Trang 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾLUẬN VĂN THẠC SĨNGUYỄN BẢO DUY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC ĐẤU THẦU CÁC D
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC ĐẤU THẦU
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH
SKC008386
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN BẢO DUY
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC ĐẤU THẦU
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8310110
Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYỄN PHAN ANH HUY
Tp Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023
Trang 16LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm với những nội dung đã trình bày trong luận văn, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM không liên đới trách nhiệm
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tp Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 10 năm 2023
Học viên
Nguyễn Bảo Duy
Trang 17LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy –TS Nguyễn Phan Anh Huy – người đã trực tiếp dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này
Xin trân trọng cám ơn BGH nhà trường, Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế và Khoa sau đại học cùng Quý thầy cô giáo đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong Luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Tôi kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn
TP Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 10 năm 2023
Học viên
Nguyễn Bảo Duy
Trang 18TÓM TẮT
Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển là một trong các nhiệm vụ trọng tâm đã được Đại hội XII nêu ra Trong đó, quản lý tốt nguồn vốn NSNN, minh bạch, hiệu quả trong Đấu thầu các dự án ĐTXD là rất cần thiết Thực hiện tốt nhiệm vụ này
sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương, xoá đói giảm nghèo, củng cố
an ninh quốc phòng…
Công tác tổ chức quản lý hoạt động đấu thầu đạt hiệu quả cao nhất, tiết kiệm nhất, chất lượng nhất luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu Đây là một lĩnh vực phức tạp trong quản lý kinh tế với nhiều nội dung, nhiều chủ thể có sự liên quan và luôn biến động, nhất là với tình hình điều kiện pháp lý, cơ chế, chính sách của nước
ta hiện nay còn đang trong quá trình hoàn thiện
Với những kết quả đạt được từ công tác quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh; đôi lúc, vẫn còn những tồn tại, hạn chế; tình trạng thất thoát gây lãng phí trong việc sử dụng nguồn vốn NSNN cho lĩnh vực ĐTXD còn xảy ra, cần sớm được khắc phục Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên gồm nhiều lý do và có thể nảy sinh từ mọi giai đoạn dự án như: Từ lập quy hoạch, thiết kế, lập dự toán, thẩm định hồ sơ thiết kế, phê duyệt, đấu thầu, thi công xây dựng, kế hoạch vốn; các yếu tố khách quan khác từ bên ngoài như môi trường, thiên tai…
- Huyện Châu Thành cũng không ngoại lệ, ngoài các kết quả khả quan đã đạt được và luôn cố gắng giữ vững trong hoạt động ĐTXD, vẫn còn một số vấn đề hạn chế trong quản lý ĐTXD, không thể không kể đến là đấu thầu Đây cũng là lý do mà
tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh” để làm luận văn thạc sĩ của mình
- Từ các định hướng trên, tôi sẽ tập trung phân tích những ưu điểm, hạn chế của Chính sách pháp luật cũng như bộ máy quản lý nhà nước với hoạt động đấu thầu tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh Qua đó, kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế chính sách trong công tác quản lý nhà nước với hoạt động đấu thầu tại đơn vị nói riêng và cho các CĐT nói chung
Trang 19Luận văn đã khái quát một số vấn đề lý luận thuộc về QLNN trong đấu thầu các dự án ĐTXD từ NSNN của huyện Châu Thành; nhìn nhận rõ ràng, khách quan, khoa học về những hạn chế, tồn tại, kèm theo những yếu tố có thể phát sinh mới trong quá trình tổ chức thực hiện; tìm ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp khắc phục hiệu quả
Trang 20ABSTRACT
Development and synchronous infrastructure is one of the key tasks raised in the 12th Congress Inside, well management of the State budget capital sources, transparency and efficiency in bidding for capital construction investment projects are essential Performing well this task will contribute to locality’s socio-economic development, hunger eradication, poverty reduction, national security
In addition to the results achieved from the management of capital construction investment in the province, in recent times, the efficiency has not been high; still existed, limited; the situation of loss causing wastefulness in the use of state budget capital for construction investment still happened and need to be fixed soon
A lot of reasons leading to the above situation, but in summary, there are some main reasons: from planning, design, estimate making, appraisal and approval, bidding, construction, allocating capital; other objective factors from outside such as environment, natural disasters…
Chau Thanh district is no exception, in addition to the positive results achieved and always trying to maintain in construction investment activities, there are still some limitations, bidding cannot be ignored This is also the reason that I chose the topic for my master's thesis: "State management in the field of bidding for construction investment projects funded by the State budget in Chau Thanh district, Tay Ninh province"
From the above orientations, I will focus on analyzing the advantages and limitations of the legal policy as well as the state management apparatus with bidding activities in Chau Thanh district, Tay Ninh province Thereby, proposing solutions to
Trang 21improve institutions and policies in state management with bidding activities at the unit in particular and for the Investor in general
The thesis generalizesd some theoretical issues of state management in bidding for construction investment projects from the state budget; a clearly, objectively and scientifically view of the limitations and shortcomings, accompanying that are new factors may be incurred during the implementation process; Find out the cause and suggest effective solutions
Trang 22MỤC LỤC
TRANG
LÝ LỊCH KHOA HỌC xiLỜI CAM ĐOAN xiiiLỜI CẢM ƠN xivTÓM TẮT xvABSTRACT xviiMỤC LỤC xixDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xxiiiDANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH xxvDANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ xxviDANH MỤC CÁC BẢNG xxvii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài: 1
2 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Đóng góp của luận văn 7
7 Kết cấu của luận văn 7CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QLNN TRONG LĨNH VỰC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN ĐTXD SỬ DỤNG VỐN NSNN 9
1.1 Khái quát chung 91.1.1 Khái niệm đấu thầu 91.1.2 Các hình thức đấu thầu 91.1.3 Các phương thức đấu thầu 101.1.4 Khái niệm Ngân sách Nhà nước 111.1.5 Nội dung QLNN trong lĩnh vực đấu thầu 111.1.6 Làm rõ hai hình thức đầu thầu giấy và đấu thầu qua mạng 12
Trang 231.1.7 Sự cần thiết thực hiện đấu thầu trong đầu tư XDCB từ vốn ngân sách 131.2 Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu (gọi tắt là xét thầu) 141.2.1 Phạm vi áp dụng phương thức “một giai đoạn một túi hồ sơ” 141.2.2 Quy trình đánh giá hồ sơ dự thầu theo phương thức “một giai đoạn một túi hồ sơ” 151.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động đấu thầu các
dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN 18
1.3.1 Yếu tố bên ngoài 181.3.2 Yếu tố bên trong 221.4 Kinh nghiệm quản lý hoạt động đấu thầu của các nước và một số tỉnh, thành, tập đoàn lớn qua đó có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Tây Ninh 23
1.4.1 Kinh nghiệm của các nước 231.4.2 Kinh nghiệm của các tỉnh thành, tập đoàn lớn 281.4.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Tây Ninh và huyện Châu Thành 33KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLNN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH 35
2.1 Sơ lược về huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh và tình hình thực hiện các dự án nguồn vốn NSNN từ năm 2017 – 2022 35
2.1.1 Sơ lược về tỉnh Tây Ninh 352.1.2 Sơ lược về huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 372.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 372.1.4 Tóm tắt tình hình thực hiện các dự án nguồn vốn NSNN và hoạt động đấu thầu trên địa bàn huyện Châu Thành các năm gần đây 382.2 Thực trạng công tác QLNN trong hoạt động đấu thầu tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 43
2.2.1 Cơ cấu bộ máy QLNN về hoạt động đấu thầu tại Việt Nam 43
Trang 242.2.2 Bộ máy QLNN trong đấu thầu tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 45
2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy QLNN về đấu thầu tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 46
2.2.3 Tình hình thực hiện các nội dung QLNN về đấu thầu của huyện Châu Thành 47
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN trong công tác đấu thầu trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh 51
2.2.5 Đánh giá hoạt động QLNN về đấu thầu các công trình xây dựng từ nguồn vốn ngân sách ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh thời gian qua 53KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 67CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ QLNN TRONG LĨNH VỰC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN ĐTXD
SỬ DỤNG VỐN NSNN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH 69
3.1 Quan điểm, chủ trương của của các cấp quản lý về đấu thầu các dự án ĐTXD tại huyện Châu Thành 69
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu thầu từ vốn NSNN nói chung và cho huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh nói riêng 69
3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện quy định về đấu thầu, đẩy mạnh cải cách hành chính: 70
3.2.2 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu tại địa phương 71
3.2.3 Tăng cường tính công khai, minh bạch, năng lực tư vấn đấu thầu 72
3.2.4 Tăng cường thanh tra kiểm tra về đấu thầu 733.2.5 Đề cao hiệu suất phối hợp giữa các đơn vị trong bộ máy nhà nước cùng cấp 753.3 Kiến nghị 763.3.1 Đối với Chính phủ, cơ quan ban ngành Trung ương 763.3.2 Đối với UBND tỉnh, cơ quan cấp tỉnh 77
Trang 253.3.3 Đối với địa phương (cấp huyện) 78KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 79PHẦN KẾT LUẬN 81TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 26DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHND Cộng hòa nhân dân
CNTT Công nghệ thông tin
DAĐT Dự án đầu tư
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
ĐTQM Đấu thầu qua mạng
ĐTXD Đầu tư xây dựng
Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu
GPA Goverment Procurement Agreement
(Hiệp định mua sắm chính phủ của WTO) HĐND Hội đồng nhân dân
HTMĐTQG Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
HSDT Hồ sơ dự thầu
HSMT Hồ sơ mời thầu
HSYC Hồ sơ yêu cầu
KBNN Kho bạc nhà nước
KONEPS Korea Online E-Procurement System
(Hệ thống đấu thầu qua mạng Hàn Quốc) KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư
KHLCNT Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Trang 27NTM Nông thôn mới
OECD
Organization for Economic Cooperation and Development
(Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) QLDA Quản lý dự án
WTO World Trade Organization
(Tổ chức Thương mại Thế giới)
Trang 28DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh 36Hình 2.2 Sơ đồ tóm tắt bộ máy QLNN về đấu thầu tại Việt Nam 43
Trang 29DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Kết quả giải ngân vốn đầu tư XDCB của huyện Châu Thành giai đoạn
2017 – 2022 39
Trang 30DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.0.1 Kết quả giải ngân vốn đầu tư XDCB của huyện Châu Thành giai đoạn
2017 - 2022 38Bảng 2.2 Bảng tổng hợp kết quả đấu thầu trên địa bàn huyện Châu Thành giai đoạn
2017 – 2022 41
Trang 31MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Trong bối cảnh đất nước ta đang ra sức thi đua phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đã đề ra toàn diện giai đoạn 2015-2020, Đảng xác định từ đại hội XII đến năm
2020 phấn đấu đất nước ta cơ bản trở thành nước Công nghiệp
Góp phần giúp đất nước phát triển nền kinh tế – văn hóa – xã hội bền vững, lĩnh vực Đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cũng mang một trách nhiệm quan trọng
Xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng phát triển và đồng bộ là một trong các nhiệm
vụ trọng tâm đã được Đại hội XII nêu ra
Quản lý tốt nguồn vốn NSNN trong Đầu tư XDCB là hết sức cần thiết trong thời đại hiện nay Trong đó, việc quản lý, tổ chức hoạt động đấu thầu hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất, chất lượng nhất luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu Đây là một phần không nhỏ đóng góp vào thành công của các dự án cũng như đảm bảo hiệu quả
sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư XDCB
Trong thời kỳ đẩy mạnh việc cải tiến, nâng cấp, hiện đại của nước nhà, nguồn kinh phí đầu tư cho lĩnh vực XDCB chủ yếu từ NSNN Thực tiễn cho thấy, việc quản
lý ĐTXD trong đó có đấu thầu luôn đặt ra những vấn đề nóng bỏng mang tính thời
sự Làm sao để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đạt hiệu quả, chất lượng cao nhất; không có tham nhũng, lãng phí ? Đó là những câu hỏi thường xuyên được đặt ra trong lĩnh vực ĐTXD
Ngoài một số gặt hái từ quản lý đầu tư XDCB của tỉnh, thời gian qua có lúc hiệu quả chưa cao; vẫn còn thất thoát, chưa đảm bảo mục đích nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực ĐTXD, cần sớm được khắc phục Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng tựu trung lại là do một số lý do chính: Từ quy hoạch, thiết kế, tính toán, thẩm định thẩm tra phê duyệt hồ sơ, đấu thầu, tổ chức triển khai thi công; kế hoạch triển khai chưa phù hợp; dự án có quy mô vượt quá khả năng bố trí vốn; vốn cấp phát còn dàn trải; bộ máy quản lý không đủ năng lực, thiếu nhạy bén, công tác chuyên môn kém, theo dõi chưa sát,
Trang 32Xuyên suốt trong hoạt động của mình, Lãnh đạo Ban QLDA ĐTXD huyện Châu Thành (là cơ quan giúp việc chuyên môn về lĩnh vực XDCB của huyện) cùng toàn thể cán bộ cơ quan luôn cố gắng với tinh thần cao nhất hoàn thành nhiệm vụ được giao Ngoài ra, còn các CĐT khác như: UBND xã, Phòng Ban… thuộc huyện vẫn còn thiếu chuyên môn, chưa nắm chắc thủ tục đấu thầu
Ngoài các thành công bước đầu của huyện, song song là một số khuyết điểm trong vận hành, quản lý hoạt động đấu thầu Đây cũng là lý do mà tôi lựa chọn đề tài:
“Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh” để làm luận văn
thạc sĩ của mình
Từ các định hướng trên, tôi sẽ tập trung phân tích những ưu điểm, hạn chế của Chính sách pháp luật quản lý nhà nước với hoạt động đấu thầu Qua đó, kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế chính sách trong công tác quản lý nhà nước với hoạt động đấu thầu tại đơn vị nói riêng và cho các CĐT nói chung
2 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong cả nước đã có nhiều đề tài, bài viết nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đấu thầu các dự án ĐTXD sử dụng vốn từ NSNN như:
- Lê Văn Thịnh (2008), “Giáo trình QLDA đầu tư xây dựng công trình”, Cục
Giám định nhà nước về chất lượng CTXD Giáo trình này nêu lên các nội dung của công tác quản lý ĐTXD từ khi bắt đầu đến khi kết thúc hoàn thành dự án, ngoài ra còn kể đến các về quản lý chất lượng CTXD, rủi ro, khó khăn có thể xảy ra và hướng
xử lý, quản lý hồ sơ sau nghiệm thu hoàn thành và vận hành, bảo trì công trình
- Nguyễn Minh Phong (2013), “Nâng cao hiệu quả đầu tư công từ NSNN”,
Tạp chí Tài chính số 5 – năm 2013 Bài viết trình bày nội dung phân cấp và quản lý vốn sử dụng NSNN, đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công từ NSNN như: đổi mới định hướng đầu tư, ưu tiên nguồn vốn cho thực hiện các dự án cần thiết, cấp bách; đề xuất cải thiện các quy định trong đầu tư công; nâng cao hiệu quả đánh giá và giám sát đầu tư công
- Tăng Đức Bắc (2013), “Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Trường ĐH Kinh tế và Quản trị
Trang 33Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên Luận văn này phân tích thực tế quản lý vốn ĐTXD từ nguồn ngân sách của tỉnh Thái Nguyên, đánh giá đầu tư, sử dụng vốn đồng thời đề ra các biện pháp để hoàn thiện cải tiến khả năng quản lý vốn ĐTXD từ NSNN
- Nguyễn Ngọc Hưng (2017), “Quản lý Nhà nước về đấu thầu trong ĐTXD bằng nguồn vốn Ngân sách trên địa bàn huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk”, Học viện
hành chính Quốc gia Luận văn đã phân tích các nội dung liên quan đến đấu thầu, thực trạng quản lý Nhà nước đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn Ngân sách trên địa bàn huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk Tác giả đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đấu thầu tại địa bàn
- Trần Thái Tuân (2017), “Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu các dự
án đầu tư ở Ban Quản lý dự án, tổng cục Hậu cầu – Kỹ thuật, Bộ Công an”, Trường
Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội Luận văn này làm rõ các lý luận trong đấu thầu, QLNN trong đấu thầu và chỉ định thầu, thực trạng QLNN trong đấu thầu tại Ban Quản
lý dự án, tổng cục Hậu cầu – Kỹ thuật, Bộ Công an và kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện công tác chỉ định thầu
- Đỗ Kiến Vọng (2019), “Quản lý Nhà nước về đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam”, Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Luận
án đánh giá về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong và ngoài nước, tác giả đưa ra định hướng nghiên cứu, cơ sở lý luận về Quảnlý Nhà nước về đấu thầu mua sắm công Nêu lên thực trạng và đưa ra định hướng, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động mua sắm công tại Việt Nam trong thời gian tới
- Do Thanh Huyen and Chris McBrearty (2022), “Survey shows constant challenges for businesses to join local public procurement and suggests reform of bidding” Bài báo được trích từ Báo cáo “Mua sắm công: Kết quả khảo sát ý kiến của
doanh nghiệp”, là kết quả nghiên cứu hợp tác được thực hiện từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 6 năm 2022 giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Bài báo đã nêu lên những khó khăn vướng mắc đối với các nhà thầu, doanh nghiệp khi tham gia mua sắm công và đề xuất cải cách chính sách đấu thầu tại Việt Nam Nổi bật ở đây là những kết quả khảo sát
Trang 34từ doanh nghiệp, nhằm tìm hiểu kinh nghiệm và cách nhìn nhận của các công ty về mua sắm công, đặc biệt là về y tế
- Donghun Yoon (2023), “The Improvement Policy Design of Public Procurement Process for the Public Management Innovation in South Korea”, Viện
Khoa học Cơ bản Hàn Quốc (KBSI) Bài viết nhìn nhận các vấn đề thực tại và kiến nghị một số nội dung cải tiến quy trình mua sắm công nhằm đổi mới quản lý công tại Hàn Quốc Tác giả nhận định nền mua sắm công ở Hàn Quốc tuy đã phát triển nhưng vẫn còn một số vướng mắc sau: pháp lý trong quản lý hợp đồng mua sắm công chưa thật sâu sát; ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao; hành lang pháp lý còn phức tạp trong đấu thầu và điều chỉnh giá hợp đồng; chậm trễ trong sửa chữa khắc phục khiếm khuyết dẫn đến kiện tụng kéo dài; hợp đồng chìa khóa trao tay chưa đảm bảo chất lượng bàn giao; cuối cùng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa chịu khó đổi mới cập nhật xu thế, công nghệ cao bắt nhịp với thị trường thế giới Qua đó bài viết nêu ra các hướng: cải thiện pháp lý; hệ thống hỗ trợ phát triển cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; cải thiện hệ thống mua sắm công
Các công trình nghiên cứu trên đã luận giải nhiều nội dung về quản lý vốn đầu
tư, quản lý hoạt động đấu thầu, quản lý dự án ĐTXD công trình,… ở các tỉnh thành,
cơ quan, đơn vị tại Việt Nam và Hàn Quốc Mặc dù vậy, chưa có nội dung nào đề cập đến công tác Quản lý trong lĩnh vực đấu thầu các dự án ĐTXD sử dụng NSNN tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh Vì vậy việc lựa chọn đề tài nghiên cứu của tôi là hoàn toàn mới và không trùng lắp với các công trình nghiên cứu trước đây
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 35đấu thầu Chỉ định thầu là một trong những phương pháp LCNT được đánh giá ưu điểm trong các tình huống cần khắc phục ngay khẩn cấp như thiên tai lũ lụt, các gói thầu thuộc an ninh quốc phòng đồng thời rút ngắn thời gian đấu thầu, dễ quản lý đối với các gói thầu thuộc hạn mức chỉ định thầu Nhưng ngoài các ưu điểm nói trên, thực tế hình thức này đang bị lạm dụng thay vì đấu thầu rộng rãi, vẫn còn CĐT áp dụng hình thức chỉ định thầu dẫn đến lựa chọn những nhà thầu không đủ năng lực thực hiện gây chậm trễ tiến độ, công trình kém chất lượng, thất thoát ngân sách Nhiều vụ án tham nhũng lớn, thiệt hại NSNN hàng ngàn tỷ đồng cũng liên quan đến các hoạt động đấu thầu
- Đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích chính sách quản lý Nhà nước
về hoạt động đấu thầu từ thực tiễn bản thân tác giả công tác tại đơn vị, chỉ ra những
ưu nhược điểm - những thành tựu đạt được cũng như những bất cập tồn tại và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu các dự án
*Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về pháp luật, phân tích những yếu tố gây ảnh hưởng đến lĩnh vực đấu thầu sử dụng vốn NSNN tại địa phương
- Thu thập tài liệu liên quan đến đấu thầu trong đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN
- Đánh giá thực trạng - ưu nhược điểm của pháp luật đấu thầu khi áp dụng vào thực tiễn
- Đưa ra các giải pháp cải cách, nâng cao chất lượng đấu thầu trong đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN giai đoạn tiếp theo
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động QLNN trong đấu thầu các dự án ĐTXD sử dụng vốn NSNN tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
- Cá nhân và tổ chức quản lý, vận hành, tham dự hoặc có liên quan đến đấu thầu tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
- Khái quát các quy trình trong lựa chọn nhà thầu, chấm thầu sử dụng vốn NSNN theo quy định hiện hành Tập trung phân tích về quy trình đấu thầu mà đơn vị
Trang 36(tại Ban QLDA ĐTXD huyện Châu Thành) đang ưu tiên áp dụng đại trà: “đấu thầu rộng rãi qua mạng”, “phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ”
- Các mục tiêu, tiêu chí, yếu tổ ảnh hưởng đến đấu thầu Qua đó đề xuất giải pháp kiến nghị cho công tác quản lý, giám sát, phát hiện, xử lý, chế tài, tham mưu trong lĩnh vực đấu thầu bằng các công cụ quản lý kinh tế nhà nước
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
+ Luận văn tập trung phân tích, đánh giá, so sánh ưu nhược điểm của quy định Pháp luật trong 02 hình thức đấu thầu cơ bản nêu trên Từ đó, nêu lên những ưu điểm của đấu thầu qua mạng đang được Chính Phủ đẩy mạnh lộ trình áp dụng
+ Với kinh nghiệm trên 8 năm tham gia quản lý các dự án tại đơn vị, tác giả nghiên cứu các vấn đề từ những dự án đã tham gia
- Về không gian: huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
- Về thời gian:
+ Thời gian nghiên cứu: kể từ khi Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 có hiệu lực ngày 01/07/2014 cho đến nay
+ Số liệu nghiên cứu: từ năm 2017 đến 2022
5 Phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận: theo cách tiếp cận thực chứng
- Phương pháp thực hiện:
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: tác giả đã thu thập số liệu từ các
Webside của một số trường Đại học và sách báo, tạp chí Trung ương và địa phương Thu thập số liệu từ Cục thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng Sở Tài chính tỉnh Tây Ninh; các nghị quyết, kế hoạch, báo cáo của Huyện ủy - HĐND – UBND huyện về thực trạng cũng như định hướng phát triển kinh tế, xây dựng trên địa bàn
và các phòng, ban chuyên môn trực thuộc UBND huyện như: Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài chính - Kế hoạch
Áp dụng Phương pháp hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp; thống kê, mô tả,
so sánh được sử dụng ở cả 03 chương của luận văn nhằm xây dựng cơ sở lý luận và
đánh giá thực trạng hoạt động đấu thầu ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh Luận
Trang 37giải nguyên nhân của thực trạng tình hình; đề xuất những giải pháp đồng bộ, khả thi cho địa phương Sử dụng số liệu đã thống kê, thu thập được để xâu chuỗi, phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố và đưa ra đánh giá, phương hướng cải cách So sánh các
dữ liệu và thông tin từ các nguồn khác nhau, giữa các tổ chức, khu vực, hoặc quốc gia để tìm ra sự tương đồng và khác biệt; kết hợp nhiều nguồn tài liệu để đưa ra cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về vấn đề
6 Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở phân tích thực trạng, kết quả QLNN tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đặc biệt là hoạt động đấu thầu các DAĐT; làm rõ những ưu khuyết điểm, hạn chế và nguyên nhân nhằm cải tiến phát triển lĩnh vực xây dựng cũng như công tác đấu thầu Kiến nghị những giải pháp cải thiện chính sách QLNN đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động đấu thầu
Công trình nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống, luận văn góp phần khái quát được lý luận về quản lý hoạt động đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN Trên cơ sở đánh giá được thực trạng về công tác này trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh; đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động đấu thầu các dự án ĐTXD từ vốn ngân sách tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh để quản lý vận hành tốt trong đấu thầu, tạo sự bình đẳng, minh bạch và lựa chọn đúng nhà thầu mong muốn, đạt hiệu quả cao trong đầu tư xây dựng có vai trò rất quan trọng trong quá trình đầu tư phát triển tỉnh nhà Góp phần nâng cao chất lượng LCNT, nguồn vốn ngân sách tiết kiệm, chất lượng thi công tăng cao Thu hút nhiều nhà thầu mới trong và ngoài tỉnh tham gia có năng lực mạnh, cạnh tranh, thi công tốt, nhanh, chính xác Đẩy mạnh hiệu quả đầu tư, đúng với đường lối chính sách đã được các cấp lãnh đạo đề ra
7 Kết cấu của luận văn
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có ba chương như sau:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN trong lĩnh vực đấu thầu các dự
án ĐTXD sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước
Trang 38+ Chương 2: Thực trạng công tác QLNN trong trong hoạt động đấu thầu tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
+ Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả QLNN trong trong lĩnh vực đấu thầu các dự án ĐTXD sử dụng vốn NSNN tại huyện Châu thành, tỉnh Tây Ninh
Trang 39CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QLNN TRONG LĨNH VỰC
ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN ĐTXD SỬ DỤNG VỐN NSNN
1.1 Khái quát chung
1.1.1 Khái niệm đấu thầu
Theo Luật Đấu thầu năm 2013, Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế Dựa vào tính chất cạnh tranh công bằng theo cơ chế thị trường, không có cạnh tranh thì không cần đến đấu thầu Từ khi đất nước ta bắt đầu đổi mới, nền kinh tế mở cửa cũng là lúc bắt đầu xuất hiện khái niệm đấu thầu Đấu thầu là quá trình LCNT đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án có sử dụng ngân sách Nhà nước
- Trong hoạt động đấu thầu thường có 02 đối tượng chính là:
+ Nhà thầu: tham dự đấu thầu các dự án, phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố kỹ thuật, kinh nghiệm, tài chính theo các nội dung yêu cầu của CĐT
+ Chủ đầu tư: tổ chức đấu thầu và có trách nhiệm quản lý, giám sát, kiểm tra quá trình đấu thầu đạt hiệu quả cao nhất
1.1.2 Các hình thức đấu thầu
* Căn cứ “Luật đấu thầu năm 2013 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu” có các hình thức đấu thầu như sau:
- “Đấu thầu rộng rãi: Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà
đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu và là hình thức lựa chọn nhà thầu có tính cạnh tranh cao nhất”
- “Đấu thầu hạn chế: Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói
thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu Đây là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời
Trang 40một số nhà thầu (tối thiểu là 3) có đủ năng lực tham dự Danh sách nhà thầu tham dự phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận phê duyệt”
- “Chỉ định thầu: Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng
yêu cầu của gói thầu để thương thảo và ký kết thực hiện hợp đồng”
- “Chào hàng cạnh tranh: Hình thức này được áp dụng cho những gói thầu
dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn
có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng; gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt” Các gói thầu này có giá trị không quá 5 tỷ
- “Mua sắm trực tiếp: Được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ
đã thực hiện xong (dưới một năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện CĐT
có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hóa hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó Trước khi ký hợp đồng, nhà thầu phải chứng minh đạt về năng lực, kỹ thuật và tài chính để thực hiện gói thầu”
- “Tự thực hiện: áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm khi
tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu”
- “Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt: khi gói thầu, dự án xuất hiện
các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức LCNT ở trên thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án LCNT, nhà đầu tư”
- “Tham gia thực hiện của cộng đồng: Cộng đồng dân cư, tổ, nhóm thợ tại địa
phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó nếu gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm”
1.1.3 Các phương thức đấu thầu