1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước củaviệt nam sau tháng 4 1975

34 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Song, ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau:+ Ở miền Bắc, là chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, có Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp.+ Ở miền Nam, là chính ph

lOMoARcPSD|38895030 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT LỊCH SỬ ĐẢNG Lớp: HIS1001 – 67C Nhóm 3 Giảng viên giảng dạy: Hà Nội - Năm 2023 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 I, Quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước của Việt Nam sau tháng 4-1975 1, Hoàn cảnh lịch sử Thống nhất đất nước là quy luật phát triển khách quan của lịch sử dân tộc Việt Nam Từ xưa đến nay, tất cả các thế lực muốn chia cắt nước ta đều bị lịch sử chôn vùi Bác đã từng nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi” Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ Song, ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau: + Ở miền Bắc, là chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, có Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp + Ở miền Nam, là chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam và hội đồng cố vấn chính phủ UBND cách mạng là chính quyền các cấp Thực tế này trái với nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân 2 miền Nam– Bắc là sớm được sum họp chung 1 đại gia đình, mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước Ngoài ra, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc, nhân dân ta đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước Đưa cách mạng chuyển sang giai đoạn mới, đây là điều kiện có tính quy luật để nhân dân ta thống nhất đất nước về mặt nhà nước và đưa đất nước đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội Như vậy, việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước là một yêu cầu cấp thiết và là 1 tất yếu của CM nước ta Nó phù hợp với quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam Ngày 29/9/1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III đã họp và ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới: “Hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội Miền Bắc phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; miền Nam phải đồng thời tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội” Một số nội dung trong nghị quyết như: Cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội là hai mặt khăng khít của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa "Một mặt, cần phải đẩy mạnh công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm cải tạo những quan hệ sản xuất không xã hội chủ nghĩa thành quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, trong đó mấu chốt là cải biến chế độ sở hữu cá thể và chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thành các hình Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 thức khác nhau của chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa để giải phóng sức sản xuất, mở đường cho sức sản xuất phát triển Mặt khác, cần đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhằm phát triển sức sản xuất đã được giải phóng, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, xoá bỏ tình trạng lạc hậu, cải biến nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, không ngừng phát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới"(1) Vận dụng đường lối chung của Đại hội lần thứ III của Đảng vào tình hình thực tế hiện nay Trung ương đề ra nội dung cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước là: Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng (cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt), đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà, xây dựng nền kinh tế sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng nâng cao cảnh giác cách mạng, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội; kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, kịp thời đập tan mọi mưu mô ngóc đầu dậy của chúng; sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu, hành động xâm lược và phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và bọn tay sai; đoàn kết toàn dân phấn đấu xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, quốc phòng vững mạnh, văn hoá khoa học tiên tiến, có cuộc sống văn minh và hạnh phúc Đó cũng là nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp gay go và phức tạp nhằm giải quyết vấn đề "ai thắng ai" giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Cuộc đấu tranh đó được tiến hành bằng nhiều hình thức: cải tạo và xây dựng, chính trị và kinh tế, thuyết phục và cưỡng bức, hoà bình và bạo lực Nó đòi hỏi toàn thể cán bộ, đảng viên ta phải có quyết tâm mới, có năng lực mới, có kiến thức cần thiết và phương pháp công tác đúng đắn trên mọi lĩnh vực, có tinh thần cách mạng tiến công, kiên trì phấn đấu cho sự toàn thắng của chủ nghĩa xã hội Giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải vươn lên mạnh mẽ, ra sức lao động sản xuất và tiến quân vào khoa học, kỹ thuật với khí thế cách mạng và tinh thần hăng hái như khi đánh giặc, cứu nước Phải nắm vững nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, đưa nền kinh tế nước ta tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta là: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp đúng đắn công nghiệp và nông nghiệp; xây dựng kinh tế trung ương, đồng thời phát triển kinh tế địa phương; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tranh thủ mở rộng quan hệ kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền và có lợi cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; phấn đấu để trong vòng 15 - 20 năm hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta” 2 Lý do Đảng chủ trương thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước Sau chiến thắng lịch sử vào ngày 30/4/1975, nước Việt Nam đã thống nhất hoàn toàn, nhưng về mặt tổ chức nhà nước, hai miền Bắc và Nam lại có các hình thức khác nhau Ở Miền Bắc, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, với các cấp Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính địa phương Trong khi ở Miền Nam, tồn tại Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ, cùng với các cấp Ủy ban nhân dân cách mạng ở địa phương Với nguyện vọng của nhân dân là thống nhất sớm giữa hai miền, Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào tháng 9/1975 đã đặt ra nhiệm vụ thống nhất đất nước Hội nghị đã nhấn mạnh rằng “Thống nhất đất nước không chỉ là nguyện vọng của nhân dân mà còn là quy luật tự nhiên của sự phát triển cách mạng Việt Nam và lịch sử dân tộc Việt Nam.” Từ đó, các công việc để đạt được thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã được triển khai nhanh chóng + Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”  Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước Ngoài ra, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc, nhân dân ta đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước Đưa cách mạng chuyển sang giai đoạn mới, đây là điều kiện có tính quy luật để nhân dân ta thống nhất đất nước về mặt nhà nước và đưa đất nước đi lên CNXH => Như vậy, việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước là một yêu cầu cấp thiết => Như vậy, việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước là một yêu cầu cấp thiết Quyết định của Đảng là nhanh chóng thống nhất sau giải phóng (1976), phá tan âm mưu tiếp tục chi phối Việt Nam của Mỹ + Sau hiệp định Paris (1973), Mỹ đã hi vọng tạo dựng một chính phủ liên hiệp 3 thành phần ở miền Nam Việt Nam: Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 nam Việt Nam, Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu và các lực lượng trung lập Nhưng sau thất bại tại Buôn Ma Thuột, Mỹ nhận ra kế hoạch 3 thành phần sẽ không thực hiện được nữa Tuy nhiên, quân Mỹ vẫn tiếp tục đưa ra giải pháp “2 thành phần” + Mặc dù phải rút quân ra khỏi miền Nam, nhưng đế quốc Mỹ vẫn tìm cách viện trợ, đưa thêm vũ khí, phương tiện chiến tranh vào miền Nam, tiếp sức cho quân đội của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục chiến tranh, lấn chiếm vùng giải phóng, nhằm xây dựng, củng cố địa bàn chiếm đóng, tạo thế đối trọng và làm suy yếu các lực lượng cách mạng Với bản chất phản động, hiếu chiến, đế quốc Mỹ đã trắng trợn phá hoại Hiệp định, tiếp tay cho ngụy quyền Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ” nhằm bình định, lấn chiếm vùng giải phóng, giành đất, giành dân và xóa thế “da báo” + Mỹ muốn cô lập, làm suy yếu, đi đến thủ tiêu các lực lượng cách mạng ở miền Nam Việt Nam, xóa bỏ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đặt toàn miền Nam dưới quyền kiểm soát của chính quyền lệ thuộc Mỹ ở Sài Gòn” (Trích báo cáo của chính phủ về hai năm đấu tranh thi hành hiệp định Paris về Việt Nam) + Đất nước đã từng bị 2 lần chia cách bởi thực dân Pháp và Mỹ cùng lực lượng tay sai => Chính vì thế, một đòi hỏi cấp thiết ở thời điểm đó là đất nước ta phải nhanh chóng thống nhất về mặt nhà nước, tiến đến khẳng định vị thế là một quốc gia độc lập, có một đảng cầm quyền duy nhất, một chính phủ duy nhất, đập tan âm mưu tiếp tục thâu tóm quyền lực của đế quốc Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà” 3 Đảng chủ trương thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước Trước hết, cần phải hiểu “thống nhất” là đưa non sông thu về một mối, có cùng chung một thể chế chính trị, một đảng lãnh đạo và một chính phủ duy nhất đại diện cho nhân dân Việt Nam Có thể nói, một quốc gia chỉ có thể phát triển toàn diện khi quốc gia đó thực sự thống nhất hoàn toàn về mặt nhà nước, đồng thời mở rộng quan hệ quốc tế, phá tan âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch Nắm bắt được yêu cầu khách quan của lịch sử, Hội nghị Trung ương Đảng (8/1975) đề ra chủ trương hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước Thực hiện chủ trương trên đây của Đảng, một hội nghị đại biểu của nhân dân hai miền Nam – Bắc đã được triệu tập tại thành phố Sài Gòn (12/1975) để bàn về việc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước Hội nghị đã tán thành chủ trương hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước của Trung ương Đảng Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Thực hiện Nghị quyết của hội nghị đại biểu của nhân dân hai miền Nam – Bắc, chúng ta đã tổ chức một cuộc Tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào ngày 26/4/1976 để bầu Quốc hội chung trong cả nước và nhận lại kết quả như sau: Ngày 25/4/1976, trong không khí ngày hội lớn của dân tộc, trên 23 triệu cử tri trong cả nước, với tư thế của người làm chủ đất nước, đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, quyết định của mình bằng lá phiếu cử tri để chọn ra những đại biểu xứng đáng vào Quốc hội Việt Nam - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa Theo Thông cáo của Hội đồng bầu cử toàn quốc về kết quả Tổng quyển cử bầu quốc hội chung của cả nước ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử đã được tiến hành thật sự dân chủ, đúng Luật bầu cử của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp lệnh bầu cử của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam Quyền làm chủ tập thể của nhân dân, quyền bình đẳng giữa các dân tộc và nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín được tôn trọng Đây là những nguyên tắc cơ bản của một cuộc bầu cử dân chủ, được tiếp tục kế thừa từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam cách đó đúng 30 năm Cuộc bầu cử được tiến hành nhanh, gọn và đạt kết quả tốt Tỉ lệ cử tri đi bầu trong cả nước đạt 98,77%, trong đó Miền Bắc: 99,36%, Miền Nam: 98,59%, Hà Nội: 99,82%, thành phố Hồ Chí Minh: 98,24% Ở cả hai Miền có nhiều huyện, thị, đơn vị vũ trang và khu vực bỏ phiếu đạt 100% cử tri thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân Kết quả bầu cử đã được Hội đồng bầu cử toàn quốc công bố chính thức như sau: - Tổng số đơn vị và khu vực bầu cử được quy định: 80; - Tổng số đại biểu Quốc hội được bầu: 492 đại biểu; - Tổng số người ứng cử: 605 người; - Tỉ lệ cử tri đã đi bầu so với so với tổng số cử tri ghi trong phiếu: 98,77% - Tỉ lệ số phiếu hợp lệ so với số phiếu bầu: 99,12%; - Tổng số đại biểu trúng cử là: 492 người, trong đó: 132 đại biểu nữ, 127 đại biểu thanh niên, 72 đại biểu dân tộc thiểu số, 29 đại biểu là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trong số đại biểu trúng cử có: 80 đại biểu là công nhân, 100 đại biểu là nông dân, 06 đại biểu làm nghề thủ công, 54 đại biểu là quân nhân, 141 đại biểu là cán bộ chính trị, 98 đại biểu là trí thức, nhân sĩ dân chủ, 13 đại biểu các tôn giáo Thành phần của đại biểu Quốc hội đã được cử tri lựa chọn phản ánh đậm nét hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 nước một nước Việt Nam thống nhất, hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa Về Danh sách 492 người trúng cử theo 38 tỉnh, thành phố: Hà Nội: 22 đại biểu; thành phố Hồ Chí Minh: 35 đại biểu; Hải Phòng: 13 đại biểu; Lai Châu: 03 đại biểu; Sơn La: 04 đại biểu; Hoàng Liên Sơn: 07 đại biểu; Hà Tuyên: 07 đại biểu; Cao Lạng: 09 đại biểu; Bắc Thái: 08 đại biểu; Quảng Ninh: 08 đại biểu; Hà Sơn Bình: 21 đại biểu; Hà Bắc: 15 đại biểu; Vĩnh Phú: 16 đại biểu; Hải Hưng: 20 đại biểu; Thái Bình: 15 đại biểu; Hà Nam Ninh: 26 đại biểu; Thanh Hóa: 23 đại biểu; Nghệ Tĩnh: 27 đại biểu; Bình Trị Thiên: 19 đại biểu; Quảng Nam - Đà Nẵng: 15 đại biểu; Nghĩa Bình: 18 đại biểu; Phú Khánh: 11 đại biểu; Gia Lai - Kon Tum: 06 đại biểu; Đắk Lắk 05 đại biểu; Lâm Đồng: 04 đại biểu; Thuận Hải: 09 đại biểu; Đồng Nai: 13 đại biểu; Sông Bé: 06 đại biểu; Tây Ninh: 06 đại biểu; Long An: 08 đại biểu; Tiền Giang: 11 đại biểu; Bến Tre: 09 đại biểu; Cửu Long: 13 đại biểu; Đồng Tháp: 10 đại biểu; An Giang: 14 đại biểu; Hậu Giang: 19 đại biểu; Kiên Giang: 08 đại biểu; Minh Hải: 10 đại biểu Với kết quả như trên, cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội chung của cả nước ngày 25/4/1976 là một thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên con đường tiến tới hoàn thành thống nhất Tổ quốc về mặt Nhà nước; khẳng định một cách hùng hồn ý chí thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam, khẳng định sức mạnh vô địch khối đại đoàn kết dân tộc trong việc xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất và xã hội chủ nghĩa Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử bầu quốc hội chung của cả nước cũng cho thấy đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân cả nước, được nhân dân cả nước đồng tình hưởng ứng Nhân dân Việt Nam, đặc biệt là nhân dân miền Nam mặc dù mới thoát khỏi ách thống trị của chế độ thực dân kiểu mới đã nhận thức sâu sắc quyền lợi và nghĩa vụ của mình, nhận thức rõ“Lá phiếu cử tri có một giá trị cao quý: nó là một dấu hiệu xác nhận rằng nhân dân thật sự làm chủ đất nước” , thấy rõ tính ưu việt của chế độ chính trị, bộ máy chính quyền Nhà nước thống nhất mà Đảng Lao động Việt Nam và chính quyền ở hai Miền lựa chọn bằng chính lá phiếu cử tri bầu ra Quốc hội Việt Nam thống nhất - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thực hiện duy trì và điều hành quyền lực của Nhà nước, xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ và nội dung hoạt động của Nhà nước, lập và bầu các cơ quan, tổ chức Nhà nước, xây dựng Hiến pháp, pháp luật của một quốc gia Như vậy là, sau đúng 360 ngày Miền Nam giải phóng, sự nghiệp thống nhất Tổ quốc đã được “chính thức hóa” bằng cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam thống nhất Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử đã giải quyết cơ bản những vấn đề bức thiết về yêu cầu thống nhất về mặt Nhà nước - yêu cầu của cách mạng Việt Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Nam trong giai đoạn mới, đồng thời thỏa mãn được nhu cầu, nguyện vọng thống nhất Tổ quốc của toàn thể nhân dân Việt Nam Có thể nói, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước được tổ chức vào ngày 25/4/1976 là một sự kiện chính trị trọng đại, đánh dấu thắng lợi có tính quyết định của nhân dân ta trên con đường thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử khẳng định quyền làm chủ đất nước của nhân dân Việt Nam, trong việc tự nắm lấy vận mệnh của mình để xây dựng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc Thắng lợi này cũng khẳng định ý chí, nguyện vọng và sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong việc xây dựng một nước Việt Nam thống nhất, hoà bình, độc lập, tự do và xã hội chủ nghĩa Tiếp đó vào khoảng cuối tháng 6 đầu tháng 7/1976 Quốc hội khoá VI đã họp kỳ họp thứ nhất tại Hà Nội Quốc hội quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước như sau: + Đổi tên nước thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (kể từ ngày 2/7/1976) + Vẫn lấy Hà Nội làm thủ đô chung của cả nước, lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh làm Quốc kỳ, bài Tiến quân ca làm Quốc ca và đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành thành phố Hồ Chí Minh + Bầu ra cơ quan lãnh đạo cao nhất của Nhà nước, bầu những người lãnh đạo cao nhất của Nhà nước + Cử ra một ban dự thảo hiến pháp mới và công bố vào năm 1980 Đến đây việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành 4 Ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng và sâu sắc đối với Việt Nam trong nhiều khía cạnh Khôi phục toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ: Quá trình thống nhất đất nước đã đảm bảo rằng cả Bắc và Nam Việt Nam đều thuộc quyền kiểm soát của một chính phủ và một chế độ nhà nước Điều này đã chấm dứt tình trạng chia cắt lịch sử và khôi phục toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam Sức mạnh toàn diện của đất nước: Thống nhất đất nước tạo ra sự thống nhất trong việc thực hiện các chính sách và quyết định quốc gia Điều này tạo điều kiện cho sự tập trung sức mạnh và tài nguyên của đất nước vào việc phát triển và xây dựng đất nước một cách toàn diện Phát triển cách mạng xã hội chủ nghĩa: Thống nhất đất nước đồng nghĩa với việc tạo ra cơ sở cho triển khai các nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 cả nước Các chính sách về cải cách đất nước, phân phối tài nguyên, và phát triển kinh tế xã hội có thể được áp dụng đồng nhất trên toàn quốc, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và xóa bỏ sự phân biệt xã hội Tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ quốc tế: Với đất nước thống nhất về mặt nhà nước, Việt Nam có khả năng mở rộng và định hình quan hệ với các nước khác dễ dàng hơn Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh tế, đối thoại chính trị và các hoạt động quốc tế khác, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc Tính đoàn kết và yêu nước: Thống nhất đất nước đã thể hiện lòng đoàn kết của nhân dân Việt Nam và ý thức yêu nước Đây là một nền tảng quan trọng để đảm bảo sự ổn định và phát triển của đất nước trong thời gian hậu chiến tranh Tự hào dân tộc: Thống nhất đất nước đã trở thành một biểu tượng của sự đoàn kết và sức mạnh của dân tộc Việt Nam Nó đã tạo ra niềm tự hào và lòng tự tin trong lòng người dân Việt Nam, đồng thời gửi thông điệp về tình yêu và niềm tự hào về đất nước đến thế giới Tóm lại, thống nhất đất nước về mặt nhà nước không chỉ là một bước quan trọng trong lịch sử Việt Nam mà còn là nền tảng cho sự phát triển và thịnh vượng của đất nước Nó đã đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn chiến tranh và khởi đầu cho một tương lai tươi sáng hơn cho Việt Nam trên trường quốc tế II, Con đường đi lên CNXH ở Việt Nam được xác định ở thời kỳ trước Đổi mới (được xác định tại Đại hội IV, V) 1, Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quá độ lên CNXH Trên cơ sở tổng kết, phát hiện các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội loài người, C Mác đã rút ra kết luận: “Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên” (1) Quá trình ấy phải trải qua các chế độ: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản và tất yếu sẽ tiến lên cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là CNXH Tuy nhiên, các nhà kinh điển cũng chỉ rõ, mặc dù sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, nhưng sự thay thế ấy bao giờ cũng trải qua một quá trình biến đổi, chuyển đổi, đó là thời kỳ quá độ Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Thời kỳ quá độ là một tất yếu lịch sử, có thể diễn ra lâu dài và độ dài ngắn của thời kỳ quá độ ở mỗi nước phụ thuộc vào xuất phát điểm của nước đó khi bước vào thời kỳ quá độ, cũng như những nhân tố tác động khách quan của thời đại Trong quá trình lịch sử - tự nhiên đó, học thuyết Mác - Lênin cũng khẳng định quá độ lên CNXH là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội tư bản chủ nghĩa (TBCN) lên xã hội cộng sản chủ nghĩa Như vậy, quá độ lên CNXH là tất yếu khách quan và là một thời kỳ lâu dài với nhiều con đường, bước đi với những nội dung, tính chất và đặc thù khác nhau Dù phải trải qua nhiều bước ngoặt, nhiều thăng trầm với sự liên tục và đứt đoạn, quanh co, khúc khuỷu, nhưng đó là sự phát triển, tiến bộ đi lên của lịch sử nhân loại Bên cạnh đó, học thuyết Mác - Lênin cũng dự báo khả năng bỏ qua chế độ TBCN đối với một số nước trong những điều kiện cụ thể Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên CNXH, đồng thời có sự vận dụng, phát triển sáng tạo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam Người nhận thức rõ Việt Nam có đặc thù riêng, có phong tục, tập quá, lịch sử riêng, nên bên cạnh việc học tập kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) khác, cần phải có phương pháp xây dựng CNXH gắn với thực tiễn và lịch sử của Việt Nam Hơn nữa, công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam, ngoài sự tác động của những yếu tố khách quan, còn phụ thuộc nhiều vào nhận thức và quá trình hiện thực hóa Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn tiến lên CNXH thì không phải “cứ ngồi mà chờ” là sẽ có được CNXH Trong đó, về mặt kinh tế, phải tạo ra những điều kiện cần và đủ về cơ sở vật chất; về mặt chính trị, Đảng phải lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên CNXH… Bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó và trước hết là đổi mới tư duy lý luận, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc hơn về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta, bỏ qua chế độ TBCN 2, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng a, Hoàn cảnh Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất, thực hiện chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa Trước những yêu cầu mới của cách mạng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã được triệu tập Đại hội họp trù bị từ ngày 29-11 đến ngày 10-12-1976 Từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976, Đại hội họp công khai tại Thủ đô Hà Nội 1.008 đại biểu thay mặt hơn 1.550.000 đảng viên của Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Hai là, hội nghị chủ trương phải ban hành các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất khẩu Trước hết là sản xuất nông nghiệp, với các chính sách nhằm ổn định mức nghĩa vụ lương thực trong 5 năm, phần còn lại bán cho nhà nước với giá thỏa thuận và được tự do lưu thông Ba là, hội nghị xác định rõ: Phải tận dụng các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tập thể kể cả tư bản tư nhân để tận dụng mọi khả năng lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ quản lý, nhằm phát triển sản xuất Bốn là, về cải tạo đối với nông nghiệp ở miền Nam phải nắm vững phương châm tích cực và vững chắc, hiện nay phải nhấn mạnh tính vững chắc, chống tư tưởng nóng vội, chủ quan, cưỡng ép theo mệnh lệnh, làm ồ ạt gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dân Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IV), đánh dấu bước mở đầu của quá trình tìm tòi đổi mới của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Tuy chưa toàn diện, đầy đủ nhưng đó là bước mở đầu có ý nghĩa quan trọng Tư tưởng cơ bản của Nghị quyết là "làm cho sản xuất bung ra", khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong lãnh đạo, quản lý kinh tế, sử dụng các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể để phát triển sản xuất, ổn định cải thiện đời sống nhân dân Nghị quyết ra đời được nhân dân cả nước hồ hởi đón nhận, bước đầu phát huy tác dụng tích cực Nhưng sau một thời gian thực hiện lại xuất hiện những tiêu cực mới: sản xuất bung ra ít hơn so với dịch vụ; sản xuất quốc doanh bung ra ít hơn so với sản xuất tập thể và cá thể; hàng lậu, hàng giả xuất hiện nhiều giá cả ngày càng tăng cao Điều đó chứng tỏ những tìm tòi, đổi mới của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IV chưa đủ sức tháo gỡ khó khăn do thực tiễn đặt ra, đòi hỏi Đảng phải tiếp tục tìm tòi, đổi mới Thực hiện Nghị quyết Trung ương sáu, tháng 9 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định tận dụng đất đai nông nghiệp hoang hoá để phát triển sản xuất Tháng 10 năm 1979, Hội đồng Chính phủ công bố quyết định xoá bỏ các trạm kiểm soát không cần thiết, xoá bỏ ngăn sông, cấm chợ Người sản xuất sau khi làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước có quyền được đa sản phẩm dư thừa ra trao đổi trên thị trường Những chính sách trên được lòng dân, khuyến khích nông dân tận dụng hàng hoá để phát triển sản xuất Nhà nước và nhân dân ngày càng đầu tư cao cho sản xuất nông nghiệp Do đó, năm 1979 sản lượng lương thực tăng 1.718.500 tấn so với năm 1978 Trong khó khăn ở một số địa phương, quần chúng nhân dân mạnh dạn tìm tòi, đổi mới tìm lối thoát, “khoán chui” trong các hợp tác xã nông nghiệp, “xé rào” trong Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w