1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Của dự án TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO EA BAR 1

153 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường của dự án Trang Trại Chăn Nuôi Heo Ea Bar 1
Tác giả Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Yên
Thể loại Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Phú Yên
Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 5,25 MB

Nội dung

Trang 1 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Của dự án TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO EA BAR 1 ĐỊA ĐIỂM: BUÔN TRINH, XÃ EA BAR, HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN Trang 3 MỤC LỤC MỤC LỤC .... 59C

Trang 1

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Của dự án TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO EA BAR 1

ĐỊA ĐIỂM: BUÔN TRINH, XÃ EA BAR, HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN

Phú Yên tháng 10 năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 6

DANH MỤC CÁC BẢNG 7

DANH MỤC CÁC HÌNH 9

MỞ ĐẦU 10

1 Xuất xứ của dự án 10

1.1 Thông tin chung của về dự án 10

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt đầu tư 10

1.3 Sự phù hợp của dự án với các Quy hoạch phát triển 10

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM: 11

2.1 Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 12

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án 13

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 13

3.1 Tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM 13

3.2 Danh sách người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án 14

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường: 15

4.1 Các phương pháp ĐTM 15

4.1.1 Phương pháp liệt kê 15

4.1.2 Phương pháp đánh giá nhanh 15

4.1.3 Phương pháp so sánh 15

4.2 Các phương pháp khác sử dụng trong ĐTM 15

4.2.1 Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa 15

4.2.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu 16

4.2.3 Phương pháp tham vấn cộng đồng 16

Chương 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 28

1 Tóm tắt về dự án: 28

1.1 Thông tin chung về dự án: 28

1.1.1 Tên dự án 28

1.1.2 Chủ dự án 28

1.1.3 Vị trí địa lý của dự án 28

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án 31

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm khác về môi trường 31

1.1.6 Mục tiêu, quy mô và loại hình dự án 34

1.2 Các hạng mục công trình của dự án 35

1.2.1 Các hạng mục công trình chính 35

Trang 4

1.2.1.2 Các hạng mục công trình phụ trợ 38

1.2.2 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 39

1.2.3 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoat động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường 41

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 41

1.4 Công nghệ sản xuất, quy trình vận hành 42

1.4.1 Tổ chức quản lý thực hiện dự án: 44

1.4.2 Tổ chức quản lý vận hành và bảo trì dự án: 44

1 5 Biện pháp tổ chức thi công 46

1.6.2 Vốn đầu tư: 51

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án: 51

Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 53

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 53

2.1.1 Điều kiện môi trường tự nhiên 53

2.1.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội khu vực dự án 55

2.1.3 Các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 57

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực có thể chịu tác động của dự án 59

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 64

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng dự án: 64

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 89

3.2.1 Đánh giá các dự báo, tác động 89

3.2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất trong giai đoạn hoạt động 103

3.3 Các công trình, biện pháp BVMT: 121

3.3.1 Danh mục các công trình, biện pháp BVMT: 121

3.3.2 Kế hoạch tổ chức thực hiện các công trình bảo vệ môi trường 121

3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá, dự báo 122

3.4.1 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá, dự báo 122

3.4.2 Nhận xét về các phương pháp sử dụng trong Báo cáo 122

CHƯƠNG 4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 124

4.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 124

4.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường: 126

4.2.1 Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng: 126

4.2.2 Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành thử ngiệm: 132

Trang 5

4.2.3 Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành:……… 132

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ THAM VẤN 126

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 131

1 Kết luận: 131

2 Kiến nghị 131

3 Cam kết: 131

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 133

PHỤ LỤC : 134

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

A

ATLĐ An toàn lao động

ATNĐ Áp thấp nhiệt đới

B

BĐKH Biến đổi khí hậu

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi

trường BTN Bê tông nhựa

C

CTNH Chất thải nguy hại

CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt

Trang 7

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1 Các thành viên chủ dự án tham gia lập ĐTM 14

Bảng 2: Các thành viên đơn vị tư vấn tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án 14

Bảng 1 1: Bảng toạ độ VN-2000 khu vực dự án 28

Bảng 1 2: Hiện trạng sử dụng đất của Dự án 31

Bảng 1 3: Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của Dự án 35

Bảng 1 4: Thống kê máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thi công công trình 42

Bảng 1 5: Nhu cầu nguyên vật liệu của Trang trại chăn nuôi 43

Bảng 1 6: Nhu cầu sử dụng nước tại Trang trại 43

Bảng 2 1: Tổng lượng mưa các tháng trong năm (mm/ngày) 53

Bảng 2 2: Tổng số giờ nắng các tháng trong các năm 54

Bảng 2 3: Nhiệt độ trung bình các tháng trong các năm (0C) 54

Bảng 2 8: Kết quả phân tích môi trường không khí khu vực Dự án 59

Bảng 2 9: Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước mặt khu vực Dự án 61

Bảng 2 11: Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước môi trường đất 62

Bảng 3 1: Nguồn gây tác động và các thành phần gây ô nhiễm 64

Bảng 3 2: Thành phần và tính chất của nước thải bảo dưỡng máy móc, thiết bị 65

Bảng 3 3: Tải lượng, nồng độ chất gây ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt 66

Bảng 3 4: Nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công Dự án 68

Bảng 3 5: Kết quả tính toán khối lượng sinh khối 69

Bảng 3 6: Hệ số phát thải bụi từ hoạt động thi công 70

Bảng 3 7 Nồng độ bụi trong quá trình san ủi, đào đắp đất 71

Bảng 3 8: Thống kê nhiên liệu sử dụng trong 1 ngày của các thiết bị 71

Bảng 3 9: Tải lượng ô nhiễm do phương tiện thi công cơ giới 73

Bảng 3 10 Hệ số ô nhiễm của các chất ô nhiễm của 1 số loại xe 73

Bảng 3 11: Kết quả tính toán và dự báo nồng độ bụi, khí thải trong quá trình vận chuyển quá trình giải phóng mặt bằng, mg/m3 75

Bảng 3 12 Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hàn 76

Bảng 3 13 Tải lượng các chất ô nhiễm trung bình ngày do hàn điện 76

Bảng 3 14 Hệ số ô nhiễm khi sơn 77

Bảng 3 15 Tải lượng ô nhiễm khi sơn 77

Bảng 3 16: Mức độ ô nhiễm ồn do phương tiện vận chuyển 78

Bảng 3 17 Mức gia tốc rung trung bình của một số phương tiện thi công .79

Bảng 3 18: Các hoạt động và nguồn gây tác động trong giai đoạn vận hành 89

Trang 8

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

Bảng 3 19: Tải lượng, nồng độ chất gây ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt 90

Bảng 3 20 Lượng nước thải sản xuất phát sinh trong giai đoạn vận hành dự án 91

Bảng 3 21 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi 91

Bảng 3 22 Mức ồn các thiết bị cơ giới 98

Bảng 3 23 Ma trận dự báo các tác động đến môi trường của dự án 101

Bảng 3 24 Ma trận dự báo các yếu tố tác động môi trường của dự án 102

Bảng 3 25: Tổng hợp tổ chức thực hiện các hạng mục, công trình, vật dụng bảo vệ môi trường 121

Bảng 4 1: Chương trình quản lý môi trường cho dự án 124

Trang 9

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1 1: Bản đồ vị trí Dự án 31

Hình 1 2: Hiện trạng khu đất Dự án 32

Hình 1 3: Đường giao thông vào trong Dự án 33

Hình 1 4: Khoảng các một số đối tượng xung đến khu vực dự án 34

Hình 1 5: Sơ đồ quy trình chăn nuôi heo nái sinh sản 44

Hình 1 6: Quy trình chăn nuôi heo thịt 46

Hình 2 1: Bản đồ vị trí lấy mẫu nền của Dự án .59

Hình 3 1 Mô hình bể tự hoại 3 ngăn 104

Hình 3 2: Sơ đồ Quy trình xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học 106

Hình 3 3: Một số mô hình bể nước thải tương tự 109

Hình 3 4: Quy trình xử lý xác heo chết, nhau thai nái đẻ bằng công nghệ đốt 110

Trang 10

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung của về dự án

Chăn nuôi heo đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh Phú Yên, góp phần tăng tỷ trọng và giải quyết lao động nông thôn Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên, tổng đàn heo toàn tỉnh hiện có khoảng 137.300 con Trong đó, hơn 40% tổng đàn được nuôi theo hình thức gia trại với quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, xen kẽ trong khu dân cư Nhiều năm gần đây, khi tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi ngày càng diễn biến phức tạp, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, đầu ra lại không ổn định… nên người chăn nuôi nhỏ lẻ liên tục thua lỗ, đối mặt với nhiều rủi ro

và gần như không thể trụ nổi với thị trường Thích ứng với những điều kiện chăn nuôi khắt khe hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi đầu tư chuyển đổi mô hình, từ chăn nuôi nông

hộ sang chăn nuôi theo hướng công nghiệp với những trại heo lớn, quy mô đàn vài trăm đến cả ngàn con Hiện toàn tỉnh Phú Yên có 44 cơ sở chăn nuôi heo được đầu tư sản xuất theo mô hình liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm

Xuất phát từ thực tế trên Công ty Cổ phần chăn nuôi Phú Yên thực hiện dự án

Trang trại chăn nuôi heo EaBar 1 tại buôn Trinh, xã Ea Bar và buôn Ken, xã Ea Bá

Dự án đã được UBND tỉnh Phú Yên chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 894/QĐ-UBND ngày 30/7/2022 Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đới với Dự án Trang trại chăn nuôi heo EaBar 1 tại buôn Trinh,

xã EaBar và buôn Ken, xã EaBá, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên Dự án sẽ đầu tư trang trại chăn nuôi heo giống và heo thịt theo công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, góp phần phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Sông Hinh nói riêng và tỉnh Phú Yên nói chung

Với quy mô 2.500 con heo nái/năm và 15.000 con heo thịt/lứa (2 lứa/năm) chăn nuôi theo mô hình khép kín, có quy mô lớn là dự án đầu tư mới Căn cứ tại Mục số 16, Phụ lục II, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định

“Dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp từ 100 đến 1.000 đơn vị vật nuôi (được quy đổi tương đương 500 heo thịt đến 5.000 heo thịt theo Phụ lục V Nghị

định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ) Dự án Trang trại chăn

nuôi heo EaBar 1 thuộc đối tượng phải lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường

Báo cáo ĐTM là cơ sở pháp lý để thực hiện các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu các hoạt động có tác động xấu, tác động có hại, đồng thời đề xuất xây dựng các công trình xây dựng bảo vệ môi trường, phi công trình nhằm hạn chế tối đa các tác hại đến môi trường tự nhiên, nhân tạo, đến tài sản, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của nhân dân

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt đầu tư

Cơ quan ban hành Quyết định chủ trương đầu tư dự án: Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên

1.3 Sự phù hợp của dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

Trang 11

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

1.3.1 Sự phù hợp của dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường: Không

1.3.2 Mối quan hệ của dự án với các dự án khác

Dự án Trang trại chăn nuôi heo EaBar 1 được thực hiện tại buôn Trinh, xã

EaBar và buôn Ken, xã EaBá, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên Tính đến thời điểm hiện tại, những dự án khác cùng thực hiện trên địa bàn xã EaBar và xã EaBá, huyện Sông Hinh là không có

1.3.3 Mối quan hệ của Dự án với các quy hoạch và quy định khác của pháp luật

có liên quan

- Dự án Trang trại chăn nuôi heo EaBar 1 thực tại buôn Trinh, xã EaBar và

buôn Ken, xã EaBá Trong bán kính 500m xung quanh Dự án không có trường học, bệnh viện, chợ, Dự án cách khu dân cư gần nhất là 2,8km (Khu dân cư buôn Thứ, xã EaBar), dự án tiếp giáp khe suối Cạn chảy về hướng xã Ea Bá nhưng nguồn nước này không phục vụ cho mục đích sinh hoạt Vị trí Dự án phù hợp với quy định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại tại Khoản 4, Điều 5 Thông tư số 23/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển chăn nuôi

- Dự án “Trang trại chăn nuôi heo EaBar 1” của Công ty cổ phần chăn nuôi

Phú Yên phù hợp với Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 10/03/2021 của UBND tỉnh Phú Yên quy định mật độ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Phú Yên Trong

đó số đơn vị vật nuôi trên địa bàn huyện Sông Hinh là 0,9ĐVN/ha đất nông nghiệp tương đương 68.093 ĐVN, cố ĐVN huyện đã sử dụng khoảng 14.378 ĐVN, số ĐVN còn lại có thể phát triển là 53.715 ĐVN Đối với chiếu Dự án Trang trại chăn nuôi heo EaBar 1 tổng cộng 17.500 con tương đương với 4.250 ĐVN là phù hợp

- Dự án còn có trong Danh mục Dự án, công trình thực hiện trong giai đoạn 2021-2030 của Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Sông Hinh phê duyệt tại Quyết định số 213/QĐ-UBND ngày 29/01/2022 UBND tỉnh Phú Yên

- Dự án được UBND tỉnh Phú Yên chấp thuận Chủ trương đầu tư tại Quyết định

số 894/QĐ-UBND ngày 30/7/2022 Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đới với Dự án Trang trại chăn nuôi heo EaBar 1 tại buôn Trinh,

xã EaBar và buôn Ken, xã EaBá, huyện Sông Hinh

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM:

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định

tại Phụ lục II, Mục 16: “Dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp từ

100 đến 1.000 đơn vị vật nuôi (được quy đổi tương đương 500 heo thịt đến 5.000 heo thịt theo Phụ lúc V Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ)” phải lập báo cáo ĐTM

Căn cứ Quyết định chấp thuận Chủ trương đầu tư Dự án với quy mô 2.500

con heo nái/năm, 15.000 heo thịt/lứa quy đổi tương đương 4.250 ĐVN Dự án thuộc

đối tượng phải lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt

Cấu trúc và nội dung báo cáo ĐTM của dự án được lập theo Thông tư số BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi

Trang 12

02/TT-CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường tại Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư

2.1 Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

2.1.1.Căn cứ các văn bản pháp luật

* Các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực môi trường

- Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam số 72/2020/QH14 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/10/2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

* Các văn bản pháp luật liên quan đến các lĩnh vực khác

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 đã được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2013 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2014;

- Luật Thú y số 79/2015/QH13 được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XIII,

kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19/6/2015;

- Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 19/11/2018;

- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;

- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;

- Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn;

- Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;

- Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn một số điều của Luật chna8 nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi;

- Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn một số điều của luật chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi;

- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số về vệ sinh;

- Quyết định số 264/QĐ-CN-MTCN ngày 16/12/2021 của Cục chăn nuôi về

Trang 13

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

công nhận quy trình xử lý chất thải chăn nuôi, môi trường chăn nuôi

2.1.2 Quyết định của UBND tỉnh Phú Yên

- Quyết định số 69/2016/QĐ-UBND ngày 04/11/2016 của UBND tỉnh Phú Yên

về việc ban hành quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Phú Yên;

- Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 10/03/2021 của UBND tỉnh Phú Yên Quy định mật độ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Phú Yên

2.1.3.Các quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng

- TCXDVN 33:2006/BXD: Tiêu chuẩn về Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình;

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- QCVN 01-14:2010/BNNPTNT về yêu cầu xử lý vệ sinh đối với việc tiêu huỷ động vật và sản phẩm động vật

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 09:2015/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dưới đất;

- QCVN 08:2015/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 03-2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép kim loại nặng trong đất;

- QCVN: 50:2013/BTNMT- Quy chuẩn về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;

- QCVN 62-MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải chăn nuôi

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án

Quyết định số 894/QĐ-UBND ngày 30/7/2022 của UBND tỉnh Phú Yên Quyết định chủ trương đầu tư dự án Trang trại chăn nuôi heo EaBar 1

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

- Thuyết minh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án

- Các tài liệu liên quan khác được liệt kê tại phụ lục

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

3.1 Tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM

- Để có thể tiến hành xây dựng dự án đúng pháp luật về bảo vệ môi trường Chủ đầu

tư phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự

án

Trang 14

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Phước Đạt

- Người đại diện: Ông Bùi Duy Khánh - Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: Tầng 4, số 204, Hoàng Ngân, phường Trung Hòa, quận Cầu giấy, thành phố Hà Nội

- Email: phuocdatenvi@gmail.com

3.2 Danh sách người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án

- Danh sách các thành viên của Công ty Cổ phần chăn nuôi Phú Yên tham gia

dự án

Bảng 1 Các thành viên chủ dự án tham gia lập ĐTM

- Danh sách các thành viên của đơn vị tư vấn tham gia thực hiện Báo cáo ĐTM của dự án:

Bảng 2: Các thành viên đơn vị tư vấn tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án

TT Họ và tên

Trình độ / Chuyên ngành

P.Giám đốc

Thực hiện báo cáo chương 4, các bản

vẽ giám sát môi trường

Cường

KS Công nghệ Môi trường

TP Tư vấn môi trường

Khảo sát thực địa, thực hiện báo cáo chương 1, chương

3

4 Nguyễn Thị

Thanh Hằng

Th.s Khoa học Môi trường

Nhân viên Thực hiện báo cáo

chương 6

6 Hoàng Lan Chi

Công nghệ

kỹ thuật môi trường

Nhân viên Thực hiện báo cáo

Trang 15

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

- UBND huyện Sông Hinh

- UBND và UBMTTQVN xã Ea Bar, xã Ea Bá

- Trung tâm phân tích và đo đạc môi trường Phương Nam

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường:

Nhằm đánh giá một cách hệ thống và đầy đủ các khía cạnh tác động của dự án

và dự báo các tác động môi trường trong quá trình thi công và vận hành đối với môi trường tự nhiên, xã hội và người dân sống dọc khu vực, đã áp dụng các phương pháp sau:

4.1 Các phương pháp ĐTM

4.1.1 Phương pháp liệt kê

Là phương pháp cơ bản và được sử dụng đầu tiên trong công tác Đánh giá tác động môi trường, nhằm liệt kê tất cả các văn bản, tài liệu, số liệu có liên quan đến dự

án để phân tích, đánh giá hạn chế những thiếu sót trong quá trình đánh giá Được áp dụng liệt kê tại Chương 1: Liệt kê tất cả các văn bản pháp lý, tài liệu liên quan đến dự án; Chương 2: Liệt kê các yếu tố địa hình, địa mạo tại khu vực, điều kiện khí hậu thủy văn,…; Chương 3: Liệt kê, dự báo các tác động trong quá trình thực hiện dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội,…cũng như liệt kê các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu,… trong báo cáo

4.1.2 Phương pháp đánh giá nhanh

Phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Assessment Method) được sử dụng để tính tải lượng ô nhiễm nước thải và không khí tại khu vực dự án Phương pháp do Tổ chức

y tế thế giới (WHO) đề nghị đã được chấp nhận sử dụng ở nhiều quốc gia Ở Việt Nam, phương pháp này được giới thiệu và ứng dụng trong nhiều nghiên cứu ĐTM, thực hiện tương đối chính xác việc tính thải lượng ô nhiễm trong điều kiện hạn chế về thiết bị đo đạc, phân tích Trong báo cáo này, các hệ số tải lượng ô nhiễm lấy theo tài

liệu hướng dẫn ĐTM của WB (Environmental Assessment Sourcebook, Volume II, Sectoral Guidelines, Environment, World Bank, Washington D.C 8/1991) và Handbook of Emision, Non Industrial and Industrial source, Netherlands

4.1.3 Phương pháp so sánh

Đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam Được áp dụng so sánh nồng độ ô nhiễm của các thành phần với các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và đề ra biện pháp giảm thiểu so sánh hiệu quả tại Chương 3 trong báo cáo

4.2 Các phương pháp khác sử dụng trong ĐTM

4.2.1 Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa

Đây là một phương pháp truyền thống nhưng hiện nay được coi là một trong những phương pháp không thể thiếu cho bất kỳ một công trình nghiên cứu nào Phương pháp này nhằm xác định ranh giới không gian, hiện trạng và mối quan hệ giữa các đối tượng tự nhiên, đa dạng sinh học, kinh tế xã hội xung quanh Được sử dụng mô

tả cập nhật các điều kiện kinh tế, xã hội, hiện trạng khu vực dự án tại chương 1, chương 2 trong báo cáo

Trang 16

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

4.2.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu

Việc lấy mẫu và phân tích các mẫu của các thành phần môi trường (đất, nước, không khí) là không thể thiếu trong việc xác định và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực triển khai Dự án

Đối với dự án này, Chủ đầu tư đã phối hợp với Trung tâm phân tích và đo đạc môi trường Phương Nam tổ chức quan trắc, lấy mẫu và phân tích các mẫu không khí, nước, đất, trầm tích tại khu vực Dự án để đánh giá hiện trạng chất lượng các thành phần của môi trường

Việc lấy mẫu, phân tích và bảo quản mẫu… đều tuân thủ theo các TCVN hiện hành

4.2.3 Phương pháp tham vấn cộng đồng

Phương pháp này được sử dụng trong quá trình tham vấn ý kiến của UBND và đại diện người dân mà dự án được xây dựng về tình hình kinh tế - xã hội, về các nội dung trong báo cáo ĐTM và yêu cầu, nguyện vọng của họ liên quan đến tác động môi trường, bồi thường, hỗ trợ, giao đất của dự án, sử dụng trong chương 5 của báo cáo

5 Tóm tắt các nội dung chính của báo cáo ĐTM

5.1 Thông tin về dự án

5.1.1 Thông tin chung

- Tên dự án: Trang trại chăn nuôi heo EaBar 1

- Địa điểm thực hiện dự án: buôn Trinh, xã EaBar và buôn Ken, xã Ea Bá huyện Sông Hinh

- Chủ dự án: Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Yên

5.1.2 Phạm vi, quy mô

- Diện tích đất sử dụng: Khoảng 23,18ha

- Công suất thiết kế: 2.500 con heo nái/năm và 15.000 con heo thịt/lứa (2 lứa/năm)

- Quy mô xây dựng: Xây dựng các hạng mục công trình gồm: Khu hành chính, nhà nghỉ công nhân; Khu heo nái và heo cai sữa; Khu heo thịt; Khu xử lý chất thải;….và các hạng mục phụ trợ khác Đầu tư các trang thiết bị phục vụ chăn nuôi

5.1.3 Các hạng mục công trình và hoạt động của của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

Trang 17

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

đốt xác heo chết;…

- Hạng mục công trình phụ:

+ Đường nội bộ: Bố trí giao thông nội bộ gắn với giao thông trục chính của Dự

án thuận lợi cho việc di lại, vận chuyển

+ Tường rào: Tường rào dây thép gai bảo vệ xung quanh trại cao 2.5m; Tường rào ngăn cách khu chăn nuôi (Khu sạch và khu bẩn) xây gạch 220 cao 2,5m

- Khu vực trồng cây xanh xen kẽ: Khu vực trồng cây xanh cải tạo môi trường khu vực Dự án

5.1.3.2 Các hoạt động của Dự án

Hoạt động của Dự án bao gồm: Thi công xây dựng; Sinh hoạt của công nhân viên; Hoạt động chăn nuôi heo nái và chăn nuôi heo thịt; Hoạt động vận chuyển heo và thức ăn; Hoạt động lưu giữ, xử lý chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại; Hoạt động của hệ thống xử lý nước thải

5.1.4 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Căn cứ việc xác định dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường được hướng dẫn tại khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, dự án Trang trại chăn nuôi heo EaBar 1 không

có các yếu tố nhạy cảm về môi trường

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có tác động đến môi trường

- Hoạt động thi công xây dựng: Dọn dẹp cây cỏ, bụi mặt bằng; Đào san lấp mặt bằng khu vực; Vận chuyển và tập kết nguyên vật liệu phục vụ công trình; Xây dựng các hạng mục công trình; Sinh hoạt của công nhân;…phát sinh sinh khối thực vật; chất thải rắn sinh hoạt; chất thải rắn xây dựng; chất thải nguy hạo; bụi, khí thải, tiếng ồn; nước thải sinh hoạt và nước thải xây dựng

-Giai đoạn vận hành:

+ Hoạt động khu hành chính, nhà nghỉ nhân viên: Sinh hoạt của công nhân viên; Hoạt động của máy phát điện và hoạt động giao thông;…phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, bụi, khí thải, tiếng ồn và nước thải sinh hoạt

+ Khu chuồng trại chăn nuôi: Hoạt động chăn nuôi heo; vận chuyển heo và thức

ăn, thuốc, vacxin và rửa xe vận chuyển phát sinh tiếng ồn, mùi hôi; chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất, chất thải nguy hại; nước thải chăn nuôi, nước thải rửa xe, nước mưa chảy tràn; các sự cố như: dịch bệnh, cháy nổ; tác động đến kinh tế-xã hội,…

+ Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường: Hoạt động lưu giữ chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất và CTNH; Hoạt động vận hành hệ thống xử

lý nước thải; Hoạt động chôn lấp heo chết, phát sinh mùi hôi, nước rỉ rác, nước vệ sinh sàn, chất thải rắn; sự cố từ hệ thống xử lý nước thải,…

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của Dự án

5.3.1 Giai đoạn triển khai thi công xây dựng

a) Nước thải

Trang 18

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

* Nước thải xây dựng

- Nguồn phát sinh: Trong quá trình thi công xây dựng chủ yếu nước thải phát

sinh từ hoạt động rửa nguyên vật liệu, đổ trộn bê tông

- Tải lượng nước thải phát sinh ước tính khoảng 2 m3/ngày.đêm

- Tính chất: Thành phần nước thải xây dựng chứa đất, đá, cát, xi măng

* Nước thải sinh hoạt

- Nguồn phát sinh: Hoạt động sinh hoạt của 40 công nhân xây dựng

- Tải lượng: Ước tính khoảng 1,8 m3/ngày.đêm

- Tính chất: chủ yếu chứa các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các hợp chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật

* Nước mưa chảy tràn

- Nguồn phát sinh: Từ lượng nước mưa chảy xuống dưới đất kéo theo bụi, đất

đá tại công trường

- Tải lượng: Lưu lượng nước mưa dao động từ 30,61 m3/s – 39,79 m3/s

- Tính chất: Nước mưa chảy tràn cuốn theo một lượng lớn đất, cát, nguyên vật liệu thừa rơi vãi

b) Khí thải

- Nguồn phát sinh: từ hoạt động phát quang, đào đắp đất san ủi mặt bằng, phương tiện vân chuyển nguyên vật liệu, hoạt động của thiết bị máy móc;

- Tải lượng: Tuỳ vào hoạt động mà tải lượng khí thải phát sinh sẽ khác nhau

- Tính chất: Bụi, CO, NO, SO2,

- Thành phần: Chủ yếu các loại bao bì, vật liệu xây dựng dư thừa khác như (cát,

đá, xi măng, bê tông rơi vãi,…), đất thải,…

* Chất thải rắn sinh hoạt

- Nguồn phát sinh: Từ sinh hoạt của công nhân xây dựng công trình thải ra

- Tải lượng: Khoảng 20kg/ngày

- Tính chất: Thành phần cơ bản của rác thải sinh hoạt gồm rác hữu cơ chiếm từ

60 - 70% gồm các loại rác thải như rau, củ, quả thừa, thức ăn thừa, hoa quả, cành cây;

30 - 40% rác vô cơ như túi nilông, vỏ chai lọ, đồ hộp bằng nhựa hay kim loại,

* Chất thải nguy hại

Trang 19

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

- Nguồn phát sinh: Từ quá trình thay dầu mỡ, bảo dưỡng máy móc và sửa chữa thiết bị

- Tải lượng: Lượng này rất nhỏ

- Tính chất: Giẻ lau dính dầu, pin,…

- Tác động đến cảnh quan môi trường: Các loại chất thải phát sinh nếu không được thu gom và xử lý có thể phát tán ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm cảnh quan môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật gây hại (chuột, gián ) phát triển

- Tác động đến môi trường đất: Trước khi xây dựng công trình, lớp đất bề mặt

bị ô nhiễm chủ yếu bởi chất thải sinh hoạt của khu dân cư thuộc phạm vi công trình do không có hệ thống thu gom và phân huỷ thích hợp

- Tác động đến kinh tế-xã hội: Tác động do việc tập trung công nhân, quá trình thi công ảnh hưởng đến đất nông nghiệp,

- Tác động đến tình hình giao thông khu vực: Hoạt động giao thông đường bộ trong Khu vực Dự án sẽ bị ảnh hưởng vận chuyển vật liệu trên đường QL29 và các tuyến đường khác

- Các sự cố môi trường: Tai nạn lao động, rò rỉ nhiên liệu, cháy nổ, thiên tai (mưa, bão, dông, sét), sự cố sạt lở

5.3.2 Giai đoạn vận hành

a) Nước thải

- Nước thải sinh hoạt:

+ Nguồn phát sinh: Do sinh hoạt của 60 cán bộ, nhân viên và công nhân làm

việc tại trang trại chăn nuôi

+ Thành phần chất thải: chất lơ lửng, chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật,

Trang 20

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

+ Tải lương: 4,8 m3/ngày.đêm

- Nước thải sản xuất:

+ Nguồn phát sinh: Nước thải chăn nuôi bao gồm các loại nước thải từ hoạt động chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, nước tiểu và phân heo

+ Thành phần: Đặc trưng của nước thải từ các chuồng nuôi heo là lượng TSS, COD, BOD5, Nitơ (N) và photpho (P) rất cao, sinh vật gây bệnh,…

+ Tải lương: 264,24 m3/ngày.đêm

- Nước mưa chảy tràn

+ Nguồn phát sinh: Nước mưa rơi trực tiếp xuống mái các khu nhà trong dự án

và nước mưa rơi xuống bề mặt (tại bề mặt sân tại khu vực chuồng nuôi và đường vận chuyển cám, heo ) sẽ có nguy cơ bị nhiễm bẩn

+ Tải lương: Lưu lượng nước mưa dao động từ 30,61 m3/s – 39,79 m3/s

- Chất thải rắn sinh hoạt:

+ Nguồn phát sinh: Từ hoạt động sinh hoạt của CB-CNV

+ Thành phần chất thải: Túi nylon, hộp xốp, giấy, lon đựng thức ăn nước uống, chai nhựa, thực phẩm thừa,

+ Tải lượng chất thải: Khoảng 30kg/ngày

- Chất thải nguy hại

+ Nguồn phát sinh: Từ việc thắp sáng, sửa chữa máy móc, thiết bị và phương tiện giao thông, kho chứa nguyên liệu, các loại bao bì, lọ đựng (vacxin, chất kháng sinh), bao bì chứa chất khử trùng,…

+ Thành phần chất thải: dầu máy, nhớt, bóng đèn huỳnh quang, các loại vỏ chai bao bì đựng nhiên liệu hóa chất, bao bì thuốc thuộc danh mục nguy hại,…

+ Tải lượng chất thải: Ước tính khoảng 4kg/ngày

c) Bụi, khí thải

- Nguồn phát sinh: Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển heo, thức ăn đến trang trại, heo xuất bán và phương tiện đi lại của công nhân; mùi từ quá trình chăn nuôi; mùi hôi từ hệ thống xử lý chất thải,

- Thành phần: Bụi, CO, NO2, SO2, CH4, H2S …

- Tải lương: Không xác định

Trang 21

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

d) Tiếng ồn

- Nguồn phát sinh: Từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, tiếng

ồn của heo, thiết bị, phương tiện máy móc phục vụ chăn nuôi,…

- Thành phần và tải lượng: Không xác định

e) Tác động đến hệ sinh thái: Khi dự án đi vào hoạt động sẽ phát sinh ra các

chất thải gây ảnh hưởng tới tài nguyên sinh vật khu vực xung quanh dự án Đặc biệt, khí thải và nước thải là nguồn tác động trực tiếp đến môi trường sống, đời sống của hệ động thực vật Cụ thể các tác động trong giai đoạn vận hành đối với hệ sinh thái trên

cạn khu vực xung quanh dự án và hệ sinh thái dưới nước (khe suối Cạn gần dự án)

f) Tác động đến kinh tế xã hội: Dự án mang lại giá trị kinh tế cao, đóng góp

một phần khá lớn cho ngân sách Nhà nước qua việc nộp các loại thuế, góp phần tạo tiền đề không nhỏ trong việc thực hiện chủ trương Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tại địa phương Dự án đi vào vận hành có thể tiềm ẩn những tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường do chất thải nếu không được xử lý, dịch bệnh do heo

g) Các sự cố môi trường

- Sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông: Trong giai đoạn hoạt động sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông do chở quá tải, không tuân thủ các nguyên tắc làm việc của trang trại,…

- Sự cố cháy nổ, chập điện: Do bất cẩn khi sử dụng các thiết bị điện, ý thức của nhân viên,…

- Sự cố dịch bệnh: Các dịch bệnh xảy ra như: Lở mồm Long móng, bệnh tai xanh, dịch tả, thương hàn, bệnh đóng dấu heo, bệnh tụ huyết trùng, bệnh heo nghệ, bệnh lép tô,

- Sự cố hệ thống xử lý môi trường: Đối với hệ thống xử lý nước thải, trong quá trình vận hành có thể gặp phải sự cố làm giảm hiệu quả xử lý nước, ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu ra, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

và sức khỏe con người

- Sự cố do thiên tai: Sự cố do thời tiết bất thường rất khó xác định nên có nguy

cơ ảnh hưởng tới tính mạng con người, vật nuôi và tài sản Vì vậy, cần cập nhật thông tin thời tiết về tình hình gió bão của khu vực để có các giải pháp phòng tránh phù hợp

- Sự cố tràn, thấm chất thải ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, nước dưới đất: Đây là khu chăn nuôi heo nên đáng chú ý nhất là nước thải của từ các bể Biogas Nếu quá trình xây dựng, lắp đặt không đảm bảo quy trình có thể xảy ra sự cố rò rỉ gây ô nhiễm nguồn nước trong khu vực và các vùng lân cận

- Sự cố sạt lở: Sự cố sạt lở có khả năng xảy ra nhất là vào mùa mưa dẫn đến hư hỏng công trình, vỡ hồ xử lý nước thải có thể xảy ra trong mùa mưa

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường

5.4.1 Giai đoạn triển khai thi công xây dựng

a) Nước thải

Trang 22

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

- Nước thải xây dựng: Thu gom nước rửa cát, đá để tự lắng, nước sau lắng trong

được tái sử dụng để phun ẩm bề mặt công trường Sau khi hoàn tất thời gian thi công tiến hành thu dọn và trả lại mặt bằng

- Nước thải sinh hoạt: Khu vực lán trại và nhà điều hành bố trí nhà vệ sinh để

đáp ứng nhu cầu của công nhân Khi đầy sẽ thuê đơn vị hút theo quy định Sau khi kết thúc dự án, chủ dự án sẽ yêu cầu đơn vị thi công tháo dỡ, xử lý theo quy định

- Nước mưa chảy tràn: Việc san ủi mặt bằng cần tổ chức một cách hợp lý, tạo

các rãnh thoát tập trung, chỉ san ủi khu vực thực hiện dự án tránh lấn san khu vực lân cận dễ bị mưa cuốn trôi, xói mòn bề mặt

b) Chất thải rắn

- Chất thải rắn xây dựng:

+ Đối với đất thải, gạch vỡ, bê tông thải, được thu gom và tái sử dụng để san nền Vỏ bao xi măng, phế liệu sắt thép được thu gom riêng rồi đem bán hoặc cho người mua phế liệu

+ Đối với đất thải: Một phần sử dụng để trồng cây, một phần đem đổ tại vị trí

đã thoả thuận với địa phương

- Chất thải sinh hoạt: CTRSH sẽ được thu gom tập kết riêng biệt ở khu vực đã

được quy định Tiến hành ký hợp đồng với đơn vị vệ sinh môi trường của địa phương

để thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trong ngày theo đúng quy định

- Chất thải nguy hại: Trang bị thùng chứa dầu mỡ loại 200 lít đặt tại khu vực lán trại Ký kết hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom và xử lý chất thải nguy hại

- Các phương tiện vận chuyển cần có giấy phép hoạt động của Cục Đăng Kiểm

d) Tiếng ồn, độ rung

- Thiết bị máy móc xây dựng luôn được kiểm tra kỹ thuật và sẽ hoạt động trong tình trạng tốt nhất để đạt các tiêu chuẩn về phát sinh tiếng ồn và rung cho thiết bị xây dựng

- Máy móc gây ra tiếng ồn và rung lớn: hạn chế tối đa làm việc từ 23 giờ đêm đến 5 giờ sáng Thường xuyên bảo dưỡng bộ phận giảm âm ở thiết bị như máy khoan, máy xúc, máy ủi, xe lu

- Công nhân xây dựng sẽ được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động

e) Các biện pháp công trình bảo vệ môi trường khác

- Giảm thiểu đến hệ sinh thái: Tránh để dầu mỡ rơi vãi trên công trường ảnh hưởng đến môi trường đất, nước

Trang 23

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

- Giảm thiểu tác động đến giao thông: Đối với các tuyến đường giao thông được trưng dụng làm tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho dự án, vận chuyển đất đá thừa chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công tiến hành duy tu, sửa chữa lại mặt đường trong giai đoạn thi công và hoàn trả khi kết thúc

- Giảm thiểu đến tác động kinh tế - xã hội: Cam kết thực hiện những quy định

về vệ sinh và an toàn lao động trên công trường Thi công trong phạm vi dự án đã được cho phép

- Biện pháp giảm thiểu trong giải phóng mặt bằng: Thu gom vận chuyển chất thải: Phân loại, vận chuyển các loại chất thải không tái sử dụng được tại chỗ, sẽ được

xử lý thông qua hợp đồng với công ty môi trường, không để ô nhiễm, mất mỹ quan; bán cho các đơn vị có nhu cầu (đối với cây cối) hoặc tận dụng

- Biện pháp phòng ngừa giảm thiểu đến môi trường đất: Chỉ san gạt tại những

vị trí trong hồ sơ thiết kế, khi có trời mưa lớn dừng thi công,

- Các sự cố môi trường:

+ Tai nạn lao động: Trang bị đầy đủ, đúng chủng loại các phương tiện bảo hộ lao động và thực hiện các chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của Nhà nước;

+ Cháy nổ: Xây dựng và ban hành nội quy phòng cháy, chữa cháy tại công trường Các loại dung môi và nhiên liệu dễ cháy sẽ được lưu trữ tại các kho cách ly riêng biệt, tránh xa các nguồn có khả năng phát lửa và tia lửa điện;

+ Thời tiết (mưa, bão): Cần theo dõi các thông tin về thời tiết khu vực nhất là trong mùa mưa bão, để có kế hoạch dừng hoạt động thi công, tập kết máy móc và nguyên vật liệu trên cao để tránh bị lũ cuốn trôi

+ Sự cố sạt lở: Có thể tránh thi công vào mùa mưa, thi công theo hình thức cuốn chiếu

5.4.2 Giai đoạn vận hành

a) Nước thải

- Nước mưa chảy tràn: Xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng đối với hệ thống thu gom, thoát nước thải Nước mưa được chảy tràn và thấm xuống đất một cách tự nhiên Một phần nước mưa được thu gom bởi hệ thống thoát nước mưa của dự án và chảy ra suối gần khu vực dự án

- Nước thải sinh hoạt: Xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn sao đó đấu nối vào hệ thống

xử lý nước thải tập trung của trang trại

- Nước thải sản xuất: Quy trình xử lý nước thải như sau: Nước thải→Hố ga thu nước thải→Hầm Biogas→Hố lắng sau biogas→Bể điều hoà→Bể thiếu khí Anoxic1→Bể hiếu khí Aerotank→Bể thiếu khí Anoxic2→Bể hiếu khí→Bể lắng→Bể lọc→Bể khử trùng (Đạt cột A QCVN62-MT:2016/BTNMT)→Hồ chứa→Chảy ra khe suối Cạn

b) Chất thải rắn

- Chất thải rắn sản xuất: Chất thải rắn chăn nuôi chủ yếu là phân heo phát sinh được đưa về bể gom phân qua máy tách phân, phân sau khi tách nước được đóng bao

Trang 24

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

bán Lượng phân theo nước sau khi tách còn lại hòa lẫn với nước thải đưa về hầm biogas Xác heo chết không do dịch bệnh: Khi có heo chết Chủ trang trại sẽ báo chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan

- Chất thải rắn sinh hoạt: Tiến hành thu gom, phân loại và bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định; Tăng cường, khuyến khích sử dụng vật liệu có thể tái sử dụng, tái chế

- Chất thải nguy hại: Trang trại hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lí chất thải nguy hại theo đúng quy định

c) Bụi, khí thải

- Bụi, khí thải, mùi hôi từ hệ thống chuồng trại trong quá trình nuôi heo: Sử dụng

các tấm coolingpad tuần hoàn nước và quạt hút cưỡng bức để điều hòa và làm mát không khí tại các chuồng chăn nuôi Sử dụng hệ thống giàn phun sương khử trùng và khử mùi tự động cho các chuồng nuôi

- Khí thải, mùi hôi phát sinh từ hoạt động chăn nuôi và mùi hôi từ khu hệ thống

xử lý nước thải: Sử dụng chế phẩm sinh học Enchoi pha lẫn với nước rửa chuồng trại

để giảm thiểu mùi hôi do khí thải phát sinh Toàn bộ khuôn viên chuồng trại thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ; trồng nhiều cây xanh tại khu xử lý nước thải, phía sau quạt hút gió,…

- Đối với bụi, khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển nguyên liệu, nhập heo

và xuất bán: Khi ký hợp đồng vận chuyển yêu cầu các chủ xe phải đảm bảo về tình trạng kỹ thuật của xe, trình độ lái xe, chấp hành các quy định về môi trường cũng như các quy định khác về vận chuyển hàng hóa và giao thông

d) Các công trình, biện pháp gỉam thiểu tác động khác:

- Tác động đến kinh tế xã hội: Thường xuyên phối hợp chính quyền địa phương

để giải quyết sớm những vấn đề nảy sinh liên quan đến hoạt động của dự án và giải quyết trật tự an ninh và vệ sinh môi trường tại khu vực

- Tiếng ồn, độ rung: Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc, trồng cây xanh khuôn viên trang trại để hạn chế tiếng ồn

- Hệ sinh thái: Quản lý chặt chẽ các nguồn thải, thực hiện tốt các biện pháp bảo

vệ môi trường đối với các chất thải phát sinh nhằm giảm tác động đối với môi trường đất và hệ sinh thái để hạn chế tác động xấu đến hệ sinh thái khu vực xung quanh dự

án

e) Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường do sự cố môi trường

- Sự cố cháy nổ, chập điện: Quản lý việc sử dụng các thiết bị điện đúng kỹ thuật, tránh sử dụng điện quá tải làm ảnh hưởng hệ thống điện toàn công trình Trang bị các phương tiện PCCC nhằm khắc phục kịp thời khi có sự cố xảy ra;

- Sự cố tai nạn lao động, giao thông: Cung cấp đầy đủ và đúng chủng loại các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân; Bố trí nhân viên chuyên trách về vệ sinh môi trường và an toàn lao động Nhân viên này có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn cho công nhân thực hiện các biện pháp vệ sinh và an toàn lao động

- Sự cố dịch bệnh: Tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về thú y, hướng dẫn của cơ quan thú y, để thực hiện chương trình khống chế, xử lý dịch bệnh

Trang 25

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

gia súc Đặc biệt thực hiện theo quy trình phòng dịch nghiêm ngặt của Công ty Cổ phần MAVIN

- Sự cố hệ thống xử lý môi trường: - Thường xuyên kiểm tra hoạt động hệ thống hầm Biogas Nếu phát hiện có một số biểu hiện xảy ra sự cố cần kịp thời khắc phục Nhân viên vận hành hệ thống xử lí nước thải phải tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật, theo dõi sát hoạt động của hệ thống xử lý nước, kịp thời phát hiện nếu có sự cố; Khi có

sự cố xảy ra cần phải xử lí kịp thời, khắc phục sự cố

- Sự cố do thiên tai: Cập nhật thông tin thời tiết để biết cách phòng chống và khắc phục sự cố do mưa, bão gây ra; Trước mùa mưa bão cần kiểm tra thiết bị máy móc, đưa về vị trí an toàn để tránh hư hỏng;…

- Sự cố sạt lở: Xây dựng bờ bao các hồ xử lý nước thải đúng kỹ thuật để tránh bị sạt lở, vỡ hồ xử lý trong mùa mưa

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của Dự án

5.5.1 Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng:

* Giám sát môi trường không khí

- Các thông số giám sát: Vi khí hậu, Bụi, CO, Tiếng ồn

* Giám sát môi trường nước mặt

- Vị trí giám sát: tại khe suối Cạn

- Các thông số giám sát: pH, TSS, DO, COD, BOD5, Amoni, NO3-, PO3- Coliform

- Tần suất: 06 tháng/lần

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 08:2023/BTNMT

5.5.2 Giám sát môi trường giai đoạn vận hành thử nghiệm

* Giám sát môi trường không khí:

- Vị trí giám sát:

+Khu vực chuồng nuôi heo

+ Khu vực cổng vào dự án

- Thông số giám sát: Tiếng ồn, Bụi, SO2, NO2, CO, H2S, NH3

- Tần suất giám sát: Theo quy định của hồ sơ vận hành thử nghiệm công trình

bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường

Trang 26

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

* Giám sát môi trường nước thải

- Vị trí giám sát: Theo quy định của hồ sơ vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ

môi trường quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ

và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Các thông số giám sát: Lưu lượng, pH, TSS, BOD5, COD, tổng N, tổng Coliform (Các thông số giám sát theo từng công đoạn được thực hiện theo quy định của hồ sơ vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường quy định tại tại Nghị

định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư

02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Tần suất giám sát: Theo quy định của hồ sơ vận hành thử nghiệm công trình

bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường

5.5.3 Giám sát môi trường giai đoạn vận hành dự án

* Giám sát môi trường không khí xung quanh

- Vị trí giám sát: 02 vị trí:

+ Khu vực chuồng nuôi heo

+ Khu vực cổng vào dự án

- Thông số giám sát: Tiếng ồn, Bụi, SO2, NO2, CO, H2S, NH3

- Tần suất: 03 tháng/lần & Giám sát đột xuất khi có sự cố môi trường, khi có yêu cầu của cơ quan chức năng

+ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

* Giám sát chất lượng nước thải

- Vị trí giám sát:

+ Đầu vào HTXL nước thải tại bể gom

+ Đầu ra HTXL nước thải tại vị trí sau hồ sinh học

- Thông số giám sát: Lưu lượng, pH, TSS, BOD5, COD, tổng N, tổng Coliform

- Tần suất: 3 tháng/lần & Giám sát đột xuất khi có sự cố môi trường, khi có yêu cầu của cơ quan chức năng

- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 62-MT:2016/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi

* Giám sát môi trường nước dưới đất

- Vị trí giám sát: 01 vị trí: tại giếng khoan trong khu vực dự án

Trang 27

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

- Các thông số giám sát: pH, Độ cứng, Fe, NO3-, SO42-, Amoni, E.Coli

- Tần suất: 06 tháng/lần & Giám sát đột xuất khi có ý kiến kiến nghị của chính quyền địa phương hay đơn thư phản ánh khiếu nại của nhân dân

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 09-MT:2015/BTNMT

* Giám sát môi trường nước mặt

- Vị trí giám sát: tại khe suối Cạn hướng về xã EaBá

- Các thông số giám sát: pH, TSS, DO, COD, BOD5, Amoni, NO3-, Coliform

PO3 Tần suất: 06 tháng/lần & Giám sát đột xuất khi có ý kiến kiến nghị của chính quyền địa phương hay đơn thư phản ánh khiếu nại của nhân dân

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 08:2023/BTNMT

* Giám sát môi trường đất

- Vị trí giám sát: tại vị trí khu hệ thống xử lý nước thải và hố chôn heo chết do cắn nhau, giẫm đạp, sốc nhiệt

- Các thông số giám sát: As, Chì, Cd, Cr, Cu, Zn

- Tần suất: 06 tháng/lần & Giám sát đột xuất khi có ý kiến kiến nghị của chính quyền địa phương hay đơn thư phản ánh khiếu nại của nhân dân

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 03:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất

Trang 28

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

- Tên chủ dự án: Công ty Cổ phần chăn nuôi Phú Yên

- Người đại diện: Ông Nguyễn Thành Giang Chức vụ: Giám Đốc

- Địa chỉ: Buôn Trinh, xã EaBar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên

- Điện thoại: 0986436688

1.1.3 Vị trí địa lý của dự án

Dự án Trang trại chăn nuôi heo EaBar 1 có vị trí tại buôn Trinh, xã EaBar

và buôn Ken, xã EaBá, huyện Sông Hinh Tổng diện tích khu đất là 23,18ha bao gồm thửa đất 391, tờ bản đồ 3 với diện tích 16,47ha và thửa 78, tờ bản đồ 40 diện tích 2,93ha thuộc xã EaBar; thửa đất 629, tờ bản đồ 3 diện tích 3,76ha thuộc xã Ea Bá

Các hướng tiếp giáp khu vực Dự án Đông, Tây, Nam, Bắc đều là đất sản xuất nông nghiệp trồng cây công nghiệp và nông nghiệp Ranh giới khu vực Dự án được giới hạn bởi các điểm khép góc và thuộc hệ toạ độ VN-2000 như sau:

Bảng 1 1: Bảng toạ độ VN-2000 khu vực dự án

Tên điểm Toạ độ X(m) Toạ độ Y(m) Tên điểm Toạ độ X(m) Toạ độ Y(m)

M1 1436414.674 535519.874 M47 1435970.330 535967.950 M2 1436439.210 535531.750 M48 1435968.600 535947.840 M3 1436447.600 535554.930 M49 1435952.560 535910.180 M4 1436470.120 535595.810 M50 1435928.140 535899.640 M5 1436474.120 535602.740 M51 1435916.690 535893.590 M6 1436515.000 535645.000 M52 1435922.000 535875.000 M7 1436483.000 535674.000 M53 1435934.680 535866.020 M8 1436479.000 535715.000 M54 1435940.880 535865.510 M9 1436535.000 535721.000 M55 1435949.890 535875.310 M10 1436546.000 535741.000 M56 1435960.990 535881.190 M11 1436555.000 535762.000 M57 1435962.330 535878.240

Trang 29

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

Tên điểm Toạ độ X(m) Toạ độ Y(m) Tên điểm Toạ độ X(m) Toạ độ Y(m)

M12 1436568.220 535783.720 M58 1435982.900 535866.380 M13 1436583.000 535794.000 M59 1436002.590 535854.400 M14 1436605.000 535794.000 M60 1436019.930 535841.400 M15 1436608.000 535810.000 M61 1436047.140 535823.680 M16 1436621.000 535826.000 M62 1436059.560 535817.390 M17 1436634.000 535847.000 M63 1436062.480 535820.450 M18 1436642.490 535863.460 M64 1436067.750 535831.400 M19 1436633.560 535888.960 M65 1436101.580 535815.690 M20 1436629.000 535892.000 M66 1436105.610 535810.040 M21 1436585.000 535958.000 M67 1436110.990 535807.530 M22 1436575.000 535969.000 M68 1436120.570 535804.610 M23 1436554.000 535978.000 M69 1436120.160 535802.680 M24 1436510.000 535999.000 M70 1436126.870 535797.420 M25 1436495.000 536017.000 M71 1436135.580 535794.570 M26 1436497.000 536027.000 M72 1436136.370 535796.830 M27 1436494.880 536039.000 M73 1436151.610 535790.120 M28 1436490.880 536041.170 M74 1436149.260 535782.280 M29 1436472.000 536064.000 M75 1436157.700 535776.620 M30 1436452.000 536078.000 M76 1436167.770 535771.140 M31 1436435.000 536089.000 M77 1436176.710 535759.790 M32 1436425.000 536096.000 M78 1436190.250 535750.430 M33 1436392.000 536101.000 M79 1436196.390 535755.760 M34 1436386.000 536104.000 M80 1436205.480 535750.280 M35 1436385.000 536107.000 M81 1436214.990 535744.840

Trang 30

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

Tên điểm Toạ độ X(m) Toạ độ Y(m) Tên điểm Toạ độ X(m) Toạ độ Y(m)

M36 1436318.370 536120.720 M82 1436225.940 535740.010 M37 1436311.940 536105.730 M83 1436245.960 535735.180 M38 1436304.200 536097.610 M84 1436250.820 535705.840 M39 1436272.430 536095.380 M85 1436251.370 535672.570 M40 1436248.650 536092.040 M86 1436269.810 535644.560 M41 1436242.520 536092.110 M87 1436275.920 535627.930 M42 1436123.000 536087.000 M88 1436296.440 535613.510 M43 1436042.000 536084.000 M89 1436334.160 535597.430 M44 1435990.670 536075.030 M90 1436359.680 535575.810 M45 1435984.470 536051.130 M91 1436392.410 535558.060 M46 1435973.530 535993.530 M92 1436413.490 535535.880

Trang 31

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

Hình 1 1: Bản đồ vị trí Dự án

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án

Diện tích khu đất thực hiện Dự án là 231.800m2 tương đương 23,18ha, hiện trạng khu đất là đất rừng sản xuất và đất trồng cây lâu năm, thuộc địa bàn xã EaBar và xã EaBá, huyện Sông Hinh

Bảng 1 2: Hiện trạng sử dụng đất của Dự án

STT Hiện trạng sử dụng đất ĐVT Xã EaBar Xã EaBá Tổng cộng

3 Đất khác (Đường bờ ranh

Nguồn: Báo cáo Đề xuất chủ trương Dự án

Hiện trạng khu đất thực hiện Dự án, chỉ có các cây cỏ, cây bụi nhỏ, cây cao su, keo và cây ăn trái, không có công trình kiến trúc nào hiện hữu, không có dân cư sinh sống, đất đã được khai hoang và canh tác nhiều năm nên phù hợp để phát triển các dự

Trang 32

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

án trồng trọt và chăn nuôi Toàn bộ diện tích khu đất, Chủ đầu tư đã nhận chuyển nhượng xong từ hộ gia đình, sẽ hoàn tất thủ tục về đất đai theo đúng quy định

Hình 1 2: Hiện trạng khu đất Dự án

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm khác

về môi trường

*Khoảng cách từ khu vực Dự án đến khu dân cư

Khu vực Dự án cách khu dân cư gần nhất là khu dân cư buôn Trinh xã EaBar 2,4km về phía Tây Nam, khu dân cư buôn Thứ xã EaBar 2,8km về phía Tây, khu dân

cư buôn Bầu xã EaBá 3km về phía Đông Bắc, khu dân cư buôn Ken xã EaBá 3,8km về phía Đông Bắc

Vì vậy, vị trí dự án đáp ứng được quy định khoảng cách từ trang trại đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 400 mét (khoảng cách an toàn theo Thông tư số 23/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2014 của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Ngoài ra, trong khu vực dự án không có khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư Như vậy, khoản cách an toàn trong chăn nuôi của Trang trại đáp ứng quy định tại Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

* Các yếu tố nhạy cảm về môi trường:

Căn cứ việc xác định dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường được hướng dẫn tại khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, dự án Trang trại chăn nuôi heo EaBar 1 không

có các yếu tố nhạy cảm về môi trường

* Các yếu tố nhạy cảm khác:

- Vị trí Dự án tiếp giáp khe suối Cạn chảy về hướng xã EaBá Qua khảo sát thực cho thấy khe suối này chỉ sử dụng mục đích tưới tiêu nông nghiệp không sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt Vì vậy, vị trí dự án đáp ứng được quy định khoảng cách từ trạng trại chăn nuôi quy mô lớn đến nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 500 mét (Theo thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019)

Trang 33

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

- Về giao thông: Có đường đất rộng từ 5 đến 10m kết nối khu đất dự án về phía nam khoảng 1,5km đến đường Quốc lộ 29 Vì vậy, vị trí dự án đảm bảo quy định khoảng cách từ trang trại đến đường giao thông chính tối thiểu 100 m theo quy định tại mục 2.1.2 QCVN 01-14:2010/BNNPTNTQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học

Hình 1 3: Đường giao thông vào trong Dự án

Nhận xét: Vị trí dự án đảm bảo khoảng cách an toàn: “Khoảng cách từ trang trại

chăn nuôi quy mô lớn đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 400m; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 500m” theo quy định tại Điểm 4, Điều 5 của Thông

tư số 23/2019/TTBNNPTNT, ngày ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi Nhìn chung, đây là vùng có điều kiện địa lý, kinh tế xã hội thuận lợi cho việc đầu tư trang trại chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp

Trang 34

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

Hình 1 4: Khoảng các một số đối tượng xung đến khu vực dự án

1.1.5 Mục tiêu, quy mô và loại hình dự án

1.1.5.1 Mục tiêu của dự án

Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật trang trại chăn nuôi heo giống và heo thịt theo công nghệ hiện đại, khép kín, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường phòng dịch và đạt tiêu chuẩn VietGap chăn nuôi; tăng nguồn thu ngân sách địa phương và tạo công ăn việc làm thu hút lao động địa phương, góp phần phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Sông Hinh nói riêng và của tỉnh Phú Yên nói chung

1.1.5.2 Quy mô của dự án

- Tổng nhu cầu diện tích đất sử dụng: 231.800 m2 (tương đương 23,18ha)

- Công suất thiết kế:

Trang 35

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

+ Khu 1: Nuôi 2.500 con heo nái ngoại/năm (giống heo ngoại); mỗi năm trung bình khoảng 60.000 con heo giống/năm

+Khu 2: Nuôi 15.000 con heo thịt/lứa, 2 lứa/năm (giống heo ngoại)

1.1.5.3 Loại hình Dự án

Chăn nuôi heo chất lương cao

1.2 Các hạng mục công trình của dự án 1

Bảng 1 3: Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của Dự án

Trang 36

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

III Công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường m 2 21.164

Trang 37

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

Nguồn: Báo cáo đề xuất chủ trương Dự án

Hình 1 5: Bản vẽ tổng mặt bằng Dự án

1.2.1 Các hạng mục công trình chính

1.2.1.1 Khu hành chính, nhà nghỉ công nhân

- Nhà bảo vệ: Nhà cấp 4, cao 01 tầng, diện tích 32,5m2, hành lang bao quanh cao

hơn nền sân đường nội bộ 0,2m chống nóng bằng gạch lỗ và tấm đan bê tông, được lát

gạch ceramic chống trơn Hành lang bao quanh rộng 0,5m lát gạch đỏ chống trơn hoặc

gạch block

Trang 38

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

- Nhà sát trùng xe cổng chính: Nhà cấp 4, cao 01 tầng, diện tích 67,2m2, móng đá chẻ, tường xây gạch block, tô hai mặt vữa xi măng M75, quét vôi màu trắng Mái lợp tôn, sàn đổ bê tông M750 dầy 20cm, lắp đặt hệ thống phun khử trùng tự động

- Nhà sát trùng xe cổng phụ: Nhà cấp 4, cao 01 tầng, diện tích 28,8m2, móng đá chẻ, tường xây gạch block, tô hai mặt vữa xi măng M75, quét vôi màu trắng Mái lợp tôn, sàn đổ bê tông M750 dầy 20cm, lắp đặt hệ thống phun khử trùng tự động

- Nhà xe để xe: Nhà cấp 4, cao 01 tầng, diện tích 120m2 có mái che (mái tôn) chiều cao thông thủy tối thiểu 2,7m Nền nhà xe cao hơn so với nền sân đường nội bộ 0,1m đổ bê tông đá 1x2 mác 200 đổ tại chỗ dày 0,2m

- Nhà sở kỹ thuật: Nhà cấp 4, cao 01 tầng, diện tích 160m2, được thiết kế theo giải pháp tường xây gạch và trụ BTCT kết hợp chịu lực; móng đơn BTCT dưới cột, giằng BTCT, móng tường xây đá chẻ Nền lát đá granite hoặc gạch ceramic; mái lợp tôn sóng

- Nhà nghỉ công nhân: Nhà cấp 4, cao 01 tầng, diện tích 352m2 được thiết kế theo giải pháp tường xây gạch và trụ BTCT kết hợp chịu lực; móng đơn BTCT dưới cột, giằng BTCT, móng tường xây đá chẻ Nền lát đá granite hoặc gạch ceramic; mái lợp tôn sóng

- Nhà ăn nhà bếp: Nhà cấp 4, cao 01 tầng, diện tích 300m2 được thiết kế theo giải pháp tường xây gạch và trụ BTCT kết hợp chịu lực; móng đơn BTCT dưới cột, giằng BTCT, móng tường xây đá chẻ Nền lát đá granite hoặc gạch ceramic; mái lợp tôn sóng

1.2.1.2 Khu trại heo

- Chuồng heo hậu bị: Số lượng 2 nhà tổng diện tích xây dựng 4653,6m2 Cột bê tông cốt thép, khung chịu lực Tường xây gạch block, tô hai mặt vữa xi măng M75, quét vôi màu trắng Kèo mái sắt V50x50x5 sơn 1 lớp lót 2 lớp phủ, mái lợp tôn

- Chuồng heo bầu: Số lượng 02 nhà tổng diện tích xây dựng 6.936m2 Cột bê tông cốt thép, khung chịu lực Tường xây gạch block, tô hai mặt vữa xi măng M75, quét vôi màu trắng Kèo mái sắt V50x50x5 sơn 1 lớp lót 2 lớp phủ, mái lợp tôn

- Chuồng heo đẻ: Số lượng 01 nhà tổng diện tích xây dựng 4.704m2 Cột bê tông cốt thép, khung chịu lực Tường xây gạch block, tô hai mặt vữa xi măng M75, quét vôi màu trắng Kèo mái sắt V50x50x5 sơn 1 lớp lót 2 lớp phủ, mái lợp tôn

- Chuồng heo cai sữa: Số lượng 01 nhà tổng diện tích xây dựng 4.704m2 Cột bê tông cốt thép, khung chịu lực Tường xây gạch block, tô hai mặt vữa xi măng M75, quét vôi màu trắng Kèo mái sắt V50x50x5 sơn 1 lớp lót 2 lớp phủ Mái lợp tôn

- Chuồng heo cách ly: Số lượng 01 nhà tổng diện tích xây dựng 212m2 Cột bê tông cốt thép, khung chịu lực Tường xây gạch block, tô hai mặt vữa xi măng M75, quét vôi màu trắng Kèo mái sắt V50x50x5 sơn 1 lớp lót 2 lớp phủ, mái lợp tôn

- Chuồng heo thịt: Số lượng 10 nhà tổng diện tích xây dựng 21.409,6m2 Cột bê tông cốt thép, khung chịu lực Tường xây gạch block, tô hai mặt vữa xi măng M75, quét

vôi màu trắng Kèo mái sắt V50x50x5 sơn 1 lớp lót 2 lớp phủ, mái lợp tôn

1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ

Trang 39

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

- Tháp nước người sử dụng 5m3: có 01 tháp, chân tháp đổ bằng BTCT mác 250,

sử dụng bồn chứa nước bằng inox

- Bể nước chứa nước người sử dụng: Có 01 bể, diện tích 12m2 được đổ bằng BTCT mác 250 và trát bitum chống thấm Bể nước cung cấp nước cho sinh hoạt cho

công nhân

- Tháp nước khu trại 40m3: có 01 tháp Chân tháp đổ bằng BTCT mác 250, sử

dụng bồn chứa nước bằng inox

- Bể nước chứa nước: Có 01 bể 79,2m2 Được đổ bằng BTCT mác 250 và trát bitum chống thấm Bể nước cung cấp nước cho chăn nuôi

- Nhà máy phát điện: Nhà cấp 4 diện tích 27,5m2, cao 01 tầng Dưới móng có lớp

lót bê tông đá 4x6 mác 100 đày 150 đất san nền đầm chặt k = 0.95, đất tự nhiên dọn sạch đầm kỹ Móng cột dầm dùng BTCT mác 200 Tường bao quanh xây gạch ống D=100 mác 75, bả mastic, sơn nước Mái lợp tôn sóng vuông mạ màu xanh rêu đậm, dày 4.5zem

-Trạm biến áp: Sử dụng trạm biến áp 980 KVA, loại trạm treo

- Giao thông nội bộ (đường nội bộ): Bố trí giao thông nội bộ gắn giao thông trục

chính của dự án, thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển thức ăn, vật tư thiết bị và sản phẩm thu hằng ngày

* Khu vực trồng cây xanh : diện tích 159.611m2, trồng bao quanh dự án, theo đường nội bộ, vùng đất cách ly giữa các dãy trại, nhằm tạo bóng mát, giảm bớt tiếng

ồn, hơi độc, tạo môi trường vi khí hậu, tạo bóng mát bảo vệ môi trường xanh và tận dụng nguồn nước thải từ chăn nuôi sau khi đã được xử lý theo quy định của pháp luật , nguồn phân bón hữu cơ vi sinh chăm sóc cây trồng, cải thiện môi trường sinh thái cho toàn dự án cũng như khu vực lân cận xung quanh dự án

1.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

* Giai đoạn xây dựng:

- Thu gom và thoát nước mưa: Bố trí các kho, sân bãi chứa nguyên vật liệu, lán trại tạm,… đảm bảo đủ độ cao, hạn chế ngập cục bộ, bị nước mưa tràn qua, kéo theo các chất thải từ khu vực dự án vào nguồn nước

- Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt của cán bộ và công nhân trong quá trình thi công được thu gom xử lý qua nhà vệ sinh tự hoại, xây dựng mới tại công trường

- Công trình xử lý bụi, khí thải: Xe chở nguyên vật liệu phủ bạt, tưới nước giảm bụi

- Thu gom CTR sinh hoạt: Trang bị thùng đựng rác thải sinh hoạt tại vị trí khu lán trại của công nhân, rác thải thu gom, tập kết tại điểm thu và có đơn vị thu gom

- CTR xây dựng: Đối với khối lượng đất đào thải bỏ và các loại chất thải rắn phát sinh từ quá trình xây dựng, đảm bảo chuẩn vật liệu xây dựng sẽ được tái sử dụng; phần không sử dụng vận chuyển đổ theo quy định của địa phương

- Thu gom CTR nguy hại: Sử dụng thùng đựng chất thải có nắp đậy, có dán nhãn, tại kho chứa CTNH nơi lán trại của công trường

Trang 40

CĐT: Công ty CP chăn nuôi Phú Yên

- Ứng phó sự cố cháy nổ: Trang bị bình xịt cầm tay, bố trí bãi cát, hồ nước để chữa cháy khi có sự cố xảy ra

* Giai đoạn vận hành

- Hệ thống xử lý nước thải: Xây dựng hệ thống xử lý nước tập trung bằng bể tự hoại và hầm Biogas, đảm bảo xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả thải ra môi trường

+ Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt của cán bộ và công nhân được thu gom qua bể tự hoại có đáy chống thấm, có đường ống thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung của trang trại để xử lý

+ Hệ thống xử lý nước thải sản xuất: Nước thải sản xuất phát sinh từ quá trình lau dọn chuồng trại, tắm heo, sẽ được thu gom về hệ thống xử lý nước tập trung diện tích 373m2, đáy bê tông cốt thép dày 150mm, có đà giằng 200x200mm,tường xây gạch thẻ dày 20cm, tô 2 mặt, quét hồ dầu chống thấm, mặt trên có nắp đậy bằng bê tông cốt thép Quy trình xử lý nước thải như sau: Nước thải→Hố ga thu nước thải→Hầm Biogas→Hố lắng sau biogas→Bể điều hoà→Bể thiếu khí Anoxic1→Bể hiếu khí Aerotank→Bể thiếu khí Anoxic2→Bể hiếu khí→Bể lắng→Bể lọc→Bể khử trùng (Đạt cột A QCVN62-MT:2016/BTNMT)→Hồ chứa→Chảy ra khe suối Cạn

+ Hệ thống thu gom nước mưa: Nước mưa một phần cho tự thấm xuống đất, một phần qua bể lắng có khe chắn rác sau đó thoát ra tự nhiên

- Hệ thống thu gom Chất thải rắn:

+ Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu vực nhà làm việc, nhà nghỉ và nhà ăn của công nhân sẽ được thu gom cho vào các thùng đựng rác

bố trí tại các khu vực thích hợp, sau đó sẽ hợp đồng với đơn vị thu gom rác của địa phương đem đi xử lý

++ Xác heo chết, nhau thai nái đẻ, sẽ sử dụng công nghệ chôn lấp hoặc đốt bằng lò đốt

+ Chất thải rắn nguy hai: Thu gom vào các thùng chứa có nắp đậy, dán nhãn và hợp đồng với đơn vị thu gom đem đi xử lý

- Hệ thống xử lý khí thải, mùi hôi: Sử dụng các tấm coolingpad tuần hoàn nước

và quạt hút cưỡng bức để điều hòa và làm mát không khí tại các chuồng chăn nuôi Sử dụng hệ thống giàn phun sương khử trùng và khử mùi tự động cho các chuồng nuôi

- Công trình giảm thiểu tiếng ồn: Trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trang trại chăn nuôi nhằm hạn chế tiếng ồn lan truyền ra khu vực xung quanh Thiết kế khu văn phòng làm việc, khu sinh hoạt của công nhân được bố trí cách xa khu vực chuồng nuôi để giảm thiểu ảnh hưởng tiếng kêu của heo

Ngày đăng: 19/03/2024, 17:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w