Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNTIỂU LUẬN CUỐI KỲMôn : Triết học phương Tây hiện đạiĐề tài : Max Scheler và Triết học Nhân học trong tác phẩm “ v
lOMoARcPSD|38594337 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Môn : Triết học phương Tây hiện đại Đề tài : Max Scheler và Triết học Nhân học trong tác phẩm “ vị thế con người trong vũ trụ “ : Thứ bậc của con người trong thiên nhiên Giảng viên : GS-TS Nguyễn Vũ Hảo Họ và tên : Ninh Văn Doanh Lớp : K65 Triết Khoa : Triết học Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Môn : Triết học phương Tây hiện đại Đề tài : Max Scheler và Triết học Nhân học trong tác phẩm “ vị thế con người trong vũ trụ “ : Thứ bậc của con người trong thiên nhiên Giảng viên : GS-TS Nguyễn Vũ Hảo Họ và tên : Ninh Văn Doanh Lớp : K65 Triết Khoa : Triết học Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Mục lục : 1 , Mở đầu : Chương 1 : con người giữa các loài trong thế giới sống 1.1 Sinh lực thực vật và con người 1.2 Bản năng động vật và con người 1.3 Trí nhớ liên kết động vật và con người 1.4 Trí thông minh thực tiễn động vật bậc cao và con người Chương 2 : Tinh thần xác định thứ bậc duy nhất của con người trong thiên nhiên 1.1 Tinh thần theo Max Scheler 1.2 Tinh thần xác định thứ bậc duy nhất con người trong thiên nhiên 3 Kết luận Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Mở đầu Triết học Nhân học, với những câu hỏi căn bản như “con người là gì” và “đâu là thứ bậc của duy nhất con người giữa thiên nhiên vũ trụ,” thường trở nên khả dĩ trong những thời chặng con người trở nên xa lạ với thế giới và cảm thấy cái bấp bênh của phận người, vì khi ấy, họ bị “khiêu khích” để phản tỉnh, để suy nghĩ Triết học Nhân học cũng khởi đi từ việc con người kinh nghiệm sự mơ hồ về chính mình, hay nói khác đi, nó khởi đi từ những khủng hoảng liên quan đến con người và những giá trị nơi họ Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người Châu Âu phải đối diện với những khủng hoảng lớn liên quan đến vấn nạn con người Những tội ác tàn bạo xảy ra nơi những cuộc chiến tranh khốc liệt gây nên biết bao cái chết phi lý và đau thương Về mặt tư tưởng và những khám phá Khoa học, người Châu Âu cũng phải đối diện với những khủng hoảng nghiêm trọng: sự suy yếu của trường phái Đức quốc Duy tâm, mối đe dọa đối với chủ nghĩa Lịch sử và chủ nghĩa Phi lí tính, sự phát triển của các ngành Khoa học Nhân học và sự thất bại của các ngành Khoa học nói chung trong việc đưa ra quan điểm chung về bản chất con người và những biến đổi đột ngột liên quan đến vấn đề chính trị, v.v Trong bối cảnh Châu Âu như thế, Edmund Husserl (1859-1938), người được vinh danh là “cha đẻ” của bộ môn Hiện tượng học, đã phác thảo ra những khủng hoảng liên quan đến các ngành Khoa học Châu Âu lúc đó Đối với Husserl, khủng hoảng Khoa học ở Châu Âu chính là khủng hoảng về những giá trị nhân văn và về chính con người Châu Âu Như thế, có một mối đe dọa dẫn đến nỗi tuyệt vọng, mối đe dọa mất đi cảm thức về những giá trị, dẫn đến sự xa rời, thậm chí sụp đổ về Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 những giá trị, và cuối cùng, dẫn đến tình trạng hay lối hành xử man rợ trong thế giới Cũng trong bối cảnh đó, người ta còn thấy sự xuất hiện của những gương mặt nổi bật như Max Scheler (1874-1928), được biết đến như người đặt nền cho bộ môn Triết học Nhân học; Martin Heidegger (1889-1976) với bộ môn Hữu thể học; Edith Stein (1891-1942), như một sự tiếp nối trào lưu Hiện tượng học; v.v Nói chung, bất kể ở bộ môn nào đi nữa, thì những gương mặt ấy vẫn chung chia những khắc khoải, những ưu tư về giá trị con người Cùng với một số triết gia Đức quốc, họ đã dấn thân vào hành trình suy tư nhằm “khôi phục lại” (Erneuerung) những giá trị nhân văn nơi con người Châu Âu Về tác phẩm Man’s Place in Nature , tiền thân của nó là một loạt bài giảng Scheler đã thực hiện vào tháng Tư năm 1927, tại The School of Wisdom ở Darmstadt với tựa đề The Unique Place of Man Tác phẩm được xuất bản để đáp ứng những nhu cầu nghiên cứu của độc giả của Scheler Với Scheler, luận văn này tương ứng với một tóm kết ngắn gọn, đậm đặc những quan điểm được viết trong khoảng thời gian từ 1922 đến 1928, tại Đại học Cologne, về một vài chủ đề chính yếu liên quan đến Triết học Nhân học, mà ông dự định sẽ công bố vào năm 1929 Công trình nghiên cứu Triết học Nhân học của Scheler, mà Man’s Place in Nature được xem như tấm bản đồ chỉ dẫn, dù không bao giờ được hoàn tất vì sự ra đi đột ngột của ông, vẫn là “trái ngọt đã chín mọng” trong đời triết gia của ông Thực tế, khi viết lời tựa cho “tấm bản đồ,” ông bộc bạch: “tôi đã có cơ may để thấy rằng hầu hết những công trình Triết học tôi đã hoàn tất trước đây dẫn đến đỉnh điểm là công trình nghiên cứu này.” Trở lại với thời đầu của bộ môn Triết học Nhân học, người ta thấy rằng Scheler hẳn không là người đầu tiên khởi đi từ những khủng hoảng xảy ra trong môi trường sống của mình để rồi lưu tâm đến những vấn nạn con người Tuy nhiên, với những gì ông thể hiện, đặc biệt qua Man’s Place in Nature, người ta thừa nhận ông là Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 người đầu tiên nối kết những vấn nạn, những khủng hoảng về con người cũng như những giá trị con người với với Triết học Nhân học Rõ ràng chính những vấn đề Châu Âu gặp phải đã thúc đẩy Scheler hướng mối bận tâm về bản chất và thứ bậc của con người trong thiên nhiên Ông bắt tay vào công việc nghiên cứu Triết học Nhân học của mình Trong bản phác thảo cho công trình này, Scheler nỗ lực nêu lên một vài vấn đề và đề nghị một vài giải pháp cho vấn nạn bản chất con người trong mối tương quan với động vật và thực vật, cho vấn đề vị trí siêu hình duy nhất của con người trong thiên nhiên vũ trụ Chương 1 : Con người giữa các loài trong thế giới sống Khi đặt vấn đề về con người, Scheler nhận thấy chính từ ngữ “con người” cũng còn mơ hồ và dễ gây lầm lẫn Ông đề cập đến hai nhóm quan điểm khác nhau nhìn về con người trong bối cảnh của Khoa học Tự nhiên Quan điểm thứ nhất cho rằng con người, dù là đỉnh cao của tiến hóa, vẫn chỉ là một thành viên của vương quốc động vật và chiếm một góc nhỏ trong vương quốc ấy Quan điểm thứ hai cho rằng con người có sự phân biệt rõ ràng với thế giới động vật, ngay cả với tất cả các loài động vật bậc cao, bao gồm động vật có vú và có xương sống nhờ vào hàng loạt những đặc tính riêng biệt của mình Scheler chấp nhận quan điểm thứ hai Nhưng đồng thời, ông cũng hỏi liệu quan điểm này có thể được xác minh, nghĩa là người ta có thể tìm ra những nét xác định tính độc đáo duy nhất nơi con người mà những loài khác không có ông tiến hành khảo sát cấu trúc toàn thể của thế giới tâm-sinh-lý (biological-psychological world) theo thứ bậc phát triển về các năng lực và những khả năng tâm thần song song với Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 những phân chia của Khoa học Ông tập trung quan sát những hiện tượng của sự sống tâm thần nơi thế giới thực vật, động vật và con người Nơi từng bậc sống thấp hơn, ông cũng nhận ra những đặc tính tiếp tục được phát triển nơi bậc cao hơn Nơi sự sống tâm thần của con người, ông nhận ra nhiều đặc nét vốn có nơi đời sống tâm thần của thực vật và động vật 1.1 Sinh lực thực vật và con người Hình thức thấp nhất của sự sống tâm thần là sinh lực hay động lực sống Đây là thứ năng lực ẩn sau tất cả mọi hoạt động của sinh thể sinh lực luôn có một hướng cụ thể , một định hướng có mục tiêu hướng về cái gì đó , chẳng hạn như hướng về chất dinh dưỡng , hướng tới ánh sáng … Scheler quy gán bậc sống đầu tiên của đời sống tâm thần này cho thực vật Cảm giác sống của thực vật được định hướng theo môi trường của nó, theo sự tăng trưởng thâm nhập vào môi trường với những hướng cụ thể chẳng hạn như “hướng lên” ánh sáng hoặc “hướng xuống” đất nền Sự vận động có thể nhận thấy nơi đời sống tâm thần của thực vật là vận động tăng trưởng, vốn xác định đặc nét của mọi sinh thể Vận động ấy cũng gắn liền với sự biểu cảm như “yếu ớt”, “um tùm,” “khỏe mạnh,” hay “nghèo nàn” Hoạt động của sinh thể này là “ec-static,” nghĩa là nó hoàn toàn “hướng ra ngoài,” gắn bó với môi trường thiên nhiên, chưa phát triển cấu