1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học môn vi điều khiển tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật thành phố hồ chí minh

137 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 14,14 MB

Cấu trúc

  • 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận (28)
  • 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (28)
    • 7.2.1. Phương pháp điều tra bảng hỏi 12 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn 13 7.2.3. Phương pháp quan sát 13 7.3. Phương pháp xử lý số liệu (28)
  • 8. Đóng góp của Luận văn 13 9. Cấu trúc của Luận văn 13 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC (29)
    • 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài (31)
    • 1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài (35)
      • 1.2.1 Khái niệm năng lực tự học 19 (35)
      • 1.2.2 Khái niệm phát triển năng lực tự học 22 (38)
      • 1.2.3 Dạy học 28 (44)
      • 1.2.4 Đặc điểm tâm lý sinh viên trường cao đẳng 32 (48)
      • 1.2.5 Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của sinh viên 34 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA (50)
      • 2.1.1. Nhiệm vụ đào tạo 39 2.2. Cơ sở thực tiễn của năng lực tự học của sinh viên tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (55)
    • 2.3. Đặc điểm môn học Vi điều khiển (57)
      • 2.3.1 Kết quả khảo sát Giảng viên 42 (58)
      • 2.3.2 Kết quả khảo sát sinh viên 45 (61)
      • 2.3.3 Nhận thức và thái độ của sinh viên trong việc tự học môn học Vi điều khiển 45 (61)
    • 2.4 Nhận xét về thuận lợi – khó khăn của dạy học Vi điều khiển tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (69)
  • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN VI ĐIỀU KHIỂN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ-KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 55 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học môn vi điều khiển tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................ 55 3.1.1 Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu học tập môn Vi điều khiển 55 (0)
    • 3.2.1 Biện pháp 1: Hướng dẫn các phương pháp học tập tích cực để phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học môn Vi điều khiển 56 3.2.2. Biện pháp 2: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong dạy học các chương- bài trong chương trình môn học Vi điều khiển.60 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức các buổi tham vấn tâm lý dành cho SV 63 3.3. Đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp (72)
    • 3.3.1 Kế hoạch 64 (80)
    • 3.3.2 Kết quả đánh giá 65 (81)
    • 3.3 Thực nghiệm sư phạm (83)
      • 3.3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 67 (83)
      • 3.3.2 Tổ chức dạy học áp dụng các PPDH tích cực 67 (83)
      • 3.3.3 Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm 75 (91)
      • 3.3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 76 (92)
      • 3.3.5 Kết quả thực nghiệm sư phạm 76 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 80 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 81 1. Kết luận 81 (92)
    • 2.1 Đối với Sinh viên (98)
    • 2.2 Đối với Giảng viên (98)
    • 2.3 Đối với Khoa và Nhà trường (99)

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, phân tích tổng hợp những tư liệu như: tư liệu về giáo dục- tâm lý học, lý luận về quản lý giáo dục, các văn bản về sinh viên, quy chế đào tạo.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra bảng hỏi 12 7.2.2 Phương pháp phỏng vấn 13 7.2.3 Phương pháp quan sát 13 7.3 Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phiếu khảo sát để tìm hiểu thực trạng hoạt động tự học môn Vi điều khiển của SV và thực trạng dạy học môn Vi điều khiển Thu thập ý kiến của Sinh viên tham gia môn, Giảng viên, cán bộ quản lý trong Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh

Câu hỏi dành cho GV:

● Nhận thức của GV về năng lực tự học của SV trong môn học Vi điều khiển

● Thực trạng lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực hoá người học; tích hợp kiến thức liên môn của GV trong dạy học môn Vi điều khiển

Câu hỏi dành cho SV:

● Nhận thức và thái độ của SV trong việc tự học môn Vi điều khiển

● Thực trạng lựa chọn các phương pháp - hình thức học tập của SV trong hoạt động tự học

● Yếu tố khách, quan chủ quan ảnh hưởng đến quá trình phát triển năng lực tự học trong môn Vi điều khiển

Với mục đích làm rõ hơn các thông tin thu thập từ bảng hỏi và quan sát quá trình dạy- học thu thập được các thông tin định tính

Phương pháp quan sát được thực hiện với mục đích bổ trợ cho bảng hỏi Giúp cho thu thập thông tin thực tế, phát hiện các vấn đề trong hoạt động dạy

- học của GV và SV trong môn Vi điều khiển tại Trường Cao đẳng Kinh tế-

Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh

7.3 Phương pháp xử lý số liệu Để tài sử dụng các phương pháp thống kê toán học và phần mềm Excel để xử lý, tổng hợp các kết quả thực trạng hoạt động dạy học trong môn Vi điều khiển, bằng các công thức toán trung bình cộng thống kê và phân tích số liệu Để nghiên cứu định lượng của kết quả khảo sát.

Đóng góp của Luận văn 13 9 Cấu trúc của Luận văn 13 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tự học luôn là vấn đề phải đề cập trong lý luận và thực tiễn dạy học, mặc dù đã có rất nhiều tư tưởng, quan điểm và các công trình nghiên cứu về tự học qua các góc nhìn khác nhau Nhìn chung, ở góc độ nào thì đều nhấn mạnh tính chủ động tích cực của người học để chiếm lĩnh tri thức Sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia đều dựa trên nền tảng của tri thức và muốn có tri thức phải phát triển giáo dục

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu ngoài nước Được coi là “Ông tổ của nền giáo dục cận đại”, người đặt nền móng cho khoa học giáo dục J A Cômenxki (1592-1670) Ông khẳng định: “Thầy dạy ít hơn, nhưng học sinh học được nhiều hơn…” và đã nhấn mạnh rằng “Không có khát vọng học tập, không có khát vọng suy nghĩ thì sẽ không thể trở thành tài năng” (Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm,1998)

Thế kỷ 18-19 một số nhà giáo dục như J.J Rousseau (1712- 1778), J Dewey (1859-1952) đã hướng việc phát huy tiềm ẩn trong con người, nhấn mạnh phương thức học tập bằng con đường tích cực tìm tòi, khám phá, nỗ lực của bản thân để giành lấy tri thức Những tư tưởng đó được các nhà giáo dục sau này tiếp thu và phát triển thành các phương pháp dạy học tích cực và phát huy tính tự chủ tích cực của sinh viên

Jean Jacques Rousseau (1712-1778) (Rousseau, Jean Jacques, 1962), mong muốn dùng giáo dục để cải tạo xã hội Mục tiêu đào tạo một con người tự do có khả năng tự bảo vệ, có vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người Trang bị cho người học khả năng tư duy một cách độc lập, nhấn mạnh sự tìm tòi khám phá trong con đường chinh phục thế giới tri thức Cách giải quyết vấn đề này rất gần với quan điểm giáo dục hiện đại ngày nay

Theo Vygotsky (1986) , đã trình bày thuyết kiến tạo Trong đó, ông đưa có đưa ra quan điểm về vùng phát triển gần (ZPD - Zone of Proximal Development) đề

16 cập đến việc sự khác biệt giữa mức độ phát triển thực tế được xác định bằng khả năng giải quyết vấn đề độc lập với mức độ phát triển tiềm năng có thể đạt được của người học khi có sự hướng dẫn của người khác có nhiều kiến thức hơn trong học tập Coi trọng sự tương tác giữa môi trường học tập và các đặc điểm tâm lý cá nhân trong quá trình phát triển năng lực tự học của người học, và thực hiện độc lập một nhiệm vụ thông qua tương tác của người học với bạn bè hoặc những người xung quanh Cho nên, quan điểm này đã phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục

Theo Tsunesaburo Makiguchi (1871 – 1944), nhà giáo dục nổi tiếng Nhật Bản khẳng định: “Giáo viên không bao giờ học thay cho học viên mà học viên phải tự mình học lấy Nói khác đi, dù giáo viên có làm gì đi nữa thì mọi tri thức truyền thụ vẫn không có giá trị nếu họ không làm cho học sinh tự mình kiểm nghiệm và thực nghiệm những tri thức đó” (Tsunesaburo Makiguchi,1994)

