1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thi công mô hình cắt hộp số tự động cvt

73 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 11,13 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN (20)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (20)
    • 1.2. Mục đích nghiên cứu (20)
      • 1.2.1. Mục đích (20)
      • 1.2.2. Đối tượng (20)
    • 1.3. Phương pháp nghiên cứu (20)
  • Chương 2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỘP SỐ VÔ CẤP TRÊN Ô TÔ (22)
    • 2.1. Cấu tạo (22)
      • 2.1.1. Bộ biến mô (25)
      • 2.1.2. Bộ truyền bánh răng hành tinh (29)
      • 2.1.3. Dây đai và pulley (32)
      • 2.1.4. Bộ bánh răng giảm tốc và vi sai (37)
    • 2.2. Thân van (38)
    • 2.3. Hệ thống điều khiển (41)
    • 2.4. Hệ thống điều khiển áp suất dầu (43)
    • 2.5. Hệ thống làm mát dầu (44)
    • 2.6. Hệ thống điều khiển áp suất dòng (44)
    • 2.7. Hệ thống điều khiển tỉ số truyền (45)
      • 2.7.1. Chế độ giữ tỉ số truyền (47)
      • 2.7.2. Chế độ giảm tỉ số truyền (48)
      • 2.7.3. Chế độ tăng tỉ số truyền (49)
      • 2.7.4. Khoảng thay đổi tỉ số truyền ở các tay lái (51)
      • 2.7.5. Điều khiển leo và xuống dốc (52)
    • 2.8. Hệ thống điều khiển chuyển số (53)
    • 2.9. Hệ thống điều khiển khóa biến mô (54)
  • Chương 3. Ý TƯỞNG THIẾT KẾ, THI CÔNG MÔ HÌNH HỘP SỐ VÔ CẤP JF017E . 36 3.1. Cơ sở thiết kế thi công mô hình (55)
    • 3.2. Quá trình thi công mô hình (56)
      • 3.2.1. Nghiên cứu, tìm hiểu cấu tạo (56)
      • 3.2.2. Cắt hộp số JF017E (57)
      • 3.2.3. Xác định các đường dầu cần điều khiển (59)
      • 3.2.4. Gia công giá đỡ hộp số, motor, cần số và các bộ phận (60)
      • 3.2.5. Lắp đặt mạch điện và hệ thống điều khiển áp suất khí nén (63)
      • 3.2.6. Nguyên lý hoạt động của mô hình (64)
      • 3.2.7. Hoàn thành mô hình (67)
    • 3.3. Ứng dụng mô hình hộp số vô cấp JF017E (67)
  • Chương 4. PHIẾU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH (68)
  • Chương 5. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI (71)
    • 5.1. Kết luận (71)
    • 5.2. Hướng phát triển đề tài (71)

Nội dung

52 Trang 15 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CVT Continuously Variable Transmission Hộp số vô cấp FWD Front Wheel Drive Xe dẫn động cầu trước 4WD Four Wheel Drive Xe dẫn động 4 bánh TCM Transmi

TỔNG QUAN

Lý do chọn đề tài

Các phương tiện giao thông vận tải là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người hiện đại Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ, các bộ phận trên ô tô liên tục được nghiên cứu để cải tiến hướng tới tự động hóa Hộp số dùng trong truyền động cũng không nằm ngoài xu hướng này, có thể kể đến như hộp số tự động thông thường (Automatic Transmission) và hộp số tự động vô cấp (Continuously Variable Transmission)

Vì các dòng xe sử dụng hộp số vô cấp còn ít phổ biến ở thị trường Việt Nam nên việc bổ sung kiến thức về cấu tạo và nguyên lý của hộp số vô cấp trong quá trình thực hành của sinh viên là cần thiết Qua đó, chúng em quyết định chọn đề tài tốt nghiệp là “THI CÔNG

MÔ HÌNH CẮT HỘP SỐ TỰ ĐỘNG CVT” với mong muốn củng cố kiến thức đã học và tạo ra phương tiện hỗ trợ cho việc nghiên cứu của sinh viên trong quá trình thực hành tại xưởng.

