1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật thâm canh cây dược liệu hương thảo (rosmarinus officinalis l ) tại thái nguyên

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Một Số Giải Pháp Kỹ Thuật Thâm Canh Cây Dược Liệu Hương Thảo (Rosmarinus Officinalis L.) Tại Thái Nguyên
Tác giả Tải Minh Cường
Người hướng dẫn TS. Hà Minh Tuân, TS. Lê Quang Ưng
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Khoa học cây trồng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 2,55 MB

Nội dung

Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế và liều lượng phân bón thúc N, P, K đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng tinh dầu của cây Hương thảo.. ix Th

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-

TẢI MINH CƯỜNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

THÂM CANH CÂY DƯỢC LIỆU HƯƠNG THẢO

(Rosmarinus officinalis L.) TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-

TẢI MINH CƯỜNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH CÂY DƯỢC LIỆU HƯƠNG THẢO

(Rosmarinus officinalis L.) TẠI THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Mã số ngành: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học:

HD1: TS Hà Minh Tuân HD2: TS Lê Quang Ưng

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 3

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Mọi trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc

Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước Phòng Đào tạo, Nhà trường về các thông tin và số liệu trong đề tài

Tác giả luận văn

Tải Minh Cường

Trang 4

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, các tập thể và cá nhân đã giúp đỡ tôi để hoàn thành bản luận văn này Tôi xin trân thành cảm ơn TS Hà Minh Tuân, TS Lê Quang Ưng với cương vị người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài

Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng Đào tạo và khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm đã giảng dạy cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, cơ quan và bạn bè đã luôn quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 12 tháng 10 năm 2023

Tác giả luận văn

Tải Minh Cường

Trang 6

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN viii

THESIS ABSTRACT xi

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

2.1 Mục tiêu 4

2.2 Ý nghĩa khoa học 4

2.3 Ý nghĩa thực tiễn 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về cây Hương thảo 6

1.1.1 Đặc điểm sinh học của cây Hương thảo 6

1.1.2 Yêu cầu sinh thái của cây Hương thảo 7

1.1.3 Thành phần hóa học và giá trị của cây Hương thảo 8

1.1.4 Tác dụng của cây Hương thảo trong y học và đời sống 10

1.2 Một số nghiên cứu về Hương thảo trên thế giới và Việt Nam 11

1.2.1 Các nghiên cứu liên quan trên thế giới 11

1.2.2 Các nghiên cứu liên quan về cây Hương thảo tại Việt Nam 16

1.3 Kết luận từ tổng quan 18

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 19

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19

2.3 Nội dung nghiên cứu 19

Trang 7

v

2.4 Phương pháp nghiên cứu 20

2.5 Phương pháp xử lý số liệu 27

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và quá trình sinh trưởng, phát triển của cây Hương thảo tại tỉnh Thái Nguyên 28

3.1.1 Đặc điểm hình thái cây Hương thảo 28

3.1.2 Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Hương thảo tại tỉnh Thái Nguyên 30

3.2 Nghiên cứu các kỹ thuật nhân giống Hương thảo tại Thái Nguyên 33

3.2.1 Ảnh hưởng của đoạn cành giâm hom đến tỷ lệ sống, tỷ lệ mọc chồi, số chồi, tỷ lệ mọc rễ, tỷ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn của cây Hương thảo 33

3.2.2 Ảnh hưởng của một số loại chế phẩm kích thích ra rễ đến tỷ lệ sống, tỷ lệ bật chồi, số chồi, tỷ lệ mọc rễ và tỷ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn trong nhân giống cây Hương thảo 35

3.3 Nghiên cứu các biện kỹ thuật thâm canh cây Hương thảo tại tỉnh Thái Nguyên 36

3.3.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng tinh dầu của cây Hương thảo 36

3.3.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân hóa học (N, P, K) tới sinh trưởng, năng suất và hàm lượng tinh dầu của Hương thảo 45

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53

1 Kết luận 53

2 Đề nghị 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

PHỤ LỤC

Trang 8

chiều cao của cây Hương thảo 37 Bảng 3.5: Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến động thái tăng trưởng

đường kính gốc của cây Hương thảo 39 Bảng 3.6: Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến động thái tăng trưởng

đường kính tán của cây Hương thảo 40 Bảng 3.7: Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến động thái tăng trưởng

cành cấp 1 của cây Hương thảo 42 Bảng 3.8: Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến năng suất thân lá và

hàm lượng tinh dầu của cây Hương thảo 44 Bảng 3.9: Ảnh hưởng của liều lượng phân hóa học đến động thái tăng trưởng

chiều cao của cây Hương thảo 45 Bảng 3.10: Ảnh hưởng của liều lượng phân hóa học tới tăng trưởng đường kính

gốc của Hương thảo 47 Bảng 3.11: Ảnh hưởng của liều lượng phân hóa học đến tăng trưởng đường

kính tán của cây Hương thảo 48 Bảng 3.12: Ảnh hưởng của liều lượng phân hóa học đến động thái tăng trưởng

cành cấp 1 của cây Hương thảo 50 Bảng 3.13: Ảnh hưởng của liều lượng phân hóa học đến năng suất thân lá và

hàm lượng tinh dầu của cây Hương thảo 51

Trang 9

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: : Sơ đồ bố trí các điểm theo dõi các đặc điểm nông sinh học của

Hương thảo 21

Hình 2.2: Sơ đồ thí nghiệm 1 22

Hình 2.3: Sơ đồ thí nghiệm 2 24

Hình 2.4: Sơ đồ thí nghiệm 3 25

Hình 2.5: : Sơ đồ thí nghiệm 4 27

Hình 3.1: Đặc điểm hình thái cây Hương thảo 28

Hình 3.2: : Đặc điểm phát triển cành cấp 1, cấp 2 của cây Hương thảo 29

Hình 3.3: Động thái tăng trưởng và mức độ phân cành cấp 1 của cây Hương thảo theo thời gian 32

Hình 3.4: Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến động thái tăng trưởng chiều cao của cây Hương thảo 37

Hình 3.5: Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến động thái tăng trưởng đường kính gốc của cây Hương thảo 39

Hình 3.6: Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến động thái tăng trưởng đường kính tán của cây Hương thảo 41

Hình 3.7: Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến động thái tăng trưởng cành cấp 1 của cây Hương thảo 42

Hình 3.8: Ảnh hưởng của liều lượng phân hóa học đến động thái tăng trưởng chiều cao của cây Hương thảo 46

Hình 3.9: Ảnh hưởng của liều lượng phân hóa học tới tăng trưởng đường kính gốc của Hương thảo 47

Hình 3.10: Ảnh hưởng của liều lượng phân hóa học đến tăng trưởng đường kính tán của cây Hương thảo 49

Hình 3.11: Ảnh hưởng của liều lượng phân hóa học đến động thái tăng trưởng cành cấp 1 của cây Hương thảo 50

Trang 10

viii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1 Tên tác giả luận văn: Tải Minh Cường

2 Tên Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật thâm canh cây dược

liệu hương thảo (Rosmarinus officinalis l.) tại Thái Nguyên

3 Ngành khoa học: Khoa học cây trồng; Mã số: 8.62.01.10

4 Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, ĐH Thái Nguyên

6 Nội dung và Phương pháp nghiên cứu:

Nội dung 1: Mô tả đặc điểm nông sinh học và quá trình sinh trưởng của

cây Hương thảo tại tỉnh Thái Nguyên

Nội dung 2: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Hương

thảo trong điều kiện tại tỉnh Thái Nguyên

Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của đoạn cành giâm hom đến tỷ lệ sống, tỷ lệ hom bật chồi, tỷ lệ mọc rễ và tỷ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn trong nhân giống cây Hương thảo

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của một loại chất kích thích ra rễ đến tỷ lệ sống, tỷ lệ bật chồi, số chồi, tỷ lệ mọc rễ và tỷ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn trong nhân giống cây Hương thảo

Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế và liều

lượng phân bón thúc N, P, K đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng tinh dầu của cây Hương thảo

Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm:

Trang 11

ix

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng tinh dầu của cây Hương thảo

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón thúc

N, P, K tới sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng tinh dầu của Hương thảo

Phương pháp nghiên cứu chi tiết được trình bày trong Bài viết Luận văn

từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 5 năm sau

- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Hương thảo trong

điều kiện tại tỉnh Thái Nguyên:

Cây Hương Thảo có thể nhân giống từ hom cành Đoạn cành nhân giống tốt nhất là đoạn cành ngọn và đoạn cành bánh tẻ có mang lá; tỷ lệ sống và tỷ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn đạt 83,3 % với đoạn cành ngọn và đạt 86,7% với đoạn cành bánh tẻ

Sử dụng chế phẩm kích thích ra rễ trong giâm hom cây Hương thảo đạt hiệu quả tốt hơn so với giâm hom thông thường (không sử dụng chế phẩm kích thích ra rễ) Ba loại chế phẩm kích thích ra rễ (gồm M3N, Kina R206 và MĐ 901) có kết quả tương đương nhau và đều đạt tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn cao, lần lượt là 83,3% (N3M), 90% (Kina R206) và 86,7% (MĐ 901) ở thời vụ giâm hom giữa tháng 11

Trang 12

x

- Nghiên cứu về liều lượng phân trùn quế và phân hoá học N, P, K ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng tinh dầu cây Hương thảo:

Lượng phân trùn quế lớn nhất sử dụng trong thí nghiệm là 0,5kg/ gốc cho các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển lớn nhất so với các liều lượng khác; kết quả chiều cao trung bình đạt 45,4cm, đường kính gốc đạt 11,1mm, đường kính tán đạt 42,3cm, số cành cấp 1 đạt 31,3 cành, cho năng suất thân lá tươi 168,7g/ cây và hàm lượng tinh dầu 1,08%

Lượng phân bón hóa học (N, P, K) được sử dụng để bón thúc cho cây Hương thảo đạt kết quả tốt nhất ở lượng 300kg N + 100kg P2O5 + 100kg

K2O/ha; kết quả cho các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển cao nhất; chiều cao cây đạt 50,2cm, đường kính gốc đạt 18,7mm, đường kính tán đạt 44,4cm, số cành cấp 1 đạt 43,2 cành, năng suất thân lá tươi đạt 200,7g/ cây và hàm lượng tinh dầu đạt 1,16%

Trang 13

xi

THESIS ABSTRACT

1 Author name: Tai Minh Cuong

2 Thesis title: Research on some technical solutions for cultivation of

rosemary (Rosmarinus officinalis L.) in Thai Nguyen

3 Major: Crop Science; Code: 8.62.01.10

4 Institution: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry

6 Research content and method:

Content 1: Describe the agronomic characteristics and growth process of Rosemary plants in Thai Nguyen province

Content 2: Research technical measures for propagating Rosemary plants under conditions in Thai Nguyen province

The study includes 2 experiments:

Experiment 1: Effect of cuttings on survival rate, budding rate, rooting rate and rate of meeting export standards in propagating Rosemary plants

Experiment 2: Effect of a rooting stimulant on survival rate, bud burst rate, number of buds, root growth rate and rate of reaching garden standards in propagating Rosemary plants

Content 3: Research the effects of vermicompost dosage and N, P, K fertilizer dosage on growth, development, yield and essential oil content of Rosemary plants

The study includes 2 experiments:

Trang 14

Detailed research methods are presented in the Thesis Article

7 Main findings and conclusions

- Describe the agronomic characteristics and growth process of Rosemary

plants in Thai Nguyen province:

Average tree height is 48.5cm, average base diameter is 18.7mm, average canopy diameter is 41.6cm, average number of first-level branches is 32.6 branches The ecological conditions in Thai Nguyen province are suitable for the natural growth and development of the Rosemary plant The most favorable time for trees to grow is from October of the previous year to the end

of May of the following year

- Research technical measures for propagating Rosemary plants under

conditions in Thai Nguyen province:

Rosemary can be propagated from cuttings The best branches for propagation are the top branch and the leafy stem branch; The survival rate and the rate of meeting export standards reached 83.3% for the top branches and 86.7% for the banh te branches

Using rooting stimulants in rosemary cuttings is more effective than regular cuttings (do not use rooting stimulants) Three types of rooting stimulants (including M3N, Kina R206 and MD 901) have similar results and all achieve high survival and export rates, 83.3% (N3M), 90% respectively (Kina R206) and 86.7% (MD 901) in the cutting season in mid-November

- Research the effects of vermicompost dosage and N, P, K fertilizer dosage on

growth, development, yield and essential oil content of Rosemary plants:

Trang 15

xiii

The largest amount of vermicompost used in the experiment was 0.5kg/root for the highest growth and development indicators compared to other doses; As a result, the average height reached 45.4cm, base diameter reached 11.1mm, canopy diameter reached 42.3cm, number of first-level branches reached 31.3 branches, yielding fresh stems and leaves of 168.7g/tree and high yield essential oil content 1.08%

The amount of chemical fertilizer (N, P, K) used to fertilize Rosemary plants achieves the best results at 300kg N + 100kg P2O5 + 100kg K2O/ha; results for the highest growth and development indicators; Tree height reaches 50.2cm, base diameter reaches 18.7mm, canopy diameter reaches 44.4cm, number of first-level branches reaches 43.2 branches, fresh stem and leaf yield reaches 200.7g/tree and essential oil content reached 1.16%

Trang 16

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 1976/QĐ – TTg, Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với nội dung:

- Phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam trên cơ sở

sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển các vùng trồng dược liệu, gắn với bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn dược liệu

tự nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái

- Phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo đảm an toàn và chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu

- Nhà nước hỗ trợ đầu tư về nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật

và công nghệ trong việc bảo tồn nguồn gen, khai thác dược liệu tự nhiên, trồng trọt, chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trồng dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, góp phần tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp dược trong tổng sản phẩm nội địa (GDP)

Ở nước ta, theo Cục Quản lý Y - Dược cổ truyền, hằng năm, tổng lượng dược liệu được sử dụng trong ngành y tế ước tính khoảng 100.000 tấn, với tổng giá trị thị trường trên 400 triệu USD/năm Trong những năm gần đây, mặc dù nước ta đã xuất khẩu nhiều mặt hàng dược liệu chủ lực như Quế, Hồi nhưng vẫn phải nhập khẩu đến 80% nhu cầu tiêu thụ và chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ (Báo Sức Khoẻ & Đời Sống, số ra ngày 15-12-2022 và số ra ngày 27-09-2023)

Trang 17

2

Tại Thái Nguyên, ngày 2/6/2021, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên đã

có buổi làm việc với các Sở, Ban, Ngành về tình hình, định hướng, các giải pháp phát triển các cây dược liệu tại tỉnh Tại buổi làm việc, Viện Nghiên cứu

và Phát triển lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã báo cáo trực tiếp những thông tin liên quan đến tiềm năng phát triển cây dược liệu của tỉnh Thái Nguyên Báo cáo dựa trên quá trình khảo sát, nghiên cứu, mang giá trị thực tiễn cao; và đánh giá Thái Nguyên là tỉnh có nền đa dạng sinh học phong phú, các loại cây dược liệu đã tồn tại từ lâu và phân bố rộng trên các diện tích rừng tự nhiên của nhiều huyện trên địa bàn, hiện nay tỉnh Thái Nguyên

có nhiều tiềm năng, điều kiện phù hợp để trồng và sản xuất, nâng cao giá trị cây dược liệu (UBND tỉnh Thái Nguyên – Cổng thông tin điện tử, 02-06-2021)

Hiện nay ở nước ta, trong cơ cấu cây dược liệu chủ lực được nuôi trồng, ngoài những loài bản địa như Quế, Sa nhân, Thảo quả còn có nhiều loài được nhập nội được sản xuất quy mô lớn như Đương quy, Cát cánh, Atiso Trong

đó cây Hương Thảo cũng là một trong những loài được du nhập vào nước ta và đang được trồng ở một số tỉnh nam miền Trung và miền Nam như Lâm Đồng,

Đà Nẵng, Cần Thơ nhưng đến nay chưa được nghiên cứu nhiều

Cây Hương thảo (Rosmarinus officinalis L.) thuộc chi Rosmarinus, họ

Hoa môi (Lamiaceae), bộ Hoa môi (Lamiales) Cây dược liệu Hương thảo là loại thảo dược đa tác dụng, được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền và nước trên thế giới, trong tân dược, trong mỹ phẩm, trong ẩm thực và trong cảnh quan Hương thảo là cây dược liệu được nghiên cứu và sử dụng khá phổ biến trên toàn thế giới (Rozman & Jersek, 2009)

Trên thế giới cây hương thảo được trồng nhiều ở khu vực Nam Châu Âu, Tây Á và Bắc Phi Theo một báo cáo về thị trường chiết xuất Hương thảo trên thế giới cho thấy, thị trường chiết xuất Hương thảo có giá trị gần 800 triệu USD vào năm 2021 và dự kiến tăng trưởng với tốc độ GAGR 4,8% cho đến năm 2027; Mỹ, Anh, Pháp và Đức là một trong những thị trường sinh lợi lớn nhất cho chiết xuất Hương thảo, nhu cầu cũng tăng lên ở Trung Quốc và Ấn Độ khi

Trang 18

và thổ những tại miền Bắc (NIPTECH, 2022; Đài phát thanh và truyền hình Thái Bình, 2023) Một số thành phố đang cung ứng Hương thảo ở dạng cây trồng chậu làm cảnh

Cho tới nay, các nghiên cứu về cây Hương thảo trên thế giới chủ yếu tập trung vào tinh dầu và các công dụng của tinh dầu Hương thảo, ví dụ: khả năng kháng khuẩn (Jiang và cộng sự., 2010, Okoh và cộng sự 2010), kháng nấm (Soylu và cộng sự., 2010), diệt côn trùng (Zoubiri & Baaliouuamer, 2011), chất chống ung thư (Degner và cộng sự., 2009 ) và đặc tính chống oxy hóa (Özcan

& Arslan, 2011; Zaouali và cộng sự., 2010)

Ngoài ra, các nghiên cứu khác sử dụng Hương thảo làm thức ăn chăn nuôi (Ghazalah & Ali, 2008; Al – Kassie, 2008), thực phẩm và phụ gia thực phẩm (Xie và cộng sự., 2017), chất bảo quản thực phẩm (Coban & Özpolat, 2011; Tzima và cộng sự., 2015), mỹ phẩm (Fiume và cộng sự 2018), thuốc chữa bệnh (González-Minero và cộng sự., 2020; de Macedo và cộng sự 2020), thuốc bảo vệ thực vật sinh học (Atak và cộng sự., 2016; Andrade, 2017), và chất điều tiết sinh trưởng (Appiah và cộng sự., 2022)

Mặc dù vậy, cho tới nay, chưa có nhiều nghiên cứu liên quan đến kỹ thuật nhân giống và thâm canh cây Hương thảo Trên thế giới đã có một số nghiên cứu liên quan về giá thể trồng chậu (La Bella và cộng sự., 2020), phân

ủ (Mendoza-Hernández và cộng sự., 2014), quản lý sâu bệnh hại (Conway và cộng sự., 1997), tưới tiêu (La Bella và cộng sự., 2020), mật độ trồng (Singh, 2004), và liều lượng phân bón tới sinh trưởng và hàm lượng tinh dầu Hương thảo (Singh và cộng sự., 2007; Puttanna và cộng sự., 2010; Tawfeeq và cộng sự., 2016) Tại Việt Nam đã có nghiên cứu của Nguyễn Võ Quỳnh Trang (2021,

Trang 19

4

tr 2;8) về nhân giống tại Đà Nẵng Tuy vậy, các nghiên cứu còn chưa đầy đủ

và chưa được thực hiện tại các địa bàn có đặc điểm thổ nhưỡng và khí hậu khác

so với các tỉnh phía Bắc Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên Ngoài ra, tại Việt nam chưa có tài liệu nào công bố về liều lượng phân bón trùn quế và hóa học cho cây Hương thảo trong sản xuất

Xuất phát từ vấn đề thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài

“Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật thâm canh cây dược liệu hương thảo

(Rosmarinus officinalis l.) tại Thái Nguyên”

2 Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1 Mục tiêu

Đề tài này gồm 2 mục tiêu chính sau:

1 Mô tả được các đặc điểm nông sinh học và đánh giá khả năng thích nghi của cây Hương Thảo tại tỉnh Thái Nguyên

2 Xác định được các kỹ thuật nhân giống và thâm canh hiệu quả cho cây Hương thảo trong điều kiện tại tỉnh Thái Nguyên

- Kết quả nghiên cứu góp phần đưa ra biện pháp nhân giống phù hợp,

sử dụng loại phân bón và liều lượng phân bón phù hợp để tiết kiệm nguyên liệu và đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu về giống sản xuất và chi phí sản xuất thấp nhất

Trang 20

5

- Góp phần bổ sung thêm cây Hương thảo vào cơ cấu cây dược liệu thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên, và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương, đặc biệt là các hộ dân nghèo với điều kiện đầu tự thấp

Trang 21

6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tổng quan về cây Hương thảo

1.1.1 Đặc điểm sinh học của cây Hương thảo

Hương thảo (Rosmarinus officinalis L.) thuộc chi Rosmarinus, họ Hoa

môi (Lamiaceae), bộ Hoa môi (Lamiales), lớp hai lá mầm (Magnoliopsida),

ngành hạt kín (Magnoliophyta), giới Thực vật (Plantae) Rosmarinus officinalis

L thường được gọi là Hương thảo, Hương thảo thông thường hoặc Hương thảo vườn (Begum và cộng sự., 2013, Ulbricht và cộng sự., 2010) Ngoài loài

Rosmarinus officinalis , chi Rosmarinus còn bao gồm Rosmarinus eriocalyx,

Rosmarinus tomentosus , Rosmarinus lavandulaceus và Rosmarinus laxiflorus

(Angioni và cộng sự., 2004 )

Rosmarinus officinalis L là loài duy nhất mọc tự nhiên ở khu vực Địa Trung Hải và là loài được khai thác nhiều nhất do tinh dầu có giá trị cao cũng như do hàm lượng phenolic và hoạt động chống oxy hóa của loài này (Zaouali

và cộng sự., 2010)

Hương thảo có thân dạng cây bụi, cao từ 1- 1,5 m, cây có mùi thơm dễ chịu, thân có nhiều lông trắng mịn ở cành non; gốc, thân, cành hóa gỗ Lá mọc đối chéo chữ thập, phiến lá hình thuôn dài, dài 2,5 - 4 cm, rộng 2 - 3 mm, bìa nguyên, cong về phía dưới; mặt trên xanh đậm, bề mặt hơi gồ ghề, mặt dưới xanh có phủ rất nhiều lông trắng, dài, lá không có cuống Cụm hoa là gié mang xim có ở ngọn cành hoặc nách lá Hoa màu xanh phớt tím Cây Hương thảo thường ra hoa từ tháng 3 đến tháng 5, những bông hoa mọc ra từ nách lá Hương thảo cũng có xu hướng ra hoa ngoài mùa hoa bình thường của nó, nó đã được biết đến là ra hoa muộn nhất là vào đầu tháng 12, sớm nhất là vào giữa tháng 2 (ở bán cầu Bắc) Hoa xếp 2-10 ở các vòng lá, dài cỡ 1cm, hoa có màu trắng, hồng, xanh nhạt hoặc hơi có màu hoa cà với những chấm tím ở phía trong các

Trang 22

Quả cây Hương thảo giống như hầu hết các loài thuộc họ Lamiaceae, quả

là một chùm, gồm 4 quả khô hợp lại, màu nâu

Có thể trồng Hương thảo bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt Hạt giống có tỉ

lệ nảy mầm thấp và sinh trưởng tương đối chậm, tuy nhiên cây có thể sống lâu đến 30 năm (Sandhya và cộng sự., 2020, trích dẫn trong Nguyễn Võ Quỳnh Trang, 2021)

1.1.2 Yêu cầu sinh thái của cây Hương thảo

Theo tác giả Ribeiro-Santos và cộng sự (2015), cây Hương thảo mọc ở đất khô hoặc ẩm vừa phải, không chịu được đất kỵ khí hoặc đất úng và chịu được mặn ở mức trung bình Thời kỳ ra hoa của nó thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 6 ở khí hậu Địa Trung Hải và thời kỳ đậu quả xảy ra giữa mùa xuân

và mùa hè

Theo tác giả Tôn Linh (2021), cây Hương thảo sinh trưởng và phát triển tốt trong một số điều kiện sinh thái như sau:

Trang 23

8

Khí hậu: Hương thảo là loại cây ôn đới nhưng có thể chống chịu được với khí hậu nhiệt đới Những vùng nắng nóng, nên trồng cây ở những nơi có tán cây, hoặc dùng lưới che nắng

Nhiệt độ: Cây Hương thảo có khả năng thích ứng biên độ nhiệt khá rộng Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất cho cây Hương thảo sinh trưởng và phát triển là 20-30oC

Ánh sáng: Hương thảo ưa sáng, tuy nhiên trong điều kiện nắng nóng nhiều sẽ gây hiện tượng cháy lá, lá bị teo dần, cây sinh trưởng và phát triển chậm và chết

Ẩm độ: Hương thảo ưa ẩm độ vừa phải Trong điều kiện quá ẩm ướt, nhất là vào mùa mưa, có thể gây ra hiện tượng thối lá và thối rễ

Đất trồng: Cây hương thảo thích hợp trồng trên đất pha cát và có hàm lượng mùn cao, và đất có khả năng thoát nước tốt với khoảng pH dao động khá rộng từ 5.5 tới 8 (phù hợp nhất là pH trong khoảng 6-7) Đất càng có tính kiềm trong khoảng pH nêu trên, khả năng tích lũy tinh dầu và mùi thơm càng cao Trong tròng hộp đất có tính axit cao, cần xử lý bằng vôi bột với liều lượng tùy vào mức pH cụ thể

1.1.3 Thành phần hóa học và giá trị của cây Hương thảo

Theo nghiên cứu của Tống Thành Danh (2020), tinh dầu hương thảo có chứa 32 hoạt chất (Bảng 1) Trong đó, thành phần chính của tinh dầu Hương thảo là 1R-a-pinene (23.57%), eucalyptol (14,76%), (-)-verbenone (13,50%), bomyl acetate (4,81%), geraniol (4,47%), caryophyllene (4,307%), camphol (4,13%) và (+)-2-bornaone (4,01%)

Trang 24

9

Bảng 1.1: Thành phần của tinh dầu Hương thảo

Nếu mới cất, tinh dầu là một chất lỏng không màu hay vàng, về sau chuyển dần sang màu sẫm và cứng lại, có thể hòa tan vào rượu theo bất kỳ tỷ

lệ nào Cây chứa choline, một glucosid không tan trong nước, một saponosid acid, các acid hữu cơ (citric, glycolic, glyeeric) và hai heterosid là romaside và romarinoside; còn có acid rosmarinic (Nguyễn Võ Quỳnh Trang, 2021)

Cây Hương thảo có chứa một số hoạt chất sinh học bao gồm chất chống oxy hóa như axit carnosic và axit rosmarinic Các hoạt chất sinh học khác bao gồm long não (lên đến 20% trong lá hương thảo khô), axit caffeic, axit ursolic, axit betulinic, rosmaridiphenol và rosmanol (Nguyễn Võ Quỳnh Trang, 2021)

Trang 25

bị lên mốc (Silva Bomfim và cộng sự., 2019)

Thành phần quan trọng nhất của Hương thảo là axit caffeic và các dẫn xuất của nó như axit rosmarinic Các hợp chất này có tác dụng chống oxy hóa Hợp chất phenolic, axit rosmarinic làm tăng sản xuất prostaglandin Ez và làm giảm sản xuất leukotriene B4 trong bạch cầu đa nhân ở người và ức chế hệ thống bổ sung Người ta kết luận rằng hương thảo và các thành phần của nó, đặc biệt là các dẫn xuất của axit caffeic như axit rosmarinic có tiềm năng điều trị hoặc phòng ngừa bệnh hen phế quản, rối loạn co thắt, loét dạ dày, các bệnh viêm nhiễm, nhiễm độc gan, xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ, đục thủy tinh thể và ung thư (Miraj, 2016; Nieto & Ros, 2018;)

Trong y học dân gian, cây Hương thảo được sử dụng từ rất đời trên khắp thế giới:

+ Tại Trung Đông, Hương thảo được dùng chữa sỏi thận, đường trong máu cao

+Tại Jordan, Hương thảo được dùng để chữa đau bụng

+ Tại Jamila và Mostafa, Hương thảo được dùng để chữa dị ứng, bệnh

da liễu, và rối loạn tiêu hóa

+ Tại Nam Phi, Hương thảo được dùng để chữa mất cảm giác thèm ăn + Tại Algierie, Hương thảo được dùng để chữa các vấn đề về kinh nguyệt, đau bụng, cao huyết áp, và cải thiện trí nhớ

Trang 26

+ Tại Andes Ecuador, Hương thảo được dùng để trị gàu, và tăng cường chống viêm

+ Tại Caribe Guatemala, Hương thảo được dùng để chữa đau bụng, đau bụng kinh, và ho

+ Tại Brazil, Hương thảo được dùng để chữa viêm xoang, trầm cảm, khó thở, cảm cúm, viêm nhiễm, bệnh tim mạch, hen suyễn, viêm phế quản, đau họng, tiểu đường, và cải thiện trí nhớ,

+ Tại khu vực Amazone, Hương thảo được dùng để chữa viêm ngoài da, đau cơ (Borges và cộng sự, 2019)

Cây Hương thảo có mùi rất thơm Mùi thơm từ cây Hương thảo có tác dụng tạo cảm giác dễ chịu và an thần, minh mẫn đầu óc Tinh dầu Hương thảo giúp kích thích phát triển trí não, giúp con người hoạt bát và làm việc tốt hơn Ngoài ra, có thể dùng lá Hương thảo khô và tươi làm gia vị Cây có vị đắng nhẹ, giúp món ăn có thêm mùi vị đậm đà hơn

Ngoài ra, tinh dầu của lá Hương thảo có tác dụng xua đuổi côn trùng, đặc biệt là xua đuổi muỗi rất hiệu quả Cây Hương thảo còn là cây cảnh bon sai cho các gia đình hay văn phòng công ty Thân, lá khi đã chiết tinh dầu, bã được nghiền nhỏ dùng làm hương (Trần Thị Doanh, 2022)

1.2 Một số nghiên cứu về Hương thảo trên thế giới và Việt Nam

1.2.1 Các nghiên cứu liên quan trên thế giới

1.2.1.1 Nghiên cứu về các ứng dụng sản phẩm từ Hương thảo

Nghiên cứu của Fiume & Bergfeld (2018) đã đánh giá mức độ an toàn

của 10 thành phần được chiết xuất từ cây Rosmarinus officinalis (Hương thảo)

và kết luận những thành phần này an toàn khi được sử dụng trong mỹ phẩm,

không gây mẫn cảm Các thành phần được chiết xuất từ Rosmarinus officinalis

Trang 27

sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm trên khắp thế giới Các phương pháp chiết xuất được sử dụng để tinh chế các hợp chất chống oxy hóa từ cây Hương thảo đã được giới thiệu và kết quả xét nghiệm chất chống oxy hóa invitro cho thấy cây hương thảo có hàm lượng cao các hợp chất phenolic Những hoạt động này các hợp chất đã được xác định và được sử dụng trong nhiều ứng dụng thực phẩm bao gồm dầu chiên, đồ ăn nhẹ, cá dầu, các loại hạt rang và các sản phẩm thịt Chúng cũng được tìm thấy để giảm đáng kể cảm giác ôi thiu trong thực phẩm và bảo vệ chúng khỏi bị mất màu Trong một số ứng dụng, hiệu suất của chiết xuất hương thảo có thể so sánh với các chất chống oxy hóa tổng hợp như BHA, BHT và TBHQ Ngoài ra, chiết xuất Hương thảo được kết hợp với axit ascorbic, axit xitric hoặc tự nhiên khác các chất chống oxy hóa có nguồn gốc, tác dụng hiệp đồng được hình thành

để mang lại hiệu quả chống oxy hóa vượt trội

Nghiên cứu của Coban & Ozpolat (2013) cho thấy, ảnh hưởng của các

nồng độ khác nhau của chiết xuất hương thảo (Rosmarinus officinalis) đối với thời hạn sử dụng của loài cá Luciobarbus esocinus hun khói nóng và đóng gói

chân không đã được điều tra về mặt vi sinh, hóa học và chất lượng cảm quan Kết quả cho thấy chiết xuất hương thảo có ảnh hưởng đáng kể đến vi khuẩn axit lactic, vi khuẩn psychrophile, nấm men, nấm mốc, axit thiobarbituric và giá trị peroxit trong quá trình bảo quản

Nghiên cứu của các tác giả González-Minero và cs (2020) cho thấy,

Rosmarinus officinalis là một loại cây cổ đại được coi là thuốc ở Dược điển châu Âu Qua nhiều thế kỷ, Hương thảo đã được sử dụng theo kinh nghiệm cho nhiều bệnh Cuối cùng, trong vài thập kỷ, các thử nghiệm in vitro, in vivo và

Trang 28

13

trên người đã được thực hiện để thiết lập bằng chứng khoa học đối với các đặc tính y học của cây này Nhiều phân tử của Hương thảo đã được xác định nhờ các công cụ hóa học mới Ít nhất 150 phân tử được biết là có mặt trong chất dễ bay hơi dầu và ít hơn ở phần không bay hơi, chẳng hạn như axit carnosic, axit ursolic, axit oleanolic, flavonoid, và axit phenolic (axit rosmarinic) Các phân

tử này là tiền chất của các dẫn xuất thực vật với hàm lượng khả năng chống oxy hóa Hương thảo được sử dụng rộng rãi trong các chế phẩm mỹ phẩm như một hương thơm và da dầu xả ở nồng độ an toàn Hương thảo được sử dụng trong bảo quản mỹ phẩm khỏi bị xuống cấp Hương thảo hấp thụ tốt ánh sáng tia cực tím và là một chất diệt khuẩn và kháng nấm Đặc tính chống rụng tóc của Hương thảo cũng đang được nghiên cứu Hương thảo là một sản phẩm thẩm

mỹ, giúp duy trì cân bằng nội môi của da và ngăn ngừa sự xuất hiện của một

số bệnh ngoài da

Một nghiên cứu khác về ứng dụng của Hương thảo trong mỹ phẩm của tác giả Macedo và cộng sự (2020) kết luận: Chiết xuất hương thảo có chứa một lượng lớn các phân tử hoạt tính sinh học như triterpenes (ví dụ, axit ursolic và oleanolic), diterpenes ba vòng (ví dụ, axit carnosic và carnosol), axit phenolic (ví dụ, axit caffeic và axit rosmarinic) và tinh dầu Những tính chất này có thể được áp dụng để cải thiện các đặc tính của sản phẩm mỹ phẩm (ví dụ: những sản phẩm chống lại tia cực tím tiếp xúc, lão hóa và cellulite), do hoạt động chống viêm và loại bỏ gốc tự do tác dụng của Hương thảo

1.2.1.2 Các nghiên cứu liên quan về kỹ thuật canh tác và nhân giống cây Hương thảo

Nghiên cứu của các tác giả Tawfeeqa và cộng sự (2016) đã cho thấy phân hữu cơ dựa trên chiết xuất rong biển có thể có tác dụng tốt đối với Hương thảo về năng suất và chất lượng tinh dầu Phân bón rong biển được phun cho thấy tỷ lệ β-pinen, α-phellandrene, α- cao hơn đáng kể Các công thức sử dụng rong biển làm tăng đáng kể lượng dầu và diện tích lá so với các công thức sử dụng phân vô cơ và đối chứng

Trang 29

14

Nghiên cứu của tác giả Nourbakhsh và cộng sự (2016) về ảnh hưởng của phân trùn quế và phân sinh học Nitroxin đến sinh trưởng, năng suất, lượng sắc tố quang hợp, flavonoid, tỷ lệ tinh dầu và năng suất cây hương thảo Kết quả thu được cho thấy việc áp dụng các mức độ khác nhau của phân trùn quế

và chế phẩm Nitroxin cũng như sự tương tác của chúng có ảnh hưởng đáng kể đến một số đặc tính hình thái và sinh lý của cây hương thảo như chiều cao cây, trọng lượng tươi và khô của chồi, trọng lượng khô của rễ, diệp lục a, tổng số diệp lục, flavonoid của lá và sản lượng tinh dầu Theo kết quả được trình bày, việc sửa đổi môi trường trồng trọt bằng phân trùn quế và phun Nitroxin đã làm tăng đáng kể các đặc tính về số lượng và chất lượng của cây hương thảo

Nghiên cứu của Singh & Guleria (2011) kết luận: Việc bón kết hợp phân trùn quế 10 tấn/ha, kết hợp bón bổ sung phân bón N,P,K (100:25:25 kg/ha) làm tăng đáng kể năng suất và tinh dầu của cây hương thảo Cụ thể, năng suất tăng 66,1% và năng suất tinh dầu tăng 54,9%

Nghiên cứu của Hanafy và cộng sự (2009) về ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến tăng trưởng, năng suất, năng suất tinh dầu thiết yếu và thành

phần hóa chất của cây Hương thảo (Rosmarinus officinalis L): Cây của thí

nghiệm này được trồng ở khoảng cách 20, 30, 40, 60 và 80 cm giữa các cây trong hàng và 30cm giữa các hàng Tất cả các cây trong thí nghiệm này đều được bón phân với liều lượng 150 kg N +50 kg P2O5 + 30 kg K2O /mẫu (1 mẫu

= 0,4 ha) Đạm được thêm vào dưới dạng amoni nitrat (33,5% N), trong khi Lân được sử dụng dưới dạng canxi supe lân (15,5% P2O5 ) và kali dưới dạng kali sunfat (48% K2O) Kết quả thu được: Trồng cây Hương thảo cách nhau 20

cm cho kết quả chiều cao cây cao nhất, trong khi tăng khoảng cách từ 20 lên

80 cm thì chiều cao cây giảm dần Trồng ở khoảng cách 80 cm giữa các cây trong hàng làm tăng số cành, trọng lượng tươi và khô của cây cũng như lá/cây Ngoài ra, những cây trồng ở khoảng cách này có tỷ lệ dầu và sản lượng dầu cao nhất trong thân và lá tươi trên mỗi cây Trong khi đó, việc tăng khoảng cách trồng từ 20 đến 80 cm đã làm tăng các sắc tố quang hợp (diệp lục a, b và tổng

Trang 30

10 tấn phân trùn quế, 5 tấn phân trùn quế + 150: 25: 25 kg N, P, K/ha) và 300: 50: 50 kg N, P, K/ha Kết quả cho thấy khoảng cách cây 45x30 cm, bón 300: 50: 50 kg N, P, K/ha đã tạo ra sản lượng dầu và năng suất thân lá tối đa của cây hương thảo Hàm lượng và chất lượng tinh dầu không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách trồng, phân bón hoặc chế độ tưới tiêu

Cũng theo tác giả Singh (2007), các thí nghiệm thực địa được thực hiện trong 2 năm (2003-2005) trong một khu vực trải qua khí hậu nhiệt đới bán khô hạn, để nghiên cứu ảnh hưởng của hai mức N (150 hoặc 300 kg N/ha/ năm) và

ba mức K (41,5; 83,0 và 124,5 kg K/ha/năm), hoặc không bón phân Các kết quả cho thấy rằng việc bón 300 kg N/ha/năm tạo ra sản lượng thân lá và tinh dầu cao hơn so với 150 hoặc 0 kg N/ha/năm Bón 83,0 kg K/ha/năm tạo ra sản lượng thân lá và tinh dầu cao hơn so với 0 hoặc 41,5 kg K ha/năm Hàm lượng

và thành phần tinh dầu không bị ảnh hưởng bởi lượng bón nitơ hoặc kali

Theo Shahhoseini và cộng sự (2015), Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng

độ IBA và NAA khác nhau đến khả năng ra rễ của cành hương thảo bán cứng cho thấy việc áp dụng IBA và NAA có ảnh hưởng đáng kể đến tất cả các thông

số được nghiên cứu Tỷ lệ ra rễ cao nhất đạt được ở nồng độ 1000 mg/L NAA (84%) và 5000 mg/L IBA (66%) Nồng độ 4000 mg/L IBA là phương pháp xử

lý tốt nhất về chất lượng và sự ra rễ của cành hương thảo bánh tẻ

Theo nghiên cứu của tác giả Poornima và cộng sự (2018): Sự kết hợp giữa IBA và NAA ở nồng độ 3000 ppm ghi nhận sự nảy mầm sớm (15,19 ngày),

ra rễ sớm (9,75 ngày), số lượng mầm nhiều hơn (16,30), tỷ lệ ra rễ cao nhất (85,25), tỷ lệ sống cao nhất (92,75%) và cũng ghi nhận hàm lượng phenol thấp

Trang 31

Theo nghiên cứu của tác giả Kumar và Arumugam (1980) cho thấy: Nhúng hom cây hương thảo vào dung dịch NAA 5000 ppm cho tỷ lệ hom ra rễ cao nhất, số rễ/hom nhiều nhất và rễ dài nhất Các phương pháp điều trị khác bao gồm ngâm trong NAA 1000 và 2000 ppm hoặc IBA 100-5000 ppm, và ngâm trong NAA hoặc IBA 50 hoặc 100 ppm

1.2.2 Các nghiên cứu liên quan về cây Hương thảo tại Việt Nam

Các nghiên cứu về Hương thảo ở Việt Nam còn tương đối hạn chế, chủ yếu là các công trình nghiên cứu về chưng cất tinh dầu

Tống Thành Danh và cộng sự (2020) đã nghiên cứu khảo sát quá

trình chưng cất tinh dầu từ lá cây hương thảo (Rosmarinus officinalis L.) 2 năm

tuổi được trồng tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng tinh dầu thu được nhiều nhất đạt 4,3% khi chưng cất trong

120 phút với lá hương thảo được làm khô đến độ ẩm 62,2% Tinh dầu hương thảo được đánh giá khả năng kháng khuẩn theo phương pháp khuếch tán đĩa thạch cho thấy có khả năng kháng tốt với các chủng khuẩn gram (+) như

Enterococcus faecalis , Staphylococcus aureus và Staphylococcus aureus

kháng methicillin

Trần Thị Kim Ngân và cộng sự (2020) nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu Hương thảo bằng phương pháp sắc kí khí khối phổ Kết quả cho thấy, tinh dầu Hương thảo Việt Nam có các hợp chất thơm với tỉ lệ cao, hầu hết các mẫu đều chứa một số thành phần đặc trưng phổ biến, chẳng hạn như α-pinene (25.99%), Eucalyptol (17,989%), hept-3-en-2-one (10,78%), Caryophyllene (4,273%), Endo-Borneol (3,823%), Bornyl acetate (5,023%)

Trang 32

17

Tuy nhiên, thành phần của tinh dầu không ổn định, luôn thay đổi theo thời gian sinh trưởng của cây, thay đổi theo điều kiện khí hậu, phương pháp chiết xuất, dẫn đến hàm lượng dầu khác nhau

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lê Anh Đào và cộng sự (2020) về ảnh hưởng của cao chiết hương thao đến chất lượng chả cá.với các công thức:Chả

cá được bổ sung cao chiết hương thảo với các nồng độ 13 mg/kg và 156 mg/kg

và mẫu đối chứng (không phối trộn cao chiết) Kết quả cho thấy, việc phối trộn cao chiết hương thảo nồng độ 156 mg/kg giúp cải thiện các tính chất của chả

cá về đặc điểm cảm quan, tổng số vi khuẩn hiếu khí và khả năng chống oxy hóa chất béo tốt hơn so với các công thức còn lại Ngoài ra, sau khi bổ sung, sản phẩm chả cá vẫn được duy trì chất lượng về mặt vi sinh vật và cảm quan sau 2 tuần bảo quản trong điều kiện lạnh

Theo nghiên cứu của tác giả Trần Thị Kim Ngân và cộng sự (2020) về phân tích thành phần hóa học và nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố bảo quản của tinh dầu Hương thảo ở tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam, hầu hết các mẫu đều chứa một số thành phần đặc trưng phổ biến, chẳng hạn như α-pinene (25.99%), Eucalyptol (17,989%), bicyclo, hept-3-en-2-one (10,78%), Caryophyllene (4,273%), Endo-Borneol (3,823%), Bornyl acetate (5,023%)

Kết quả nghiên cứu về nhân giống của Võ Nguyễn Quỳnh Trang (2021) cho thấy, nhân giống bằng hạt cho hiệu quả thấp, tỷ lệ nảy mầm đạt 15,48% Cây hương thảo nhân giống bằng phương pháp giâm hom sinh trưởng phát triển tốt (đoạn hom dài 18-20cm) Đã xây dựng được quy trình nhân giống bằng giâm hom và trồng phù hợp với điều kiện sinh thái tại huyện Hòa Vang, tỉnh

Đà Nẵng

Phạm Thị Minh Tâm và Nguyễn Thị Bích Phượng (2018), nghiên cứu kết quả cho thấy cây hương thảo sinh trưởng tốt khi được trồng trên giá thể 30% phân trùn quế + 35% cát + 17,5% tro trấu + 17,5% mụn dừa và tưới đạm với nồng độ 100 ppm với liều lượng tưới 150 ml/cây/ngày trong 1 tháng sau trồng và tiếp theo là 300 ml/cây/ngày từ tháng thứ 2 trở đi

Trang 33

18

1.3 Kết luận từ tổng quan

Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu trên thế giới và trong nước còn tập trung nhiều vào tinh dầu và giá trị sử dụng Có một số nghiên cứu liên quan tới nhân giống và phân bón liên quan làm cơ sở cho nghiên cứu này Tuy nhiên, các nghiên cứu còn chưa toàn diện, và được triển khai ở các vùng địa lý có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khác biệt khá lớn so với điều kiện của các tỉnh miền Bắc và tỉnh Thái Nguyên

Do vậy, việc triển khai các nội dung nghiên cứu trong phạm vi đề tài này

sẽ góp phần thiết thực vào việc hoàn thiện quy trình nhân giống và kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất và chất lượng tinh dầu của Hương thảo tại Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh miền Bắc Việt Nam nói chung

Trang 34

19

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Cây Hương thảo (Rosmarinus officinalis L.),

được mua từ tỉnh Bắc Giang về làm vật liệu nghiên cứu tại Thái Nguyên

- Vật liệu nghiên cứu:

+ CT2: Thuốc kích rễ N3M Thành phần: N: 11%, P2O5: 3%, K2O5: 2.5%, B, Cu, Zn mỗi loại 0.2% và các thành phần chính đặc biệt khác

+ CT3: Thuốc Kina R206 Thành phần: NAA: 0.05 ppm và các vi lượng khác

+ CT4: Phân vi lượng bón rễ MĐ901 Thành phần: NAA: 4500ppm, B:

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Các nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9/2022 đến tháng 9/2023

- Địa điểm nghiên cứu: Xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên

2.3 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Mô tả đặc điểm nông sinh học và quá trình sinh trưởng, phát triển của cây Hương thảo tại tỉnh Thái Nguyên

Nội dung 2: Nghiên cứu các kỹ thuật nhân giống cho cây Hương thảo trong điều kiện tại tỉnh Thái Nguyên Nội dung này gồm các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của đoạn cành giâm hom đến tỷ lệ sống, tỷ lệ mọc chồi, số chồi và tỷ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn trong nhân giống cây Hương thảo

Trang 35

20

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm kích thích ra

rễ đến tỷ lệ sống, tỷ lệ mọc chồi, số chồi và tỷ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn trong nhân giống cây Hương thảo

Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế và liều lượng phân bón thúc N, P, K đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng tinh dầu của cây Hương thảo Nội dung này gồm các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng tinh dầu của cây Hương thảo

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón thúc tới

sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng tinh dầu của cây Hương thảo

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Nội dung 1: Mô tả đặc điểm nông sinh học và quá trình sinh trưởng của cây Hương thảo tại tỉnh Thái Nguyên

Nội dung này được thực hiện tại vườn sản xuất có diện tích 360m2 Cây trong vườn được trồng từ cây nhân giống bằng hom giâm, độ tuổi 2 tháng sau giâm; các cây có độ đồng đều, cao từ 7-10cm, có ít nhất 1 mầm đang phát triển trên cây và có bộ rễ phát triển khoẻ mạnh, đạt tiêu chuẩn xuất vườn như trong các thí nghiệm khác Nền đất trồng là đất sét nhẹ, nghèo dinh dưỡng (tương tự như trong các thí nghiệm 4 và 5)

Cây được trồng ngày 12/9/2022, khoảng cách trồng 45 x 30cm (hàng cách hàng, cây cách cây); luống được phủ màng phủ nông nghiệp để tránh cỏ dại và giữ ẩm, được tưới nước đầy đủ theo từng thời điểm cụ thể Nền được bón lót 15 tấn phân chuồng/ha, lượng phân hóa học gồm: 650kg Ure + 625kg Supe lân + 166kg Kali clorua/ha Cách bón: Bón lót toàn bộ phân Lân trước khi trồng, lượng Đạm và Kali được trộn đều với nhau, và bón vào 4 đợt/năm

 Đợt 1 (1 tháng sau trồng): Bón 10% lượng Đạm và Kali;

 Đợt 2 (3 tháng sau trồng): Bón 30% lượng Đạm và Kali;

 Đợt 3 (6 tháng sau trồng): Bón 30% lượng Đạm và kali;

Trang 36

21

 Đợt 4 (9 tháng sau trồng): Bón 30% lượng còn lại

Mô tả đặc điểm hình thái: Mô tả ở thời điểm 3 tháng sau trồng Đây là thời điểm cây đã ổn định bộ tán Theo dõi các đặc điểm chung sau của cây trên toàn vườn

- Dạng tán;

- Màu sắc thân

- Đặc điểm lá: gồm: Hình dạng lá; Màu sắc lá; và Bề mặt phiến lá

- Theo dõi đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây Hương thảo được trồng từ hom cành (tuổi cây con khi trồng: 2 tháng tuổi)

Tại vườn trồng, lựa chọn 5 ô theo dõi theo đường chéo 5 điểm Mỗi ô rộng 3 m2 Tại mỗi ô, chọn ngẫu nhiên 5 cây và đánh dấu để theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển

Hình 2.1: : Sơ đồ bố trí các điểm theo dõi các đặc điểm nông sinh học của Hương thảo

Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi:

- Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm): Dùng thước đo từ mặt luống lên điểm cao nhất của cây Đo 30 ngày/lần

- Động thái tăng trưởng đường kính gốc (mm): Dùng thước kẹp Panme đo đường kính gốc Đo ở vị trí 1cm so với mặt đất Định kỳ 30 ngày

Trang 37

Thí nghiệm bố trí vào khay theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 3 công thức và 3 lần nhắc lại Mỗi lần nhắc lại chọn 10 hom Các hom được giâm trên khay chuyên dụng có kích thước như sau: Đường kính mặt lỗ: 4.7cm; Đường kính đáy lỗ: 2cm; Chiều cao: 4.5cm

Thời điểm thực hiện thí nghiệm: 15/11/2022

Giá thể giâm hom: 50% đất phù sa + 50% trấu hun Một ngày tưới 1-2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát Tùy thuộc vào thời tiết

Trang 38

23

Tỷ lệ hom sống (%) = Số hom sống x 100

Tổng số hom giâm

- Tỷ lệ hom bật chồi (%): tính ở thời điểm 60 ngày sau giâm hom

Tỷ lệ hom bật chồi (%) = Số hom bật mầm x 100

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của một số chế phẩm kích thích ra rễ đến tỷ lệ sống,

tỷ lệ bật chồi, số chồi, tỷ lệ mọc rễ và tỷ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn trong nhân giống cây Hương thảo

Thí nghiệm bố trí vào khay theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 4 công thức và 3 lần nhắc lại Mỗi lần nhắc lại chọn 10 hom Quy cách hom sử dụng tương tự thí nghiệm 1 Các hom được giâm trên khay chuyên dụng có kích thước như sau: Đường kính mặt lỗ: 4.7cm; Đường kính đáy lỗ: 2cm; Chiều cao: 4.5cm

Giá thể giâm khay: 50% đất phù sa + 50% trấu hun

Sử dụng các thuốc kích thích ra rễ theo hướng dẫn trên bao bì của

nhà sản xuất (N3M: Pha 20g/lít nước sạch, ngâm hom trong 5-10 phút rồi

Trang 39

24

đem giâm; Kina R206: Pha 10ml/ 1lít nước, nhúng cành giâm vào 25-30 phút rồi giâm; MĐ901: Nhúng cành giâm vào 3-5 giây rồi đem giâm, hòa

loãng 100 lần tưới cho hom)

Thời điểm thực hiện thí nghiệm: 15/11/2022

* Các chỉ tiêu khoa học: Tương tự như thí nghiệm 1

Hình 2.3: Sơ đồ thí nghiệm 2

Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế và liều lượng phân bón thúc N, P, K đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng tinh dầu của cây Hương thảo

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng tinh dầu của cây Hương thảo

Thí nghiệm được bố trí trên cây con trồng từ hom, độ tuổi 2 tháng sau giâm Các cây có độ đồng đều, cao từ 7-10cm, có ít nhất 1 mầm trên đang phát triển trên cây và có bộ rễ phát triển khoẻ mạnh, đạt tiêu chuẩn xuất vườn được lựa chọn để cho vào thí nghiệm

Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 5 công thức với

3 lần nhắc lại Mỗi lần nhắc lại chọn 5 cây

Các công thức thí nghiệm gồm:

CT1: Không bón phân (Đ/c)

CT2: Bón 0,2kg phân trùn quế/gốc (tương đương 14 tấn/ha)

CT3: Bón 0,3kg phân trùn quế/gốc (tương đương 21 tấn/ha)

CT4: Bón 0,4kg phân trùn quế/gốc (tương đương 28 tấn/ha)

Trang 40

25

CT5: Bón 0,5kg phân trùn quế/gốc (tương đương 35 tấn/ha)

Nền thí nghiệm: Bón lót toàn bộ lượng phân trùn quế Cây được trồng với khoảng cách 45 x 30cm (hàng cách hàng x cây cách cây) (tương đương mật

độ là 70,175 cây/ha, áp dụng đối với công thức trồng hàng kép/luống; luống rộng 1m; rãnh luống rộng 30cm và không sử dụng màng phủ nông nghiệp) Một ngày tưới 1-2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát Tùy thuộc vào thời tiết

Hình 2.4: Sơ đồ thí nghiệm 3

* Các chỉ tiêu khoa học:

- Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm): Dùng thước đo từ mặt luống lên điểm cao nhất của cây Đo 30 ngày/lần

- Động thái tăng trưởng đường kính gốc (mm): Dùng thước kẹp Panme

đo đường kính gốc Định kỳ 30 ngày đo một lần

- Động thái tăng trưởng đường kính tán (cm): Đo cố định theo 2 hướng Đông – Tây; Nam – Bắc, sau đó tính trung bình Đo định kỳ 30 ngày một lần

- Số cành cấp một: Đếm tổng số cành cấp 1 ở cuối thời điểm thí nghiệm

- Năng suất thân lá/cây: Cắt toàn bộ số cành cây ở độ cao 10cm so với mặt đất để tính năng suất thân lá của các cây thí nghiệm Đo đếm ở thời điểm sau trồng 1 năm

- Hàm lượng tinh dầu (%): Chiết bằng phương pháp trưng cất hơi nước, tại viện Khoa học sự sống, Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

Phương pháp tính: lượng tinh dầu thu được/khối lượng mẫu chiết

Ngày đăng: 20/03/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w