Hình 1.1 Máy bẻ đai [6] 1.2 Phân loại các máy bẻ đai 1.2.1 Máy uốn đai bằng thủy lực Máy uốn đai thủy lực tự động còn được dân trong nghề gọi với nhiều cái tên nhưmáy bẻ, máy cuốn vòng,
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ
TỰ ĐỘNG HÓA
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ, THI CÔNG MÔ HÌNH MÁY
BẺ ĐAI TỰ ĐỘNG
Trang 2KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ
TỰ ĐỘNG HÓA
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ, THI CÔNG MÔ HÌNH
MÁY BẺ ĐAI TỰ ĐỘNG
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Sinh viên thực hiện : Trần Hoàng Hải
mô hình mang tính tự động cao
2 Nội dung chính
Để có một đồ án thành công, cấu trúc của đề tài gồm những phần sau đây:
- Tổng quan về hệ thống máy bẻ đai tự động
- Giới thiệu PLC Mitsubishi, phần mềm sử dụng
- Thiết kế và thi công mô hình
- Chương trình điều khiển và giám sát hệ thống
3 Kết quả dự kiến đạt được
Thiết kế, thi công mô hình máy bẻ đai tự động phù hợp với yêu cầu, kỹ thuật đề ra Giám sát và điều khiển trên màn hình HMI
4 Giới hạn đề tài
Với mục tiêu bẻ đai hoàn toàn tư động nhanh và chính xác thì trong đề tài thựchiện thành công Tuy nhiên với điều kiện hạn chế, sản phẩm thực hiện mới chỉ ở cáiloại thép có đường kính tương đối thấp Ngoài ra, việc xây dựng cấu hình HMI là mộttrong những nhiệm vụ cần được lưu ý
Trang 6NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn: ThS Đỗ Hoàng Ngân Mi
Họ và tên sinh viên: Trần Hoàng Hải Msv: 1911505510211
Trần Đình Nguyên Msv: 1911505510230
1 Tên đề tài
THIẾT KẾ, THI CÔNG MÔ HÌNH MÁY BẺ ĐAI TỰ ĐỘNG
2 Các thông số, tài liệu ban đầu
- Tài liệu lập trình PLC Mitsubishi
- Tài liệu hệ thống máy bẻ đai tự động
- Tài liệu các phần mềm liên quan
3 Nội dung chính của đồ án
Chương 1: Tổng quan về hệ thống máy bẻ đai tự động
Chương 2: Giới thiệu PLC Mitsubishi, phần mềm sữ dụng Chương 3: Thiết kế và thi công mô hình
Chương 4: Chương trình điều khiển và giám sát hệ thống
4 Sản phẩm dự kiến
- Mô hình hệ thống máy bẻ đai tự động
- Quyển báo cáo đồ án tốt nghiệp đúng theo quy định
- File slide báo cáo
- File video hoạt động của mô hình
Trang 7khiển và Tự động hóa Nhóm xin cam đoan đề tài: “Thiết kế thi công mô hình máy
bẻ đai tự động” là một công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giảngviên Đỗ Hoàng Ngân Mi Ngoài ra không có bất cứ sự sao chép của người khác Đềtài, nội dung báo cáo là sản phẩm mà nhóm đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình họctập tại trường Các số liệu được trích dẩn từ các tài liệu liên quan và kết quả trình bàytrong báo cáo là hoàn toàn trung thực, nhóm xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luậtcủa bộ môn và nhà trường đề ra nếu như có vấn đề xảy ra
Người cam đoanTrần Hoàng Hải Trần Đình Nguyên
Trang 8NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN ii
TÓM TẮT iii
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP iv
LỜI CAM ĐOAN v
MỤC LỤC vi
DANH SÁCH HÌNH VẺ x
DANH SÁCH CÁC BẢNG xiii
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT xiv
Trang MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MÁY BẺ ĐAI TỰ ĐỘNG 2
1.1 Khái niệm máy bẻ đai tự động 2
1.2 Phân loại các máy bẻ đai 2
1.2.1 Máy uốn đai bằng thủy lực 2
1.2.2 Máy uốn bẻ đai điều khiển tự động 3
1.3 Tính năng yêu cầu của máy bẻ đai 4
1.3.1 Tính năng 4
1.3.2 Yêu cầu về an toàn 5
1.3.3 Yêu cầu chính xác từng công đoạn 5
1.3.4 Yêu cầu khác 5
1.4 Giới thiệu một số máy bẻ đai trên thị trường 5
1.4.1 Máy bẻ đai sắt SV-M45 6
1.4.2 Máy bẻ đai sắt điện tử SVD-800 6
1.4.3 Máy bẻ đai sắt điện tử SVK-800 6
1.4.4 Máy bẻ đai sắt mini 7
1.5 Yếu tố môi trường 7
Trang 92.1 Khái quát chung về PLC 9
2.1.1 Khái niệm về PLC 9
2.1.2 Ưu điểm nổi bật của PLC 9
2.1.3 Ứng dụng PLC trong công nghiệp 10
2.2 Cấu trúc cơ bản của một PLC 11
2.3 Phương thức thực hiện chương trình trong PLC 12
2.4 Giới thiệu các dòng PLC của hãng Mitsubishi 13
2.4.1 PLC họ Alpha 13
2.4.2 PLC họ Q 15
2.4.3 PLC họ L 15
2.4.4 PLC họ FX 16
2.4.5 Chọn PLC 18
2.5 Giới thiệu phần mềm liên quan 19
2.5.1 Giới thiệu GX-Works2 19
2.5.2 Chức năng của GX Works2 20
2.6 Giới thiệu giao diện HMI 21
2.6.1 Khái niệm HMI 21
2.6.2 Ưu điểm và ứng dụng 22
2.6.3 Phân loại HMI 23
2.6.4 Cấu tạo HMI 23
2.6.7 Ứng dụng HMI 23
2.6.8 Quy trình ứng dụng HMI 23