Mục đích nghiên cứu

- Củng cố kiến thức đã học, có kỹ năng thực hành nhằm định hướng nghề nghiệp trong tương lai

- Tạo công cụ phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên

- Hiểu rõ về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hộp số vô cấp JF017E

- Góp phần cải tiến phương tiện và phương pháp giảng dạy thực hành trong quá trình đào tạo

Nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và điều khiển của hộp số vô cấp JF017E Thiết kế, thi công mô hình hộp số vô cấp JF017E.

Phương pháp nghiên cứu

Dùng nhiều phương pháp nghiên cứu Có thể kể đến như phương pháp tham khảo tài liệu, thu thập và tìm kiếm các thông tin liên quan đến hộp số vô cấp Học hỏi kinh nghiệm của các thầy, nghiên cứu các mô hình cũ về cách chế tạo một mô hình dạy học

Cùng với đó là phương pháp quan sát và thực nghiệm để có thể chế tạo mô hình và biên soạn tài liệu hướng dẫn một cách dễ hiểu nhất

Việc thiết kế, thi công, sưu tầm tài liệu thích hợp, thu thập thông tin, soạn thuyết minh, kiểm tra đòi hỏi phải có rất nhiều thời gian, kinh phí cũng như kiến thức Do đó, đề tài chỉ tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

- Thiết kế, thi công mô hình

- Biên soạn tài liệu thuyết minh trên mô hình

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỘP SỐ VÔ CẤP TRÊN Ô TÔ

Cấu tạo

JF017E là hộp số vô cấp được sản xuất bởi Jatco JF017E có 2 thiết kế cho xe FWD và 4WD, được sử dụng trên nhiều dòng xe, có thể kể đến như Nissan Altima, Maxima, Murano, Rouge và Pathfinder

4 Hình 2.2 Hộp số CVT JF017E

Hình 2.3 Mặt cắt hộp số JF017E

3 Bộ bánh răng hành tinh

16 Đĩa răng xích chủ động

18 Đĩa răng xích bị động

A Trên các dòng xe 2WD

B Trên các dòng xe 4WD

Hình 2.4 Sơ đồ cơ chế truyền động của hộp số vô cấp JF017E

Nhiệm vụ: Đóng/ngắt dòng truyền mô-men từ động cơ đến hộp số

- Tăng mô-men từ động cơ vào hộp số

- Hấp thụ các dao động xoắn của động cơ và hệ thống truyền lực

- Thay thế chức năng của bánh đà

Hình 2.5 Cấu tạo bộ biến mô

Vỏ biến mô kết nối với trục khuỷu động cơ, được gắn các cánh bơm Cánh bơm là các cánh quạt có góc cạnh và cong được lắp theo hướng kính ở trong Các cánh bơm chứa dầu hộp số và quay cùng tốc độ với động cơ Khi quay, dầu di chuyển ra phía ngoài do lực ly tâm

Cũng như cánh bơm, rất nhiều cánh quạt được lắp trong bánh tuabin Hướng cong của các bánh này ngược chiều với các cánh trên cánh bơm Tuabin được lắp trên trục sơ cấp hộp số sao cho các cánh đối diện với các cánh bơm, giữa chúng có một khe hở rất nhỏ

- Stator Được lắp giữa cánh bơm và rotor tuabin và hướng cho nó đập vào sau của cánh quạt trên cánh bơm Khớp một chiều chỉ cho phép stato quay cùng chiều với trục khuỷu động cơ Do vậy, stato quay hay bị khóa phụ thuộc vào hướng dòng dầu đập vào các cánh quạt

Khi xe chuyển động với tốc độ cao, cụm ly hợp sẽ kết nối rotor tuabin với cánh bơm từ đó truyền công suất trực tiếp từ động cơ đến hộp số nhằm nâng cao hiệu quả công suất và tiết kiệm nhiên liệu

Nguyên lý truyền công suất

Hình 2.6 Đường dầu trong biến mô Khi tốc độ của cánh bơm tăng, lực ly tâm làm cho dầu bắt đầu chảy ra phía ngoài tâm của cánh bơm dọc theo bề mặt của cánh quạt và bề mặt trong của cánh bơm Khi tốc độ của cánh bơm tăng lên nữa, dầu sẽ bị đẩy ra khỏi cánh bơm Dầu sẽ đập vào các cánh quạt của rotor tuabin làm cho rotor bắt đầu quay cùng một hướng với cánh bơm

