1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện
Tác giả Nguyễn Lâm Thanh Ngọc, Phan Ngọc Khả Minh, Nguyễn Trương Kim Tuyền, Nguyễn Trần Bình An, Võ Hồng Ngọc Diễm, Trần Nguyên Bảo Phương, Lê Minh Tâm, Lê Hoài An, Nguyễn Quang Danh, Hà Xuân Thịnh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Minh Trâm
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hình Sự (Phần Chung)
Thể loại Buổi thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 86,09 KB

Nội dung

Nhận định...1Câu 2: Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện...1Câu 6: Quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÔN HỌC: LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN CHUNG)

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT

Trâm

Nguyễn Lâm Thanh Ngọc 2153801012147

Phan Ngọc Khả Minh 2153801013151

Nguyễn Trương Kim Tuyền 2153801015231

Nguyễn Trần Bình An 2153801012005

Võ Hồng Ngọc Diễm 2153801015041

Trần Nguyên Bảo Phương 2153801015206

Nguyễn Quang Danh 2153801013045

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 2 năm 2023

MỤC LỤC

I Nhận định 1

Câu 2: Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện 1

Câu 6: Quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội giữa nhà nước và người phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện 1

Câu 13: Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam 1

Câu 14: Một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành 1

Câu 15: BLHS năm 2015 không được áp dụng đối với hành vi phạm tội do người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam 2

II Bài tập 2

Bài tập 1: 2

1 Quan hệ nào là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao? 2

2 Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì? 2

3 A có thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình được không? Vì sao? 3

4 Quyền và nghĩa vụ pháp lý của A trong quan hệ pháp luật hình sự? 3

Bài tập 3: 3

1 Quan hệ xã hội nào sau đây là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao? 3

2 Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì? 4

Bài tập 9: 4

1 Điều luật nào quy định “hình phạt nặng hơn”? Tại sao? 4

2 Điều luật nào được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày BLHS năm 2015 có hiệu lực nhưng sau thời điểm đó mới đem ra xét xử? Tại sao? 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO 6

A Văn bản quy phạm pháp luật 6

B Tài liệu tham khảo 6

Trang 3

I. Nhận định

Câu 2: Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện.

Nhận định này là sai Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và chủ thể thực hiện tội phạm khi các chủ thể này thực hiện tội phạm (quan hệ pháp luật hình sự) Trong khi đó, khi có một tội phạm được thực hiện, nhiều quan hệ xã hội sẽ phát sinh như: quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hành chính,

Câu 6: Quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội giữa nhà nước

và người phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện.

Nhận định này là sai Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và chủ thể thực hiện tội phạm, bao gồm cả người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội khi những chủ thể này thực hiện tội phạm chứ không chỉ là quan hệ

xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi tội phạm được thực hiện

1

Trang 4

Câu 13: Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.

Nhận định này là sai Căn cứ khoản 1 Điều 5 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, để được coi là tội phạm thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam thì đó là khi hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam Tức là, tội phạm đó có thể được thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam Như vậy, chỉ cần một trong các bước trong quá trình phạm tội diễn ra ở trên lãnh thổ Việt Nam thì

bị xem là tội phạm được thực hiện tại Việt Nam

Câu 14: Một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

Nhận định này là đúng Căn cứ khoản 3 Điều 7 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, nếu điều luật của BLHS năm 2015 theo hướng có lợi cho người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội trước thời điểm BLHS năm 2015 có hiệu lực thì điều luật đó có hiệu lực thi hành Tức là, so với BLHS cũ, nếu điều luật của BLHS năm 2015 có nội dung nhẹ hơn, quy định hình phạt nhẹ hơn, khoan hồng hơn so với luật cũ thì điều luật đó được

Trang 5

áp dụng Đây chính là trường hợp áp dụng hiệu lực hồi tố trong luật hình sự vì lí do nhân đạo

Câu 15: BLHS năm 2015 không được áp dụng đối với hành vi phạm tội

do người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Nhận định này là đúng Theo nguyên tắc quốc tịch chủ động thì người phạm tội mang quốc tịch quốc gia nào thì luật hình sự của quốc gia đó cũng có hiệu lực áp dụng Tuy nhiên, căn cứ khoản 2 Điều 6 BLHS 2015, trường hợp người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài thực hiện hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì BLHS 2015 được áp dụng với nhóm đối tượng này Do đó, nếu người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam mà hành vi phạm tội không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì BLHS năm 2015 không được áp dụng

Trang 6

II. Bài tập

Bài tập 1:

1 Quan hệ nào là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?

Quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là quan hệ “A bị Tòa án tuyên phạt 1 năm tù về việc gây thương tích cho B (theo quy định tại Điều 134 BLHS)” Vì quan hệ pháp luật hình sự được định nghĩa là “quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi những chủ thể này thực hiện tội phạm” mà

trong trường hợp này thì A đã thực hiện hành vi phạm tội (đánh B bị thương tích) nên A phải chịu chế tài từ Nhà nước (bị Toà án tuyên phạt 1 năm tù) Do đó, quan hệ phát sinh giữa A và Toà án trong vụ án này là quan hệ pháp luật hình sự

2 Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì?

Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự là hành vi phạm tội đã thực hiện trên thực tế Do đó, sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là hành vi A đánh B bị thương tích với tỷ lệ thương tật 30%, là hành vi

Trang 7

phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác theo Điều 134 BLHS 2015

3 A có thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình được không? Vì sao?

A không thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình Căn cứ

khoản 1 Điều 2 BLHS 2015: “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”, A phải tự chịu trách nhiệm cho hành vi phạm tội của

mình đã gây ra đối với B trước Tòa án, cũng như không được ủy thác trách nhiệm hình sự của mình cho bất kì cá nhân hay tổ chức nào

4 Quyền và nghĩa vụ pháp lý của A trong quan hệ pháp luật hình sự?

A có quyền yêu cầu Nhà nước áp dụng xử lý hình sự theo đúng Bộ luật Hình sự đã quy định và tôn trọng các quyền, lợi ích hợp pháp của mình Nghĩa vụ của A là phải chấp hành đúng và đầy đủ quyết định của Tòa án đối với hành vi phạm tội của mình

Trang 8

Bài tập 3:

1 Quan hệ xã hội nào sau đây là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?

a Quan hệ giữa Nhà nước với ông X?

Quan hệ pháp luật hình sự có hai bên chủ thể tham gia: một bên là Nhà nước và một bên là người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội với những quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau Vì vậy trong tình huống trên, ông X không thực hiện hành vi phạm tội mà ông chỉ đóng vai trò là người đại diện theo pháp luật cho pháp nhân thương mại A nên quan hệ giữa Nhà nước và ông X không được xem là quan hệ pháp luật hình sự

b Quan hệ giữa Nhà nước với pháp nhân thương mại A?

Quan hệ pháp luật hình sự có hai bên chủ thể tham gia: một bên là Nhà nước và bên còn lại là người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội Trong trường hợp này, pháp nhân thương mại A đã phạm tội sản xuất và buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 190 BLHS 2015 Do đó quan hệ giữa Nhà nước với pháp nhân thương mại A là quan hệ pháp luật hình sự

Trang 9

c Quan hệ giữa pháp nhân thương mại A với ông X?

Quan hệ pháp luật giữa pháp nhân thương mại A với ông X không là quan hệ pháp luật hình sự Quan hệ pháp luật hình sự có chủ thể là một bên là Nhà nước và bên còn lại

là người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội Ở trường hợp này, pháp nhân A

là pháp nhân thương mại phạm tội, tuy nhiên ông X chỉ là người đại diện cho pháp nhân

A trong quá trình tố tụng chứ không phải là người đại diện cho cơ quan Nhà nước

2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì?

Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là việc pháp nhân thương mại A phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều

190 BLHS 2015 Đây là sự kiện được thể hiện trên thực tế dưới dạng hành vi, được đề cập trong phần giả định của quy phạm pháp luật hình sự và khi nó xảy ra thì sẽ làm cho quy tắc xử sự nêu trong phần quy định của quy phạm phát sinh hiệu lực Hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm của pháp nhân thương mại A đã thực hiện trên thực tế và gây ra hậu quả pháp lý Do vậy, sự kiện pháp lý này đã làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự

Trang 10

Bài tập 9:

1 Điều luật nào quy định “hình phạt nặng hơn”? Tại sao?

● Khoản 4 Điều 133 BLHS 1999 quy định về khung hình phạt cao nhất của điều luật:

“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.

● Khoản 4 Điều 168 BLHS 2015 quy định về khung hình phạt cao nhất của điều luật:

“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến

20 năm hoặc tù chung thân”.

Xét thấy, hình phạt chính nặng nhất được quy định trong Điều 133 BLHS 1999 đối với tội cướp tài sản là hình phạt tử hình Trong khi đó, Điều 168 BLHS 2015 đã bỏ đi hình phạt tử hình mà chỉ quy định khung hình phạt cao nhất đối với tội danh này là tù chung thân

Vì lẽ đó, Điều 133 BLHS 1999 là điều luật quy định “hình phạt nặng hơn” vì tử

hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt trong pháp luật hình sự

Trang 11

2 Điều luật nào được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày BLHS năm 2015 có hiệu lực nhưng sau thời điểm đó mới đem ra xét xử? Tại sao?

Như đã phân tích tại câu 1, đối với cùng một tội danh “cướp tài sản”, Điều 168 BLHS 2015 quy định khung hình phạt chính nhẹ hơn so với Điều 133 BLHS 1999 (do đã

bỏ hình phạt tử hình)

Căn cứ khoản 3 Điều 7 BLHS 2015: “Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành” Như vậy, đối với hành vi phạm tội

xảy ra trước ngày BLHS 2015 có hiệu lực nhưng sau thời điểm đó mới đem ra xét xử thì

Bộ luật nào quy định khung hình phạt nhẹ hơn sẽ được ưu tiên áp dụng

Vì lẽ đó, nếu hành vi phạm tội với tội danh cướp tài sản xảy ra trước ngày BLHS

2015 có hiệu lực nhưng sau thời điểm đó mới đem ra xét xử thì sẽ được áp dụng điều luật

có khung hình phạt nhẹ hơn - đó là Điều 168 BLHS 2015

Trang 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A Văn bản quy phạm pháp luật

1 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) (Luật số 37/2009/QH12) ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2009

2 Bộ luật Hình sự 2015 (Luật số: 100/2015/QH13) ban hành ngày 27 tháng 11 năm

2015

B Tài liệu tham khảo

1 Nhiều tác giả (2020), Hướng dẫn học tập môn Luật Hình sự phần chung, Nhà xuất

bản Thanh niên

2. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – phần chung, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.

Ngày đăng: 19/03/2024, 14:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w