1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Sáng kiến ngữ văn 9 2021

42 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Tác giả Nguyễn Thị Thơ
Trường học Trường PT Dân tộc Nội trú THCS Con Cuông
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Đề tài nghiên cứu
Năm xuất bản 2021
Thành phố Con Cuông
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 4,63 MB

Nội dung

sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 9 phát triển phẩm chất NL sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 9 phát triển phẩm chất NL sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 9 phát triển phẩm chất NL sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 9 phát triển phẩm chất NL

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT CON CUÔNG TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ THCS CON CUÔNG

ĐỀ TÀI:

“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy văn bản

trong chương trình Ngữ văn 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh”

Lĩnh vực: Ngữ văn Tác giả: Nguyễn Thị Thơ Năm thực hiện: 2020 – 2021

Số điện thoại: 0974879986

Trang 2

III Phạm vi, đối tượng, thời gian nghiên cứu 5

IV Phương pháp nghiên cứu 5

3 Sử dụng phương pháp dùng lời bình nghệ thuật kết hợp thơ

hoăc câu chuyện liên quan đến tác phẩm

15

4 Vận dụng một kĩ thuật dạy học tích cực 20

5 Sử dụng phương pháp kết hợp dạy học trên lớp với hình

thức ngoại khóa – trải nghiệm

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GD& ĐT Giáo dục và Đào tạo

THCS Trung học cơ sở PPDH Phương pháp dạy học

Trang 4

PHẦN 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết

định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ: “Tiếp tục đổi mới

phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo định hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”

Dạy học hiện nay theo định hướng phát triển năng lực người học, vì thế đòi hỏi người thầy cần chú trọng rèn luyện cho học sinh các năng lực: như giao tiếp, hợp tác, tư duy, ngôn ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo… Không những thế nội dung dạy học hiện nay còn

hướng tới hình thành phẩm chất cho người học

Với quan điểm “Học đi đôi với hành”, người giáo viên phải hướng tới tạo cho học sinh khả năng thích ứng với xã hội, ứng xử tích cực trong các mối quan hệ xã hội, các tình huống của cuộc sống và môi trường tự nhiên xung quanh Có được những năng lực và phẩm chất đó, họ mới có thể trở thành công dân đích thực, năng động đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của giáo dục Việt Nam, đó là: “Học để biết”, “Học để làm”, “Học để chung sống” và “Học để khẳng định mình” Đây chính là nhiệm vụ đặt ra đối với các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng

“Văn học là nhân học” Học văn là học để làm người bởi Ngữ văn là môn học

không chỉ cung cấp cho các em những tri thức về lĩnh vực văn học đơn thuần mà nó còn bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách cho học sinh, giúp các em vươn tới giá trị của cái đẹp “chân - thiện - mĩ”, mỗi bài thơ, mỗi bài văn lại là một bài học đạo đức có giá trị sâu sắc, bài học đạo lí làm người Văn học giúp các em biết thêm

về nguồn cội và biết sử dụng lời hay ý đẹp trong giao tiếp hằng ngày Văn học giúp các em hình thành những năng lực phẩm chất cần thiết để trở thành công dân có ích cho xã hội

Là giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường Trung học cơ sở đã nhiều năm, chúng tôi nhận thấy tiết văn bản chiếm dung lượng nhiều, nội dung đơn vị kiến thức của bài dài Nếu giáo viên chỉ sử dụng các phương pháp giảng dạy truyền thống thì học sinh sẽ rất bị động trong việc tiếp thu kiến thức Học sinh sẽ không nắm được bản chất vấn đề và dẫn đến không có hứng thú với môn học Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận học sinh lực học yếu, thiếu tự giác trong học tập và một số học sinh vẫn còn thái độ thờ ơ với môn học Thực trạng này đặt ra vấn đề là làm thế nào để các tiết dạy học văn bản sinh động, hấp dẫn, học sinh thực sự có hứng thú và tích cực trong học tập

Từ đó, chúng tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra giải pháp để học sinh thực sự yêu thích, hứng thú, tích cực, chủ động học môn Ngữ văn nói chung

và tiết học văn bản nói riêng ở lớp 9 tại Trung học cơ sở là một nhiệm vụ hết sức

quan trọng Đó là những lí do để chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải

Trang 5

pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy văn bản trong chương trình Ngữ văn 9” với

mong muốn được góp phần nhỏ bé vào quá trình đổi mới dạy học ở trường Trung

học cơ sở hiện nay

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy văn bản trong chương trình Ngữ văn 9” nhằm:

- Góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả học văn cho HS, để từ đó hình thành cho học sinh những kĩ năng học tập môn Ngữ văn một cách tự giác, chủ động, chuyên

sâu

- Giúp HS hiểu vai trò của việc học văn mang lại nhiều giá trị tốt đẹp trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, các em có những kiến thức, kĩ năng cần thiết để tự tin bước vào đời Từ đó có thể góp phần hình thành năng lực và phẩm chất cho người

học

- Giúp bản thân giáo viên hiểu sâu hơn về những biện pháp để nâng cao hiệu quả tiết dạy văn bản

- Nhằm chia sẻ với đồng nghiệp một số kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giảng dạy

văn bản trong môn Ngữ văn

III PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

1 Phạm vi nghiên cứu

Ở đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy văn bản trong chương trình Ngữ văn 9

2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 9 tại một số trường THCS trên địa bàn Huyện Con Cuông

3 Thời gian nghiên cứu

Với sáng kiến này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và áp dụng trong năm học

2019 - 2020 và tiếp tục áp dụng vào năm học 2020 - 2021

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp này dùng để thu thập, nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến vấn đề lý luận của đề tài trong quá trình thực hiện Đó là những văn bản có tính

pháp quy về chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên

Các tài liệu về phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực cho HS trong trường THCS

2 Phương pháp khảo sát thực tế (phương pháp điều tra)

Trên cơ sở lí thuyết, chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế bằng cách :

Trang 6

Đàm thoại: Hỏi, nói chuyện trực tiếp với học sinh để tìm hiểu hứng thú học tập, suy nghĩ, nhìn nhận đối với việc học tập môn Ngữ văn của các em

Trang 7

PHẦN 2 - NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÍ LUẬN

Hiện nay, giáo dục ngày càng đổi mới để tiếp cận với nền giáo dục hiện đại trên thế giới Một nền giáo dục hướng tới đổi mới căn bản toàn diện người học Vì thế, chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5 tháng 6 năm 2006 của bộ trưởng Bộ GD & ĐT đã

nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù

hợp đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú, trách nhiệm học tập cho học sinh”

Nghị quyết Trung ương II - BCH Trung ương Đảng khoá VIII yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, phát huy tính tích cực học tập, rèn luyện thói quen, nề nếp tư duy sáng tạo cho học sinh Giáo dục

hướng đến chủ đề: “Đối mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Luật Giáo dục Việt Nam

cũng khẳng định: “ Giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư

duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Cho đến nay, giáo dục

Việt Nam không ngừng đổi mới với phương châm lấy học sinh làm trung tâm

Đứng trước các yêu cầu của đổi mới giáo dục, các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng cũng rất cần những thay đổi về phương pháp dạy học Học văn không chỉ để cảm nhận cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương mà còn học cách làm người Vì vậy, người dạy văn, học văn giống như người lao động nghệ thuật, không chỉ tìm hiểu, khám phá, cảm nhận, mà còn phải nhập thân, biến kiến thức văn chương thành máu thịt, một phần đời sống không thể thiếu của mình Muốn vậy người giáo viên phải tổ chức cho học sinh thực sự được sống, được tham gia, được khám phá và cảm nhận kiến thức văn chương trong quá trình học

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

Trong trường Trung học sơ sở hiện nay, việc dạy học văn vẫn luôn được thầy

cô quan tâm và nhiều học sinh đã đạt được kết quả học tập cao Song bên cạnh đó thực tế ngành giáo dục đã tiến hành đổi mới qua nhiều năm nhưng trong quá trình thực hiện nhiều giáo viên còn lúng túng, tổ chức dạy học chưa mấy hiệu quả, hoặc

có thầy cô chưa tâm huyết với nghề nên việc dạy còn hời hợt, chưa triệt để Vẫn không tránh khỏi hiện tượng một bộ phận giáo viên ngại đổi mới, vẫn giữ thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều: giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, ghi nhớ và nhắc lại những điều giáo viên đã truyền đạt Từ đó vô tình biến học sinh thành "bình chứa", thiếu sự chủ động, ỷ lại, học theo lối "học vẹt", không phát huy vai trò tích cực, chủ động của học sinh

Bên cạnh đó, việc học của một số HS còn chưa nghiêm túc, nhiều em ngại học

Trang 8

văn, chưa say mê môn học Các em học qua loa đối phó: trên lớp ghi chép sơ sài,

về nhà chép bài của bạn, chép tài liệu tham khảo; kiến thức bài cũ nắm không chắc,

ít khi chuẩn bị trước bài mới Do không hiểu bài nên nhiều em ghi nhớ máy móc, học vẹt

Đọc hiểu văn bản là một trong ba phân môn của môn Ngữ Văn Ở chương trình lớp 9, số lượng các văn bản nhiều và hầu hết đều có dung lượng lớn Tuy nhiên qua việc dự giờ một số đồng nghiệp tôi nhận thấy việc dạy học các văn bản này tại đơn vị chưa phát huy và khơi dậy tối đa các năng lực của HS Điều đó thể hiện ở những tồn tại sau:

Thứ nhất, lối dạy truyền thụ một chiều có giảm nhưng vẫn còn Nhìn chung vẫn là chú trọng dạy kiến thức hơn là hình thành kĩ năng

Thứ hai, việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực còn mang

tính hình thức Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu vẫn

dựa vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại chưa thực sự chủ động Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được tính dân chủ, mọi

cá nhân chưa được tự do bày tỏ quan điểm

Thứ ba, việc tích hợp nội môn và liên môn chưa được chú trọng Hầu hết giáo viên

đều dạy bài nào biết bài nấy, ít chú ý đến những vấn đề khác có liên quan đến bài

học (như học sinh đã biết cái gì ?, đã làm được cái gì ?)

Học sinh trường chúng tôi chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc thiểu số như Thái, Đan Lai Các em còn gặp phải một số khó khăn trong học tập Đó là: Kĩ năng trình bày, thuyết trình trước đám đông của các em còn hạn chế do bản tính nhút nhát và vốn ngôn ngữ tiếng Việt chưa phong phú Các em còn gặp trở ngại khá lớn đó là “rào chắn” về từ ngữ Vì tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ

đẻ nên việc hiểu hết nghĩa từ ngữ vốn đã là một điều cần nhiều thời gian Các em còn chưa hiểu một cách thấu đáo nghĩa từ ngữ trong tác phẩm thì làm sao có thể hiểu thấu đáo nội dung của nó? Một số em do ảnh hưởng cách phát âm tiếng mẹ đẻ nên phát âm tiếng Việt còn chưa chuẩn Và vì nói sai nên dẫn đến các em viết cũng sai chính tả, dùng từ chưa chính xác Khi tìm hiểu văn bản, các em còn thể hiện những cách hiểu “ngây ngô” về từ ngữ Chẳng hạn, với văn bản “Kiều ở lầu

Ngưng Bích”, có học sinh đã giải thích cụm từ "mây sớm đèn khuya" như sau:

"mây sớm đèn khuya" có nghĩa là Thúy Kiều rất đau khổ cho nên không biết gì

đến những việc bên ngoài, đến nỗi trời đã khuya hay trời đã sáng mà Kiều vẫn không hề để ý" Giờ dạy của giáo viên trên lớp cũng đã bộc lộ điều này: hầu hết

giáo viên dạy theo lối áp đặt kiến thức và học sinh buộc phải ghi nhớ những đơn

vị kiến thức cần thiết để có điểm khi kiểm tra Cách học áp đặt và máy móc này làm các em mau chóng quên đi những kiến thức mà lẽ ra sẽ trở thành thứ của cải quý giá làm giàu cho bản thân khi bước vào đời

Từ thực tế trên, tôi luôn băn khoăn làm thế nào để học sinh có thể nắm được tri thức văn học một cách chủ động, tự giác, biết vận dụng kiến thức đã học trong

Trang 9

những tình huống cụ thể để đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay Đồng thời, giảm tỉ lệ học sinh yếu và nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn

III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1 Sử dụng phương pháp trực quan (video, tranh ảnh)

Trong phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên ít sử dụng đồ dùng dạy học và công nghệ thông tin trong giảng dạy Vì thế đến với các tiết học văn bản theo phương pháp dạy học truyền thống thì học sinh chủ yếu làm việc với sách giáo khoa Giáo viên rất ít khi hoặc thậm trí còn không sử dụng video clip, tranh ảnh trong giờ học Đây cũng là một lí do khiến tiết dạy văn bản chưa đạt được hiệu quả cao Chương trình Ngữ văn 9 có rất nhiếu tác phẩm văn học mà giáo viên có thể sử dụng video clip, tranh ảnh trong quá trình dạy học Việc sử dụng clip, tranh ảnh có thể thực hiện trong một số phần sau:

1.1 Sử dụng video và tranh ảnh khi tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm:

Trong chương trình Ngữ văn 9, HS được học nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng của Văn học Việt Nam và nước ngoài Thông tin về tác giả, tác phẩm trong sách giáo khoa chưa thật phong phú, vì thế giáo viên có thể sử dụng video, tranh ảnh từ internet để mở rộng thêm thông tin về tác giả, tác phẩm một cách trực quan, sinh động, hứng thú nhất Ngoài ra, giáo viên có thể gợi ý đường link của video từ tiết học trước để HS tìm hiểu khi soạn bài Một số tiết học, GV có thể thay đổi hình thức khai thác, yêu cầu HS tự tìm video từ đường link gợi ý, cắt video cho phù hợp với thời gian học tập trên lớp và báo cáo sau khi đã tự tìm hiểu ở nhà

* Ví dụ minh họa việc sử dụng video giới thiệu về hoàn cảnh ra đời tác phẩm:

Tiết 49: Văn bản:

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

(Phạm Tiến Duật) Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung

* PP : gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời bình

nghệ thuật

* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi mở, động não

* Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng

Trang 10

? Bài thơ được viết vào năm nào và được in trong tập

? Bài thơ cần nên đọc với giọng điệu ntn ?

