Các môn đệ của ông đã đổi tên ông thành Mahāvīra महावीर, tức là "Vị anhhùng vĩ đại”, và tự gọi là phái Jaina, theo tư tưởng triết học và tín ngưỡng đặc biệt củahọ.Gặp trường hợp có những
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO JAINA
Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Loan
Nhóm thực hiện đề tài (nhóm 5)
2256070041 – Lý Thị Hoa Sen
2256070052 – Trương Phú Trọng
2256070053 – Nguyễn Đặng Nhã Uyên
Bình Dương, ngày 4 tháng 3 năm 2024
Trang 2A LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐẠO JAINA
Lịch sử ghi chép người sáng lập ra Jaina giáo là vị Tirthankara thứ 24, tức Mahavira Tên thật của ông là Nigantha-Nătaputta – là một nhà hiền triết (gia tộc Nāta,
có tên riêng là Vardhamāna, 557 TCN – 485 TCN) Nigantha-Nătaputta là con trai của vị
võ tướng quý tộc Ksatriya có nhiều quyền lực thuộc bộ lạc Lichchavi, một gia đình hoàng gia ở Bihar, Ấn Độ Tên mẹ của ông là Trishalā và tên của cha ông là Siddhārtha Họ là những tín đồ của Parshvanatha (một tên gọi khác của Tirthankara thứ 23) Vardhamana lớn lên trong gia đình quyền quý và được tiếp nhận một nền giáo dục căn bản dành cho đẳng cấp Kshatriya Khi đến tuổi trưởng thành, Vardhamana kết hôn và có một con gái Khi Vardhamāna 31 tuổi, cha mẹ ông đã tự ý tuyệt thực để quyên sinh vào dịp đầu mùa đông khoảng năm 527 TCN Vô cùng đau khổ về hai cái tang đó, Vardhamana không màng thế tục, danh vọng, bỏ hết của cải, nhà cửa, y phục đi lang thang khắp miền Tây Bengale như một nhà tu khổ hạnh để diệt dục vọng, diệt ý chí sống, tìm huệ giác nhằm đạt tới sự thanh khiết của linh hồn Lúc đầu, ông làm du sĩ khổ hạnh, chỉ đắp một y, nhưng sau mười ba tháng ông thoát y và từ đó "mặc không khí", tức lõa thể Vardhamana
tự buộc mình theo những điều luật rất khắc nghiệt Tương truyền ông đã dựng một bức tường cao quanh mình để hành thiền bên trong Sau hai năm hai tháng hành thiền như vậy, ông bắt đầu du hành từ vùng Trung nguyên tiến vào phía Tây vịnh Bengale Sau mười ba năm hoàn toàn thoát ly xã hội, tu luyện khổ hạnh, ép xác, Vardhamana giác ngộ thành “Thắng giả” (Jina - có nghĩa là người chiến thắng hay người chinh phục), và ông được coi là bậc "toàn tri kiến", tức một đại sứ đồ, một bậc thánh nhân, mà nhiều người cho rằng cứ cách một khoảng thời gian nhất định lại xuất hiện trên thế gian này, đem ánh sáng chân lý và đạo đức lý tưởng chỉ lối cho nhân loại đang ngụp lặn trong tội lỗi và sa
đọa Các môn đệ của ông đã đổi tên ông thành Mahāvīra (महावीर), tức là "Vị anh
hùng vĩ đại”, và tự gọi là phái Jaina, theo tư tưởng triết học và tín ngưỡng đặc biệt của họ
Gặp trường hợp có những hệ phái khác nhau của một tôn giáo, các học giả khó có thể thẩm định trong những lời tuyên bố không hoàn toàn giống nhau và đang ganh đua nhau ấy cái nào là tiếng nói xác thực của người sáng lập Nhưng đối với Jaina giáo không
có vấn đề đó, vì cả hai hệ phái chính — Svetambara và Digambara — chỉ bất đồng
về vài điểm thực hành, đặc biệt ở chỗ tu sĩ nên khỏa thân hay mặc quần áo, chứ không
có những thông giải triết học khác nhau về tôn giáo của mình Do đó, chúng ta có thể khá
tự tin khi cho rằng các khái niệm hiện lưu hành trong Jaina giáo thật sự phản ánh trung thực lời giảng dạy nguyên thủy của Mahavira 25 thế kỷ trước
Sau ba mươi năm hành đạo và tạo nên sự nghiệp, Mahāvīra từ trần tại Păva (nay là Pāvapuri) gần Patna vào năm 485 trước Công nguyên, do ông tự nhịn đói chết Tư tưởng
triết lị của đạo Jaina được ghi lại trong kinh điển Phật giáo cổ bằng tiếng Pāli, nhưng lại thiếu phần chỉ yếu của hệ thống triết học này Thế kỷ II sau Công nguyên, các môn đồ
Trang 3của phái Jaina đã ghi chép lại khá đầy đủ tư tưởng của phái Jaina và được lưu truyền theo ngôn ngữ Ardhamagādhi của sư tổ Mahāvīra cùng với ngôn ngữ Sanskrit
Giống các triết thuyết Đông phương khác, đối với Jaina giáo, suy tưởng không nhằm mục đích bất vụ lợi mà là để phát triển các phương thế giúp cho con người khắc phục khổ não vốn cố hữu trong cuộc nhân sinh thông thường Jaina giáo tìm cách thành
tựu công cuộc cứu độ ấy bằng việc chinh phục các giới hạn trần tục, và Jina - từ ngữ xuất phát của đạo Jaina - có nghĩa là ‘người chinh phục’, hiểu theo khía cạnh tâm linh là
‘người chiến thắng’, thế nên Jaina giáo còn được hiểu là ‘tôn giáo của những người
chiến thắng’
Từ cuối thế kỷ thứ sáu trước CN, người Jaina giáo tuyên bố rằng truyền thống của
họ đã có một lịch sử rất lâu đời, kéo dài liên tục qua 24 thế hệ tổ sư Chư vị ấy được gọi
là các Titrthankara, những người lội qua chỗ cạn, hay hiểu theo nghĩa bóng là người mở đường Sở dĩ có danh xưng đó vì Tirthankara là một cá nhân đã đạt được toàn trí - tự mình chinh phục samsăra (luân hồi) và tạo ra một con đường cho những người khác đi theo nhằm đạt đến moksha (giải thoát)
Trước thời Vardhamana, người Ấn Độ đã căn cứ vào sự nghiệp tu luyện và công đức của các bậc đạo sĩ mà tôn được 23 vị đại đức lên thành bậc cứu thế (Tirthankara, ऋषभनाथ। Vardhamana được tôn thành bậc cứu thế thứ 24 Sau khi ông mất, Jaina giáo cùng với Phật giáo song song phát triển Jaina giáo được coi là một trong hai trường phái triết học tôn giáo lớn phát triển và ảnh hưởng rộng rãi ở miền Tây Bắc Ấn
Những lời dạy của Tirthankara là nền tảng cho các giáo luật của Jaina Kiến thức bên trong của Tirthankara được cho là hoàn hảo và giống hệt nhau ở mọi khía cạnh và những lời dạy của chúng không mâu thuẫn với nhau Tuy nhiên, mức độ công phu khác nhau tùy theo sự thăng tiến tinh thần và sự thuần khiết của xã hội trong thời kỳ họ lãnh đạo Xã hội có sự thăng tiến tâm linh và tâm trong sạch càng cao thì yêu cầu công phu càng thấp
Đạo Jaina phủ nhận sự sáng tạo ra thế giới của Thượng đế, thần linh hay của một
lực lượng "Tinh thần vũ trụ tuyệt đối tối cao" hay "Linh hồn vũ tối cao" Brahman nào đó
mà vì thế trường phái này đã được xếp vào hệ thống triết học không chính thống
Hai hệ phái chính của đạo Jaina:
Digambara (Lõa hình – không mặc quần áo) và Svetambara (Chỉ mặc đồ trắng)
Trang 4B NỘI DUNG TRIẾT HỌC TRONG ĐẠO JAINA
Xét theo khía cạnh triết học, lý thuyết của Jaina giáo bao gồm ít nhất bốn lãnh vực căn bản: tri thức luận, luận lý học, vũ trụ luận và đạo đức học
I TRI THỨC LUẬN
Anekāntavāda là một học thuyết nền tảng của Jaina giáo Nguồn gốc của
anekāntavāda có thể bắt nguồn từ những lời dạy của Mahāvīra (599-527 trước Công nguyên), Jaina Tirthankara đời thứ 24
Trường phái Jaina cho rằng, những tồn tại sinh mệnh khác và những tuyên bố của
chúng về chân lý tuyệt đối là không đầy đủ, và tốt nhất đó chỉ là tri thức phản ánh một phần của chân lý, một phần của sự thật Tất cả những khẳng định về tri thức, theo
học thuyết anekāntavāda phải đủ tiêu chuẩn về nhiều mặt, bao gồm cả việc được khẳng định và phủ nhận
Nguyên tắc chính trong nhận thức luận hay biện luận của đạo Jaina là
anekäntavāda (học thuyết về tính nhiều mặt), từ "anekânta" có nghĩa là "tính nhiều
mặt" và "vada" có nghĩa là "học thuyết" và chủ nghĩa bất định syädvāda (Hoặc nhiên
luận), tức một lý thuyết cho rằng tất cả các tri thức đúng đắn, phải đủ điều kiện theo
nhiều cách, bởi vì thực tế có nhiều mặt, hay nói cách khác, mọi tri thức đều có tính tương đối
Học thuyết cho rằng sự thật và thực tế là phức tạp và luôn có nhiều khía cạnh; rằng thực tế có thể được trải nghiệm, nhưng không thể được diễn đạt đầy đủ bằng ngôn ngữ
Từ đó trường phái Jaina chủ trương những nỗ lực giao tiếp của con người là Naya, tức chỉ "biểu hiện một phần của sự thật" Theo nó, người ta có thể trải nghiệm hương vị của
sự thật, nhưng không thể diễn tả trọn vẹn hương vị đó qua ngôn ngữ Nó cho rằng những
nỗ lực thể hiện kinh nghiệm là tổng hợp, hoặc chỉ đúng đắn "ở một khía cạnh nào đó, nhưng vẫn là "có lẽ, chỉ là một góc nhìn, không đầy đủ" Nó kết luận rằng theo cùng một cách, các chân lý thuộc tinh thần có thể được kinh nghiệm nhưng không được thể hiện
đầy đủ Nó gợi ý rằng lỗi lớn là niềm tin vào ekânta (tính một chiều), nơi một số chân lý
tương đối được coi là tuyệt đối Chẳng hạn, một người nhìn thấy các đồ vật được chiếu sáng bằng ánh sáng màu có thể không đánh giá được màu sắc thực của đồ vật Tuy nhiên, cùng một người xem những vật thể này được ánh sáng mặt trời chiếu sáng sẽ thấy được bản chất thực sự của màu sắc của chúng mà không gặp khó khăn gì Tương tự như vậy, kiến thức thích hợp là điều cần thiết để cung cấp hướng dẫn đúng đắn cho linh hồn trong hành trình hướng tới sự thăng hoa về tinh thần
Có thể nói, học thuyết về nhận thức của người Jaina là một lý thuyết được phát triển cao dựa trên sự hiểu biết toàn diện về thực tế theo nhiều quan điểm và thuyết tương đối
Trang 5Tuy nhiên, sự thật tương đối chắc chắn là hữu ích vì nó là bước đệm để nhận thức cuối cùng về thực tại Lý thuyết của Syadvada dựa trên tiền đề rằng mọi mệnh đề chỉ đúng tương đối Tất cả phụ thuộc vào khía cạnh cụ thể mà từ đó chúng ta tiếp cận mệnh
đề đó Do đó, Jains đã phát triển một lôgic bao gồm dự đoán gấp bảy lần để hỗ trợ việc xây dựng phán đoán thích hợp về bất kỳ mệnh đề nào Vì thế, syadvada cung cấp cho người ta một phương pháp luận có hệ thống để khám phá bản chất thực tế của thực tế và xem xét vấn đề theo cách bắt bạo động từ các góc độ khác nhau
Khi nói về tri thức luận của phái Jaina, Will Durant đã viết: "Họ khởi đầu bằng một luận lý học duy thực cho rằng, tri thức nào cũng bị hạn chế do nó chỉ có tính tương đối
và nhất thời Họ dạy rằng không có gì là chân thực, trừ phi nó chỉ được xem xét từ một quan điểm duy nhất, cái mà ta cho là đúng thì theo quan điểm khác nó có thể sai Họ rất thích câu chuyện sáu người mù sờ voi; người sờ cái tai thì bảo con voi là một cái quạt lớn; người sờ cái chân voi thì nói con voi là một cái cột tròn lớn Vậy mọi phán đoán của con người, do đó, đều rất hạn chế và bị chi phối bởi hoàn cảnh; chỉ những Đấng cứu thế hay các Jina mới nắm được chân lý tuyệt đối Ngay những kinh Veda cũng chẳng giúp ta được gì; kinh văn không phải do thiên khải, chỉ vì một lý do duy nhất là không hề có Thượng đế.”
Chính với phương pháp luận ấy, Mahāvīra (Mahavira) đã cực lực phản đối tính chất một chiều, độc đoán và thái độ tuyệt đối hóa uy tín, tri thức, lễ nghi của kinh Veda và giáo lý đạo Bàlamôn Ông chủ trương nên có ý chí phục thiện, đón nhận sự phê phán từ nhiều phía khác nhau Đối với chế độ phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt và bất công trong
xã hội Ấn Độ đương thời, ông nói: "Các con thấy gì chăng? Thuần là sinh vật lại làm khổ sinh vật; thuần là con người lại ức hiếp con người Thế gian ngập tràn những khủng bố và giết chóc Ôi! rồi những kẻ sức yếu, những người không có quyền lực đều bị hủy diệt hết mất thôi!”
II LUẬN LÍ HỌC
Tận căn bản các lời giảng của mình, Jaina giáo hàm chứa một sự thách thức triệt để Đối với chân lý tuyệt đối, Jaina giáo không đưa ra lời quả quyết nào, nhưng nó làm nổi bật sự việc rằng mọi chân lý đều tùy thuộc vào viễn cảnh hoặc qui luật phối cảnh, nghĩa
là tuỳ thuộc điểm nhìn, cách nhìn và kỳ vọng của chúng ta vào triển vọng của chúng
Căn bản luận lý học của người Jaina giáo đạt trên Hoặc nhiên luận (Syatvada),
còn gọi là Phi quyết đoán luận Cũng có người gọi là Thất chi luận pháp vì nó đặt trên bảy hình thức ‘có thể’ khi phán đoán một sự vật, tùy vào viễn cảnh của người phát biểu Tương truyền phương pháp luận này xuất hiện từ rất sớm, sau khi Mahavira qua đời 150 năm, do đệ tử của ông là Badaropa đề xuất Về sau nó được hoàn thiện và phát triển thêm Đó là:
Trang 6Phán đoán khẳng định Thí dụ có thể vải là màu trắng — chỉ ở dưới tình huống xác định;
Phán đoán phủ định Có thể vải không phải là màu trắng;
Phán đoán khẳng định kết hợp với phán đoán phủ định Có thể vải là màu trắng lại không phải là màu trắng;
Không thể nói ra được — không thể diễn tả được Có thể vải là màu gì không thể nói được;
Kết hợp giữa phán đoán 1 và phán đoán 4 ở trên Có thể vải là màu trắng, lại không thể nói được;
Kết hợp giữa phán đoán 2 và phán đoán 4 Có thể vải không phải là màu trắng, lại không thể nói được;
Kết hợp giữa phán đoán 3 và phán đoán 4 Có thể vải là màu trắng, lại không phải là màu trắng, cũng không thể nói được
Có thể khái quát hóa bảy hình thức phán đoán trên thành:
Có;
Không;
Vừa có vừa không;
Không thể nói (không có không không)
Có, không thể nói;
Không, không thể nói;
Vừa có, vừa không, không thể nói
Thí dụ về bản ngã và linh hồn
Về bản ngã, Jaina giáo lập luận tóm tắt rằng:
Bản ngã có thể thường tại;
Bản ngã có thể không thường tại;
Bản ngã, nhìn từ những viễn cảnh khác nhau, có thể vừa thường tại vừa không thường tại;
Vấn đề ấy có thể không nói được
Trang 7Nhưng cũng có thể kết hợp cả bốn khả năng ấy Thí dụ, linh hồn có thể thường tại, nhưng vấn đề ấy cũng có thể không nói được — do bởi nó có thể là như thế nhưng chúng
ta không thể biết rằng nó là như thế Trong trường hợp ấy ta có thể kết hợp bảy hình thức phán đoán đã kể ở đoạn trên
Vì tri thức tuyệt đối — cho dẫu chúng ta có sở hữu được nó đi nữa — không thể nào truyền đạt một cách chính xác trong các khái niệm giới hạn của nó, nên toàn bộ triết học chỉ có tính tương đối Do đó, toàn bộ việc giảng dạy chỉ là tạm bợ và các dị biệt được giả định là kết quả của các dị biệt trong cách nhìn bị chi phối bởi qui luật phối cảnh Thực tế ấy không ngăn Jaina giáo đưa ra các lời phát biểu có tính xác định; đúng
hơn, mỗi lời phát biểu đều có kèm theo một sự dè dặt nhất định trong từng phần lời
giảng của nó Vì dè dặt trong việc thừa nhận quan điểm mà xuất từ đó đưa ra lập trường
của mình nên Jaina giáo luôn luôn chấp nhận rằng người khác có thể nhìn cùng một sự vật ấy theo cách khác
III VŨ TRỤ LUẬN
1 SÁU CHẤT TẠO NÊN VŨ TRỤ
Theo Mahavira, mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, dù thiên hình vạn trạng, đều
do các loại thực thể đó cấu thành Trong đó, nếu linh hồn ứng hiện vào loại thực thể vật
chất nào thì thực thể đó có sinh mệnh Còn lại là loại thực thể phi sinh mệnh Do đó, vũ
trụ được tạo thành từ 6 chất hay 6 thực thể (dravya) vĩnh cửu:
1 Linh hồn (Jiva)
2 Vật chất (Pudgala)
3 Nguyên tắc chuyển động (Dharma)
4 Nguyên tắc đứng im (Adharma)
5 Không gian (Akasa)
6 Thời gian (Kala)
Trang 8(Vật chất, nguyên tắc chuyển động, nguyên tắc đứng im, không gian, thời gian là Ajiva-phi sinh mệnh)
Thực thể có hai loại thuộc tính: thuộc tính căn bản và thuộc tính ngẫu nhiên.
Các thuộc tính hay các dấu hiệu căn bản tồn tại trong thực thể chừng nào thực thể đó vẫn tồn tại Nhờ chúng nên thực thể có bản chất không thay đổi và có tính tất nhiên Ngoài các thuộc tính, các dấu hiệu căn bản, thực thể còn có những thuộc tính không căn bản, có tính ngẫu nhiên Các thuộc tính này xuất hiện rồi lại mất đi Chính các thuộc tính không căn bản đã giải thích vì sao thực thể có tính chất thường xuyên biển đối và luôn biến dạng
Tính thực tại của thực thể được đặc trưng bằng ba yếu tố sau đây: tính biến đổi, sự sinh ra và sự tiêu tan Thế giới gồm có các thực thể thường xuyên xuất hiện, tồn
tại và tiêu hủy, còn bản thân thế giới thì không có khởi đầu và kết thúc; nó tồn tại vĩnh viễn trong hư không (ākasă) Hư không là cái biển bao la vô cùng vô tận, trong đó bao chứa sự sinh tồn của toàn bộ các loại thực thế
Bản chất linh hồn (jiva) tuy vô hình, nhưng thực sự vẫn tổn tại, bởi vì khi linh hồn đem lại sinh mệnh cho các loại thực thể vật chất chứng tỏ linh hồn tồn tại Vậy linh hồn
là “sinh mệnh nằm trong thực thể" Tuy nhiên, khi nào linh hồn rút cái năng lực sinh mệnh của mình ra khỏi thực thể vật chất thì linh hồn sẽ trở lại hư vô, chứ nó không ở lại
và tiêu tan cùng với thực thể
Theo triết học Jaina, vũ trụ này bao gồm các jīvas hoặc linh hồn vô hạn, không được tạo ra, không do ai tạo ra và luôn tồn tại Có hai loại linh hồn chính: một là linh hồn hiện thân trần tục chưa được giải thoát vẫn phải chịu sự luân chuyển và tái sinh trong vòng luân hồi này do nghiệp lực trói buộc và hạt là những linh linh hồn được giải thoát thoát khỏi sinh tử Jīvas còn được phân chia làm hai loại cố định và di động Thực vật là loại jivas cố định, còn con người, động vật, thần thánh, địa ngục và côn trùng là các jivas chuyển động Tất cả các linh hồn về bản chất đều thuần khiết nhưng được tìm thấy trong
sự ràng buộc với nghiệp chướng kể từ thuở sơ khai Một linh hồn phải nỗ lực diệt trừ các nghiệp để đạt được hình thức chân thật và thuần khiết của nó
2 THUYẾT NGUYÊN TỬ VÀ THUYẾT VẠN VẬT HỮU HỒN
Trong lời giảng của Jaina giáo truyền thống, nguyên tử là yếu tố nhỏ bé nhất của vật chất Các nguyên tử ấy hiệp nhau hình thành các hợp chất (skandhas), cùng hình thành các đối vật trong thế giới được chúng ta trải nghiệm Có hằng hà sa số những nguyên tử Nguyên tử có các đặc tính như là những cái đầu tiên, vốn có, cực kỳ nhỏ bé, không thể nhìn thấy, không có khởi đầu không có kết thúc, không thể phân chia, không biển đồi và tồn tại vĩnh viễn, không do ai tạo ra và cũng không ai có thể phân hủy được chủng Các vật thể vật chất (kể cả cơ thể con người) xuất hiện do sự kết hợp của các nguyên tử khi chúng hấp dẫn lẫn nhau Theo trường phái Jaina, các nguyên tử không khác nhau về mặt
Trang 9chất lượng, chúng đồng nhất với nhau và chỉ có bằng cách kết hợp với nhau theo nhiều dạng khác nhau chúng mới tạo ra được các nguyên tố, các vật thể đa dạng, phong phú khác nhau trong thế giới mà thôi
Bên cạnh quan điểm duy vật chất phác về thực thể, vật chất, nguyên tử trường phái Jaina khẳng định rằng không có “Linh hồn vũ trụ tối cao" Brahman, không có Thượng để tối cao sảng tạo và chi phối thế giới Trong thế giới có một số lượng rất lớn và
cố định những linh hồn được thể hiện ra trong các cơ thể sống (có sinh mệnh) hoặc không được thể hiện ra Linh hồn cũng như vật chất không do ai tạo ra mà nó tồn tại ngay từ đầu
và tồn tại mãi mãi Chính ở quan điểm này trường phái triết học Jaina đã thể hiện tính
chất nhị nguyên luận trong lập trường triết học của mình.
Theo triết lý Jaina, có một số lượng lớn và cố định các linh hồn tồn tại trong các cơ thể sống hoặc không được thể hiện ra Linh hồn không phải là một thực thể được tạo ra bởi một thực thể cao cấp hơn mà tồn tại từ đầu và tồn tại mãi mãi Điều này tương tự như vật chất không do ai tạo ra mà tồn tại ngay từ đầu và tồn tại mãi mãi
Sự từ chối của trường phái Jaina đối với khái niệm về một Linh hồn tối cao và một Thượng đế tối cao là một phần của tính chất nhị nguyên luận trong triết lý của họ Thay
vì tập trung vào một thực thể tối cao, họ tập trung vào sự hiểu biết về sự tồn tại của linh hồn và vật chất và quan hệ giữa chúng Điều này giúp họ khám phá sâu hơn về sự tự nhiên của thế giới và vai trò của mỗi cá thể trong đó, thể hiện tính nhị nguyên luận của triết lý Jaina
3 CẤU TẠO CỦA VŨ TRỤ
Trong quan điểm về thế giới, đạo Jaina còn cho rằng vũ trụ bao gồm nhiều lokas (cõi tồn tại) vĩnh cửu Như trong Phật giáo và Ấn Độ giáo, cả thời gian và vũ trụ
đều vĩnh cửu Vũ trụ, cơ thể, vật chất và thời gian được coi là tách biệt với linh hồn (jiva)
Sự tương tác của chúng giải thích sự sống, cái chết và sự tái sinh trong triết học Jain Vũ trụ quan của người Jain có ba phần thượng giới, trung giới và hạ giới (urdhva lokg, madhya lolo, và adho loka), Jaina giáo nói rằng kàla (thời gian) không có bắt đầu và kết thúc mà là tồn tại vĩnh cửu, bánh xe thời gian vũ trụ, kálachakra quay không ngừng Trong phần này của vũ trụ, nó giải thích có sáu khoảng thời gian trong vòng hai niên kỷ (ara), và trong niên kỷ đầu tiên vũ trụ tạo ra, và trong thời gian tiếp theo nó thoái hóa Do
đó, nó chia chu kỳ thời gian của thế gian thành hai nửa chu kỳ, utsarpini (tăng dần, thịnh vương và hạnh phúc) và avasarpiņi (giảm dần, gia tăng buồn phiền) Nó nói rằng
thế giới hiện đang ở trong kiếp thứ năm của avasarpini, đầy đau khổ và suy tàn tôn giáo nơi mà đỉnh cao của chúng sinh bị co lại, thu hẹp The Jaina giáo, sau ara thứ sáu, vũ trụ
sẽ được đánh thức và trở lại trong một chu kỳ mới Trường phái triết học Jaina là trường phải phủ nhận vai trò của thần, cho rằng vũ trụ không được tạo ra và sẽ tồn tại vĩnh viễn Thế giới, vạn vật được cho là độc lập, không có người sáng tạo thống trị, phán xét hay là
Trang 10IV ĐẠO ĐỨC HỌC
Thất đế, Tam bảo và Năm thệ nguyện
Jaina giáo đề xướng bảy đạo lý, ‘thất đế’ (7 tattvas), gồm có:
Mệnh (1) và phi mệnh
(2), tức là linh hồn và phi linh hồn;
Lậu nhập (3), là sự nương tựa của nghiệp vào linh hồn của con người, nhằm trói buộc (4) ngăn không cho con người giải thoát;
Con người phải tu tập bằng chế ngự (5), tĩnh tâm (6) để giải thoát (7)
Muốn chế ngự bản thân, phải có phương pháp tự kiềm chế các loại ham muốn
và dục vọng Phương pháp tích cực thuộc về sự chỉ dẫn hướng đạo chính diện, đòi
hỏi người Jaina giáo phải nắm vững ‘Tam bảo’, tức là thực hiện đúng đắn ba
nhánh đường:
1) Samyak darsana – đức tin đúng đắn – chấp nhận 7 sự thật hay 7
tattvas của đạo Jain Tattva là một từ tiếng Sankrit nghĩa là nguyên lí, nguyên tắc, thực tế, chân lí của thế giới Theo Jaina đây là các nguyên tắc tối cao, chân lý của thế giới mà nếu không biết về nó ta sẽ không thể đạt được giải thoát 7 tattvas đó là:
1 Jiva – linh hồn
2 Ajiva – phi linh hồn, những vật không sống
3 Asrava – hành động làm dòng chảy nghiệp đến linh hồn
4 Bandha - Sự trói buộc của các hạt nghiệp vào linh hồn, nghiệp dính vào linh hồn
5 Samvara – sự ngưng kết các hạt nghiệp
6 Nirjara – quét sạch các hạt nghiệp trong quá khứ hay dứt bỏ nghiệp chướng
7 Moksha – giải thoát 2) Samyak gyana – kiến thức đúng đắn – kiến thức chắc chắn, thực sự
hiểu về các tattvas
3) Samyak charitra – đức hạnh đúng đắn – sống một cuộc đời tốt đẹp
không gây hại đến người khác bằng cách - thực hành theo 5 lời thề vĩ đại của Mahavira (tuân thủ Mahavaratas), đó là:
Ahimsa (không bạo lực, bất tổn sinh): lời thề chính đầu tiên mà
Jains thực hiện là không gây tổn hại cho người khác, cũng như tất cả chúng sinh (đặc biệt là động vật) Đây là nghĩa vụ đạo đức cao nhất trong đạo Jaina