Hồ Chí Minh, tháng 8/2023 THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN HỒNG TỈNH ĐỒNG THÁP SKC008258... BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỰC HIỆN CHƯ
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Tp Hồ Chí Minh, tháng 8/2023
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN HỒNG TỈNH ĐỒNG THÁP
SKC008258
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN HỒNG TỈNH ĐỒNG THÁP
Trang 14Tôi xin cam đoan, luận văn nghiên cứu là công trình của riêng tôi, dựa trên cơ sở lý thuyết đã được học tập và qua tìm hiểu tình hình thực tiễn tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, dưới sự hướng dẫn của PGS TS Trần Duy Thục Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định
Những số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn, các giải pháp đưa ra xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu, kinh nghiệm phù hợp với địa phương
Tác giả
Đào Ngọc Bích
Trang 15Luận văn nhằm đánh giá thực trạng chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông mới tại Huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp Đề tài sẽ khái quát hóa các cơ sở lý luận về quản lý chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông mới, đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn quản lý của các đơn vị bạn có chức năng và nhiệm vụ tương đồng Từ đó phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tchương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông mới tại huyện Tân Hồng Từ những phân tích, thực trạng tác giả sẽ đề xuất những, định hướng, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông mới ngày càng có hiệu quả
SUMMARY OF THE MASTER'S TOPIC
The thesis aims to assess the status of the national target program on building new agriculture in Tan Hong District, Dong Thap province The topic will generalize the theoretical basis of management of the national target program on building new agriculture, summarize the practical management experience of the units with similar functions and tasks From there, analyze and evaluate the current status of management of the national target program
on building new agriculture in Tan Hong district From the analysis and reality, the author will propose solutions, orientations and solutions to improve the efficiency in the management of the national target program on building new agriculture more and more effectively
Trang 16Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý tập thể và cá nhân đó
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Trần Duy Thục, người trực tiếp hướng dẫn, đã hết lòng tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể Quý thầy, cô giáo của Trường Đại học sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, những người
đã giảng dạy, động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Tân Hồng, Tập thể Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Tân Hồng hỗ trợ Tôi trong học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những hạn chế và sai sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy, cô giáo để luận văn này được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Đào Ngọc Bích
Trang 17MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 4
4 Đối tượng nghiên cứu 5
5 Phạm vi nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Đóng góp của luận văn 6
8 Kết cấu dự kiến của luận văn 6
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ L LU N VỀ X Y D NG N NG TH N MỚI 7
1.1 Khái quát về xây dựng nông thôn mới 7
1.1.1 Khái niệm nông thôn, nông thôn mới và xây dựng về nông thôn mới… 7 1.1.2 Mục tiêu chung về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025……
8 1.1.3 Nguyên tắc và xây dựng nông thôn mới … 10
1.1.4 Nội dung chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 10
1.2 Tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của UBND huyện 21
1.2.1 Khái niệm tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện 21
1.2.2 Mục tiêu tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện 21
1.2.3 Quá trình tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện 22
1.2.4 Các điều kiện tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành công 30
Trang 18quốc gia xây dựng nông thôn mới 32 1.4 Kinh nghiệm của một số địa phương về tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM 38 1.4.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Bình 38 1.4.2 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở huyện Châu Thành 40 CHƯƠNG 2: TH C TRẠNG TỔ CHỨC TH C HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ X Y D NG N NG TH N MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN T N HỒNG 43 2.1 Tổng quan về Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tân Hồng 43 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 43 2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội 47 2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 49 2.2 Nội dung thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tân Hồng 51 2.2.1 Mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới được triển khai trên địa bàn huyện Tân Hồng 51
