Báo Người lao động và kiến thức đã học trong môn "Quản trị rủi ro",hãy phân tích các bước đánh giá rủi ro và xử lý rủi ro về nợ xấu mà bài báo đềcập.BÀI LÀMBài tiểu luận này được chia là
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LƯU TRỮ HỌC- QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
-o0o -BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thanh Hải
Môn học: Quản trị rủi ro
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thảo Trâm
Mã số sinh viên: 2156230144
Lớp: Quản trị văn phòng K21
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6, năm 2022
Trang 2ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
NĂM HỌC 2020-2021
Môn: Quản trị rủi ro Thời gian làm bài: ngày 08/06/2022 – ngày 15/06/2022
Câu hỏi:
Dựa vào nội dung bài báo Chặn rủi ro từ nợ xấu (Thế Dũng, Văn Duẩn.
(2022) Báo Người lao động) và kiến thức đã học trong môn "Quản trị rủi ro", hãy phân tích các bước đánh giá rủi ro và xử lý rủi ro về nợ xấu mà bài báo đề cập.
BÀI LÀM Bài tiểu luận này được chia làm 3 phần để phân tích các bước đánh giá rủi ro
và xử lý rủi ro về nợ xấu mà bài báo đề cập
Phần 1: Tổng quan về rủi ro và những khái niệm liên quan
Rủi ro là “những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên
quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy
ra cho con người” (Phan Thị Ngọc Minh Hệ thống quản lí rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000( tr 8), NXB Hồng Đức)
Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể
trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng Thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.
Những người dính nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC (Kim Anh (2021) Nợ xấu là gì? Phát sinh nợ xấu có ảnh hưởng thế nào?)
Quản lý rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận diện, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro (Phan Thị
Trang 3Ngọc Minh Hệ thống quản lí rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000 (tr 12), NXB Hồng Đức) Hiểu theo cách khác thì quản lý rủi ro là một quá trình có kế hoạch và có cấu trúc nhằm giúp chúng ta đưa ra những quyết định đúng đắn vào đúng thời điểm để xác định, phân loại, định lượng rủi ro và sau đó quản lý và kiểm soát chúng
Phần 2: Các bước đánh giá rủi ro về nợ xấu mà bài báo đề cập.
1. Tổng quan về đánh giá rủi ro:
Đánh giá rủi ro là đưa ra hiểu biết về các rủi ro, nguyên nhân của rủi
ro, hệ quả và xác suất của chúng Điều này cung cấp đầu vào cho các quyết định về: có nên thực hiện hoạt động hay không; cách thức để tối đa hóa các cơ hội; rủi ro có cần được xử lý hay không; chọn những lựa chọn với các rủi ro khác nhau; thiết lập thứ tự ưu tiên cho các lựa chọn xử lý rủi ro; lựa chọn các chiến lược xử lý rủi ro thích hợp nhất sẽ mang lại những rủi ro bất lợi đối với mức có thể gánh chịu (Phan Thị Ngọc Minh Hệ thống quản lí rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000( tr 44,45), NXB Hồng Đức)
Đánh giá rủi ro là quá trình tổng thể nhận diện rủi ro, phân tích rủi
ro và xác định mức độ rủi ro Các rủi ro có thể được đánh giá ở cấp
độ tổ chức, cấp độ phòng ban, đối với các dự án, các hoạt động riêng
lẻ hoặc các rủi ro cụ thể Công cụ và kỹ thuật khác nhau có thể thích hợp trong các bối cảnh khác nhau (Phan Thị Ngọc Minh Hệ thống quản lí rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000 (tr 44), NXB Hồng Đức)
Bài báo “Chặn rủi ro từ nợ xấu” đã đưa ra những đánh giá rủi ro về vấn đề nợ xấu như: Theo Ủy ban Kinh tế, kết quả xử lý nợ xấu chưa thực sự vững chắc, thực trạng nợ xấu cho thấy nền kinh tế vẫn tiềm
ẩn rủi ro; một số biện pháp áp dụng theo Nghị quyết 42 chưa phát huy hiệu quả Và cũng nhấn mạnh rằng “nợ xấu có xu hướng tăng” Kết quả xử lý nợ xấu chưa thực sự vững chắc, thực trạng nợ xấu cho thấy
Trang 4nền kinh tế vẫn tiềm ẩn rủi ro; một số biện pháp áp dụng theo Nghị quyết 42 chưa phát huy hiệu quả
nước cũng đã đưa ra những đánh giá về thực trạng nợ xấu như sau: “
Về bối cảnh nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng trong thời gian tới, kinh tế thế giới trong giai đoạn 2021-2025 được dự báo diễn biễn một cách khó lường, lạm phát ngày càng gia tăng, xung đột Nga-Ukaraine, đại dịch COVID-19 vẫn còn ảnh hưởng và tác động tới kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam Nhiều doanh nghiệp trong nước
gặp khó khan, không trả nợ được cho ngân hàng Bởi vậy, nợ xấu có
xu hướng gia tăng trong thời gian tới.”
2 Bước đầu tiên trong quá trình đánh giá rủi ro là nhận diện rủi ro.
Vậy nhận diện rủi ro là gì? Các bước tiến hành nhận diện rủi ro như thế nào? Bài báo “Chặn rủi ro từ nợ xấu” đã nhận diện rủi ro ra sao?
Nhận diện rủi ro là quá trình tìm kiếm, thừa nhận và ghi lại các rủi ro Quá trình nhận diện rủi ro bao gồm việc nhận biết các nguyên nhân
và nguồn rủi ro (Phan Thị Ngọc Minh Hệ thống quản lí rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000( tr 46,47), NXB Hồng Đức)
Các phương pháp nhận diện rủi ro có thể bao gồm: các phương pháp dựa trên bằng chứng, cách tiếp cận có hệ thống theo nhóm, kỹ thuật suy luận quy nạp như HAZOP (Nghiên cứu mối nguy và khả năng vận hành) Ngoài ra để nâng cao độ chính xác và hoàn chỉnh trong việc nhận diện rủi ro có thể sử dụng phương pháp luận Delphi (Phan Thị Ngọc Minh Hệ thống quản lí rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000( tr 47), NXB Hồng Đức)
Ở phần đánh giá rủi ro trước bài báo đã có một mục lớn nêu rằng “nợ xấu có xu hướng tăng” Vậy nguyên nhân vì đâu mà lại cho rằng “nợ xấu có xu hướng tăng” Nợ xấu tăng là kết quả đã được dự đoán từ
Trang 5trước trong bối cảnh dịch bệnh Thực tế cho thấy, năm 2021 vừa qua những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã làm cho bức tranh về nền kinh tế Việt Nam mang một “gam màu tối”, đã làm cho hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế điêu đứng, xuất hiện rủi ro vô cùng lớn
và trong đó lĩnh vực ngân hàng cũng không thể tráng khỏi Cụ thể theo bài báo “Nguy cơ nợ xấu ngân hàng tăng mạnh sau đại dịch” (Thanh Thư.(2021) Báo điện tử Nhà báo & Công luận) cho rằng: Sau
4 năm thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) về xử lý
nợ xấu, có thể nói hiện tại, các bảng cân đối tài chính của ngân hàng
đã "sáng" lên nhiều khi tỷ lệ nợ xấu toàn ngành giảm dưới 3% Thế nhưng, dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp đã khiến nợ xấu đang dần quay trở lại ám ảnh ngân hàng và cả nền kinh tế Tính đến 30/6,
nợ xấu tại nhiều ngân hàng tăng mạnh so với đầu năm Theo các chuyên gia, nợ xấu tại nhiều ngân hàng sẽ tiếp tục tăng mạnh khi hết thời hạn giữ nguyên nhóm nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Không chỉ nợ xấu ở các ngân hàng đang tăng lên, mà ngay tại Công ty Trách nhiệm hữu hạng một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) việc xử lý nợ xấu, tốc độ thu
nợ chậm
hàng, tổng số dư nợ xấu các nhà băng đến thời điểm 31/3/2022 đã tăng đến 11% so với cuối năm trước với hơn 109.600 tỷ đồng VPBank tiếp tục là ngân hàng có nhiều nợ xấu nhất trong ba tháng đầu năm 2022, tăng 11% so với cuối năm ngoái, trong đó nợ nghi ngờ tăng mạnh 30% Qua đó kéo tỷ lệ nợ xấu từ mức 4,57% đầu năm lên 4,83% Đứng thứ hai trong bảng xếp là VietinBank với quy mô nợ xấu ở mức 15.322 tỷ đồng, tăng 7% so với cuối năm ngoái Một "ông lớn" khác là BIDV cũng xếp ngay sau đó ở vị trí thứ 3 với con số nợ
Trang 6Những số liệu là căn cứ để khẳng định rằng đại dịch COVID- 19 là nguyên nhân, nguồn của rủi ro về vấn đề “nợ xấu có xu hướng tăng” Đó cũng là tín hiệu báo động đối với các ngân hàng ở Việt Nam về vấn đề giải quyết nợ xấu, từng bước khắc phục những hậu quả sau đại dịch
3 Bước thứ hai trong quá trình đánh giá rủi ro là phân tích rủi ro
a) Khái quát
Phân tích rủi ro là tạo dựng hiểu biết về rủi ro Nó cung cấp đầu vào cho đánh giá rủi ro và cho quyết định về việc rủi ro có cần được xử lý hay không và về các chiến lược và phương pháp xử lý phù hợp nhất Quá trình tìm hiểu bản chất của rủi ro và xác định mức rủi ro (Phan Thị Ngọc Minh Hệ thống quản lí rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000 ( tr 47), NXB Hồng Đức) Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình đánh giá rủi ro bởi từ đây cung cấp cơ sở để xác định mức độ rủi
ro và quyết định về xử lý rủi ro
Các phương pháp được sử dụng trong phân tích rủi ro có thể là định tính, bán định lượng hoặc định lượng
Đánh giá định tính xác định hệ quả, xác suất và mức rủi ro bằng các mức như “cao”, “trung bình” và “thấp”, có thể kết hợp hệ quả và xác suất, và đánh giá mức rủi ro theo các tiêu chí định tính (Phan Thị Ngọc Minh Hệ thống quản lí rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000.( tr 47, 48), NXB Hồng Đức)
Phương pháp bán định lượng sử dụng thang chia bằng số đối với hệ quả và xác suất kết hợp chúng để đưa ra một mức rủi
ro bằng cách sử dụng công thức (Phan Thị Ngọc Minh Hệ thống quản lí rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000.( tr 48), NXB Hồng Đức)
định lượng ước tính giá trị thực tế đối với hệ quả và xác suất
Trang 7của chúng, và đưa ra giá trị về mức rủi ro theo các đơn vị cụ thể được xác định khi xây dựng bối cảnh (Phan Thị Ngọc Minh Hệ thống quản lí rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000.( tr 48), NXB Hồng Đức)
b)Đánh giá biện pháp kiểm soát
Các câu hỏi cần được đưa ra để giải đáp bao gồm: các biện pháp kiểm soát hiện có đối với một rủi ro cụ thể là gì? các biện pháp đó có khả năng xử lý rủi ro một cách thỏa đáng để rủi ro đó được kiểm soát ở mức có thể gánh chịu không? Trong thực tế, các biện pháp kiểm soát
có vận hành theo cách thức dự kiến không và chúng có thể được chứng tỏ là có hiệu lực không? Những câu hỏi này chỉ có thể được trả lời với sự tin cậy khi sẵn có tài liệu và các quá trình đảm bảo (Phan Thị Ngọc Minh Hệ thống quản lí rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000 ( tr 49,50), NXB Hồng Đức)
Vấn đề bài báo “ Chặn rủi ro từ nợ xấu” đã đưa ra các biện pháp để kiểm soát rủi ro như: đề nghị kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 đến ngày 31-12-2023; đề xuất nội dung cần luật hóa quy định về xử
lý nợ xấu cùng với việc rà soát, hoàn thiện Luật các tổ chức tín dụng
và các luật liên quan xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm,… Câu hỏi đặt
xử lý rủi ro một cách thỏa đáng để rủi ro đó được kiểm soát hay không? Muốn vậy khi đề xuất cần chứng minh được những tín hiệu tích cực mà nghị quyết số 42 đã đem lại trong 5 năm thực hiện vừa qua, dự đoán được rằng nếu tiếp tục thực hiện nghị quyết thì khả năng kiểm soát tăng bao nhiêu so với những năm trước,…
Trang 8c) Phân tích hệ quả
Phân tích hệ quả nhằm xác định tính chất và loại hình tác động có thể gây ra, giả định rằng một tình huống hoặc các trường hợp sự kiện cụ thể đã xảy ra
Phân tích hệ quả có thể bao gồm: đưa vào xem xét các biện pháp kiểm soát hiện có để xử lý các hệ quả, cùng với tất cả các yếu tố đóng góp có liên quan có tác động đến hệ quả; liên kết các hệ quả của rủi
ro với các mục tiêu ban đầu; xem xét cả hệ quả tức thời và những hệ quả có thể phát sinh sau một thời gian nhất định, nếu điều này phù hợp với phạm vi đánh giá; xem xét hệ quả thứ phát, như những hệ quả tác động tới các hệ thống, hoạt động, thiết bị hoặc tổ chức liên quan
d) Phân tích khả năng xảy ra và ước lượng xác suất
Ba cách tiếp cận chung thường được sử dụng để ước lượng xác suất, chúng có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp:
Một là, sử dụng dữ liệu lịch sử liên quan để nhận biết các sự kiện hoặc tình huống đã xảy ra trong quá khứ và do đó có thể ngoại suy xác suất về việc xảy ra của chúng trong tương lai
Dự báo xác suất bằng cách sử dụng kỹ thuật dự đoán như phân tích lỗi hình cây và phân tích sự kiện hình cây
Ý kiến chuyên gia có thể được sử dụng trong một quá trình có hệ thống để ước lượng xác suất Sự đánh giá của chuyên gia cần được dựa trên tất cả thông tin sẵn có liên quan bao gồm thông tin quá khứ,
hệ thống cụ thể, tổ chức cụ thể, thực nghiệm, thiết kế, v.v…
e) Phân tích sơ bộ
Trang 9 Các rủi ro có thể được phân loại để nhận biết những rủi ro đáng kể nhất, hoặc để loại trừ những rủi ro không đáng kể hoặc ít quan trọng hơn để phân tích sâu hơn
Mục đích của việc phân tích sơ bộ là để đảm bảo các nguồn lực sẽ được tập trung vào những rủi ro đáng kể nhất Cần thận trọng để không loại ra những rủi ro thấp mà xảy ra thường xuyên và có một tác động tích lũy đáng kể
f) Sự không chắc chắn và độ nhạy
Thường có sự không chắc chắn đáng kể liên quan đến phân tích rủi
ro Phân tích sự không chắc chắn liên quan đến dữ liệu, các phương pháp và mô hình được sử dụng để nhận diện và phân tích rủi ro đóng một phần quan trọng trong việc áp dụng chúng
Một lĩnh vực liên quan nhiều đến phân tích sự không chắc chắn là phân tích độ nhạy Phân tích độ nhạy đòi hỏi xác định quy mô và sự đáng kể của mức độ rủi ro đối với sự thay đổi các thông số đầu vào riêng lẻ
4. Bước cuối cùng trong quá trình đánh giá rủi ro là xác định mức độ rủi ro.
Xác định mức độ rủi ro: Quá trình so sánh kết quả phân tích rủi ro với các tiêu chí rủi ro để xác định xem rủi ro và/hoặc mức độ của nó có thể chấp nhận hay cho phép chịu đựng được hay không Xác định mức độ rủi ro hỗ trợ trong quyết định về xử lý rủi ro (Phan Thị Ngọc Minh Hệ thống quản lí rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000( tr 71), NXB Hồng Đức)
Xác định mức độ rủi ro sử dụng hiểu biết có được về rủi ro từ quá trình phân tích rủi ro để ra quyết định về các hành động tương lai Các xem xét về đạo đức, pháp lý, tài chính và xem xét khác gồm cả
Trang 10cảm nhận về rủi ro, cũng là các đầu vào cho quyết định Các quyết định có thể bao gồm: rủi ro có cần xử lý hay không; thứ tự ưu tiên xử lý; một hành động có cần được thực hiện hay không; lộ trình cần tuân theo (Phan Thị Ngọc Minh Hệ thống quản lí rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000( tr 53,54), NXB Hồng Đức)
Để xác định mức độ rủi ro một cách chính xác và thuận tiện người ta thường phân chia rủi ro thành 3 nhóm:
a Nhóm cao hơn có mức rủi ro được coi là không thể gánh chịu bất kể lợi ích mà hoạt động có thể mang lại ra sao và việc xử lý rủi ro là thiết yếu bất kể chi phí xử lý thế nào
b Nhóm trung bình (hoặc vùng “xám”) có chi phí và lợi ích được tính đến và các cơ hội được cân bằng với các hệ quả tiềm ẩn
c Nhóm thấp hơn có mức rủi ro được coi là không đáng kể, hoặc quá nhỏ không cần biện pháp xử lý rủi ro nào
Cụ thể theo như bài báo “ Chặn rủi ro từ nợ xấu”, chúng ta có thể phân chia và xác định mức độ rủi ro như sau:
a. Nhóm cao hơn, có mức rủi ro không thể gánh chịu bất kể lợi ích
mà hoạt động có thể mang lại Tức là nếu các ngân hàng không có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc giải trừ nợ xấu đúng thời hạn, hoặc các doanh nghiệp cố tình không trả đúng hạn Dẫn tới tỉ lệ nợ xấu ở các ngân hàng tăng đột biến, không thể kiểm soát Khi phần trăm nợ xấu đến một mức cao nhất sẽ dẫn đến những rủi ro không thể nào lường trước Khi đó, các tổ chức tín dụng sẽ làm mọi biện pháp bất kể chi phí có như thế nào, hoặc không thể chắc rằng biện pháp đó có thực sự đúng
b. Nhóm trung bình (hoặc vùng “xám”) đây làm nhóm có mức độ an tâm, khi mà dường như những rủi ro đã được dự đoán trước hoặc
Trang 11có thể rủi ro khi xảy ra chưa đến mức bất lực Rủi ro ở nhóm này cũng có thể tạo ra những cơ hội mới
c. Nhóm thấp hơn có mức rủi ro được coi là không đáng kể Nhóm rủi ro ở mức độ này được đánh giá là an toàn nhất Cho dù có xảy
ra cũng không cần bất cứ biện pháp nào để giải quyết, có khi ảnh hưởng nhưng sức ảnh hưởng không đáng kể
Phần 3: Xử lí rủi ro về nợ xấu mà bài báo đã đề cập.
Xử lí rủi ro là một quá trình nhằm thay đổi rủi ro Xử lý rủi ro có thể liên quan đến: tránh rủi ro bằng cách quyết định không bắt đầu hoặc tiếp tục hoạt động làm phát sinh rủi ro; đối mặt hoặc làm tăng rủi ro để theo đuổi một cơ hội; loại bỏ nguồn rủi ro; thay đổi khả năng xảy ra; thay đổi hệ quả; chia sẻ rủi ro với một bên hoặc nhiều bên khác (bao gồm hợp đồng và tài trợ rủi ro); kiềm chế rủi ro bằng quyết định đúng đắn (Phan Thị Ngọc Minh Hệ thống quản lí rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000( tr 71), NXB Hồng Đức)
Trong bài báo “ Chặn rủi ro từ nợ xấu” đã nhắc đến: Đối với nợ xấu nói chung, Ủy ban Kinh tế nhận thấy xử lý bằng dự phòng rủi ro còn chiếm tỉ
lệ cao; một số lĩnh vực có số nợ xấu chiếm tỉ trọng cao so với nợ xấu của toàn hệ thống như: bất động sản (18,4%); cho vay tiêu dùng (25,8%); BOT,
BT giao thông (3,92%)
Thực tế sau tình hình đại dịch đã cho thấy một điều rằng: Nỗi lo gia tăng
nợ xấu đang dần hiện hữu vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp không bán được hàng, bị đứt gãy chuỗi sản xuất, giá trị, dẫn đến không trả nợ kịp thời, đầy đủ Câu hỏi đặt ra hiện nay là phải xử lý nợ xấu ra sao để giảm nhẹ rủi ro không chỉ gây đau đầu cho các ngân hàng mà với cả các nhà điều hành, quản lý
Và cũng trong bài báo đã đưa ra một số hướng giải quyết như: