1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngô tuệ linh diễn ngôn về tính yêu và căn tính trong phim decision to leave (park chan wook, 2022

51 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Diễn ngôn về tình yêu và căn tính trong phim Decision to Leave (Park Chan Wook, 2022)
Tác giả Ngô Tuệ Linh
Người hướng dẫn TS. Hoàng Cẩm Giang
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Chuyên ngành Văn học
Thể loại Niên luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC ------ NIÊN LUẬN DIỄN NGÔN VỀ TÍNH YÊU VÀ CĂN TÍNH TRONG PHIM DECISION TO LEAVE PARK CHAN WOOK

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

GI ẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS HOÀNG CẨM GIANG

SINH VIÊN TH ỰC HIỆN: NGÔ TUỆ LINH

MÃ SINH VIÊN: 20032209

NGÀNH H ỌC: VĂN HỌC

B Ộ MÔN: NGHỆ THUẬT HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC

NGÔ TUỆ LINH

DIỄN NGÔN VỀ TÍNH YÊU VÀ CĂN TÍNH TRONG PHIM

DECISION TO LEAVE (PARK CHAN WOOK, 2022)

NIÊN LUẬN

BỘ MÔN: NGHỆ THUẬT HỌC GVHD: TS HOÀNG CẨM GIANG

HÀ NỘI, 12-2022

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài: 6

2 Lịch sử vấn đề: 7

2.1 Lịch sử nghiên cứu tình yêu và căn tính trong văn học và điện ảnh: 7

2.2 Lịch sử nghiên cứu phim Decision to Leave: 10

3 Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 12

3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 12

3.2 Mục đích nghiên cứu: 12

4 Phương pháp nghiên cứu: 13

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 13

1 1 Khái niệm diễn ngôn và nghiên cứu diễn ngôn trong văn học, điện ảnh 13 1.2 Khái niệm và biểu tượng tình yêu: 15

1.3 Các xu h ướng hình thành diễn ngôn tình yêu trong phim điện ảnh 16

1.3.1 Xu hướng lãng mạn hóa (romantic) 16

1.3.2 Xu hướng bi kịch hóa (tragedy) 19

1.3.3 Xu hướng tình dục hóa (erotic) 22

CHƯƠNG 2: TÌNH YÊU VÀ TRÓI BUỘC CỦA LÝ TRÍ: NHỮNG KHỦNG HOẢNG BẢN NGÃ: 24

2.1 Sự trói buộc của lý trí, định kiến và bạo lực với tình yêu: 24

2.2 Sự khủng hoảng của bản ngã: 32

CHƯƠNG 3: TÌNH YÊU VÀ TỰ DO TÂM TƯỞNG: SỰ TÁI KIẾN TẠO CĂN TÍNH 36

Trang 4

3.1 Sự buông bỏ lý trí như là điều kiện để tình yêu bắt đầu: 36 3.2 Sự tìm về với tình yêu tự nhiên như là cuộc hành trình bảo toàn căn tính:

46

KẾT LUẬN 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Niên luận Diễn ngôn về tình yêu và căn tính trong phim Decision to Leave (Park Chan Wook, 2022), hướng dẫn tận tình của TS Hoàng Cẩm Giang Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Hoàng Cẩm Giang đã giúp đỡ, khích

lệ tôi trong suốt quá trình làm bài

Để có được bài nghiên cứu này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy

cô khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, bộ môn Nghệ thuật học Các thầy cô không chỉ đem đến cho tôi nguồn kiến thức quý giá trong suốt quá trình tôi học tập, rèn luyện tại Khoa mà còn là tấm gương truyền cảm hứng cho tôi trong nghiên cứu điện ảnh, văn học

Dù đã cố gắng nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, niên luận không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài viết được hoàn chỉnh hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022 Sinh viên

Ngô Tuệ Linh

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Mỗi một con người trên thế giới này đều phấn đấu là một cuộc đời vì một lý tưởng hạnh phúc nào đó, nhưng bản chất của hạnh phúc là gì nếu không có tình yêu Tình yêu luôn đi kèm nhu cầu muốn có được, sự ràng buộc và giúp hai người trở thành một Bên cạnh đó, căn tính cũng là yếu tố quan trọng hình thành nên những quan điểm và suy nghĩ về tình yêu của con người

Nghệ thuật – một lĩnh vực nhân văn – không thể nào bỏ qua đề tài hấp dẫn

như tình yêu được Tình yêu được kể qua bản nhạc đằm thắm Fur Elise, qua vở

ballet Hồ Thiên Nga, qua mối tình đã hóa thành kinh điển của Romeo và Juliet, “Ái

tình thường là đề tài chính của mọi vở kịch, cổ điển cũng như lãng mạn, Ấn như Âu; đồng thời nó cũng vẫn là chất liệu của phần lớn thi ca trữ tình và hùng tráng” [02,tr23]

Điện ảnh – loại hình nghệ thuật tổng hòa – cũng góp vào kho tàng nghệ thuật nhân loại những tự sự tình yêu đặc sắc Chính nhờ sự hòa trộn các yếu tố nghe – nhìn này đã giúp những bộ phim dễ dàng chạm đến công chúng, cho phép nghệ sĩ

có nhiều cơ hội thể nghiệm ý tưởng nghệ thuật hơn Có thể nói, điện ảnh đã thực sự vượt ngưỡng khỏi một hình thức giải trí đơn thuần như những tranh luận khi nó mới xuất hiện, trở thành loại hình nghệ thuật đích thực và cũng là loại hình nghệ thuật thu hút quan tâm của công chúng nhất Với khả năng kể chuyện đặc biệt của ngôn ngữ điện ảnh, những câu chuyện tình yêu được thể hiện với nhiều tầng bậc ý nghĩa phức tạp như chính nội tại con người

Tình yêu hiện lên trong điện ảnh muôn hình vạn trạng cũng chính như cảm xúc của con người đầy biến động và phong phú Không một tình yêu nào giống tình yêu nào, không một ai yêu đương giống một ai Những tình yêu khác biệt cũng được

kể qua góc nhìn văn hóa, lứa tuổi và góc nhìn của mỗi thời đại và mang đậm dấu ấn

Trang 7

góc nhìn của tác giả đã không ngừng kiến tạo nên những diễn ngôn tình yêu mới Việc tìm hiểu về những diễn ngôn này và cách mà chúng hình thành là một cách để chúng ta khám phá thế giới nội tâm phong phú của con người, những cung bậc kì diệu của tình yêu cũng như những vấn đề thời đại

Những mối tình được kể trong điện anh có thể khác lạ cũng có thẻ rất quen

thuộc Bộ phim Decision to Leave (2022) của đạo diễn Park Chan Wook đã kể lại

một mối tình ngang trái nhưng đẹp giữa cảnh sát và nghi phạm Một tình yêu lạ lùng, trái với đạo đức này đã đạt chiến thắng lớn tại liên hoan phim Rồng Xanh ở các hạng mục như: Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất Nam diễn viên chính xuất sắc nhất (Park Hae Il), Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (Thang Duy), Kịch bản hay nhất,

Âm thanh hay nhất Đặc biết lại Liên hoan phim Cannes 2022, đạo diễn Park Chan Wook cũng đã dành được giải thưởng đạo diễn xuất sắc nhất Đây là bộ phim về tình cảm, lòng tin và sự phản bội gợi mở nhiều góc nhìn mới về tình yêu dưới góc độ trinh thám, tội phạm học Decision to Leave đã đóng góp thêm những kiến giải về

đề tài chưa bao giờ cũ này

Vì những lí do trên, niên luận của tôi chọn nghiên cứu về diễn ngôn tình yêu

và căn tính thông qua phim Decision to Leave (2022) của đạo diễn Park Chan Wook, qua đó thấy được một đóng góp mới của bộ phim trong mảng đề tài này cũng như yếu tố thời đại ảnh hưởng đến sự hình thành diễn ngôn đó

2 Lịch sử vấn đề:

2.1 Lịch sử nghiên cứu tình yêu và căn tính trong văn học và điện ảnh:

Tình yêu là một đề tài được khai thác rất nhiều trong điện ảnh nói riêng và văn học nói chung V.A.Xukhomlinxki cho rằng: “Tình yêu đôi lứa là một lĩnh vực thuộc chủ quyền đặc biệt về đạo đức” , là lĩnh vực tế nhị và dịu dàng nhất, đáng tự hào nhất và dễ bị tổn thương nhất Tình yêu đó là trình độ văn hóa cao của con

Trang 8

người Theo cách con người yêu như thế nào, có thể rút ra kết luận không sai anh ta

là người như thế nào Vì trong tình yêu bộc lộ rõ rệt trách nhiệm cá nhân của con người đối với xã hội tương lai và đối với nền tảng đạo đức của nó Cũng như Vladimir Solovyev cho rằng tình yêu, nhất là tình yêu hữu tính là phương thức chủ yếu để hoàn thiện lịch sử của nó Tình yêu có khả năng nâng con người lên ngang

hàng với thần thánh Và do đó đạt được sự bất tử Siêu lý tình yêu của ông đã mở

rộng phạm vi và nhiệm vụ của tình yêu, đưa tình yêu từ lĩnh vực quan hệ cá nhân sang lĩnh lực quan hệ xã hội, và quan hệ giữa loài người [5]

Tình yêu là chủ đề được quan tâm ở nhiều lĩnh vực Triết học có Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết của Arthur Schopenhauer vào thế kỉ 19 tại Đức đưa ra những kiến giải thấm thía về tình yêu dưới góc nhìn chủng loại “mọi loại tình yêu,

dù cho đượm vẻ thanh khiết cách mấy, cũng đều bắt rễ từ bản năng chủng tính, và chỉ là một bản năng chủng tính được xác định rõ rệt hơn, chuyên biệt hơn, và nói đúng ra, cá biệt hơn” [2, tr.42]; khảo luận Siêu lý tình yêu của Vladimir Solovyev

đã thống kê ra các kiểu loại tình yêu, qua đó khẳng định vai trò hoàn thiện nhân loại của tình yêu, nhất là tình yêu nam-nữ; mới đây, cuốn Luận về yêu của Alain de Botton nhìn về tình yêu như cách con người xác lập sự tồn tại thay vì một thuyết định mệnh lãng mạn và vì thế, “Tình yêu phải được chấp nhận, chứ ta không được tháo chạy vào một niềm lạc quan hay bi quan mang tính học thuyết” [1, tr.252] Tâm

lý và phân tâm học có công trình Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục của Sigmunt Freud, coi tình yêu từ căn bản là một hiện tượng tính dục trong khi tác phẩm Nghệ thuật yêu thương (The art of loving) của Erich Fromm cho rằng cô đơn là bản chất của con người và tình yêu là cách thức tuyệt vời nhất để con người thoát khỏi điều

đó [9]

Trong lĩnh vực tâm lý học và phân tâm học có công trình nghiên cứu Phân

tâm học và tình yêu của hai nhà tâm lý học Sigmund Freud và Erich Fomm Sigmund

Trang 9

Freud Trong Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục của mình, Sigmund Freud đã coi cơ

sở của đời sống sinh - tâm lý, thậm chí đời sống tinh thần, xét cho cùng là bản năng tính dục (libido) Tình yêu là xung lực cơ bản của sinh tồn, là cái libido dục năng thúc đẩy mọi sinh thể tự thể hiện qua hành động Vì vậy, tình yêu tự căn bản là một hiện tượng tính dục Năm 1920, Freud cho rằng có hai bản năng chủ yếu: Eros (thần tình yêu trong thần thoại Hy Lạp) là lực sống và Thanatos (thần chết) là bản năng chết Theo cách diễn giải của ông, Eros là bản năng sáng tạo có tổ chức để bảo tồn

sự sống và giống loài Eros là tình yêu và sự khoái cảm [6]

Theo nhà tâm lý học xã hội Baumeister, căn tính là những định nghĩa mà một

cá nhân đưa ra về chính bản thân mình Những định nghĩa này có thể được xếp vào

ba khía cạnh: khía cạnh liên cá nhân bao gồm vai trò và những mối quan hệ, khía cạnh tiềm năng bao gồm những viễn cảnh bản thân mà người đó muốn trở thành, và khía cạnh giá trị bao gồm những tín niệm và sự ưu tiên trong cuộc sống.[5]

Còn theo nhà tâm lý học phát triển Erik Erikson - cha đẻ của khái niệm khủng hoảng căn tính, căn tính được xây dựng từ những trải nghiệm, mối quan hệ, niềm tin, giá trị, và ký ức của một con người Nói về khủng hoảng căn tính (identity crisis), Erikson cho rằng mỗi giai đoạn trong cuộc đời chúng ta đều được ghi dấu bởi các trải nghiệm mới, những giá trị mới, và thậm chí là những xung đột mới Khi đối mặt với những giai đoạn khó khăn đó, chúng ta có thể cảm thấy khó thích nghi với vai trò đã thay đổi của bản thân mình trong gia đình và xã hội xung quanh, và như vậy,

chúng ta đang đối mặt với khủng hoảng căn tính Trong lý thuyết của Erikson, ông

mô tả tám giai đoạn riêng biệt trong suốt cuộc đời, mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi

sự xung đột giữa thế giới cá nhân bên trong và thế giới xã hội bên ngoài của một cá nhân Erikson xác định xung đột về danh tính xảy ra chủ yếu trong thời niên thiếu

và mô tả các kết quả tiềm ẩn phụ thuộc vào cách một người giải quyết xung đột này Những người không quản lý việc tổng hợp lại các nhận dạng thời thơ ấu được coi là

Trang 10

đang ở trong trạng thái 'khuếch tán nhận dạng' trong khi những người giữ nguyên danh tính đã cho của họ mà không bị nghi ngờ thì có danh tính “bị tịch thu” Theo một số bài đọc của Erikson, sự phát triển của bản sắc cái tôi mạnh mẽ, cùng với sự hòa nhập đúng đắn vào một xã hội và nền văn hóa ổn định, dẫn đến ý thức mạnh mẽ hơn về bản sắc nói chung Theo đó, sự thiếu hụt một trong hai yếu tố này có thể làm tăng khả năng xảy ra khủng hoảng hoặc nhầm lẫn danh tính Căn tính của con người ảnh hưởng tới cách tiếp nhận nhận tình yêu.[14] Con người nổi lên như một chủ thể

ý thức về chính mình trong các mối tương quan Ý thức rằng mình có lý trí và với lý trí ấy con người biết mình Biết mình có những nhu cầu vật chất, giới tính, cảm xúc, tâm lý và tâm linh Biết mình sống trong những mối tương quan Biết về những giá trị đạo đức Biết chọn lựa để đạt được mục đích đời mình là sự hạnh phúc Con người

ấy phải là một người hành triết hơn là thuyết lý triết, “một người tốt nghịch thường, một người khiêm tốn, thông thái, tự chủ, can đảm, chân thật và thực sự quan tâm đến

sự triển nở tốt đẹp của người khác.” Con người ấy phải là người với các đức tính nhân-nghĩa-lễ-trí-tín Con người ấy phải là người biết mình có tự do và có chọn lựa Con người ấy biết rằng mình không thể sống một mình vì biết mình cần được yêu

và có thể yêu Con người như thế hẳn phải là con người luôn biết đặt câu hỏi để kiểm duyệt đời mình, “cân nhắc đời sống và luân lý, tốt và xấu”, biết mình đang sống và sống vì điều gì, vì như Socrates có nói “đời sống không có kiểm thảo là đời sống không đáng sống.”[3] Nói cách khác, con người ấy phải là con người biết ý thức về

sự ý thức của mình

2.2 Lịch sử nghiên cứu phim Decision to Leave:

Park Chan Wook (sinh ngày 23-8-1963) là một đạo diễn điện ảnh, nhà biên kịch, nhà sản xuất phim người Hàn Quốc Ông nổi tiếng với các tác phẩm như: Khu vực an ninh chung, Thirst, Sympathy for Mr Vengeance, Oldboy, Sympathy for Lady Vengeance, The Handmaiden và gần đây nhất là Decision To Leave Giải thưởng Đạo

Trang 11

diễn xuất sắc nhất Cannes 2022 đánh dấu chiến thắng lần thứ 3 của ông tại liên hoan

danh giá này Trước đó, đạo diễn Park đã giành Grand Prix, giải cao thứ hai tại liên

hoan phim, cho phim kinh dị Oldboy năm 2003 Tiếp đó, tại Cannes 2009, ông đạt giải Ban giám khảo, giải thưởng danh giá số 3, cho phim kinh dị Thirst Bên cạnh đó, bộ

phim 18+ The Handmaiden (Người hầu gái) của Park Chan Wook là 1 trong 9 bộ phim

châu Á tham gia tranh giải tại Cannes 2016 và được truyền thông quốc tế ca ngợi

Với thành công rực rỡ tại liên hoan phim Cannes, Rồng Xanh, Decision to Leave không khó để nhận được sự thu hút chú ý của công chúng Đó cũng chính là

lý do mà nhiều trang mạng và tạp chí đưa tin về bộ phim Park Chan Wook là một đạo diễn tài ba nhận được giải thưởng Cannes danh giá đã miêu tả tình yêu thật đẹp

đẽ Nói về tình yêu trong phim của đạo diễn Park, trang Maybe nhận xét rằng nhân vật của Park Chan Wook đến cuối cùng vẫn sống chết vì “yêu”, họ sẵn sàng làm tất

cả để thứ tình cảm rồ dại ấy được sống mãi dù nó có huỷ hoại người kia hay có đi ngược lại mọi chuẩn mực đạo đức Và dẫu là tình yêu hay báo thù, thì bất cứ ai cũng phải chịu trách nhiệm và trả giá cho mọi hành vi của mình Thế nhưng trong tận cùng đau đớn, dường như thấp thoáng ở đó còn có khát khao được cứu rỗi âm thầm nhen nhóm, rằng một lúc nào đó trái tim có thể thôi bị giằng xé bởi hận thù, tâm hồn

có thể thanh thản, và bao dung tha thứ cho chính bản thân ta Đúng vậy, phong cách

đó được thể hiện rõ nét ở bộ phim Decision to Leave (Park Chan Wook, 2022) Tờ

The York Times cho rằng tình yêu trong Decision to Leave bí ẩn mạnh mẽ, kiểu

baroque pha trộn với kiểu định mệnh lãng mạn cổ điển khiến những trái tim đen tối rung động, đó là một câu chuyện về tình yêu bất khả thi — mặc dù ngay cả một người hâm mộ kiên quyết cũng có thể tự hỏi liệu có thể nào nắm bắt được điều ranh

mãnh này không, khéo léo trơn phim trong bài viết ‘Decision to Leave’ Review: A

Labyrinth of Desire Screen Daily [8] Tạp chí điện ảnh hàng ngày của Anh đánh giá rằng: “Với phong cách tân cổ điển đầy quyến rũ, Park Chan Wook đã nâng tầm tranh giải Cannes 2022 và khẳng định lại vị trí của mình như một nhà tạo mẫu hình ảnh vô

Trang 12

song Không có gì hời hợt hay thừa thãi về phong cách của ông ấy ở đây” Tạp chí

Variety của Hoa Kỳ nhận xét về Decision to leave là “một câu chuyện tình yêu tuyệt vời, chói lọi, được bao bọc trong một bí ẩn giết người tinh quái” “Sau thành công của Parasite và sự thống trị màn ảnh nhỏ của Squid Game, nỗi ám ảnh kinh dị mới, xuất sắc của Hàn Quốc đã gọi tên Decision to leave của Park Chan Wook Với phong cách làm phim hóm hỉnh và bi kịch, Park Chan Wook đã tạo ra bộ phim kinh dị đan xen lãng mạn một cách rất công phu” Nhà phê bình nổi tiếng David Ehrlich nhận định Decision

to Leavexứng đáng là phim lãng mạn nhất năm nay Theo đó, ông cho rằng ê-kíp làm phim và đạo diễn Park Chan Wook đã xây dựng kịch bản và phát triển tính cách của

nhân vật một cách hợp lý Decision to Leave sẽ là tác phẩm tâm lý – giật gân chinh phục