- Giọng vui t¬ươi, khoẻ khoắn

- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu

- Gọi HS đọc, nhận xét

? Giải thích chú thích: 1

? Bài thơ thuộc thể thơ gì?

? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

- GV sử dụng kĩ thuật động não:

? Những hình tượng nổi bật trong bài thơ?

a Hoàn cảnh ra đời và xuất

xứ

- Viết năm 1969

- In trong tập Vầng trăng quầng lửa

- Bài thơ được viết trong thời

d Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả

e Hình tượng:

+ Những chiếc xe không kính

+ Những người lính lái xe

1.2 Sử dụng video, tranh ảnh để minh họa:

Khi cần minh họa cho một đơn vị kiến thức nào đó trong bài học, sau khi tổ chức cho học sinh khai thác xong đơn vị kiến thức đó, giáo viên sử dụng video clip

và tranh ảnh để minh họa cho lời giảng

Ví dụ minh họa:

Tiết 2 - Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Tiếp)

( Lê Anh Trà )

Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

- HS chú ý phần 2 và hoạt động nhóm lớn:

- Câu 1: Tìm những chi tiết giới thiệu về nơi

2 Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trang 11

ở, trang phục, bữa ăn và tư trang của Bác?

- Câu 2: Nghệ thuật được tác giả sử dụng qua

các chi tiết trên?

- Câu 3: Em hiểu gì về lối sống của Bác?

- GV giảng – bình

- GV cung cấp video: Hồ Chí Minh – Chân

dung một con người

https://youtu.be/e51E8mbMyyc

- HS xem

? Cảm nhận của em về Bác Hồ

- HS trình bày cảm nhận

- GV: liên hệ giáo dục đạo đức cho học sinh

- Nơi ở, làm việc: chiếc nhà sàn gỗ cạnh chiếc ao, chỉ vẻn vẹn vài phòng -> Nơi ở, làm việc đơn sơ

- Trang phục: quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp -> Trang phục giản dị

- Ăn uống: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa -> dân dã, không cầu kỳ

- Tư trang: ít ỏi, một chiếc va ly con, vài bộ quần áo

+ Dẫn chứng tiêu biểu, bình luận xen chứng minh

-> Lối sống giản dị, thanh đạm, trong

sáng

1.3 Sử dụng video, tranh ảnh trong hoạt động khởi động và hoạt động hình thành kiến thức mới:

* Trong hoạt động khởi động:

- Việc sử dụng video, tranh ảnh trong hoạt động khởi động ngoài việc đặt vấn đề về chủ đề của bài học mới, giáo viên còn thông qua kênh thông tin trực quan để tạo hứng thú cho HS, giúp các em có niềm ham thích với bài học mới

- Do thời gian của hoạt động khởi động không nhiều, nếu sử dụng video, giáo viên nên chọn lọc video có thời lượng phù hợp, nội dung cô đọng, nói đúng vào vấn đề, tránh sử dụng những video quá dài Việc chọn lựa các video, tranh ảnh nên sử dụng những tư liệu có nguồn gốc rõ ràng, chính thống

* Trong hoạt động hình thành kiến thức:

- Hoạt động này có nhiều đơn vị kiến thức trong bài, vì thế giáo viên cần chọn lựa đơn vị kiến thức phù hợp để sử dụng video, tranh ảnh

- Tránh lạm dụng việc sử dụng video, tranh ảnh trong giờ dạy một cách quá mức, vụn vặt vì điều này vừa mất thời gian, đồng thời còn làm cho giờ học văn bản

bị đứt mạch

- Khi sử dụng video clip trong hoạt động này, giáo viên cần đặt câu hỏi, giao

Trang 12

nhiệm vụ cụ thể và sau khi xem xong video, tranh ảnh yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi

Ví dụ minh họa:

Tiết 146 – Văn bản: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

( LÊ MINH KHUÊ)

* Hoạt động khởi động

- Giáo viên cung cấp câu hỏi :

? Em thấy tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ như thế nào?

? Nhận xét về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc?

- Giáo viên cung cấp đoạn phim tư liệu về tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ và yêu cầu HS xem đoạn phim tư liệu, trả lời hai câu hỏi trên

- Học sinh xem video và trả lời câu hỏi

Trong thực tế giảng dạy tôi nhận thấy việc sử dụng các video clip hoặc tranh ảnh ở hoạt động khởi động hoặc hoạt động hình thành kiến thức đã thực sự tạo hứng thú và tâm thế rất tốt cho học sinh khi bước vào bài học mới cũng như nắm bắt bài học hiệu quả hơn Nếu sử dụng khi khai thác kiến thức hoặc minh họa cho lời giảng của giáo viên thì học sinh rất tích cực hoạt động, say mê lắng nghe và hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học

2 Sử dụng phương pháp trò chơi:

Trong PPDH tích cực, giáo viên có thể sử dụng phương pháp trò chơi để hoạt động học tập đạt hiệu quả cao

Có rất nhiều trò chơi giáo viên có thể sử dụng trong tiết dạy văn bản như: Ai

nhanh hơn, Hoa điểm mười, Hộp quà bí mật, Lật mảnh ghép…

2.1 Trong hoạt động khởi động

Ví dụ minh họa trò chơi “Ai nhanh hơn”:

Tiết 119: Văn bản - VIẾNG LĂNG BÁC

( Viễn Phương)

* Hoạt động khởi động:

- Giáo viên phổ biến luật chơi:

+ Chia lớp thành ba đội và yêu cầu các đội thực hiện nhiệm vụ trong khoảng thời gian 3 phút

+ Đội nào tìm được các đáp án nhanh hơn và chính xác thì đội đó giành chiến thắng

- GV giao nhiệm vụ:

? Kể tên các bài thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc các câu thơ, bài thơ, bài hát viết về Bác

Trang 13

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi, nhận xét về kết quả của các đội

- Giáo viên dẫn vào bài

2.2 Trong hoạt động hình thành kiến thức:

tranh có liên quan tới bài học

+ Nhiệm vụ của các em là sẽ lật 6 miếng

+ Mỗi học sinh được quyền lựa chọn

mảnh ghép bất kì và trả lời câu hỏi

+ Nếu HS trả lời đúng câu hỏi thì một

góc tranh sẽ được mở ra

Trang 14

+ Nếu HS trả lời không đúng thì GV

Câu 2: Phong cách thơ của Chính Hữu?

Câu 3: Bài thơ được viết vào năm nào,

in trong tập thơ nào?

Câu 4: Bài thơ được viết theo thể thơ

nào?

Câu 5: Xác định phương thức biểu đạt

của bài thơ?

Câu 6: Bố cục bài thơ có thể được chia

làm mấy phần? Nêu giới hạn và nội

b Tác phẩm:

* Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ

- Bài thơ được viết vào năm 1948, in trong tập “ Đầu súng trăng treo”

* Thể thơ tự do

*PTBĐ: Biểu cảm, miêu tả, tự sự

* Bố cục : + 7 câu đầu: Cơ sở của tình đồng chí + 10 câu tiếp: Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí

+ 3 câu cuối: Bức tranh đẹp về người lính

2.3 Trong hoạt động luyện tập:

Phần luyện tập của các tiết văn bản thường có thời lượng khoảng 5 – 7 phút,

vì thế khi áp dụng phương pháp trò chơi, giáo viên cũng nên ưu tiên một số trò chơi nhanh, đơn giản, sôi động nhằm củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức toàn bài một cách tối đa nhất Một số trò chơi khá phù hợp với hoạt động này như: Hoa điểm mười, Chiếc nón kì diệu, Ai nhanh hơn, …

Ví dụ minh họa trò chơi “Hoa điểm mười”:

Tiết 124: Văn bản - SANG THU

( Hữu Thỉnh )

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

- Giáo viên chia lớp thành 3 đội chơi

- Giáo viên phổ biến luật chơi:

+ Trên hình chiếu có 6 bông hoa với các

màu sắc khác nhau Mỗi bông hoa là

một câu hỏi về nội dung hoặc nghệ thuật

Trang 15

+ Các đội lựa chọn bông hoa để trả lời

+ Đội nào trả lời chính xác thì được 10

điểm Đội nào trả lời không chính xác

thì các đội khác được giành quyền trả

lời

+ Đội nào trả lời được nhiều điểm hơn

thì đội đó giành chiến thắng

- HS tham gia trò chơi

Hình ảnh minh họa trò chơi “Hoa điểm mười” trên powepoint:

3 Sử dụng phương pháp dùng lời bình nghệ thuật kết hợp thơ hoặc câu chuyện liên quan đến tác phẩm

3.1 Sử dụng phương pháp dùng lời bình nghệ thuật:

Phương pháp dùng lời bình nghệ thuật (còn gọi là phương pháp diễn giảng, bình giảng)là cách dạy học truyền thống theo mô hình truyền thông tin một chiều, được sử dụng trong các giờ dạy học tác phẩm văn chương hay cung cấp kiến thức mới; còn học sinh chủ yếu thụ động nghe, ghi chép, tái hiện và ghi nhớ nội dung bài học Trong đổi mới phương pháp dạy học môn văn, giáo viên vẫn rất cần sử dụng phương pháp này Tuy nhiên ta có thể sử dụng phương pháp này theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh như sau:

Trang 16

3.1.1 Các bước thực hiện:

+ Bước 1 – đặt vấn đề:

Mục đích của việc này là nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và tạo tâm thế học tập, thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, đồng thời giới thiệu mục tiêu của bài học Cách đặt vấn đề có thể dựa vào kiến thức, vốn sống,

kinh nghiệm đã có của học sinh

+ Bước 2 – giải quyết vấn đề:

Giải quyết theo từng nội dung trong bài

Học sinh tích cực hoạt động để giải quyết vấn đề mà giáo viên đặt ra Học sinh

giải quyết vấn đề dựa trên kiến thức, kinh nghiệm, vốn sống, cảm nhận của mình

Mặt khác học sinh có thể đánh giá, nhận xét, bổ sung thêm cho câu trả lời của bạn

+ Bước 3 – kết luận:

Sau phần trả lời, cảm nhận của học sinh, giáo viên tiến hành diễn giảng, bình

giảng để khắc sâu kiến thức Như vậy trước khi tiến hành giảng giải - bình giảng,

giáo viên đã đưa ra vấn đề để học sinh trả lời, cảm nhận, nhận xét, bổ sung…Sau

đó giáo viên mới tiến hành giảng giải - bình giảng trên cơ sở mở rộng kiến thức và khắc sâu kiến thức cho học Học sinh sẽ rất hứng thú tiếp nhận bởi vì trong nội dung giảng giải - bình giảng của giáo viên vừa có kiến thức mà mình đã phát hiện

ra vừa có thêm phần kiến thức mở rộng Điều này rất khác so với phương pháp dạy truyền thống theo kiểu truyền thông tin một chiều, nhồi nhét kiến thức vào đầu học sinh: Thầy nói – trò nghe, thầy đọc – trò chép

3.1.2 Một số lưu ý:

- Ngôn từ mà giáo viên sử dụng cần giàu hình ảnh, trong sáng

- Lời bình của giáo viên cần giàu cảm xúc Lời bình phải đủ to, rõ, tốc độ vừa phải, không vi phạm các qui luật lôgic; biết dừng đúng lúc với thời gian hợp lí

- Nội dung lời bình phải sâu sắc, lôgic

- Tư thế, tác phong và cách diễn đạt của giáo viên phải hấp dẫn, lôi cuốn học sinh

3.1.3 Những nội dung trong bài học có thể áp dụng:

* Giới thiệu bài:

Phần nội dung giới thiệu của giáo viên hay, ấn tượng, giàu cảm xúc sẽ luôi cuốn được sự chú ý của học sinh Không những thế nó còn tạo cho các em hứng thú, tâm thế để học nội dung bài mới

Ví dụ minh họa:

Khi dạy bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh, giáo viên có thể sử dụng PP dùng

lời có nghệ thuật ở phần giới thiệu bài mới như sau:

Mùa thu là cảm hứng bất tận, là đề tài quen thuộc trong thi ca Nhắc đến thơ thu, người đọc có lẽ sẽ không thể quên chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến,

“Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư hay “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu Và với

Trang 17

những tín hiệu rất đẹp, nhà thơ Hữu Thỉnh đã mang đến một sắc màu riêng cho

thơ thu qua tác phẩm “Sang thu”

* Giới thiệu tranh ảnh:

Khi dạy văn bản có nhiều hình ảnh liên quan đến nội dung bài học, giáo viên cần sử dụng phương pháp dùng lời có nghệ thuật để giới thiệu những nội dung đó

Ví dụ minh họa:

Văn bản “Đồng chí” trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 – tập 1 có bức ảnh về

những người lính cùng nhau làm nhiệm vụ

Bức tranh minh họa hình ảnh người lính cùng làm chung nhiệm vụ

Giáo viên có thể sử dụng phương pháp dùng lời bình nghệ thuật như sau: Bức

tranh khắc họa hình ảnh những người lính cùng nhau “chờ giặc tới” giữa rừng hoang sương muối Đêm càng về khuya, trăng càng xuống thấp tưởng như trăng đang treo lơ lửng trên đầu ngọn súng Đây là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, biểu tượng đẹp của thơ ca cách mạng Có thể nói, tình đồng chí được hình thành trên cơ sở tình bạn, tình người

* Ở những đơn vị kiến thức khó, những điểm sáng nghệ thuật:

Việc giáo viên sử dụng phương pháp dùng lời có nghệ ở những phần kiến thức khó cần giảng giải, những điểm sáng nghệ thuật sẽ giúp học sinh hiểu rõ giá trị tác phẩm, hiểu được cái hay của nghệ thuật ngôn từ trong tác phẩm văn học

Trang 18

Ví dụ minh họa:

Tiết 53 - ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

(Huy Cận)

Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

- GV yêu cầu HS hoạt động theo

nhóm lớn

? Khung cảnh thiên nhiên khi đoàn

thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả

qua hình ảnh thơ nào ?

? Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử

dụng?

? Với những biện pháp nghệ thuật đó,

em hình dung thế nào về cảnh thiên

nhiên khi đoàn thuyền ra khơi đánh cá?

- HS thảo luận, trình bày, bổ sung

- GV giảng : Với sự liên tưởng so sánh

thú vị, Huy Cận đó miêu tả rất tinh tế

về sự chuyển đổi thời khắc giữa ngày

và đêm khiến cảnh biển vào đêm thật

kì vĩ, tráng lệ Vũ trụ như ngôi nhà lớn

với màn đêm buông xuống là tấm cửa

khổng lồ với những lượn sóng hiền hoà

gối đầu nhau chạy ngang trên biển như

những chiếc then cài cửa Phác hoạ

được 1 bức tranh phong cảnh kì diệu

như thế phải là một nghệ sĩ có trái tim

nhạy cảm và tình yêu biển tha thiết

III Tìm hiểu chi tiết

1 Cảnh đoàn thuyền ra khơi

Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa

+ So sánh: Mặt trời như quả cầu lửa đang dần lặn xuống biển

+ Hình ảnh thơ: khỏe khắn, kì vĩ, độc đáo + Liên tưởng, nhân hóa, động từ mạnh -> Thiên nhiên vũ trụ bước vào trạng thái nghỉ ngơi

-> Bức tranh biển vào đêm kì vĩ, tráng lệ

* Ở phần tiểu kết mỗi đơn vị kiến thức hay tổng kết toàn bài, phần chuyển ý:

Phương pháp dùng lời có nghệ thuật cũng rất cần được sử dụng ở những phần tiểu kết mỗi đơn vị kiến thức hoặc phần tổng kết toàn bài, phần chuyển ý

Ví dụ khi dạy bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh, giáo viên có thể sử dụng PP

dùng lời có nghệ thuật ở phần tổng kết:

Với những hình ảnh thơ gợi cảm, Hữu Thỉnh đã vẽ lên một bức tranh chớm thu

của vùng Bắc Bộ yên ả, thanh bình và mang màu sắc rất riêng Không những thế

Trang 19

bài thơ còn chất chứa những suy ngẫm về con người và cuộc đời Có thể nói, tác phẩm “ Sang thu” đã làm mới cho thơ thu – những bài thơ viết về mùa thu

3.2 Sử dụng thơ hoặc các câu chuyện liên quan đến tác phẩm:

Hệ thống tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 9 rất phong phú, thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau Khi khai thác nội dung, nghệ thuật, hoàn cảnh xuất xứ của các tác phẩm văn học thì giáo viên có thể sử dụng các câu thơ, câu văn hoặc các câu chuyện liên quan đến tác phẩm

Yêu cầu khi sử dụng các câu thơ, câu văn, câu chuyện khi dạy văn bản là:

- Các câu thơ, câu văn hoặc các câu chuyện kể cần phù hợp với nội dung bài học Các câu văn, câu thơ, câu chuyện kể cần được chọn lọc Nếu là các câu chuyện liên quan đến tác phẩm thì cần kể một cách ngắn gọn

- Khi sử dụng, giáo viên cần kết hợp với phương pháp dùng lời có nghệ thuật để tiết dạy văn bản đạt được hiệu quả cao nhất

- Giáo viên có thể sử dụng trong hoạt động khởi động, giới thiệu bài hoặc trong hoạt động hình thành kiến thức mới

- Các câu văn, câu thơ hoặc các câu chuyện thường được sử dụng khi giáo viên giảng bình nhằm khắc họa sâu sắc nội dung kiến thức hoặc để mở rộng, liên hệ Vai trò của việc sử dụng các câu thơ – văn, câu chuyện khi dạy văn bản là: Nội dung giảng bình của giáo viên trở nên hấp dẫn Nội dung bài học trở nên phong phú, sinh động và sâu sắc hơn Học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm và có thêm những kiến thức, những hiểu biết ngoài sách giáo khoa

* Một số ví dụ minh họa:

- Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”: khi giảng về vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của Bác thì giáo viên có thể sử dụng một số câu thơ trong bài thơ “Người đi

tìm hình của nước” của nhà thơ Chế Lan Viên để học sinh hiểu về cuộc đời đầy

truân chuyên của Người trong suốt 30 năm đi tìm đường cứu nước Khi giảng về

vẻ đẹp trong lối sống của Bác, giáo viên có thể sử dụng một số câu thơ của nhà thơ

Tố Hữu để học sinh hiểu được lối sống giản dị của Bác từ nơi ở, trang phục, bữa ăn

và tư trang Từ đó, học sinh càng thêm kính yêu, cảm phục và tự hào về Bác

- Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”: Trong tác phẩm này, nhà văn có

sử dụng một số điển tích điển cố văn học như núi Vọng phu, ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ Vì thế khi giảng bài giáo viên có thể cung cấp cho học sinh các câu chuyện liên quan đến các điển tích điển cố này Từ đó học sinh sẽ hiểu sâu sắc hơn

về vẻ đẹp nhân cách của Vũ Nương

- Khi giảng bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, giáo viên có thể liên tưởng tới những câu thơ trong bài“Việt Bắc” của Tố Hữu để các em thấy được ân tình giữa quá khứ và hiện tại, giữa cuộc chiến với thời bình Từ đó, giúp các em biết yêu thương và tự hào về quá khứ, sống có nghĩa tình sau trước:

Trang 20

Mình về thành thị xa xôi Nhà cao, còn nhớ núi đồi nữa chăng?

Phố đông còn nhớ bản làng Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?

Vai trò của việc sử dụng các câu thơ, câu chuyện khi dạy Văn bản là: Nội dung giảng bình của giáo viên trở nên hấp dẫn Nội dung bài học trở nên phong phú, sinh động và sâu sắc hơn Học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm và học sinh có thêm những kiến thức, những hiểu biết ngoài sách giáo khoa

4 Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong hoạt động dạy học

Hiện nay có rất nhiều kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng trong chuỗi hoạt

động học tập Nhưng với bộ môn Ngữ văn chúng tôi thường áp dụng một số kĩ

thuật sau như: KWL, khăn trải bàn, sơ đồ tư duy

4.1 Kĩ thuật KWL

Giáo viên chiếu bảng KWL và yêu cầu HS ghi những nội dung đã biết liên quan đến nội dung bài học, những điều muốn biết thêm trong bài học hôm nay.Và sau khi học xong bài, học sinh sẽ hoàn thiện bảng KWL với câu hỏi những điều đã học được

Kĩ thuật này thường được sử dụng trong hoạt động khởi động Sử dụng kĩ thuật này ở phần khởi động sẽ giúp học sinh huy động những kiến thức đã biết liên quan đến bài học mà hôm nay các em sẽ tìm hiểu, tạo được hứng thú và kích thích

tư duy sáng tạo của các em Không những thế, giáo viên còn có thể biết được những mong muốn của các em khi đến với tác phẩm Từ những mong muốn khám phá của các em mà giáo viên có thể sẽ có những điều chỉnh, bổ sung kiến thức liên quan đến nội dung bài để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh Và những điều mà

các em ghi ở cột “Điều em học được” sẽ giúp giáo viên đánh giá được hiệu quả

của tiết dạy và từ đó có những điều chỉnh về nội dung bài dạy, phương pháp dạy học

Trang 21

4.2 Kĩ thuật khăn trải bàn

Kĩ thuật khăn trải bàn thường được sử dụng trong các câu hỏi khó, những nội

dung kiến thức cần huy động trí tuệ tập thể Đó thường là những câu hỏi so sánh,

đánh giá, giải thích, chứng minh cho một nhận định…

Ví dụ minh họa:

Tiết 17 – Văn bản: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Tiết 2)

(Nguyễn Dữ)

Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn

và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm

2 Nỗi oan của Vũ Nương

* Chi tiết chiếc bóng

- Về nghệ thuật:

+ Chi tiết nghệ thuật đặc sắc giúp câu chuyện được triển khai một cách hợp lí + Thắt nút câu chuyện, mở nút câu chuyện

+ Tạo nên kịch tính cho câu chuyện

- Về nội dung:

+ Khắc họa tấm lòng và cảnh ngộ của Vũ Nương

+ Thể hiện số phận người phụ nữ trong

xã hội phong kiến bị coi khinh

Hình ảnh học sinh làm việc với kĩ thuật “Khăn trải bàn”

Ngày đăng: 20/03/2024, 10:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w