Tiểu luận kinh tế lượng 1 mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế của philippines Tiểu luận kinh tế lượng 1 mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế của philippines Tiểu luận kinh tế lượng 1 mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế của philippines
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan nghiên cứu
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Trong lịch sử kinh tế học, mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế -
2 biến số vĩ mô rất quan trọng - đã nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu Song tùy thuộc vào trình độ phát triển và đặc điểm nền kinh tế toàn cầu tại thời điểm nghiên cứu, các kết quả được chỉ ra thường rất khác nhau Các quan điểm nổi bật đã được nêu ra về mối quan hệ tương tác, ảnh hưởng qua lại giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế có thể được phân thành 3 nhóm lớn:
Nhóm 1: các kết luận rằng không có mối quan hệ thống kê nào giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Các nghiên cứu này diễn ra vào những năm 60 của thế kỷ trước, với các đại diện nổi bật là nghiên cứu của Wai (1959), Dorrance (1966) Kết luận này tương đối phù hợp với tình hình kinh tế thế giới giai đoạn sau thế chiến thứ 2, khi giá dầu còn ở mức thấp và lạm phát nhìn chung không cao Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ trường phái kinh tế học của Keynes, theo đó cho rằng lạm phát vừa phải sẽ kích thích cung trên thị trường nhưng theo Dorrance (1966), tốc độ tăng giá chỉ là một tác nhân rất nhỏ và dễ bị lấn át bởi những nhân tố khác cùng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng Tuy nhiên, cũng cần xét đến những thiếu sót về dữ liệu nghiên cứu và cách đo lường các biến số vĩ mô đương thời Điển hình trong nghiên cứu của Wai (1959) khảo sát dữ liệu tại 44 quốc gia, song giữa các nước lại không thống nhất về cách thức đo lường và công bố các biến số vĩ mô, nên cần sử dụng tới 4 thước đo tốc độ tăng trưởng khác nhau
Nhóm 2: các kết luận về mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Fischer (1993) ước lượng hàm hồi quy tăng trưởng cho 101 nước (1960-1989) với lạm phát là một trong số các biến giải thích Kết quả cho thấy lạm phát tác động âm lên tăng trưởng và có ý nghĩa thống kê Nghiên cứu của Barro (1995) cũng đi đến kết luận tương tự Những kết luận này là quan trọng, song vẫn có hạn chế khi chưa xử lý được mối quan hệ phi tuyến tính giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế được chỉ ra từ các lý thuyết Ở mức cao, lạm phát có tác động tiêu cực lên tăng trưởng do làm tăng sự không chắc chắn của các hoạt động đầu tư (Renshaw và Richards, 1996), phát đi tín hiệu về các vấn đề của kinh tế vĩ mô (Fischer, 1993), làm méo mó quá trình phân bổ các nguồn lực (Romer, 2001) Tuy nhiên lạm phát ở mức vừa phải lại tác động tích cực đến tăng trưởng qua kênh tiết kiệm - đầu tư và kích cầu
Nhóm 3: các nghiên cứu về “ảnh hưởng ngưỡng” (threshold effects) của lạm phát lên tăng trưởng Theo đó, lạm phát sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên tăng trưởng khi vượt qua một ngưỡng nhất định Nghiên cứu của Ghosh và Phillips (1998) với mẫu số liệu gồm 145 nước trong giai đoạn 1960-1996 chỉ ra lạm phát từ 2 con số trở lên sẽ có tác động âm lên tăng trưởng và ảnh hưởng biên của lạm phát ngày càng giảm dần Khan và Senhadji (2001) lại chỉ ra lạm phát bắt đầu có tác động tiêu cực đến tăng trưởng tại các nước đang phát triển ở mức 11-12%
Bên cạnh các nghiên cứu trên mẫu số liệu lớn, bộ số liệu của một số quốc gia đơn lẻ cũng đã được sử dụng Trong đó, nghiên cứu của Hasanov (2010) đã chỉ ra mối quan hệ dương giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Azerbaijani nếu lạm phát mức ý nghĩa thì ta không bác bỏ H0
Như vậy, nếu chọn các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% thì cả 2 biến các biến: cons, inftar đều có ý nghĩa thống kê (Do p-value < 0.01 < 0.05 < 0.1)
Tiếp theo, ta sẽ kiểm định về dấu của hệ số hồi quy ứng với biến inftarVới 2 biến exp, inftar Ta có cặp giả thuyết: {H0: β1=0; H1:β1>0
Dựa vào bảng kết quả Stata, ta có thể tính được P-value với kiểm định phía phải của hệ số bằng một nửa giá trị P-value trong bảng, cụ thể là 0.003 < 1% < 5% < 10% Như vậy, ta sẽ bác bỏ H0
Kết luận: Với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%, hệ số hồi quy ứng với biến inftar có ý nghĩa thống kê và khi thực hiện thì tỷ lệ lạm phát (infla) sẽ thấp hơn khi không thực hiện, phù hợp với kỳ vọng và giả thuyết nghiên cứu đề ra ban đầu
3.1.2 Mô hình hồi quy bội
Dùng Stata hồi quy các biến của mô hình, ta có bảng kết quả như sau:
Bảng 3.1: Kết quả hồi quy
Biến Hệ số Sai số chuẩn Giá trị t Giá trị p-value 𝑹 𝟐 Fs cons -48.84643 50.04544 -0.98 0.336
0.8010 26.57 infla -0.2504775 0.035199 -7.12 0.000 inv 0.1014542 0.0604345 1.68 0.103 log(humc) 10.83439 10.72492 1.01 0.320 exp 0.1320652 0.0257874 5.12 0.000 inftar 2.205691 0.7626813 2.89 0.007
Hồi quy growth theo infla, inv, log(humc), exp và inftar ta được mô hình hồi quy mẫu: growthi=-48.85-0.25*inflai+0.1*invi+10*log (humci) +0.13*expi+2.2*inftari+ui
Trong mô hình hồi quy đơn trên, tăng trưởng kinh tế (growth) tính bằng % là biến phụ thuộc, tỷ lệ lạm phát (infla) tính bằng % là biến độc lập, các biến kiểm soát: tổng đầu tư (inv) tính bằng %, vốn con người (log(humc)) , tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (exp) tính bằng % và biến giả thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu (inftar) (Nếu có thực hiện inftar i = 1, nếu không thực hiện inftar i =0) Ý nghĩa của các hệ số ước lượng trong mô hình:
Hệ số chặn 𝛽A 0 = -48.84: Khi các biến infla, inv, log(humc), exp, inftar có giá trị bằng 0 thì tăng trưởng kinh tế (growth) có giá trị trung bình bằng -48.84 đơn vị.
Hệ số góc 𝛽A 1 = -0.25: Khi tỷ lệ lạm phát (inf) tăng 1 đơn vị và các yếu tố khác không đổi thì tăng trưởng kinh tế (growth) trung bình giảm -0.25 đơn vị Đây là một trong 2 kỳ vọng mà nhóm đã đặt ra ở trên Trong tường hợp này, lạm phát đặt vượt qua ngưỡng tối ưu
Hệ số góc 𝛽A 2 = 0.1: Khi tổng đầu tư trong nước tăng 1 đơn vị và các yếu tố khác không đổi thì tăng trưởng kinh tế (growth) trung bình tăng 0.1 đơn vị Điều này phù hợp với kỳ vọng đã đặt ra
Hệ số góc 𝛽A 3 = 10.83: Khi vốn con người (humc) tăng 1% và các yếu tố khác không đổi thì tăng trưởng kinh tế (growth) tăng #".-% #""=0.1083 đơn vị Biến động cùng chiều của 2 biến này phù hợp với kỳ vọng
Hệ số góc 𝛽A 4 = 0.132: Khi tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (exp) tăng 1 đơn vị và các yếu tố khác không đổi thì tăng trưởng kinh tế (growth) tăng 0.132 đơn vị
Hệ số góc 𝛽A 5 = 2.2: Khi các yếu tốc khác không đổi, tăng trưởng kinh tế (growth) khi quốc gia này thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu sẽ cao hơn khi không thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu là 2.2 đơn vị Điều này phù hợp với kỳ vọng của nhóm
Từ các phân tích ở trên, ta có thể thấy tỷ lệ lạm phát (infla) có tác động biên lớn nhất lên tăng trưởng kinh tế (growth) và ngược lại, tổng đầu tư trong nước (inv) có tác động biên nhỏ nhất lên tăng trưởng kinh tế
Mô hình trên có hệ số xác định R 2 =0.8010, hay nói cách khác, biến độc lập, biến kiểm soát và biến giả của mô hình giải thích được 80.10% sự biến động của biến phụ thuộc là tăng trưởng kinh tế (growth) và 19.9% sự biến động của biến phụ thuộc không được giải thích bởi mô hình Tuy nhiên, đây vẫn là một mô hình phù hợp với bộ số liệu mẫu mà nhóm đã chọn