trúc tâm thần hướng nội và “quay trở lại” với chính mình như những gì người ta quen gọi là phản xạ Tuy nhiên, sinh lực mà thực vật sở hữu lại là nguồn duy nhất của năng lực tâm thần trải dài suốt tiến trình tiến hóa, và nó vươn tới tận những hình thức cao nhất của sự sống con người, đến nỗi ngay cả tinh thần con người cũng phải cậy nhờ đến nó để trở nên “sống động.” “Không có bất cứ cảm giác, không có bất cứ sự tri nhận, Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 không có bất cứ ý tưởng nào mà nơi đó, cái xung lực mù tối ấy không đi vào.” Những sự “biểu cảm” ở bậc thấp nhất này được phát triển phức tạp hơn lên nơi những sinh thể bậc cao như động vật và con người Chẳng hạn như biểu hiện buồn rầu nơi động vật bậc cao, những nụ cười mỉm, những tiếng cười dòn dã rất tự nhiên, ẩn sau một ý thức nào đó của con người Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu Khoa học cho thấy sinh lực có một vị trí xác định trong cuống não con người, nơi hầu chắc cũng là trung tâm của tuyến nội tiết, nơi có chức năng cầu nối thể xô-ma với những sự kiện tâm thần Ngoài ra, người ta còn xác định hệ thần kinh thực vật của con người với chức năng điều hòa và phân bổ chất dinh dưỡng cho cơ thể Hệ này cũng cho thấy sự tương đồng giữa con người và thực vật Như thế, thực vật, loại sinh thể sở hữu bậc sống tâm thần thấp nhất, còn hơn cả động vật, cho thấy tính thống nhất hay xuyên suốt của sự sống ẩn sau tất cả những biến đổi về mặt hình thái, nghĩa là nó cho thấy sự thống nhất về sự sống ẩn sau mọi sinh thể, bao gồm cả con người 1.2 Bản năng động vật và con người Scheler cho rằng hình thức thiết yếu thứ hai của đời sống tâm thần là bản năng, mà động vật bậc thấp đã sở hữu Tuy nhiên, để giảm đi sự tăm tối của ý niệm này, ông cố gắng tránh sử dụng bất cứ định nghĩa về bản năng nào theo những thuật ngữ Tâm lý học, và chỉ giới hạn mình trong những phân tích miêu tả mà thôi Scheler cũng đề nghị hiểu về bản năng trong bối cảnh của những hành động Chính vì thế, ông dùng cụm từ hành động bản năng cho bậc sống thứ hai này Với Scheler, một hành động thể hiện ra nơi sinh thể luôn là một lối diễn tả hay biểu hiện của một trạng thái nội tại nào đó, vì không một trạng thái nội tại nào mà không trực tiếp hay gián tiếp biểu lộ nó ngang qua hành động Còn về hành động bản năng, nó cần hội đủ các đặc nét sau: Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 (1) Có mục đích đối với sinh thể xét như một tổng thể (2) Có chu kỳ (3) Phản ứng với những trạng thái hay hoàn cảnh lặp đi lặp lại – có tính chất định kỳ rất cần thiết với sự sống sót của loài (4) Bẩm sinh (5) Có tính kế thừa Trước tiên, hành động bản năng phải có mục đích hay ý nghĩa đối với sinh thể xét như một tổng thể Nghĩa là nó có mục đích đối với loài đó và với những với hữu thể sống khác Nó phải có ý nghĩa đối với nhu cầu dinh dưỡng và truyền sinh của nó, và của cả những loài sinh thể sống khác Nói chung, nó phải phục vụ cho đời sống của nó hoặc đời sống của sinh thể khác Thứ hai, nó phải có một chu kỳ xác định, không thay đổi Nó xác định rõ chu kỳ có ý nghĩa đối với sinh thể Hành động có ý nghĩa không nhất thiết ám chỉ tới hoàn cảnh cụ thể, nhưng hướng đến những mục đích vượt xa cả không gian và thời gian Ví dụ, một loài động vật chuẩn bị một cách có ý nghĩa, có mục đích cho mùa đông hoặc cho thời kỳ đẻ trứng của chúng Dù xét như một cá thể, chúng chưa bao giờ kinh nghiệm một hoàn cảnh giống như thế, cũng chưa bao giờ nhận được bất cứ thông tin nào từ những thành viên của cùng loài, hay việc bắt chước những thành viên này về hành động chúng thực hiện Thứ ba, nó phản ứng đối với những hoàn cảnh xảy ra có tính định kỳ đặc trưng, có ý nghĩa thiết yếu cho đời sống của cả loài chứ không phải cho một kinh nghiệm cụ thể của một cá thể thuộc loài đó Do đó, hành động bản năng không bao giờ là một phản ứng đối với những yếu tố cụ thể trong môi trường vốn thay đổi khác nhau nơi từng cá thể Nó luôn là một phản ứng đối với cấu trúc hoàn toàn đặc trưng của một kiểu mẫu môi trường điển hình của một loài Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Thứ tư, hành động bản năng là bẩm sinh và có tính di truyền liên quan đến những phương thức đặc trưng của hành động Bẩm sinh ở đây không có nghĩa là hành động ấy phải có ngay lúc sinh thể được sinh ra, nhưng chỉ có nghĩa là nó được điều hợp với những bậc phát triển và trưởng thành cố định Những bậc phát triển này có thể khác nhau đối với những loài động vật khác nhau Cuối cùng, nó tiêu biểu cho mẫu hành động độc lập với một số những nỗ lực mà động vật thực hiện nhằm thích ứng với một hoàn cảnh cụ thể Bản năng không được phát triển ngang qua sự tích lũy của những vận động cục bộ Tuy nhiên, nó bao gồm khả năng chuyên môn hóa ngang qua kinh nghiệm và học hỏi Chẳng hạn một con thú săn mồi, khi sinh ra đã có bản năng săn mồi, nhưng phải qua tập luyện và kinh nghiệm, nó mới trở thành kỹ năng và mới có thể thực hiện thành công hành động bản năng của mình Như thế, việc học tập ở đây không có nghĩa là trau dồi những cái mới, nhưng là biến đổi những cái cũ, vốn có sẵn trong sinh thể 1.3 Trí nhớ liên kết loài vật và con người Trí nhớ liên kết được xem là đặc trưng cho đời sống tâm thần ở bậc thứ ba Những khả năng của trí nhớ liên kết được biểu hiện qua hiện tượng liên kết, sao chép hay lặp lại, và phản xạ có điều kiện Scheler gán trí nhớ liên kết cho những loài sinh vật sống mà hành động của chúng từ từ và liên tục thay đổi dựa trên cơ sở của những hành động trước liên hệ đến một mục đích có ý nghĩa và hữu ích Loại hành động này được xem là khởi đi từ động vật, và được phát triển ở những bậc sống cao hơn Hành động của trí nhớ liên kết lệ thuộc vào số lần thử luyện và lặp đi lặp lại mà động vật thực hiện Ban đầu chúng lặp lại những hành động dẫn đến lạc thú và cả hành động dẫn đến đau đớn vốn chưa có trong trí nhớ của chúng Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Nhưng về sau chúng chỉ lặp lại chỉ những hành động tạo ra những thỏa mãn tích cực Thí nghiệm của Pavlov trên chó cũng là một ví dụ cho trí nhớ liên kết nơi động vật Ban đầu, mỗi lần đem thức ăn đến cho chó, người ta tạo thêm một âm thanh kèm theo như tiếng chuông chẳng hạn Dạ dày chó sẽ tiết dịch khi chó nhận được thức ăn Về sau, dạ dày chó không chỉ tiết dịch khi nhận được thức ăn, nhưng còn tiết dịch cả khi nghe âm thanh vốn đi kèm với những lần đưa thức ăn Con người cũng tiết ra dịch dạ dày ngay cả khi trong giấc ngủ, họ mơ thấy thức ăn được mang đến cho họ Ở đây, đối với Scheler, trí nhớ liên kết cũng là cái mà Pavlov gọi là phản xạ có điều kiện 1.4 Trí thông minh thực tiễn động vật bậc cao và con người Trí thông minh thực tiễn (practical intelligence) là loại thứ tư trong các thứ bậc của đời sống tâm thần Scheler cho rằng hành động của một sinh thể được gọi là “thông minh” khi nó thỏa mãn hai điều kiện chính yếu sau đây: (1) Phải có khả năng phản ứng, mà không có sự thử luyện đối với một hoàn cảnh mới một cách có ý nghĩa; (2) Phải có khả năng giải quyết ngay lập tức vấn đề được xác định do động lực (drive-determined problem) và trên hết, một cách độc lập đối với một số những cố gắng trước đó Chính đặc nét không cần thử luyện và độc lập với những cố gắng trước nơi hai điều kiện này đã phân biệt trí thông minh thực tiễn với trí nhớ liên kết Nơi sinh thể nói chung, hành động của trí khôn thực tiễn phục vụ cho động lực hay việc thỏa mãn một nhu cầu Đồng thời cũng nhắm đến hành vi nào đó, mà qua đó, sinh thể đạt được hoặc không đạt được mục tiêu mà động lực của nó đã thiết lập Nơi con Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 người, trí thông minh đó có thể đặt để trong việc phục vụ những mục tiêu tinh thần thuần túy; và chỉ nhờ đó mà trí thông minh được nâng lên thành sự khôn ngoan Động vật bậc cao, cụ thể là tinh tinh, đã sở hữu trí thông minh thực tiễn cũng như những nguyên tắc cơ bản của những lựa chọn có cân nhắc – việc chọn bạn tình chẳng hạn Tuy nhiên, dẫu đã sở hữu được khả năng chọn lựa có cân nhắc, ngược với con người, chúng vẫn còn ở trong trạng thái mà Scheler gọi là “ec-static,” trạng-thái-hướng-ngoại, nghĩa là chúng vẫn chìm vào môi trường Vì chưa có khả năng hướng nội, nên chúng chưa có thể siêu vượt môi trường xung quanh, nghĩa là chưa thể khái quát môi trường thành một đối tượng, hay thành thế giới cho riêng cho mình Một dấu hiệu khác nói lên việc động vật vẫn bị chìm vào môi trường, đó là nơi động vật người ta thấy có tiếng kêu (voice), nhưng chưa có lời (absence words) như con người Lời là biểu hiện của khả năng tư duy trừu tượng Khi người ta nói cái cây này, cái cây kia, tức là họ đã trừu tượng hóa cái cây thành một ý niệm, một đối tượng ngoài mình, tách biệt với mình Từ việc phát hiện động vật chưa có lời, người ta suy ra rằng chúng chưa có khả năng tư duy trừu tượng Trong khi đó, tư duy trừu tượng là cơ sở đầu tiên cho sinh thể thực hiện hành vi khái quát môi trường thành thế giới, và đó là biểu hiện của việc thoát khỏi tình trạng chìm vào môi trường Từ cuối thế kỷ 19 trở đi, khi bàn về câu hỏi đâu là sự phân biệt giữa con người và con vật, có hai nhóm quan niệm nổi lên như sau: nhóm thứ nhất cho rằng có sự khác biệt thiết yếu giữa con người và con vật bởi lẽ đối với họ, chỉ nơi con người mới có trí thông minh và khả năng thực hiện một chọn lựa; nhóm thứ hai cho rằng động vật cũng có trí thông minh và khả năng thực hiện chọn lựa, cho dù đó chỉ là chọn theo động lực mạnh nhất trong số các động lực thúc đẩy trong sinh thể Với nhóm thứ hai, cái khác biệt giữa con người và con vật ở đây chỉ là khác biệt ở mức Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 độ phức tạp về năng lực và khả năng của trí khôn và khả năng chọn lựa mà thôi Đây là quan điểm thuộc về các nhà tiến hóa theo trường phái Darwin-Lamarck Với những chứng cứ Khoa học cung cấp, và với những gì Scheler đã khám phá khi khảo sát và nhận ra những biểu hiện của đời sống tâm thần nơi các loài, thì quan niệm của nhóm thứ nhất không còn được thuyết phục nữa Quan điểm của nhóm thứ hai trở nên thuyết phục hơn Nhưng nếu thế, phải chăng không có sự phân biệt thiết yếu nào giữa con vật và con người? Ở khía cạnh này, Scheler phủ nhận luôn cả hai quan điểm trên Đối với Scheler, phải có sự khác biệt thiết yếu, nghĩa là khác biệt về bản chất, giữa con người và con vật Sự khác biệt ấy được xác định bởi sự hiện hữu của tinh thần (Geist) nơi con người, cái làm cho đời sống con người thực sự độc lập với những động lực, và độc lập với những bó buộc vào môi trường Chương 2 : Tinh thần xác định thứ bậc duy nhất của con người trong thiên nhiên 1, Tinh thần của Max Scheler : Tinh thần của Scheler không là một bậc trong đời sống tâm thần, cũng không là thứ sản phẩm của đời sống tâm thần như nhóm lý thuyết phủ định miêu tả Tinh thần được xem như một nguyên lý đối chọi với đời sống tâm thần và có thể siêu vượt đời sống tâm thần nơi con người Tuy nhiên, nó cũng không phải là thứ có toàn bộ năng lực và sức mạnh, và nó không phải là nguyên lý chủ động thực hiện các hoạt động nơi con người Tinh thần, theo Scheler, “có bản chất của nó và tự trị, nhưng thiếu đi năng lực nguồn cội của chính nó.” Vì bất lực, nghĩa là không có năng lực tự thân, nó chỉ là một dạng ý chí thuần túy; và với ý chí này, nó thực hiện Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 chức năng “chỉ huy” qua hoạt động kiềm chế và “hướng dẫn” qua việc chuyển đổi năng lực sinh lực Trong tác phẩm Man’s Place in Nature của Scheler không có một định nghĩa đầy đủ và cụ thể về tinh thần, vì chính Scheler không nhắm đến công việc định nghĩa tinh thần là gì Ông chỉ cố gắng quan sát, để rồi miêu tả những hoạt động và những đặc nét của tinh thần vốn làm nên sự khác biệt giữa con người với động vật và thực vật, và làm nên tính độc đáo, duy nhất của con người trong thiên nhiên Đó là cách ông dẫn người ta đến thái độ mở ra và chiêm nghiệm hơn là nắm bắt và “chụp lấy” tinh thần như một đối tượng cụ thể 2, Tinh thần là thứ xác định thứ bậc duy nhất của con người trong thiên nhiên Trong chương thứ hai của Man’s Place in Nature, khi bàn về bản chất của tinh thần, Scheler có mô tả bốn nét chính yếu: - Thứ nhất, tinh thần có khả năng “mở ra với thế giới” và sở hữu một “thế giới mở ra” - Thứ hai, nó có khả năng tự ý thức - Thứ ba : nó không có khả năng trở thành một đối tượng, nhưng chỉ là thực tại thuần túy - Thứ tư : nó có khả năng phân biệt giữa bản chất và hiện hữu Bên cạnh việc miêu tả những hoạt động và đặc nét thuộc về tinh thần vốn có nơi con người, Scheler còn đặt cạnh đó những nét khác biệt của sinh thể bậc thấp hơn để làm nổi bật nét độc đáo của con người xét như những hữu thể tinh thần * Mở ra thế giới mới : Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Đặc nét thiết yếu đầu tiên này của hữu thể tinh thần là sự giải phóng mình khỏi thế giới sinh thể, dẫn đến sự tự do và thoát khỏi sự lệ thuộc và sức ép của sự sống, thoát khỏi sự lệ thuộc vào tất cả những gì thuộc về sự sống, bao gồm cả trí thông minh vốn do động lực thúc đẩy Hữu thể tinh thần có thể biến những trung tâm đầu tiên của sự phản kháng và phản ứng thành “những đối tượng,” và qua đó, nắm bắt được những phẩm chất của “những đối tượng” ấy, mà việc nắm bắt này không bị gò bó trong những giới hạn vốn sinh ra do bởi sự gắn bó với hay lệ thuộc vào thế giới sự vật – vì hiệu lực của các động lực (vì hữu thể tinh thần, có thể siêu vượt khỏi thôi thúc của động lực trong mình) Cũng nhờ hiệu lực của tinh thần, hữu thể ấy vượt thoát khỏi và siêu vượt môi trường của nó thành một thế giới hay một biểu tượng của thế giới, đồng thời biến nó thành một đối tượng để chiêm nghiệm Scheler gọi đây là khả năng hữu thể tinh thần “mở ra với thế giới,” và có một “thế giới mở ra.” Xét về khả năng vượt thoát khỏi, khách quan hóa các động lực của sự sống tâm thần (trong tương quan của chủ thể với chính nó) và môi trường (trong tương quan của chủ thể với thực tại ngoại tại), thì giữa hữu thể tinh thần và động vật, Scheler nhận thấy một sự đảo ngược Cụ thể là nếu động vật tương quan với thực tại ngoại tại và với chính nó thế nào, thì nơi con người, sẽ có một sự đảo ngược – nhờ khả năng khách quan hóa, là khả năng gắn với hay theo sau những khả năng khác như tách khỏi và tự do với môi trường và với chính mình Để chỉ ra sự đảo ngược này, Scheler đã phân tích mô hình hành động khác nhau của động vật và của con người Trong trường hợp của động vật, mọi hành động và mọi phản ứng, ngay cả phản ứng của trí thông minh, vẫn luôn xuất phát từ một điều kiện sinh lý của hệ thống thần kinh vốn bị điều phối bởi những bản năng, sinh lực và những tri giác cụ thể Những gì không là sự thu hút đối với bản năng hay sinh lực thì không được xuất hiện đối với động vật Những gì được xuất hiện thì được xuất hiện như một trung Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 tâm của sự phản kháng đối với lực hút và lực đẩy nơi động vật (khi con chuột xuất hiện cho con mèo, thì con chuột là trung tâm phản kháng hay trung tâm hồi báo, thu hút sự chú ý của con mèo), vì động vật còn bị dính chặt vào môi trường và vào những xung lực hút, đẩy giữa nó và môi trường Do đó, sự thúc đẩy từ điều kiện tâm sinh lý của động vật luôn là hành động đầu tiên trong mô hình hành động của động vật hướng ra môi trường Hệ quả của hành động này là cấu trúc môi trường sẽ được thích ứng vào những tính chất sinh lý riêng của động vật, và thích ứng cách gián tiếp vào những đặc điểm hình thái cũng như bản năng và cấu trúc cảm giác của động vật Ví dụ, khi mèo nhìn thấy chuột thì tấn công Trong trường hợp này, cái thôi thúc bắt chuột do bản năng của mèo được xem là hành động đầu tiên trong mô hình hành động của mèo Hệ quả là mèo tiếp tục thích ứng với điều kiện môi trường, để rồi phát triển thể trạng, và những khả năng thích hợp để thực hiện thành công việc bắt chuột của nó Hành động thứ hai trong mô hình hành động của động vật hệ tại ở việc tạo ra một số những thay đổi trong môi trường xét như là kết quả của hành động tự do của động vật liên hệ tới một mục tiêu trội hơn được thiết lập do những động lực của nó Ví dụ, mèo cứ thấy chuột là bắt, không kể no hay đói, làm cho đàn chuột ở vùng đó (vùng mèo bắt chuột) giảm đi Theo quy luật sinh tồn thì sau đó mèo sẽ chuyển sang hoạt động ở một vùng khác, và sẽ trở về vùng cũ khi đàn chuột ở đây đông đúc trở lại Trong trường hợp này, hành động săn chuột của mèo đã tác động làm thay đổi phần nào đó trong môi trường Hành động ấy của mèo được xem là một hành động tự do đối với môi trường, nhưng vẫn lệ thuộc vào động lực trong nó Động lực ấy thiết lập nên bản năng bắt chuột của mèo, và bản năng bắt chuột này cũng chính là mục tiêu trội trong mèo Hành động thứ ba bao gồm một sự thay đổi kèm theo của điều kiện tâm thể lý nơi động vật Ở đây, mèo phát triển thêm một Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 kinh nghiệm rời bỏ vùng có đàn chuột khan hiếm và trở lại vùng ấy khi đàn chuột phong phú trở lại Trường hợp của hữu thể tinh thần thì hoàn toàn khác biệt Hữu thể tinh thần có khả năng thực hiện một tiến trình hành động hoàn toàn trái nghịch với động vật Hành động đầu tiên trong mô hình hành động của con người là hành động bị “thúc đẩy” bởi một phức hợp những cảm giác và những ý tưởng về sự vật vốn đã được nâng lên tới trạng thái của một đối tượng – nhờ khả năng tách biệt và khách quan hóa sự vật và biến nó thành đối tượng cho việc tri nhận của mình Hành động này độc lập với những động lực và những bề mặt cảm giác trong môi trường, thứ bề mặt vốn bị điều kiện hóa bởi hệ thống những động lực thuộc về phạm vi thính giác và thị giác Hành động thứ hai trong mô hình này là sự kiềm chế chủ động hoặc thoát khỏi sự chi phối của động lực và thoát khỏi phản ứng đáp trả Thực ra đây là dấu ấn hoạt động của tinh thần khi nó thực hiện chức năng “chỉ huy” bằng sự kiềm chế của nó Hành động thứ ba bao hàm một sự thay đổi cuối cùng và bên trong đối với bản chất khách quan của một vật Nghĩa là sự vật đã trở thành một đối tượng trừu tượng đối với tri nhận của con người Hành động nơi hữu thể tinh thần như thế là hành động “mở ra với thế giới.” Hành động ấy, một khi xuất hiện, sẽ có khả năng mở ra đến vô tận – bao lâu “thế giới” của những sự vật đang hiện hữu còn mở ra cho con người Đối với Scheler, chỉ con người mới được xác định là một hữu thể có thể bày tỏ, đến mức độ vô hạn, hành động “mở ra với thế giới.” Như thế, ông kết luận rằng “là con người thì phải có khả năng đạt được sự mở ra đối với thế giới nhờ năng lực của tinh thần” Hoàn toàn khác với con người, động vật không có “đối tượng” (cũng hiểu là động vật không có “thế giới”) Đời sống của nó hoàn toàn chìm vào trong môi Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 trường của nó chẳng khác nào như con ốc sống trong cái vỏ của nó Động vật không thể biến môi trường thành một đối tượng, không thể thực hiện được hành động khác thường là tách mình ra khỏi môi trường để biến nó thành một “thế giới,” hay một biểu tượng về thế giới Động vật cũng không thể biến những trung tâm của sự phản kháng, vốn được xác định bởi những động lực và những xúc cảm, thành những “đối tượng” của nó được Khả năng khách quan hóa, khả năng làm cho hữu thể tinh thần mở ra với thế giới, và có một thế giới mở ra, chỉ có nơi con người Trái nghich với con người, động vật dính chặt vào những thực tại sống, vẫn lệ thuộc vào những xung lực sống, và chưa hề có khả năng tự ý thức về mình, bởi vì nó chưa thể thoát ra hay tách khỏi môi trường để thực hiện hành vi phản thân – nhìn lại mình (reflexive act) Đây cũng là một điểm khác biệt căn bản giữa con người và động vật, và điều ấy góp phần làm nên nét độc đáo nơi con người, xét như một hữu thể tinh thần * Tự ý thức về mình : Đặc tính thiết yếu thứ hai của hữu thể tinh thần là khả năng tự ý thức về mình hay khả năng thực hiện hành động xoay quanh sự hiện hữu của mình – liên quan tới hành động tự phản tỉnh Nhờ hiệu lực của tinh thần, con người có thể khách quan hóa môi trường và biến nó thành “thế giới” của mình Cũng nhờ tinh thần, con người có thể khách quan hóa cả những trạng thái tâm sinh lý của mình, đồng thời khách quan hóa mọi kinh nghiệm thuộc về đời sống tâm thần Điều ấy có nghĩa là con người có thể vượt ra khỏi chính mình, vượt ra khỏi những kinh nghiệm thuộc về đời sống tâm thần, vượt ra khỏi thế giới, để thực hiện hành vi nhìn trở lại – hành vi này cũng được gọi là tự phản tỉnh (self-reflex) Đây cũng là lý do để con người có thể “tung ném” đời sống (thuộc về bậc sống tâm thần) của mình một cách tự do Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Động vật nghe, nhìn, nhưng chúng không biết chúng nghe, nhìn Con người nghe, nhìn, và biết họ đang nghe, đang nhìn, hoặc đã nghe, đã nhìn Như thế, khi động vật nghe, nhìn, nó đang ý thức về một thứ gì đó, còn con người, họ ý thức về việc họ ý thức về thứ gì đó Tắt một lời, con người có thể ý thức về ý thức của mình Đó là hiệu quả thành tựu do bởi khả năng khách quan hóa nơi con người Tâm thần hay hồn của động vật hoạt động Nhưng động vật không có thể trở thành một nhà tâm lý, nhà sinh lý học, vì nó không sở hữu khả năng vượt ra khỏi chính mình để thực hiện hành vi nhìn lại chính mình – dẫn đến việc tự ý thức về mình, hoặc ra khỏi thế giới và nhìn lại nó cách trừu tượng và như một tổng thể – dẫn đến việc ý thức về thế giới và tri nhận nó như một đối tượng khách quan Động vật không kinh nghiệm được về những động lực của nó như là thứ thuộc về nó, nhưng như những lực đẩy, lực hút đối với sự vật trong môi trường, vì nó vẫn đắm chìm trong môi trường hoặc lệ thuộc vào những động lực trong nó, và không thể ra khỏi chính nó để nhìn lại chính nó hay nhìn lại cái xảy ra trong nó Nói tóm lại, động vật có thể ý thức về thứ gì đó, nhưng không thể thực hiện hành vi nhìn lại chính nó hay ý thức về chính nó * Không thể trở thành một đối tượng : Đặc nét thiết yếu thứ ba của tinh thần là không thể trở thành một đối tượng Tinh thần chỉ là thực tại thuần túy Nó chỉ hiện hữu trong và ngang qua việc thực hiện những hành động của chính nó Nói là tinh thần hiện hữu trong và ngang qua việc thực hiện hành đồng của chính nó, nhưng để hiểu về tinh thần, Scheler hiểu nó ngang qua chính trung tâm của nó, đó là nhân vị (person), bởi lẽ với Scheler, nhân vị là “kẻ thực thi tất cả mọi hành động của tinh thần.” Nhân vị không phải là một đối tượng hay một thực thể, nhưng là sự tự thể hiện liên tục (qua hành động của nó) Nhân vị hiện hữu trong và ngang qua những hành động của mình Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Tinh thần cũng như trung tâm của nó hiện hữu trong và ngang qua hành động của chính nó Vì thế, nơi con người, về chiều kích tinh thần, họ không thể kinh nghiệm về mình như một sự vật hay một đối tượng, nhưng chỉ ngang qua việc họ sống trong những hành động (tinh thần) của họ và kinh nghiệm chúng qua những hành động ấy Nhưng để kinh nghiệm được hành động tinh thần nơi con người, Scheler lại thực hiện một phân biệt nho nhỏ giữa hành động thuộc về đời sống tâm thần và hành động thuộc về tinh thần như sau: Hành động thuộc về tâm thần là hành động người ta có thể khách quan hóa được nhờ việc xem xét nội tâm Nó như một sự kiện trong thời gian mà “đứng” từ trung tâm của tinh thần, người ta có thể “quan sát” được Trong khi đó hành động của tinh thần không thể bị khách quan hóa, nghĩa là không thể trở thành những đối tượng để “quan sát” được Đây là điều Scheler nhấn mạnh: “chúng ta có thể tập trung vào nó, nhưng không thể khách quan hóa nó.” Và rồi người ta chỉ có thể ý thức được tinh thần qua hành động của nó mà thôi * Khả năng phân biệt giữa bản chất và hiện hữu : Khả năng phân biệt giữa bản chất (Was-sein – essence) và hiện hữu (Dasein – existence) cũng là một đặc tính căn bản của tinh thần nơi con người Hai thuật ngữ này có thể được hiểu trong bối cảnh mà Hans Meyerhoff nói đến khi viết lời giới thiệu cho tác phẩm Man’s Place in Nature , “những cái bản chất này là tiền nghiệm, nghĩa là chúng được xem như cung cấp những hiểu biết vững chắc mang tính phổ quát và khách quan xuyên thấu những cấu trúc bị che khuất và những ý nghĩa ẩn sau thế giới hiện tượng.” Nếu theo Meyerhoff, khi ông viết những lời trên, thì ở đây, Scheler đang muốn phân biệt giữa hiện hữu, xét như cái thuộc về thế giới hiện tượng, và cái được gọi là bản chất hay yếu tính của nó, xét như cái có tính vững chắc, phổ biến và khách quan ẩn sau thế giới hiện tượng Tuy nhiên, khi nói đến Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com)