Kiến thức- Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Mục 1.d.- Đánh giá được vai trò của các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc KN Lam Sơn 2.. Khởi độngHĐ cá
Trang 1Ngày soạn: 15/03/2024
Ngày giảng:19/03/2024:7a + 7b
CHƯƠNG 6: KHỞI NGHĨA LAM SƠN VÀ ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ
(1418 – 1527) TIẾT 41 - BÀI 16 - KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 - 1427)
(Tiết 3)
I Mục tiêu
1 Kiến thức
- Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (Mục 1.d)
- Đánh giá được vai trò của các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc KN Lam Sơn
2 Năng lực
a Năng lực chung: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác.
b Năng lực đặc thù: Tìm hiểu lịch sử; Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử
3 Phẩm chất
- Yêu nước: Tự hào, trân trọng về truyền thống đánh giặc cứu nước để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bồi đắp lòng yêu nước
- Trách nhiệm: Giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của dân tộc
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên:KHBD; Máy tính có kết nối Internet; Tivi.
- Một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học
- Lược đồ trận Tốt Động- Chúc Động, Chi Lăng-Xương Giang
- Link Video hoạt hình về Chiến thắng Xương
Giang :https://youtu.be/6WTbxdwfjkw
2 Học sinh: Soạn bài, trả lời các câu hỏi trong SGK
+ Tranh ảnh tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A Khởi động
HĐ cá nhân (2’), trả lời câu hỏi:
H: Nêu một vài hiểu biết của em về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn giai đoạn từ năm 1424 đến năm 1426 ?
HS trình bày- chia sẻ
GV dẫn dắt bài: Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn gặp phải
khó khăn lớn, lương thực, vũ khí thiếu thốn Bị bao vây tấn công dồn dập, đường tiếp
tế lương thực bị cắt đứt Lê Lợi đã quyết định hoà hoãn với quân Minh, đây là thời kì tận dụng thời gian để chuẩn bị tích luỹ lương thảo, khí giới chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa mới Diễn biến cuộc khởi nghĩa trong thời kì này ra sao, đó là nội dung của bài học hôm nay
B Hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 Tìm hiểu Một số sự kiện tiêu biểu
của khởi nghĩa Lam Sơn
a Mục tiêu:
- Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc
Trang 2khởi nghĩa Lam Sơn (1.d): Nhận biết và ghi nhớ
được diễn biến, kết quả trận Tốt Động – Chúc
Động và Chi Lăng – Xương Giang
- Đánh giá được vai trò của các nhân vật lịch sử
tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
b Tổ chức hoạt động
HĐ cá nhân(2’), đọc Mục 1.d/ sgk tr 80, thực
hiện yêu cầu:
H Sau khi giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh
Hóa - Hải Vân Lê Lợi đã làm gì?
HS trình bày- chia sẻ
GV nhận xét, bổ sung:
- Lê lợi và bộ chỉ huy quyết định tiến quân ra
Bắc Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân
ủng hộ, thắng nhiều trận lớn Quân Minh phải rút
vào Thành Đông Quan cố thủ
HĐCĐ (3’), đọc Mục 1.d/sgktr 80, quan sát
lược đồ H4,5 Trận Tốt Động- Chúc Động và
trận Chi Lăng – Xương Giang, hoàn thành
phiếu học tập:
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ
- Đại diện các nhóm báo cáo, chia sẻ
- GV nx, KL (Tivi):
Tháng
9/1426
nghĩa quân tiến ra Bắc, giành nhiều thắng lợi Quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ
Tháng
10/1426
Vương Thông dẫn viện binh đến Đông Quan
Ngày
7/11/1426
Chiến thắng Tốt Động- Chúc Động
Tháng
10/1427
Chiến thắng ở Chi Lăng - Xương Giang
Ngày
10/12/1427
Tổ chức hội thề Đông Quan
Tháng
1/1428
quân Minh rút hết về nước
I.Một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
d Khởi nghĩa toàn thắng (1426 – 1427)
* Tiến quân ra Bắc:
- 9/1426, nghĩa quân tiến quân
ra Bắc
- Quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ
Trang 3GV chiếu H4 Lược đồ trận Tốt Động – Chúc
Động.
HĐ cá nhân(2’) quan sát lược đồ, thực hiện yêu
cầu:
H: Trình bày diễn biến trận Tốt Động – Chúc
Động trên lược đồ
HS trình bày – điều hành chia sẻ
GV nhận xét, chốt KT:
HĐ cá nhân(2’), thực hiện yêu cầu:
H.Trận Tốt động - Chúc Động thắng lợi có ý
nghĩa ntn?
