1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tại sao sau cách mạng tháng tám năm 1945, việt nam rơi vào tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc

19 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tại sao sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam rơi vào tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”
Tác giả Võ Phạm Hồng Gấm
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Phương
Trường học Đại học Quốc gia TP.HCM
Chuyên ngành Lịch sử Đảng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 300,29 KB

Nội dung

Bài học rút ra sau khủng hoảng...143.1 Bài học kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn...14KẾT LUẬN...16 Trang 3 LỜI MỞ ĐẦUThắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra bước ngoặt vĩđại

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA NGỮ VĂN ANH

 TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG

Đề tài Tại sao sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam

rơi vào tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Phương Sinh viên thực hiện: Võ Phạm Hồng Gấm Lớp: 21CLC04 MSSV: 2157011120

Thành phố Hồ Chí Minh - 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU………1

NỘI DUNG THỰC HIỆN ……… ………2

CÂU HỎI 2

BÀI LÀM

I Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 2

1.1 Hoàn cảnh ra đời cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 2

1.2 Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 4

II Lý do Việt Nam rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" 5

2.1 Khái niệm "ngàn cân treo sợi tóc" 5.

2.2 Về kẻ thù 5

2.3 Về kinh tế, tài chính 9

2.4 Về y tế, văn hóa và xã hội 12

2.5 Về chính trị, quân sự và ngoại giao 12

III Bài học rút ra sau khủng hoảng 14

3.1 Bài học kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn 14

KẾT LUẬN 16

Tài liệu tham khảo 17

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra bước ngoặt vĩ đại của Cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nhân dân ta từ thân phận

nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây nền tảng cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta” Ngay sau đó, khoảng thời gian từ tháng Tám 1945 đến tháng Chạp 1946 là thời kì đấu tranh bảo vệ chính quyền nhân dân còn non trẻ và nền độc lập vừa mới dành được, là một trong những thời kỳ phức tạp nhất của Cách mạng Việt Nam, được ví như tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”

Để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn giảng viên phụ trách bộ môn - cô Nguyễn Thị Phương đã hết sức hỗ trợ em và các bạn khác trong suốt quá trình học - từ việc tiếp thu kiến thức lý thuyết đến áp dụng vào thực tiễn Đó là những kiến thức rất bổ ích để em có thể vận dụng vào bài tiểu luận hôm nay Và em cũng xin cảm ơn cô vì đã đồng hành cùng các lớp chúng

em đi hết chương trình của bộ môn Lịch sử Đảng

Do chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như hạn chế về mặt kiến thức, bài tiểu luận dưới đây chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, lỗi nhặt Em rất mong được lắng nghe nhận xét và ý kiến đóng góp của cô để hoàn thiện các bài tiểu luận về sau của mình

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và chúc cô sức khỏe, công tác tốt

Trang 4

A NỘI DUNG THỰC HIỆN

CÂU HỎI

Anh/Chị hãy lý giải vì sao nói sau Cách mạng Tháng 8/1945 Việt Nam rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc".

BÀI LÀM

I Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945

1.1 Hoàn cảnh ra đời của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Về hoàn cảnh khách quan (trên thế giới):

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ Hai bước vào giai đoạn cuối Hồng quân Liên Xô liên tiếp giành chiến thắng, các nước phát xít ngày càng thất bại trên chiến trường châu Âu, Liên Xô và các nước đồng minh chuẩn bị thẳng tiến vào sào huyệt cuối cùng – Béc-lin

- Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu

- Ngày 8-8-1945, Hồng quân Liên Xô tiến công đánh vào quân đội Nhật Ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 8 Mỹ tiến hành ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản Ngày 13 tháng 8 Nhật hoàng quyết định đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện chiến tranh thế giới thứ hai chính thức khép lại với chiến thắng thuộc về quân đồng minh

- Trước tình hình thế giới đó, nhận thấy có lợi cho ta Đảng nhanh chóng kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh, tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa

Về hoàn cảnh chủ quan (trong nước):

- Quân Nhật và bè lũ tay sai của chúng ở Đông Dương vô cùng hoang mang, lính Nhật mất hết tinh thần chiến đấu Trong khi đó, lực lượng cách mạng của ta ngày càng lớn mạnh, nhân dân ta đã hoàn toàn sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành lại độc lập, Đảng ta có sự chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm

Trang 5

- Đến năm 1945, phong trào Cách mạng , tinh thần chiến đấu của nhân dân ở nước ta ngày càng dâng cao Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương Trước tình hình đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định đứng lên đấu tranh

- Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (3/1945)

- Tháng 4-1945, Trung Ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc

Kỳ và đưa ra quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang trong nước thành Việt Nam giải phóng quân

- Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh tại Tân Trào ra chỉ thị tổ chức thành lập các tổ chức Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập

Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam (Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam)

- Tháng 8-1945, chớp lấy thời cơ ngàn năm có một, với tinh thần “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập”, nhân dân Việt Nam đã vùng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám lịch sử

- Với sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước nhất tề đứng lên vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền Chỉ trong vòng 15 ngày (từ 14/8 đến 28/8/1945), cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân

- Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Do bối cảnh trong nước và quốc tế cực kỳ phức tạp, nền độc lập non trẻ của dân tộc Việt Nam đứng trước muôn vàn thử thách hiểm nghèo…

Trang 6

1.3 Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô

hộ của thực dân, phát xít Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một đảng cầm quyền Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

- Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu

Á Đây còn là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị Nó khẳng định rằng, trong điều kiện trào lưu của Cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công

ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc

mà còn có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội

Trang 7

II Lý do Việt Nam rơi vào tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”

2.1 Khái niệm “ngàn cân treo sợi tóc”

Theo Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt, “ngàn cân tteo sợi tóc” là tình huống cấp bách, nguy ngập

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (hiện nay là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã có tác động, đồng thời cỗ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa; làm cho các thế lực đế quốc và bọn phản động quốc tế hết sức lo sợ Do vậy, chúng tìm mọi cách chống phá hòng tiêu diệt Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á Mỹ công khai ủng hộ, giúp đỡ Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam và Đông Dương Anh cũng ra sức ủng hộ Pháp tái chiếm Đông Dương Trên thực tế, chính quyền Cách mạng non trẻ của ta phải đối phó với muôn vàn khó khăn, đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”

2.2 Về kẻ thù

Nền độc lập non trẻ của Việt Nam phải đương đầu với sự hiện diện của đội quân nước ngoài đông đúc chưa từng có khoảng hơn 30 vạn tên cùng với các thế lực tay sai phản động đi theo đội quân xâm lược Các thế lực chống đối trong giai cấp bóc lột cũ ngóc đầu dậy, các đối tượng phản Cách mạng cũ, các loại tội phạm hình sự chống phá Cách mạng rất quyết liệt:

Về giặc ngoài:

- Ở phía Bắc:

+ Từ vĩ tuyến 160, hơn 20 vạn quân Tưởng đã ồ ạt kéo vào nước ta Ẩn núp dưới danh nghĩa đại diện lực lượng đồng minh vào làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, quân Tưởng ấp ủ dã tâm: thủ tiêu Đảng Cộng sản Đông Dương, phá tan Việt Minh, lật đổ Chính phủ Hồ Chí Minh và xây dựng lên một chính quyền tay sai Chính vì thế, ngay từ lúc vào nước ta, quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản Cách mạng như Việt Nam Quốc Dân đảng (Việt Quốc) do Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh cầm đầu và Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) do Nguyễn Hải Thần cầm đầu Quân Tưởng buộc Chính phủ Việt

Trang 8

Nam Dân chủ Cộng hoà thực hiện chế độ trưng thu lương thực để mỗi tháng phải nạp cho chúng 10.000 tấn gạo, trong khi nhân dân Bắc Bộ đang phải chịu hậu quả nạn đói khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử đất nước

+ Ỷ lại vào quân Tưởng, các tổ chức Việt Quốc, Việt Cách ra sức chống phá chính quyền Cách mạng Chúng tiến hành nhiều hoạt động vu cáo, nói xấu Việt Minh, ngang nhiên đòi gạch các bộ trưởng là đảng viên cộng sản ra khỏi Chính phủ Chúng còn gây ra các vụ giết người, cướp của, bắt cóc cán bộ, cướp chính quyền ở một số địa phương (Yên Bái, Vĩnh Yên, Móng Cái )

- Ở phía Nam:

+ Từ vĩ tuyến 16, tình hình còn nghiêm trọng hơn.Thực dân Pháp ngày càng thể hiện rõ ý đồ trở lại xâm chiếm Việt Nam

+ Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 nhân dân Việt Nam trở thành người làm chủ đất nước Thực dân Pháp không còn chỗ đứng ở Đông Dương nhưng vẫn không chịu từ bỏ âm mưu đặt lại ách thống trị thực dân kiểu

cũ trên bán đảo này

Lơclec đã vạch ra kế hoạch chiếm lại Đông Dương gồm 5 điểm như sau:

1- Dựa vào quân Anh để làm chủ phía Nam vĩ tuyến 16;

2- Thả dù nhân viên dân sự và lực lượng quân sự xuống miền Bắc Việt Nam; 3- Xác nhận với Đồng minh việc duy trì chủ quyền của Pháp ở Đông Dương; 4- Từng bước giành lại những vùng do Trung Quốc kiểm soát;

5- Tiến hành các cuộc thương thuyết với người bản xứ

+ Thực hiện kế hoạch trên, từ ngày 13 đến ngày 22-8-1945, một số tên quan thuộc địa cũ, trong đó có Métxme (Messmer) mang danh nghĩa Uỷ viên Cộng hoà Pháp tại Bắc Kì, đã nhảy dù xuống miền Bắc nước ta, liên lạc với tàn binh, tù binh, Pháp kiều và bọn tay sai nhằm lập lại bộ máy cai trị Ngày

22-8-1945, Xanhtơni (Sainteny) cùng với một số sĩ quan Pháp từ Côn Minh (Vân Nam) theo phái đoàn đầu tiên của cơ quan tình báo chiến lược (OSS) của Mĩ (do Trung uý Patti cầm đầu) đến Hà Nội

+ Cao uỷ Đácgiăngliơ và Tư lệnh tối cao các lực lượng Pháp Lơclec đã

Trang 9

được lệnh của Đờ Gôn phải tìm cách khôi phục lại chủ quyền của Pháp trên các lãnh thổ liên bang Đông Dương mà không được cam kết bất cứ điều gì đối với phía Việt Minh Vào thời điểm này, khu vực Bắc Đông Dương kể từ vĩ tuyến 16 trở ra có gần 30.000 người Pháp, trong đó có 20.000 người đã bị quân Nhật bắt tập trung tại Hà Nội từ ngày 9-3-1945 Xêđi (Cédille), Uỷ viên Cộng hoà Pháp tại Nam Đông Dương, nhảy dù xuống Hớn Quản, được quân Nhật đưa về Sài Gòn Hai chiếc tàu Pháp chạy trốn Nhật sau cuộc đảo chính 9-3-1945, từ vùng biển Quảng Đông trở lại Đông Bắc Việt Nam, đổ quân lên đảo Cô Tô và đảo Vạn Hoa Những toán tàn binh Pháp ở Trung Lào, Hạ Lào được tập hợp lại, chiếm đóng một số cao điểm trên các trục đường số 7, 8, 9, 12 và dọc biên giới Việt - Lào, làm bàn đạp chuẩn bị tiến sang các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam

+ Như vậy, âm mưu của thực dân Pháp muốn nhanh chóng thiết lập lại nền thống trị ở Đông Dương đã không thực hiện được Đầu tháng 9-1945, Đácgiăngliơ và Lơclec phải điều chỉnh kế hoạch: Dựa vào quân Anh gấp rút chiếm Nam Bộ, lấy đó làm bàn đạp đánh chiếm phần còn lại của Đông Dương, lập chính phủ "Nam Kì tự trị", thành lập Liên bang Đông Dương Chúng vừa ráo riết chuẩn bị lực lượng, vừa khiêu khích ta để tạo cớ cho quân Đồng minh can thiệp

+ Ngày 4-9-1945, Grêxi (Gracey), Tư lệnh sư đoàn 20 quân đội Hoàng gia Anh, trưởng phái bộ Đồng minh, lấy cớ trật tự Sài Gòn không đảm bảo, đã

hạ lệnh cho tư lệnh quân đội Nhật Bản ở Đông Nam Á đưa 7 tiểu đoàn từ các tỉnh Nam Bộ về Sài Gòn

+ Ngày 6-9-1945, phái bộ Anh gồm 30 sĩ quan, do một đại tá cầm đầu vừa đến Sài Gòn đã ra lệnh cho quân Nhật làm nhiệm vụ cảnh sát trong thành phố, đòi các lực lượng vũ trang cách mạng nộp vũ khí Ngày 12-9, một lữ đoàn thuộc Sư đoàn 20 quân đội Hoang gia Anh đến nước ta với nhiệm vụ giải giáp quân Nhật và kéo theo sau là một đại đội thuộc Trung đoàn bộ binh thuộc địa số

5 của Pháp Tại Sài Gòn, quân Anh ngang nhiên tước vũ khí của quân Nhật trang bị cho tù binh Pháp (bị Nhật bắt giam từ sau ngày 9- 3-1945), dùng quân

Trang 10

Pháp thay quân Nhật canh gác một số vị trí.

+ Ngày 20-9, phái bộ Anh tuyên bố giữ quyền kiểm soát Sài Gòn, đòi thả những người Pháp đang bị giam giữ, đòi đặt công an của Việt Nam dưới quyền chỉ huy của họ và buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà rút hết lực lượng vũ trang

ra khỏi thành phố Như vậy, có thể thấy với danh nghĩa đại diện lực lượng Đồng minh làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16, quân Anh đã dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta Vào thời điểm này, trên đất nước ta đã có hơn 30 vạn quân các nước Anh, Pháp, Tưởng, Nhật cùng nhiều đảng phái phản động lăm le lật đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Chưa bao giờ trên đất nước ta cùng một lúc có nhiều kẻ thù xâm lược như vậy

Về thù trong:

Lợi dụng tình hình trên, các thế lực phản động ở trong nước bắt đầu nổi dậy hoạt động chống phá chính quyền cách mạng:

- Các phần tử tay sai của thực dân Pháp như Nguyễn Văn Xuân, Lê Văn Hoạch, Nguyễn Văn Thinh, Nguyễn Văn Tâm mưu toan ngóc đầu dậy, chuẩn bị đón chủ cũ trở lại Nguyễn Tấn Cường - một tên mật thám cũ, đứng ra lập "Đảng Nam Kì"; Nguyễn Văn Tị lập "Đảng Đông Dương tự trị ", thực hiện âm mưu của thực dân Pháp chia cắt Nam Bộ ra khỏi nước Việt Nam thống nhất, thành lập "Nam Kì quốc" Các tổ chức chính trị phản động thân Nhật, như Đại Việt cách mạng đảng, Đại Việt quốc dân đảng, Đại Việt duy dân đảng do Trần Trọng Kạn, Trần Văn An, Nguyễn Văn Sâm, Ngô Đình Diệm cầm đầu, cũng ráo riết hoạt động Một số phần tử phản động trong các đạo nhau (Nam Kì, Trung Kì, Bắc Kì, Cao Miên, Ai Lao) Liên bang Đông Dương sẽ cùng với nước Pháp xây dựng thành khối liên hiệp Pháp mà quyền đối ngoại sẽ do Pháp đại diện

- Đông Dương sẽ có một chính phủ liên bang đứng đầu là một viên toàn quyền và gồm những bộ trưởng chịu trách nhiệm trước viên toàn quyền đó Chính phủ liên bang sẽ là người trọng tài gồm năm xứ Bên cạnh viên toàn quyền có một hội đồng nhà nước trong đó người Đông Dương chiếm nhiều nhất

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w