Sau khi dầu mất năng lượng do va đập vào các cánh quạt của rotor tuabin Nó chảy vào trong dọc theo các cánh của rotor tuabin Khi nó chạy vào phần trong của rotor, bề mặt cong bên trong của rotor sẽ hướng dòng dầu chảy ngược trở lại cánh bơm và dòng truyền công suất được lặp lại

Cơ chế khuếch đại mô-men

Hình 2.7 Nguyên lý khuếch đại mô-men của biến mô

Việc khuếch đại mô-men bằng biến mô được thực hiện bằng cách hồi dòng dầu đến cánh bơm, sau khi nó đi qua rotor tuabin như mô tả ở trên, nhờ sử dụng các cánh quạt của một stato

Nói theo cách khác, cánh bơm được quay bởi mô-men từ động cơ và một phần mô- men của dòng dầu thủy lực chảy hồi về từ rotor tuabin, từ đó khuếch đại mô-men ban đầu

Hoạt động của biến mô

- Xe đang đỗ động cơ chạy không tải

Khi động cơ đang chạy không tải, mô-men do chính động cơ tạo ra là nhỏ nhất Nếu đạp phanh (phanh tay hay phanh chân), tải trọng tác dụng lên bánh tuabin lớn do nó không thể quay Mặc dù vậy, do xe đang đỗ nên tỉ số truyền tốc độ của bánh tuabin và cánh bơm là bằng không trong khi tỉ số truyền mô-men là lớn nhất Do vậy, bánh tuabin luôn sẵn sàng quay với mô-men cao hơn so với mô-men do động cơ tạo ra

Hình 2.8 Hoạt động của biến mô khi xe đang đỗ

Khi phanh được nhả ra, rotor tuabin có thể quay cùng với trục sơ cấp hộp số Do vậy khi đạp chân ga sẽ làm cho bánh tuabin quay với mô-men lớn hơn so với mô-men do động cơ tạo ra làm cho xe bắt đầu chuyển động

- Xe chạy với tốc độ thấp

Hình 2.9 Hoạt động của biến mô khi xe chạy

Khi tốc độ của xe tăng lên, tốc độ quay của bánh tuabin nhanh chóng bằng với cánh bơm Tỉ số truyền mô-men do đó nhanh chóng đạt đến giá trị 1:1 Khi tỉ số truyền tốc độ của bánh tuabin so với tốc độ cánh bơm đạt đến một giá trị xác định (điểm ly hợp), stato bắt đầu quay và sự khuếch đại mô-men giảm xuống Nói theo một cách khác, biến mô bắt đầu hoạt động như một khớp thủy lực Do vậy, tốc độ của xe tăng hầu như tỉ lệ thuận với tốc độ động cơ

- Xe chạy với tốc độ từ trung bình đến cao Ở tốc độ trung bình, bộ biến mô chỉ như một khớp thủy lực Rotor tuabin quay với tốc độ gần bằng tốc độ của cánh bơm Ở tốc độ cao, bộ biến mô đóng vai trò như một khớp nối cơ khí

2.1.2 Bộ truyền bánh răng hành tinh

Hình 2.10 Bộ truyền bánh răng hành tinh và vô cấp

Hiện nay trên trên thị trường có nhiều loại hộp số vô cấp khác nhau do từng hãng sản xuất, có những công nghệ và cấu tạo khác nhau đặc trưng riêng cho từng hãng xe nhưng nhìn chung về cấu tạo của bộ truyền hành tinh và vô cấp lại tương đối giống nhau

Hình 2.11 Bộ truyền bánh răng hành tinh trên hộp số vô cấp

Bộ truyền bánh răng hành tinh được lắp đặt trên các xe sử dụng hộp số vô cấp CVT có tác dụng khuyếch đại mô-men và đảo chiều chuyển động của xe Để xe có thể di chuyển tiến hoặc lùi được như các loại hộp số thông thường thì bộ truyền hành tinh sẽ được bố trí trên trục đầu vào của hộp số Trục vào từ biến mô được nối cứng với bánh răng bao và pulley sơ cấp được nối cứng với bánh răng mặt trời

Cấu tạo của một bộ truyền hành tinh gồm: một cụm cơ cấu bánh răng hành tinh, ly hợp số tiến và phanh số lùi

Thân van

Hình 2.21 Các bộ phận trong mặt trên của nửa thân van trên ở hộp số JF017E

20 Hình 2.22 Các bộ phận trong mặt dưới của nửa thân van trên ở hộp số JF017E

Hình 2.23 Các bộ phận trong nửa thân van dưới ở hộp số JF017E

Bảng 2.1 Các bộ phận và chức năng trong thân van

Tên bộ phận Chức năng

Cảm biến áp suất thứ cấp

Phát hiện áp suất trong pulley thứ cấp và gửi tín hiệu về TCM

Cảm biến áp suất sơ cấp

Phát hiện áp suất trong pulley sơ cấp và gửi tín hiệu về TCM

Van điện từ chọn Điều chỉnh áp suất ở ly hợp tiến và phanh lùi TCC Solenoid Vavle

Van điện từ ly hợp biến mô Điều khiển Van điều khiển ly hợp biến mô

Van điện từ áp suất dòng Điều khiển Van điều chỉnh áp suất

Van điện từ áp suất sơ cấp Điều khiển Van áp suất sơ cấp

Van điện từ áp suất thứ cấp Điều khiển Van áp suất thứ cấp

Giảm áp suất dòng và điều chỉnh áp suất thí điểm cho các van điện từ sau:

- Van điện từ áp suất sơ cấp

- Van điện từ áp suất thứ cấp

- Van điện từ áp suất dòng Pilot Valve B

Giảm và điều chỉnh áp suất thí điểm cho van điện từ ly hợp biến mô

Van áp suất sơ cấp

Giảm áp suất dòng và điều chỉnh áp suất sơ cấp

Phân phối áp suất vận hành ly hợp cho từng mạch theo vị trí cần số

Van điều khiển ly hợp biến mô Điều chỉnh áp suất đóng/ngắt biến mô

Van điều chỉnh ly hợp biến mô Điều chỉnh áp suất cấp cho biến mô đến mức tối ưu theo điều kiện lái

Van điều chỉnh áp suất Điều chỉnh áp suất từ bơm dầu đến mức áp suất tối ưu (áp suất dòng) theo điều kiện lái

Van áp suất thứ cấp

Giảm áp suất dòng và điều chỉnh áp suất thứ cấp

Hệ thống điều khiển

Hình 2.24 Hệ thống điều khiển trên hộp số JF017E

23 Hình 2.25 Sơ đồ mạch điện hệ thống điều khiển của hộp số JF017E

Hệ thống điều khiển áp suất dầu

Áp suất dầu cần để các cơ cấu trong hộp số hoạt động được cung cấp bởi bơm dầu, van chỉnh áp suất dầu, van solenoid…

Hình 2.26 Hệ thống điều khiển áp suất dầu trên hộp số JF017E Bơm dầu kiểu cánh gạt được dẫn động bởi động cơ thông qua đai xích để tăng hiệu suất bơm dầu theo tốc độ Dầu với áp suất dòng từ bơm dầu được truyền đến bộ thân van, được sử dụng cho hoạt động của pulley sơ cấp và thứ cấp, ly hợp tiến, phanh lùi và chất bôi trơn cho các bộ phận

Các van solenoid được điều khiển thông qua các tín hiệu từ TCM từ đó điều khiển áp suất dầu đến các cơ cấu thông qua các van trong thân van

Hệ thống làm mát dầu

Hình 2.27 Sơ đồ khối về hệ thống làm mát trên hộp số JF017E

Hệ thống điều khiển áp suất dòng

Hình 2.28 Hệ thống điều khiển áp suất dòng

Dựa vào các tín hiệu đầu vào, TCM điều khiển van solenoid áp suất dòng với độ chính xác cao làm giảm ma sát từ đó tiết kiệm nhiên liệu Áp suất dòng và áp suất thứ cấp phù hợp theo điều kiện lái được xác định theo vị trí bàn đạp ga, tốc độ động cơ, tốc độ của pulley sơ cấp và thứ cấp, tốc độ xe, mô-men xoắn đầu vào, tín hiệu chuyển đổi đèn dừng, cảm biến vị trí cần số, tín hiệu khóa, điện áp nguồn, tỉ số truyền mục tiêu, nhiệt độ, áp suất dầu và tín hiệu từ công tắc O/D.

Hệ thống điều khiển tỉ số truyền

Hộp số JF017E có khoảng tỉ số truyền dao động trong khoảng 0.414 đến 2.61

Nguyên lý thay đổi tỉ số truyền

Bảng 2.2 Trạng thái hoạt động của các cơ cấu trong hộp số JF017E ở các tay số

Pulley thứ cấp Đai xích

Hình 2.29 Nguyên lý thay đổi tỷ số truyền của hộp số CVT Việc thay đổi tỉ số truyền của hộp số CVT do TCM điều khiển theo các thông tin đầu của các cảm biến và thông tin trao đổi được với ECU Về cơ bản, có 3 chế độ:

2.7.1 Chế độ giữ tỉ số truyền

Hình 2.30 Chế độ giữ tỉ số truyền

1 Van điện từ điều khiển áp suất pulley sơ cấp

2 Van điện từ điều khiển áp suất pulley thứ cấp

Các solenoid nhận tín hiệu điện tử từ TCM để điều khiển các van áp suất ở các pulley Khi tỉ số truyền vừa đáp ứng được yêu cầu của TCM, cả 2 van điện từ sẽ không được kích hoạt Lúc này chỉ có pulley thứ cấp được nhận áp suất chuẩn từ bơm dầu, dòng dầu trong pulley sơ cấp được khóa kín đảm bảo lực ép đai xích

2.7.2 Chế độ giảm tỉ số truyền

Hình 2.31 Chế độ giảm tỉ số truyền Để giảm tỉ số truyền, TCM điều khiển van điện từ áp suất sơ cấp thông đường dầu áp suất chuẩn đến pulley sơ cấp, đồng thời xả dầu ở pulley thứ cấp Lúc này, lực ép của pulley sơ cấp ép đai xích làm tăng bán kính quay của pulley sơ cấp và giảm bán kính quay của pulley thứ cấp Trong khi đó, lực ép lò xo ở pulley thứ cấp duy trì lực ép đai xích

2.7.3 Chế độ tăng tỉ số truyền

Hình 2.32 Chế độ tăng tỉ số truyền Ở chế độ tăng tỉ số truyền, pulley thứ cấp được cấp dòng dầu áp suất chính, còn dòng dầu ở pulley sơ cấp được xả Lúc này bán kính quay của pulley thứ cấp sẽ tăng lên tỉ lệ nghịch với bán kính quay của pulley sơ cấp khiến tỉ số truyền tăng

Hình 2.33 Hệ thống điều khiển tỉ số truyền Để chọn tỉ số truyền phù hợp để đáp ứng mong muốn của người lái và điều kiện của xe, các thông số như tốc độ xe và vị trí bàn đạp ga giúp cho TCM chọn và điều chỉnh tỉ số truyền thích hợp trước khi đạt tốc độ xác định Các tín hiệu điều khiển được chuyển đến

32 van solenoid áp suất sơ cấp và thứ cấp để điều chỉnh áp suất dòng vào/ra các pulley, điều chỉnh vị trí các pulley từ đó thay đổi được tỉ số truyền

2.7.4 Khoảng thay đổi tỉ số truyền ở các tay lái

Tỉ số truyền được thay đổi trong toàn bộ phạm vi từ nhỏ nhất đến lớn nhất

Hình 2.34 Phạm vi tỉ số truyền ở tay số D (Bình thường)

Vùng chuyển số hạn chế tỉ số truyền nhỏ, gia tăng sức lái của xe

Hình 2.35 Phạm vi thay đổi tỉ số truyền ở tay số D (O/D OFF)

Bằng cách giới hạn vùng thay đổi tỉ số truyền ở mức lớn nhất, sức lái của xe luôn nằm ở mức cao, cải thiện khả năng leo dốc và phanh động cơ

Hình 2.36 Phạm vi thay đổi tỉ số truyền ở tay số L

2.7.5 Điều khiển leo và xuống dốc

Nếu xe đang xuống dốc cùng với bàn đạp ga được thả ra, hệ thống sẽ tăng tỉ số truyền để tăng lực phanh của động cơ nhằm ngăn cho phương tiện không tăng tốc quá mức cần thiết

Khi xe đang lên dốc, hệ thống sẽ cải thiện khả năng tăng tốc bằng cách giới hạn khoảng thay đổi tỉ số truyền ở mức lớn

Hệ thống điều khiển chuyển số

Hình 2.37 Sơ đồ hệ thống điều khiển chuyển số Dựa theo góc bàn đạp ga, tốc độ động cơ, tốc độ pulley sơ cấp và tốc độ đầu vào, áp suất hoạt động tối ưu sẽ được chọn để giảm tác động của khi chuyển số từ “N” sang “D” hay từ “P” sang “R”

Cảm biến tốc độ sơ cấp

Tốc độ pulley sơ cấp

Cảm biến tốc độ đầu vào

Cảm biến nhiệt độ dầu

Cảm biến vị trí cần số

Tín hiệu vị trí bàn đạp gas Tín hiệu tốc độ động cơ Tín hiệu điều khiển kết nối động cơ và CVT (Moment động cơ)

Tín hiệu công tắc đèn dừng

Tín hiệu điện Giao tiếp CAN Điều khiển chọn

Van điện từ áp suất dòng

Hệ thống điều khiển khóa biến mô

Hình 2.38 Sơ đồ hệ thống điều khiển khóa biến mô TCM tăng hiệu suất truyền động khi điều khiển đóng ly hợp biến mô và ngăn hiện tượng trượt của biến mô tăng sự thoải mái cho người lái Đường áp suát dầu của ly hợp biến mô được kết nối với van điều khiển ly hợp biến mô Van này được kích hoạt bởi van điện từ ly hợp biến mô theo tín hiệu của TCM để đóng hay ngắt ly hợp

Ý TƯỞNG THIẾT KẾ, THI CÔNG MÔ HÌNH HỘP SỐ VÔ CẤP JF017E 36 3.1 Cơ sở thiết kế thi công mô hình

Quá trình thi công mô hình

3.2.1 Nghiên cứu, tìm hiểu cấu tạo

Hình 3.2 Tháo vỏ hộp số

Hình 3.3 Tháo bánh răng trung gian và bộ vi sai

Hình 3.4 Tháo bơm dầu và đai xích dẫn động bơm dầu

Hình 3.5 Bánh răng bao cùng ly hợp số tiến bên trong

Hình 3.6 Bánh răng hành tinh và bộ phanh lùi

Hình 3.7 Bộ pulley sơ cấp, thứ cấp và đai xích

Hình 3.8 Thân van và mạch điều khiển dầu

Tiến hành cắt hộp số JF017E để lộ các cơ cấu chuyển động nhằm tiện lợi trong quan sát quá trình hoạt động của hộp số mà không làm ảnh hưởng đến bộ phận điều khiển

Hình 3.9 Mặt cắt cơ cấu ly hợp tiến và phanh lùi

Hình 3.10 Mặt cắt pulley sơ cấp và thứ cấp

Hình 3.11 Mặt cắt bộ vi sai

Hình 3.12 Mặt cắt lọc dầu

3.2.3 Xác định các đường dầu cần điều khiển

Dựa vào sơ đồ bố trí đường dầu của hộp số JF017E, xác định các đường dầu vào các bộ phận của hộp số Trong phạm vi đề tài, chỉ cần điều khiển ly hợp tiến, phanh lùi, pulley sơ cấp và thứ cấp để quan sát nguyên lý hoạt động cơ bản của hộp số

Hình 3.13 Sơ đồ bố trí đường dầu của hộp số JF017E Sau khi xác định các đường dầu vào hộp số, tiến hành taro ren để lắp đặt ống khí:

Hình 3.14 Lắp đặt các đường khí nén vào thân hộp số JF017E

3.2.4 Gia công giá đỡ hộp số, motor, cần số và các bộ phận

Hình 3.15 Khung đỡ hộp số, cần số và motor truyền động

Hình 3.16 Hàn khóa ly hợp biến mô và trục dẫn động

Hình 3.17.Giá đỡ trục dẫn động nối với hộp số

Hình 3.18 Pulley dẫn động hộp số

Hình 3.19 Biến mô đã khóa ly hợp, giá đỡ trục và pulley dẫn động được kết nối

43 Hình 3.20 Tấm lưới bảo vệ mô hình

Hình 3.21 Bảng thông tin và điều khiển mô hình

Hình 3.22 Khung đỡ sau khi sơn

3.2.5 Lắp đặt mạch điện và hệ thống điều khiển áp suất khí nén

Hình 3.23 Hai van điện từ điều khiển khí nén trên mô hình

Hình 3.24 Các đường khí nén và mạch điện của mô hình

3.2.6 Nguyên lý hoạt động của mô hình

Hệ thống điều khiển mô hình bao gồm 2 van điện từ được kích hoạt dựa trên vị trí của cần số để truyền/ngắt dòng khí nén đến ly hợp tiến và phanh lùi, 2 van điều áp tùy chỉnh áp suất khí nén ở pulley sơ cấp và thứ cấp, nguồn adapter 24V 2A, cảm biến vị trí cần số và 3 đồng hồ áp suất đo áp suất khí nén đầu vào, pulley sơ cấp và thứ cấp

Hình 3.25 Sơ đồ mạch điện của mô hình

Hình 3.26 Van điện từ khí nén 5/2 được sử dụng trong mạch

Van điện từ được sử dụng có 5 cổng và 2 vị trí như hình vẽ, bao gồm 1 cửa khí nén đầu vào (1), 2 cửa ra (4,2) và 2 cổng xả khí Van điện từ hoạt động theo nguyên lí đơn giản: khi cấp điện vào đầu coil, van điện từ piston sẽ chuyển động thông cửa 1 và 2, xả cửa 4 qua cửa 5; khi ngắt điện piston sẽ trờ lại vị trí ban đầu thông cửa 1 và 4, xả khí ở cửa 2 qua cửa 3 Trong phạm vi đề tài, chúng em chỉ sử dụng cửa khí nén đầu vào và cửa số 2, dùng nút bịt ren ngoài chặn cửa 4, nên nguyên lí của van điện từ trong mạch điện có thể hiểu đơn giản như sau: khi cấp điện thì cửa số 2 được cấp dòng khí nén từ cửa 1, khi ngắt điện thì khí nén ở cửa số 2 được xả qua cửa số 3

Hình 3.27 Sơ đồ bố trí đường khí nén của mô hình Để điều chỉnh áp suất cho pulley sơ cấp và thứ cấp, chúng em sử dụng van điều áp Airtac AR2000 điều chỉnh bằng nút xoay

Hình 3.28 Van điều áp Airtac AR2000

Hình 3.29 Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh của mô hình đã hoàn thành

Ứng dụng mô hình hộp số vô cấp JF017E

Phục vụ công tác giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên hướng dẫn sinh viên trong quá trình thực tập

Giúp cho sinh viên có điều kiện hiểu rõ quá trình vận hành cũng như cơ cấu tăng tỷ số truyền, ly hợp tiến và phanh lùi

Góp phần hiện đại hoá phương pháp giảng dạy trực quan và cuốn hút đối với sinh viên trong quá trình giảng dạy và học tập

PHIẾU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH

Bảng 4.1 Các bước vận hành mô hình

Bước 2: Cấp nguồn khí nén cho mô hình, kiểm tra đồng hồ áp suất chuẩn

Bước 3: Di chuyển cần số đến dãy R Quan sát áp suất chuẩn, đèn tín hiệu của van điện từ và chiều quay của đầu ra hộp số

Bước 4: Di chuyển cần số đến dãy D Quan sát áp suất chuẩn, đèn tín hiệu của van điện từ và chiều quay của đầu ra hộp số

Bước 5: Điều chỉnh áp suất khí nén qua 2 van điều áp pulley sơ cấp và thứ cấp để quan sát sự thay đổi tỉ số truyền và áp suất ở hai pulley khi cần số ở vị trí D

Ngày đăng: 20/03/2024, 15:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w