Tồn cảnh Bến Nhà Rồng gồm 4 phần chính được bố trí cân đối, hài hòa: ● Cổng vào ● Đài phun nước nằm giữa khuôn viên, được thiết kế theo hình tròn, với những đầm sen “nhuộm hồng” Đài phun
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP HCM
KHOA NG Ữ VĂN ANH
Đề tài:
TRƯNG BÀY CỦA BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
Trang 2M ỤC LỤC
L ỜI MỞ ĐẦU 3
CH ƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG 4
1) Vị trí địa lý 4
2) Lịch sử Bảo tàng Hồ Chí Minh 5
3) Bảo tàng Hồ Chí Minh qua các triển lãm 6
CH ƯƠNG II: NHẬN THỨC CỦA BẢN THÂN 9
1) Nhận thức của bản thân về nội dung trưng bày của Bảo tàng Hồ Chí Minh liên quan đến môn học 9
2) Cảm nhận của bản thân sau khi tham quan Bảo tàng 19
CH ƯƠNG III: LỜI TỰ SỰ CỦA BẢN THÂN 21
CH ƯƠNG IV: BỘ SƯU TẬP HÌNH ẢNH SAU CHUYẾN THAM QUAN 22
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong trái tim mỗi người dân Việt Nam, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn không chỉ đơn thuần là một biểu tượng, mà là mảnh ghép không thể thiếu trong tâm hồn của dân tộc Bác không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một tượng đài sống mãi với thời gian, đó là hình ảnh sống động của lòng yêu nước nồng nàn, lòng quyết tâm kiên cường và đạo đức cao quý
Người thực sự là một con người vĩ đại, một vị lãnh tụ tài ba, đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc Cuộc đời và sự nghiệp của Người là một tấm gương sáng ngời cho muôn thế hệ noi theo
Chính vì vậy, hình ảnh của Người luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo của biết bao nhiêu thi
sĩ và tác gia Việt Nam Trong đó, Chế Lan Viên từng bộc bạch những cảm xúc nhớ nhung, thương tiếc và lòng biết ơn vô hạn đối tới Người thông qua những vần thơ đậm chất trữ tình nhưng thấm thía lòng người vô cùng trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”:
“Đất nước đẹp vô cùng Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
Khi bờ bãi dần lui hàng xóm khuất, Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.”
Thật vậy, cái cao cả của Bác Hồ không chỉ được gói ghém trong mỗi cái hình tượng, mệnh
đề siêu hình, siêu vượt, mà bằng những điều gần gũi nhất, đời thường nhất trong cuộc đời Bác
Hồ Chính ở đó, cái cao cả của “tấm lòng lãnh tụ” được vẫn sáng ngời - ánh sáng của chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo
Vì vậy, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Dương Kiều Linh - giảng viên hướng dẫn của chúng em - dưới sự hướng dẫn tận tình của Cô, chúng em đã có một buổi tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh rất tuyệt vời và bổ ích Ngoài ra, Cô cũng đã hướng dẫn tận tình, không ngại dành thời gian, cung cấp thông tin tổng quan cho em hoàn thành bài thu hoạch này
Trang 4I) GIỚI THIỆU CHUNG
1) Vị trí địa lý
Bảo tàng Hồ Chí Minh (hay Bến Nhà Rồng) - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay tọa lạc tại số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, là một trong những bảo tàng lớn nhất Việt Nam, nằm ở vị trí đắc địa tại ngã ba sông Sài Gòn, với khuôn viên rộng lớn, thoáng mát Toàn cảnh Bến Nhà Rồng gồm 4 phần chính được bố trí cân đối, hài hòa:
● Cổng vào
● Đài phun nước nằm giữa khuôn viên, được thiết kế theo hình tròn, với những đầm sen
“nhuộm hồng”
Đài phun nước
● Bảo tàng là nơi trưng bày các hiện vật, tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hình ảnh từ trong bảo tàng chụp ra ngoại cảnh
● Bức tượng Nguyễn Tất Thành được đặt chính giữa khuôn viên, là biểu tượng của lòng kính yêu vô bờ bên của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ
Trang 5Tượng Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
2) Lịch sử Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo tàng nằm trong tòa nhà trước đây từng là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Messageries Imperiales) - một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn
Ngôi nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 và hoàn thành vào năm 1863 với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt” - một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam Nói sơ về lối kiến trúc này, trong quan niệm của người Việt, con rồng là biểu tượng của sức mạnh vũ trụ, của sự quyền uy, cao quý và may mắn Hai con rồng trong mô típ Lưỡng long chầu nguyệt tượng trưng cho hai lực tương tác Âm - Dương, thể hiện sự cân bằng và hòa hợp trong vũ trụ Như vậy, mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt” không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa,
mà còn thể hiện những giá trị nhân văn sâu sắc Mô típ này thể hiện ước vọng của con người
về một thế giới hòa bình, thịnh vượng, nơi Âm - Dương hài hòa, cân bằng
Năm 1955 sau khi thực dân Pháp thất bại, hương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thế hai con rồng
cũ bằng hai con rồng mới với tư thế thay đầu ra ngoài
Tại nơi đây, vào ngày 05/06/1911, người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Tất Thành
dã xuống tàu Amiral Latouch Treville (với tên Văn Ba) ra đi tìm đường cứu nước Sau hơn 30
Trang 6năm bôn ba ở nước ngoài với biết bao gian khổ khó khăn, nhưng với sự quyết tâm cùng với một tấm lòng nồng nàn yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã tìm thấy con đường giúp nước nhà tìm thấy độc lập tự do
Để lưu giữ những dấu ấn lịch sử của sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, sau ngày đất nước thống nhất, ngôi Nhà Rồng - nơi Bác Hồ đã lên tàu Amiral Latouche Tréville khởi hành cho chuyến đi lịch sử - được giữ lại và trở thành Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh Năm 1995, Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh quyết định đổi tên Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thành "Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP Hồ Chí Minh"
Hiện nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP Hồ Chí Minh có 7 phòng trưng bày, trong
đó có 4 phòng trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh Các phòng trưng bày này giới thiệu một cách toàn diện và sâu sắc về cuộc đời, sự nghiệp của Người, từ thời niên thiếu đến khi trở thành lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam
Ngoài ra, Bảo tàng còn có 3 phòng trưng bày chuyên đề đặc biệt, nhấn mạnh đến những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, như:
● Phòng trưng "Bác Hồ với miền Nam" giới thiệu về tình cảm của Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ
● Phòng trưng bày "Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước" giới thiệu về bối cảnh lịch sử, lý
do và hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ
● Phòng trưng bày "Hệ thống đền thờ Bác Hồ ở Nam Bộ" giới thiệu về các đền thờ Bác
Hồ ở miền Nam, thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ
Vậy nên, mỗi chuyến tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh giống như một chuyến tàu kí ức, đưa
du khách ngược dòng thời gian, trở về với những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam
3) Bảo tàng Hồ Chí Minh qua các triển lãm
Bảo tàng Hồ Chí Minh được chia làm 2 tầng chính:
Tầng 1 gồm có:
● Phòng tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trang 7Phòng thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh
● Phòng trình bày chuyên đề “Hồ Chí Minh - Cuộc hành trình của thời đại”
● Phòng trình bày chuyên đề “Bác Hồ với miền Nam & miền Nam với Bác Hồ”
Chân dung của Bác Hồ Tượng “Nắm đất Miền Nam”
● Phòng triển lãm “Đi qua cuộc chiến”
● Gian trưng bày “Những Tuyên ngôn độc lập”
Trang 8Tuyên ngôn độc lập Bình Ngô đại cáo Nam quốc sơn hà
● Gian trưng bày “Sài Gòn những năm 1970” với hình ảnh tiêu biểu là một phương tiện
Trang 9● Phòng trưng bày chủ đề thứ hai “Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh, bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa”
● Phòng trưng bày chủ đề thứ ba “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người tổ chức, lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thắng lợi và xác lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa”
● Phòng trưng bày chủ đề thứ tư “Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 1954 - 1969”
● Các gian trưng bày khác về một số hình ảnh cuộc sống đời thường về Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như tinh thần hiếu học “Học tập là phải suốt đời” của Bác
II) NH ẬN THỨC CỦA BẢN THÂN
1 ) Nhận thức của bản thân về nội dung trưng bày của bảo tàng Hồ Chí Minh liên quan đến môn học?
Nội dung của các buổi triển lãm trong Bảo tàng Hồ Chí Minh tập trung vào các giai đoạn quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đó bao gồm giai đoạn từ thời thơ ấu và tuổi trẻ của ông, việc tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin (1890-1920), những bước tiến sáng tạo trong việc áp dụng lý thuyết của Lenin vào vấn đề thuộc địa và việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1920-1930) Đặc biệt, bảo tàng tập trung vào quá trình tổ chức và lãnh đạo của Hồ Chí Minh trong Cách mạng Tháng Tám, việc thành lập Đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và việc tiến hành kháng chiến chống Pháp (1930-1954) Nó cũng chi tiết về thời kỳ lãnh đạo của Hồ Chí Minh trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
và cuộc chiến đấu chống Mỹ để giải phóng miền Nam, mục tiêu cuối cùng là thống nhất đất nước (1954-1969) Cuối cùng, nội dung của bảo tàng cũng ghi nhận Di chúc của Hồ Chí Minh, tài liệu quan trọng ghi lại ý chí và tinh thần của ông về tương lai của quốc gia
Trong quá khứ đầy sóng gió của lịch sử, nước Việt đã một lần nữa bị cuốn vào vòng xoáy của những thảm họa - thời kỳ địa vị và sức mạnh đến từ những nơi xa xôi, khi toàn bộ thế giới chìm trong bóng tối của chủ nghĩa đế quốc Sự nhục nhã, điều tàn, bất công và uất hận nhuốm màu bầu trời đất nước, từ những ngõ hẹp của làng quê đến những con phố linh hoạt đầy năng lượng quốc gia Một lần nữa, dân tộc Việt Nam đứng dậy, chờ đợi những vị anh hùng nổi lên
từ hàng triệu người Khi đặt chân vào bảo tàng, tôi cảm thấy vô cùng may mắn khi được sinh
ra trong một thời đại hòa bình, độc lập, tự do Tôi hiểu rằng, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua biết bao đau thương, mất mát để có được hòa bình hôm nay
Trang 10Sài Gòn những ngày đầu kháng chiến chống Pháp
Nhân vật anh hùng lần này không được chọn lựa từ giới quý tộc hoặc những người được nuôi dưỡng trong nhung lụa của cung đình, mà bắt đầu từ một cuộc hành trình Không phải để
lệ thuộc hay nhờ cậy vào ai khác, mà để khám phá chân lý, để trở lại với sức mạnh thật sự của dân tộc Hướng về phương Tây, nơi văn minh nở rộ song cũng là nơi mầm mống của sự bá đạo,
để tìm kiếm chất xám để chữa lành vết thương cho đất nước, để tìm ra vũ khí để đánh bại kẻ thù
Những dòng lịch sử không thể nào nói hết cuộc hành trình thiêng liêng của người anh hùng này, câu chuyện lãng mạn, truyền kỳ, và hoàn mỹ nhất trong hành trình lịch sử của dân tộc: Chủ tịch Hồ Chí Minh
Mô hình nhà của Bác ở Nghệ An Chân dung gia đình của Bác
Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, những câu chuyện của người hướng dẫn viên với tôi không chỉ đơn thuần là những dòng lịch sử, mà chúng còn là một tấm gương sáng, một đại diện sống động của sức mạnh kiên cường và quyết tâm không ngừng của một con người Sơ lược về gia đình của Người, Bác được sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước gốc nông, thân phụ của
Trang 11Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc Tuy làm quan nhưng ông vẫn sống rất thanh bạch, khiêm tốn, thương người nghèo vì tư tưởng yêu nước tiến bộ và nhân cách cao thượng của cụ đã ảnh hưởng sâu sắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh Mẹ của Bác là cụ bà Hoàng Thị Loan Bà là người phụ nữ đảm đang, tần tảo và hết mực yêu thương chồng con Mặc dù đã qua đời khi tuổi còn rất trẻ nhưng cụ bà cũng để lại cho các con ấn tượng về hình mẫu một người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó Chủ tịch Hồ Chí Minh là người con thứ ba trong gia đình Bác có một chị gái
là bà Nguyễn Thị Thanh và một anh trai là Nguyễn Xuân Kiêm Cả hai anh chị của Bác đều là những người yêu nước, tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp Họ đều bị Pháp bắt giam
và chịu cảnh tù đày khổ sai Ngoài ra, Bác Hồ còn có một em trai là Nguyễn Xuân Nhuận Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, em trai của Bác đã mất sớm nên ít được nhắc đến
Từ nhỏ, Nguyễn Tất Thành đã được cha mẹ giáo dục lòng yêu nước thương nòi Thường được nghe cha và các bạn của cha bàn luận về việc nước, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí cứu nước
Sống trong cảnh ách đô hộ thực dân Pháp, Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến khổ đau và sự thất bại của những phong trào kháng chiến Tuy nhưng, ông không chịu khuất phục trước sự đàn áp, mà đã nhanh chóng có chí đuổi theo ý chí độc lập cho dân tộc, với hy vọng đem lại tự
do và hạnh phúc cho người dân Thời gian làm việc tại cảng Sài Gòn giúp ông thấu hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống của người nông dân, sự khổ cực của họ, và thông qua ví dụ của mình, ông truyền đạt niềm tin cho họ "Muốn thành công, phải biết học hỏi, tiếp thu kiến thức, nắm bắt sự văn minh", Nguyễn Sinh Cung đã tự mình vượt lên trên những người đồng đàn trong việc tư duy, để tìm ra lối đi mới, để làm những điều vĩ đại
Năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời quê hương, lên tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước Trong suốt 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Tất Thành đã đi qua nhiều nơi, từ Á sang Âu, Phi, Mỹ, Ngoài ra, Bác Hồ đã trải qua nhiều nghề nghiệp khác nhau, tự học 10 ngoại ngữ, trong đó có 6 thứ tiếng thông thạo là Anh, Pháp, Đức, Ý, Nga và Trung Quốc Nhờ đó, Người có thể tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau và mở rộng tầm nhìn Bác Hồ cũng tham gia nhiều phong trào công nhân, quần chúng trên thế giới để tìm hiểu cuộc sống của nhân dân các nước Tại Mỹ, Người đã chứng kiến sự phân biệt chủng tộc giữa người da đen và da trắng, sự bất công đối với phụ nữ Những trải nghiệm này đã khiến Người càng thêm quyết tâm tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam
Trang 12Mô hình tàu Đô đốc - Latouche-Treville
Bản đồ hành trình 30 năm cứu nước của Bác Hồ
Cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tinh thần tự học, tự rèn luyện của Người Trong suốt 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Người đã tự học 10 ngoại ngữ, trải qua nhiều nghề nghiệp khác nhau để mở mang kiến thức Người đã chứng minh rằng, chỉ cần có quyết tâm và nỗ lực, con người có thể chinh phục mọi khó khăn, thử thách Tinh thần tự học của Bác Hồ đã có tác động sâu sắc đến tinh thần tự học của sinh viên Việt Nam Sinh viên Việt Nam ngày nay được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, độc lập,
tự do Tuy nhiên, chúng ta vẫn luôn được nhắc nhở về truyền thống hiếu học của dân tộc, về tấm gương sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Tôi tin rằng, tinh thần tự học của sinh viên Việt Nam sẽ ngày càng được phát huy Sinh viên Việt Nam sẽ không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để trở thành những người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh
Bảo tàng Hồ Chí Minh không chỉ đơn giản là một di tích lưu giữ hiện vật, mà nó là một biểu tượng sống động của sự vĩ đại và phong cách tư tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng qua cuộc đời mình Các trưng bày, hiện vật không chỉ là những khung ảnh cố định về quá khứ,
mà chúng còn là những kho tàng quý giá của tri thức và tinh thần, là hồi ức sống động về những
nỗ lực không ngừng nghỉ, không ngừng hoàn thiện của người lãnh đạo tài ba Rõ ràng, những
Trang 13hình ảnh này có cho thấy mối liên kết chặt chẽ đến tư tưởng Hồ Chí Minh và quá trình hoạt động cách mạng của người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc Đồng thời với việc lãnh đạo cách mạng giành lại độc lập và tự do cho Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng liên tục hoàn thiện hệ thống
tư tưởng của mình và sáng tạo áp dụng triết lý Mác-Lênin Hệ thống tư tưởng mà ông đã xây dựng ngày nay trở thành nguồn cảm hứng quan trọng cho sự tiến bộ và phát triển của quốc gia
Ngoài ra, khi bước vào phòng trưng bày về quá trình hoạt động cách mạng của Bác Hồ, tôi thực sự bị ấn tượng và ngạc nhiên Điều này bởi vì việc theo đuổi con đường cách mạng vô sản thực sự đem lại sự chính xác và phù hợp Sự thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga vào năm 1917 đã mở ra một kỷ nguyên mới, mang đến ánh sáng hy vọng cho những dân tộc đang chịu đựng áp bức Cảm xúc phấn khích và niềm tin vào một tương lai rạng rỡ của cách mạng Việt Nam và cách mạng toàn cầu đã thúc đẩy Nguyễn Tất Thành quyết định theo đuổi con đường mà Lênin đã chọn Việc Nguyễn Tất Thành đại diện cho Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi bản yêu sách đến Hội nghị Vécxây năm 1919, yêu cầu chính phủ Pháp thực hiện quyền tự do dân chủ và bình đẳng cho người dân Việt Nam, cũng như việc Nguyễn Tất Thành tham gia Quốc tế Cộng sản và đóng góp vào việc sáng lập Đảng Cộng sản Pháp trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp vào năm 1920, đều thể hiện tinh thần mạnh mẽ, lòng trung thành với lý tưởng, và sự quyết đoán trong việc hướng tới một tương lai công bằng và tự do cho nhân loại
Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản Đây là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của Người, mở ra một thời kỳ mới trong hoạt động cách mạng của Người Năm 1924, Bác lấy bí danh “ Lý Nguyễn” theo sự điều hành của Quốc tế Cộng sản đến Quảng Châu, Trung Quốc tăng cường hoạt động Khi tham gia phiên họp thứ 25 của Đại hội V Quốc tế cộng sản, Hồ Chí Minh đã trình bày một bài diễn văn nhấn mạnh việc cần hỗ trợ các dân tộc bị thực dân áp bức để thuyết phục họ tham gia vào hàng ngũ cách mạng vô sản