2.6.9 Các màn hình HMI thịnh hành hiện nay 24
2.6.10 Lựa chọn màn hình HMI 26
2.7 Kết luận chương 2 26
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH 27
Trang 103.1.2 Yêu cầu công nghệ của mô hình hệ thống 27
3.1.2.1 Chế độ tự động (Auto) 28
3.1.2.2 Chế độ thủ công (Manual) 28
3.1.2.3 Lưu ý về quy trình công nghệ 28
3.1.2.4 Bảng vận hành thiết bị nút nhấn trong hệ thống 29
3.2 Tính chọn các thông số đai 30
3.2.1 Thông số thép 30
3.2.2 Tính chiều dài cắt của đai 30
3.3 Linh kiện hệ thống 32
3.3.1 PLC Mitsubishi FX1S 30M [5] 32
3.3.2 Động cơ kéo duỗi thép 36
3.3.3 Động cơ uốn thép 41
3.3.4 Mạch điều khiển động cơ bước 45
3.3.5 Động cơ cắt thép 47
3.3.6 Nguồn cấp 49
3.3.7 Relay trung gian 24V 5A và đế 50
3.3.8 Nút nhấn 51
3.3.9 Đèn báo 52
3.3.10 Cảm biến tiệm cận 53
3.3.11 Xi lanh 55
3.3.12 MCB tổng 56
3.4 Thiết kế và thi công mô hình 58
3.4.1 Thiết kế tủ điện 58
3.4.2 Thi công tủ điện 61
3.4.3 Thiết kế vị trí các puly uốn 63
3.4.4 Tủ điện khung sườn và vị trí các động cơ 63
3.4.5 Mô hình tổng thể 64
3.5 Kết luận chưa chương 3 64
Trang 114.1.1 Sơ đồ 65
4.1.2 Chức năng 65
4.2 Lưu đồ thuật toán 66
4.2.1 Lưu đồ thuật toán tổng quát 66
4.2.2 Lưu đồ thuật toán chế độ auto 67
4.2.3 Lưu đồ thuật toán chế độ manual 68
4.3 Bảng phân công ra vào 68
4.3.1 Bảng phân công đầu vào 68
4.3.2 Bảng phân công đầu ra 69
4.4 Sơ đồ kết nối 70
4.4.1 Sơ đồ kết nối tổng quát 70
4.4.2 Sơ đồ kết nối động lực 71
4.4.3 Sơ đồ kết nối mạch điều khiển 71
4.5 Thiết kế giao diện HMI 72
4.5.1 Giao diện chính phần mềm 72
4.5.2 Giao diện hoàn thành của hệ thống 80
4.6 Kết luận chương 4 80
KẾT LUẬN 81
Kết quả đạt được 81
Hướng phát triển 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trang 12Hình 1.2 Máy uốn đai bằng thủy lực [7] 3
Hình 1.3 Máy uốn bẻ đai điều khiển tự động [7] 4
Hình 1.4 Bảng điều khiển [7] 5
Hình 1.5 SV_M45 [7] 6
Hình 1.6 SVD_800 [7] 6
Hình 1.7 SVK_800 [7] 7
Hình 1.8 MINI [7] 7Y Hình 2.1 Ứng dụng PLC trong các lĩnh vực công nghiệp [2] 11
Hình 2.2 Cấu trúc cơ bản của PLC [2] 12
Hình 2.3 Một vòng quét trong PLC [2] 12
Hình 2.4 PLC họ Alpha [1] 13
Hình 2.5 PLC họ A [1] 14
Hình 2.6 PLC họ Q [1] 15
Hình 2.7 PLC họ L [1] 16
Hình 2.8 Mã sản phẩm [1] 16
Hình 2.9 Số serial PLC [1] 17
Hình 2.10 PLC FX0S-30MR-D [1] 18
Hình 2.11 Các loại PLC FX0S trên thị trường [1] 18
Hình 2.14 FX1S 30MT [15] 19
Hình 2.15 Khâu đièu khiển [9] 20
Hình 2.16 Giao diện phần mềm [9] 20
Hình 2.17 Chương trình ladder [9] 21
Hình 2.18 HMI [8] 22
Hình 2.19 Cấp điều khiển giám sát HMI [8] 22
Hình 2.20 HMI Siemens [8] 24
Hình 2.21 HMI Mitsubishi [8] 25
Hình 2.22 HMI Weintek [8] 25
Hình 2.23 HMI Schneider [8] 25
Hình 2.24 TGA63-MT 10 inch [15] 2 Hình 3.1 Sơ đồ tổng quát 27
Trang 13Hình 3.4 khung sắt 32
Hình 3.5 PLC Mitsubishi(bên phải) và Siemens(bên trái) 34
Hình 3.6 PLC Mitsubishi FX1S 30MT [15] 35
Hình 3.7 Sơ đồ đấu dây 35
Hình 3.8 Rảnh cấp thép 37
Hình 3.9 Các lực chính 37
Hình 3.10 Quá trình uốn 42
Hình 3.11 Động cơ bước [15] 44
Hình 3.12 Máy cắt thép và ty ren thép National EZ3561 [15] 48
Hình 3.13 Nguồn tổ ong 24V [15] 49
Hình 3.14 Relay trung gian 24VDC [15] 51
Hình 3.15 Nút nhấn nhả LA38 [15] 51
Hình 3.16 Đèn báo phi 22 [15] 52
Hình 3.17 Cảm biến tiệm cận DS30C4 [15] 54
Hình 3.18 Xi lanh điện speed 12mm/s [15] 56
Hình 3.19 MCB tổng [15] 57
Hình 3.20 Bố trí linh kiện mạch động lực 59
Hình 3.21: Bố trí linh kiện mạch điều khiển 59
Hình 3.22 Mặt bên 60
Hình 3.23 Mặt lưng 60
Hình 3.24 Mặt đáy 61
Hình 3.25 Mặt trên 61
Hình 3.26 Bên trong 61
Hình 3.27 Mặt ngoài 61
Hình 3.28 Mạch động lực tủ điện 61
Hình 3.29 Mạch điều khiển tủ điện 62
Hình 3.30 Bên ngoài tủ điện 62
Hình 3.31 2 hệ thống puly uốn 63
Hình 3.32 Tủ điện gắn vào khung mô hình 63
Hình 3.33 Vị trí uốn đai 64
Hình 3.34 Cảm biến và motor kéo đai 64
Trang 14Hình 4.1 Sơ đồ khối 65
Hình 4.2 Lưu đồ thuật toán tổng quát 67
Hình 4.3 chế độ auto 67
Hình 4.4 chế độ manual 68
Hình 4.5 Sơ đồ kết nối dây 70
Hình 4.6 Sơ đồ kết nối mạch động lực 71
Hình 4.7 Sơ đồ kết nối mạch điều khiển 71
Hình 4.8 Giao diện chính phần mềm 72
Hình 4.9 Tạo file mới 72
Hình 4.10 Chọn loại PLC sẽ kết nối 73
Hình 4.11 Chọn kiểu đai 73
Hình 4.12 Thiết lập biến trung gian 74
Hình 4.13 Chọn màu sắc của chữ 74
Hình 4.14 Tạo Text để viết nội dung 75
Hình 4.15 Chọn màu sắc của chữ 75
Hình 4.16 Tạo Text để viết nội dung 76
Hình 4.17 Cài đặt font chữ 76
Hình 4.18 Thiết lập các thông số nhập vào 77
Hình 4.19 chọn biến nhớ để lưu dữ liệu từ HMI xuống PLC 77
Hình 4.20 Chọn kiểu màn hình 78
Hình 4.21 Chọn kiểu bàn phím 78
Hình 4.22 Thay đổi font số 79
Hình 4.23 Hiển thị số lượng sản phẩm 79
Hình 4.24 Thiết lập các nút nhấn, chọn màu, kiểu nút, gắn biến 80
Hình 4.25 Giao diện của hệ thống 80
Trang 15Bảng 2.2 Ý nghĩa mã sản phẩm 17
Bảng 2.3 Ý nghĩa số serial 17
Bảng 2.4 I/O tương ứng [9] 21Y Bảng 3.1 Thiết bị nút nhấn trong hệ thống 29
Bảng 3.2 Thông số cốt thép cấp thấp [4] 30
Bảng 3 3 Thông số 2 loại PLC 33
Bảng 3.4 Thông số kỹ thuật Mitsubishi FX1S 30MT 34
Bảng 3.5 Phân loại động cơ DC và AC 40
Bảng 3.6 Thông số kỹ thuật động cơ DC [15] 41
Bảng 3.7 Thông số kỹ thuật động cơ bước [15] 44
Bảng 3.8 Thông số kỹ thuật Mạch điều khiển động cơ bước[15] 45
Bảng 3.9 Cài đặt cường độ dòng điện TB6600 46
Bảng 3.10 Bảng cài đặt vị trí bước cho driver 46
Bảng 3.11 Thông số kỹ thuật máy cắt thép và ty ren thép National EZ3561 [15].48 Bảng 3.12 Thông số nguồn tổ ong [15] 49
Bảng 3.13 Thông số kỹ thuật Relay trung gian HH52P [15] 50
Bảng 3.14 Thông số kỹ thuật nút nhấn LA 38 [15] 52
Bảng 3.15 Thông số đèn báo [15] 52
Bảng 3.16 Phân loại cảm biến tiệm cận [15] 53
Bảng 3.17 Cảm biến tiệm cận DS30C4 Thông số kỹ thuật [15] 54
Bảng 3 18 Thông số 2 loại xy lanh [15] 55
Bảng 3.19 Thông số kỹ thuật xy lanh [15] 56
Bảng 3.20 Thông số kỹ thuật MCB tổng [15] 5 Bảng 4 1 Bảng phân công đầu vào 68
Bảng 4.2 Bảng phân công đầu ra 69
Trang 16Chữ viết tắt Nội dung
SCADA AcquisitionSupervisory Control and Data
Trang 17MỞ ĐẦU
Ngày nay cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật, kỹ thuật điện
tử mà trong đó điều khiển tự động đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực
Do đó chúng ta phải nắm bắt và vận dụng nó một cách có hiệu quả nhằm góp phần vào
sự phát triển của xã hội
Bẻ đai là một quá trình đã và đang được ứng dụng rất nhiều trong thực tế hiệnnay trong xây dựng Khi dùng sức người, công việc này đòi hỏi sự tập trung cao và lặplại nên công nhân khó đảm bảo sự chính xác trong công việc Chưa kể có những phầndựa trên các chi tiết kỹ thuật rất nhỏ mà mắt thường khó có thể nhận ra điều này gâyảnh hưởng trực tiếp tới quá trình xây dựng Nếu chúng ta thực hiện quá trình này làmthủ công thì tốn nhiều thời gian cũng như công sức của nhiều công nhân bỏ ra, chính
vì điều đó đã nghĩ đến một mô hình giúp cải thiện sức lực và thời gian của công nhân Hoạt động bẻ đai tự động có điểm mạnh là năng suất và tính chính xác cao, cần ítsức người mà vẫn đạt hiểu quả nên rất cần thiết cho công trình, đồng thời giảm gân tainạn cho công nhân thực hiện Đó là ý tưởng để thực hiện đề tài “Thiết kế, thi công
mô hình máy bẻ đai tự động”
Trong đồ án này, được cô ThS Đỗ Hoàng Ngân Mi giao nhiệm vụ “Thiết kế, thicông mô hình máy bẻ đai tự động” Do khả năng và kiến thức còn hạn chế nên trongquá trình làm đồ án không thể tránh khỏi sai sót rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp quý báu của các thầy, cô giáo
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình, chỉ dạy của cô hướng dẫn ThS.ĐỗHoàng Ngân Mi, các thầy cô trong bộ môn Tự động hoá đã giúp đỡ rất nhiều trong quátrình làm đồ án tốt nghiêp
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 18CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MÁY BẺ ĐAI TỰ ĐỘNG
1.1 Khái niệm máy bẻ đai tự động
Máy bẻ đai là công cụ ngành xây dựng chuyên dùng để bẻ, cắt, uốn các đai thépthành các hình dáng, kích cỡ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu kết cấu bê tông trongngành xây dựng Thiết bị với tốc độ làm việc nhanh từ năm đến bảy mét chỉ trongvòng một phút mang lại hiệu quả công việc cao đến người dùng Thiết bị có khả nănguốn bẻ đai góc vuông, chữ L, tam giác, chữ nhật, chữ U duỗi thẳng, cắt đoạn với tốc
độ nhanh và chính xác Máy bẻ đai có khả năng chuyển đổi sản phẩm nhanh, chínhxác, thực hiện dễ dàng cả về kích thước cũng như số lượng Tất cả đều hoàn toàn tựđộng, không tốn nhiều thời gian
Các bộ phận nắn, bẻ đai sắt thép được thiết kế bằng loại hợp kim theo tiêu chuẩn
cơ khí, chính xác tuyệt tối, tuổi thọ cao Giúp tiết kiệm cả về nhân công lẫn nguyên vậtliệu Thiết bị dễ dàng thay thế và sửa chữa nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâmnếu như các bộ phận cơ khí và mạch điện gặp vấn đề
Hình 1.1 Máy bẻ đai [6]
1.2 Phân loại các máy bẻ đai
1.2.1 Máy uốn đai bằng thủy lực
Máy uốn đai thủy lực tự động còn được dân trong nghề gọi với nhiều cái tên nhưmáy bẻ, máy cuốn vòng, máy cuộn, thường được sử dụng rộng rãi trong gia công kimloại dây thành vòng tròn, nửa vòng tròn hoặc tùy theo góc độ của sản phẩm
Máy thường được ứng dụng để sản xuất đồ dùng gia dụng, đồ trong bếp, đồ dùnggia đình, là sự kết hợp ưu điểm của công nghệ đa quốc gia, tốc độ sản xuất sản phẩmrất nhanh, kích thước chính xác, độ chuẩn đạt tỉ lệ cao Máy có thao tác rất đơn giản,
Trang 19tiết kiệm điện nhưng lại cho hiệu suất cao, giá thành rất phải chăng [7]
- Ưu điểm:
+ Motor có công suất tốt
+ Bơm dầu trực tiếp
+ Ty đẩy khỏe, bình dầu thủy lực có dung tích tốt
+ Trọng lượng nhỏ, với thiết kế chắc chắn
+ Có bánh xe bằng caosu cao cấp vững chắc nên di chuyển linh hoạt
+ Kết cấu máy hợp lý rất dễ sử dụng bảo dưỡng và sửa chữa
+ Sử dụng điện 1 pha phổ biến phù hợp với mọi công trình
+ Có thể uốn đai và uốn mỏ
+ Trọng lượng nhẹ, có bánh xe nên rất thuận tiện trong quá trình vận chuyển.+ Vận hành đơn giản, dễ sử dụng
- Nhược điểm:
+ Chỉ thực hiện uốn không cắt được
+ Dùng được trong một số trường hợp nhất định
+ Thời gian uốn có thể khá lâu và tốn khá nhiều công sức
+ Sử dụng dầu lâu ngày cần thay dầu liên tục
+ Gây ảnh hưởng đến môi trường và công nhân
Hình 1 2 Máy uốn đai bằng thủy lực [7]
1.2.2 Máy uốn bẻ đai điều khiển tự động
Bẻ, cắt, uốn các đai thép thành các hình dáng, kích cỡ khác nhau nhằm đáp ứng
Trang 20nhu cầu kết cấu bê tông trong ngành xây dựng Sữ dụng rộng rãi trong các công trìnhMáy bẻ đai có khả năng chuyển đổi sản phẩm nhanh, chính xác, thực hiện dễ dàng cả
về kích thước cũng như số lượng Tất cả đều hoàn toàn tự động, không tốn nhiều thờigian
- Ưu điểm:
+ Cắt, uốn được nhiều loại thép cacbon thông thường, cốt thép bê tông, thép cánnóng Các cây thép tròn, thép vuông, thép lá
+ Motor có công suất tốt mạnh
+ Uốn được nhiều phi sắt thuận tiện
+ Cho ra các hình dạng mong muốn
+ Tốc độ bẻ uốn duỗi nhanh gọn chính xác cao
+ Có màn hình HMI điều khiển và phát hiện sự cố nhanh chóng
+ Giảm thiểu sức công nhân và ảnh hưởng đến môi trường
- Nhược điểm:
+ Trọng lượng khá lớn cồng kềnh
+ Tiêu hao nhiều điện năng
+ Thực hiện theo một quá trình không can thiệp đến trong quá trính uốn của máy + Sử dụng dầu lâu cần bảo dưỡng các thiết bị của máy
Hình 1 3 Máy uốn bẻ đai điều khiển tự động [7]
1.3 Tính năng yêu cầu của máy bẻ đai
1.3.1 Tính năng
- Thiết bị hoàn toàn hoạt động tự động, màn hình điều khiển PLC hiện đại, rõ nét
Trang 21tiện lợi và dễ dàng
- Máy có khả năng cắt uốn -bẻ đai sắt, thép độ dài phù hợp
- Khả năng duỗi - cắt từng đoạn sắt dài từ thẳng tuyệt đối cho người dùng
- Dễ dàng điều chỉnh kích thước và số lượng sản phẩm
- Tốc độ bẻ đai nhanh chóng và hiệu quả
Hình 1 4 Bảng điều khiển [7]
1.3.2 Yêu cầu về an toàn
Đối với máy móc do người vận hành, yêu cầu an toàn là yếu tố quan trọng, vì nếuxảy ra sự cố có thể trả giá về tính mạng của người vận hành Để đảm bảo cho máy hoạtđộng an toàn tuyệt đối thì mọi bộ phận của máy phải đạt độ chính xác cao
1.3.3 Yêu cầu chính xác từng công đoạn
Các công đoạn hoạt động của máy bẻ đai yêu cầu phải hoạt động và dừng chínhxác, khi công đoạn dừng không chính xác sẽ dẫn đến việc không hoạt động hoặc sẽlàm giảm năng suất làm việc
1.3.4 Yêu cầu khác
Vì máy bẻ đai hoạt động liên tục trong một mẻ nên cần phải có nguồn cấp điệnliên tục để đảm bảo cho quá trình hoạt động Vì khâu vận hành cũng khá đơn giản hầuhết là tự động nên yêu cầu về sử dụng đơn giản và dễ hiểu
1.4 Giới thiệu một số máy bẻ đai trên thị trường
Sử dụng máy bẻ đai giúp tiết kiệm nhân công, giảm chi phí và thời gian thi côngnên nhu cầu sử dụng máy bẻ đai sắt phục vụ xây dựng ngày càng lớn Trên thị trườnghiện nay có rất nhiều thương hiệu máy bẻ đai với mẫu mã, chất lượng và giá cả khác
Trang 221.4.1 Máy bẻ đai sắt SV-M45
Máy bẻ đai sắt SV-M45 Với công dụng bẻ được 2 định dạng đai thông dụng làVuông, Chữ Nhật và duỗi thẳng cắt đoạn tự động, đối với các loại sắt thép cuộn từ 6-8mm Năng suất hoạt động từ 1,5-2 tấn sắt thép trong 1 ngày làm việc, bằng với sứclao động của 6-7 nhân công làm việc bình thường
Hình 1 5 SV_M45 [7]
1.4.2 Máy bẻ đai sắt điện tử SVD-800
Với thiết kế cơ khí và năng suất hoạt động tương tự máy SV-M45 Tuynhiên máy bẻ đai sắt điện tử SVD-800 được điều khiển bằng hệ thống điện tử PLC tựđộng và thao tác qua màn hình cảm ứng 9 inch Máy có thể bẻ được tấc cả các địnhdạng đai thông dụng hiện nay cho xây dựng như U, V, C ,L, Vuông, Tam Giác, ChữNhật, Đai Lò Xo, và duỗi cắt sắt tự động, đây là lựa chọn phù hợp cho các côngtrình xây dựng lớn hay các xưởng gia công đai với nhu cầu đai đa dạng về hình dáng
Hình 1 6 SVD_800 [7]
1.4.3 Máy bẻ đai sắt điện tử SVK-800
Máy cói hệ thống điều khiển, màn hính cảm ứng và số định dạng đai bẻ được
Trang 23tương tự máy SVD-800 Tuy nhiên máy bẻ đai sắt SVK-800 được thiết kế dàn duỗi sắtdạng dích dắt, giúp cho năng xuất bẻ đai nhanh hơn từ 2-2,5 tấn sắt thép trong 1 ngày.Hạn chế của máy là vì sử dụng dàn nắn dích dắt nên khi duỗi sắt sàn sẽ không đạtđược độ thẳng tuyệt đối, đây là lựa chọn phù hợp cho các đơn vị chuyên gia công đai.
Hình 1 7 SVK_800 [7]
1.4.4 Máy bẻ đai sắt mini
Máy có năng suất và công dụng tương tự như các loại máy bẻ đai sắt điện tửkhác Tuy nhiên máy bẻ đai sắt mini có thiết kế nhỏ gọn hơn, giúp dễ dàng duy chuyển
và không cần quá nhiều không gian để vận hành máy Tuy mới được sản xuất trongthời gian gần đây nhưng máy đã trải qua quá trình thử nghiệm tại nhà máy Siêu Việt
và chạy thực tế tại công trình của khách hàng , chứng minh được sự hiệu quả và độ ổnđịnh cao
Hình 1 8 MINI [7]
1.5 Yếu tố môi trường
Bảo vệ môi trường luôn là những yếu tố hang đầu để nhận xét một sản phẩm khitạo ra nó việc thực hiện máy bẻ đai không chỉ thay thế con người mà còn đem lạinhững hiệu quả môi trường rất lớn như:
Trang 24- Làm giảm ôi nhiểm không khi thay vì sử dụng các máy bẻ đai sơ sai dùngxăng dầu để hoạt động
- Giảm thiểu các bụi sắt thép thi thực hiện cắt bằng các máy cắt thông dụng
- Hoạt động ít xảy ra sự cố
- Thay thế sức lao động con người giảm hiểu tai nạn gây ra
Việc các công trình đang càng mọc lên và phổ biến khắp thế giới thì máy bẻ đai
sẽ là một phần không thể thiếu khi thực hiện xây dựng một công trình
1.6 Kết luận chương 1
Chương 1 giới thiệu các yêu cầu, tính năng và sản lượng mà máy bẻ đai sản xuất
ra, giúp hiểu rỏ về máy bẻ đai và các loại máy sử dụng để bẻ đai phổ biến hiện nay
Từ đó nhóm lựa chọn ra loại máy phù hợp cho đề tài dựa trên ưu điểm nhược điểmtừng loại máy để vận dụng cho kiến thức phù hợp cho sau này
Trang 25CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ PLC MITSUBISHI VÀ CÁC PHẦN
kỳ Trong thực tế, PLC còn được dùng để thay thế các mạch relay
Đây là bộ phận sẽ xử lý và thu nhập thông tin từ các thiết bị cảm biến trên dâychuyền, đưa ra chỉ dẫn cho các cánh tay robot, hệ thống băng chuyền hoạt động Ngoài
ra PLC còn giúp giám sát và kiểm soát được các ứng dụng máy chủ và các thiết bị kếtnối cũng như có khả năng dự đoán, thực hiện đánh giá tổng thể để đưa ra các giải phápbảo trì và sử dụng hợp lý
PLC được ứng dụng đa dạng trong các ngành, lĩnh vực công nghiệp Chúng ta cóthể bắt gặp thiết bị này trong các hệ thống của máy in, máy se chỉ, máy cắt tốc độ cao,máy đánh sợi, máy đóng gói hay trong các hệ thống như giám sát năng lượng, hệ thốngbơm xử lý nước thải, hệ thống đóng gói tự động, trong dây chuyền sản xuất, hệ thốngđiện… Ngày nay, PLC còn được dùng trong các nhà máy sản xuất thực phẩm, dượchóa phẩm, may mặc, dệt sợi, hóa chất, lắp ráp điện tử…Các dây chuyền sử dụng hệthống PLC vừa chính xác lại vừa nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày mộtlớn PLC còn ứng dụng trong các dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khixuất xưởng, dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử, giám sát quá trình làm việc của nhàmáy mạ kim loại [2]
2.1.2 Ưu điểm nổi bật của PLC
- Giảm đến 80% số lượng dây nối
- Công suất tiêu thụ của PLC rất thấp
- Khả năng tự chuẩn đoán do đó giúp cho việc sửa chữa được nhanh chóng và dễ dàng
- Chức năng điều khiển thay đổi dễ dàng bằng thiết bị lập trình, khi không có các yêu cầu thay đổi các đầu vào - ra thì không cần phải nâng cấp phần cứng
- Giảm thiểu số lượng rơle và timer so với hệ điều khiển cổ điển
Trang 26- Thời gian để một chu trình điều khiển hoàn thành chỉ mất vài ms, điều này làm tăng tốc độ và năng suất PLC.
- Chương trình điều khiển có thể được in ra giấy chỉ trong thời gian ngắn, giúp thuận tiện cho vấn đề bảo trì và sửa chữa hệ thống
- Chức năng lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ hiểu, dễ học
- Kích thước nhỏ gọn, dễ dàng bảo quản, sửa chữa
- Dung lượng chương trình lớn để có thể chứa được nhiều chương trình phức tạp
- Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp
- Dễ dàng kết nối được với các thiết bị thông minh khác như: máy tính, kết nối mạng Internet, các modul mở rộng
- Độ tin cậy cao, kích thước nhỏ
- Giá bán cạnh tranh
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều các tập đoàn công nghiệp chế tạo bộ điềukhiển PLC như: PLC của hãng OMRON, PLC của hãng SIEMENS, PLC của hãngMITSUBISHI, PLC của hãng FUJISU và PLC của hãng LG Ở Việt Nam bộ điềukhiển PLC xuất hiện đầu tiên vào khoảng năm 1990 trong một số nhà máy sản xuất ximăng như nhà máy xi măng Hoàng Thạch sử dụng bộ điều khiển S5 của hãngSiemens
2.1.3 Ứng dụng PLC trong công nghiệp
Hiện nay PLC đã được ứng dụng thành công trong nhiều lĩnh vực sản xuất cảtrong công nghiệp và dân dụng Từ những ứng dụng điều khiển các hệ thống đơn giảnchỉ có chức năng đóng mở ON/OFF thông thường, đến các ứng dụng cho các lĩnh vựcphức tạp, đòi hỏi tính chính xác cao, ứng dụng các thuật toán trong quá trình sản xuất.Một số ứng dụng của PLC trong công nghiệp:
- Hệ thống nâng vận chuyển
- Dây chuyền đóng gói
- Các robot lắp giáp sản phẩm
- Điều khiển bơm
- Dây chuyền xử lý hoá học
- Công nghệ sản xuất giấy
- Dây chuyền sản xuất thuỷ tinh
- Sản xuất xi măng
Trang 27- Công nghệ chế biến thực phẩm.
- Dây chuyền chế tạo linh kiện bán dẫn
- Dây chuyền lắp giáp Tivi
- Điều khiển hệ thống đèn giao thông
- Quản lý tự động bãi đậu xe
- Hệ thống báo động
- Dây chuyền may công nghiệp
- Điều khiển thang máy
- Dây chuyền sản xuất xe ôtô
- Sản xuất vi mạch
- Kiểm tra quá trình sản xuất
Hình 2 1 Ứng dụng PLC trong các lĩnh vực công nghiệp [2]
2.2 Cấu trúc cơ bản của một PLC
PLC là một thiết bị cho phép thực hiện các thuật toán điều khiển số thông quamột ngôn ngữ lập trình Toàn bộ chương trình điều khiển sẽ được lưu vào trong bộ nhớcủa PLC Điều này làm cho PLC giống như một máy tính, nghĩa là có bộ vi xử lý, một
hệ điều hành, bộ nhớ để lưu các chương trình hỗ trợ điều khiền, dữ liệu, các cổng
vào-ra để kết nối với các đối tượng điều khiển… Như vậy có thể thấy cấu trúc cơ bản củamột PLC bao giờ cũng gồm các thành phần cơ bản sau :
- Mô đun nguồn (Power supply)
Trang 28- Mô đun xử lý tín hiệu ( CPU)
- Mô đun vào (Ouput module)
- Mô đun ra (Input module)
- Mô đun nhớ (Memory)
- Thiết bị lập trình (Programming device)
Hình 2 2 Cấu trúc cơ bản của PLC [2]
2.3 Phương thức thực hiện chương trình trong PLC
Hình 2 3 Một vòng quét trong PLC [2]
PLC thực hiện chương trình theo chu trình lập Mỗi vòng lặp được gọi là vòngquét Mỗi vòng quét được bắt đầu bằng giai đoạn chuyển dữ liệu từ các cổng vào tớivùng bộ đệm ảo ngõ vào, tiếp theo là giai đoạn thực hiện chương trình Trong từngdòng quét, chương trình được thực hiện từ lệnh đầu tiên đến lệnh kết thúc Sau giai
Trang 29đoạn thực hiện chương trình là giai đoạn chuyển các nội dung vào bộ đệm ảo ngõ ra đểđiều khiển các thiết bị bên ngoài Vòng quét được kết thúc bằng giai đoạn truyềnthông nội bộ và kiểm tra lỗi.
Thời gian thực hiện vòng quét là không cố định, tức là không phải vòng quét nàocũng được thực hiện trong khoảng thời gian như nhau, tùy thuộc vào số lệnh trongchương trình ,và tốc độ xử lý của PLC
2.4 Giới thiệu các dòng PLC của hãng Mitsubishi
Hãng Mitsubishi là một tập đoàn hàng đầu trên thế giới về tự động hóa trongcông nghiệp Bộ điều khiển PLC của Mitsubishi rất đa dạng về chủng loại, các phiênbản sau kế thừa các phiên bản trước , dần dần chúng trở nên hoàn thiện hơn về côngnghệ, đáp ứng được các yêu cầu khắc khe khác nhau trong công nghiệp [1]
2.4.1 PLC họ Alpha
Trang 30Đây là dòng PLC có kích thước nhỏ gọn, phù hợp trong các ứng dụng với sốlượng I/O ít hơn 30 cổng Dòng PLC ALPHA có tích hợp màn hình LCD và các phímchức năng cho phép người dùng thao tác, lập trình, sửa đổi… Chương trình được tíchhợp bên trong bộ đếm tốc độ cao và bộ ngắt (rơle trung gian) Thường được ứng dụngtrong gia đình, văn phòng và nhà máy: Điều khiển hệ thống chiếu sáng , điều khiểnđiều hòa không khí , điều khiển mở cổng , điều khiển hệ thống quạt gió, điều khiển hệthống báo động an ninh cứu hỏa, điều khiển bơm…
Đây là dòng PLC có cấu trúc module nhỏ gọn, có thể giải quyết chính xác nhiềubài toán khác nhau Tùy theo yêu cầu ứng dụng của người sử dụng có thể lắp đặt 60module khác nhau Bên cạnh ưu điểm có hiệu xuất cao, PLC dòng A còn có ưu điểm làtiết kiệm không gian làm việc Các PLC này có thể điều khiển cùng một lúc 160 đầuvào ra trên một diện tích lắp đặt siêu nhỏ với kích thước 32,5 x 13 mm Hỗ trợ đầy đủcác khả năng về truyền thông , có thể tham gia hoạt động trong các cấu trúc mạng củaMitsubishi như MelsecNet
Hình 2 4 PLC họ Alpha [1]
Bảng 2 1 PLC họ Alpha [1]
Trang 31B, MelsecNet Mini hay các cấu trúc mạng mở thông dụng trên thế giới nhưProfibus, DeviceNet Đặc biệt các bộ điều khiển lập trình dòng A , có thể tham gia cácbài toán điều khiển vị trí phức tạp
Hình 2 5 PLC họ A [1]
2.4.2 PLC họ Q
Hình 2 6 PLC họ Q [1]
Bộ PLC dòng Q ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu mở rộng không ngừng của các
hệ thống sản xuất tích hợp các kỹ thuật mới Điểm nổi bật của PLC dòng Q là kỹ thuậtmulti-processor, cho phép tại một thời điểm 4CPU tham gia điều khiển quá trình, giảmthiểu thời gian giải quyết chương trình, tăng tốc độ xử lý Cấu trúc chương trình điềukhiển được tổ chức theo kiểu Project cho phép dễ dàng kiểm tra, bắt lỗi và nâng cấp.Đặc biệt PLC dòng Q có thêm CPU dự phòng sử dụng để backup chương trình, nângcao khả năng dự phòng của hệ thống Chương trình giữa CPU chủ và CPU dự phòngluôn được đồng bộ một cách tự động , do đó khi có bất kì sự cố nào xảy ra trên CPU
Trang 32chính, quá trình xử lý được tự động chuyển sang CPU dự phòng mà không ảnh hưởngtới hoạt động của hệ thống.
Ngoài ra PLC dòng Q cho phép tiến hành bảo dưỡng thiết bị trực tuyến mà khôngcần phải dừng hệ thống Sử dụng các khóa trên bề mặt CPU, người dùng hoàn toàn cóthể đặt các chế độ Active / Inactive cho CPU tương ứng, các Inactive CPU có thể đượctháo ra khỏi hệ thống một cách an toàn PLC dòng Q có thể sử dụng trong các nhà máyđiện để điều khiển các tuabin, máy phát, trong công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô,trong công nghiệp hóa dầu…
2.4.3 PLC họ L
Dòng PLC họ L là dòng thiết bị điều khiển logic khả trình thế hệ mới nhất củahãng Misubishi Electric với thiết kế sáng tạo cải tiến hỗ trợ cho việc mở rộng từ mặttrước của sản phẩm Dòng L-PLC được xây dựng bên trong với các kiến trúc làm việctrên môi trường mạng Ethernet và Mini-USB Đây là bộ điều khiển kết hợp được cáctính năng mạng nâng cao với các tính năng điều khiển logic theo trình tự Sản phẩmmới của Misubishi Electric có thiết kế kiểu rack-less, nhờ thế nó có giá thành rẻ hơncũng như độ linh hoạt tốt hơn và tiết kiệm được nhiều không gian hơn khi lắp đặtDòng L - PLC còn hỗ trợ chuẩn thẻ nhớ ngoài thông dụng SD / SDHC Card choviệc lưu trữ dữ liệu chương trình và dữ liệu làm việc, dòng PLC đa nhiệm hỗ trợ 24ngõ I/O cho điều khiển vị trí và chức năng cho bộ điếm tốc độ cao Dòng CPU đượcxây dựng riêng cho môi trường mạng CC-Link V2 với một CPU chính quản lý kết nối
hệ thống mạng mạnh mẽ Các module mở rộng (power supply, extension I/O, motion,positioning, high-speed counter, serial communication, networking) được thêm vào khicần thiết
Trang 33Hình 2 7 PLC họ L [1]
2.4.4 PLC họ FX
PLC dòng FX được nhà sản xuất Mitsubishi Electric đưa ra thị trường vào năm
1981, dòng PLC nhỏ gọn này đã trải qua quá trình phát triển trong hơn một phần tư thế
kỷ, đáp ứng mọi yêu cầu đa dạng của các ngành công nghiệp Với chất lượng vượt trội
và độ tin cậy tuyệt đối đã được chứng minh Đến nay dòng sản phẩm PLC FX Series
có mặt hầu như khắp nơi trên thế giới, trong tất cả các ứng dụng công nghiệp, tự độnghóa, dân dụng
Trang 34Kiểu nguồn nuôi và đầu vào
ES Nguồn 220VAC/50HZ, đầu vào 24VDC UA1 Nguồn 110VAC/60HZ, đầu vào 110VAC/60Hz
Tháng sản xuất: 1- 9 = Jan – Sept
X = Oct Y = Nov Z = Dec3) Mã số sản phẩm
Đây là loại PLC có kích thước nhỏ gọn nhất, phù hợp trong các ứng dụng cần sốlượng I/O nhỏ hơn 30, giảm thiểu chi phí lao động và kích cỡ trên panel điều khiển.Cùng với việc sử dụng bộ nhớ chương trình bằng
EEPROM cho phép dữ liệu chương trình được lưu lại trong bộ nhớ đề phòngtrường hợp mất điện nguồn đột xuất, giảm thiểu tối đa thời gian bảo hành sản phẩm.Dòng PLC FX0N tích hợp sẵn bên trong nó bộ đếm tốc độ cao, cho phép xử lý trơn trumột số ứng dụng có độ phức tạp cao Nhược điểm của dòng PLC FX0S là không cókhả năng mở rộng thêm số lượng I/O, không có khả năng kết nối Internet, tốn nhiềuthời gian
Thực thi trương trình
Trang 36Hình 2 12 FX1S 30MT [15]
- Bởi những lợi ích sau:
+ Giá thành thấp: FX Series được thiết kế để cung cấp giải pháp chi phí thấp, phùhợp cho các ứng dụng có ngân sách hạn chế
+ Kích thước nhỏ và nhẹ: Với thiết kế nhỏ gọn, FX Series phù hợp với khônggian hạn chế trong các ứng dụng nhỏ và máy móc
+ Tích hợp nhiều chức năng mở rộng: Các module mở rộng như module I/O,module giao tiếp, và module chức năng khác có sẵn để mở rộng chức năng của
hệ thống
+ Tích hợp nhiều cổng giao tiếp: Các cổng giao tiếp như RS-232, RS-485, vàEthernet giúp kết nối với các thiết bị và mạng khác nhau
+ Số đầu vào ra vừa đủ đùng cho sản phẩm
+ Chất lượng truyền tín hiệu tốt
+ Thuận tiện sử dụng và phổ biến hiện nay
2.5 Giới thiệu phần mềm liên quan
2.5.1 Giới thiệu GX-Works2
GX Works 2 (GXW2) là phần mềm lập trình cho PLC Mitsubishi sử dụng ngônngữ lập trình được tiêu chuẩn hóa của quốc tế bao gồm ngôn ngữ Sơ đồ chức năngtrình tự (SFC), Danh sách lệnh (IL), Logic dạng thang, Sơ đồ Khối chức năng (FBD)
và Văn bản có cấu trúc (ST)
Các chương trình được phát triển bằng máy tính cá nhân chạy “phần mềm kỹthuật" GX works2 và thường được ghi vào bộ điều khiển khả trình CPU qua một USB,cáp Ethernet hoặc cáp nối tiếp Mỗ-đun CPU có thể được lập trình lại nhiều lần sẽ rấtcần thiết để thích ứng với bất cứ thay đổi bắt buộc cho việc điều khiển mong muốn [9]
Trang 37Hình 2 13 Khâu đièu khiển [9]
2.5.2 Chức năng của GX Works2
Một vài chức năng chính của GX Works2 được liệt kê dưới đây:
- Quản lý bộ nhớ và tập tin:
+ Phát triển các chương trình điều khiển lập trình
+ Quản lý tài liệu chương trình (các nhận xét, v.v )+ Đọc ghi dữ liệu (đặc biệt là các chương trình) từ/đến mô-đun CPU
- Kiểm tra hoạt động chương trình, phần mềm giả lập về phần cứng PLC
- Cưỡng bức bật hoặc tắt I/O
- Giám sát I/O và trạng thái địa chỉ bộ nhớ
- Thực hiện các trách nhiệm bảo trì và khắc phục sự cố
Cấu hình màn hình :
Hình 2 14 Giao diện phần mềm [9]
Trang 38Thiết kế một chương trình sử dụng ngôn ngữ logic dạng thang dựa trên các mụcđiều khiển và bảng I/O tương ứng
Hình 2 15 Chương trình ladder [9]
Bảng 2 4 I/O tương ứng [9]
2.6 Giới thiệu giao diện HMI
Là thiết bị giao tiếp giữa người điều hành và máy móc thiết bị, khi conngười “giao tiếp” với một máy móc qua 1 màn hình giao diện thì đó là một HMI
2.6.1 Khái niệm HMI
HMI (Màn hình HMI) là từ viết tắt của cụm từ “Human Machine Interface”,được dịch là “giao diện người & máy” HMI là một giao diện (màn hình) có chứcnăng hiển thị và điều khiển nhằm mục đích giúp người vận hành có thể dễ dàngkiểm soát các thiết thị và máy móc [8]
Trang 39Hình 2 16 HMI [8]
2.6.2 Ưu điểm và ứng dụng
- Ưu điểm:
+ Tính đầy đủ kịp thời và chính xác của thông tin
+ Tính mềm dẻo, dễ thay đổi bổ xung thông tin cần thiết
+ Tính đơn giản của hệ thống, dễ mở rộng, dễ vận hành và sửa chữa
+ Tính “Mở”: có khả năng kết nối mạnh, kết nối nhiều loại thiết bị và nhiều loạigiao thức
+ Khả năng lưu trữ cao
Trang 402.6.3 Phân loại HMI
- Theo kiểu màn hình: màn hình cảm ứng HMI và màn hình HMI không cảm ứng(TFT, LCD, Touch, )
- Theo kích thước: 3.5 inch, 4 inch, 7 inch, 10 inch, 12 inch, 15 inch,
- Theo dung lượng bộ nhớ: 288KB, 1M, 2M, 10M,
- Theo cổng truyền thông: USB, RS232/422/485, Ethernet, CANbus,
- Theo giao thức truyền thông: MODBUS, MQTT, EtherNet/IP, CANopen, SNMP,FTP, BACnet, M-Bus, VNC, GSM (SMS, GPRS), KNX,
- Theo tính năng nâng cao: SCADA, Cloud, Web Server, SQL, Email & SMS,Remote, 3G/4G/Wifi,
2.6.4 Cấu tạo HMI
Dựa theo các cách phân loại HMI phía trên, tựa chung chúng ta có thể thấy đượcHMI bao gồm 3 phần chính:
2.6.7 Ứng dụng HMI
- Công nghiệp sản xuất, chế tạo máy, nâng cấp hệ thống và máy móc tự động
- Sản xuất, nâng cấp các dây chuyền tự động hóa công nghiệp
- Tự động hóa tòa nhà, điều khiển, quản lý, giám sát BMS, HAVC, BTS,
- Công nghệ điều khiển bơm công nghiệp, xử lý nước, nước thải
- Quản lý, giám sát năng lượng điện, dầu, khí, gas,
- Trường đại học, trung tâm đào tạo, dạy nghề
- Nhà thông minh (smart home)
- Quan trắc môi trường: hiển thị, theo dõi, thu thập dữ liệu và giám sát từ xa
2.6.8 Quy trình ứng dụng HMI
- Lựa chọn HMI:
+ Kích thước màn hình: dựa trên mật độ hiển thị các dữ liệu, thông số, đồ thị, đồ