Với chương trình giảng dạy giáo dục nghề nghiệp trọng tâm vào việc dạy học tích hợp các phương pháp dạy học tích cực với nhau thì các mô hình giáo từ các nhà giáo dục hiện đại, nổi bật là David Allen Kolb (1939), nhà lý thuyết giáo dục người Mỹ Học tập là quá trình trong đó kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm” (DNP, 2002)

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu tại Việt Nam

Văn kiện đại hội 13 của Đảng, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý dạy và học trực tuyến, qua internet, truyền hình, các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội

Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp toàn dân, nhất là thanh niên Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc “lấy tự học làm gốc” đã được nhân dân ta luôn coi trọng

Theo PGS TS Hoàng Anh- PGS TS Đỗ Thị Châu, đã ra các phân tích dựa trên bốn trụ cột (học để biết, học để làm, học để khẳng định mình, học để cùng chung sống) cũng khẳng định tầm quan trọng của tự học trong xã hội đầy tính cạnh tranh và bùng nổ của tri thức khoa học, công nghệ như hiện nay (Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu, 2008) Điều 5 của Luật Giáo dục (2005) quy định “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”; “đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, phát triển phong trào tự học, tự đào tạo ”; “tạo ra năng lực tự học sáng tạo của mỗi học sinh” (Quốc hội,

Theo Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Cảnh Toàn, tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có cả cơ bắp cùng các phẩm chất của mình, cả động cơ tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình Việc tự học sẽ được tiến hành khi người học có nhu cầu muốn hiểu biết một kiến thức nào đó và bằng nỗ lực của bản thân cố gắng chiếm lĩnh được kiến thức đó (Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo, 2004)

Tác giả Đặng Thành Hưng trong tác phẩm “Một số vấn đề về phương pháp dạy học” (2000) đã đề cập đến khái niệm “học độc lập” Học độc lập là nhu cầu của người học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và nếu nhu cầu này phát triển tốt thì khả năng học độc lập sau này của người học sẽ là con đường bảo đảm nhất, hiệu quả nhất việc học thường xuyên, học suốt đời của họ” (Đặng Thành Hưng,

Trần Anh Tuấn (1996), Tự học với sự nỗ lực nào, tư duy sáng tạo đã tạo điều kiện cho việc tìm hiểu tri thức một cách sâu sắc, hiểu rõ bản chất của chân lý Trong quá trình tự học, sinh viên sẽ gặp nhiều vấn đề mới và việc đi tìm giải đáp cho những vấn đề ấy là cách tốt nhất để kích thích hoạt động trí tuệ cho sinh viên Nếu

18 thiếu đi sự nỗ lực tự học của bản thân sinh viên thì kết quả không thể cao khi hội đủ các điều kiện ngoại cảnh thuận lợi như thầy giỏi, tài liệu hay

Aditxterrec: "Chỉ có truyền thụ tài liệu của giáo viên mà thôi thì dù có nghệ thuật đến đâu chăng nữa cũng không đảm bảo được việc lĩnh hội tri thức của học sinh Nắm vững kiến thức thực sự lĩnh hội chân lý, cái đó học sinh phải tự mình làm lấy bằng trí tuệ của bản thân" Điều đó lại khẳng định thêm vai trò của việc tự học

Các khái niệm cơ bản của đề tài

Để xác định rõ cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu, chúng ta sẽ tìm hiểu một số khái niệm có liên quan đến đề tài

1.2.1 Khái niệm năng lực tự học

Theo Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường: Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức Năng lực là khả năng thành công và trách nhiệm, giải quyết vấn đề trong các tình huống xác định cũng như tình huống thay đổi trên cơ sở huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lý khác như động cơ, ý chí, quan niệm, giá trị…, suy nghĩ thấu đáo và sự sẵn sàng hành động (Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường, 2016)

Năng lực tự học được thể hiện qua việc chủ thể tự xác định đúng đắn động cơ học tập cho mình, có khả năng tự quản lý việc học của mình, có thái độ tích cực trong các hoạt động để có thể tự làm việc, điều chỉnh hoạt động học tập và đánh giá kết quả học tập của chính mình để có thể độc lập làm việc và làm việc hợp tác với người khác (Đặng Quốc Bảo, 2001) Năng lực là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí để thực hiện một loại công việc trong một bối cảnh nhất định (Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Như vậy dựa trên các khái niệm nêu trên, người nghiên cứu đưa ra khái niệm tương ứng với đề tài, năng lực là khả năng kết nối và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng thái độ, kiến thức, kỹ năng, thể lực và niềm tin để giải quyết vấn đề có hiệu quả theo các chuẩn mực nhất định

Tự học là tự mình động não, suy nghĩ sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp ) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất, động cơ, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó thành sở hữu của mình và “Học, cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng cách thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức bên trong của mình” (Thủ tướng Chính phủ, 2014) Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng: “Khi muốn xem một con người như thế nào, hãy xem khả năng mà người ấy tự học tự giải quyết vấn đề của bản thân ra sao Khả năng tự học, tự tích luỹ các kinh nghiệm thì bản thân nó đã là một năng lực, là kỹ năng gốc để trang bị các kỹ năng khác.” Khái niệm tự học Tự học (self-learning) là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thức của bản thân người học bằng hành động của chính mình, hướng tới những mục đích nhất định Dưới đây là các quan điểm về tự học ở góc độ giáo dục học, tâm lý học về vấn đề này:

Theo quan điểm giáo dục học, tác giả Nguyễn Hiến Lê, trong quyển "Tự học

- một nhu cầu thời đại” ông lại cho rằng khái niệm "Tự học" nếu được hiểu là "… không ai bắt buộc mà mình tự tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm và có thầy hay không, ta không cần biết Người tự học hoàn toàn làm chủ mình, muốn học môn nào tuỳ ý, muốn học lúc nào cũng được, đó mới là điều kiện quan trọng", ông cũng trích dẫn để làm rõ hơn về khái niệm và tầm quan trọng của tự học "Mỗi người đều nhận hai thứ giáo dục: Một thứ, do người khác truyền cho, một thứ quan trọng hơn nhiều, do mình tự kiếm lấy (Nguyễn Hiến Lê, 2002)

Theo tác giả Lê Khánh Bằng: "Tự học là tự mình suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nhất định" (Lê Khánh Bằng,1998)

Quan điểm này, người nghiên cứu cho rằng tự học là việc học của chính bản thân người học, chính họ phải huy động các năng lực trí tuệ, phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh những tri thức khoa học của loài người và chuyển hoá những tri thức đó thành vốn kinh nghiệm của bản thân

GS TSKH Thái Duy Tuyên: “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học” (Thái Duy Tuyên, 2003)

Dưới góc độ về tâm lý học thì, Tự học là vấn đề về mối tương quan tâm lý của người học với quá trình và nội dung học (Little, D, 1990)

Theo Rubakin.N.A: Tự đi tìm lấy kiến thức có nghĩa là tự học Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội lịch sử trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức loài người thành vốn tri thức kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo của bản thân chủ thể Tự học không chỉ xem sách mà phải biết so sánh cái viết trong sách với thực tế cuộc sống, cái khoa học với cái không khoa học, biết liên hệ giữa các môn khoa học (N.A.Rubakin, 1982)

Như vậy, tự học là hình thức hoạt động nhận thức của người học nhằm chiếm lĩnh tri thức, tự mình luyện tập các thao tác, hành động để hình thành kỹ năng, kỹ xảo

Tự học giúp người học tự tìm ra tri thức mới, cách thức hành động mới bằng chính nỗ lực của bản thân mình

Kế thừa những quan điểm đã có được, người nghiên cứu đưa ra khái niệm về tự học như sau : Tự học là quá trình tìm hiểu một cách chủ động và tích cực dùng

22 năng lực cá nhân biến kiến thức chuyên môn thành kiến thức của cá nhân để đạt được những mục đích nhất định

1.2.2 Khái niệm phát triển năng lực tự học

Từ điển Tâm lý học (Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn, 2009): Năng lực học tập đặc trưng được hình thành trong cuộc sống của cá nhân học sinh thể hiện ở những năng lực lĩnh hội thông tin khoa học, thực hiện hoạt động học tập, ghi nhớ tài liệu học tập, giải quyết nhiệm vụ, thực hiện những dạng kiểm tra học tập khác nhau và tự kiểm tra

Năng lực tự học được thể hiện qua việc chủ thể tự xác định đúng đắn động cơ học tập cho mình, có khả năng tự quản lý việc học của mình, có thái độ tích cực trong các hoạt động để có thể tự làm việc, điều chỉnh hoạt động học tập và đánh giá kết quả học tập của chính mình để có thể độc lập làm việc và làm việc hợp tác với người khác(Trịnh Quốc Lập 2008)

Từ các khái niệm về năng lực và tự học, có thể khái quát khái niệm về năng lực tự học như sau là nền tảng cơ bản đóng vai trò quyết định đến sự thành công của sinh viên trong quá trình học tập và cũng là nền tảng để sinh viên học tập suốt đời sau khi tham gia vào thị trường lao động

Đặc điểm môn học Vi điều khiển

Môn học Vi điều khiển là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện- điện tử, được bố trí ở học kỳ thứ 4 (Trường CĐ KT-KT TP.HCM , 2019), (phụ lục 5) Sự đa dạng về các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ trong trong nội dung môn học Vi điều khiển làm nổi bật ưu thế của việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục nghề nghiệp

Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn (Quốc hội, 2014)

Hình 2.2 phòng học Vi điều khiển

2.3.1 Kết quả khảo sát Giảng viên

Theo kết quả khảo sát 07 giảng viên hiện đang là giảng viên cơ hữu, giảng dạy chuyên ngành tại khoa Điện tự động hoá

Theo kết quả phỏng vấn 07 GV hiện tại đang là giảng viên cơ hữu của trường: các

GV được mã hóa GV1, GV2, GV3, GV3,GV4, GV5, GV6, GV7 Chi tiết tại phụ lục 5- danh sách mã hóa giảng viên Công cụ phỏng vấn giảng viên trò chuyện trực tiếp, nhắn tin trực tuyến

- Nhận thức của giảng viên về năng lực tự học của sinh viên trong môn học Vi điều khiển

Rất cần thiết Cần thiết Có hay không cũng được Không cần thiết lắm

- Thực trạng lựa chọn các phương dạy học tích cực hóa người học; tích hợp kiến thức liên môn của GV trong dạy học môn học Vi điều khiển

100% GV đều đánh giá cao việc tự học trong môn học Vi điều khiển là công việc rất cần thiết của SV (85.7%); cần thiết (14.3%) từ đó cho thấy có sự nhận thức cao về sự cần thiết năng lực tự học cho sinh viên

Kết quả phỏng vấn ý kiến cán bộ quản cán bộ quản lý theo phụ lục (3-A) về phương pháp giảng dạy của giảng viên tại trường: “Giảng viên tại trường có nhiều phương pháp giảng dạy cả về các môn học lý thuyết, thực thành, tích hợp Các giảng viên thành thạo sử dụng các công nghệ dạy học hiện đại”

- Đánh giá của giảng viên về các hình thức tự học mà sinh viên đã áp dụng:

STT Hình thức tự học

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

Biểu đồ 2.1 Nhận thức của GV về vai trò của năng lực tự học trong môn học Vi điều khiển

STT Hình thức tự học

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

2 Đọc tài liệu trước khi đến lớp 0 0.0% 2 28.6% 5 71.4% 0 0.0%

3 Trao đổi bài với giảng viên và các bạn khác 0 0.0% 4 57.1% 3 42.9% 0 0.0%

4 Đến thư viện tra cứu tài liệu 0 0.0% 1 14.3% 3 42.9% 3 42.9%

5 Theo dõi và ghi chép bài cẩn thận 1 14.3% 4 57.1% 2 28.6% 0 0.0%

6 Đọc thêm nhiều sách tham khảo, nâng cao ngoài giáo trình và sách giảng viên yêu cầu

7 Lên kế hoạch học tập trước mỗi học kỳ, năm học 1 14.3% 3 42.9% 0 0.0% 3 42.9%

8 Ôn lại kiến thức đã học 0 0.0% 2 28.6% 2 28.6% 3 42.9%

9 Tham gia hoạt động học tập do giáo viên tổ chức 2 28.6% 3 42.9% 2 28.6% 0 0%

Bảng 2.1 Đánh giá của giảng viên về các hình thức tự học mà Sinh viên đã áp dụng

Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy rằng, phần lớn các GV đều đánh giá các hình thức tự học của SV ở mức độ “Thỉnh thoảng” còn khá cao Bên cạnh đó, ở mức độ thường xuyên hình thức được đánh giá cao nhất “Đọc thêm nhiều sách tham khảo, nâng cao ngoài giáo trình và sách giảng viên yêu cầu”; “Theo dõi và ghi chép bài cẩn thận” cùng (57.1%) cho thấy năng lực tự học cho sinh viên trong môn Vi điều khiển đã bước đầu có cơ sở nhưng vẫn còn hạn chế Vì các hình thức trên vẫn cần sự giám sát từ GV chưa có tính chủ động từ SV Qua phỏng vấn GV1 đã chia sẻ “để SV phương pháp tự học tốt hơn thì GV cũng cần có tính tự giác, giao bài tập cụ thể và chi tiết- nêu ra mục tiêu kiểm tra đánh giá năng lực”

-Thực trạng lựa chọn các phương dạy học tích cực hóa người học; tích hợp kiến thức liên môn của GV trong dạy học môn học Vi điều khiển

Tất cả GV đều nhận thức được, việc cần áp dụng các phương pháp dạy học tích cực: dạy học theo dự án, dạy học hợp tác và dạy học trải nghiệm Tổ chức dạy học hướng tới phát triển năng lực phù hợp với mục tiêu giáo dục nghề nghiệp chuẩn bị cho SV có năng lực làm việc ở môi trường lao động thực tế tốt hơn

Qua trao đổi, GV1, GV2 chia sẻ: “phương pháp dạy học hướng tới người học làm trung tâm, chủ yếu là thí nghiệm và thực hành, để áp dụng các phương pháp dạy học tích cực cần sự đáp ứng về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy” Cho nên, ngoài việc vận dụng các phương pháp giảng dạy, cần lựa chọn hình thức tổ chức lớp để phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất

Kết quả phỏng vấn ý kiến cán bộ quản cán bộ quản lý theo phụ lục (3-A) về phương pháp giảng dạy của giảng viên tại trường: “Đối với sinh viên trình độ Cao đẳng cần có năng lực tự học tốt””

2.3.2 Kết quả khảo sát sinh viên

Thực trạng năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học môn Vi điều khiển tại trường CĐ KT-KT TP.HCM, người nghiên cứu tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với hình thức trực tuyến, với 40 SV bậc Cao đẳng (đối tượng đào tạo chủ yếu của nhà trường), đồng thời trực tiếp quan sát các hoạt động học trên lớp của SV Mục đích khảo sát là thu thập dữ liệu về thực trạng năng lực tự học của sinh viên

- Nhận thức và thái độ của sinh viên trong việc tự học môn học Vi điều khiển

- Thực trạng các lựa chọn các phương pháp - hình thức học tập của sinh viên trong hoạt động

- Yếu tố chủ quan; khách quan ảnh hưởng phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học môn Vi điều khiển

2.3.3 Nhận thức và thái độ của sinh viên trong việc tự học môn học Vi điều khiển

- Nhận thức về sự cần thiết của việc tự học trong môn học Vi điều khiển

Biểu đồ 2.2 Nhận thức về sự cần thiết của việc tự học trong môn học Vi điều khiển

Từ kết quả trên, cho thấy đa số SV đều cho rằng việc tự học là công việc rất cần thiết (30%), cần thiết (57.5%), chỉ có một số ít (13%) SV có hay không cũng được Qua đó thấy rằng, một số sinh viên đã có nhận thức rõ ràng về tự học trong môn Vi điều khiển Đây là điều kiện tốt để phát triển năng lực tự học cho sinh viên

- Nhận thức về vai trò phát triển năng lực tự học cho sinh viên, trong môn học

Rất cần thiết Cần thiết

Có hay không cũng được

Hoàn toàn không cần thiết

Tự học giúp nâng cao hiệu quả việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

Tự học – hoạt động rèn luyện, phát triển các năng lực trí tuệ

Có hay không cũng được 13%

Rất cần thiết Cần thiết Có hay không cũng được Không cần thiết lắm

Rất cần thiết Cần thiết

Có hay không cũng được

Hoàn toàn không cần thiết

Tự học, con đường rèn luyện và phát triển nhân cách

Bảng 2.2 Nhận thức về vai trò phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong môn học Vi điều khiển

Kết quả cho thấy 50% SV nhận thức, thấy được vai trò của năng lực tự học mang lại những hiệu quả như: giúp SV nâng cao hiệu quả việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo; rèn luyện, phát triển các năng lực trí tuệ và giúp SV hình thành và phát triển nhân cách

- Xác định hình thức học tập để phát triển năng lực tự học của sinh viên trong môn Vi điều khiển

STT Hình thức tự học

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

2 Đọc bài trước khi lớp 6 15.0% 13 32.5% 11 27.5% 10 25%

3 Trao đổi bài với GV và các bạn khác 4 10.0% 15 37.5% 21 52.5% 0 0%

4 Đến thư viện tra cứu tài liệu 0 0.0% 17 42.5% 18 45.0% 5 13%

5 Theo dõi và ghi chép bài cẩn thận 15 37.5% 10 25.0% 4 10.0% 11 28%

6 Đọc thêm nhiều sách tham khảo, nâng cao ngoài giáo trình và sách GV yêu cầu

7 Lên kế hoạch học tập trước mỗi kỳ, mỗi năm 5 12.5% 10 25.0% 11 27.5% 14 35%

8 Ôn tập lại kiến thức đã học 9 22.5% 12 30.0% 9 22.5% 10 25%

STT Hình thức tự học

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

9 Tham gia hoạt động học tập do gv tổ chức 17 42.5% 19 47.5% 4 10.0% 0 0%

Bảng 2.3 hình thức học tập để phát triển năng lực tự học của sinh viên trong môn

Vi điều khiển Đa số SV vẫn tập trung vào các hình thức học tập truyền thống, chưa mang tính độc lập như: ghi chép lại bài học bài học cẩn thận (37.5%); Đọc thêm nhiều sách tham khảo, nâng cao ngoài giáo trình và sách thầy cô yêu cầu (52.5%); Tham gia hoạt động học tập do giáo viên tổ chức (42.5%) Thực trạng này phản ánh phần nào nhận thức số đông SV, chỉ quan tâm đến kết quả trước mắt, chưa chú trọng đi sâu tìm hiểu kiến thức, nâng cao trình độ Nội dung nghiên cứu bài mới sắp học chưa được SV quan tâm (15%); Học nhóm (20%) Điều này ảnh hưởng việc tiếp thu bài tại lớp không cao Người nghiên cứu thấy rằng tính chủ động của SV trong học tập chưa tốt, sự rèn luyện tính chuyên cần trong tự học còn hạn chế, chưa tích cực chịu khó nghiên cứu nắm trước nội dung, dẫn đến năng lực tự học chưa cao

SV chưa thực sự quan tâm đến việc lên kế hoạch tự học, chỉ có số ít SV thường xuyên lập kế hoạch (25%), còn đa số SV thỉnh thoảng mới lập kế hoạch (27.5%) Điều đáng quan tâm là có một số SV không lập kế hoạch tự học (35%) Như vậy, khi SV tự học sẽ “lờ mờ“ vì các công việc không được xác định rõ ràng, không có cách thức tổ chức thực hiện, không có phân phối thời gian như vậy sẽ dẫn đến là đa số SV thực hiện kế hoạch nhưng không đầy đủ

Từ vấn đề này cho thấy rất cần công tác hướng dẫn SV xây dựng và thực hiện kế hoạch từ GV Bởi vì, SV chưa thấy rõ ý nghĩa của việc lập kế hoạch tự học, từ đó chưa có thái độ tích cực, tự giác, nghiêm túc trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển năng lực tự học Nếu ông tác lập kế hoạch tự học khoa học, có tính khả thi cao sẽ giúp SV khắc phục tình trang thiếu thời gian tự học, tiếp thu được kiến thức Vấn đề đặt ra là GV cần hướng dẫn và kiểm tra chặt chẽ SV trong việc lập và thực hiện kế hoạch tự học

- Xác định phương pháp học tập để phát triển năng lực tự học của sinh viên trong môn Vi điều khiển

STT Phương pháp tự học

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL

1 Nghe giảng và ghi chép 2 5.0% 21 52.5% 17 42.5% 0 0%

4 Thực nghiệm, làm thí nghiệm 9 22.5% 9 22.5% 12 30.0% 10 25%

5 Kiểm tra – Tự kiểm tra 7 17.5% 6 15.0% 10 25.0% 17 43%

Nhận xét về thuận lợi – khó khăn của dạy học Vi điều khiển tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Thuận lợi: với lợi thế là một trường có kinh nghiệm giảng dạy các chuyên ngành kỹ thuật, đặc biệt từng có các giải thưởng về giảng viên dạy giỏi, sinh viên giỏi nghề các cấp, được sự đầu tư về mặt trang thiết bị chuyên môn; đội ngũ giảng viên có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế

Khó khăn: Thiếu sân chơi chuyên môn cho sinh viên tham gia học tập Kinh phí hỗ trợ sinh viên thí nghiệm các ý tưởng sáng tạo; cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy chưa theo kịp nhu cầu xã hội

Cần nhiều thời gian hơn cho sinh viên đủ để thí nghiệm và tự học lấy kinh nghiệm cho bản thân – thời gian ít nhưng khối lượng kiến thức nhiều

Cơ sở vật chất, sinh viên chưa có thói quen tự học và làm việc nhóm; Không nhớ các kiến thức liên môn; Phải có kiến thức thực tiễn bao quát ngành học

Từ cơ sở lý luận về năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học môn học Vi điều khiển ở chương 1, người nghiên cứu tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng năng lực tự học của sinh viên đang theo học môn Vi điều khiển thuộc ngành Cơ điện từ tại trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

Kết quả khảo sát cho thấy, về cơ bản GV và SV đều có nhận thức đúng về vai trò của việc phát triển năng lực tự học là rất cần thiết Nhưng năng lực tự học của SV chỉ mới bắt đầu ở điểm nhận thức, chưa có hành động rõ rệt Đa số GV nhận thức được tầm quan trọng của việc thay đổi phương pháp dạy học có tác động tích cực đến năng lực tự học của sinh viên Tuy nhiên, do áp lực về thời gian, thành tích GV chỉ muốn vận dụng các phương pháp dạy học truyền thống để không mất thời gian đầu tư, chuẩn bị các mô hình dạy học Bên cạnh đó, công tác tập huấn GV chưa đi sâu vào hướng dẫn GV thực hiện chương trình môn học để phát triển năng lực và rà soát lại kết quả sau các khóa tập huấn

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực tự học cho SV, đều nhất trí đến từ yếu tố chủ quan của sinh viên, chưa phát huy hết sự năng động trong học tập, chưa có đam mê tìm tòi chuyên ngành đang theo học Song song đó, với mức độ tương đối các yếu tố khách quan từ môi trường học tập xung quanh, giảng viên, điều kiện cơ sở học tập cũng góp phần đến việc phát triển năng lực tự học của SV

Như vậy, kết quả nghiên cứu nêu ra các yêu cầu về bồi dưỡng năng lực tự học cho

SV và mạnh dạn triển khai các phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực cho SV

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

TỰ HỌC CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN

VI ĐIỀU KHIỂN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ-KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học môn vi điều khiển tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Trong phạm vi đề tài, các biện pháp được xây dựng dựa trên các nguyên tắc chính như sau:

3.1.1 Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu học tập môn Vi điều khiển

Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn

Cho nên, khi đề xuất biện pháp cần lưu ý: các biện pháp đáp ứng các mục tiêu tương ứng, ổn định giữa các mục tiêu phát triển năng lực tự học và mục tiêu tiếp thu kiến thức để bảo đảm đúng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi Đảm bảo tính khả thi khi biện pháp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về con người, thời gian và đáp ứng được nhu cầu xã hội, cần lưu ý các điểm sau: bảo đảm phải tuân thủ theo các quy định của nhà trường, Luật giáo dục nghề nghiệp, các quy định của Bộ Lao động thương binh xã hội trong thực hiện nhiệm vụ.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN VI ĐIỀU KHIỂN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ-KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 55 3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học môn vi điều khiển tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 55 3.1.1 Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu học tập môn Vi điều khiển 55

Biện pháp 1: Hướng dẫn các phương pháp học tập tích cực để phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học môn Vi điều khiển 56 3.2.2 Biện pháp 2: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong dạy học các chương- bài trong chương trình môn học Vi điều khiển.60 3.2.3 Biện pháp 3: Tổ chức các buổi tham vấn tâm lý dành cho SV 63 3.3 Đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Từ các kết quả khảo sát thực trạng ở chương 2, người nghiên cứu nhận thấy SV vẫn đang sử dụng các phương pháp học tập truyền thống từ bậc phổ thông, chưa thể làm

57 quen với các phương pháp học ở bậc giáo dục nghề nghiệp, chưa hình dung được vai trò của của mình sau khi tham gia vào thị trường lao động

Mục đích của biện pháp

Biện pháp này, tạo điều kiện cho SV có biết thêm cách thức; các phương pháp học tập và áp dụng vào thực tiễn các phương qua đó thể phát triển năng lực tự học của chính SV

Nội dung thực hiện: Tổ chức hoạt động tập huấn hướng dẫn phương pháp học tập cho SV, các năng lực tự học cơ bản như năng lực xác định được nội dung học tập, lên kế hoạch tự học, học tập nhóm

Cách thực hiện: Khi tập huấn cho SV, cần GV chuyên môn về kỹ năng mềm; giảng viên chuyên môn Vi điều khiển thực hiện tập huấn cho SV Các khóa tập huấn được khai giảng dưới hình thức mở thường xuyên trước khi bắt đầu hoặc ngoài giờ học chuyên môn; thời lượng tập huấn: 3 buổi/ chuyên đề

Quy trình xây dựng chuyên đề:

Chuẩn bị: Xác định mục tiêu cần đạt được; Giới thiệu nội dung và phương pháp thực hiện; Các điều kiện cần cở vật chất- phương tiện học tập Giai đoạn này gồm có các bước như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt được khi dạy học chuyên đề Từ mục tiêu xác định trong tài liệu giảng dạy chuyên đề, GV xác định rõ bao gồm: Kiến thức-Kỹ năng-Thái độ Giảng viên nêu ra các yêu cầu cần đạt ở từng mục tiêu:

• Nắm rõ các nội dung bài học

• Phối hợp với các thành viên lớp học qua cách trao đổi thông thông tin một cách tích cực và thực hiện tích cực các nhiệm vụ bài học yêu cầu của kỹ năng đã đạt ra

• Tiến độ phải bảo đảm đúng tiến độ thời gian với yêu cầu đã đạt ra từ GV Bước 2: Chuẩn bị kế hoạch phương pháp thực hiện

Dựa vào tính chất từng bài học trong module, GV lựa chọn nội dung hướng dẫn trọng tâm cho SV tự học phù hợp với thời gian hoạt động trong và ngoài lớp học Được thực hiện qua hoạt động thiết kế và xây bài giảng có nội dung cụ thể, các trọng tâm của năng lực đang trình bày

Bước 3: Chuẩn bị các yêu cầu về cơ sở vật chất để triển khai dạy học chuyên đề

Các điều kiện cơ bản dành cho dạy học, thiết bị kỹ thuật trong dạy và học chuyên đề Hồ sơ đánh giá điểm cho SV, bài tập và nguồn tài liệu tham khảo

Tổ chức thực hiện: Giới thiệu về các nội dung, mục đích và cách thức học chuyên đề Đánh giá: đánh giá kết quả; giao bài tập rèn luyện

Bước 1: Giới thiệu về mục tiêu, nội dung và phương pháp học tập

Dựa vào các mục tiêu đã có ở phần “chuẩn bị”, GV giới thiệu các mục tiêu cần đạt, hướng dẫn SV nghiên cứu các mục tiêu thông qua các hoạt động theo nhóm hay từng cá nhân SV

Giới thiệu phương pháp triển khai bài học rèn luyện năng lực tự học, theo cách làm việc 2 SV thảo luận các vấn đề nhỏ, đánh giá thực trạng năng lực tự học của SV thông qua các bài tập, làm việc theo nhóm để giải quyết các đề trọng tâm để nhận thức đúng quy trình rèn luyện

Bước 2: Triển khai hoạt động dạy- học trên lớp

Trên cơ sở nội dung của bài học, Giảng viên chọn phương pháp triển khai hợp lý cho từng đối SV đặc điểm của lớp học Nhưng, giảng viên chủ yếu các hoạt động sau đây:

− Hoạt động có 2 SV với phương pháp thảo luận nhóm và giải quyết vấn đề

• GV đặt ra vấn đề cần giải quyết, các vấn đề cơ bản hoặc cần có sự giám sát và tự đánh giá từ bạn học cùng

• SV kết hợp thành 2 SV thực hiện yêu cầu và yêu cầu của GV, sau đó nhóm báo cáo kết quả thực hiện

− Hoạt động với nhóm 3-5 SV với phương pháp thảo luận nhóm GV đưa ra nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm, hướng dẫn thực hiện nhiệm, tra cứu các nguồn tài liệu

• Cơ sở để GV đưa ra nhiệm vụ là số lượng SV của mỗi nhóm từ 3-5

• GV giới thiệu các nguồn tài liệu để SV tra cứu trong lúc thực hhiện nhiệm vụ

• Để thực hiện tốt nội dung nhiệm vụ: GV đưa ra nhiệm vụ cần giải quyết cho từng nhóm, theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhóm, điều chỉnh, kích thích các nhóm làm việc hiệu quả

− Theo yêu cầu của GV, SV hoàn thành các công việc

• Đọc kỹ yêu cầu của nhiệm vụ được giao, sau đó xác định hướng thực hiện nhiệm vụ đó

• Các thành viên thống nhất nhiệm vụ cho từng thành viên và thời gian hoàn thành nhiệm vụ

• SV khi thực hiện nhiệm vụ, chủ động hoạt động nghiên cứu, chia sẻ ý tưởng có liên quan đến nhiệm vụ và tóm tắt báo kết quả

• GV nhắc lại yêu cầu, chủ đề của giờ thảo luận của mỗi nhóm, thời gian trình bày kết quả của mỗi nhóm Qua đó định hình được sự sẵn của SV trong giờ báo cáo và thảo luận

• SV thảo luận theo từng nhiệm vụ được đặt ra, thu thập các vấn đề đã thảo luận, chuẩn bị báo cáo kết quả đã thảo luận

− Báo cáo kết quả thảo luận

• GV thúc đẩy tích cực các nhóm tự tin báo cáo hoặc có chỉnh định theo thứ tự

Kế hoạch 64

Mục đích: đề tài “Phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học môn

Vi điều khiển tại trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh” bao gồm các biện pháp Do đó, người nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia/khảo nghiệm, các cá nhân có kinh nghiệm trong giảng dạy chuyên

65 ngành, những cán bộ quản lý trong lĩnh vự đào tạo để đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của đề tài

Nội dung: Lấy ý kiến các chuyên gia vể sự cần thiết; tính khả thi của 03 biện pháp được đề xuất Đối tượng: Để tìm hiểu khả năng ứng dụng của các biện pháp, người nghiên cứu đã thu thập ý kiến của 02 cán bộ quản lý và 13 Giảng viên tại khoa Điện tự động hóa về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên

Lấy ý kiến thông qua bảng hỏi với 03 mức độ đánh giá:

Sự cần thiết: Không cần thiết; Cần thiết; Rất cần thiết

Tính khả thi:Không thả thi; Khả thi; Rất khả thi

Kết quả đánh giá 65

Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn Năng lực tự học của SV, đồng thời lấy ý kiến chuyên gia từ 15 cán bộ quản lý, giảng viên để xem xét mức độ sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp như sau:

Tổng hợp các ý kiến qua xử lý về mức độ cần thiết của 3 biện pháp như sau:

STT BIỆN PHÁP Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết

Hướng dẫn các phương pháp học tập tích cực để phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học môn Vi điều khiển

2 Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong dạy học các chương- bài trong chương trình môn học Vi

3 Tổ chức các buổi tham vấn tâm lý dành cho SV 2 13% 7 47% 6 40%

Bảng 3.1 Đánh giá của giảng viên trường về tính cần thiết của các biện pháp Ở kết quả trên cho thấy hơn 80% GV đều cho rằng các biện pháp trên đều cần thiết để phát triển năng lực tự học cho SV Trong đó, biện pháp 1 - Hướng dẫn các phương pháp học tập tích cực để phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học môn Vi điều khiển được đánh giá cao nhất; biện pháp 2 - Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong dạy học các chương- bài trong chương trình môn học Vi điều khiển được đánh giá là được đánh cao, cho thấy đó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp để giúp SV bắt đầu có hứng thú và vượt qua khó khăn để đi đến mục đích đã đề ra, làm khơi gợi nhu cầu chiếm lĩnh tri kiến thức mới trong học tập

Các ý kiến từ các GV khẳng định về tính khả thi của các biện pháp khá cao biện pháp 1 - Hướng dẫn các phương pháp học tập tích cực để phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học môn Vi điều khiển được đánh giá có tính khả thi cao (60%) có ý nghĩa thiết thực quan trọng quyết định sự thành công của quá trình phát triển năng lực tự học của SV

STT BIỆN PHÁP Không khả thi Khả thi Rất khả thi

Hướng dẫn các phương pháp học tập tích cực để phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học môn Vi điều khiển

2 Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong dạy học các chương- bài trong chương trình môn học Vi điều khiển

3 Tổ chức các buổi tham vấn tâm lý dành cho SV 2 13% 7 47% 6 40%

Bảng 3.2 Đánh giá của giảng viên trường về tính khả thi của các biện pháp

Nhưng ở biện pháp 2 và 3 có 60% ý kiến cho rằng áp dụng biện pháp 2 - Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong dạy học các chương- bài trong chương trình môn học Vi điều khiển và 60 % ý kiến cho rằng Biện pháp 3: Tổ chức các buổi tham vấn tâm lý dành cho SV chưa thể triển khai vào thực tế.

Thực nghiệm sư phạm

3.3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu: “Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong dạy học các chương- bài trong chương trình môn học Vi điều khiển”

3.3.2 Tổ chức dạy học áp dụng các PPDH tích cực

Trong giới hạn đề tài nghiên cứu đề xuất và vận dụng các áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào nội dung môn cho Vi điều khiển theo các nội dung cụ thể sau: Chương 3: TIMER – COUNTER HỌ VI ĐIỀU KHIỂN

BÀI HỌC YÊU CẦU PHƯƠNG

Về kiến thức: trình bày được chức năng và cấu trúc Timer2 của vi điều

- Trình bày được cấu tạo, sơ đồ khối và chức năng từng khối

Bộ chia trước và bộ tác chia sau của timer2

Ngõ ra của timer2 khiển

Về kỹ năng: hiểu được các chức năng từng chân ra, mô tả nguyên lý hoạt động

Về phẩm chất: có tinh thần trách nhiệm chung, hứng thú tò mò tìm hiểu kiến thức của Timer2

- Kể tên mô tả cấu tạo nguyên tắc hoạt động từng khối

Các ứng dụng định thời dùng timer

Về kiến thức: trình bày bản vẽ trên Proteus

Mô tả được các bước cơ bản trong quy trình lập trình sản phẩm ứng dụng Lập trình được chương trình điều khiển trên CCS

Về kỹ năng: Hiểu được các ứng dụng sử dụng của timer/counter Sử dụng các thiết bị phần mềm hỗ trợ máy tính,

Về phẩm chất: có tinh thần trách nhiệm chung, hứng thú tò mò tìm hiểu kiến thức

- Trình bày được đặc điểm, ứng dụng nguyên lý làm việc của timer/counter

- Lập trình, kết nối và chạy chương trình đã lập trình thông qua máy tính

- Hình thành ý tưởng, lập kết hoạch và triển khai nghiên cứu

- Báo cáo được kết quả, rút ra được lỗi sai trong quá trình lập trình sản phẩm

Dạy học theo dự án

Các ứng dụng đếm xung ngoại dùng counter

Bảng 3.3 nội dung môn Vi điều khiển áp dụng PPDH tích cực

Thiết kế minh hoạ các PPDH tích cực

− Dạy học hợp tác các nội dung :

• Khảo sát timer2 của PIC16F887

• Bộ chia trước và bộ chia sau của timer2

Về kiến thức: Giải thích được chức năng, nguyên lý hoạt động và cấu trúc Timer2 của vi điều khiển

Về kỹ năng: SV hiểu được các chức năng từng chân ra, mô tả nguyên lý hoạt động từng khối; Hợp tác với các thành viên nhóm để hoàn thành nhiệm vụ và kỹ năng trình bày kết quả

Về phẩm chất: Có thái độ tích cực, trách nhiệm Tích cực nghiên cứu tìm hiểu kiến thức mới Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp- làm việc theo nhóm, năng lực tìm kiếm thông tin theo yêu cầu của bài học

• Giảng viên gợi mở các nội dung và kiến thức liên quan Định hướng cho các SV làm việc nhóm (từ 3-5 SV) với nhau; hướng dẫn SV về quy trình thực hiện DHHT và cập nhật vào tài liệu học tập cá nhân của SV Các nhóm thực hiện nhiệm vụ giống như nhau

• Thành viên nhóm phân chia nhiệm vụ tìm kiếm thông tin theo nội dung

GV đã đề ra, mỗi thành viên phải tham gia vào hoạt động Phân công nhiệm vụ rõ ràng

• Đại diện từng nhóm trình bày kết quả đã đạt được bằng những phương tiện -cách thức khác nhau Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến

• GV tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo

Phương tiện hỗ trợ: Giáo trình Vi điều khiển; máy tính có kết nối internet; bảng phấn, máy chiếu…

− Dạy học theo dự án các nội dung:

• Các ứng dụng định thời dùng timer.(Ví dụ: dùng vi điều khiển PIC16F887 điều khiển 8 led đơn sáng-tắt dùng timer T1 với chu kỳ delay là 210ms)

• Các ứng dụng đếm xung ngoại dùng counter.(Ví dụ: dùng vi điều khiển PIC16F887 đếm xung ngoại dùng T0, kết quả đếm hiển thị trên 3 led kết nối với 3 port, giới hạn từ 000 đến 225, khi bằng 225 thì quay về 0)

Về kiến thức: trình bày được hình vẽ mô phỏng trên Proteus Mô tả được các bước cơ bản trong quy trình lập trình sản phẩm ứng dụng Lập trình được chương trình điều khiển trên CCS

Về kỹ năng: Hiểu được các ứng dụng sử dụng của timer/counter Sử dụng các thiết bị phần mềm hỗ trợ máy tính, Proteus…

Về phẩm chất: có tinh thần trách nhiệm chung, hứng thú tò mò tìm hiểu kiến thức Định hướng phát triển năng lực: phát triển năng lực thực hành, giải quyết vấn đề và ứng dụng các kiến thức ngoài tài liệu học tập -tìm kiếm thông tin theo yêu cầu của bài học; lập kế hoạch-quy trình hoạt động của dự án, tự đánh giá Năng lực làm việc theo nhóm

• Giảng viên gợi mở các nội dung; kiến thức liên từ PPDH hợp tác Định hướng cho SV làm việc theo từng nhóm mới khác nhau GV hướng dẫn

SV tiến trình-chọn dự án có quy mô phù hợp với thời gian thực đã được đề ra trước đó Mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ như sau:

• Xây dựng kế hoạch theo hướng dẫn của giảng viên

• Lựa chọn nội dung ứng dụng chi tiết, chuẩn bị vật liệu dụng cụ phù hợp

• Tiến hành lập trình theo nội dung chi tiết đã chọn

• Kiểm tra chương trình, chạy mô phỏng và giới thiệu sản phẩm

Phương tiện hỗ trợ: Giáo trình Vi điều khiển; máy tính có kết nối internet; thiết bị chạy mô phỏng lập trình , máy chiếu…

Sản phẩm của dự án

Sau khi tham gia quá trình học tập, các nhóm xác định vấn đề chi tiết từ các nội dung GV đặt ra Và thực hiện theo kế hoạch xây dựng GV hỗ trợ các nhóm trong việc thực hiện đánh giá các tiến trình; các vấn đề phát sinh trong lúc làm việc Sản phẩm dự kiến trong hoạt động học tập là: Chương trình lập trình ứng dụng Timer/Counter Được chạy mô phỏng trên Proteus hoặc xuất ra chạy trên mạch điện thực tế theo thuyết dự án của từng nhóm Bản vẽ mô phỏng của từng ứng dụng Nội dung chương trình đã được lập trình và các ý tưởng nhóm triển khai trong sản phẩm

Các hoạt động dạy học

Mục tiêu: SV được tạo thành các nhóm nhỏ để cùng hợp tác thực hiện dự án

Cách thực hiện: GV nêu ra nội dung chính dự án sẽ thực hiện Nhóm sẽ chọn dự án chi tiết theo giáo trình vi điều khiển

• Hoạt động 1: Tìm hiểu dự án

Mục tiêu: SV tìm hiểu thông tin, yêu cầu của dự án chi tiết theo giáo trình vi điều khiển

Cách tiến hành: GV hướng dẫn SV tìm hiểu dự án; đọc thông tin trong giáo trình, tham khảo từ các nguồn tài liệu từ internet

Hoàn thành một số yêu cầu gợi ý như sau: Vẽ lưu đồ điều khiển dự án; mô tả dự án và mục đích ứng dụng của dự án

GV hướng dẫn SV thực hiện nhiệm vụ học tập và làm việc theo nhóm theo các bước gợi ý sau:

▪ Cử ra một thành viên đại diện cho nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên nhóm

▪ Thảo luận các mục tiêu, phương hướng giải quyết và yêu cầu trong bảng đánh giá của dự án

▪ Nêu các bước để thực hiện dự án

▪ Xác định thời gian hoàn tất các bước đã đặt ra

• Hoạt động 2: thực hiện dự án

▪ Mục tiêu: SV thực hiện dự án Các ứng dụng định thời dùng timer/ ứng dụng đếm xung ngoại dùng counter

GV xác định thời gian SV hoàn thành dự án trong 4 giờ

GV quan sát; hỗ trợ cho SV khi gặp khó khăn trong khi thực hiện dự án

• Hoạt động 3: Kết thúc dự án

▪ GV tổ chức cho SV trình bày sản phẩm và thuyết trình

▪ Các thành viên nhóm đánh giá lẫn nhau trong quá trình thực hiện dự án Các nhóm SV nhận xét và đánh giá sản phẩm

• GV nhận xét quá trình hoạt động của nhóm

• GV đánh giá sản phẩm có hoạt động đúng theo nguyên lý được hay không?

• Tiêu chí đánh giá kết quả dự án

• GV cho các nhóm trình bày sản phẩm

Tiêu chí đánh giá dự án: Các nhóm trình bày sản phẩm thông qua thuyết trình nguyên lý hoạt động, chương trình đã lập trình, hình vẽ mô phỏng, chạy chương trình trên kit PIC thông qua máy tính Gồm có 2 nội dung:

Trình bày lưu loát diễn đạt đầy đủ các nội dung về dự án của nhóm

Trình bày đủ nội dung về dự án nhưng chưa rành mạch

Trình bày 75% nội dung về dự án

Trình bày 50% nội dung về dự án

Chưa trình bày được nội dung của dự án

Phân bố công việc; làm việc nhóm

Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên

Phân công cụ thể, đồng đều chỉ tập trung vào hiểu biết cơ bản của từng thành viên

Phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng, nhưng chưa đúng với sở trường

Chỉ tập trung phân công nhiệm vụ cho vài thành viên

Không phân công nhiệm vụ

Kế hoạch được đề ra chi tiết

Phân bố công việc, thời gian cụ thể

Kế hoạch được đề ra chi tiết

Phân bố công việc, thời chưa gian cụ thể

Kế hoạch được đề ra

Phân bố công việc ngoài khả năng của thành viên

Kế hoạch được đề ra; phân bố công việc không có sự kết nối giữa các thành viên

Chưa thực hiện được kế hoạch làm việc cho dự án

Bảng 3.4 Rubric đánh giá năng lực làm việc nhóm sau khi áp dụng PPDH dự án

Xác định nội dung chủ đề

Nhận diện đúng vấn đề thực tiễn, phân tích đầy đủ và rõ ràng tính chất của dự án

Nhận diện được vấn đề theo thực tiễn, mặt khác phân tích 75% nội dung liên

Trình bày, phân tích được 50% nội dung liên quan đến dự án

Nhận diện được 25% nội dung dự án cần thực hiện

Chưa nhận diện được hoặc xác định nội dung dự án

Xác định đủ, chính xác các các kiến thức liên quan đến dự án

Phân tích được các vấn đề liên môn của dự án

Xác định đầy đủ, đúng các kiến thức liên qua đến dự án

Phân tích 75% các kiến thức liên mônn của dự án

Xác định được và phân tích được 50% các kiến thức liên quan đến dự án

Xác định 25% các kiến thức liên quan, hiểu cơ bản về vấn đề dự án cần thực hiện

Chưa xác định các kiến thức liên quan ; chưa hiểu các nội dung cần giải quyết của dự án

Thực hiện dự án theo đúng kế hoạch nhanh chóng, hiệu quả Đề xuất được hướng phát triển

Thực hiện dự án theo đúng kế hoạch, hiệu quả Chưa đề xuất được hướng phát triển

Thực hiện dự án theo đúng kế hoạch, Chưa đạt hiệu quả cao

Thực hiện được dự án, nhưng chưa đạt hiệu quả

Chưa thực hiện được các phương cho dự án

Bảng 3.5 Rubric đánh giá sản phẩm sau khi áp dụng PPDH dự án

3.3.3 Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm Đối tượng thực nghiệm sư phạm:

TT NỘI DUNG THỰC NGHIỆM ĐỐI CHỨNG GHI

Phương pháp thực nghiệm sư phạm Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong dạy học các chương- bài trong chương trình môn học Vi

Sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống: PPDH đàm thoại, PPDH thuyết trình, PPDH trực quan

76 điều khiển Thời gian tiến hành thực nghiệm trong thời gian 01/03/2022 đến ngày 22/05/2022 tại trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

3.3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

− Đánh giá kết quả thực nghiệm qua khảo sát hoạt động học tập của SV tham gia lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

− Đánh giá kết quả thực nghiệm thông qua các bài kiểm tra đánh giá đo lường năng lực hoạt động học trong môn Vi điều khiển cho hai lớp đối chứng và thực nghiệm

− Để đánh giá hiệu quả, người nghiên cứu đánh giá kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê căn cứ trên kết quả của SV

3.3.5 Kết quả thực nghiệm sư phạm

Sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, đề tài nêu ra các nội dung để phân tích như sau:

− Thông qua kết quả đánh giá cuối bài, đề tài đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống

− Hoạt động tự học của SV sau khi được tổ chức dạy học áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong môn Vi điều khiển

− Thái độ của SV sau khi được áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong môn Vi điều khiển

− Năng lực vận dụng kiến thức tự học vào môn Vi điều khiển giải quyết vấn đề thực tiễn sau khi tổ chức các phương pháp dạy học tích cực vào trong dạy học các chương- bài trong chương trình môn học Vi điều khiển

Hoạt động học tập của SV sau khi thực thực nghiệm

Kết quả khảo sát hoạt động học tập của SV

1 Lập kế hoạch tự học 15 75% 6 30

2 Năng lực giải quyết vấn đề 14 70% 0 0%

4 Tham gia vào các dự án, vấn đề GV đưa ra 18 90% 4 20

6 Tích cực trao đổi với GV, ghi nhận nội dung bài học 15 75% 3 15

7 Không tích cực tham gia lớp học/ làm việc riêng 2 10% 5 25

Bảng 3.6 kết quả khảo sát hoạt động học tập của SV

Thể hiện trong môn học Vi điều khiển, hoạt động học tập tích cực của SV lớp thực nghiệm có tỉ lệ cao hơn với lớp đối chứng Kết quả thống kê hoạt động học tập của lớp thực nghiệm từ 75%-100% so sánh với kết quả hoạt động học tập của lớp đối chứng Từ đó, chỉ ra rằng có sự thay đổi khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực Bên cạnh đó, người nghiên cứu đã rút ra kết quả là khi giảng viên chưa có sự thay đổi trong PPDH; chưa kích thích được hứng thú trong hoạt động học tập của

SV thì hoạt động học tập tích cực trong lớp học chỉ đạt mức đó mộ tương đối hoặc hình thành các hoạt động học tập chưa tích cực

Biểu đồ 3.1 Hoạt động học tập của SV sau khi thực thực nghiệm

Lập kế hoạch tự học

Năng lực giải quyết vấn đề

Tham gia vào các dự án, vấn đề Gv đưa ra

Làm việc nhóm Tích cực trao đổi với GV, ghi nhận nội dung bài học.

Không tích cực tham gia lớp học/ làm việc riêngLỚP THỰC NGHIỆM SL LỚP ĐỐI CHỨNG SL

Thái độ học tập của SV sau khi thực nghiệm

TT THÁI ĐỘ LỚP THỰC NGHIỆM LỚP ĐỐI CHỨNG

Bảng 3.7 Thái độ học tập của SV sau khi thực nghiệm

Đối với Sinh viên

− Chuẩn bị tốt thái độ học tập một cách chủ động và hiệu quả Tự vận động tìm tòi riêng cho cá nhân một phương pháp tự học hiệu quả

− Nhận thức về tầm quan trọng của việc tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe tinh thần- tâm lý, định hướng đúng đắn hơn về những vấn đề riêng tư, xã hội hoặc giúp xác định cụ thể về nghề nghiệp của bản thân trong tương lai

- Bảo đảm thời gian học trong lớp và ngoài lớp học hợp lý, tránh sa đà vào các công việc sau giờ học.

Đối với Giảng viên

- Giảng viên thường xuyên nghiên cứu, vận dụng các PPDH, hình thức dạy học để phát triển năng lực tự học cho SV; Nhà trường chỉ đạo tổ chức dự giờ các giờ giảng áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong dạy học các chương- bài trong chương trình môn học Vi điều khiển

- Nâng cao nhận thức của giảng viên về tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tự học của sinh viên trong dạy học môn Vi điều khiển Giảng viên cần hướng dẫn cách học, cách tìm nguồn tài liệu tham khảo đối với SV; Truyền cảm hứng, phát triển năng lực cá nhân cho sinh viên.

Đối với Khoa và Nhà trường

- Có kế hoạch tổ chức các lớp ngoại khóa, hướng dẫn cho SV lập kế hoạch học tập; các phương pháp học tập tích cực để phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học môn Vi điều khiển

- Nâng cấp trang thiết bị máy móc, không gian thực tập để SV có môi trường tự học tốt nhất Bổ sung các tài liệu, đầu sách mới có liên quan đến chuyên ngành phục cho quá trình tự học của SV

TÀI LIỆU TRONG NƯỚC Đảng cộng sản Việt Nam (2021) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật

Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm (1998) Lịch sử giáo dục thế giới Nhà xuất bản Giáo dục

Rousseau, Jean Jacques (1962) dịch giả: Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương (2008),

Emile hay vấn đề của giáo dục Nhà xuất bản Trí Thức, Hà Nội

Vygotsky, L S (1986) Thought and language (A Kozulin, Trans ed.) Cambridge MA: MIT Press

Tsunesaburo Makiguchi (1994) Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo nhóm tác giả dịch, trường Đại học Tổng hợp TP HCM và Nhà xuất bản Trẻ

Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2008) Tự học của sinh viên, Nhà xuất bản Giáo Dục Quốc hội (2005) Luật giáo dục Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004) Học và dạy cách học, Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội Đặng Thành Hưng (lược dịch) (2000).Một số vấn đề về phương pháp dạy học Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội

Trần Anh Tuấn(1996), Vấn đề tự học của sinh viên từ góc độ đánh giá chất lượng kỹ năng nghề nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục

Phó Đức Hòa (2008) Dạy học tích cực và cách tiếp cận trong dạy học tiểu học Nhà xuất bản ĐH Sư phạm

Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường (2016) Lí luận dạy học hiện đại, cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Đặng Quốc Bảo (2001) Tự học - Vấn đề bức thiết của cán bộ quản lý, của mọi người Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015) Tài liệu hội thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, Tài liệu lưu hành nội bộ,

Nguyễn Đức Sơn, Lê Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Huệ, Đỗ Thị Hạnh Phúc, Trần Quốc Thành, Trần Thị Lệ Thu (2015) Giáo trình tâm lý học giáo dục Nhà xuất bản Đại học sư phạm

Thủ tướng Chính phủ (2014) Đề án đào tạo giảng viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học đến năm

Nguyễn Hiến Lê (2002) Tự học – Một nhu cầu thời đại Nhà xuất bản Văn hoá

Thông tin TP Hồ Chí Minh, Tr.39

Lê Khánh Bằng (1998) Tổ chức phương pháp tự học cho sinh viên đại học Đại học Sư phạm Hà Nội, Tr.3

Thái Duy Tuyên (2003) Dạy tự học cho sinh viên trong các nhà trường Cao đẳng Đại học chuyên nghiệp, Chuyên đề Phương pháp dạy học cho học viên Cao học Đại học Huế

Little, D (1990) Autonomy in Language Learning London: CILT

N.A.Rubakin (1982) Tự học như thế nào? Nhà xuất bản Thanh niên – Hà Nội Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn (2009) Từ điển Tâm lý học Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội

Trịnh Quốc Lập (2008) Phát triển năng lực tự học trong hoàn cảnh Việt Nam

Tạp chí Khoa học số 2008:10 169-175 Trường Đại học Cần Thơ (tr 169-

Phạm Thị Hồng Tú, Bùi Thị Minh Thu (2018) Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành sư phạm sinh học trong dạy học học phần “ Lí luận dạy học sinh học (Phần đại cương)” Tạp chí Giáo dục, Số 429 (Kỳ 1-5/2018)

Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2008) Tự học của sinh viên, Nhà xuất bản Giáo Dục

Bùi Quang Tịnh - Bùi Thị Tuyết Khanh (2001).Từ điển Tiếng Việt (2001) Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội

Hoàng Phê (2000) Từ điển Tiếng Việt Nhà xuất bản Khoa học xã hội

Lêvitôv N.Đ.(1970) Tâm lý học trẻ em và Tâm lí học sư phạm Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội

Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2008) Tự học của sinh viên Nhà xuất bản Giáo Dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên phổ thông đại trà, Mô đun 2 Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông -Môn công nghệ

Hiền Bùi (2001) Từ điển Giáo dục học Nhà xuất bản Từ điển bách khoa

Quốc hội (2014) Luật giáo dục nghề nghiệp 74/2014/QH13, Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2014

Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Hải Yến (2011) Xã hội học tập, học tập suốt đời và các kỹ năng tự học Nhà xuất bản Dân Trí

Nguyễn Bá Kim –Vũ Dương Thụy (1992) Phương pháp dạy học môn toán (tập 1) Nhà xuất bản Giáo dục

Bùi Thị Hường (2007) Kích thích năng lực tư duy cho người học Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 23 (2007) 185-190

Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang (2008) Giáo trình Tâm lý học đại cương Nhà xuất bản Đại học sư phạm

Trần Minh Hằng (2011) Tự học và những yếu tố tâm lý cơ bản trong tự học của sinh viên sư phạm Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017) Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/03/2017 quy định quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

Quốc hội (2014) Luật Giáo dục nghề nghiệp, số 74/2014/QH13, ngày 27/11/2014

Nguyễn Văn Tuấn (2017) Giáo trình lý luận và phương pháp dạy học NXB ĐHQG TP.HCM

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2010) Công văn số 1610 /TCDN-GV ngày

15 tháng 09 năm 2010 về việc hướng dẫn biên soạn giáo án và triển khai dạy học tích hợp Tổng cục dạy nghề

Trường CĐ KT-KT TP.HCM (2019) Quyết định ban hành Chương trình đào tạo Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử; Công nghệ Kỹ thuật điều khiển – Tự động hoá; Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông; Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử, trình độ: Cao đẳng

Ngày đăng: 20/03/2024, 14:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w