được triệu trái tim khán giả [11]

3 Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu

3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Trong niên luận này,chúng tôi tìm hiểu, phân tích và gọi tên diễn ngôn tình yêu

và căn tính của bộ phim Decision to Leave (2022) của đạo diễn Park Chan Wook , cũng

như thấy được yếu tố tác động đến sự hình thành diễn ngôn đó

3.2 Mục đích nghiên cứu:

Thông qua khai thác đề tài, nghiên cứu của tôi nhằm hướng đến các mục đích

cụ thể sau:

Thông qua việc phân tích diễn ngôn, chúng tôi hướng đến việc tìm hiểu các yếu

tố tác động đến sự hình thành quan niệm về tình yêu và căn tính trong phim Bên cạnh

đó, chúng tôi mong muốn đóng góp, làm dày thêm lĩnh vực nghiên cứu diễn ngôn trong phê bình điện ảnh Đề tài này cũng góp phần tiếp nối về nghiên cứu diễn

Trang 13

ngôn và căn tính trong điện ảnh, góp phần làm rõ bức tranh toàn cảnh về diễn ngôn tình yêu đương đại

4 Phương pháp nghiên cứu:

Chúng tôi chủ yếu sử dụng hai công cụ: lý thuyết diễn ngôn và lý thuyết trần thuật để làm sáng tỏ diễn ngôn trong phim Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng một

số thao tác như thao tác so sánh, thao tác phân tích, tổng hợp, thao tác thống kê,…Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Luận văn nghiên cứu sự kiến tạo diễn ngôn trên cơ sở kết hợp các diễn ngôn văn học, mỹ học, điện ảnh Phương pháp phân tích văn bản và liên văn bản: phương pháp này được chúng tôi sử dụng để làm rõ ý nghĩa sự thể hiện tình yêu và căn tính trong các tác phẩm

5 Cấu trúc của niên luận:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Tình yêu và trói buộc của lý trí: Những khủng hoảng bản ngã

Chương 3: Tình yêu và tự do tâm tưởng: Sự tái kiến tạo căn tính

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Khái niệm diễn ngôn và nghiên cứu diễn ngôn trong văn học, điện ảnh

Gần đây, khái niệm diễn ngôn đã xuất hiện rất nhiều trong các bài nghiên cứu

Đã có rất nhiều định nghĩa về diễn ngôn, theo các góc độ khác nhau, ngôn ngữ ,văn hóa, văn học Trước hết, ta cần điểm qua đôi nét về khái niệm diễn ngôn Theo từ điển New Webster’s Dictionary thì diễn ngôn gồm hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là sự giao tiếp bằng lời nói như trò chuyện hay lời nói, bài phát biểu); nghĩa thứ hai là sự nghiên cứu tường minh, có hệ thống về một đề tài nào đó như luận án, các sản phẩm suy luận Trong lí luận hiện nay có ba khuynh hướng nghiên cứu diễn ngôn: đầu tiên

Trang 14

là do các nhà ngữ học đề xuất; hai là lí luận văn học do M.Bakhtin nêu ra; và ba là

xã hội học, lịch sử tư tưởng tiêu biểu mà tiêu biểu là Foucault

M.Bakhtin hiểu diễn ngôn như một đơn vị thực tế của giao tiếp lời nói theo kiểu siêu ngôn ngữ học như vậy là cách hiểu của tu từ học và thi pháp học hiện đại,

nó vượt qua giới hạn giải thích của ngôn ngữ học xem diễn ngôn là cấu trúc thông tin văn bản Tác phẩm văn học ở mọi quy mô có thể xem là đơn vị phát ngôn duy nhất, tức là một diễn ngôn, là sự kiện của sự kiện, hiện thực hóa một chiến lược giao tiếp nào đó trong một hình thái diễn ngôn nhất định

Với Foucault, tình thế còn trở nên phức tạp hơn khi ông chẳng những không

cố gắng đi tìm một định nghĩa thống nhất mà còn hướng tới sự đa dạng hóa nội hàm của thuật ngữ này ngay trong định nghĩa của chính mình: “Thay vì giảm dần các nét

nghĩa đã khá mơ hồ của từ diễn ngôn, tôi tin rằng thực tế tôi đã bổ sung thêm ý nghĩa của nó: lúc thì coi nó như một khu vực chung của tất cả các nhận định, lúc thì coi nó như một nhóm các nhận định được cá thể hoá, và đôi khi lại xem nó như một hoạt động được quy chuẩn (regulated practice) nhằm tạo nên một tập hợp các nhận định” Trong trích dẫn trên, Foucault cùng lúc đưa ra ba định nghĩa về diễn ngôn Định nghĩa thứ nhất mà Foucault nêu ra, theo bình luận của Sara Mills – một chuyên gia

về Foucault - là định nghĩa rộng nhất, theo đó diễn ngôn bao gồm “tất cả các nhận định nói chung” Tiếp đó, bà giải thích rõ hơn, tức là: “tất cả các phát ngôn hoặc văn bản mang nghĩa và có một hiệu lực nào đó trong thế giới thực, đều được coi là diễn ngôn” [4]

Trong suốt chiều dài lịch sử điện ảnh, tình yêu luôn là một yếu tố thu hút các nhà làm phim, kiến tạo nên những mảng màu phong phú về đề tài muôn thuở của loài người Với đặc tính “nói một cái gì đấy về một cái gì đấy” của diễn ngôn (theo Paul Ricoeur) [10], những thông điệp về tình yêu trong phim điện ảnh có thể được nghiên cứu dưới góc độ diễn ngôn nhằm làm rõ quan điểm, thái độ của tác giả cũng như các quyền lực đương thời đã góp phần kiến tạo nên diễn ngôn ấy

Trang 15

Bộ phim One day tạo nên diễn ngôn về tình yêu như là sự bao dung: “Cảm nắng

là khi bạn nhận thấy ưu điểm của một ai đó Yêu là khi bạn chấp nhận những thiếu sót của họ” (Affection is when you see someone’s strengths, love is when you accept

someone’s flaw) Ở một góc độ khác đầy hoài nghi và cô đơn của tuổi trẻ, 500 days

of summer kiến tạo diễn ngôn đầy khắc khoải về tình yêu: “Có những người sinh ra

để yêu nhau nhưng không thể gắn bó với nhau mãi mãi” (Some people are meant to fall in love with each other But not meant to be together) Từ những học thuyết vũ

trụ, tình yêu trong phim I origins lại được nhìn như một hiện tượng khoa học và hiển

nhiên, làm nên một diễn ngôn tình yêu như là định mệnh đầy lãng mạn: “Khi vụ nổ Big Bang xảy ra, tất cả các nguyên tử trong vũ trụ đã hòa vào nhau trong một chấm tròn nhỏ rồi mới vỡ lan ra Vì thế nguyên tử của anh và nguyên tử của em hẳn đã ở cùng nhau và rất có thể đã nhiều lần hòa tan, nén chặt vào nhau suốt 13,7 tỉ năm Những nguyên tử của anh đã biết và luôn quen thuộc với những nguyên tử của em Những nguyên tử của anh đã luôn yêu những nguyên tử của em”

1.2 Khái niệm và biểu tượng tình yêu:

Theo từ điển Oxford [12], tình yêu (“love” trong tiếng Anh) là những cảm xúc dâng trào, sự thu hút sâu sắc và ham muốn thể xác Thực chất, định nghĩa này không phải luôn đúng khi nó cũng chính là một diễn ngôn chịu yếu tố quyền lực của thời đại Vào thời kì phong kiến ở Trung Quốc, với sự ảnh hưởng của Nho giáo, sẽ rất khó để tìm thấy yếu tố tình dục như một phần của tình yêu Tình yêu trong quan niệm Nho gia là sự kết đôi giữa những quân tử - thục nữ biết tu thân:

Quan quan thư cưu Tại hà chi châu Yểu điệu thục nữ Quân tử hảo cầu

(Quan Thư kinh)

Trang 16

Mỗi thời đại, định nghĩa và tiêu chuẩn về tình yêu không giống nhau Khi khoa học phát triển, tình yêu đôi lứa được rất nhiều nhà khoa học ở nhiều ngành khác nhau quan tâm nghiên cứu Quan niệm về tình yêu trong thơ ca hiện đại thể hiện như sau: “Tôi yêu em đến nay chừng có thể/ Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai/…Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng/ Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen/ Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm/Cầu em được người tình như tôi đã yêu em” Cũng bàn đến tình yêu, nhà triết học phương Tây Erich Segal đã nói: “Yêu nghĩa là không bao giờ phải nói rất tiếc” Thánh Thomas Aquinas, định nghĩa tình yêu là "tạo

ra điều tốt lành cho người khác” Nhà triết học Gottfried Leibniz nói tình yêu là "vui mừng vì hạnh phúc của ngưười khác” Tình yêu trong mắt nhà sinh học Jeremy Griffith là "lòng vị tha vô điều kiện" Có thể nói, tình yêu đôi lứa là một trong những thứ tình cảm tuyệt vời và mãnh liệt nhất của con người Đó là thứ tình cảm nồng thắm đến cuồng nhiệt, đắm đuối đến si mê của hai tâm hồn, hai cơ thể đang khao khát được hòa quyện, tan biến vào nhau Được sống trong tình yêu là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của mỗi người

1.3 Các xu hướng hình thành diễn ngôn tình yêu trong phim điện ảnh

1.3.1 Xu hướng lãng mạn hóa (romantic)

Lãng mạn hay tiếng anh là romantic xuất hiện lần đầu vào thế kỉ XVIII, bắt đầu thuật ngữ tiếng Anh romancelike, có nghĩa là giống với nhân vật kỳ lạ trong những tác phẩm thể loại romance thời trung cổ (medieval romance) Lãng mạn được hiểu theo nghĩa chiết tự là sóng tràn bờ, chỉ một sự phóng khoáng, tự do, vượt lên trên mọi ràng buộc Đây là một thể loại phổ biến, dưới hình thức thơ hoặc văn xuôi, liên quan đến truyền thuyết, hiện tượng siêu nhiên hay những chủ đề tình cảm với các nhân vật yêu đương si mê Sau này, thuật ngữ romance được dùng để chỉ những câu chuyện liên quan đặc biệt đến các hiệp sĩ, tinh thần thượng võ, tình yêu cao quý

Trang 17

Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học là một trào lưu có mặt ở hầu hết các nước châu

Âu, nước Mỹ và khu vực Mỹ La tinh Trào lưu này phát triển khoảng từ năm 1750 tới 1870 Vào cuối thế kỷ 18 và sang cả thế kỷ 19, chủ nghĩa Lãng mạn nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu và Hoa Kỳ để thách thức lý tưởng duy lý được giữ chặt chẽ trong thời kỳ Khai sáng Các nghệ sĩ nhấn mạnh rằng cảm nhận và cảm xúc – không chỉ đơn giản là lý trí và trật tự – là những phương tiện không kém phần quan trọng

để hiểu và trải nghiệm thế giới Chủ nghĩa Lãng mạn tôn vinh trí tưởng tượng và trực giác của cá nhân trong hành trình dài kiếm tìm các quyền và tự do cá nhân Những lý tưởng của nó về sức mạnh sáng tạo và chủ quan của nghệ sĩ đã thúc đẩy các phong trào tiên phong vào thế kỷ 20 Những người theo chủ nghĩa Lãng mạn đã tìm thấy tiếng nói của họ trên tất cả các thể loại, bao gồm văn học, âm nhạc, nghệ thuật, và kiến trúc Chủ nghĩa Lãng mạn coi trọng tính cá nhân và tính chủ quan để chống lại sự nhấn mạnh quá mức vào suy nghĩ logic Các nghệ sĩ bắt đầu khám phá nhiều trạng thái cảm xúc và tâm lý cũng như tâm trạng Mối bận tâm về người anh hùng và thiên tài đã chuyển sang những quan điểm mới về nghệ sĩ như một nhà sáng tạo lỗi lạc, người không bị đè nặng bởi những thị hiếu và nguyên tắc hàn lâm bắt buộc

Tình yêu là đề tài quan trọng và chủ yếu của dòng văn học lãng mạn Từ khi ra đời, dòng văn học lãng mạn luôn có một sức sống mạnh mẽ và bền bỉ trong lòng độc giả, là sự lựa chọn gần như hàng đầu của độc giả đại chúng Có không tác phẩm văn

học lãng mạn về tình yêu cũng đã được chuyển thể thành phim như: Romeo và Juliet của W.Shakespeare, Gone with the wind của Margaret Mitchell, Jane Eyre của Charlotte Bronte, Wuthering heights của Emily Bronte, The thorn birds của Colleen McCullough, Pride and prejudice của Jane Austen, Love in the time of cholera của G.G.Marquez, Doctor Zhivago của Boris Pastemak… vốn hầu hết được xếp vào danh sách những cuốn tiểu thuyết lãng mạn hay nhất mọi thời đại, cho đến các câu

chuyện tình best seller bán chạy trên thế giới như: The bridges of Madison của

Trang 18

R.J.Waller, Love story của Erich Segal, One day của David Nicholls, Legends of the

fall của Jim Harrison, The notebook, Fifty shades của E.L.James, A walk to

remember của “ông hoàng tiểu thuyết tình cảm” Nicholas Sparks… Hàng loạt tình

sử kinh điển bất hủ này đã tạo cơ sở cho sự hình thành thể loại phim tình cảm lãng mạn trong điện ảnh

Những bộ phim tình cảm tạo những trải nghiệm tạm thời thoát khỏi cuộc sống thực tại và tạo cảm hứng tưởng tượng cho người xem, đặc biệt nếu hai người yêu nhau cuối cùng vượt qua khó khăn, tuyên bố cho mọi người biết tình yêu của họ, và trải nghiệm cuộc sống "hạnh phúc mãi mãi", được ngụ ý bằng một cuộc gặp gỡ và

nụ hôn cuối phim Trong loạt phim truyền hình lãng mạn, sự phát triển của các mối quan hệ lãng mạn như vậy có thể diễn ra trong nhiều tập phim, và các nhân vật khác nhau có thể trở nên đan xen vào nhau trong các đoạn phim với các cung bậc tình cảm lãng mạn khác nhau Xu hướng lãng mạn hóa thường được thể hiện qua mối tình của một cặp đôi yêu nhau, trải qua nhiều khó khăn trắc trở để đạt đến cái kết viên mãn (happy ending) Các yếu tố mĩ học như không gian lý tưởng và khác biệt, những câu thoại được trau chuốt, những cảnh quay dàn cảnh kĩ lưỡng kết hợp âm thanh ánh sáng, diễn xuất và vẻ đẹp hình thể của diễn viên là những yếu tố được khai thác mạnh trong các phim lãng mạn Những phim được làm theo xu hướng lãng mạn hóa góp phần lớn vào góc độ mĩ học của điện ảnh, ngoài ra còn thể hiện khát khao,

lí tưởng đẹp hóa tình yêu

Để có được một bộ phim tình yêu lãng mạn chinh phục và đáp ứng đúng “tầm đón đợi” của khán giả đại chúng, các nhà làm phim Hollywood đặc biệt quan tâm tới việc sáng tạo ra những cặp đôi yêu nhau ấn tượng, mới mẻ, mang tính thời đại, vừa gần gũi quen thuộc vừa được lý tưởng hóa, khiến người xem phải mơ ước Tình yêu trong điện ảnh phải có sóng gió, khó khăn, không dễ dàng mà các nhân vật có thể đến được với nhau Tình yêu của họ được đặt vào những thử thách vô cùng phong phú Chính những khó khăn này là cơ hội để các nhân vật thể hiện được tình yêu

Trang 19

mãnh liệt của mình bằng cách đấu tranh, vượt mọi khó khăn để giành lấy tình yêu

đó Có thể nhắc tới một vài mối tình kinh điển như tình yêu bị ngăn cách bởi khác tầng lớp giàu – nghèo giữa nàng Rose quý tộc và Jack bình dân trên con tàu Titanic,

tình yêu đồng tính bị ngăn cấm của hai chàng cao bồi trong Brokeback moutain, tình yêu giả tưởng của một cô gái và ma cà rồng trong Twilight,

Bên cạnh đó, yếu tố lãng mạn của các phim tình yêu còn được tìm kiếm và khai thác thông qua những yếu tố khác của tự sự và tính mỹ học Các yếu tố tự sự đó là:

không gian tình yêu lý tưởng và khác biệt (The English patient, The love, Titanic,

Brokeback mountain, In the mood for love, happy together, The hole…); những chi

tiết, tình huống lãng mạn, ấn tượng (ví dụ: anh chàng si tình Noah trong The

notebook ngày nào cũng viết một lá thư cho người yêu dù không bao giờ nhận được hồi âm; Tô Lệ Chân và Châu Mộ Văn tập diễn cảnh tình yêu trong In the mood for

love, cô gái điếm đóng vai bạn gái bạn gái của thương gia trong Pretty women….);

những câu nói, câu thoại về tình yêu ý nghĩa, chạm tới trái tim người xem (ví dụ:

“Love means never having to say you are sorry” – yêu là không bao giờ phải nói lời

hối hận, trong phim Love story ; “Love is like the wind, you can't see it but you can

feel it” – tình yêu như một cơn gió, bạn không thể thấy nhưng bạn luôn có thể cảm

nhận được” trong phim A walk to remember…).

1.3.2 Xu hướng bi kịch hóa (tragedy)

Bi kịch (trong tiếng Hy Lạp cổ, tragōidia, tiếng Anh: traged) là một hình thức kịch dựa trên sự đau khổ của con người, khiến cho khán giả cảm thấy bị thu hút hoặc hứng thú khi xem Thể loại bi kịch thường được vận dụng vào các loại hình hư cấu khác như phim ảnh, tiểu thuyết, truyện tranh, v.v nhằm tạo cho người xem những mối đồng cảm với hoàn cảnh của nhân vật và đạt đến mức độ xúc động sâu sắc Bi kịch có thể là yếu tố chủ đề của tác phẩm, hoặc ám chỉ đến tâm điểm chính là một kết thúc chứa đựng sự mất mát to lớn về nhiều mặt

Trang 20

Bi kịch là một dạng Kịch trong đó các câu chuyện kể tập trung vào sự bất hạnh

và đau khổ của con người, thường ở dạng những sự kiện khủng khiếp, đau buồn giáng xuống nhân vật chính Cụ thể, các bi kịch có xu hướng đi theo một nhân vật chính (hoặc nhiều nhân vật chính) với một khuyết điểm chết người (phổ biến nhất là tính kiêu ngạo) và kết quả là họ bị thất sủng, thường kết thúc bằng cái chết Phim bi kịch (đặc biệt là những phim được sản xuất ở phương Tây) chịu ảnh hưởng nổi bật, thậm chí đôi khi trực tiếp dựa trên các tác phẩm của William Shakespeare, chẳng

hạn như Hamlet (1996) và Romeo & Juliet (1996) Tương tự như vậy, có những

truyền thống song song khác trên toàn cầu: phim bi kịch Nhật Bản thường bắt nguồn

từ sân khấu Nhật Bản thời phong kiến, đặc biệt là những phim được làm trong bối

cảnh điện ảnh Jidaigeki , như trong Tự sát kép (1969) Các tác phẩm bi kịch nổi bật

khác bao gồm bi kịch Hy Lạp, được minh họa trong Edipo re [Oedipus Rex] (1967),

và truyện dân gian bi kịch ( Faust: Eine deutsche Volkssage [Faust: Truyền thuyết dân gian Đức](1926)) cũng khá phổ biến Mặc dù nhiều phim bi kịch hiện đại tuân theo các quy ước truyền thống, nhưng các ví dụ hiện đại của thể loại này cũng đã xa rời nguồn gốc cổ điển của chúng ở một mức độ nào đó, với việc các nhà làm phim thử nghiệm hoặc thay đổi cấu trúc cốt truyện và vai trò nhân vật cũ hơn

Tinh thần của những bộ phim theo xu hướng này có thể được khái quát tốt nhất bằng một câu thoại trong phim Kodakchrome: “Không có thứ nghệ thuật có giá trị nào được tạo ra từ hạnh phúc.” (No art worth a damn was ever created out of

happiness) Trong Siêu lý tình yêu có viết: “Tình yêu mãnh liệt đặc biệt thường đa

số là bất hạnh, mà tình yêu bất hạnh rất hay đẩy đến tự sát dưới hình thức này hay hình thức kia”[ Những bộ phim theo xu hướng bi kịch hóa thường tập trung khắc họa những tình yêu đẹp, mãnh liệt nhưng cuối cùng vì một lí do nào đó lại không thể đến được với nhau, gây ra những day dứt trong lòng người xem Các yếu tố mĩ học trong phim cũng được khai thác mạnh, điều khác biệt so với xu hướng lãng mạn

Trang 21

hóa chủ yếu là ở kết thúc không viên mãn, thay vì thỏa mãn tầm đón đợi của người xem, những phim theo xu hướng bi kịch hóa thường tạo ra những kết thúc gây tiếc nuối

Trong thể loại phim tình cảm, bên cạnh xu hướng lãng mạn hóa về tình yêu thì xu hướng bi kịch hóa là một lựa chọn vừa mang tính mỹ học vừa đáp ứng thị hiếu của người xem Ở Hollywood, cũng như các thể loại khác, cấu trúc của phim tình cảm được công thức hóa thành 3 hồi để hình thành nên cốt truyện mẫu (gốc): Hai người gặp gỡ và yêu nhau – Họ trải qua những thử thách kịch tính - Cuối cùng họ

có được cái kết happy end (xu hướng lãng mạn hóa) hoặc kết bi (xu hướng bi kịch hóa) Từ công thức đó, để có thể biến hóa nên “muôn hình vạn trạng” các chuyện tình hấp dẫn và mới mẻ khác nhau, thì những thử thách kịch tính (mà trong khái niệm của kịch bản được gọi là vật cản) sẽ phải rất đa dạng và phong phú Đó là những biến cố cản trở, xung đột, khủng hoảng, mâu thuẫn về: giàu nghèo, tôn giáo, địa vị xã hội hoặc chủng tộc, bệnh tật, chia rẽ gia đình, những ràng buộc tâm lý, sự khác nhau về lối sống quan niệm định kiến, những căng thẳng của cuộc sống thường nhật, những cám dỗ, sự phản bội… tất cả đều có thể thành nguy cơ theo các cấp độ khác nhau đe dọa, phá vỡ sự gắn bó và đạt tới tình yêu của đôi uyên ương Có thể kể

ra những bộ phim điển hình sau: cái tôi và sự kiêu hãnh quá lớn cùng những bi kịch

đời thường giết chết tình yêu trong Gone with the Wind; chiến tranh và sự xáo trộn của thời cuộc giết chết tình yêu trong Casablanca, The English Patient; bổn phận và trách nhiệm giết chết tình yêu trong The Bridges of Madison County; thảm họa giết chết tình trong Titanic; lời nói dối thơ ngây giết chết tình trong Atonement; định kiến xã hội giết chết tình trong Brokeback Mountain, Carol, In the Mood for Love;

sự vỡ mộng giết chết tình yêu trong Revolutionary Road; sự lãng quên giết chết tình

trong Eternal Sunshine of the Spotless Mind

Trang 22

1.3.3 Xu hướng tình dục hóa (erotic)

Thể loại phim Erotic (khiêu dâm) là một dòng phim luôn tốn nhiều giấy mực nhất của giới phê bình và luôn gây được sự tò mò phấn khích ở người xem Khác với loại phim Pornography (phim khiêu dâm thuần túy, hay còn có các tên gọi nôm

na khác là phim con heo, phim cấp 3) chỉ đơn thuần thỏa mãn nhu cầu nhục dục, Eroticlà phim có yếu tố và xu hướng tình dục thuộc dòng phim chính thống, các yếu

tố khiêu dâm trong đó được sử dụng và thể hiện qua ngôn ngữ điện ảnh một cách nghệ thuật Do đó, nhiều bộ phim Erotic được đánh giá ở mức kiệt tác, là những bộ phim tạo được sức ảnh hưởng vượt tầm thời đại và đoạt rất nhiều giải thưởng điện ảnh cao quý (Oscar, Cành cọ vàng, Sư tử vàng, Gấu vàng…)

Xu hướng tình dục hóa xuất hiện muộn hơn so với hai xu hướng kể trên, ngoài ra những phim erotic cũng gặp phải nhiều chỉ trích vì ranh giới giữa chúng với phim khiêu dâm thuần túy là quá mong manh Ở thời điểm mà phim erotic được chấp nhận rộng rãi, ấy cũng là khi một diễn ngôn mới về tình yêu được hình thành, và những điều kiện khả thể lúc ấy (cách mạng tình dục, phong trào nữ quyền, cách tân nghệ thuật,…) chính là những yếu tố quyền lực giúp hình thành diễn ngôn Những phim thuộc xu hướng tình dục hóa thường hướng tới mô tả tình dục như là minh chứng thăng hoa cao nhất của tình yêu Vẻ đẹp cơ thể người được khai thác triệt để trong dòng phim này, xong các yếu tố mĩ học khác như lời thoại, dàn cảnh và yếu tố hấp dẫn về mặt cốt truyện vẫn luôn được khai thác nhằm đảm bảo giá trị nghệ thuật của phim

Cách phân chia theo ba xu hướng kể trên khá đầy đủ và bao quát với dòng chảy của điện ảnh Qua việc phân chia xu hướng kiến tạo diễn ngôn tình yêu trong điện ảnh, ta có thể đọc được không chỉ các điều kiện hình thành diễn ngôn trong một phim và còn nhìn rộng được ra những điều kiện hình thành diễn ngôn của dòng phim

Trang 23

ấy Cũng qua đó, ta thấy rằng không có định nghĩa luôn đúng nào về tình yêu nói riêng và vạn vật nói chung Những diễn ngôn và quyền lực kiến tạo luôn chi phối cách chúng ta nhận định, và việc nói về “tình yêu” với một tiền giả định rằng chúng

ta có một định nghĩa như nhau có thể đem đến những cuộc tranh luận không hồi kết

và những xung đột không cần thiết

Liệu có đúng đắn không khi đưa những chuyện bí mật của chốn phòng the ra để tất cả mọi người cùng chiêm ngưỡng Không thể nói rằng về nguyên tắc tình dục bị cấm đưa lên màn ảnh Nghệ thuật là tác phẩm của ba vấn đề khởi thủy mà toàn bộ loài người đã trải qua: đấu tranh sinh tồn, duy trì giống nòi (tình yêu), cái chết Điện ảnh so với các loại hình nghệ thuật khác, đề cập tới tình dục nhiều hơn

Trong số những nhà điện ảnh đầu tiên đã khiến công luận phải kinh động khi đưa

ra những cảnh dục tính là đạo diễn người Đức R.Osvald Như nhà nghiên cứu lịch

sử điện ảnh J.Sadul nhận xét, các phim mà Osvald làm năm 1917-1919 đã cố gắng thể hiện khát vọng của nhân dân bị đàn áp bởi chiến tranh thế giới thứ nhất, muốn thỏa mãn các nhu cầu sinh tồn của mình Nhà lý luận người Đức Z.Krakauer cho rằng, những phim đó “là những phim xoàng xĩnh dành cho những khán giả dễ dãi”, phần đông dư luận nước Đức bấy giờ không tỏ ra có những xáo động đặc biệt, chẳng hạn như xé màn ảnh trong các rạp, thu giữ các bản sao phim, biểu tình chống đối của thanh niên Cuối cùng, phần lớn các nhà điện ảnh thông qua các biện pháp: mùa thu năm 1919 các hãng phim lớn thành lập kiểm duyệt tự nguyện Mùa xuân năm 1921, chính phủ tiến hành kiểm duyệt

Trên màn ảnh của các nước châu Âu khác thời đó hầu như chưa xuất hiện các cảnh gợi tình Một trong những nguyên nhân là sự thống trị của điện ảnh Mỹ, một nền điện ảnh khi đó chịu sự kiểm soát đạo đức mạnh mẽ do tác động xã hội, nhà thờ, trường học, gia đình

Trang 24

Điện ảnh Thụy Điển nổi lên như một hiện tượng đặc biệt Việc sản xuất các phim tình dục ở đây không gặp phải sự phản đối mạnh mẽ Trong thời gian dài, phim được phát hành trong phạm vi các nước Skandinavi Vào đầu những năm 50 mới có sự đột phá, khi một loạt các phim tình dục sản xuất ở Thụy Điển được chiếu trên màn ảnh Mỹ và châu Âu, để lại nhiều bàn tán ầm ĩ

Thành công của một số phim từ châu Âu đã cố gắng vượt qua sự cố thủ kiên cường của dư luận xã hội Mỹ vốn bảo vệ màn ảnh của mình không bị tình dục xâm nhập Sự cố thủ đã bị phá vỡ Kết quả là cuối cùng năm 50, hàng loạt phim tình dục

đã được Hollywood tung ra Những năm 60, việc sản xuất những phim này bị thua

lỗ, vào đầu những năm 70 mới hồi phục lại

CHƯƠNG 2: TÌNH YÊU VÀ TRÓI BUỘC CỦA LÝ TRÍ: NHỮNG KHỦNG HOẢNG BẢN NGÃ:

2.1 Sự trói buộc của lý trí, định kiến và bạo lực với tình yêu:

Tình yêu là một thứ con người ta rất khó nắm bắt được Trong Decision to

Leave tình yêu xuất hiện lên với những trói buộc của lý trí, định kiến xã hội Hae Jun một viên cảnh sát miệt mài với công việc phá án của mình Anh là con người ưu

tú của sở cảnh sát Busan, có năng lực được đồng nghiệp kính nể Sự thông minh của anh có nền tảng là logic, nguyên tắc, yêu nghề và kỷ luật Chỉ cần nghi phạm để lại

sơ hở nhỏ, anh sẽ hình dung được rõ nét toàn bộ diễn biến Lúc nào viên cảnh sát ấy cũng nghĩ về công việc bất kể ngày đêm Nếu một người không ngủ được vì lo lắng quá nhiều về công việc thì Hae Jun lại phải làm việc vì không thể ngủ được Anh là một con người đa cảm và luôn sống cho mọi người trước bản thân mình Có thể nói anh là người sống chết vì các vụ án, mẫu mực và đầy trách nghiệm

Trang 25

Sau khi nhận được vụ án người đàn ông mất do ngã từ trên núi cao xuống, Hae Jun bắt tay ngay vào việc điều tra Tại hiện trường, Hae Jun tỉ mỉ xem xét từng hiện vật và từ chối sử dụng trực thăng để lên núi mà chọn cách leo lên núi như nạn nhân đã từng Viên cảnh sát này không ngại khó khăn và nguy hiểm Dù ghét máu nhưng Hae Jun từ chối trốn tránh mà nhất quyết cảm nhận nỗi đau của nạn nhân một cách trực diện Đối với Hae Jun, đòi lại công bằng cho nạn nhân chính là trách nhiệm

và sứ mệnh của anh Hae Jun cho rằng: “Giết người cũng giống như hút thuốc, chỉ

có lần đầu là khó thôi” Nếu để hung thủ tại ngoại, chẳng gì có thể bảo đảm người

đó sẽ không tiếp tục gây án Vậy nên án chưa được phá thì Hae Jun cũng không thể ngủ được Điều này cũng lí giải mỗi khi đuổi bắt tội phạm, dù mệt cỡ nào anh cũng không bỏ cuộc Hae Jun là một vị cảnh sát có nguyên tắc của bản thân, luôn giữ một cái đầu lạnh trong mọi tình huống để đưa ra một quyết định công tâm nhất

Hình ảnh Hae Jun leo núi để điều tra về cái chết của Ki Do Soo

Tại đây anh đã gặp Seo Rae - vợ của nạn nhân và cũng là nghi phạm số 1 cho cái chết của Ki Doo Soo Hae Jun quan sát rất kĩ từng cử chỉ, khẩu hình của nghi phạm, lấy điện thoại để chụp lại những chi tiết bất thường Hae Jun sử dụng mọi năng lực, kỹ năng nghiệp vụ của bản thân để đưa vụ án ra ánh sáng Hae Jun tìm hiểu một cách kỹ càng từng người tiếp xúc với Seo Rae như giám đốc trung tâm làm

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w