HS trình bày – chia sẻ
GVNX, KL:
- - Thay đổi tương quan lực lượng
- Ý đồ của địch bị thất bại
HĐ cá nhân (1p), thực hiện yêu cầu:
H Em có nhận xét gì về việc quân ta đặt phục binh
ở Tốt Động - Chúc Động?
HS trình bày – chia sẻ
GVNX, KL: Chủ trương sáng suốt, hoàn toàn
đúng đắn của quân ta
- GV tích hợp điều kiện tự nhiên: Ta đã tận dụng
lợi thế của địa hình (đầm lầy) nhử địch vào trận địa
để tiêu diệt
* Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động
- 10/1426: Vương Thông đến chi viện, mở cuộc tấn công vào quân chủ lực ta
- 7/11/1426 nghĩa quân mai phục, chặn đánh địch ở Tốt Động-Chúc Động, giải phóng đất đai, siết chặt vây hãm thành Đông Quan
Trang 4- GVKL và đọc một số câu thơ trích trong “Bình
ngô đại cáo - Nguyễn Trãi”:
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn
dặm
Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
Phúc tâm quân giặc Trần Hiệp đã phải bêu đầu
Mọt gian kẻ thù Lý Lượng cũng đành bỏ mạng.
Vương Thông gỡ thế nguy, mà đám lửa cháy lại
càng cháy
Mã Anh cứu trận đánh mà quân ta hăng lại càng
hăng.
HĐ cá nhân (1p), thực hiện yêu cầu:
H Sau thất bại ở Tôt Động – Chúc Động quân
Minh có kế hoạch ntn?
- Chuẩn bị viện binh kéo vào nước ta
H Trước tình hình đó, nghĩa quân đối phó như thế
nào?
HS trình bày – chia sẻ
GVNX, KL:
- Nghĩa quân tập trung lực lượng tiêu diệt quân
Minh
GV chiếu H4 Lược đồ trận Chi Lăng – Xương
Giang
HĐ cá nhân(2’) quan sát lược đồ, thực hiện yêu
cầu:
H: Trình bày diễn biến trận Chi Lăng – Xương
Giang trên lược đồ.
HS trình bày – điều hành chia sẻ
* Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang
- 10/1427: Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy 15 vạn viện binh tiến vào nước ta
- Nghĩa quân phục kích tại ải Chi Lăng, giết Liễu Thăng tại trận và liên tiếp giành thắng lợi tại Cần Trạm, Phổ Cát, Xương Giang
- Nghe tin Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạnh khiếp sợ, rút về nước
Trang 5GV nhận xét, đánh giá, bổ sung
HĐ cá nhân (1p), thực hiện yêu cầu:
H Tại sao quân ta chọn đánh Liễu Thăng trước ?
HS trình bày- chia sẻ
GVNX, KL: Vì tiêu diệt quân của Liễu Thăng (10
vạn) sẽ diệt số lượng lớn địch -> Lúc đó cánh quân
của Mộc Thạnh sẽ hoang mang lo sợ
HĐ cá nhân, thực hiện yêu cầu:
H Em có nhận xét gì về việc đặt phục kích của
quân ta ở Chi Lăng - Xương Giang?
HS trình bày- chia sẻ
GVNX, KL:Ta đã biết tận dụng lợi thế của tự
nhiên phục kích giết địch, đây là đường lối chiến
lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của quân và
dân ta đứng đầu là Lê Lợi
- GV tích hợp điều kiện tự nhiên
HĐ cá nhân, thực hiện yêu cầu:
H:Trình bày tóm tắt về Hội thề Đông Quan?
HS trình bày- chia sẻ
GVNX, KL:
GV chiếu bài Bình Ngô đại cáo.
HĐ cá nhân(2’), đọc mục Kết nối văn học/ sgk
tr82, thực hiện yêu cầu:
H Em có suy nghĩ gì về những thắng lợi chúng ta
đã đạt được qua đoạn Bình Ngô đại cáo?
HS trình bày- chia sẻ
GVNX, bổ sung: Chiến thắng oanh liệt khẳng định
nền độc lập tự chủ của Đại Việt
HĐCĐ (3’) thực hiện yêu cầu:
H Việc dụ hàng quân Minh và tổ chức Hội thề
Đông Quan thể hiện điều gì trong kế sách đánh
giặc của Lê Lợi và Nguyễn Trãi?
HS trình bày- chia sẻ
GVNX, KL:
Việc dụ hàng quân Minh và tổ chức Hội thề Đông
Quan cho thấy sự tài tình, sáng suốt trong kế sách
đánh giặc của Lê Lợi và Nguyễn Trãi:
- Chú trọng “đánh ѵào lòng người”,ào lòng người”, triệt để tiến
công ngoại giao kết hợp với đấu tranh quân sự để
làm suy sụp ý chí, tinh thần và tư tưởng quân địch
- Lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa của nhà Minh,
* Hội thề Đông Quan:
- 10/12/1427: Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu, tham gia Hội thề Đông Quan, chấm dứt chiến tranh
- 1/1428: Quân Minh rút về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng
Trang 6đồng thời thể hiện sự mong muốn nối lại mối quan
hệ hoà hảo với đế chế phương Bắc
- Thể hiện ý chí, sức mạnh và truyền thống nhân
đạo của đất nước ta
Giới thiệu link Video hoạt hình về Chiến thắng
Xương Giang yêu cầu HS về nhà xem:
https://youtu.be/6WTbxdwfjkw
C Hướng dẫn chuẩn bị bài
1 Học bài cũ: Học bài theo nội dung bài học đã tìm hiểu và ghi chép (Vẽ sơ đồ tư
duy)
2 Chuẩn bị bài mới:
+ Chuẩn bị bài 16 mục 2 (SGK/ tr82)
+ Yêu cầu: Đọc thông tin mục 2, trả lời các câu hỏi cuối mục vào vở soạn
Hãy lập bảng hệ thống những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (thời gian, sự kiện tiêu biểu, kết quả, ý nghĩa)
Thời gian Sự kiện tiêu biểu Kết quả Ý nghĩa
-***&*** -Ngày soạn: 15/03/2024
Ngày giảng :20/03/2024: 7a
21/03/2024: 7b
CHƯƠNG 6: KHỞI NGHĨA LAM SƠN VÀ ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ
(1418 – 1527) TIẾT 42 - BÀI 16 - KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 - 1427)
(Tiết 4)
I Mục tiêu
1 Kiến thức
- Trình bày, giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Đánh giá được vai trò của các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Liên hệ rút ra bài học từ thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Tích hợp GD đạo đức, lối sống: HS có ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.
2 Năng lực
a Năng lực chung: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác.
b Năng lực đặc thù: Tìm hiểu lịch sử; Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử
3 Phẩm chất
Trang 7- Yêu nước: Tự hào, trân trọng về truyền thống đánh giặc cứu nước để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bồi đắp lòng yêu nước
- Trách nhiệm: Giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của dân tộc
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Giáo viên:KHBD; Máy tính có kết nối Internet; Tivi; PHT
- Một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học
2 Học sinh: Soạn bài, trả lời các câu hỏi trong SGK
+ Tranh ảnh tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV
+ Hoàn thành PHT:
Hãy lập bảng hệ thống những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (thời gian, sự kiện tiêu biểu, kết quả, ý nghĩa)
Thời gian Sự kiện tiêu biểu Kết quả Ý nghĩa
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A Khởi động
GV tổ chức cho HS chơi “Mảnh ghép lịch sử ”
Trang 8GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
B Hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Trang 9Hoạt động 2 Tìm hiểu nguyên nhân
thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
a Mục tiêu:
- Trình bày, giải thích được nguyên nhân
chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn
- Nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn
b Tổ chức hoạt động
HĐ nhóm 4 (5’), Đọc thông tin mục
2/SGK/82, thực hiện yêu cầu:
H1 Giải thích nguyên nhân thắng lợi của
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
H2 Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn
Các nhóm thực hiện nhiệm vụ
Đại diện các nhóm trình bày- chia sẻ
GV nhận xét, bổ sung, KL:
H1
- Tất cả các tầng lớp nhân dân đều đoàn kết
đánh giặc, đoàn kết, ủng hộ nghĩa quân
Những nhân vật tiêu biểu: Lê Lợi, Lê Lai,
Nguyễn Trãi, Đinh Liệt
- Nhờ có chiến lược, chiến thuật đúng đắn,
sáng tạo của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê
Lợi, Nguyễn Trãi
Một số trận tiêu biểu: Ba lần rút lên núi
Chí Linh, Đồn Đa Căng, Thành Nghệ An,
Trận Tốt Động - Chúc Động, Trận Chi
Lăng - Xương Giang
H2
Tích hợp GD đạo đức, lối sống: HS có ý
thức bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.
HĐ cá nhân(1’), thực hiện yêu cầu:
H Là một HS đang ngồi trên ghế nhà
trường, em cầm làm gì để góp phần bảo vệ
chủ quyền quốc gia dân tộc ?
HS trình bày- chia sẻ
GVNX, KL: Tự hào về truyền thống giữ
nước chống giặc ngoại xâm của cha ông,
tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa;
II Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
1 Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí
và quyết tâm giành lại độc lập của nhân dân ta
- Sự đồng lòng đoàn kết chiến đấu, đóng góp của cải, lương thực, vũ khí
và sẵn sàng chịu đựng gian khổ, hi sinh
- Đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân
2 Ý nghĩa lịch sử
- Là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân
- Chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập
- Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước
Trang 10Góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá của địa
phương; Tích cực học tập, rèn luyện thân
thể, bảo vệ sức khoẻ; Tuyên truyền vận
động người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo
vệ tổ quốc
C Luyện tập- Vận dụng
1 Bài tập 1 (SGK-tr.82): Hãy lập bảng hệ thống những sự kiện tiêu biểu của cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn (thời gian, sự kiện tiêu biểu, kết quả, ý nghĩa)
HĐCĐ (4’), lập bảng thông kê theo yêu cầu Bài tập 1 (SGK-tr.82):
Các nhóm thực hiện nhiệm vụ
Đại diện các nhóm trình bày- chia sẻ
GV nhận xét, bổ sung, KL/ Tivi:
Thời gian Sự kiện tiêu
biểu
1424-1425 Kế hoạch
Nghệ An
Giải phóng Nghệ An và vùng từ Thanh Hoá đến Đèo Hải Vân
Làm thay đổi căn bản cục diện cuộc chiến và so sánh lực lượng giữa hai bên theo hướng
có lợi cho nghĩa quân
9/1426 Tiến quân ra
Bắc
Liên tiếp thắng trận, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ
Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta
7/11/1426 Chiến thắng
Tốt Động – Chúc Động
Quân Minh thất bại, nghĩa quân giải phóng đất đai và siết chặt vây hãm thành Đông Quan
Làm phá sản kế hoạch phản công của Vương Thông, tạo ra lợi thế cho nghĩa quân buộc quân Minh phải chấp nhận đàm phán
10/1427 Chiến thắng
Chi Lăng – Xương Giang
Liễu Thăng tử trận, quân giặc khiếp sợ, vội vàng rút về nước
Là thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, kết thúc 20 năm đô hộ
10/12/1427
– 1/1428
Hội thề Đông Quan
Quân Minh rút về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng
Là hình thức kết thúc chiến tranh sáng tạo, thể hiện ý chí, sức mạnh và truyền thống nhân đạo của đất nước ta
2 Bài tập 2 (SGK-tr.82): Hãy đánh giá vai trò của các vị anh hùng dân tộc như: Lê
Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyến Chích, đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
HĐ cá nhân (2’), thực hiện yêu cầu BT2/ sgk 82
HS trình bày- chia sẻ
GVNX, bổ sung, chốt KT:
Vai trò của các vị anh hùng dân tộc:
Trang 11*Vai trò của Nguyễn Trãi:
+ Soạn “Bình Ngô sách”; trong đó, bao gồm những phương lược cơ bản để đánh đuổi quân Minh
+ Giúp Lê Lợi xây dựng và thực hiện một đường lối đấu tranh tổng hợp, toàn diện, trên các mặt: quân sự, tâm lí
+ Đóng góp quan trọng trên lĩnh vực tư tưởng đặc biệt là tư tưởng “nhân nghĩa”
*Vai trò của Lê Lợi:
+ Nung nấu một quyết tâm đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi
+ Đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy
+ Lê Lợi ông là nhà chỉ đạo chiến lược kiệt xuất Ông dựa vào nhân dân để tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc
+ Vừa là nhà tổ chức và chỉ đạo chiến lược về chính trị, quân sự, vừa là vị tướng cầm quân mưu trí, quả quyết
* Vai trò của Nguyễn Chích: đề xuất kế hoạch Nghệ An, giúp nghĩa quân thoát khỏi
thế bao vây, giải phóng và mở rộng địa bàn hoạt động
3 Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
D Đinh Liệt
Câu 2: Tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 –
1423) diễn ra như thế nào?
A Gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan và phải ba lần rút lên núi Chí Linh để chống lại sự vây quét của quân giặc
B Đánh bại các cuộc vây quét của quân Minh và làm chủ vùng đất từ Thanh Hóa đến Thuận Hóa
C Liên tiếp tiến công quân Minh ở Đông Quan
D Nghĩa quân nhanh chóng đầu hàng quan địch để bảo toàn lực lượng
Câu 3: Kế hoạch giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa của nghĩa quân Lam
Sơn do ai đưa ra?
D Nguyễn Chích
Câu 4: Ý nào dưới đây không phải nhiệm vụ của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc tấn
công ra Bắc?
A Tiến sâu vào vũng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai
B Thành lập chính quyền mới
C Quét sạch quân Minh đang chiếm đóng Đông Quan
D Chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang
Câu 5: Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là:
A trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa
B trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng
C trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu
D trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang
Câu 6: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn?
A Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu