1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích lợi ích chi phí của dự án điện mặt trời mái nhà vvp 700 kwp

121 8 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 15,98 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (23)
  • 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước (25)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (27)
  • 4. Đối tượng nghiên cứu (28)
  • 5. Phạm vi nghiên cứu (28)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (28)
  • 7. Đóng góp của luận văn (28)
  • 8. Kết cấu của luận văn (28)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ TẠI TÂY NINH (30)
    • 1.1 Giới thiệu chung về kinh tế xã hội của tỉnh Tây Ninh (30)
      • 1.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Tây Ninh (30)
      • 1.1.2. Hiện trạng lưới điện thuộc khu vực dự án (32)
    • 1.2 Tổng quan về dự án Điện mặt trời 700kWp tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây (36)
      • 1.2.1 Giới thiệu chung về Dự án (36)
      • 1.2.2. Các cơ sở pháp lý (40)
      • 1.2.3. Địa điểm xây dựng và quy mô của dự án (40)
      • 1.2.4. Các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với dự án điện mặt trời (42)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI (44)
    • 2.1 Tổng quan về điện năng (44)
    • 2.2 Tổng quan về điện năng lượng mặt trời (44)
      • 2.2.1 Cấu tạo của hệ thống năng lượng điện mặt trời (45)
      • 2.2.2 Hệ thống điện mặt trời áp mái (46)
      • 2.2.3 Lợi ích của điện mặt trời (48)
    • 2.3 Các quan điểm phân tích dự án (49)
      • 2.3.1 Phân tích tài chính (49)
      • 2.3.2 Phân tích kinh tế (50)
    • 2.4 Cơ sở lý luận về CBA trong đánh giá hiệu quả dự án đầu tư (51)
      • 2.4.1 Giới thiệu về sử dụng CBA trong đánh giá hiệu quả dự án đầu tư (51)
      • 2.4.2 Quy trình phân tích CBA (52)
    • 2.5. Các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án (54)
      • 2.5.1. Chỉ số giá trị hiện tại ròng NPV (54)
      • 2.5.2. Chỉ số suất sinh lời nội tại IRR (55)
      • 2.5.3. Chỉ số Lợi ích-Chi phí B/C (56)
      • 2.5.4. Chỉ số thời gian hoàn vốn (56)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI 700 KWP KHÍA CẠNH TÀI CHÍNH (57)
    • 3.1 Các giả định và thông số mô hình cơ sở của dự án (57)
      • 3.1.1 Thời điểm phân tích, đồng tiền sử dụng (57)
      • 3.1.2. Thuế và ưu đãi (57)
      • 3.1.3 Thông số vận hành khai thác của dự án (57)
      • 3.1.4. Doanh thu tài chính của dự án (58)
      • 3.1.5. Chi phí tài chính của dự án (59)
      • 3.1.6. Nguồn vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn WACC (62)
    • 3.2 Kết quả phân tích tài chính mô hình cơ sở của dự án (63)
      • 3.2.1. Kết quả phân tích tài chính trên quan điểm tổng đầu tư (65)
      • 3.2.2. Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư (66)
    • 3.3 Phân tích rủi ro của dự án (68)
      • 3.3.1 Nhận diện các rủi ro liên quan đến dự án (68)
      • 3.3.2 Phân tích độ nhạy tài chính (70)
      • 3.3.3 Phân tích kịch bản (80)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI 700 KWP VỀ KHÍA CẠNH KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG (82)
    • 4.1 Lợi ích kinh tế của dự án (82)
    • 4.2 Chi phí kinh tế của dự án (83)
      • 4.2.1 Chi phí đầu tư ban đầu (83)
      • 4.2.2 Chi phí hoạt động kinh tế (84)
    • 4.3 Phân tích các ngoại tác của dự án (84)
      • 4.3.1 Ngoại tác tiêu cực (84)
      • 4.3.2 Ngoại tác tích cực (85)
    • 4.4 Kết quả phân tích kinh tế của dự án (86)
    • 4.5 Phân tích độ nhạy kinh tế (89)
    • 4.6 Tác động của dự án đến môi trường (92)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ (94)
    • 5.1 Kết luận (94)
    • 5.2 Kiến nghị (95)
      • 5.2.1. Kiến nghị chung (95)
      • 5.2.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Tây Ninh (97)
      • 5.2.3. Kiến nghị đối với Công ty Điện lực Tây Ninh (98)
      • 5.2.4. Một số đề xuất về an toàn lưới điện, tiết kiệm điện (99)
    • 5.3 Một số hạn chế của đề tài (100)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (101)
  • PHỤ LỤC (104)

Nội dung

79 Trang 20 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích AC Dòng điện xoay chiều B/C Lợi ích/chi phí BXMT Bức xạ mặt trời CBA Phân tích lợi ích, chi phí DC Dòng điện một chiều ECOC S

Các công trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước

Nguyễn Ngọc Trân (2010) với luận văn: “Phân tích lợi ích chi phí Dự án thủy điện DAKRE, tỉnh Quảng Ngãi” Sử dụng phương pháp B/C trong đánh giá dự án đầu tư vừa góp phần tăng nguồn cung cấp điện cho quốc gia, đồng thời giúp điều tiết nguồn nước khi có lũ lụt cho các hộ dân vừa mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cho địa phương

Natarajan và Nalini (2015) đã phân tích đề tài “Social cost benefit analysis of solar power projects” và cho rằng Ấn Độ được ưu đãi với tiềm năng năng lượng mặt trời to

Trang 4 lớn vì nó nằm trong vùng nhiệt đới của trái đất Chính phủ Ấn Độ đã phát động Sứ mệnh năng lượng mặt trời quốc gia Jawaharlal Nehru với mục đích trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về năng lượng mặt trời Vì năng lượng mặt trời đang ở giai đoạn sơ khai nên bắt buộc phải đánh giá tác động của nó đối với xã hội Năng lượng mặt trời đảm bảo nhiều lợi ích khác nhau bao gồm tín dụng carbon, chứng chỉ năng lượng tái tạo, tạo việc làm, điện khí hóa nông thôn, hạn chế sự nóng lên toàn cầu và cũng đảm bảo sự phát triển chung Tuy nhiên, trở ngại chính của năng lượng mặt trời là chi phí đầu tư cao Nghiên cứu này cho thấy lợi ích xã hội lớn hơn chi phí xã hội trong trường hợp điện mặt trời Tuy nhiên, vốn ban đầu cao khiến khách hàng tránh xa điện mặt trời Và chính phủ cũng phải khởi xướng cơ chế phù hợp để loại bỏ phế liệu từ tấm năng lượng mặt trời khi không còn sử dụng nữa

Yang và cộng sự (2018) đã phân tích đề tài “Cost-Benefit Analysis for the Concentrated Solar Power in China” Đề tài đã sử dụng thời gian hoàn vốn tĩnh (SP), giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất giá trị hiện tại ròng (NPV) và tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) để phân tích và thảo luận về chi phí-lợi ích của các nhà máy năng lượng mặt trời Kết quả cho thấy thời gian hoàn vốn của các nhà máy điện mặt trời là dài hơn, tuy nhiên nhìn chung lợi nhuận là tốt hơn, do thu nhập dự kiến tốt Phần lớn các dự án điện mặt trời thu được lợi nhuận vượt trội, trên cơ sở đáp ứng khả năng sinh lời theo yêu cầu của lợi suất chuẩn là 10%

Võ Thị Ngọc Diệu (2020) với luận văn: “Phân tích lợi ích chi phí Dự án lưới điện khu công nghiệp Ba Sao, tỉnh Đồng Tháp” Sử dụng phương pháp phân tích B/C trong đánh giá thẩm định dự án đầu tư vừa góp phần tăng nguồn cung cấp điện vừa mang lại lợi ích kinh tế, xã hội

Goh và cộng sự (2021) đã thực hiện đề tài “Using Multi-Criteria Decision Making (MCDM) and Choosing by Advantages (CBA) to Determine the Optimal Location for Solar Photovoltaic (PV) Farms” Nhóm tác giả cho rằng vị trí của các nhà máy quang điện mặt trời có tác động đáng kể đến chi phí sản xuất điện Việc xây dựng nhà máy điện mặt trời đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí và tăng hiệu quả phát điện California nằm ở khu vực phía Tây Nam của Hoa Kỳ, một nơi được thiên nhiên ưu đãi với nguồn năng lượng mặt trời dồi dào Trong những năm gần đây, nền kinh tế và dân

Trang 5 số của bang đã mở rộng nhanh chóng, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện tăng lên Nghiên cứu này xem xét phía nam California để tìm một khu vực rất phù hợp cho việc xây dựng các nhà máy quang điện lớn nhằm đáp ứng nhu cầu điện địa phương

Lâm Thái Thịnh (2021) đã phân tích lợi ích và chi phí dự án đầu tư hệ thống điện mặt trời trên mái nhà tại KCN Trần Quốc Toản Kết quả phân tích dự án về mặt tài chính theo quan điểm tổng đầu tư cho thấy giá trị hiện tại ròng NPV = 204.577,3 triệu đồng Tương tự, kết quả phân tích kinh tế và xã hội trên quan điểm nền kinh tế cho thấy NPV bằng 527.627,6 triệu đồng, suất sinh lời nội tại kinh tế thực bằng 7,99% cao hơn suất chiết khấu kinh tế thực là 6% Kết quả phân tích cũng cho thấy, với xu thế giá điện có thể được điều chỉnh theo giả định tính trung bình của các năm thì dự án càng đạt hiệu quả cao hơn về mặt tài chính Từ những kết quả phân tích bằng phương pháp B/C luận văn đã chứng minh rằng đầu tư dự án này là thực sự khả thi và có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Võ Minh Hội (2023) đã phân tích lợi ích - chi phí dự án năng lượng mặt trời áp mái 1.000 KWP của công ty TNHH MTV An Bảo Chấn Dự án có tổng mức đầu tư 14.995 triệu đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 4.315 triệu đồng chiếm 29% còn lại 10.680 triệu đồng là vốn vay từ quỹ đầu tư phát triển tỉnh Tây Ninh, dự án với mục đích chính là sản xuất điện năng bán lại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam với giá bán cố định trong

20 năm là 8,38 cent/kWh Kết quả phân tích dự án trên quan điểm tổngđầu tư ở 2 mức chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (re) lần lượt là 10% và 15% là NPV = 9.725 triệu đồng; IRR,07% và NPV = 7.241 triệu đồng; IRR,07% Kết quả phân tích trên quan điểm chủ đầu tư NPV = 2.141 triệu đồng, IRR = 24,12% Về mặt hiệu quả xã hội dự án góp phần bù đắp vào lượng điện năng thiếu hụt mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải mua từ nguồn nước ngoài, cũng như đảm bảo nguồn điện cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động, sản xuất.

Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá lợi ích chi phí về mặt tài chính của dự dự án điện mặt trời dưới 1 MW trường hợp cụ thể là dự án có công suất 700KWp

- Đánh giá lợi ích chi phí về mặt kinh tế xã hội, môi trường của dự dự án điện mặt trời dưới 1 MW trường hợp cụ thể là dự án có công suất 700KWp

- Phân tích độ nhạy đối với giá mua điện và cường độ bức xạ trung bình tại các địa phương khác nhau nhằm đề xuất khung giá mua điện mặt trời hợp lý nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa giữa EVN và nhà đầu tư điện mặt trời.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp phân tich lợi ích-chi phí đối với dự án đầu tư Cụ thể đề tài sẽ phân tích lợi ích và chi phí của dự án, sau đó ước lượng dòng tiền và tính toán các chỉ số: B/C, IRR, NPV và thời gian hoàn vốn.

Đóng góp của luận văn

Hiện tại việc chốt được giá mua năng lượng tái tại giữa EVN và các nhà đầu tư là vấn đề quan tâm của các nhà đầu tư của các nhà đầu tư vào năng lượng tái tạo Việc định giá quá cao sẽ gây thiệt hại cho EVN, ngược lại định giá quá thấp sẽ không khuyến khích được các nhà đầu tư đầu tư vào năng lượng tái tạo Đề tài phân tích lợi ích-chi phí dự án điện mặt trời 700 KWp nhằm đề xuất khung giá mua điện mặt trời hợp lý ở những khu vực khác nhau nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa giữa EVN và nhà đầu tư.

Kết cấu của luận văn

Nội dung luận văn gồm 5 chương:

Chương 1 Tổng quan về dự án đầu tư Điện mặt trời mái nhà tại Tây Ninh Chương 2 Cơ sở lý luận về phân tích lợi ích chi phí dự án điện mặt trời Chương 3 Phân tích lợi ích chi phí dự án điện mặt trời áp mái 700 kwp khía cạnh tài chính

Chương 4 Phân tích lợi ích - chi phí dự án 700kWp tại Châu Thành, tỉnh Tây

Ninh về khía cạnh kinh tế và môi trường

Chương 5 Kết luận - Kiến nghị

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ TẠI TÂY NINH

Giới thiệu chung về kinh tế xã hội của tỉnh Tây Ninh

1.1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Tây Ninh

Tây Ninh là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ được xem là một trong những tỉnh giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Thành phố

Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh và Tiền Giang) Tây Ninh là tỉnh đầu mối và là cửa ngõ giao thông về đường bộ quan trọng vào Campuchia và các nước Asian; có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của quốc gia; là đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ - thương mại – du lịch của các nước tiểu vùng sông Mê Koong vì có vị trí địa lý nằm trong trục không gian phát triển chính của vùng; trục dọc có tuyến cao tốc đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14 – tuyến N2) đi qua, trục ngang có tuyến đường Xuyên Á (Thành phố Hồ Chí Minh – Cửa khẩu Mộc Bài) và Quốc lộ 22B (Gò Dầu – Cửa khẩu Xa Mát) Tây Ninh là một trong những trung tâm du lịch văn hóa – lịch sử , các căn cứ Cách mạng như Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; Trung ương cục miền Nam và các điểm du lịch nổi tiếng: Tòa Thánh Tây Ninh, núi Bà Đen, vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát (Cổng thông tin điện tử Tây Ninh, 2023)

Hình 1 1: Bản đồ tỉnh Tây Ninh

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Tây Ninh (2023)

Tây Ninh cách Thành phố Hồ Chí Minh 99km và cách Thủ đô Hà Nội 1.809km theo Quốc lộ 1 Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Phnon – Pênh (Vương quốc Campuchia); phía Tây và phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước với sông Sài Gòn là ranh giới, phía Đông Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An; có sự chuyển tiếp giữa vùng núi và Cao nguyên Trung Bộ xuống Đồng bằng Sông Cửu Long Tây Ninh có diện tích tự nhiên 4.032,61 km² có 01 Thành phố 02 Thị xã và 06 huyện Kết quả tổng điều tra

Trang 10 dân số tỉnh Tây Ninh vào thời điểm 00h00 ngày 01/4/2019 toàn tỉnh có 1.169.164 người, mật độ dân số vào loại trung bình thấp và tăng chậm so với các tỉnh trong khu vực Năm

2019, mật độ dân số Tây Ninh là 289 người/km², tăng 26 người/km² so với năm 2009 Trong 10 năm dân số thành thị tăng lên bình quân 2,23%/năm, khu vực nông thôn tăng 0,67%/năm (Cổng thông tin điện tử Tây Ninh, 2020) Đặc thù của tỉnh Tây Ninh được thiên nhiên ưu đãi cảnh quan như núi Bà Đen cao 986m được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Nam Bộ” , Tòa Thánh Tây Ninh còn gọi là Đền Thánh là một công trình tôn giáo của đạo Cao Đài, khu bảo tồn thiên nhiên vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát là những khu di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh dịa điểm du lịch nổi tiếng Về điều kiện tự nhiên tỉnh Tây Ninh có địa hình bằng phẳng, nhóm đất chính là đất xám có diện tích chiếm khoảng 84% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, thuận tiện trong việc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, phù hợp để trồng các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày Khí hậu tương đối ôn hòa chia làm 02 mùa rõ rệt mùa mưa (từ tháng 5 – tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau) (Cổng thông tin điện tử Tây Ninh, 2023)

Tây Ninh có 02 khu kinh tế là Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài có diện tích 21.283 ha và Khu kinh tế Cửa khẩu Xa Mát có diện tích 34.179 ha; có 09 Khu công nghiệp (KCN) nằm trong danh mục KCN Việt Nam đến năm 2015 tầm nhìn 2020, với tổng qui mô đất tự nhiên 4.485 ha Đến nay tỉnh đã có 05 KCN, khu chế xuất (KCX) được thành lập gồm: KCN trảng Bàng (190 ha), KCX và Công nghiệp Linh Trung III (203 ha), KCN Bourbon An Hòa (760 ha), KCN Phước Đông (2.190 ha), KCN Chà Là giai đoạn 1 (42 ha) với tổng qui mô đất tự nhiên 3.385 ha (Cổng thông tin điện tử Tây Ninh, 2020)

1.1.2 Hiện trạng lưới điện thuộc khu vực dự án

Theo số liệu phát triển điện lực tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2022 có xét đến năm 2027 Phụ tải tỉnh Tây Ninh như sau:

Hình 1 2: Biểu đồ nhu cầu sử dụng điện tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2022

Nguồn: Công ty điện lực Tây Ninh

Qua biểu đồ này nhận thấy nhu cầu sử dụng điện tăng cao, điện thương phẩm bình quân tăng hàng năm giai đoạn 2016-2022 là 13,04%/năm Từ năm 2022 so với năm 2016 tăng thêm là 2.851 triệu kWh

Hình 1 3: Biểu đồ dự kiến nhu cầu sử dụng điện tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023-2027

Nguồn: Công ty điện lực Tây Ninh

Qua biểu đồ này nhận thấy dự kiến nhu cầu sử dụng điện tăng cao, điện thương phẩm bình quân tăng hàng năm giai đoạn 2023-2027 là 9,49%/năm Từ năm 2027 so với năm

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 triệu kWh

Năm 2023 Năm 2024 Năm 2025 Năm 2026 Năm 2027 triệu kWh

2023 tăng thêm là 2.513 triệu kWh Mặc dù tốc độ tăng có giảm so với chu kỳ 5 năm trước nhưng giá trị tuyệt đối tăng hàng năm khoảng 500 triệu kWh, tốc độ tăng này cao hơn bình quân chung của cả nước

Hình 1 4: Biểu đồ tỷ trọng các thành phần sử dụng điện tỉnh Tây Ninh năm 2022

Nguồn: Công ty điện lực Tây Ninh

Qua biểu đồ nhận thấy: gần 80% sản lượng điện là dùng để sản xuất Thế mạnh của tỉnh Tây Ninh là phát triển các khu Công nghiệp Song song đó nhu cầu về nhà máy sản xuất cao su, chế biến tinh bột khoai mì là rất lớn Hiện nay nhà máy chế biến nước trái cây Tanifood xuất khẩu là thế mạnh nông nghiệp mới của tỉnh

Tây Ninh ngày nay xác định vai trò của các doanh nghiệp trong sản xuất theo nhu cầu của khách hàng, từ đó góp phần thay đổi tư duy làm nông nghiệp của nông dân trên địa bàn tỉnh Do đó, Tây Ninh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong việc tham gia vào việc tạo ra chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nội địa đến xuất khẩu ra nước ngoài

Do có sự thuận lợi về vị trí địa lý, địa hình cao - kết cấu đất tốt nên chi phí xây dựng nhà xưởng thấp, không ảnh hưởng bởi bảo, lũ, đồng thời các chính sách ưu đãi về

Quản lý- Tiêu dùng dân cư 17.76%

Trang 13 đầu tư luôn được Tỉnh đặt lên hàng đầu nên việc thu hút các nhà đầu tư lớn Từ đó nhu cầu sử dụng điện tăng rất cao, đòi hỏi Ngành điện phải đầu tư các lưới truyền tải 220kV, 110kV, 22kV để đáp ứng nhu cầu phụ tải để chuyển tải công suất lớn từ nhà máy phát điện đến phụ tải tiêu thụ

Tuy nhiên, việc xây dựng các lưới điện này cần thời gian dài, nguồn vốn lớn, quá trình triển khai vướng đền bù, tiến độ hoàn thành thường rất chậm nên là vấn đề khó khăn đối với ngành điện khi nhu cầu phụ tải tăng cao Điều này đặt ra câu hỏi cho Ngành điện là cần phải đáp ứng công suất tại chỗ nhằm giảm áp lực đầu tư lưới điện truyền tải

Nói về phần năng lượng có khả năng đáp ứng tại chổ: Việt Nam được đánh giá là có nguồn tài nguyên năng lượng mặt trời vào loại tốt trên thế giới Nguồn năng lượng sạch và tiềm năng lớn này hoàn toàn có thể tham gia đóng góp vào cân bằng năng lượng quốc gia Đặc biệt ở các vùng miền Trung và miền Nam của đất nước, với cường độ bức xạ mặt trời trung bình khoảng 5 kWh/m2/ngày Trong khi đó ở các vùng phía Bắc cường độ bức xạ mặt trời lại thấp hơn, ước tính khoảng 4 kWh/m2/ngày do điều kiện thời tiết với trời nhiều mây và mưa phùn vào mùa đông và mùa xuân Ở Việt nam, số giờ nắng trung bình khoảng 2.000 – 2.500 giờ/năm, tổng năng lượng bức xạ mặt trời trung bình khoảng 150 kcal/cm2/năm, với ước tính tiềm năng lý thuyết khoảng 43,9 tỷ TOE (tấn dầu tương đương/năm) Tiềm năng năng lượng mặt trời tốt nhất ở các vùng từ Tây Ninh trở vào miền Nam (bức xạ dao động từ 4,0 – 5,9 kWh/m2/ngày)

Bảng 1 1: Số liệu về bức xạ mặt trời tại VN

Vùng Giờ nắng trong năm (giờ)

Cường độ BXMT (kWh/m 2 ,ngày) Đánh giá Đông Bắc 1600 – 1750 3,3 – 4,1 Trung bình

Vùng Giờ nắng trong năm (giờ)

Cường độ BXMT (kWh/m 2 ,ngày) Đánh giá

Trung bình cả nước 1700 – 2500 4,6 Tốt

Tổng quan về dự án Điện mặt trời 700kWp tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây

1.2.1 Giới thiệu chung về Dự án

 Tên dự án: Năng lượng mặt trời áp mái 700 kWp của hộ kinh doanh Vương Văn Phú

 Công suất: Tổng công suất tấm pin năng lượng mặt trời là 700kWp

 Địa điểm thực hiện dự án: ấp Bến Cừ, xã Ninh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh

 Chủ đầu tư: Ông Vương Văn Phú

Dự án được đặt tại huyện Châu Thành có đường biên giới với Campuchia dài

48 km và có cửa khẩu Phước Tân Sông Vàm Cỏ Đông chảy dọc huyện chia huyện thành hai vùng có diện tích xấp xỉ nhau Rạch Sóc Om và Rạch Vàm Dình là 2 thượng nguồn của sông Vàm Cỏ Đông, diện tích của huyện là 571,25 km2

Dự án điện mặt trời Hộ kinh doanh Vương Văn Phú lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời kết hợp trồng cây dược liệu phía dưới Các tấm pin năng lượng mặt trời có 2 chức năng vừa dùng để thu ánh sáng phát điện đồng thời thay cho mái che để tạo bóng mát trồng cây dược liệu ở dưới, công suất thiết kế là 700kWp Địa hình bằng phẳng, không ngập nước, rất thuận lợi cho quá trình trong công tác lắp dựng trụ beton, lắp đặt khung giá đỡ để lắp các tấm pin

Hình 1 5: lắp đặt các tấm pin mặt trời phía trên, phía dưới trồng cây dược liệu

Các hệ thống tấm pin thu năng lượng ánh sáng chuyển thành dòng điện 1 chiều

DC gom về tủ điện ngoài trời DC Combiner Box 1500VDC Dòng điện DC này sẽ được các biến tầng chuyển đổi thành điện xoay chiều và hòa vào lưới điện quốc gia

Hình 1 6: phòng lắp đặt các hệ thống biến tần

Các hệ thống biến tần chuyển đổi điện 1 chiều DC từ tủ điện ngoài trời DC Combiner Box 1500VDC sang điện xoay chiều 3 pha 0,4kV

Hình 1 7: phòng lắp đặt trạm biến áp 22kV

Hệ thống trạm 0,4/22kV 1.250kVA trong phòng chuyển đổi điện xoay chiều 3 pha AC 0,4kV thành AC 22kV Điện năng sản xuất ra của dự án điện mặt trời được truyền tải bằng đường dây cáp ngầm 22kV đấu nối vào trụ 265/5 NR 22KV Ninh Điền,

Trang 18 trạm 110/22 kV Suối Dộp Lượng điện năng phát ra được bán trực tiếp cho Điện lực Châu Thành thuộc Công ty Điện lực Tây Ninh

