các
tuyến giao thông vào giờ cao điểm, qui định tốc độ hợp lý cho các loại xe để
giảm tối đa tiếng ồn phát sinh, đặc biệt khi đi qua khu dân cư hoặc vào giờ nghỉ
Ngoài ra, các máy móc có tiếng ồn lớn sẽ hạn chế thi công vào giờ nghỉ trưa và
* Đối với nguồn ô nhiễm do rung ộng
- Chống rung tại nguồn: tùy theo từng loại máy móc cụ thể sẽ có biện
pháp khắc phục như: Kê cân bằng máy, lắp các bộ tắt chấn động lực, sử dụng
vật liệu phi kim loại, thay thế nguyên lý làm việc khí nén bằng thủy khí, thay đổi
chế độ tải làm việc…
- Chống rung lan truyền: dùng các kết cấu đàn hồi giảm rung (hộp dầu
giảm chấn, gối đàn hồi, đệm đàn hồi kim loại, gối đàn hồi cao su…), sử dụng
các dụng cụ cá nhân chống rung,…
Trang 38- Bố trí cự ly của các thiết bị có cùng độ rung để tránh cộng hưởng
e Các biện pháp bảo vệ i tr ng khác
* Giảm thiểu t c ộng ến môi tr ờng kinh tế, xã hội
- Chủ đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương, công an huyện, công
an xã để quản lý trật tự, an ninh, quản lý hộ khẩu tạm trú của công nhân xây
dựng và để đảm bảo trật tự an ninh và ngăn ngừa các tệ nạn đánh bạc
- Đưa ra những quy định với lực lượng thi công về tổ chức, ăn, nghỉ, sinh
hoạt, tránh phát sinh mâu thuẫn không đáng có giữa công nhân xây dựng với
nhân dân gây mất ổn định xã hội và làm giảm tiến độ dự án
- Đối với vật liệu xây dựng được che chắn cẩn thận, đồng thời cử công
nhân trông coi vật liệu 24/24, tránh trường hợp mất cắp, xảy ra mâu thuẫn
- Phổ biến các quy định của pháp luật (Luật bảo vệ môi trường, Luật Lao
động…) và các phong tục tập quán của nhân dân địa phương đến từng công
nhân xây dựng
* Giảm thiểu ảnh h ởng tới tuyến ờng giao thông và nhà dân
- Chọn thiết bị và phương tiện phù hợp với tình trạng của công trường
của dự án và khu vực lân cận;
- Sử dụng các biển báo, thanh chắn, các thiết bị điều khiến khác để điều
hành chỉ dẫn giảm ách tắc giao thông
- Tất cả các máy móc và xe hoạt động trong công trường xây dựng cần
tuân thủ các quy định của tốc độ 5 km/giờ trong các khu vực xây dựng
Trường hợp sử dụng phương tiện chuyên dụng cảnh báo đến người dân
mức độ nguy hiểm liên quan đến phương tiện chuyển
- Bố trí người điều phối giao thông tại các nút giao cắt, ngã ba để tránh
việc ách tắc giao thông trên các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu vào dự
án
- Không vận chuyển nguyên vật liệu đi hoặc đến vào giờ cao điểm
- Trong thi công phải thường xuyên bảo dưỡng tuyến đường vận chuyển
đảm bảo người dân đi lại bình thường;
- Sau khi hoạt động thi công kết thúc hoàn nguyên và làm sạch đường,
thực hiện công việc bàn giao và trả đường cho chính quyền địa phương
* Công t c an toàn lao ộng
- Xác định biện pháp thi công, cung cấp vật tư, quản lý công nhân tại công
trường chặt chẽ, tránh chồng chéo trong quá trình thi công
- Bố trí đường vận chuyển hợp lý; có rào chắn cách ly các khu vực nguy
hiểm; che chắn những khu vực phát sinh nhiều bụi, quy định cụ thể vị trí khu vệ
Trang 39sinh, điểm tập kết rác xây dựng tạm, khẩu hiệu đảm bảo an toàn lao động…
tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường
- Quy định tốc độ tối đa 5km/h đối với phương tiện vận chuyển, máy móc
khi hoạt động trong khu vực dự án
- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong tổ chức thi công để
phòng ngừa sự cố
- Công nhân trực tiếp vận hành máy móc, thiết bị thi công phải qua đào
tạo, thực hành theo các nguyên tắc vận hành và bảo trì kỹ thuật
- Các tài liệu chỉ dẫn của các thiết bị và máy móc thi công luôn được kèm
theo thiết bị máy móc Các thông số kỹ thuật được kiểm tra thường kỳ
- Trang bị các thiết bị bảo hộ cần thiết cho công nhân tại công trường như
khẩu trang, mũ bảo hộ, găng tay, kính và tấm chắn trong quá trình hàn xì, các
thiết bị an toàn trong sử dụng điện
- Khi vận chuyển vật liệu xây dựng lên cao cần kiểm tra an toàn công
trình và hoạt động của các thiết bị nâng, phải có biện pháp bảo vệ các vật liệu
xây dựng không cho rơi vãi, văng xuống đất báo động với tất cả công nhân
trên công trường là đang thực hiện việc di chuyển vật liệu lên cao để mỗi người
công nhân có ý thức bảo vệ bản thân, giảm nguy cơ gây tai nạn lao động
* An toàn cho thiết bị
- Thiết bị trước khi đưa vào sử dụng phải được các cơ quan chức năng
- Đối với các thiết bị điện:
+ Phần kim loại của thiết bị điện được nối đất bảo vệ tuân theo quy định
của TCVN “Quy phạm nối đất và nối không của các thiết bị điện”
+ Nối điện từ lưới điện vào thiết bị có cầu giao, dây cháy, tất cả các thiết
bị sử dụng có vỏ che chắn an toàn
- Đối với đường dây điện phục vụ sinh hoạt và thi công dùng cáp cách
điện và giảm tối thiểu việc chạy qua thiết bị, tại vị trí làm việc được lắp dây tiếp
đất và tủ điện
- Đường dây tải điện đủ lớn và công suất để truyền tải đủ điện cho thiết bị
- Các đầu cáp điện được cuốn kín và đặt trong hòm thiếc và sau đó phủ
bằng vật liệu cách điện và chống thấm
Trang 40* Ph ơng n phòng chống cháy nổ
- Không được hút thuốc, đốt lửa hay hàn gần khu vực cấm lửa, khu vực có
xăng dầu, thiết bị, máy móc
- Tuân thủ các biện pháp PCCC theo quy định của Pháp luật và hướng dẫn
của các cơ quan chức năng
- Thiết kế thiết bị tự động ngắt điện cầu dao tổng
- Ngoài ra, chủ đầu tư và đơn vị thi công sẽ thực hiện một số biện pháp
khác như:
+ Cung cấp, phổ biến các địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: Bệnh
viện, công an PCCC
+ Tuyên truyền, bổ sung kiến thức về tác hại và biện pháp PCCC cho
công nhân tham gia thi công dự án
* Ph ơng n phòng tai nạn giao thông
- Các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu thi công sẽ giảm tốc độ, tập
trung quan sát để hạn chế tai nạn và đảm bảo an toàn
- Bố trí các biển báo khu vực ra vào công trường, thường xuyên nhắc nhở
công nhân, những người tham gia công trình thực hiện tốt công tác an toàn giao
thông
- Bố trí nhân lực cảnh báo điều tiết phương tiện ra vào công trình hợp lý
tránh ách tắc giao thông
* Biện pháp phòng chống sự cố ngập lụt, tắc ngh n m ơng tho t n ớc trong
giai oạn thi công
- Thi công móng vào mùa khô, những ngày không có mưa
- Trong giai đoạn thi công, chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng tuân thủ mọi
quy định của nhà nước và của ngành xây dựng đảm bảo an toàn khi thi công
- Nạo vét mương thoát nước khu vực dự án, đặc biệt sau khi có mưa to
- Theo dõi thường xuyên thông tin dự báo thời tiết và để có biện pháp ứng
phó kịp thời
* Biện pháp phòng chống sự cố hạ t ng giao thông
Các máy móc thi công, xe tải vận chuyển không được chở quá trọng tải
quy định
2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi
trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
2.1 Đánh giá, dự báo các tác động
a ác động d bụi, h thải
a1 Bụi, khí thải từ khu v c sản xuất từ khu v c sản xuất hạt nh a