Bài tập lớn thực hành dự án đầu tư. Dự án xây dựng nhà máy thu mua và chế biến hoa quả sấy khô ở tỉnh Hưng Yên Chủ đầu tư: Công ty TNHH VIF. Nội dung gồm mục tiêu của dự án, nguồn cung cấp sản phẩm, thiết bị sử dụng, quy trình chế biến hoa quả sấy,...
Trang 1MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1 Tóm tắt về dự án:
1.1 Thông tin chung về dự án:
- Tên dự án: DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY THU MUA VÀ CHẾ BIẾN HOAQUẢ SẤY KHÔ
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH VIF
- Diện tích: 7.000m2
- Địa điểm thực hiện dự án: Xã Tân Tiến, huyện Văn Giang , tỉnh Hưng Yên
- Vị trí địa lý: Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng Việt Nam.Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cách thủ đô Hà Nội 64 km
về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam
+ Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh
+ Phía đông giáp tỉnh Hải Dương
+ Phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội
+ Phía nam giáp tỉnh Thái Bình
+ Phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam
Ảnh: Huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên
Trang 2Đơn giá (đ/m2) Thành tiền
Trang 3Đường giao thông nội bộ với diện tích 900m, bố trí 2 trục đường chính bao gồmtrục đường chạy dọc đối diện với cổng chính và trục đường đối diện với cổng phụcông ty, ngoài ra gồm các phụ là các lối rẽ vào công ty và đường trong công ty.
1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án
- Nguồn cung cấp nguyên liệu
Sản lượng trái cây nhiệt đới của nước ta hàng năm là rất nhiều, khi vào chính
vụ thì giá rất rẻ nhưng khi trái vụ thì giá cả lại cao Những trái cây chỉ có một vụ mộtnăm như trái vải thì khi vào mùa công ty sẽ tập chung thu mua để sản xuất sản phẩmtiêu thụ trong một năm Nguồn cung ứng Vải là tập chung vào hai tỉnh thành chính là
Trang 4Bắc Giang và Hải Dương Khoai lang, khoai môn, dứa và mít có quanh năm công ty sẽthu mua và đặt hàng tại các chợ đầu mối.
Công ty dự báo mỗi năm giá nguyên liệu sẽ tăng là 4% Giá nguyên liệu dựkiến cho năm đầu tiên là như sau:
TT Chủng loại sản phẩm
Tỷ trọng (%)
- Hệ thống cấp thoát nước
Nước là phần thiết yếu không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp Nguồn nước sẽđược lấy từ hệ thống giếng khoan phục vụ cho sản xuất, đối với nguồn nước sinh hoạtđược lấy từ trạm bơm, đảm bảo cho nguồn nước sinh hoạt an toàn cho cán bộ côngnhân viên toàn công ty Giếng khoan được xây dựng với đường kính vào khoảng200mm, nguồn nước sau khi được rút hết lên sẽ được cho qua hệ thống xử lý nướcđảm bảo nước dùng cho sản xuất hạn chế tối đa bị lẫn tạp chất
1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành:
Trang 5Sơ đồ: Quy trình sản xuất hoa quả sấy khô
1.5 Biện pháp tổ chức thi công
a) Nguyên liệu:
Thực hiện và thiết bị
• Thực hiện theo phương pháp thủ công hoặc bằng máy
• Có thể thực hiện trước khi rửa hay sau khi rửa sơ bộ đối với những trái quá bẩn
• Nếu đã quy định các chỉ tiêu rõ ràng cho nguyên liệu nhập vào thì khâu phân loại
có thể chỉ mất từ 3-10% khối lượng
Thường phân loại và lựa chọn theo 3 chỉ tiêu sau
• Kích thước và độ lớn: nguyên liệu cần đạt được kích thước trung bình của giốngphát triển bình thường, những cá thể có kích thước quá nhỏ hoặc quá to đều phải loạira
Trang 6• Độ chín: khi đưa vào sản xuất, nguyên liệu cần đạt đến giai đoạn chín toàn phần.
Ở độ chín này, lượng dịch bào là nhiều nhất và các thành phần hóa học chứa trongdịch cũng nhiều nhất
• Mức độ nguyên vẹn: Trong thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, nguyên liệu có thể
bị xây xát, dập nát, thối rữa làm giảm chất lượng sản phẩm Hơn nữa, những vết dậpnát thối rữa đó là nơi vi sinh vật xâm nhập và phát triển trên trái Chính vì vậy, trướckhi chế biến cần loại bỏ những trái bị thối rữa hoàn toàn, hoặc cắt bỏ những phần hỏng.Chỉ tiêu này chỉ có thể phân loại bằng thủ công
Phân loại theo thủ công
• Lựa chọn nguyên liệu bằng tay trên băng tải vận chuyển, công nhân đứng dọc haibên băng tải và lựa chọn kinh nghiệm theo các chỉ tiêu nguyên liệu đã đặt ra
• Băng tải con lăn có khả năng lật mọi phía của quỹ đạo nhờ đó có thể dễ dàngphát hiện những vết hư
• Kích thước băng tải: 60-80cm
• Tốc độ băng tải: 0.12 – 0.15 m/s
• Nguyên liệu phải được dàn mỏng để lựa chọn không bỏ sót
Phân loại bằng máy
• Máy phân loại dựa vào kích thước và hình dạng: Nguyên liệu theo băng tải lầnlượt đi qua các cửa có kích thước thay đổi từ nhỏ đến lớn.Kích thước này được xácđịnh bằng khỏang cách giữa con lăn và băng tải Nhờ vào chiều quay con lăn mànhững quả có kích thước đúng với kích thước cửa sẽ được đẩy ra ngoài máng hứng
• Máy phân loại dựa vào khối lượng: nhờ vào cân cảm ứng
• Máy phân cỡ kiểu rây lắc: máy có nhiều tầng rây, có cỡ mắc khác nhau, tầng trêncùng mắt rộng nhất, tầng cuối cùng mắt nhỏ nhất Hệ thống rây chuyển động bằng bộphận chấn động
• NIR (Near Intra Red): sử dụng tia cận hồng ngoại Thiết bị này phân loại sâu sắcnhưng tốc độ chậm
• IQA (Internal Quality Analyser): đo sóng phản xạ
Trang 7Ảnh: Máy rửa xối tưới
Trang 8- Máy rửa thổi khí: không khí được quạt gió thổi vào làm cho nước và nguyên liệu
bị đảo trộn Bộ phận xối là hệ thống hoa sen Thiết bị này rất thích hợp để rửa các loạiquả mềm
- Máy rửa tang trống: Bộ phân cọ rửa là tang trống hình trụ hay hình côn đục lỗhay gắn các tấm, thanh thép Nguyên liệu đi trong tang trống theo đường xoắn ốc bịchà lên mặt tang trống và cọ sát vào nhau, chất bẩn bị bong ra và cuốn theo nước xốiliên tục Thiết bị dùng cho các loại quả cứng, chắc, các loại hạt
- Ngoài ra còn có nhiều loại máy rửa khác như: máy rửa chấn động, máy rửa siêu
âm, máy rửa nổi, máy rửa có sử dụng hóa chất, máy rửa bàn chải…
c) Quá trình cơ nhiệt
A Bóc vỏ bằng nhiệt : Dùng để bóc vỏ loại quả (mít, dứa, vải, chuối):
-Đối với chần: nhiệt độ nước 60-100oC, thời gian 20-90s tùy loại nguyên liệu.-Đối với đốt vỏ bằng điện: nhiệt độ 1000oC trong 0.5-3 phút
Phương pháp này phế liệu được giảm nhiều, năng suất cao nhưng rất tốn điện
B Gọt vỏ bằng cơ học: để làm sạch vỏ các loại củ như cà rốt, táo,khoai tây… người tadùng máy cạo vỏ cấu tạo theo phương pháp ma sát
d) Sấy khô nhiệt độ cao
Ảnh: Máy sấy công nghiệp KINKAI
Trang 9Rau quả là sản phẩm chịu nhiệt kém: trên 90 độ C thì đường fructoza bắt đầu bịcaramen hoá, các phản ứng tạo ra melanoidinm, polime hoá các hợp chất cao phân tửxảy ra mạnh Còn ở nhiệt độ cao hơn nữa, rau quả có thể bị cháy Do vậy, để sấy rauquả thường dùng chế độ sấy ôn hoà Tuỳ theo loại nguyên liệu, nhiệt độ sấy khôngquá 80 - 90 độ C Đối với rau quả không chần, để diệt men thì khi sấy ban đầu có thểđưa lên 100 độ C, sau một vài giờ hạ xuống nhiệt độ thích hợp Quá trình sấy cònphụ thuộc vào tốc độ tăng nhiệt của vật liệu sấy Nếu tốc độ tăng nhiệt quá nhanh thì
bề mặt mặt quả bị rắn lại và ngăn quá trình thoát ẩm Ngược lại, nếu tốc độ tăngchậm thì cường độ thoát ẩm yếu
Muốn nâng cao khả năng hút ẩm của không khí thì phải giảm độ ẩm tương đốicủa nó xuống Sấy chính là biện pháp tăng khả năng hút ẩm của không khí bằng cáchtăng nhiệt độ.Thông thường khi vào lò sấy, không khí có độ ẩm 10 - 13% Nếu độ ẩmcủa không khí quá thấp sẽ làm rau quả nức hoặc tạo ra lớp vỏ khô trên bề mặt, làm ảnhhưởng xấu đến quá trình thoát hơi ẩm tiếp theo Nhưng nếu độ ẩm quá cao sẽ làm tốc
độ sấy giảm Khi ra khỏi lò sấy, không khí mang theo hơi ẩm của rau quả tươi nên độ
ẩm tăng lên (thông thường khoản 40 - 60%) Nếu không khí đi ra có độ ẩm quá thấpthì sẽ tốn năng lượng; ngược lại, nếu quá cao sẽ dể bị đọng sương, làm hư hỏng sảnphẩm sấy Người ta điều chỉnh độ ẩm của không khí ra bằng cách điều chỉnh tốc độlưu thông của nó và lượng rau quả tươi chứa trong lò sấy
Trang 10e) Lưu thông của không khí.
Ảnh: Buồng sấy và lưu thông không khí
Trong quá trình sấy, không khí có thể lưu thông tự nhiên hoặc cưỡng bức Trongcác lò sấy, không khí lưu thông tự nhiên với tốc độ nhỏ (nhỏ hơn 0,4m/s), do vậy thờigian sấy thường kéo dài, làm chất lượng sản phẩm sấy không cao Để khắc phục nhượcđiểm này, người ta phải dùng quạt để thông gió cưỡng bức với tốc độ trong khoảng 0,4
- 4,0m/s trong các thiết bị sấy Nếu tốc độ gió quá lớn (trên 4,0m/s) sẽ gây tổn thấtnhiệt lượng
Độ dày của lớp rau quả sấy cũng ảnh hưởng đến quá trình sấy Lớp nguyên liệucàng mỏng thì quá trình sấy càng nhanh và đồng đều, nhưng nếu quá mỏng sẽ làmgiảm năng suất của lò sấy Ngược lại, nếu quá dày thì sẽ làm giảm sự lưu thông củakhông khí, dẩn đến sản phẩm bị "đổ mồ hôi" do hơi ẩm đọng lại.Thông thường nênxếp lớp hoa quả trên các khay sấy với khối lượng 5 - 8kg/m2 là phù hợp
g) Đóng gói và bảo quản hoa quả khô
Sau khi sấy xong, cần tiến hành phân loại để loại bỏ những cá thể không đạt chấtlượng (do cháy hoặc chưa đạt độ ẩm yêu cầu) Loại khô tốt được đổ chung vào khay
Trang 11hoắc chậu lớn để điều hoà độ ẩm Sau đó quạt cho nguội hẳn rồi mới đóng gói để tránhhiện tượng đổ mồ hôi Tuỳ từng mặt hàng, thời gian bảo quản và đối tượng sử dụng
mà có quy cách đóng gói khác nhau Ngoài ra, điều kiện vận chuyển và bảo quản sảnphẩm cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn bao bì Dạng vật liệu thườngdùng để bảo vệ rau quả khô là giấy cáctông và chất dẻo (PE, PVC, xenlophan…) Baogiấy và hộp cáctông có đặc tính nhẹ, rẻ, có thể tái sinh, nhưng thấm hơi thấm khí,không đều dưới tác dụng của nước và cơ học
i) Bảo quản:
Sau khi đóng gói thành phẩm sản phẩm được đưa vào bảo quản trong kho vớiđiều kiện nhiệt độ <20 độ C
1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án.
Qua tính toán, việc phân tích tài chính của dự án được thực hiện thông qua bảng
số liệu và các số liệu cơ bản sau:
BẢNG DỮ LIỆU CỦA DỰ ÁN
1 Tổng vốn đầu tư ban đầu cho dự án 29,962,272,400 Đồng
2 Đầu tư máy móc và dây chuyền sản xuất 3,820.77 Triệu dồng
Tổng công suất máy móc và dây chuyền 82.2 KW
Thuế suất thuế nhập khẩu 10%
Tỷ giá hổi đoái của đồng VNĐ/USD 22,410 VNĐ/USDChi phí lắp đặt và vận hành thử 345.114 triệu đồng
4 Đầu tư thiết bị văn phòng và thiết bị khác 520.5 triệu đồng
5 Vốn tự có ( gồm cả thuế nhập khẩu) 60%
Trang 129 Thiết bị khấu hao đều 10 năm
10 Giá trị thanh lý máy móc thiết bị 150 triệu đồng
12 Giá trị thanh lý nhà xưởng 250 Triệu đồng
14 Vốn lưu động / Tổng biến phí 22%
15 Vốn lưu động ứng trước 5,000 triệu đồng
16 Lãi suất vốn vay lưu động 12%
18 Giá trị thu hồi từ phế phẩm 7,000 đồng/kg
19 Chi phí ngoài khấu hao 4,000 triệu đồng
20 Chi phí quản lý điều hành 6% Doanh thu
21 Chi phí tiếp thị quảng cáo 7% Doanh thu
22 Chi phí bán hàng hàng năm 1.00% Doanh thu
23 Chi phí sửa chữa bảo dưỡng 200 Triệu đồng/năm
26 Công suất của dây chuyền 1,894,528 kg/năm
27 Tỷ lệ công suất năm thứ 1 65%
28 Tỷ lệ công suất năm thứ 2 75%
29 Tỷ lệ công suất năm thứ 3 85%
30 Tỷ lệ công suất năm thứ 4 95%
31 Tỷ lệ công suất từ năm thứ 5 trở đi 100%
Trang 13Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà máy
2 Tóm tắt các vấn đề môi trường chính của dự án
2.1 Các tác động môi trường chính của dự án
Khí thải do các phương tiện giao thông vận tải hoạt động trong khu vực dự án khi
dự án đi vào hoạt động bao gồm các loại xe( xe 2 bánh, 4 bánh các loại) Các phươngtiện này phần lớn sử dụng nhiên liệu là xăng và dầu diesel Khi hoạt động như vậy, cácphương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và diesel sẽ thải ra môitrường một lượng khói thải chưa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CO, CO2,CO… Tuy nhiên đây là một nguồn ô nhiễm không khí không tập trung, không cố định
mà phân tán Đây không phải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí khi dự án
đi vào hoạt động
Nguồn phát sinh nước thải
Khi dự án đi vào hoạt động, nguồn nước thải phát sinh bao gồm: nước mưa, nướcthải sinh hoạt, nước thải sản xuất từ các cơ sở sản xuất chế biến
Nguồn phát sinh chất thải
Chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất, chất thải nguy hại
2.2 Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án :
a) Nước mưa
Nước mưa chảy tràn trên mặt đường trong khu vực dự án có lưu lượng phụ thuộcvào chế độ khí hậu trong khu vực Tuy nhiên, mức độ gây ô nhiễm từ nguồn nước này
Trang 14không nhiều, hơn nữa, mặt bằng cơ sở, khu điều hành và đường nội bộ được bê tônghóa toàn bộ, hệ thống thoát nước mưa riêng nên việc thoát nước thuận tiện và dễ dàngTrên toàn bộ diện tích mái nhà, sân bãi của khu đất dự án, đường nội bộ chấtlượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng vệsinh trong khu vực thu gom nước mưa Có thể xảy ra tình trạng mưa chảy tràn trên bềmặt đất làm cuốn theo chất bẩn rác, cát… xuống đường thoát nước Nếu không có biệnpháp thoát nước tốt, sẽ gây nên tình trạng ứ đọng rác, làm ô nhiễm nguồn nước, ảnhhưởng xấu đến môi trường Về nguyên tắc, nước mưa là loại nước thải có tính chất ônhiễm nhẹ(quy ước sạch) được thoát nước trực tiếp vào hệ thống thoát nước mưa củakhu vực mà không qua xử lý.
Tổng lượng mưa phát sinh từ khu vực dự án trong quá trình hoạt động của dự ánđược tính theo công thức:
Q= ⱷ x q x S
Trong đó:
S: diện tích khu vực dự án, S= 7 ha
ⱷ: hệ số che phủ bề mặt, ⱷ= 0.95
q: cường độ mưa, q= 166,7 x i với I là lớp nước cao nhất của khu vực vào tháng
có lượng mưa lớn nhất Theo số liệu thủy văn của khu vực thì lượng mưa lớn nhấttrong tháng là 220 mm Giả sử trong tháng mưa nhiều nhất có 12 ngày, và mỗi ngàymưa 3 giờ, thì i= 0.102 mm/phút
Vậy lượng mưa trong tháng mưa lớn nhất phát sinh trong khu vực là:
Q= 0.95 x 166.7 x 0.102 x 7 = 13.3 l/s = 0.0133m3/s
b) Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chủ yếu là nước thải nhà vệ sinh chung của công nhân viên.Nước thải sinh hoạt có hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD, Nitow, Photpho, Coliformtương đối cao
Theo bảng dự toán nhu cầu lao động khi dự án đi vào hoạt động ổn định là 152người
Với nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho mỗi công nhân là 100l/người/ngày.Tổng nhu cầu sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt cho toàn cơ sở là:
Q= 152 người x 100l/người/ngày = 15.200 l/ngày= 15.2 m3/ngày đêm
Trang 15Ước tính tổng lượng nước thải ra bằng lượng nước sử dụng = 15.2(m3/ ngàyđêm)
Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ, cặn lơ lưng, các vi sinh vật gâybệnh và cùng với chất bài tiết nên có thể gây ô nhiễm nước mặt trong khu vực Nồng
độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt được tính toán như sau:
STT Chất ô Khối lượng Tải lượng Nồng độ
(mg/L)
QCVN 14:2008 cột B
-Tải lượng và nồng độ ô nhiễm trong NTSH tính cho 1 người/ 1 ngày đêm
Nước thải sinh hoạt có nồng độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép (QCVN
14 :2008 cột B) nếu không có biện pháp xử lí thích hợp sẽ gây ô nhiễm môi trườngnước, môi trường không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn bộ công nhân viên, cònlây lan dịch bệnh cho toàn khu vực dự án và các khu vực lân cận Do đó để đảm bảo
vệ sinh cần phải thu gom và xử lí lượng nước thải một cách hợp lí để tránh gây nhiễmnguồn nước mặt
c) Nước thải sản xuất
Nước thải phát sinh trong khâu làm sạch hoa quả, vệ sinh thiết bị máy móc Nướcthải này ước tính khoảng 1000 m3/ ngày
d) Chất thải sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các thành phần rác thực phẩm, giấy, nilon,carton, vải, lon thiếc, nhôm, nhựa
Chất thải sinh hoạt có thành phần chất hữu cơ cao nên dễ phân hủy, gây mùi hôi,khó chịu Nước thải rò rỉ từ rác có nồng độ chất ô nhiễm rất cao nên rất dễ gây ô nhiễm
Trang 16môi trường đất và mạch nước ngầm Trong thành phần của chất thải rắn sinh hoạt cónhững thành phần rất khó phân hủy nên sẽ là một nguồn gây ô nhiễm lâu dài đến môitrường đất như nilon, nhựa…
Trong thời gian hoạt động và vận hành dự án sẽ có 152 công nhân trực tiếp làm việc.Nếu lượng phát sinh rác 1 ngày 1 người là 0.5kg Thì lượng rác phát sinh hàng ngày là
76 kg Trung bình hàng tháng là 1976 kg
e) Chất thải sản xuất
Chất thải sản xuất trong quá trình chế biến và sản xuất hoa quả như vỏ, hạt Ướctính khối lượng chất thải sản xuất hàng ngày 500kg/ngày
f) Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án bao gồm cácchất thải chứa tác nhân lây nhiễm mầm bệnh, bóng đèn huỳnh quang, dầu động cơ, bao
bì thải có chứa thành phần nguy hại… Khối lượng chất thải nguy hại ước tính trongbảng sau:
Bảng: Khối lượng các chất thải nguy hại
thái Đơn vị Số lượng/ tháng
1 Bóng đèn huỳnh quang Rắn Kg/tháng 3
2 Dầu động cơ, hộp số Lỏng Kg/tháng 4
3 Bao bì thải có chứa chất
thải nguy hại Rắn Kg/tháng 9
4 Giẻ lau dính dầu mỡ thải Rắn Kg/tháng 5
2.3 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:
a) Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng
Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân làm việc trên côngtrường được dẫn tới bể tự hoại