2.2.2 Nội dung cụ thể của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Tân Hồng 52
2.3 Thực trạng tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại huyện Tân Hồng giai đoạn 2018 - 2022 55 2.3.1 Thực trạng chuẩn bị triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại huyện Tân Hồng 56 2.3.2 Công tác chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành quản lý của các cấp, các ngành tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 60 2.3.3 Thực trạng Kiểm soát sự thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 69 2.4 Đánh giá kết quả của phong trào thi đua đối với sự nghiệp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tân Hồng 73
Trang 192.4.2 Những kết quả đạt được, hạn chế trong quá trình xây dựng nông thôn
mới tại huyện Tân Hồng 74
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TH C HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA X Y D NG N NG TH N MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN T N HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP 79
3.1 Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của Tân Hồng đến năm 2025 79
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM huyện Tân Hồng đến năm 2025 82
3.2.1 Hoàn thiện chuẩn bị triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 82
3.2.2 Hoàn thiện chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 84
3.2.3 Hoàn thiện kiểm soát sự thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 87
3.3 Kiến nghị các điều kiện để thực hiện giải pháp 89
3.3.1 Đối với UBND tỉnh Đồng Tháp 89
3.3.2 Đối với các cơ quan Trung ương 90
KẾT LU N……… 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 94
Trang 20DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND: Uỷ ban nhân dân
NTM: Nông thôn mới
NT: Nông thôn
KHKT: Khoa học kỹ thuật
CGT: Chuỗi giá trị
DN: Doanh nghiệp
ĐBSCL: Đồng bằng Sông cửu long
ĐMST: Đổi mới sáng tạo
GTGT: Giá trị gia tăng
HĐND: Hội đồng nhân dân
Trang 21DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ hành chính Huyện Tân Hồng
Hình 2.2 Dân số Huyện tân Hồng năm 2020
Hình 2.3 Sản lƣợng lúa giai đoạn 2010 – 2021
Hình 2.4 Diện tích nuôi trồng thủy sản
Hình 2.5 Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2015 - 2021
Trang 22
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược và tầm quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững Xây dựng nông thôn mới là mục tiêu quan trọng trong chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, được xác định trong Nghị quyết 26 – NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta Để hướng đến công nghiệp hóa - hiện đại hóa Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới làm định hướng cho nông thôn mới ở nước ta trong thời gian tới Với khoảng 70% số dân sống và sản xuất ở khu vực nông thôn nước ta đóng vai tró vô cùng quan trọng, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần thúc đẩy thắng lợi công cuộc xây dựng nông thôn mới, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay Nhưng thực trạng nông thôn Việt Nam hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập So với thành thị, trình độ văn hóa, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và khả năng tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân nông thôn còn thấp, cơ sở hạ tầng vừa thiếu thốn vừa kém về chất lượng…Tuy nhiên, nông thôn có tiềm năng đất đai, tài nguyên khoáng sản phong phú, nguồn nhân lực dồi dào… là điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển Xây dựng, quy hoạch phát triển nông thôn mới (NTM) nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên, nhanh chóng thay đổi bộ mặt nông thôn, phát triển nông thôn toàn diện, bền vững là nhiệm vụ cần thiết của nước ta trong giai đoạn hiện nay Trong những năm qua, sự phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Đồng Tháp không ngừng đạt được nhiều thành tựu quan trọng tạo được nhiều ấn tượng sâu sắc Tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá cao và ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện
và từng bước nâng cao mức sống và thu nhập ổn định, trong đó khu vực NT ngày càng chuyển hóa theo phương hướng hoàn thiện hơn Đồng Tháp là tỉnh thuộc khu
Trang 23vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở vị trí trung gian giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng tứ giác Long Xuyên và là điểm mấu chốt quan trọng của tiểu vùng Mê Kông mở rộng Huyện Tân Hồng là một huyện đầu nguồn, vùng sâu, vùng