Tỉnh Tây Ninh nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến, hàng năm tiếp nhận năng lượng mặt trời rất dồi dào và ít thay đổi Tại Tây Ninh có cao độ mặt trời lớn, thời gian chiếu sáng dài và đồng đều nên có điều kiện tiếp nhận hàng năm một lượng bức xạ mặt trời rất lớn Số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.600-2.700 giờ, phân bố tương đối đồng đều quanh năm nên rất thuận lợi cho phát triển các dự án điện mặt trời Thời gian nắng trung bình hơn 7 giờ mỗi ngày; các tháng có thời gian nắng nhiều là 1,2,3,4,5,12 Tổng số giờ nắng trung bình ở Tây Ninh là 2.672 giờ/năm thuộc loại cao ở Việt Nam

Bảng 1 2: Số giờ nắng trung bình tháng tại Tây Ninh

Nguồn: Quy chuần Việt Nam (2009)

1.2.2 Các cơ sở pháp lý

 Giấy phép xây dựng số 20/GPXD-UBND ngày 11/4/2019 do UBND huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh cấp cho dự án

 Công văn số 1532/EVN-KD ngày 27/3/2019 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà

 Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 v/v Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

 Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam

 Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12/9/2017 của Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời

 Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, khuyến khích triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái để giảm tải gánh nặng cho các nhà máy điện lực

1.2.3 Địa điểm xây dựng và quy mô của dự án

Dự án được xây dựng tại Tổ 8, ấp Bến Cừ, xã Ninh Điền, tỉnh Tây Ninh Địa điểm dự án đã có sẵn các đường dân cư đổ bê tông thuận tiện cho việc vận chuyển trang thiết bị đến để xây dựng dự án Địa điểm đự án cũng năm gần tuyến cáp trung thế 22KV, thuận tiện cho việc hòa lưới điện dự án

Dự án có công suất 700 KWb với quy mô cụ thể như sau:

 Phần đường dây 22kV: Đường dây 22kV cáp ngầm đấu nối vào nhánh rẽ Ninh Điền thuộc xuất tuyến 477SD trạm 2x40MVA 110/22kV Suối Dộp Tuyến đường dây có Điểm đầu là Trụ 265/5 Nhánh rẽ 22kV Ninh Điền; Điểm cuối là Trụ 265/5/1 Trạm biến áp tăng áp 22kV-1.000 kVA của dự án Chiều dài tuyến: 0,05km Dây dẫn là cáp ngầm đồng bọc 24kV 50mm hiệu LS do Hàn Quốc sản xuất tại Việt Nam

 Phần Trạm biến áp 22kV: Trạm được thiết kế lắp đặt 01 máy biến áp 1.000 KVA hiệu Thibidi do Việt Nam sản xuất Điện áp định mức phía cao áp: 22 kV, phía hạ áp: 0,4 kV Tủ điện phân phối 0,4kV do Việt Nam sản xuất

 Phần phòng biến tần: Sử dụng 8 biến tần 75kW để chuyển đổi điện áp 1 chiều

DC 800V sang điện áp xoay chiều 3 pha AC 0,4kV Biến tần hiệu SMA của Đức sản xuất tại Phần Lan

 Hệ thống cáp ngầm hạ thế đồng: kết nối từ phòng biến tần đến phòng trạm 1.000KVA để chuyển tải lượng công xuất sinh ra để nâng lên điện áp 22kV Cáp ngầm hạ thế đồng 3x50 mm2 0,4kV hiệu LS

 Phần hệ thống pin ngoài trời: Sử dụng các tấm pin mặt trời PV sử dụng năng lượng bức xạ mặt trời để tạo ra điện năng dựa trên hiệu ứng quang điện Các tấm pin quang điện này hiệu Qcell của Hàn Quốc sản xuất tại Malaysia Tổng dung lượng lắp đặt 700 KWP Các tấm pin PV sẽ nối tiếp với nhau tạo thành chuỗi (mỗi chuỗi có 16 tấm mắc nối tiếp) 16 chuỗi sẽ đấu song song và gom lại tủ điện chung DC đặt ngoài trời Compiner box

 Tủ điện 1 chiều DC Compiner box: Sử dụng 8 tủ, điện áp định mức 1.500V, vận hành cho công trình ngưỡng 800V Hiệu Hensel của Đức sản xuất tại Ấn Độ Các tủ điện này sẽ tích hợp 16 chuỗi pin PV để kết nối với các biến tần SMA bằng cáp ngầm 1 pha DC 1.500V

 Hệ thống cáp ngầm 1 pha DC 1.500V: Sử dụng loại cáp ngầm 1 pha DC chống cháy do Việt Nam sản xuất để kết nối các tủ điện ngoài trời vào trong phòng biến tần

1.2.4 Các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với dự án điện mặt trời

Dự án điện mặt trời 700 KWb sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chính sau:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI

Tổng quan về điện năng

Theo Việt Nam thư quán, từ năm 600 trước Công nguyên những người Hy Lạp cổ đã biết rằng nếu cọ xát hổ phách thì nó có thể hút được những mẩu giấy Tuy nhiên phải đến 1769, Anastasio Volta mới phát minh ra pin điện Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Dòng điện có năng lượng vì nó có khả năng thực hiện công cũng như có thể làm thay đổi nhiệt năng của các vật Năng lượng của dòng điện được gọi là Điện năng Điện năng là nguồn năng lượng cho các thiết bị sử dụng điện hoạt động, nhằm phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt, đời sống của con người Đơn vị đo công suất của điện năng là W hoặc kW, còn đơn vị đo lường lượng điện sử dụng (còn gọi là công) là KWh hoặc MWh Điện năng sản xuất ra không tích lũy được (ngoại trừ pin, ắc-quy, bộ tích điện,…) tại mọi thời điểm luôn đảm bảo cân bằng giữa điện năng sản xuất và điện năng tiêu thụ Tại mỗi quốc gia có hệ thống điện riêng của quốc gia đó và việc sản xuất và tiêu thụ điện năng có liên quan chặt chẽ đến kinh tế, an ninh, quốc phòng

Nguồn tạo điện năng có hai loại là không thể tái tạo và có thể tái tạo được xu thế chung hiện nay thế giới chú ý đến nguồn năng lượng tái tạo được là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như: năng lượng mặt trời (chuyển quang năng thành điện năng), năng lượng gió (chuyển động năng thành điện năng), năng lượng sóng biển (chuyển động năng thành điện năng), năng lượng địa nhiệt (chuyển nhiệt năng thành điện năng), năng lượng mưa hay thủy điện (chuyển thế năng thành điện năng).

Tổng quan về điện năng lượng mặt trời

Điện mặt trời là một dạng năng lượng sạch được tạo ra thông qua quá trình chuyển hóa quang năng từ mặt trời thành điện năng Điện mặt trời là phát điện bằng pin quang điện, dựa vào việc biến đổi bức xạ ánh sáng mặt trời ở nhiệt độ cao thành năng lượng điện, nên còn được gọi là nhiệt điện mặt trời Nhiều người sử dụng khái niệm quang điện mặt trời thường dựa vào hiệu ứng quang điện Khi bề mặt của một tấm kim loại (pin quang điện mặt trời) được chiếu bởi bức xạ điện từ có tần số lớn hơn tần số ngưỡng

Trang 23 của kim loại đó, các điện tử sẽ hấp thu năng lượng từ các photon làm cho các điện tử này di chuyển và sinh ra dòng điện

2.2.1 Cấu tạo của hệ thống năng lượng điện mặt trời

Hệ thống điện năng lượng mặt trời bao gồm các thành phần sau:

 Các tấm pin quang điện: Các tấm pin này thực hiện chức năng hấp thụ và chuyển hóa quang năng thành điện năng

 Bộ biến tần (Inverter): Đảm nhận nhiệm vụ chuyển đổi nguồn điện DC của pin điện mặt trời sang điện AC để sử dụng Ngoài ra biến tần còn có nhiệm vụ là hòa lưới điện quốc gia, nghĩa là đảm bảo việc truyền năng lượng từ các tấm pin lên hệ thống điện quốc gia

 Hệ thống ắc quy lưu trữ (trong trường hợp không hòa lưới điện): Điện mặt trời không thể được sản xuất liên tục do mặt trời có thời gian chiếu sáng cố định Hệ thống này lưu trữ nguồn điện đã sản xuất nhưng chưa sử dụng, rồi chuyển tới các tải tiêu thụ khi hệ thống điện không sản xuất ra điện

 Hệ thống máy biến áp: hệ thống này giúp biến đổi điện áp thấp lên điện áp cao để hòa vào lưới điện, trong trường hợp cần hòa vào lưới điện trung thế để truyền tải đi xa

Cơ chế hoạt động của hệ thống điện mặt trời được mô tả như sau Sau khi được lắp đặt tại các vị trí dễ lấy ánh sáng, pin điện mặt trời bắt đầu thực hiện chức năng hấp thụ ánh sáng và chuyển hóa năng lược mặt trời thành dòng điện một chiều Dòng điện này được dẫn đến bộ biến tần để chuyển thành dòng điện xoay chiều, cùng công suất và tần số với dòng điện từ lưới điện quốc gia Nếu hệ thống có ắc qy dự trữ, hệ thống này sẽ sử dụng năng lượng mặt trời để sạc đầy các ắc quy lưu trữ, rồi hòa vào mạng lưới điện của nhà nước Từ đó, cả hai nguồn điện này sẽ cùng lúc cung cấp điện cho các phụ tải

Hình 2 1: Hệ thống điện năng lượng mặt trời

Sau đây là một số lợi ích của điện mặt trời Điện mặt trời giúp bảo vệ môi trường vì sản xuất điện từ năng lượng mặt trời không gây ra tiếng ồn, khói bụi Ngoài ra, sản xuất điện mặt trời giúp giảm hiệu ứng nhà kính và các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường Điện mặt trời áp mái che chắn làm giảm nhiệt cho các văn phòng, nhà xưởng Những lợi ích điện mặt trời mang lại cho doanh nghiệp là tiết kiệm chi phí điện hàng năm Tuy nhiên, chi phí đầu tư hệ thống điện mặt trời cũng tương đối lớn, phải mất từ 5 đến 10 năm hệ thống này mới lấy lại vốn, do đó đây cũng là điểm các doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi đầu tư vào hệ thống Mặc dù thời gian hoàn vốn là từ 5 đến 10 năm nhưng thời gian khai thác của hệ thống có thể lên đến 20 năm nên việc đầu tư vào hệ thống điện mặt trời vẫn mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư

2.2.2 Hệ thống điện mặt trời áp mái

Mô hình điện Mặt Trời khá đa dạng gồm có: điện Mặt Trời mặt đất, mặt nước, điện Mặt trời áp mái Tuy nhiên, điện năng lượng Mặt Trời áp mái luôn là mô hình được ưu tiên và khuyến khích sử dụng vì các lý do sau Điện mặt trời áp mái không tốn diện tích đất như điện mặt trời mặt đất Điện mặt trời áp mái phù hợp với việc tự sản tự tiêu, đỡ phải truyền tải điện từ nơi này đến nơi khác, giảm tổn hao khi truyền tải Khi lắp tấm pin năng lượng mặt trời thì phần mái nhà sẽ được giảm nhiệt độ khi thời tiết ở nhiệt độ cao, điều này giúp cho nhà xưởng được mát mẻ hơn

Hình 2 2: Điện mặt trời áp mái

Nguồn: https://solarviet.com.vn

Mái nhà thông thường có 3 loại chính, là mái tôn, mái bằng bê tông hoặc mái ngói Mái tôn vẫn là mái phổ biến nhất, đặc biệt đối với nhà xưởng thì diện tích mái tôn thông thường rất lớn và có nhiều lợi ích khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời, hệ thống các tấm pin năng lượng mặt trời này sẽ chuyển đổi năng lượng từ bức xạ của ánh sáng mặt trời thành điện năng Điều này khiến cho mái nhà trở thành một nhà máy phát điện thu nhỏ nhưng tạo ra nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường Ngoài tạo ra năng lượng điện để cung cấp cho toàn bộ hệ thống thiết bị, phụ tải sử dụng trong hộ gia đình,

Trang 26 dịch vụ kinh doanh hay nhà máy sản xuất, điện năng dư thừa được tạo ra bởi hệ thống điện mặt trời áp mái

Hệ thống điện mặt trời áp mái có 3 loại chính sau đây:

 Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập: gồm hệ thống các tấm pin sẽ hấp thụ nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời để chuyển hóa thành điện năng dưới dạng dòng điện DC Dòng điện DC sinh ra từ các tấm pin sẽ được một bộ sạc DC để sạc vào hệ thống ắc quy hoặc pin lưu trữ Đồng thời, dòng điện một chiều (DC) được bộ biến tần chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều AC để cung cấp cho phụ tải

 Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới: khác biệt so với hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập, hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới không có bộ ắc quy lưu trữ và được đấu nối hòa chung với mạng lưới điện quốc gia Các tấm pin sẽ hấp thu năng lượng mặt trời và chuyển hóa thành nguồn điện 1 chiều Thông qua bộ biến tần, nguồn điện 1 chiều sẽ được chuyển hóa thành nguồn điện xoay chiều có cùng pha, cùng tần số với điện quốc gia Các thiết bị điện trong nhà sẽ sử dụng trực tiếp từ nguồn điện mặt trời, nếu nhu cầu dùng điện của phụ tải thấp hơn lượng điện sản xuất ra thì lượng điện dư sẽ hòa vào lưới điện quốc gia

 Hệ thống điện năng lượng mặt trời Hybrid (hỗn hợp): là sự kết hợp của hai hệ thống điện mặt trời độc lập và hệ thống điện mặt trời hòa lưới Khi ắc quy đã đầy, lượng điện một chiều sẽ được chuyển thành lượng điện xoay chiều thông qua bộ đổi nguồn Nguồn điện này được chuyển đến các phụ tải để sử dụng Nếu như nhu cầu sử dụng ít hơn nguồn điện sản sinh thì lượng điện dư sẽ chuyển lên lưới điện quốc gia Đây là hệ thống điện mặt trời có khả năng phục vụ nhu cầu sử dụng điện một cách tốt nhất Hệ thống này vừa có khả năng lưu trữ điện năng để dự phòng cho trường hợp bị ngắt điện lưới và vừa có khả năng bán lại điện dư thừa cho lưới điện quốc gia

2.2.3 Lợi ích của điện mặt trời Điện mặt trời giúp bảo vệ môi trường, lấy nguyên liệu là ánh sáng nên điện mặt trời bản thân nó không gây ra tiếng ồn, khói bụi trong quá trình sản sinh và tiêu thụ

Trang 27 Điều này giúp giảm hiệu ứng nhà kính và các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường Điện mặt trời áp mái che chắn làm giảm nhiệt cho các văn phòng, nhà xưởng

Những lợi ích điện mặt trời mang lại cho doanh nghiệp là tiết kiệm chi phí điện, giảm chi phí điện đến 90% (đối với các công ty sử dụng điện phần lớn vào ban ngày), hệ thống điện mặt trời rất bền, ít hỏng hóc do đó chi phí bảo trì ít hơn và thời kỳ bảo trì cũng dài hơn Hệ thống điện mặt trời đẹp mỹ quan hơn hệ thống dây điện, hiện đại, không cồng kềnh như các dòng điện khác Hiện tại một số quốc gia kết hợp lặp đặt điện mặt trời với việc trang trí nhà cửa, VD: những tấm pin năng lượng mặt trời được lắp quanh nhà, bề mặt tấm pin được họa tiết thành các bức tranh theo những chủ đề nhất định hoặc có thể kết hợp với nhau tạo ra một bức tranh lớn Đối với nhà nước, hoặc các công ty điện lực thì hệ thống điện mặt trời mái nhà đơn lẻ là hệ thống tự sản tự tiêu, giúp giảm bớt viêc phải truyền tải điện năng đi xa, giúp các công ty điện lực hoặc nhà nước giảm được chi phí lắp đặt hệ thống truyền tải điện đi xa Khi lắp đặt điện mặt trời cho các doanh nghiệp thì đồng hồ 2 chiều của điện lực sẽ ghi nhận Nếu lượng điện mà mặt trời sản xuất ra lớn hơn với mức tiêu thụ của doanh nghiệp thì nguồn điện dư đó sẽ được trừ trong hóa đơn tiền điện, còn có thể bán điện nếu dư

Cuối cùng, hệ thống điện năng lượng mặt trời là một trong những công cụ giúp đạt được chiến lược cũng như cam kết của Chính phủ là “phát thải ròng khí nhà kính sẽ bằng "0" vào năm 2050” Điều này được thể hiện trong Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Năng lượng mặt trời sẽ giúp giảm bớt việc sử dụng năng lượng hóa thạch từ đó giảm bớt lượng khí thải nhà kính và có thể đưa Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải bằng 0 vào năm 2050.

Các quan điểm phân tích dự án

2.3.1.1 Phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư

Theo Jenkins & Harberger (1995), “quan điểm tổng đầu tư (thường được hiểu là quan điểm của ngân hàng) đây là quan điểm tổng hợp của các bên liên quan để thực hiện một dự án Ngân hàng coi dự án đầu tư là một hoạt động tiềm năng để tạo ra những lợi ích tài chính rõ ràng và sử dụng những nguồn vốn tài chính cụ thể Mối quan tâm trước

Trang 28 tiên của ngân hàng là xác định hiệu quả của dự án đầu tư, từ đó đánh giá sự an toàn của lượng vốn vay mà dự án có thể cần đến.” Ngân hàng phân tích và đánh giá nhằm xem xét khả năng hoàn vốn của số vốn vay của ngân hàng Do đó, trong phân tích hiệu quả đầu tư về mặt tài chính, sử dụng suất chiết khấu là WACC (Weighted Average Cost of Captital) để xem xét khả năng sinh lời của đồng vốn đối với cho các bên có liên quan đến dự án

2.3.1.2 Phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư

Chủ đầu tư xem xét mức thu nhập ròng tăng thêm của dự án so với những gì họ có thể thu lợi được trong trường hợp không có dự án Nghĩa là chủ đầu tư xem xét khả năng sinh lời của dự án dựa trên số đồng vốn của chủ đầu tư bỏ ra (lấy tổng dòng tiền của dự án trừ đi dòng tiền đi vay và trả nợ ngân hàng) Khác với ngân hàng, chủ đầu tư cộng vốn vay ngân hàng như khoảng thu tiền mặt và trừ tiền trả lãi vay và nợ gốc như khoản chi tiền mặt Trong phân tích tài chính, sử dụng suất chiết khấu của chủ đầu tư để xem xét suất sinh lợi kỳ vọng của chủ đầu tư

Theo Jenkins & Harberger (1995), “khi sử dụng phân tích kinh tế để ước lượng tỉ suất lợi nhuận của dự án sẽ sử dụng giá kinh tế nhằm ước lượng giá trị của các chi phí và lợi ích của dự án, và thực hiện các hiệu chỉnh nếu thật sự thấy cần thiết, các mức giá kinh tế này đã bao gồm thuế và trợ giá.”

Ngoài ra, nó bổ sung giá trị ngoại tác hay lợi ích kinh tế và chi phí kinh tế mà dự án tạo ra bên ngoài khu vực dự án Phân tích kinh tế sử dụng tỷ lệ chiết khấu kinh tế là chi phí cơ hội của vốn để xác định ai được lợi và ai bị thiệt hại Bằng cách này, các chiến lược được phát triển để giảm thiểu thiệt hại của những người bị ảnh hưởng xấu bởi dự án và huy động sự đóng góp từ những người hưởng lợi từ dự án để phân bổ lợi ích của việc thực hiện dự án một cách hiệu quả và công bằng hơn

Dòng tiền kinh tế = Tổng lợi ích – Chi phí (chi phí đầu tư lẫn hoạt động) được tính theo giá kinh tế

Hệ số chuyển đổi giá (CF) từ giá tài chính sang giá kinh tế để xác định hiệu quả của dự án trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế Giá tài chính được chuyển đổi thành giá kinh tế theo công thức sau:

𝐶𝐹 = Pe/Pf (Jenkins & Harberger, 1995) Trong đó Pe là giá kinh tế của dự án, Pf là giá tài chính của dự án Chi phí và lợi ích kinh tế được xác định như sau:

Chi phí dự án (kinh tế) = chi phí dự án (tài chính) x hệ số chuyển đổi (CF)

Lợi ích dự án (kinh tế) = lợi ích dự án (tài chính) x hệ số chuyển đổi (CF)

Cơ sở lý luận về CBA trong đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

2.4.1 Giới thiệu về sử dụng CBA trong đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

Khái niệm phân tích chi phí lợi ích do kỹ sư Depuit người Pháp đăng trong một bài báo vào năm 1848 và sau này xuất bản chính thức trong các tác phẩm của Alfred Marshall Phương pháp này được ứng dụng trong thực tiễn và rộng rãi trong các dự án lớn Lý thuyết, thực hành phân tích chi phí và lợi ích hiện nay đã thay đổi và được sử dụng rộng rãi để đánh giá đề xuất đầu tư các chính sách công

Theo Layard & Glaister (1994): CBA là phân tích mở rộng của phân tích tài chính, được sử dụng chủ yếu bởi các chính phủ và các cơ quan quốc tế để xem xét một dự án hay chính sách có làm tăng lợi ích cộng đồng hay không, lợi ích kinh tế xã hội được quan tâm nhiều hơn

Theo Mishan & Quah (2020) cũng giải thích: CBA là một phương pháp đánh giá chính sách, trong đó giá trị của tất cả các kết quả chính sách đối với mọi thành viên trong xã hội nói chung được lượng hóa bằng tiền Lợi ích xã hội ròng là thước đo giá trị của chính sách

Trong bài viết “Cost Benefit Analysis in the Context of the Energy Infrastructure Package” Meeus và cộng sự (2013) “đã xem xét đẩy nhanh đầu tư vốn vào cơ sở hạ tầng quan trọng để đáp ứng các mục tiêu chính sách năng lượng của EU Ủy ban châu Âu đề xuất một gói cơ sở hạ tầng năng lượng Gói này bao gồm các quy định mới về hướng dẫn cơ sở hạ tầng năng lượng xuyên châu Âu Quy định kêu gọi phát triển phương pháp phân tích chi phí-lợi ích (CBA) để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn Dự án vì lợi ích chung (PCI).”

Martinez và cộng sự (2017), đã thực hiện đề tài “Cost-Benefit Analysis of Off-Grid Solar Investments in East Africa” Chương trình trình bày kết quả sơ bộ của phân tích chi phí-lợi ích rằng đầu tư vốn vào đổi mới phát triển ở thị trường năng lượng tái

Trang 30 tạo mặt trời ở Đông Phi đã mang lại giá trị gia tăng về lợi ích kinh tế, một trong những chỉ số chính để đánh giá tăng trưởng đầu tư Vì vậy, điều này cho thấy rằng toàn bộ nền kinh tế, trong trường hợp này là nhiều nền kinh tế, sẽ được hưởng lợi từ các khoản đầu tư của USAID

2.4.2 Quy trình phân tích CBA Để thực hiện CBA, chúng ta cần tuân thủ theo trình tự các bước nhất định Tùy theo cách phân chia các tác giả có thể đưa ra các bước khác nhau Có những những tác giả đưa ra 4 bước, 5 bước nhưng cũng có những tác giả đưa ra 8 hoặc 10 bước

Theo Zerbe và Bellas (2006) trong tác phẩm “A Primer for Benefit-Cost Analysis tiến hành CBA có 10 bước như sau:

Bước 1: Làm rõ vấn đề, xác định các thông số cơ bản của dự án

Bước 2: Xác định những phương án thay thế

Bước 3: Đưa ra các giả định

Bước 4: Lập danh sách các tác động của mỗi dự án thay thế

Bước 5: Quy các giá trị cụ thể cho những tác động này

Bước 6: Xử lý các tác động không được số lượng hóa

Bước 7: Chiết khấu giá trị tương lai để có được giá trị hiện tại

Bước 8: Xác định và lý giải các rủi ro

Bước 9: So sánh lợi ích và chi phí

Bước 10: Tiến hành phân tích sau khi dự án kết thúc

Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài này chúng ta áp dụng các bước sau vào để phân tích dự án điện mặt trời 700 MWb, gồm 8 bước:

Bước 1: Xác định các thông số cơ bản, lợi ích và chi phí của dự án

Cần xác định rõ các thông sơ cơ bản của dự án như số năm phân tích, nguồn vốn huy động, chi phí sử dụng vốn, lãi suất ngân hàng lạm phát cũng như các thông số về lợi ích dự án mang lại và chi phí của dự án gồm chi phí đầu tư và chi phí vận hành

Bước 2: Lựa chọn danh mục các dự án thay thế

Trong thực tế một dự án có nhiều giải pháp đưa ra, các giải pháp này có thể thay thế lẫn nhau, làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách chọn phương án nào là tối ưu Trong trường hợp đầu tư điện mặt trời thì nhà đầu tư có thể đưa ra các phương án khác nhau dựa trên địa điểm đầu tư hoặc tỷ lệ vốn vay ngân hàng

Bước 3: Dự đoán những ảnh hưởng về lượng suốt quá trình thực hiện dự án

Theo lý thuyết, thường xây dựng các mô hình, đường biến thiên của chi phí lợi ích theo thứ tự qua các năm, do bất cứ dự án nào cũng có một thời hạn nhất định Chính sự giới hạn về thời gian giúp xây dựng các mô hình biến thiên Trong thực tiễn, đối với những dự đoán về ảnh hưởng lượng hóa trong suốt quá trình dự án người ta phải thường xuyên cập nhật, sẽ xảy ra qua các năm để bổ sung cho nguyên lý, lý thuyết đã đề ra Vì chúng ta phải chính xác hóa dòng chi phí, lợi ích mà những dự đoán ban đầu có thể chưa chính xác

Bước 4: Lượng hóa bằng tiền

Trên cơ sở phân tích các yếu tố chỉ tiêu về lượng thực tiễn / tiềm năng quy đổi ra giá trị bằng tiền Vấn đề quan trọng là phải xác định được giá sản phẩm một đơn vị đã lượng giá ở trên Trong đó có loại cần tính có giá thị trường và có loại không có giá trên thị trường Loại có giá trên thị trường có thể xác định giá chính xác, đó là căn cứ đưa vào tính toán Loại không có giá thị trường phải xác lập hình thức khác để tính giá như: giá tham khảo, giá ẩn, giá mờ (shadow price )

Tuy nhiên trong thực tế thực hiện CBA có những vấn đề khó lượng hóa thành tiền Trường hợp đó có thể để riêng một tiểu mục để nhà thực hiện chính sách xem xét Bản thân những người phân tích cũng không tính toán nổi, nhưng nhìn nhận lại thấy được Một số trường hợp không xác định được lợi ích nhưng tính được chi phí nên không thể dùng CBA Ví dụ như sạt lở đất do xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh

Bước 5: Quy đổi các giá trị đồng tiền đã tính toán

Sau khi đã xác lập được giá trị tiền tệ, để có kết quả chính xác phải quy đổi các giá trị đồng tiền đó Thường quy về năm hiện tại (năm tính toán) Việc quy đổi này sẽ giúp so sánh được chính xác lợi ích và chi phí của dự án do đồng tiền bị mất giá và giá trị tương lại của một đồng tiền luôn nhỏ hơn giá trị hiện tại của đồng tiền đó

B6: Tính toán các chỉ tiêu

Gồm có 4 chỉ tiêu quan trọng NPV; B/C; IRR và thời gian hoàn vốn Tất cả các chỉ tiêu tính toàn này thường phải dựa vào dòng ngân lưu của dự án và phải chiết khấu dòng tiền về giá trị hiện tại

Yếu tố quan trọng đưa vào phân tích r-tỉ lệ chiết khấu, nó phản ánh khả năng thực thi dự án Đặc biệt mối quan hệ r- NPV Nhất là trong bối cảnh có biến động về giá và điều chỉnh thường xuyên của lãi suất ngân hàng Nếu không tiến hành phân tích độ nhạy thì không ứng phó kịp với biến động trong tương lai khi có thay đổi về giá, lãi suất cho vay dẫn đến khả năng thực thi là không thể Bởi vì trong thực tế nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào cũng thường xuyên biến động

B8: Đề xuất các phương án

Các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án

2.5.1 Chỉ số giá trị hiện tại ròng NPV Đây là phương pháp xác định giá trị hiện tại ròng của dòng tiền dự án theo các quan điểm tổng đầu tư, chủ đầu tư và toàn bộ nền kinh tế với một suất chiết khấu tối thiểu thể hiện được chi phí cơ hội của vốn thường được sử dụng là WACC Khi NPV của một dự án được tính theo các tiêu chuẩn kinh tế có giá trị dương hoặc bằng không có nghĩa là dự án này sẽ mang lại những giá trị là cho nền kinh tế tốt hơn Ngược lại NPV âm có nghĩa là dự án này sẽ góp phần làm cho nền kinh tế xấu hơn hoặc sẽ mạng lại kết quả lỗ cho công ty Cùng một mức sinh lợi yêu cầu, cùng một số vốn đầu tư và cùng thời gian đầu tư, khi phải lựa chọn giữa các dự án thay thế nhau thì lựa chọn dự án có giá trị NPV lớn nhất

Theo Jenkins & Harberger (1995), NPV của dự án được xác định theo công thức sau:

Ct: Chi phí năm t r: Suất chiết khấu n: Thời gian hoạt động của dự án

Thời gian hoạt động của dự án thường được tính theo năm, thời gian này thường được xác định dựa trên tuổi thọ của các tài sản quản trọng của dự án Đối với dự án điện mặt trời thì thời gian của dự án được xác định dựa trên tuổi thọ của tấm pin mặt trời, thường là 20 năm

2.5.2 Chỉ số suất sinh lời nội tại IRR

Theo Ilmanen và cộng sự (2019), suất sinh lời nội tại IRR là hệ số mà qua đó giá trị lợi ích và chi phí là bằng nhau khi quy về hiện tại, hay NPV bằng 0 tại suất chiết khấu bằng IRR Hệ số IRR tương đương với tỉ lệ chiết khấu r, có thể xác định bằng cách suy diễn khi thỏa mãn biểu thức sau:

IRR được các tổ chức tài chính sử dụng rộng rãi Giá trị IRR sau khi tính toán sẽ được so sánh với lãi suất về tài chính hoặc tỉ lệ chiết khấu để xem xét mức độ hấp dẫn về tài chính hoặc kinh tế của dự án Suất sinh lời nội tại IRR có một vai trò rất quan trọng trong việc xác định tỉ lệ chiết khấu r phù hợp cho một dự án Trong nhiều trường

Trang 34 hợp, thông qua việc xác định IRR người ta có thể suy đoán các chỉ tiêu khác của dự án hoặc chương trình như giá trị NPV, B/C hoặc thời gian hoàn vốn

2.5.3 Chỉ số Lợi ích-Chi phí B/C Đây là chỉ số phân tích mang tính phổ biến và được áp dụng rộng rãi Tỷ số lợi ích – chi phí được tính bằng cách đem chia giá trị hiện tại của ngân lưu lợi ích và giá trị hiện tại của ngân lưu chi phí, chi phí cơ hội vốn được chọn làm suất chiết khấu, thường được sử dụng là WACC Một dự án sẽ được lựa chọn khi có giá trị tỷ số B/C lớn hơn hoặc bằng 1 Ngược lại nếu B/C bé hơn 1 thì dự án sẽ lỗ và sẽ không được lựa chọn Trong trường hợp các dự án loại trừ lẫn nhau thì dự án có tỷ số B/C lớn nhất sẽ được lựa chọn (trong điều kiện các thông số khác của các dự án là tương đương với nhau) Trong thực tế, ngoài chỉ số B/C thì nhà đầu tư hoặc chình quyền có thể dựa vào các chỉ số khác nữa như NPV và IRR để xác định hiệu quả của dự án đầu tư

2.5.4 Chỉ số thời gian hoàn vốn

Theo Mishan & Quah (2020), thời gian hoàn vốn được xác định bằng cách sau Trước tiên chúng ta sẽ tính dòng tiền tích lũy Sau đó, dự vào dòng tiền tích lũy ta sẽ tính thời gian hoàn vốn Thời gian hoàn vốn sẽ bằng thời gian trước lúc dòng tiền chuyển từ âm sang dương cộng với tỷ số giữa số tiền còn thiếu trong năm đó chia cho tổng số tiền kiếm được ở năm tiếp theo Đối với các dự án đầu tư, thời gian hoàn vốn càng bé càng tốt Thời gian hoàn vốn có thể tính theo năm, tháng hoặc theo ngày Thời gian hoàn vốn thường phù hợp với các dự án có thời gian hoàn vốn ngắn, đặc biệt là các dự án công nghệ cao Thời gian hoàn vốn có nhược điểm là không tính đến dòng tiền sau khi hoàn vốn do đó thường không phù hợp với những dự án có thời gian đầu tư dài

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI 700 KWP KHÍA CẠNH TÀI CHÍNH

Các giả định và thông số mô hình cơ sở của dự án

3.1.1 Thời điểm phân tích, đồng tiền sử dụng

Thời điểm phân tích dự án là từ năm 2019, dự kiến triển khai xây dựng trong năm

2019, thời gian khai thác vận hành là từ năm 2020 Thời gian phân tích dự án là 20 năm, từ năm 2020 đến 2039 Đồng tiền được sử dụng trong dự án là Việt Nam đồng Tuy nhiên, do tiền điện được nhà nước mua bằng giá Đô la Mỹ nên dự án tham khảo tỷ giá của Ngân hàng trung ương để tính ra doanh thu của dự án

Trong giai đoạn lạm phát, lợi ích và chi phí thị trường không thể hiện được giá trị thực của hiệu quả chi phí Giá trị thực sự của lợi ích và chi phí có thể tăng lên mặc dù giá trị thực tế không tăng lên Do đó, khi đánh giá dòng tiền của dự án, lợi ích và chi phí của dự án nên được điều chỉnh theo những biến đổi về lạm phát trong vòng đời hoạt động của dự án Bảng sau đây thể hiện tỷ lệ lạm phát của Việt Nam và Hòa kỳ từ 2013-

2020 Để tài này sẽ sử dụng giá trị trung bình của làm phát trong giai đoạn trên làm số liệu tính toán đối với dòng tiền của dự án

Bảng 3 1: Số liệu lạm phát của Việt Nam và Hoa Kỳ

Nguồn: Ngân hàng thế giới (2022)

Dự án sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Vietcombank, từ năm 2019 bắt đầu khởi công đến khi nghiệm thu hoàn thành dự kiến 12 tháng Số vốn vay ngân hàng bằng 50% vốn đầu tư Phương án trả là trả nợ gốc đều và trả lãi hàng năm, thời gian vay ngân hàng là 6 năm, lãi suất hàng năm là 9,4%

3.1.3 Thông số vận hành khai thác của dự án

Số ngày hoạt động trong năm là 365 ngày Công suất thiết kế là là 700 KWb, trong đó có 1.450 tấm pin công suất 345W và 556 tấm pin công suất 360W Với số giờ nắng trung bình ở Tây Ninh là 2592 giờ/năm, dự kiến mỗi ngày sẽ phát ra được lượng điện là 3024 KWh, mỗi năm sẽ phát ra lượng điện là 1.088.640 KWh

3.1.4 Doanh thu tài chính của dự án

Doanh thu của dự án là doanh thu từ việc bán điện cho Công ty Điện lực theo sản lượng hòa lưới vào hệ thống lưới điện quốc gia

Doanh thu bán điện = Sản lượng điện sản xuất ra * Đơn giá quy đổi (VNĐ)

Sản lượng điện được tính toán trong luận văn tối đa 70% công suất của dự án tùy theo thời gian nắng và mưa Sau khi vận hành thời gian chốt chỉ số sản lượng được CĐT và Điện lực xác nhận vào ngày 01 – 05 hàng tháng thông qua công tơ đo đếm hai chiều Giá bán điện cố định thực hiện theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg được ban hành ngày 06/4/2020 là 8,38 Uscent/kWh, tương đương 1.943 đồng/kWh trong năm 2020 Trong những năm tiếp theo đơn giá quy đổi được xác định dựa trên tỷ lệ làm phát của đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ Lạm phát của đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ được trình bày chi tiết trong mục 3.1.1 Từ các thông số trên chi tiết về doanh thu của dự án trong 20 năm được trình bày trong bảng sau đây

Bảng 3 2: doanh thu của dự án

Giá bán điện (đồng/kWh)

3.1.5 Chi phí tài chính của dự án

Chi phí tài chính của dự án gồm 2 phần lớn đó là chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành hàng năm Chi phí đầu tư ban đầu bao gồm: chi phí mua các tấm pin, biến tầng và các thiết bị điện khác, chi phí máy biến áp và trạm biến áp, chi phí mua đất Chi phí đầu tư ban đầu được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3 3: Vốn đầu tư xây dựng dự án

STT Nội dung Thành tiền

1 Chi phí các tấm pin quang điện PV 4.375.000.000

2 Chi phí tủ gom compiner box DC 1500V 160.000.000

3 Chi phí bộ biến tần inverter 880.000.000

4 Chi phí hệ thống cáp ngầm DC 1500V 400.000.000

5 Chi phí hệ thống cáp ngầm AC 600V 300.000.000

6 Chi phí nhân công lắp phần điện 294.000.000

7 Chi phí nhân công dựng trụ, lắp xà gồ 300.000.000

8 Chi phí đường dây cáp ngầm 22kV 200.000.000

9 Chi phí trạm nâng áp 1000KVA 0,4/22 kV 900.000.000

10 Chi phí vật tư trụ và dàn khung xà để lắp các tấm pin quang điện

Tổng mức đầu tư của dự án 9.700.000.000

Tổng hợp chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành dự án trong vòng 20 năm của dự án được cho trong bảng sau Trong đó chi phí vận hành được ước lượng là 0,5% chi phí đầu tư, chi phí sự cố được ước lượng là 0,3% doanh thu và thuế thu nhập hộ kinh doanh là 1,5% doanh thu (Theo Thông tư số 92 của Bộ Tài Chính, năm 2015)

Bảng 3 4: Tổng hợp chi phí của dự án Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm CP mua điện (ban đêm) Đầu tư (ban đầu và bảo hành)

CP vận hành (0,5%* CP đầu tư)

Tổng chi phí của dự án

3.1.6 Nguồn vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn WACC

Trong dự án này vốn đầu tư cho dự án bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn đi vay nên tác giả sử dụng chi phí vốn bình quân trọng số WACC trong phân tích dự án WACC được sử dụng để tính toán chỉ số NPV cũng như so sánh với IRR trong việc đánh giá và lựa chọn dự án theo quan điểm tổng đầu tư

WACC: phí sử dụng vốn trung bình có trọng số được xác định theo công thức sau:

E: Giá trị vốn chủ sở hữu

D: Giá trị vốn đi vay r e: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu r d : Chi phí sử dụng vốn vay ngân hàng

Dự án có tổng vốn đầu tư là 9.700.000 đồng, với số vốn đi vay là 4.850.000 đồng, lãi suất đi vay là 9,4%/năm Thời gian đi vay vốn là 6 năm Chi phí sử dụng vốn của chủ sở hữu được sử dụng là 14% (dựa trên suất sinh lời hiện tại của nguồn vốn của chủ sở hữu) Từ các thông số trên và dựa vào công thức tính toán được trình bày phía trên ta có bảng tính toán WACC như sau:

Bảng 3 5: Chi phí sử dụng vốn trung bình WACC

Chỉ số Đơn vị Giá trị

Giá trị vốn chủ sở hữu (E) Triệu đ 9.700

Giá trị vốn vay (D) Triệu đ 4.850

Tổng vốn đầu tư dự án Triệu đ 4.850

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (re) % 14,0

Chi phí sử dụng vốn vay (rd) % 9,4

Chi phí sử dụng vốn trung bình

Kết quả phân tích tài chính mô hình cơ sở của dự án

Với các thông số phân tích được trong phần 3.1 ta tổng hợp được ngân lưu của dự án Ngân lưu của dự án sẽ được phân tích theo hai quan điểm đó là quan điểm tổng đầu tư và quan điểm chủ sở hữu Sau đây là bảng tổng hợp ngân lưu của dự án

Bảng 3 6: Tổng hợp ngân lưu của dự án

Giá trị còn lại và thu hồi

Dòng tiền theo quan điểm tổng đầu tư (Thu-Chi)

Dòng tiền đi vay và trả nợ

Dòng tiền theo quan điểm chủ đầu tư

3.2.1 Kết quả phân tích tài chính trên quan điểm tổng đầu tư

Với kết quả phân tích như trên ta vẽ sơ đồ ngân lưu dự án theo quan điểm tổng đầu tư như hình sau đây:

Hình 3 1: Ngân lưu dự án theo quan điểm tổng đầu tư

Thông qua việc phân tích những khoản tài chính tiềm năng của dự án nhằm xác định được dòng tiền của dự án Sau đây dự án sẽ được phân tích các chỉ số tài chính trên quan điểm tổng đầu tư, hay còn gọi là quan điểm của ngân hàng Các chỉ số phân tích bao gồm giá trị hiện tại ròng NPV, suất sinh lời nội tại IRR, hệ số B/C và thoài gian hoàn vốn Suất chiết khấu được sử dụng là chi phí sử dụng vốn trung bình WACC Kết quả phân tích chi tiết theo quan điểm tổng đầu tư được trình bày tại bảng sau:

Ngân lưu dự án theo quan điểm tổng đầu tư (triệu đ)

Bảng 3 7: Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư

STT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Kết quả

2 Giá trị hiện tại ròng

3 Suất sinh lời nội tại

4 Chỉ số lợi ích/chi phí

Với kết quản trên ta thấy giá trị NPV của dự án là khoảng 7,7 tỷ đồng Giá trị này lớn hơn không thể hiện dự án khả thi về mặt tài chính Giá trị này thể hiện sau khi đã chiết khấu dòng tiền dự án còn lời 7,7 tỷ đồng quy về thời điểm hiện tại Suất sinh lời nội tại IRR",1%, lớn hơn WACC Điều này thể hiện dự án khả thi về mặt tài chính, hay suất sinh lời của dự án cao hơn chi phí sử dụng vốn trung bình, dự án đáng để đầu tư Hệ số B/C= 1,73, lớn hơn 1, thể hiện dự án có lợi ích lớn hơn chi phí là 1,7 lần, hay đầu tư dự án sẽ có lợi về mặt tài chính Cuối cùng, thời gian hoàn vốn của dự án là 5 năm 11 tháng So với thời gian vận hành của dự án là 20 năm thì thời gian hoàn vốn trên là khá triển vọng và thu hút được nhà đầu tư

3.2.2 Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư

Với kết quả phân tích như phần trên ta vẽ sơ đồ ngân lưu dự án theo quan điểm chủ đầu tư như hình sau đây:

Hình 3 2: Ngân lưu dự án theo quan điểm chủ đầu tư

Tiếp theo dự án sẽ được phân tích theo quan điểm chủ đầu tư Quan điểm chủ đầu tư còn gọi là quan điểm chủ sở hữu, chính là phân tích ngân lưu dựa trên dòng tiền đi vô và đi ra tài khoản của chủ đầu tư Nói cách khác dòng điền chủ đầu tư chính là dòng tiền tổng đầu tư trừ đi khoản đi vay và trả lãi Các chỉ số được phân tích cũng tương tự như phân tích tài chính bao gôm NPV, IRR, B/C và thời gian hoàn vốn Suất chiết khấu được sử dụng trong trường hợp này là suất sinh lời hiện tại trên vốn chủ đầu tư, suất sinh lời này được ước lượng là 14% Phân tích chi tiết đối với dòng tiền chủ đầu tư được cho trong bảng sau:

Ngân lưu dự án theo quan điểm chủ đầu tư (triệu đ)

Bảng 3 8: Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư

STT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Kết quả

2 Giá trị hiện tại ròng

3 Suất sinh lời nội tại

4 Chỉ số lợi ích/chi phí

Với kết quản trên ta thấy giá trị NPV của dự án là 5,8 tỷ đồng Giá trị này lớn hơn không thể hiện dự án khả thi về mặt tài chính Giá trị này thể hiện sau khi đã chiết khấu dòng tiền và trả nợ ngân hàng, chủ đầu tư còn lời 5,8 tỷ đồng quy về thời điểm hiện tại Suất sinh lời nội tại IRR&,1%, lớn hơn suất sinh lời hiện tại của chủ đầu tư là 14% Điều này thể hiện dự án khả thi về mặt tài chính Hệ số B/C= 2,36, lớn hơn 1, thể hiện dự án có lợi ích lớn hơn chi phí là 2,36 lần Hệ số B/C theo quan điểm chủ đầu tư cao hơn hệ số B/C theo quan điểm tổng đầu tư là do tác dụng của đòn bẩy tài chính Cuối cùng, thời gian hoàn vốn của dự án theo quan điểm chủ sở hữu là 7 năm 1 tháng Thời gian này cao hơn thời gian hoàn vốn theo quan điểm tổng đầu tư vì thời gian đi vay và trả lãi trong vòng 6 năm (thời điểm đầu của dự án) Nếu đi vay và trả đều trong

20 năm thì kết quả thời gian hoàn vốn sẽ ngắn hơn.

Phân tích rủi ro của dự án

3.3.1 Nhận diện các rủi ro liên quan đến dự án

Các tiêu chí đánh giá dự án hiệu quả dự án như NPV, IRR và B/C bị ảnh hưởng bởi tập hợp các thông số như chi phí đầu tư, chi phí vận hành và các thông số về doanh thu nhập dự kiến của dự án Đối với các thông số đầu tư ban đầu, khi chi phí mua thiết bị như biến tần, hay tấm pin mặt trời thay đổi sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chi phí đầu tư của dự án Ngày nay, giá thiết bị này ngày càng rẻ, do pin mặt trời ngày càng được sử

Trang 47 dụng nhiều Do đó, các nhà sản xuất đạt được lợi thế về mặt quy mô dẫn đến giá thành của thiết bị ngày càng rẻ hơn Do đó, khi phân tích dự án, chúng ta cần phân tích sự thay đổi của giá thiết bị đầu vào Đối với phần doanh thu thì giá bán điện là một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của dự án Hiện tại, việc phân tích ảnh hưởng của giá bán điện cho EVN đến kết quả kinh doanh của dự án là một việc làm hết sức cần thiết vì nhà nước hoặc tập đoàn điện lực cần định lượng được giá bán điện như thế nào để mang lại lợi ích hài hòa giữa các bên liên quan Nếu giá bán điện quá cao thì EVN sẽ thiệt hại, ngược lại giá bán điện quá thấp thì không thu hút được nhà đầu tư Do đó, trong phần phân tích rủi ro này, tác giả sẽ phân tích sự thay đổi của giá điện tác động đến lợi nhuận của dự án từ đó có thể đề xuất một mức giá bán điện phù hợp trong tương lại

Ngoài giá bán điện thì số giờ nắng cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của dự án Số giờ nắng lại thay đổi tùy thuộc vào từng địa phương Do đó, việc phân tích sự thay đổi của số giờ nắng ảnh hưởng đến lợi nhuận của dự án cũng khá quan trọng Nó góp phần trả lời câu hỏi nếu dự án này đầu tư tại những nơi khác liệu còn có lợi nhuận hay không? Hoặc từ phân tích này, nhà nước có thể đề xuất mức giá mua khác nhau đối với những khu vực khác nhau nhằm phát triển đồng đều hệ thống điện mặt trời tại các địa phương khác nhau nhằm hạn chế việc truyền tải điện năng đi xa sẽ gây thất thoát và lãng phí điện năng

Ngoài số giờ nắng thì lạm phát của đồng Đô la Mỹ cũng là yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến doanh thu Vì nếu lạm phát đồng Đô la Mỹ cao thì giá mua điện sẽ bị giảm do nhà nước mua cố định với giá USD Do đó, nếu lạm phát Đô la Mỹ cao thì hiệu quả của dự án sẽ giảm Do đó, trong phần phân tích rủi ro dự án, tác giả sẽ đưa phần lạm phát của Đô là Mỹ là một thông số đầu vào trong phân tích rủi ro

Ngoài các yếu tố trên thì một số yếu tố khác như lạm phát đồng Việt Nam, sự suy giảm hiệu suất tấm pin, chi phí bảo trì, chi phí sữa chữa cũng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của dự án Tuy nhiên, dựa vào ý nghĩa thực tiễn cũng như mức độ tác động của các yếu tố, tác giả chọn 4 yếu tố đầu vào là chi phí đầu tư ban đầu (chủ yếu là chi phí đầu tư mua trang thiết bị), giá bán điện, số giờ nắng và lạm phát đồng Đô la Mỹ làm 4

Trang 48 yếu tố rủi ro chính để phân tích ảnh hưởng đến lợi nhuận của dự án điện mặt trời 700KWp Để phân tích rủi ro trong dự án này, tác giả sử dụng các kỹ thuật đó là: phân tích độ nhạy một chiều, phân tích độ nhạy 2 chiều và phân tích kịch bản Các phân tích dựa vào sự biến đổi chính của 4 thông số đầu vào đó là: sử thay đổi của chi phí đầu tư ban đầu, giá bán điện, số giờ nắng trong năm và lạm phát của đồng Đô la Mỹ Chi tiết về việc phân tích rủi ro được trình bày trong các phần tiếp theo

3.3.2 Phân tích độ nhạy tài chính

Phân tích độ nhạy một chiều và hai chiều được tiến hành để kiểm tra mức thay đổi của các biến kết quả dự án như NPV, IRR so với sự thay đổi của các biến đầu vào trong điều kiện các biến còn lại không đổi Trong bài viết này, tác giả sẽ phân tích chi phí đầu tư ban đầu thay đổi từ (60%-150%), đầu tư ban đầu có tăng cao hơn, hoặc thấp hơn phương án ban đầu do sự biến động của giá thị trường Giá bán điện thay đổi từ (50%-100%) vì trong bối cảnh hiện tại nhà nước đang có xu hướng điều chỉnh giá mua điện mặt trời giảm, nên tác giả chỉ phân tích giá trị thấp hơn thông số ban đầu Số giờ nắng thay đổi từ (60%-110%) vì dung sai trên bao quát được việc thay đổi số giờ nắng các địa phương tại Việt Nam, ở mức 60% thì tương đương với tỉnh Thái Nguyên và ở mức 110% thì tương đương với tỉnh Ninh Thuận Cuối cùng là việc thay đổi lạm phát của đồng Đô la Mỹ, với sự khó khăn của thị trường toàn cầu và tác động của cuộc chiến tranh Nga và Ucraina thì việc đồng Đô la Mỹ làm phát cao là có thể xảy ra Trong bài viết này, tác giả sẽ phân tích làm phát USD thay đổi từ 0% đến 5% Việc phân tích độ nhạy được sử dụng bằng phần mềm Excel

3.3.2.1 Phân tích độ nhạy một chiều a Thay đổi chi phí đầu tư ban đầu (60%-150%)

Bảng 3 9: Phân tích độ nhạy về chi phí đầu tư ban đầu

Quản điểm tổng đầu tư Quan điểm chủ sở hữu

Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy khi chi phí đầu tư ban đầu thay đổi từ (60%-150%) thì giá trị NPV theo quan điểm tổng đầu tư dao động từ 5.820 đến 14.550 triệu đồng IRR theo quan điểm tổng đầu tư giao động từ 14,3% đến 36,8% NPV theo quan điểm chủ sở hữu dao động từ 794 đến 9.813 triệu đồng IRR theo quan điểm chủ sở hữu giao động từ 15,0%đến 94,8% Từ kết quả trên ta thấy tất cả các chỉ số của dự án đều tốt khi chi phí đầu tư ban đầu thay đổi Khi chi phí đầu tư ban đầu tăng lên mức 150% thì NPV của theo quan điểm tổng đầu tư và theo quan điều chủ đầu tư đều dương Điều này nghĩa là với chi phí đầu tư ban đầu tăng cao như vậy dự án vẫn có lợi về mặt tài chính

Trang 50 b Thay đổi giá bán điện (50%-100%)

Bảng 3 10: Phân tích độ nhạy về giá bán điện

Quản điểm tổng đầu tư Quan điểm chủ sở hữu

Nhận xét: Dựa vào bảng kết quả trên ta thấy khi giá bán điện cho EVN thay đổi từ 50%-100%), tương đương từ 4,19 đến 8,38 Cent/KWh thì giá trị NPV theo quan điểm tổng đầu tư dao động từ -1.077 đến 7.697 triệu đồng IRR theo quan điểm tổng đầu tư giao động từ 10,1% đến 22,1% NPV theo quan điểm chủ sở hữu dao động từ -1.767 đến 5.805 triệu đồng IRR theo quan điểm chủ sở hữu giao động từ 10,3% đến 26,6% Từ kết quả trên ta thấy nếu giá bán điện cho EVN dưới 5 Cent/KWh thì dự án sẽ không có lợi về mặt tài chính do NPV theo quan điểm chủ đầu tư bé hơn không Với mức giá này, chủ đầu tư sẽ bị lỗ khi đầu tư vào dự án điện mặt trời Tương tự với mức giá mua điện mặt trời dưới 5 Cent/KWh thì suất sinh lời theo quan điểm chủ đầu tư sẽ dưới 14%, là suất sinh lời hiện tại của chủ đầu tư

Trang 51 c Thay đổi số giờ nắng (60%-110%)

Bảng 3 11: Phân tích độ nhạy về số giờ nắng

Số giờ nắng trên năm

Quản điểm tổng đầu tư Quan điểm chủ sở hữu

Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy khi số giờ nắng thay đổi từ (60%-110%) thì giá trị NPV theo quan điểm tổng đầu tư dao động từ 678 đến 9.452 triệu đồng IRR theo quan điểm tổng đầu tư giao động từ 12,7% đến 24,4% NPV theo quan điểm chủ sở hữu dao động từ -253 đến 7.319 triệu đồng IRR theo quan điểm chủ sở hữu giao động từ 13,5% đến 30% Từ kết quả trên ta thấy hầu hết các trường hợp thì dự án có lợi về mặt tài chính Tuy nhiên, với trường hợp số giờ nắng 60%, tương đương 1.555 giờ một năm, tương đương với số giờ nắng một số tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên, thì dự án không khả thi về mặt tài chính, hay dự án sẽ bị lỗ trong trường hợp này Trong trường hợp đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên, muốn dự án có lời thì nhà nước cần phải mua điện với giá cao hơn 8,38 Cent/KWh, hoặc giá đầu tư trang thiết bị phải giảm hơn so với giá hiện tại

Hiện tại Chính Phủ Việt Nam chưa phân loại giá ở các tỉnh theo vùng bức xạ - giờ nắng xấu, trung bình, tốt

Do giá mua của Chính phủ Việt Nam quy định thống nhất một giá trên tất cả các tỉnh thuộc Việt Nam nên tất cả lượng điện năng phát ra trong ba trường hợp phân tích ở các khu vực tỉnh, thành phố có giờ nắng xấu, trung bình, tốt sẽ được bán trực tiếp cho Ngành điện tại các tỉnh thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Trang 53 c Thay đổi lạm phát Đô la Mỹ (0%-5%)

Bảng 3 12: Phân tích độ nhạy về lạm phát Đô la Mỹ

Quản điểm tổng đầu tư Quan điểm chủ sở hữu

Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy khi lạm phát đồng Đô la Mỹ thay đổi từ (0%-4%) thì giá trị NPV theo quan điểm tổng đầu tư dao động từ 4.111 đến 9.764 triệu đồng IRR theo quan điểm tổng đầu tư giao động từ 18,3% đến 23,8% NPV theo quan điểm chủ sở hữu dao động từ 2.931 đến 7.441 triệu đồng IRR theo quan điểm chủ sở hữu giao động từ 21,5% đến 28,8% Từ kết quả trên ta thấy tất cả các trường hợp thay đổi về lạm phát đồng USD, dự án đều có lợi về mặt tài chính hay NPV tất cả các trường hợp đều lớn hơn không và IRR tất cả các trường hợp đều cao hơn suất sinh lời yêu cầu

3.3.2.2 Phân tích độ nhạy hai chiều a Tác động của giá bán điện và số giờ nắng đến NPV

Bảng 3 13: Phân tích độ nhạy hai chiều: giá bán điện và số giờ nắng

Kết quả tính toán là giá trị NPV (ĐV: triệu đồng)

Số giờ nắng trên năm

Phần trên ta đã phân tích độ nhạy một chiều, phần này chúng ta sẽ phân tích độ nhạy hai chiều Trong bài viết này, tác giả chọn dòng tiền theo quan điểu chủ đầu tư và chỉ số NPV để phân tích cho các phân tích độ nhạy hai chiều

Với kết quả phân tích sự thay đổi đồng thời của giá bán điện và số giờ năng trong bảng trên ta thấy, hiệu quả tài chính của dự án phụ thuộc vào cả hai yếu tố đó là giá bán điện và số giờ nắng Với những vùng có số giờ nắng tốt khoảng 2851 giờ nắng trong năm (Ninh Thuận là một ví dụ) thì hiệu quả dự án là cao nhất Với khu vực này giá mua điện từ 5 Cent/KWh là dự án đã có lời Với những nơi có số giờ nắng khá, khoảng 2333 giờ trong năm (các tỉnh miền Tây là một ví dụ) thì giá mua điện phải cao hơn 5,87 Cent/KWh thì chủ đầu tư mới có lời Đối với những khu vực có số giờ nắng thấp, khoảng 1814 giờ trên năm (các tỉnh miền Bắc là một ví dụ) thì giá mua điện phải từ 7,96 Cent/KWh thì chủ đầu tư mới có lời

Từ các phân tích trên ta thấy, nếu nhà nước muốn khuyến khích phát triển điện mặt trời đồng đều giữa các khu vực, đảm bảm an ninh năng lượng quốc gia thì cần xem xét đến việc ban hành khung giá khác nhau ở các địa phương khác nhau nhằm phân đạt được sự hài hòa trong việc phát triển điện mặt trời ở các tỉnh thành khác nhau của Việt Nam b Thay đổi giá bán điện và chi phí đầu tư ban đầu

PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI 700 KWP VỀ KHÍA CẠNH KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG

Lợi ích kinh tế của dự án

Lợi ích kinh tế của dự án được xác định dựa trên tổng sản lượng điện mà dự án tạo ra để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và được tính bằng cách nhân giá mua điện của nền kinh tế điện Việt Nam với tổng sản lượng điện của dự án Như đã mô tả trong Chương 2, toàn bộ điện do dự án sản xuất được sử dụng để bù đắp một phần lượng điện thiếu hụt mà Công ty Điện lực Việt Nam phải mua và nhập khẩu từ các nguồn khác và từ các quốc gia khác nhau Trong bài báo này, nhóm tác giả sẽ xem xét sản lượng điện mà Việt Nam phải mua lại của Lào

Trên cơ sở đó giá điện kinh tế của dự án được xác định như sau:

Giá bán điện kinh tế của dự án = Giá mua điện của EVN x CFgiá điện

Với mức giá mua điện từ Lào năm 2020 được Chính phủ thông qua là 6,95 Uscent/kWh (Minh Anh, 2020) và giá mua điện mặt trời của Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2020 đối với dự án được Chính phủ phê duyệt là 8,38Uscent/kWh Tác giả sử dụng hệ số tỷ giá hối đoái kinh tế (SERF) được Ngân hàng thế giới sử dụng khi phân tích dự án vững mạnh khí hậu tích hợp & sinh kế bền vững ĐBSCL là 1,11 (World Bank, 2016) Từ cơ sở đó, tác giả tính toán được hệ số chuyển đổi giá điện kinh tế là 0,921 chi tiết tính toán được trình bày trong phụ lục 7.

Chi phí kinh tế của dự án

4.2.1 Chi phí đầu tư ban đầu

Chi phí đầu tư ban đầu của dự án bao gồm xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí mua đất chi phí khác và chi phí dự phòng

Chi phí thiết bị của dự án bao gồm: Chi phí các tấm pin quang điện PV; Chi phí tủ gom compiner box DC 1500V; Chi phí bộ biến tần inverter; Chi phí hệ thống cáp ngầm DC 1500V; Chi phí hệ thống cáp ngầm AC 600V; Chi phí đường dây cáp ngầm 22kV; Chi phí trạm nâng áp 1000KVA 0,4/22 kV Theo hồ sơ thuyết minh thì dự án sử dụng 100% thiết bị nhập khẩu Trong hợp đồng nhập khẩu thiết bị, thiết bị sẽ được vận chuyển đến Tây Ninh Do đó, hệ số chuyển đổi thiết bị đối với dự án được tính toán xác đinh với giá trị là 1,000

Chi phí xây dựng: do dự án chủ yếu lắp đặt tại địa phương và sử dụng hoàn toàn lao động trong nước tại địa phương nên tác giả cho giả định hệ số chuyển đổi bằng 1,0 Tương tự với chi phí xây dựng, đối với các chi phí đầu tư khác của dự án như tư vấn xây dựng, quản lý dự án, chi phí khác, dự phòng…tác giả giả định hệ số chuyển đổi bằng 1,0 Như vậy tổng hợp các khoản chi phí đầu tư ban đầu, ta xác định được hệ số chuyển đổi CF cho từng hạng mục đầu tư cụ thể như sau:

Bảng 4 1: Hệ số chuyển đổi chi phí đầu tư

Các loại chi phí Hệ số chuyển đổi CF Chi phí đầu tư trang thiết bị 1,00

Chi phí tư vấn thiết kế 1,00

4.2.2 Chi phí hoạt động kinh tế

Chi phí lao động trong suốt quá trình hoạt động dự án thì tương tự như chi phí xây dựng, dự án sử dụng chủ yếu lao động tại địa phương nên tác giả giả định hệ số chuyển đổi CF bằng 1,0 Đối với các chi phí còn lại như chi phí bảo trì, chi phí thuê đất, chi phí sử dụng điện, chi phí quản lý, chi phí khác tác giả cũng giả định hệ số chuyển đổi CF bằng 1,0

Tổng hợp các khoản chi phí quá trình hoạt động dự án, ta xác định được hệ chuyển đổi CF cho từng hạng mục cụ thể như sau:

Bảng 4 2: Hệ số chuyển đổi chi phí hoạt động

Các loại chi phí Hệ số chuyển đổi CF

Chi phí điện sử dụng 1,00

Phân tích các ngoại tác của dự án

Trang 63 Đối với dự án điện mặt trời, khi kết thúc vòng đời 20 năm thì dự án sẽ có các chất thải rắn như là tâm pin và các thiết bị điện Chất thải rắn, theo dữ liệu công bố của nhà sản xuất tấm pin mặt trời Q-CELL thì tuổi thọ của tấm pin mặt trời khoảng 25 năm (Qcells, 2020) sau khoảng thời gian trên các tấm pin (PV) sẽ không còn được sử dụng, khi đó các tấm pin này sẽ được loại bỏ

Theo nghiên cứu và kết luận của cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (International Renewable Energy Agency) thì phần lớn các tấm pin mặt trời thải ra thuộc về loại rác thải thông thường (Hoàng Phương, 2021), theo phân tích của các chuyên gia đầu ngành năng lượng thì các tấm pin hoàn toàn có thể tái chế sử dụng lại tuy nhiên chi phí cho việc tái chế cao hơn so với chi phí sản xuất mới

Do đó, tác giả giả định toàn bộ các tấm pin hết hạn sử dụng đều được xử lý theo rác thải rắn thông thường, khi đó chi phí để xử lý toàn bộ các tấm pin của dự án tính toán bằng cách lấy trọng lượng rác thải rắn nhân với đơn giá xử lý rác do UBND tỉnh Lào Cai ban hành (UBND tỉnh Lào Cai, 2020) Kết quả quá trình tính toán thu được được chi phí xử lý các tấm pin hết hạng sử dụng là 52,56 triệu đồng, chi tiết tính toán trình bày tại phụ lục 8 Ô nhiễm môi trường, cấu tạo của các tấm pin năng lượng mặt trời (PV) gồm có ngoài khung nhôm và hộp đấu nối, tấm pin mặt trời thường có 5 lớp “Trong số 5 lớp này chỉ có lớp tế bào quang điện (solar cell) dày khoảng 0,2 mm, là có thể chứa những chất có thể gây ra ô nhiễm môi trường” “Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (International Renewable Energy Agency), các thí nghiệm xác định mức độ rò rỉ các chất từ pin mặt trời được thực hiện ở Mỹ, Đức và Nhật Bản xác định được nồng độ đối với cadmium là từ không phát hiện ra đến 0,22 mg/lít và đối với chì (Pb) từ không phát hiện ra đến 11 mg/lít Kết luận đưa ra là phần lớn các tấm pin mặt trời thải ra thuộc về loại rác thải thông thường” (Hoàng Phương, 2021) Hiện tại tác giả chưa có nguồn dữ liệu thống kê cụ thể liên quan đến việc xử lý các chất thải từ các tế bào quang điện nên chưa định lượng cụ thể được giá trị ngoại tác này

Một trong những ngoại tác tích cực của hệ thống điện mặt trời là làm giảm hệ số phát thải của lưới điện Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2020) thì hệ số phát thải

Trang 64 của lưới điện Việt Nam năm 2018 là 0,9130 (tCO2/MWh) Trong phân tích này tác giả sẽ sử dụng sản lượng điện của dự án phát ra nhân với hệ số phát thải để tính toán được số lượng CO2 mà dự án có thể giảm được Theo ước lượng thì sản lượng điện hàng năm là khoảng 1088 MWh Do đó, lượng CO2 tiết kiệm được mỗi năm khoảng 994 tấn

Sau khi có được số tấn CO2 tiết kiệm được, tác giả sẽ tính toán được lợi ích kinh tế của hoạt động này tương đương với việc bán tín chỉ CO2 Theo (Tuổi Trẻ, 2021), giá bán tín chỉ giảm phát thải CER (tấn CO2e) tại Mỹ khoảng 20USD/tấn CO2 Từ các dữ liệu trên tác giả tính toán, trung bình một năm dự án có lợi ích kinh tế từ việc giảm phát thải CO2 là khoảng 469 triệu đồng.

Kết quả phân tích kinh tế của dự án

Dựa trên phân tích các lợi ích kinh tế, các chi phí kinh tế, các ngoại tác tích cực và ngoại tác tiêu cực, dòng tiền kinh tế của dự án được tổng hợp trong bảng dưới đây Báo cáo được xây dựng dựa trên giá trị kinh tế của doanh thu (loại bỏ tác động của thuế và trợ giá), giá trị kinh tế của các ngoại tác tích cực, giá trị kinh tế của chi phí hoạt động, bảo trì, chi phí đầu tư và giá trị kinh tế của các ngoại tác tiêu cực

Bảng 4 3: Ngân lưu kinh tế của dự án Đơn vị tính: triệu đồng

Giá trị kinh tế của doanh thu

Giá trị kinh tế giảm phát thải CO2

Giá trị kinh tế chi phí hoạt động

Chi phí xử lý tấm pin hết hạn

Chi phí đầu tư và bảo hành

Ngân lưu ròng kinh tế

Từ số liệu phân tích trên ta vẽ ngân lưu kinh tế của dự án như trong hình sau đây:

Hình 4 1: Ngân lưu kinh tế của dự án

Từ kết quả ngân lưu kinh tế trên, ta sẽ tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế dựa trên các chỉ tiêu đánh giá đó là giá trị hiện tại ròng NPV, suất sinh lời nội tại IRR và chỉ số lợi ích/chi phí của dự án Chi tiết các phân tích này được trình bày trong bảng sau đây:

Bảng 4 4: Kết quả phân tích kinh tế

STT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Kết quả

1 Suất chiết khấu kinh tế

2 Giá trị hiện tại ròng

3 Suất sinh lời nội tại

4 Chỉ số lợi ích/chi phí

Ngân lưu kinh tế của dự án (triệu đ)

Với kết quả trên ta thấy giá trị NPV kinh tế của dự án là 10,7 tỷ đồng Giá trị này lớn hơn không thể hiện dự án khả thi về mặt kinh tế Giá trị này thể hiện sau khi đã chiết khấu dòng tiền với suất chiết khấu kinh tế dự án còn lời 10,7 tỷ đồng quy về thời điểm hiện tại Suất sinh lời nội tại IRR%,0%, lớn hơn ECOC Điều này thể hiện dự án khả thi về mặt kinh tế, hay suất sinh lời của dự án cao hơn suất chiết khấu kinh tế, dự án đáng để nhà nươc khuyến khích đầu tư Hệ số B/C= 2,1, lớn hơn 1, thể hiện dự án có lợi ích lớn hơn chi phí là 2,1 lần, hay đầu tư dự án sẽ có lợi về mặt kinh tế

Tóm lại, với kết quả phân tích trên thì dự án đầu tư điện mặt trời có lợi về mặt kinh tế, nhà nước nên khuyến khích các chủ đầu tư đâu tư các dự án như trên Tuy nhiên, nhà nước cần nghiên cứu kỹ về giá mua điện Nên ban hành mức giá hợp lý để tạo được sự hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.

Phân tích độ nhạy kinh tế

Dựa vào phân tích độ nhạy tài chính chúng ta thấy hiệu quả của dự án nhạy với

3 thông số đầu vào đó là chi phí đầu tư ban đầu, giá mua điện của nhà nước và số giờ nắng trong năm Trong phân tích độ nhạy kinh tế tác giả sẽ tập trung vào 3 thông số này với chi phí đầu tư ban đầu thay đổi từ 50-150%, giá mua điện của nhà nước thay đổi từ 50-100% và số giờ nắng thay đổi từ 60-110% a Thay đổi chi phí đầu tư ban đầu (50%-150%)

Bảng 4 5: Phân tích độ nhạy về chi phí đầu tư ban đầu

Kết quả phân tích kinh tế NPV

Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy chi phí đầu tư thay đổi từ (50%- 150%) tương ứng với giá trị (4.850-14.550) triệu đồng thì giá trị NPV theo quan điểm kinh tế tư dao động từ 2.663 đến 15.639 triệu đồng IRR theo quan điểm kinh tế dao động từ 16,4%-49,3% Với kết quả trên ta thấy dự án hiệu quả về mặt kinh tế do giá trị NPV kinh tế dương trong tất cả các trường hợp Tương tự IRR của dự án cao hơn suất chiết khấu kinh tế của dự án là 11% nên dự án mang lại lợi ích về kinh tế, nên khuyến khích các nhà đầu tư, đầu tư vào dự án b Thay đổi giá bán điện (50%-100%)

Bảng 4 6: Phân tích độ nhạy kinh tế về giá bán điện

Kết quả phân tích kinh tế

Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy khi giá bán điện thay đổi từ (50%- 100%) tương ứng (4,19-8,38) Cent/KWh thì giá trị NPV theo quan điểm kinh tế dao động từ 2.114 đến 10.745 triệu đồng IRR theo quan điểm kinh tế dao động từ 14,0%- 25,0% Với kết quả trên ta thấy dự án hiệu quả về mặt kinh tế do giá trị NPV kinh tế dương trong tất cả các trường hợp Tương tự IRR của dự án cao hơn suất chiết khấu kinh tế của dự án là 11% nên dự án mang lại lợi ích về kinh tế, nên khuyến khích các nhà đầu tư, đầu tư vào dự án c Thay đổi số giờ nắng (60%-110%)

Bảng 4 7: Phân tích độ nhạy kinh tế về số giờ nắng

Số giờ nắng trên năm Phần trăm

Kết quả phân tích kinh tế

Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy số giờ nắng trên năm thay đổi từ (60%-110%) tương ứng với giá trị (1.555 -2.851) giờ trên năm thì giá trị NPV theo quan điểm kinh tế tư dao động từ 3.840 đến 12.472 triệu đồng IRR theo quan điểm kinh tế dao động từ 16,3%-27,1% Với kết quả trên ta thấy dự án hiệu quả về mặt kinh tế do giá

Trang 70 trị NPV kinh tế dương trong tất cả các trường hợp Tương tự IRR của dự án cao hơn suất chiết khấu kinh tế của dự án là 11% nên dự án mang lại lợi ích về kinh tế, nên khuyến khích các nhà đầu tư, đầu tư vào dự án

Tóm lại, với việc phân tích độ nhạy dự án dựa trên sự thay đổi của 3 thống số chính là chi phí đầu tư ban đầu thay đổi từ 50-150%, giá mua điện của nhà nước thay đổi từ 50-100% và số giờ nắng thay đổi từ 60-110% Trong tất cả các trường hợp, NPV kinh tế của dự án đều lớn hơn không và IRR kinh tế của dự án đều lớn hơn suất chiết khấu kinh tế của dự án.

Tác động của dự án đến môi trường

Quá trình xây dựng, vận hành dự án sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng đến môi trường Trong quá trình xây dựng, tại khu vực xung quanh dự án chất lượng không khí sẽ bị ảnh hưởng do các phương tiện vận tải, thi công, công tác đào đắp đất, công tác vận tải, vận chuyển nguyên vật liệu gây ra Chất gây ô nhiễm chủ yếu là bụi, khói có chứa CO, SOx, NOx, hydrocacbon

Trong quá trình vận hành, tại khu vực vận hành dự án tiếng ồn phát sinh do hoạt động của biến tần, máy biến thế, quạt thông gió, quạt làm mát, Đối với trạm biến áp, tiếng ồn chủ yếu do tiếng rung tần số 50Hz phát ra từ máy biến áp lực, tuy nhiên độ ồn của máy biến áp mang tải định mức này thường nằm dưới mức 80dB Ngoài ra, do dự án được xây dựng không nằm gần các khu gần các khu dân cư nên không gây ảnh hưởng lớn đến người dân và môi trường

Các loại chất thải sản xuất và sinh hoạt sẽ thải ra như chất thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân vận hành, chất thải lỏng như dầu cách điện của MBA có thể tràn ra môi trường xung quanh trạm khi có sự cố, các thùng chứa dầu hoặc các vật nhiễm dầu, dầu nhớt sinh ra do quá trình bảo dưỡng máy móc thiết bị, dầu từ máy biến thế (loại dầu này không có chứa PCB – Polychlorinated Biphenyls), chúng có khả năng gây cháy nổ, ô nhiễm nguồn nước, đất Ảnh hưởng của điện từ trường đường dây điện áp 22kV sinh ra trên các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình nằm trong hành lang an toàn lưới điện là rất nhỏ, dưới nhiều lẫn ngưỡng giới hạn nhưng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người (Theo văn bản số 2314/BCT-KTAT ngày 24/10/2007 của Bộ Công thương về kết quả

Trang 71 hội thảo về điện từ trường lưới điện truyền tải và văn bản số 190/ATMT-ATĐ ngày 02/4/2010 của Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp thuộc Bộ Công thương về việc thực hiện nội dung của thông tư 03/2010/TTBCT.)

Ngoài các tác động tiêu cực thì dự án điện mặt trời còn có các tác động tích cực như nếu lắp trên mái nhà hoặc xưởng sản xuất thì sẽ làm cho mái nhà mát hơn từ đó tiết kiệm được phần năng lượng làm mát vào mùa nóng Ngoài ra, như trong phân tích ở phần 4.3.2 điện mặt trời góp phần làm giảm lượng khí thải CO2 phát vào không khí từ đó làm giảm tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu mà trong đó Việt Nam là một trong những nước bị tác động mạnh bởi hiện tượng biến đổi khí hậu trên toàn cầu

Ngày đăng: 20/03/2024, 14:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w