1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sử 7 bài 16 tiết 37 ( t1)

10 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 31,47 MB

Nội dung

Kiến thức- Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn a,b.- Đánh giá được vai trò của các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa LamSơn 2.. Trình bày n

Trang 1

Ngày soạn: 01/03/2024

Ngày giảng:05/03/2024:7a + 7b

CHƯƠNG 6: KHỞI NGHĨA LAM SƠN VÀ ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ

(1418 – 1527) TIẾT 37- BÀI 16 KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 - 1427)

(Tiết 1)

I Mục tiêu

1 Kiến thức

- Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (a,b)

- Đánh giá được vai trò của các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

2 Năng lực

a Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác

b Năng lực đặc thù

- Tìm hiểu lịch sử; Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử

3 Phẩm chất

- Yêu nước: Tự hào, trân trọng về truyền thống đánh giặc cứu nước để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bồi đắp lòng yêu nước

- Trách nhiệm: giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của dân tộc

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên:

- KHBD; Máy tính có kết nối Internet; Tivi;

- Hình ảnh Tượng đài Lê Lợi, Bậc thềm chạm rồng thời Lê sơ, lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- Một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học

- Link phim hoạt hình Lê Lai cứu chúa: https://youtu.be/9wUN2fsgIEQ

2 Học sinh:

- Hoàn thành PHT số 1

Bài 16 – Khởi nghĩa Lam Sơn

(1418-1427)

Họ và tên: ………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 01 Mục 1.a Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

Đọc đoạn Tư liệu 1, quan sát H2 Bia Vĩnh Lăng ở khu di tích Lam Kinh( Thanh Hoá), đọc Mục 1a/ sgk tr79, thực hiện yêu cầu:

H1 Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ như thế nào?

H2 Em có nhận xét gì về ý chí của nghĩa quân Lam Sơn qua tư liệu 1?

- Hoàn thành PHT số 2

Bài 16 – Khởi nghĩa Lam Sơn

(1418-1427)

Họ và tên: ………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 02 Mục 1.b – b Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa (1418 – 1423).

H1 Trình bày những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm tháng

đầu của cuộc khởi nghĩa

H2 Đọc phần “Em có biết”, cho biết em suy nghĩ gì về việc làm của Lê Lai?

H3 Giới thiệu đôi nét về Nguyễn Trãi.

H4 Em có nhận xét gì về đề nghị tạm hoà với quân Minh của nghĩa quân Lam

Trang 2

+ Tranh ảnh tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A Khởi động

a Mục tiêu: Tạo sự tò mò, hứng thú ham học hỏi, mong muốn tìm hiểu những kiến

thức mới liên quan bài học; tạo không khí thoải mái cho giờ học

b Tổ chức hoạt động

- HS trình bày, chia sẻ

Gợi ý trả lời:

- Đoạn thơ trên và hình ảnh trên nói giúp em liên hệ đến Lê Lợi

- Hiểu biết của em về Lê Lợi:

+ Lê Lợi sinh năm 1385 tại Lam Sơn, nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương"

+ Khi quân Minh xâm chiếm đất nước Đại Việt, ông nuôi chí lớn đánh đuổi quân xâm lược, giành lại nền độc lập, tự chủ cho dân tộc

+ Năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước

+ Sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra nhà Hậu Lê

- GV lắng nghe và dẫn vào bài: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng thất bại,

quân Minh đã đánh bại nhà Hồ đặt ách cai trị lên đất nước ta, chúng đề ra chính sách

áp bức bóc lột nhân dân ta một cách vô cùng dã man Ngay sau khi cuộc kháng chiến của nhà Hồ và các quý tộc Trần bị dập tắt, cuộc khởi nghĩa mới đã xuất hiện ở Lam Sơn - Thanh Hoá được đông đảo nhân dân ủng hộ, cuộc khởi nghĩa trải qua các giai đoạn phát triển đầy khó khăn gian khổ

B Hình thành kiến thức

Trang 3

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 Tìm hiểu Một số sự kiện tiêu biểu

của khởi nghĩa Lam Sơn

a Mục tiêu:

- Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của

cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (a,b)

- Đánh giá được vai trò của các nhân vật lịch sử

tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

b Tổ chức hoạt động

HĐ cá nhân (3’) Đọc thông tin mục 1.a/sgk tr

78, kết hợp quan sát hình 2,3 (SGK/tr 78,79),

thực hiện các yêu cầu:

H1 Sau khi xâm lược nước ta nhà Minh đã thi

hành những chính sách cai trị nào? Trước sự cai

trị đó nhân dân ta đã làm gì?

H2 Nêu những hiểu biết của em về chủ tướng Lê

Lợi

- HS trình bày,điều khiển, chia sẻ

- GV nhận xét, kết luận

1 Chính sách đô hộ của nhà Minh và hậu quả:

- Đặt Đại Ngu thành quận Giao Chỉ

- Thực hiện chính sách dùng người Việt để trị

người Việt, bóc lột nhân dân tàn bạo

- Đặt ra nhiều thứ thuế, bắt ta phải theo phong tục

người Minh…

GV dẫn đoạn thơ trích “Bình Ngô đại cáo” của

Nguyễn Trãi để minh họa tội ác của quân

Minh.

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ dưới hầm tai họa

Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế

Gây binh kết oán trải hai mươi năm

Độc ác thay trúc Lam Sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi

1 Một số sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn

a Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

* Nguyên nhân

- 1407 nhà Minh đặt Đại Ngu thành quận Giao Chỉ, chia thành các phủ, huyện để cai tri -> Nhân dân nổi dậy chống quân Minh ở nhiều nơi song đều thất bại

Trang 4

=> Hậu quả: Nhân dân nổi dậy chống quân Minh

ở nhiều nơi Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407-1409) Trần Quý Khoáng(1409-1414)

Trang 5

HĐ cá nhân(1’), thực hiện yêu cầu:

H Vì sao các cuộc khởi nghĩa của nhân dân đều

bị thất bại?

HS trình bày- chia sẻ => GVNX, KL:

- Các cuộc khởi nghĩa còn nhỏ lẻ, chưa có sự

thống nhất

- Chưa có đường lối đánh giặc đúng đắn…

2 Chủ tướng Lê Lợi (1385-1443):

- Là một hào trưởng có uy tín ở Lam Sơn (Thanh

Hoá)

- Ông đã tích cực xây dựng lực lượng, dựng cờ

khởi nghĩa chống quân Minh

Gv giới thiệu mở rộng:

HĐ cá nhân(2’) Đọc nội dung “Kết nối với địa

lí” tr 78, thực hiện yêu cầu:

H Cho biết địa hình của căn cứ Lam Sơn có thuận

lợi gì với nghĩa quân khi đó?

* Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

- Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh ở Lam Sơn (Thanh Hóa)

Trang 6

HS trình bày- chia sẻ

GVNX, bổ sung:

Lam Sơn là vùng đồi núi, nằm bên tả ngạn sông

Chu, nối liên giữa đồng bằng với miền núi và có

địa thế hiểm trở Đây cũng là nơi giao tiếp của các

dân tộc Việt, Mường, Thái Thuận lợi cho lực

lượng khi còn non yếu , có thể thủ hiểm chống vây

quét

HĐ cá nhân(2’), thực hiện yêu cầu:

H Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, Vì sao

hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn?

HS trình bày - chia sẻ

GV NX, bổ sung KT:

.- Dưới ách cai trị của quân Minh cuộc sống của

nhân dân ta cơ cực, cộng thêm các cuộc KN

chống Minh thất bại

- Khát vọng tột cùng của dân tộc ta về nền độc

lập, tự do, chỉ chờ cơ hội có lãnh tụ là tập hợp

nhau lại

- Lê Lợi là người tài đức, uy tín được mọi người

trọng vọng, tin tưởng,…

GV Chiếu H3 Lê Lợi và Nguyễn Trãi ở căn cứ

Lam Sơn ( tranh sơn dầu của hoạ sĩ Hoàng Mai

Hoa)

HĐN4 (4’), đọc đoạn Tư liệu 1, quan sát H2.

Bia Vĩnh Lăng ở khu di tích Lam Kinh( Thanh

Hoá), đọc Mục 1a/ sgk tr79, thực hiện yêu cầu:

H1 Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ như thế nào?

H2 Em có nhận xét gì về ý chí của nghĩa quân

Lam Sơn qua tư liệu 1?

Các nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập

Đại diện các nhóm trình bày- chia sẻ

GVNX, KL:

H1 Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ:

- Năm 1416: Lê Lợi cùng 18 hào kiệt tổ chức hội thề ở Lũng Nhai, quyết tâm đánh đuổi giặc Minh

- Đầu năm 1418: Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước

=> Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ

Trang 7

H2 Tư liệu 1 cho thấy ý chí, nghị lực lớn của

nghĩa quân Lam Sơn mà đứng đầu ở đây là chủ

tướng Lê Lợi, dốc sức chuẩn bị cho cuộc khởi

nghĩa…

GV mở rộng:

H Em có nhận xét gì về Hội thề Lũng Nhai?

- Tinh thần đoàn kết; ý chí quyết đánh giặc bảo vệ

quê hương xóm làng

HS HĐN4 (5’), đọc mục 1.b/ sgk tr 79, hoàn

thành nhiệm vụ học tập sau:

H1 Trình bày những khó khăn của nghĩa quân

Lam Sơn trong những năm tháng đầu của cuộc

khởi nghĩa

H2 Đọc phần “Em có biết”, cho biết em suy nghĩ

gì về việc làm của Lê Lai?

H3 Giới thiệu đôi nét về Nguyễn Trãi.

H4 Em có nhận xét gì về đề nghị tạm hoà với

quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn?

Các nhóm trao đổi, hoàn thành NVHT

Đại diện các nhóm trình bày- chia sẻ

GV nhận xét, bổ sung, chốt KT:

1 Những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong

những năm tháng đầu của cuộc khởi nghĩa:

2 Nghĩa quân Lam Sơn đồng lòng, quyết tâm

vượt qua khó khăn để đấu tranh tới cùng…

- Cơm ăn sớm tối không đủ hai bữa, áo mặc đông

hè chỉ có một manh, quân lính chỉ có vài ngàn, khí

b Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa (1418 – 1423).

- Căn cứ nhiều lần bị bao vây

- Ba lần phải rút lên vùng núi Chí Linh, có lúc chỉ còn hơn

100 người

-> Nghĩa quân chủ trương hòa với quân Minh

Trang 8

giới chỉ một tay không.

- Giặc bao vây quyết bắt chủ tướng, Lê Lai cải

trang cùng 500 quân cảm tử cứu chúa

=> Anh dũng, chịu hi sinh thân mình để bảo vệ Lê

Lợi và vì nghĩa quân

GV mở rộng: Để ghi nhớ công lao của Lê Lai, Lê

Lợi phong ông là công thần hạng nhất và căn dặn

con cháu trước khi làm giỗ cho Lê Lợi phải làm

giỗ cho Lê Lai trước vì vậy sau này nhân dân có

câu: 21 Lê Lai 22 Lê Lợi (22/8/1433)

Giới thiệu link phim hoạt hình Lê Lai cứu

chúa, cho HS về nhà tìm xem:

https://youtu.be/9wUN2fsgIEQ

3 Nguyễn Trãi

4 Nhận xét về đề nghị tạm hoà với quân Minh

của nghĩa quân Lam Sơn: là một quyết định hoàn

toàn đúng đắn và cần thiết do tương quan lực

lượng giữa hai bên chênh lệch quá lớn

- Nghĩa quân Lam Sơn:

+ Những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân còn

non yếu, gặp nhiều khó khăn (ba lần rút lên vùng

núi Chí Linh, có lúc chỉ còn hơn 100 người)

+ Phải liên tiếp chống lại sự vây quét của giặc

trong điều kiện thiếu thốn

- Quân Minh: lực lượng đông đảo, mạnh mẽ và

đang làm chủ cả nước

=> Đề nghị tạm hoà với quân Minh để bảo toàn

lực lượng, chuẩn bị đầy đủ về sức người, sức của

cho cuộc kháng chiến sau này

C Hướng dẫn chuẩn bị bài 1.Học bài cũ: Học bài theo nội dung bài học đã tìm hiểu và ghi chép ( Vẽ sơ đồ tư

duy)

Trang 9

2 Chuẩn bị bài mới: Ôn tập giữa kì II

Yêu cầu:

+ Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học từ bài 11 đến bài 15

+ Dựa vào kiến thức bài 13, hoàn thành các PHT:

PHT Số 1: Tình hình chính trị

Tổ chức chính quyền

Quân đội

Luật pháp

Chính sách đối nội

Chính sách đối ngoại

PHT Số 2: Tình hình kinh tế thời Trần

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp

Thương nghiệp

PHT Số 3: Tình hình văn hóa thời Trần

Tư tưởng - tôn giáo

Giáo dục

KHKT

Văn học -NT

+ Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây về ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Trang 10

Cuộc kháng chiến Kế hoạch kháng chiến của nhà

Trần

Những chiến thắng tiêu biểu

Kết quả

-***&*** -TỔ CHUYÊN MÔN

( Đã duyệt)

GIÁO VIÊN SOẠN GIẢNG

Ngày đăng: 19/03/2024, 07:58

w