1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT

41 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT
Tác giả Nhóm QX2201
Người hướng dẫn GV 02
Trường học Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế đầu tư xây dựng & phân tích định lượng
Thể loại Tiểu luận kết thúc môn học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 800,09 KB

Cấu trúc

  • 2. Mục đích nghiên cứu (7)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu (7)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu (7)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu, thu thập, xử lý số liệu (7)
  • 6. Kết cấu của luận văn (7)
  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU (8)
    • 1.1. Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức hợp (8)
    • B. O.T (7)
      • 1.1.1. Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông (8)
      • 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng theo hình thức BOT (10)
      • 1.1.3. Vai trò của hợp đồng BOT (12)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC BOT (14)
    • 2.1. Đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại Nghệ An (14)
    • 2.2. Vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước trong hoạt động đối tác công - tư tại Việt Nam: nghiên cứu tình huống dự án BOT cầu Phú Mỹ và bài học quốc tế (15)
    • 2.3. Phân tích các vấn đề lý luận cơ bản về các loại Hợp đồng BOT, BTO, BT; thực trạng pháp luật Việt Nam và một số nước (16)
    • 2.4. Nghiên cứu các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam (17)
    • 2.5. Huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án xây dựng đường cáo tốc ở Việt Nam (18)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC BOT (19)
    • 3.1. Tình hình thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh theo hình thức BOT (19)
    • 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư theo hình thức BOT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (22)
  • CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (24)
    • 4.1. Quy trình nghiên cứu (24)
    • 4.2. Phương pháp đo lường mức độ quan trọng của các tiêu chí (24)
    • 4.3. Đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí là nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư BOT (24)
    • 4.4. Đo lường mức độ ưu tiên tương đối giữa các tiêu chí và tính toán trọng số cho các tiêu chí (26)
    • 4.5. Tính toán tỷ số nhất quán của các tiêu chí (28)
  • CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC B.O.T (29)
    • 5.1. Đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí (29)
    • 5.2. Đo lường mức độ ưu tiên tương đối giữa các tiêu chí và tính toán trọng số cho các tiêu chí (30)
  • Kết luận (7)
    • 1. Tỷ suất sinh lợi nhuận (32)
    • 2. Khả năng liên kết nhiều nguồn lực hỗ trợ khi thực hiện dự án BOT (33)
    • 3. Các thỏa thuận, cam kết được thiết lập và ràng buộc (29)
    • 4. Phân tích đầy đủ rủi ro và có biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả (0)
    • 5. Mức thuế phí, ưu đãi (0)
    • 6. Chi phí dự án được tính toán đầy đủ và chính xác (0)
    • 7. Tỷ lệ lạm phát và tham nhũng thấp (36)
    • 8. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư (29)

Nội dung

Xác định các nhân tố và mức tác động của các nhân tố tới thu hút đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT bằng phương pháp định lượng AHP và ma trận so sánh các cặp nhân tố, thông qua các nghiên cứu tài liệu trước đó và thực trạng thực hiện các dự án theo hình thức Xây dựng chuyển giao (BOT) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Mục đích nghiên cứu

Đề tài nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút các nhà đầu tư với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức B.O.T và nêu ra một số kiến nghị hạn chế các sự ảnh hưởng đó.

Phương pháp nghiên cứu, thu thập, xử lý số liệu

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để thực hiện luận văn.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức B.O.T

Chương 2: Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến các dự án đầu tư theo hình thức B.O.T

Chương 3: Phân tích thực trạng về các dự án đầu tư theo hình thức BOT Chương 4: Thiết kế nghiên cứu

Chương 5: Kết quả nghiên cứu phân tích đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư theo hình thức B.O.T

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

O.T

5 Phương pháp nghiên cứu, thu thập, xử lý số liệu Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để thực hiện luận văn

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức B.O.T

Chương 2: Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến các dự án đầu tư theo hình thức B.O.T

Chương 3: Phân tích thực trạng về các dự án đầu tư theo hình thức BOT Chương 4: Thiết kế nghiên cứu

Chương 5: Kết quả nghiên cứu phân tích đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư theo hình thức B.O.T

CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức hợp B.O.T

1.1.1 Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông a, Khái niệm

- Cơ sở hạ tầng giao thông là toàn bộ cầu, đường, các công trình phục vụ liên quan, hệ thống công nghệ và trang thiết bị quản lý đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động kinh tế – xã hội b, Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam hiện nay:

- Ngày nay, trước xu thế hội nhập và giao lưu quốc tế, một kết cấu hạ tầng giao thông tốt đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp cho việc đi lại và giao lưu hàng hóa giữa các nước thuận tiện Việc xây dựng hệ thống đường liên quốc gia, liên khu vực sẽ tạo ra hành lang vận tải giữa các nước, các khu vực và châu lục, góp phần mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước

- Với bất cứ quốc gia nào, hệ thống giao thông nói chung cũng có vai trò kết nối sản xuất với tiêu thụ, giữa vùng này với vùng khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác và đáp ứng nhu cầu đi lại của con người, đảm bảo được mối liên hệ kinh tế, phục vụ sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng, các quốc gia, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng, của địa phương

* Sự cần thiết đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam:

- Kết cấu hạ tầng nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng là nền tảng cơ sở vật chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Do đó, trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm ưu tiên tăng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách để xây dựng một kết

9 cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại

- Việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông có tầm quan trọng được thể hiện ở các mặt sau đây:

+ Thứ nhất, nếu chúng ta có một hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại sẽ tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các vùng lãnh thổ, giảm sự chênh lệnh về mức sống và dân trí giữa các khu vực dân cư

+ Thứ hai, trong chiến lược phát triển kinh tế của từng vùng luôn có chiến lược phát triển mạng lưới giao thông vận tải Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ còn là đòi hỏi cấp bách trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của những ngành công nghiệp phương tiện vận tải như công nghiệp ô tô, xe máy Xây dựng và nâng cao chất lượng đường bộ còn để theo kịp tốc độ phát triển của phương tiện cơ giới đường bộ cũng như nhu cầu lưu thông ngày càng cao như hiện nay

+ Thứ ba, không chỉ có những ngành công nghiệp sản xuất tạo được sự phát triển khi kết cấu hạ tầng giao thông phát triển mà ngay cả những ngành công nghiệp không khói như ngành Du lịch cũng sẽ phát triển khi Việt Nam có được một hệ thống giao thông hoàn thiện, thuận tiện và liên kết được các khu vực, vùng miền trong cả nước

+ Thứ tư, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông còn có ý nghĩa rất quan trọng góp phần cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng chính nguồn vốn đó để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, tạo ra điều kiện cho những ngành sản xuất vật chất hoạt động hiệu quả hơn, tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm

+ Thứ năm, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông còn là giải pháp trực tiếp và gián tiếp tới những vấn đề xã hội cấp bách, đó là đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải đang tăng nhanh trong thời gian vừa qua Nhu cầu giao thông đường bộ bao gồm cả nhu cầu vận chuyển hàng hóa và nhu cầu vận chuyển hành khách

10 c, Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay:

Trong những năm qua, TP HCM đã thực hiện nhiều chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội TPHCM đã nỗ lực thực hiện đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình giao thông, hạ tầng đô thị trọng điểm với nhiều quy mô khác nhau để từng bước giải quyết tình hình lưu thông, cải thiện bộ mặt hạ tầng đô thị, cải tạo chỉnh trang cảnh quan một số trục đường (thiết kế đô thị, cải tạo môi trường nước, cây xanh, vỉa hè…) Đặc biệt là quản lý, phát triển và tăng quỹ đất để xây dựng hạ tầng giao thông, đảm bảo chỉ tiêu quy hoạch diện tích bến bãi (giao thông tĩnh) tại các khu vực nội thành, ngoại thành, các khu đô thị mới nhằm phát triển đồng bộ, cân bằng, bền vững và lâu dài trên cơ sở quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và kiến trúc cảnh quan đô thị

Tuy nhiên, quá trình này cũng kèm theo những bất cập như gia tăng phương tiện giao thông cá nhân, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường Việc ùn tắc giao thông càng tăng, dẫn tới tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kìm hãm sự phát triển của thành phố Trong tình hình giao thông thành phố còn nhiều phức tạp hiện nay, công tác quản lý giao thông đô thị còn nhiều bất cập, chưa giải quyết hoàn toàn được tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên trên địa bàn thành phố Mô hình quản lý giao thông hiện tại chưa áp dụng các phương pháp khoa học, như mô phỏng trên máy tính các cơ sở dữ liệu hiện có, để phục vụ việc quy hoạch và thiết kế các biện pháp kỹ thuật giao thông; cơ sở dữ liệu hạ tầng giao thông chưa được xây dựng, công nghệ tiên tiến, hiện đại chưa được áp dụng trong quản lý giao thông

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm hợp đồng theo hình thức BOT a, Hình thức đầu tư theo đối tác công tư PPP

- Hình thức đầu tư theo đối tác công tư: PPP (Public - Private Partnership) Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng,

11 cung cấp dịch vụ công

- Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân

- Trong mô hình PPP, việc xác lập quan hệ đối tác thông thường là qua một hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lý hoặc một số cơ chế khác, trong đó đồng ý chia sẻ các trách nhiệm liên quan đến việc thực hiện và quản lý của các dự án cơ sở hạ tầng b, Hình thức đầu tư B.O.T ( Xây dựng – kinh doanh – chuyển giao)

- Khái niệm: Theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 04/5/2018 về Đầu tư theo hình thức đối tác công tư: “Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

- Đặc điểm hợp đồng BOT:

TỔNG QUAN MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC BOT

Đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại Nghệ An

- Đối tượng: các nội dung liên quan đến hợp tác công tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại Tỉnh Nghệ An

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát triển vọng áp dụng hình thức đầu tư theo mô hình đối tác công – tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại Tỉnh Nghệ An

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư:

+ Mô hình đầu tư theo hình thức PPP vẫn còn quá mới mẻ, kinh tế Nghệ

An chưa có sự phát triển sôi động nên nhu cầu vận tải chưa thật sự cao

+ Nền kinh tế khó khăn tạo nên khó khăn rất lớn về nguồn vốn cho các công ty tư nhân; mặt khác trên địa bàn Tỉnh chưa có các công ty tư nhân đủ mạnh để đầu tư vào, nguồn thu ngân sách của Tỉnh trong các năm qua không đủ để chi

+ Trong danh mục đầu tư các Dự án ngành GTVT không có Dự án trên địa bàn Nghệ An; mặt khác do Chính quyền địa phương chưa có hiểu biết đầy đủ về mô hình cũng như lợi ích do mô hình này mang lại nên đến nay chưa có một sự nghiên cứu, một tổ chức tham mưu cũng như danh mục các Dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn Tỉnh Nghệ An

+ Chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm và có hoạt động kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP vào dự án kết cấu GTĐB, chưa tổ chức phổ biến thông tin về PPP cho các nhà đầu tư và nhân dân

+ Hành lang pháp lý chưa rõ ràng, các luật thiếu thống nhất, thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện khiến cho các nhà đầu tư tư nhân chưa thật sự yên tâm để “vào cuộc”

+ Thiếu các thông tin về tính khả thi của các dự án và mức độ chia sẻ rủi ro trong quá trình hợp tác để các Nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định.

Vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước trong hoạt động đối tác công - tư tại Việt Nam: nghiên cứu tình huống dự án BOT cầu Phú Mỹ và bài học quốc tế

- Những tính chất đặc biệt của cơ chế đối tác công tư (PPP), trong đó bao gồm tính chất dài hạn của hợp đồng nhượng quyền và các hợp đồng chia sẻ rủi ro, sự tham gia của nhiều bên, các vấn đề nhạy cảm về chính trị và xã hội, tạo ra rất nhiều cơ hội xảy ra tranh chấp, đặc biệt là giữa nhà đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước

- Sự thiếu vắng các khuôn khổ thể chế và chính sách để hạn chế các cơ hội này cũng như tính không hiệu quả của các cơ chế giải quyết tranh chấp đã và đang biến nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT) ở Việt Nam vốn về mặt bản chất là khả thi trở nên không khả thi Tình trạng này làm nản lòng các nhà đầu tư và vô hiệu hóa nỗ lực thúc đẩy các dự án đầu tư theo cơ chế PPP của Chính phủ

- Nghiên cứu này phân tích vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước trong hoạt động đối tác công - tư từ thực tiễn của Việt Nam trên cơ sở của một nghiên cứu tình huống về dự án đầu tư xây dựng Cầu Phú

Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) theo hình thức xây dựng, vận hành, chuyển giao (BOT)

Phân tích các vấn đề lý luận cơ bản về các loại Hợp đồng BOT, BTO, BT; thực trạng pháp luật Việt Nam và một số nước

- Vấn đề huy động vốn tài trợ cho các dự án BOT hiện nay của các nhà đầu tư vẫn còn gặp nhiều khó khăn (đặc biệt là từ nguồn vốn vay của các ngân hàng) kể cả trong quy chế đầu tư mới vẫn chưa tạo được làn sóng đầu tư của các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam

Vậy nên cho phép các công ty này được quyền huy động vốn qua các hình thức như với quy định của Luật Doanh nghiệp, Nhà nước nên cho các ngân hàng nước ngoài được quyền lớn hơn trong việc nhận chuyển nhượng các dự án BOT

- Mô hình đầu tư theo Hợp đồng BOT, BTO, BT là những mô hình có vai trò quan trọng, mô hình này đã áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới nhất là những nước đang phát triển Nó giúp Chính phủ giải quyết được vấn đề xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mà không cần quá nhiều nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, tận dụng được nguồn lực và kinh nghiệm của khu vực kinh tế tư nhân Tuy nhiên, do đây là hình thức đầu tư còn mới mẻ ở Việt Nam nên vấn đề này rất cần sự quan tâm, chú trọng của Nhà nước trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhằm tạo khung pháp lý an toàn, thống nhất cho nhà đầu tư khi bỏ vốn cùng Nhà nước kinh doanh vào lĩnh vực này Để hoạt động đầu tư theo các dự án nói trên diễn ra một cách sôi động, hiệu quả đồng thời thực hiện chủ trương của Đảng đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế 10 năm (2001- 2010) trong đó đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện các hình thức đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh đặc biệt trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thành lập mặt bằng pháp lý chung cho mọi hoạt động đầu tư nhằm tạo môi trường đầu tư ổn định, bình đẳng…góp phần cụ thể hóa những cam kết trong tiến trình hội nhập sâu và rộng hơn nữa thì việc hoàn thiện khung pháp lý chung cho các hình thức đầu tư theo hợp đồng này phải được thực hiện theo các nguyên tắc chung

Nghiên cứu các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam

- Hạ tầng giao thông đường bộ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, và trách nhiệm đầu tư phát triển hệ thống này thuộc chính phủ các nước Trong khi ngân sách nhà nước thường thiếu so với nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đường bộ, vì vậy, mô hình hợp tác công - tư theo hình thức BOT được ra đời và được coi là một công cụ hữu hiệu để thu hút vốn từ khu vực tư nhân bổ sung vào nguồn vốn đầu tư truyền thống và nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao chất lượng các dịch vụ công

- Một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy sự thành công của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam:

+ Hoàn thiện chính sách, pháp luật, bảo đảm phát huy hiệu quả đầu tư, khai thác các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức hợp đồng BOT nói riêng và PPP nói chung

+ Đẩy mạnh công khai, minh bạch và cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu thực hiện các dự xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam

+ Nâng cao năng lực của các cơ quan, đơn vị trong thực hiện chức năng chủ đầu tư, chủ sở hữu nhà nước đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam

+ Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về sự cần thiết và hiệu quả của việc thực hiện xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam

+ Hoàn thiện, bổ sung và đề xuất các quy định nhằm lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực tham gia vào dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam

+ Thực hiện thí điểm một số cơ chế chính sách riêng với một số dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT có tính chất đặc

Huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án xây dựng đường cáo tốc ở Việt Nam

dự án xây dựng đường cáo tốc ở Việt Nam:

- Hệ thống hóa và góp phần luận chứng các vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước (NSNN) để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam Phân tích thực trạng huy động vốn ngoài NSNN để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam thời gian vừa qua Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn ngoài NSNN để xây dựng các dự án đường cao tốc ở Việt Nam trong thời gian tới

- Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư:

+ Các nhân tố về nhận thức bao gồm: Sự ủng hộ của ban quản trị cấp cao về việc tham gia góp vốn xây dựng đường cao tốc; Sự tiếp nhận mô hình PPP trong tham gia dự án đường cao tốc Sự quyết tâm của toàn doanh nghiệp trong việc thực hiện mô hình PPP

+ Các nhân tố kỹ thuật bao gồm: Thời gian giải phóng mặt bằng; thời gian thu hồi vốn; khả năng tiếp cận các nguồn vốn trên thị trường…

+ Các nhân tố ngữ cảnh bao gồm: Các căn cứ pháp lý của việc thực hiện mô hình PPP; các cơ chế chính sách, tình hình phát triển kinh tế, trào lưu chu chuyển vốn trên thế giới…

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC BOT

Tình hình thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh theo hình thức BOT

- Một số dự án đã thực hiện đầu tư theo hình thức BOT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:Cầu đường Bình Triệu 2 (gđ2), Cầu Phú Mỹ, Mở rộng xa lộ

Hà Nội, Giai đoạn 1: Mở rộng QL1 đoạn An Sương – An Lạc, Đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào khu công nghiệp Phú Hữu, Đường nối từ đường

Võ Văn Kiệt đến cao tốc Thành phố HCM - Trung Lương,

- Các dự án đang thực hiện: Cầu Cát Lái, Quốc lộ 22 (đường Xuyên Á), Đường vành đai 4: đoạn Bến Lức - Hiệp Phước, Đường trên cao tuyến số 5 (đoạn từ nút giao trạm 2 đến nút giao An Sương), Triển khai hệ thống thu phí tự động

20 không dừng tại các trạm thu phí BOT, Tuyến xe điện mặt đất số 1, Tuyến Metro số 4 và 4B

- Các dự án đang kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT: Xây dựng đường trên cao - tuyến số 1 (dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đoạn từ Lăng Cha Cả đến cầu Thị Nghè), Xây dựng đường trên cao - tuyến số 2 (từ điểm giao cắt với tuyến số

1 theo đường Tô Hiến Thành - Lữ Gia - Bình Thới - đường số 3 tới đường Vành đai 2), Xây dựng đường trên cao - tuyến số 3 (từ tuyến số 2 tại Tô Hiến Thành -

Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - trục Bắc Nam - Nguyễn Văn Linh), Xây dựng đường trên cao tuyến số 4 (Bắt đầu từ quốc lộ 1 (giao với tuyến số 5) - Vườn Lài - vượt sông Vàm Thuật tại vị trí rạch Lăng và đường sắt Bắc Nam (tại khu vực cầu Đen) - đường Phan Chu Trinh quy hoạch kéo dài qua khu vực chung cư Mỹ Phước rồi nối vào đường Điện Biên Phủ, giao với tuyến số 1), Xây dựng đường trên cao tuyến số 5 (đi trùng với đường vành đai 2 (quốc lộ 1) từ nút giao trạm 2 đến nút giao An Lạc), Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 15 trên địa bàn huyện Củ Chi (từ cầu Xáng đến cầu bến Súc)

- Một số dự án phải tạm ngưng đầu tư theo hình thức BOT:

+ Dự án cầu Tân Kỳ - Tân Quý được xây dựng theo hình thức BOTcó tổng mức đầu tư 312 tỷ đồng, được khởi công vào quý 1/2018 Khi hoàn thành nhà đầu tư sẽ được thu phí tại trạm thu phí An Sương - An Lạc trên quốc lộ 1 Tuy nhiên, khi khối lượng xây lắp hoàn thành được 70% thì phải tạm dừng thi công từ tháng 12/2018 đến nay Nguyên nhân dự án phải tạm dừng thi công vì Kiểm toán Nhà nước khuyến cáo việc đầu tư dự án BOT cầu Tân Kỳ - Tân Quý để thu phí trên quốc lộ 1 là không phù hợp với lợi ích của người sử dụng Hơn nữa, theo Nghị quyết số 437/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự án đường bộ đầu tư hình thức BOT chỉ áp dụng cho các tuyến đường xây mới Việc chuyển đổi hình thức đầu tư từ BOT sang đầu tư công chưa có quy định nên quá trình hoàn thiện, thông qua chủ trương, bố trí vốn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn tới phương án tài chính của nhà đầu tư

+ Dự án BOT cầu đường Bình Triệu 2 - giai đoạn 2 đã được TP.HCM ký

21 hợp đồng BOT với Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật (CII) vào năm 2018 với tổng vốn đầu tư khoảng 2.293 tỉ đồng Dự án hiện đã dừng triển khai theo hình thúc BOT nhưng chưa xác định kế hoạch cụ thể đầu tư sau khi chính quyền thành phố Hồ Chí Minh rà soát nhằm thực hiện theo Nghị quyết số 437/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đầu tư dự án BOT trên tuyến đường hiện hữu

Có thể thấy rằng, hình thức đầu tư BOT đã được thành phồ Hồ Chí Minh triển khai từ rất sớm, tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư tư nhân góp phần vào nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố cũng như giải được bài toán thiếu hụt nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản Các dự án đầu tư bằng hình thức BOT hầu hết là các dự án trọng điểm có quy mô lớn, kết nối nhiều vùng kinh tế tạo động lực phát triển cho thành phồ Hồ Chí Minh và các vùng lân cận

Trong nhiều năm qua, mô hình hợp tác công - tư tại tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được một số thành công nhất định Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn trong quá trình thực hiện các dự án BOT như khó khăn về hệ thống pháp lý Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư đã ra đời, tuy nhiên, các nhà đầu tư khi muốn hợp tác thực hiện một dự án BOT vẫn cần phải tham khảo thêm nhiều bộ luật liên quan khác như: Luật doanh nghiệp, Luật xây dựng, Luật đầu tư, Luật đầu tư công, Luật đấu thầu, Luật đất đai, Luật quản lý và sử dụng tài sản công, Luật ngân sách nhà nước, Luật quy hoạch, và các văn bản hướng dẫn dưới luật (Nghị định, Thông tư, Quyết định của UBND tại địa phương) Chính vì vậy, hệ thống pháp luật liên quan đến mô hình hợp tác công - tư hiện tại vẫn rất phức tạp, còn chồng chéo, chưa hình thành khung pháp lý đồng bộ, thống nhất và đây là một trong những rào cản lớn của doanh nghiệp khi thực hiện các dự án BOT Khó khăn về quy trình, thủ tục thực hiện dự án BOT phức tạp, qua nhiều bước, khó thu hút được các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cách tính tổng vốn đầu tư của dự án còn bất cập Còn có những trường hợp dự án chậm tiến độ (thời hạn xây dựng không đúng với kế hoạch), tăng tổng mức đầu tư do phải thay đổi chủ đầu tư hoặc thành viên tham gia liên danh chủ đầu tư Trường hợp này xảy ra một phần do trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong khâu xét duyệt, lựa

22 chọn nhà đầu tư không đủ năng lực thực hiện dự án, không công tâm, khách quan; đồng thời, doanh nghiệp có năng lực về công nghệ, năng lực về tài chính ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa nhiều cũng là một khó khăn, thách thức Có một số trường hợp, nhà đầu tư vì lợi nhuận đã tác động cơ quan nhà nước điều chỉnh quy hoạch, khác với mục tiêu ban đầu đặt ra, không phù hợp với định hướng của tỉnh tạo nên các dự án không có lợi ích gì nhiều cho công chúng mà chỉ phục vụ lợi ích một số ít người Bên cạnh đó, thông tin về các dự án kêu gọi đầu tư BOT không rõ ràng, chi tiết, công khai, minh bạch, truyền thông kém dẫn đến chỉ thu hút được một số công ty quen thuộc trên địa bàn tỉnh mà chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp ở các địa phương lớn như TP.HCM, Hà Nội; doanh nghiệp FDI

Nhìn chung, tiềm năng đầu tư theo hình thức hợp BOT tại Việt Nam nói chung và tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là rất lớn, là cơ hội cũng như thách thức để lãnh đạo địa phương sử dụng vốn tư nhân cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng Do đó, Chính phủ và chính quyền địa phương cũng như nhà đầu tư cần nhìn nhận ra những vấn đề còn bất cập về khuôn khổ pháp lý, năng lực quản lý dự án, đánh giá các rủi ro tài chính có thể làm ảnh hưởng đến việc thu hút nhà đầu tư đối với đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức BOT.

Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư theo hình thức BOT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Qua tham khảo một số tài liệu nghiên cứu và căn cứ vào thực trạng thực hiện các dự án theo hình thức đầu tư BOT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nhóm tác giả đánh giá tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư theo hình thức BOT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó xác định 20 nhân tổ chủ yếu như sau:

(1) Mục tiêu đầu tư phù hợp, cần thiết và đáp ứng nhu cầu xã hội cao

(2) Địa điểm đầu tư thuận lợi với nhà đầu tư

(3) Quy mô đầu phù hợp với năng lực tài chính của nhà đầu tư

(4) Hạn chế gây tác động tiêu cực đến môi trường

(5) Loại hợp đồng BOT áp dụng có lợi cho nhà đầu tư

(6) Tỷ suất sinh lợi cao

(7) Chi phí dự án được tính toán đầy đủ và chính xác

(8) Phân tích đầy đủ rủi ro và có biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả

(9) Các thỏa thuận, cam kết được thiết lập và ràng buộc tốt

(10) Chính phủ cho phép hoàn thuế đối với thiết bị nhập khẩu

(11) Chính phủ bảo đảm cân đối ngoại tệ

(12) Chính phủ cung cấp bảo lãnh khoản vay

(13) Mức thuế, phí ưu đãi

(14) Có chính sách ưu đãi kinh tế riêng của địa phương

(16) Thị trường tài chính ổn định và trưởng thành

(17) Tỷ lệ lạm phát và tham nhũng thấp

(18) Khung pháp lý về BOT ổn định và rõ ràng

(19) Cơ quan nhà nước có kinh nghiệm triển khai dự án BOT

( 20 ) Cơ quan nhà nước có thái độ tích cực đối với dự án BOT

(21) Cơ quan nhà nước minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư

(22) Nhà đầu tư có am hiểu về môi trường đầu tư

(23) Nhà đầu tư có kinh nghiệm thực hiện dự án BOT

(24) Nhà đầu tư có mục tiêu xây dựng mối quan hệ tốt với đối tác khu vực công

(25) Nhà đầu tư có khả năng liên kết nhiều nguồn lực hỗ trợ khi thực hiện dự án BOT

(26) Nhà đầu tư có khả năng áp dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Sau khi nghiên cứu tổng quan để sàng lọc các nhân tố ảnh hưởng liên quan đến chủ đề nghiên cứu, tác giả tiến hành giai đoạn khảo sát sơ bộ với các chuyên gia đầu ngành nhằm xây dựng bảng hỏi phù hợp với mục đích và phạm vi nghiên cứu Sau đó, tiến hành khảo sát chính thức với các nhà quản lý dự án BOT, các chuyên gia và các bên liên quan khác đã từng tham gia dự án BOT Kết quả thu thập được sau đó đưa vào mô hình AHP để phân tích, đánh giá mức độ ưu tiên và trọng số của các tiêu chí.

Phương pháp đo lường mức độ quan trọng của các tiêu chí

Tác giả sử dụng phương pháp chỉ số quan trọng tương đối (The Relative importance Index-RII) để đo lường mức độ quan trọng của các tiêu chí ảnh hưởng đến thu hút đầu tư theo hình thức BOT dựa trên khảo sát thu thập số liệu cần thiết

Phương pháp RII sử dụng một thang đo thứ tự từ 1 đến 5 để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: 1- Rất không quan trọng; 2- Quan trọng rất ít; 3- Quan trọng trung bình; 4- Quan trọng; 5- Rất quan trọng Để phân tích mức độ ảnh hưởng, phương pháp RII sử dụng công thức sau:

Trong đó Wi là đánh giá mức độ quan trọng theo thang đo thứ tự từ 1 đến

5 của người khảo sát; Xi là số lượng người khảo sát lựa chọn thang đo thứ i; i là thang đo thứ tự từ 1 đến 5.

Đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí là nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư BOT

Để xác định mức độ quan trọng của các tiêu chí ảnh hưởng thu hút đầu tư theo hình thức BOT, nhóm tác giả đã thực hiện một khảo sát 3 bước:

- Bước 1: Thiết kế bảng hỏi Các tác giả tiến hành phỏng vấn một số nhà đầu tư thực hiện dự án BOT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng sơ bộ bảng hỏi;

- Bước 2: Chọn lọc và hiệu chỉnh nhóm các câu hỏi dựa trên ý kiến đóng góp của chuyên gia, các tài liệu nghiên cứu;

- Bước 3: Hiệu chỉnh và hoàn tất phiếu khảo sát, tiến hành gửi bảng câu hỏi chính thức Phiếu khảo sát được gửi tới các chuyên gia ( giám đốc doanh nghiệp dự án BOT, các lãnh đạo của các Ban quản lý dự án có thực hiện dự án đầu tư theo hình thức BOT, các kiểm toán viên nhà nước đã thực hiện kiểm toán các dự án BOT… ) Số phiếu thu về được xử lý kết quả, có 150 phiếu thỏa mãn

Nhóm tác giả dựa vào kết quả tổng hợp, phân tích các tài liệu trên kết hợp phỏng vấn một số nhà đầu tư dự án BOT, nhóm nghiên cứu chọn lọc đưa 8 tiêu chí vào bảng hỏi gồm: (1) Tỷ suất sinh lợi cao (2) Nhà đầu tư có khả năng liên kết nhiều nguồn lực hỗ trợ khi thực hiện dự án BOT (3) Các thỏa thuận, cam kết được thiết lập và ràng buộc tốt (4) Phân tích đầy đủ rủi ro và có biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả (5) Mức thuế phí, ưu đãi (6) Chi phí dự án được tính toán đầy đủ và chính xác (7) Tỷ lệ lạm phát và tham những thấp (8) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư

Đo lường mức độ ưu tiên tương đối giữa các tiêu chí và tính toán trọng số cho các tiêu chí

Điều tra thu thấp ý kiến chuyên gia về mức độ ưu tiên Nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia về mức độ ưu tiên của các tiêu chí – chuyên gia là những người có kinh nghiệm trong việc lập, thẩm định và thực hiện các dự án BOT Sau đó, căn cứ trên kết quả phỏng vấn sẽ xây dựng ma trận so sánh cặp các tiêu chí

Với 8 tiêu chí, ta thực hiện lập ma trận vuông cấp 8 như hình dưới Sau đó, ta tiến hành thực hiện so sánh các tiêu chí theo từng cặp và điền giá trị mức độ ưu tiên của các tiêu chí Các mức độ ưu tiên theo cặp của tiêu chí được tra cứu từ Bảng dưới, có các giá trị nguyên dương từ 1 đến 9 hoặc nghịch đảo của các dãy số này Lưu ý răng ta phải ghi hai giá trị mức độ ưu tiên cho mỗi cặp tiêu chí tùy thuộc vào việc ta xem xét giá trị nào trước

Việc so sánh này được thực hiện giữa các cặp tiêu chí với nhau và tổng hợp lại thành một ma trận gồm n dòng và n cột (n là số tiêu chí) Phần tử aij thể hiện mức độ quan trọng (mức ưu tiên) của tiêu chí hàng i so với tiêu chí cột j

Mức độ quan trọng tương đối của tiêu chí i so với j được tính theo tỷ lệ k (k từ 1 đến 9), ngược lại của chỉ tiêu j so với i là 1 /k Như vậy aij > 0, aij = 1 /aji, aii = 1

Trong ma trận này, mỗi phần tử đại diện cho 1 cặp so sánh cặp, các phần tử ở phía trên và phía dưới đường chéo có giá trị nghịch đảo nhau Bước này nhằm xác định tiêu chí này với tiêu chí kia gấp bao nhiêu lần

Hình Ma trận vuông so sánh cặp mức độ ưu tiên các tiêu chí

Bảng phân loại mức ưu tiên tương đối của các tiêu chí

Sau khi lập xong ma trận so sánh cặp tiêu chí, tiếp tục tiến hành tính toán trọng số cho các tiêu chí bằng cách lấy giá trị trong từng ô chia cho giá trị tổng các ô theo cột, giá trị thu được gán vào chính ô tính toán Trọng số của mỗi tiêu chí tương ứng sẽ ằng bình quân các giá trị theo từng hàng ngang Kết quả là ta có một ma trận 1 cột 8 hàng

Tổng hợp số liệu về độ ưu tiên để có trị số chung của mức độ ưu tiên bằng cách:

- Tính tổng mỗi cột trong ma trận

- Xác định trọng số bằng cách chia mỗi giá trị cho tổng từng cột tương ứng

- Gọi wij là trọng số, wij được tính theo công thức sau:

Tổng tất cả các trọng số phải là 100% hay bằng 1

- Tính giá trị trung bình của mỗi hàng và giá trị này chính là trọng số của các tiêu chí

Tính toán tỷ số nhất quán của các tiêu chí

Ưu điểm của phương pháp phân tích thứ bậc AHP chính là việc sử dụng tỷ số nhất quán để kiểm tra sự nhất quán trong cách đánh giá của chuyên gia, đảm bảo tính khoa học trong đánh giá Tỷ số nhất quán ( Consistency ratio – CR) được tính như sau:

Trong đó: CI ( Consistance index ): là chỉ số nhất quán n là số phần tử được so sánh theo cặp trong một lần tính toán, chính là kích thước của ma trận tính toán là giá trị riêng của ma trận được tính như sau:

- RI ( random index) : Chỉ số ngẫu nhiên RI được xác định từ bảng số cho sẵn

CR cần không lớn hơn 10% Nếu CR lớn hơn mức 10%, chứng tỏ có sự không nhất quán trong đánh giá của các chuyên gia và cần phải đánh giá và tính toán lại

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC B.O.T

Đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí

Các câu trả lời đều được phân thành 5 mức, ứng với (1) - Rất không quan trong, (5) - Rất quan trọng Dựa vào số liệu khảo sát thu được, nhóm tác giả tính tỷ lệ phần trăm (%) số phiếu cho mỗi mức độ đánh giá trên tổng số phiếu khảo sát đối với từng tiêu chí, sau đó tính chỉ số tương quan tương đối RII theo công thức

(5) Kết quả phân tích được thể hiện ở hình dưới

STT Tiêu chí Ký hiệu

1 Tỷ suất sinh lợi cao Tiêu chí 1 (C1)

2 Nhà đầu tư có khả năng liên kết nhiều nguồn lực hỗ trợ khi thực hiện dự án BOT

3 Các thỏa thuận, cam kết được thiết lập và ràng buộc tốt Tiêu chí 3 (C3)

4 Phân tích đầy đủ rủi ro và có biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả

5 Mức thuế phí, ưu đãi Tiêu chí 5 (C5)

6 Chi phí dự án được tính toán đầy đủ và chính xác Tiêu chí 6 (C6)

7 Tỷ lệ lạm phát và tham những thấp Tiêu chí 7 (C7)

8 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư

Có thể thấy các tiêu chí nhân tố ảnh hướng đến việc thu hút đầu tư theo hình thức BOT mà tác giả đưa vào bảo hỏi để thực hiện khảo sát đều được đánh giá là quan trọng ( với mức trung bình >3) Trong đó nhân tố quan trọng nhất là tỷ suất sinh lợi cao Kết quả khảo sát cũng phù hợp với xu thế chung trên thế giới và tình hình thực tế ở các khu vực khác tại Việt Nam

Sự lựa chọn các tiêu chí được lựa chọn còn tuy thuộc vào từng trường hợp cụ thể khi lựa chọn các phương án đầu tư theo hình thức BOT như phụ thuộc vào mục tiêu của người ra quyết định.

Ngày đăng: 20/03/2024, 14:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w