xa, vùng biên giới của tỉnh Đồng Tháp, với điều kiện tự nhiên và thiên nhiên không thuận lợi, cách xa trung tâm Thành phố Cao Lãnh, cơ sở hạ tầng kinh tế thấp Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Trong những năm vừa qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM bước đầu đã đạt những kết quả đáng ghi nhận: đạt được một số tiêu chí, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn có những chuyển biến khởi sắc
Tuy nhiên, việc thực hiện xây dựng NTM, bên cạnh kết quả đạt được và những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện, huyện Tân Hồng cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc: khá nhiều tiêu chí còn chưa đạt được; cơ sở vật chất huy động từ nguồn nội lực trong dân và ngoại lực còn hạn chế; đội ngũ cán bộ còn có những hạn chế nhất định; hệ thống giao thông; sản xuất nông nghiệp còn nhỏ
lẻ, chưa hình thành được vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; lao động nông nghiệp phần lớn chưa qua đào tạo; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao so với mức bình quân chung của toàn tỉnh; đời sống văn hóa nông thôn có nhiều tiến bộ nhưng chưa theo kịp xu thế chung của cả nước Tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 79/117 xã đạt chuẩn NTM, đạt 65% (ước đạt chỉ tiêu chung của toàn quốc, vượt so với kế hoạch 51% của Tỉnh) Trong đó huyện Tân Hồng có 3/8 xã đạt chuẩn NTM, đạt 37,5% là huyện có tỷ lệ đạt thấp nhất trong tỉnh Xuất phát từ những thực trạng
nêu trên, em chọn đề tài: “Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn Trên cơ sở đó giúp huyện Tân Hồng xác định được những khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, rút ra những bài học kinh nghiệm và có các đề xuất, những giải pháp đúng đắn, kịp thời nhằm giúp huyện Tân Hồng xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới tốt hơn
Trang 242 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Xây dựng nông thôn mới là mục tiêu quan trọng trong chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, được xác định trong Nghị quyết 26 – NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X Đặc biệt sau Nhị quyết này có rất nhiều các công trình nghiên cứu về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, dưới dạng: tạp chí, luận văn, luận án, đề tài…được nghiên cứu và công bố
PGS.TS Nguyễn Danh Sơn (năm 2010) Đề tài cấp nhà nước: “Vấn đề nông
nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước” tác giả
đã tập trung làm rõ vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn trong đời sống chính trị, đời sống kinh tế, đời sống xã hội, đời sống văn hóa khi đất nước đang bước vào một giai đoạn phát triển mới cao về chất, chuyển mạnh từ một xã hội nông nghiệp, nông dân sang một xã hội công nghiệp hiện đại gắn chặt với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đồng thời làm rõ mục tiêu, con đường phát triển nông thôn toàn diện, hài hòa theo hướng hiện đại, giải quyết mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp, thành thị và nông thôn ở nước ta hiện nay
TS Hoàng Sỹ Kim (năm 2013) Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Thực trạng xây
dựng nông thôn mới và những vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nước” Tác giả đã
đi sâu vào nghiên cứu, phân tích và làm rõ thực trạng của quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam từ năm 2009 đến nay, tìm ra được những vấn đề cần phải giải quyết đối với quản lý nhà nước về nông thôn mới, đồng thời đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công của tác giả Nguyễn Hồng Văn năm 2013 với
đề tài: “Những giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế nông thôn trong
quá trình xây dựng nông thôn mới” Với mục đích đưa ra những giải pháp về quản
lý nhà nước để phát triển kinh tế nông thôn nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ở Việt Nam Đề tài nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra được những vấn đề còn tồn tại trong phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, làm cơ sở đưa ra các
Trang 25giải pháp về quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới
Luận án Tiến sĩ Chính trị học của tác giả Nguyễn Tiến Toàn năm 2019 với đề
tài: “Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong quá trình xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay” Với mục đích đề xuất các giải pháp
nhằm phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng NTM Đề tài nghiên cứu làm rõ vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng NTM qua
đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập cũng như các nguyên nhân và giải pháp nhằm phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (2003) là Nhóm công trình nghiên cứu về
mối quan hệ hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ cơ sở “Thực hiện qui chế dân
chủ cơ sở và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nộ” Công trình đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, dữ liệu rất quan
trọng cho việc hoạch định đường lối, chính sách thực hiện phát huy dân chủ của chính quyền cấp xã phát triển nông thôn, nông nghiệp, nông dân nước ta trong thời
kỳ đổi mới
Nguyễn Quang Dũng (2014), “Cơ sở hạ tầng nông thôn mới 5 năm nhìn lại”,
Tạp Chí Kiến Trúc Việt Nam, 5/9/2014 Tác giả đã chỉ ra những thành tựu vầ phát triển cơ sở hạ tầng sau 5 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới Đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng mục tiêu, yêu cầu xây dựng nông thôn mới hiện nay
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 26- Phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp
- Đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp
4 Đối tượng nghiên cứu
Quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp
5 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2015 đến năm 2020
- Phạm vi về không gian: Trên địa bàn huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp
- Phạm vi về nội dung: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong phạm vi việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM tại huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp
6 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở kết hợp nghiên cứu các tài liệu thứ cấp từ các nguồn như: các báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, số liệu, dữ liệu của huyện qua các năm 2015 - 2020, các lý thuyết và thực trạng về xây dựng NTM thực hiện mô tả, so sánh, đối chiếu và suy luận logic
Khảo sát, thu thập dữ liệu sơ cấp từ kết quả thực hiện chương trình xây dựng NTM tại xã An Phước để phục vụ phân tích thực trạng, nhận xét và đánh giá, định hướng việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của huyện Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Trên cơ sở các phiếu điều tra, tác giả xuống cơ sở là các xã và phỏng vấn trực tiếp người dân cũng như lãnh đạo một số
cơ quan ban ngành, thực hiện lấy mẫu để tổng hợp và khái quát hóa
Trang 27Sử dụng phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia am hiểu
về việc thực hiện chương trình xây dựng NTM để định hướng và xây dựng giải pháp phù hợp cho huyện
7 Đóng góp của luận văn
Đề tài đánh giá thực trạng những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp
8 Kết cấu dự kiến của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cầu gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận xây dựng nông thôn mới
Chương 2: Phân tích thực trạng về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp
Chương 3: Giải pháp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp
Trang 28CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1 Khái niệm về xây dựng nông thôn mới
1.1.1 Khái niệm về nông thôn, nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới
“Nông thôn” là một khái niệm thông dụng, nhưng có nội hàm rộng và có thể khác nhau ở các Quốc gia
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Thế giới thì Nông thôn là khu vực mà ở đó tập trung dân cư sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp
Ở Việt Nam, theo quy định về hành chính và thống kê, thì nông thôn là những địa bàn thuộc xã (những địa bàn thuộc phường hoặc thị trấn được quy định là khu vực thành thị)
“Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị
xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã”
Xét về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn cũng bao gồm nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể Xét về không gian và lãnh
thổ, kinh tế nông thôn bao gồm các vùng như: vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên
canh cây màu, vùng trồng cây ăn quả
Nông thôn trong đó có đầy đủ các yếu tố, các vấn đề xã hội và các thiết chế xã hội Nông thôn thuộc một cơ cấu xã hội, trong đó có hàng loạt các yếu tố, các lĩnh vực nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Nghị quyết 26-NQ/T.Ư của Trung ương có nêu nông thôn mới là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 29Xây dựng nông thôn mới là một hệ thống những kế hoạch, những chương trình hành động nhằm đạt được các tiêu chí về nông thôn mới theo lộ trình kể từ khi Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực đến năm 2020
Để xây dựng nông thôn với 05 nội dung trên, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới bao
gồm 19 tiêu chí, được khái quát thành 5 nhóm nội dung: (1)quy hoạch; (2) hạ tầng kinh tế - xã hội; (3) kinh tế và tổ chức sản xuất; (4) văn hoá - xã hội - môi trường;
- Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; trình độ dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ;
- Hệ thống chính trị vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao
1.1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Theo Bộ tiêu chí quốc gia (TCQG) về nông thôn mới:
+ Đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới
Trang 30+ Đến năm 2025: 100% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới
1.1.2.3 Sự khác biệt giữa xây dựng nông thôn trước đây với xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là “chính sách về một mô hình phát triển cả nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí” Xây dựng nông thôn mới phải đảm
bảo:
- Sản xuất nông nghiệp của nông thôn mới bao gồm: “các điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại hoá, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp có sự kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất nông nghiệp hiện đại với phát triển công nghiệp và các ngành khác, đưa sản xuất nông nghiệp ở nông thôn thành sản xuất hàng hoá thực sự, tạo thuận lợi để hội nhập nền kinh tế thế
giới”
- Có sự phân định rõ ràng giữa nông thôn và thành thị trong mối quan hệ hỗ
trợ và thúc đẩy
- Giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái ở vùng quê truyền thống, con người
và thiên nhiên sống hài hòa với nhau Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa khiến con người ngày càng xa rời thiên nhiên, dẫn đến ô nhiễm môi trường và chịu những
ảnh hưởng xấu từ môi trường
Xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo giữ gìn và cải tạo môi trường tự nhiên vốn có của nông thôn truyền thống, đồng thời làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường Xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên
tiến
Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; trình độ dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ Hệ thống chính trị
Trang 31cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao
1.1.3 Nguyên tắc và các bước xây dựng nông thôn mới
- Nguyên tắc 1: Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới phải hướng tới thực hiện 19 tiêu chí của Bộ TCQG về nông thôn mới đã ban hành tại Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ
- Nguyên tắc 2: Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện
- Nguyên tắc 3: Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn
- Nguyên tắc 4: Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Nguyên tắc 5: Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình
dự án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của người dân và công đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện
và giám sát, đánh giá
- Nguyên tắc 6: Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn
xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây
Trang 32dựng nông thôn mới
1.1.4 Nội dung chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Nội dung xây dựng NTM được thể hiện trong chương trình MTQG xây dựng NTM (Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ), gồm 11 nội dung sau:
1.1.4.1 Nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội nông thôn gắn với quá trình đô thị hoá
b) Nội dung:
- Rà soát, điều chỉnh, lập mới và triển khai, thực hiện quy hoạch chung xây dựng xã gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa theo quy định pháp luật về quy hoạch, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong
đó có quy hoạch khu vực hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn
- Rà soát, điều chỉnh lập quy hoạch xây dựng vùng huyện gắn với quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM, trong đó, có quy hoạch khu vực hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn
- Xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch tỉnh, tạo điều kiện thực hiệnChương trình gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường
Trang 331.1.4.2 Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền
a) Mục tiêu:
- Đạt tiêu chí số 2, 3,4,5,6,7,8,15,17 thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM: Giao thông; thủy lợi và phòng chống thiên tai, điện, trường học, tiêu cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng nông thôn, thông tin và truyền thông, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm
- Đạt yêu cầu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao; tiêu chí 2, 3, 4,
+ Cấp xã: Có 98% số xã đạt tiêu chí số 2, trong đó, có 50% số xã đạt tiêu chí
số 2 Bộ tiêu chí quốc gia xã NTM nâng cao;
+ Cấp huyện: Có 60% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 2 , trong đó, có 25% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 2 huyện NTM nâng cao
- Đến năm 2025: Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thủy lợi và phòng chống thiên tai cấp xã, huyện
+ Cấp xã: Có 98% số xã đạt tiêu chí số 3 về xã NTM, trong đó, có 50% số xã đạt c tiêu chí số 3 xã NTM nâng cao;
+ Cấp huyện: Có 60% số huyện đạt tiêu chí số 3, đối với huyện NTM, trong
đó, có 25% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 3,Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao
Trang 34- Đến năm 2025: Cải tạo và nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn theo hướng
an toàn, tin cậy, ổn định và đảm bảo mỹ quan
Trang 35Có ít nhất 60% số huyện đạt tiêu chí số 6 về huyện NTM; có 25% số tiêu chí
số 6 về huyện NTM nâng cao
- Tiếp tục xây dựng, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện Đến năm 2025:
+ Có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 15 về y tế thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về
xã NTM; có 60% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 15
- Phát triển, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng số, chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn Đến năm 2025
+ Cấp xã NTM: Có 97% số xã đạt tiêu chí số 8; xã NTM nâng cao, có 50%
a) Mục tiêu:
Trang 36- Đạt tiêu chí số 10,12,13,12, 10,6 ( thu nhập, về lao động, tổ chức sản xuất,
lao động, thu nhập và phát triển kinh tế) thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM
nâng cao
- Đến năm 2025:
+ Cấp xã đạt tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao; Có 90%, tiêu chí 10; 95%, tiêu chí 12; 100% tiêu chí số 13; có 50% tiêu chí số 10; 50% tiêu chí số 12; 50% tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn
+ Cấp huyện thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao: Có ít nhất 60% số huyện đạt tiêu chí 6; 25% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 6 về kinh tế
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống kết nối, thúc đẩy tiêu thụ nông sản
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 Thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển
du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025
- Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.1.4.4 Giảm nghèo bền vững, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo
a) Mục tiêu:
- Đạt yêu cầu của tiêu chí số 9, xã NTM; đạt tiêu chí số 9, 11 về xã NTM nâng cao
Trang 37- Đến năm 2025
+ Xã Nông thôn mới: Có 90% số xã đạt tiêu chí số 9; 90% số xã đạt tiêu chí số
11 thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM;
+ Xã Nông thôn mới nâng cao: 50% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 9; 50% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 11
b) Nội dung:
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025
- Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, dột nát; nâng cao chất lượng nhà ở dân cư
1.1.4.5 Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn
a) Mục tiêu:
Cấp xã:
- Xã nông thôn mới: Đạt tiêu chí số 14,15 Đến năm 2025, có 90% số xã đạt tiêu chí số 14; 100% số xã đạt tiêu chí số 15
- Xã NTM nâng cao: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5, 14 Đến năm 2025, có 60% số
xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 về giáo dục; 50% số xã đạt tiêu chí số 14
Cấp huyện:
- Huyện NTM: Đạt tiêu chí số 5, về y tế - văn hóa - giáo dục; Đến năm 2025,
có ít nhất 60% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 5
- Huyện NTM nâng cao: 25% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 5 về y tế - văn hóa - giáo dục
b) Nội dung:
Trang 38- Tiếp tục nâng cao chất lượng, phát triển giáo dục ở nông thôn
- Tăng cường chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở đảm bảo chăm sóc sức khoẻ toàn dân
1.1.4.6 Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch nông thôn
- Huyện NTM: Đạt tiêu chí số 5, về y tế - văn hóa - giáo dục; Đến năm 2025,
có ít nhất 60% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 5
- Huyện NTM nâng cao: 25% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 5 về y tế - văn hóa - giáo dục
1.1.4.7 Nâng cao chất lượng môi trường; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng
- xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống của nông thôn Việt Nam
a) Mục tiêu:
Trang 39Cấp xã
- Xã NTM: Đạt tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm Đến năm
2025, có ít nhất 90% số xã đạt tiêu chí số 17
- Xã NTM nâng cao: Đạt tiêu chí số 17 và 18 về môi trường và an toàn thực
phẩm và chất lượng môi trường Đến năm 2025, có ít nhất 50% số xã đạt tiêu chí số
17, 50% đạt tiêu chí 18
Cấp huyện
- Huyện NTM: Đạt tiêu chí số 7 và 8 về môi trường và an toàn thực phẩm Đến
năm 2025, có ít nhất 60% số huyện đạt tiêu chí số 7; 70% đạt tiêu chí số 8
- Huyện NTM nâng cao: Đạt tiêu chí số 7 và 8 Đến năm 2025, có ít nhất 25%
số huyện đạt tiêu chí số 7, 40% đạt tiêu chí 8
Trang 40- Xã NTM nâng cao: Đạt tiêu chí số 15 và 16 về hành chính công và tiếp cận
phạp luật Đến năm 2025, có ít nhất 50% số xã đạt tiêu chí số 15, 50% đạt tiêu chí
16
Cấp huyện
- Huyện NTM: Đạt tiêu chí số 9 về an ninh, trật tự - hành chính công Đến năm
2025, có 60% số huyện đạt tiêu chí số 9
- Huyện NTM nâng cao: Đạt tiêu chí số 9 về an ninh, trật tự - hành chính công
Đến năm 2025, có 25% số huyện đạt tiêu chí số 9
1.1.4.9 Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng NTM
a) Mục tiêu: Đáp ứng yêu cầu tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM Đến năm 2025, có 100% số xã đạt tiêu chí số 18